Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đại TRÀ PHÂN số ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ
PHÂN SỐ Ở LỚP 4
Người thực hiện : Lê Thị Tám
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Quảng Vinh
SKKN thuộc lĩnh vực: mônToán
THANH HÓA, NĂM 2014
PHẦN THỨ NHẤT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài :
Các môn học ở Tiểu học nói chung đều có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết
với nhau, hỗ trợ nhau. Các môn học đó cùng với môn Tiếng việt vàmôn Toán
nói riêng có một vị trí rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách
của mỗi con người.
Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế
giới hiện thực, một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cần
thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Đấy chính là những công cụ rất cần
thiết để học các môn học khác và để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh, hoạt
động một cách có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục về nhiều mặt của môn Toán rất to lớn. Nó có nhiều khả
năng để phát triển tư duy logic, tư duy thuật giải, bồi dưỡng và phát triển những
thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như : Trừu tượng hoá,
khái quát hoá, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh và chứng minh. Ngoài ra,
nó còn có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương
pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học một cách toàn
diện và chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư
duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo,


Trong mỗi cấp học, đặc biệt là cấp Tiểu học việc nâng cao chất lượng đại
trà cho học sinh, chất lượng dạycủa giáo viên bao giờ cũng là mối quan tâm
hàng đầubao trùm và chi phối mọi hoạt động khác.Trong các chương học của
Toán 4 thì chương phân số là một chương mới mẻ và tương đối khó đối với học
sinh. Để đạt được mục tiêu mà chương phân số đã đề ra, trước hết giáo viên phải
nắm chắc mục tiêu, nội dung, những khả năng có thể khai thác trong từng
bài.Điều quan trọng làgiáo viên phải xây dựng được những phương pháp dạy và
học giúp học sinh tích cực trong hoạt động học để nắm chắc và hoạt động thành
thạo nội dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực

1
thực hành của học sinh
Để phù hợp với mục đích giáo dục như trên, nội dung dạy học cũng phải
đổi mới. Chương trình Toán mới dựa trên nguyên tắc đú để đổi mới về nội dung
dạy học đổi mới đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về phương pháp dạy học. Trong
quá trình giảng dạy, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn
trong việc lựa chọn đổi mới phương pháp dạy học.
Để khắc phục những khó khăn đó, bản thân tôi đã chọn nghiên cứu "Một
số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà phần phân số ở lớp 4", góp
phầnnâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng, dạy thực nghiệm trên sách giáo khoa phần phân số
cùng với những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Trong quá trình giảng dạy
đãgặp một số khó khăn của giáo viên, học sinh khi học đến phần phân số. Từ đó,
đưa ra một số cách khắc phục những tồn tại. Nhiệm vụ của đè tài là giúp cho
giáo viên lóp 4 có được một số kinh nhiệm trong giảng dạy chương phân số,
nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng đại trà của phần phân số.

2
PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Thực trạng
1.1 Cơ sở lí luận
- Dạy và học môn Toán ở Tiểu học ngày nay, ngoài mục tiêu chủ yếu là bồi
dưỡng kĩ năng tính Toán còn chú ý phát triển tư duy suy luận cho học sinh.Tuy
nhiên cần nhận thức rõ hai mục tiêu này luôn có mối quan hệ mật thiết và kết
hợp hữu cơ với nhau. mục tiêu này hỗ trợ cho mục tiêu kia . Vì vậy, giáo viên
cần làm cho học sinh thông qua việc hình thành các khái niệm Toán học, lĩnh
hội các mệnh đề Toán học, giải Toán và thực hiện các phép tính qua kĩ năng
thực hành .
- Nói chung dạy học Toán ở bậc học nào cũng phải xuất phát từ bản thân
môn Toán, cụ thể: phải tôn trọng cấu tạo lôgíc của hệ thống kiến thức Toán học
trong chương trình và phương pháp dạy học phản ánh các nét đặc thù của
phương pháp nhận thức Toán học .
- Nói riêng, phần phân số là một trong hai phần trọng tâm của số học trong
chương trình Toán ổ Tiểu học .Về mặt Toán học, tập hợp các phân số và một
dạng kí hiệu riêng của nó là số thập phân, một loại số mới được xây dựng trên
cơ sở mở rộng tập hợp các số tự nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn
của việc đo đại lượng hay bản thân Toán học .Về mặt thực tiễn các phân số được
sử dụng hàng ngày trong các hoạt động thực tiễn nên có thể coi khái niệm này là
những khái niệm “chìa khóa’’về quan hệ giữa Toán học và thực tiễn.Vì vậy,
trong việc dạy học Toán phần này cần coi trọng việc thực hành, áp dụng thực
tiễn, trong việc tính Toán thực tế.
1.2 Thực trạng về chất lượng đài trà phần phân số ở lớp 4
Đối với giáo viên việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp là một vấn
đề quan trọng mang tính quyết định đối với chất lượng dạy và học. Cụ thể môn
Toán lớp 4, do có nhiều nội dung được đổi mới và mục tiêu dạy học cũng được
đổi mới mà nhiều giáo viên khi lập kế hoạch bài dạy còn lúng túng trong việc

3

lựa chọn phương pháp lên lớp.
Đối với học sinh trước khi học phần này các em đã được học về dấu hiệu
chia hết 2, 5, 3và 9 . Nhưng đến chương phân số với các tính chất và phép tính
Toán của phân số đặc biệt là vận dụng các phép Toán để giải các bài Toán bốn
phép tính về phân số, các bài Toán có lời văn còn gặp nhiều khó khăn.Qua khảo
sát chất lượng về chương phân sốcủa hai lớp 4A và 4B năm học 2012-2013 chỉ
đạt được kết quả như sau:

Qua kết quả kháo sát trên, để đạt được một kết quả tốt hơn phải lựa chọn
một phương pháp thích hợp cho từng tiết day, bài dạy và đối tượng học sinh của
lớp mình, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững mục tiêu của bài dạy, ý đồ của sách
giáo khoa, hiểu biết về tính đa dạng của các phương pháp dạy học, chỗ mạnh,
chỗ yếu của từng phương pháp.
Mặt khác, để lựa chọn một phương pháp phù hợp người giáo viên cần phải
nắm bắt được mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, giai đoạn học tập và phương
pháp dạy học thích hợp.Bởi lẽ, không có phương pháp nào là chìa khóa vạn
năng.
Qua nghiên cứu nội dung chương trình, cách trình bày, sắp xếp nội dung
trong Toán lớp 4, tôi nhận thấy những khó khăn mà giáo viên và học sinh
thường gặp khi triển khai dạy phần phân số và đưa ra biện pháp khắc phục như
sau:
Để thực hiện so sánh, rút gọn, quy đồng, cộng, trừ, nhân, chia phần phân số
thì học sinh phải nắm được khái niệm của phân số, tính chất cơ bản của phân số.
Khi đã biết cộng, trừ, nhân, chia phân số với số rồi thì không phải em nào cũng
làm thành thạo cộng, trừ, nhân, chia phân số với số tự nhiên hoặc ngược lại

Lớp
Số
lượng
Giỏi Khá TB Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL
4A 32 7 21, 9% 10 31, 3% 11 34, 3% 4 12, 5%
4B 31 8 25, 8% 9 29% 11 35, 5% 3 9, 7%
4
Chính vì thế mà học sinh gặp rất nhiều khố khăn khi học đến chương này.
2. Một số biện phápnâng cao chất lượng đại trà phần phân số ở lớp 4
2.1: Khi dạy khái niệm phân số
a) Những khó khăn:
Khi dạy phần khái niệm phân số giáo viên và học sinh thường gặp những
khó khăn sau đây:
Học sinh không nắm vững khái niệm về phân số do không hiểu rõ ý nghĩa
của tử số và mẫu số trong phân số.
b) Biện pháp khắc phục:
Vậy để khắc sâu khái niệm phân số cho học sinh ở (tiết 96) giáo viên cần
chú ý ở phần (b). Khi học sinh luyện đọc, luyện viết phân số thì giáo viên phải
cho học sinh nêu cách hiểu về phân số đó.
Ví dụ:
Viết
:
1
3
Đọc một phần ba
Sau khi học sinh viết, đọc được phân số từ hình vẽ, giáo viên cho học sinh
hiểu ý nghĩa của phân số đó một cách sâu sắc hơn bằng câu hỏi "Em hiểu một
phần ba có nghĩa là như thế nào?"
Hoặc có thể cho học sinh chơi trò chơi "lấy ra một số phần "
Giáo viên chuẩn bị: 1 băng giấy có chia sẵn các ô vuông và một số cái kéo.
Giáo viên gọi mỗi lần 2 - 3 học sinh.
Phát mỗi em một băng giấy và một cái kéo.
Giáo viên yêu cầu: Cắt ra một số phần của băng giấy (Giáo viên nêu phân

số cụ thể)
Ví dụ: Hãy cắt ra một phấn tư băng giấy; hai phần sáu băng giấy,
Học sinh thực hiện, bạn nào làm nhanh, làm đúng thì bạn ấy thắng.
Sau đó, giáo viên có thể cho học sinh nêu cách thực hiện của mình.
2.2. Dạy phầnquy đồng mẫu số các phân số

5
a) Khó khăn:
Ở bài quy đồng mẫu số, nhiều học sinh vẫn còn lúng túng nhiều ở cách
trình bày. Đặc biệt là khi chọn mẫu số chung và khi rút ra kết luận, rất nhiều em
đã quy đồng xong lại rút gọn và trình bày như sau:
- Ví dụ: Quy đồng mẫu số hai phân số
5
1

2
1
.
Ta thấy: Mẫu số chung là 5 × 2 = 10
Ta có:
=
5
1

1 2 2 1
5 2 10 5
×
= =
×
;

2
1
=
1 5 5 1
2 5 10 2
×
= =
×
Vậy quy dồng mẫu số 2 phân số:
10
2

10
5
ta được
5
1

2
1
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm như trên là do trong khi dạy giáo viên chưa giải
thích rõ cho học sinh thuật ngữ "Cùng mẫu số " nghĩa là như thế nào? Như thế
nào là "quy đồng mẫu số các phân số ", cách quy đồng mẫu số các phân số, cách
trình bày.
b) Cách khắc phục:
- Để học sinh không mắc phải sai lầm như trên, giáo viên phải giải thích rõ
cho học sinh thuật ngữ, ''Cùng mẫu số ", nêu rõ cách quy đồng. Đặc biệt là
hướng dẫn cặn kẽ học sinh cách trình bày và nhận rõ kết quả của bài quy đồng
đó phải là hai phân số có mẫu số bằng nhau.
2.3.Dạy phần so sánh các phân số:

a)Khó khăn:
Phần lớn học sinh chỉ nhớ so sánh phân số có cùng mẫu số. Vì vậy nhiều
khi có thể so sánh được với một hay so sánh phân số có cùng tử số rất đơn giản
mà các em không nhận ra mà lại đi quy đồng mẫu số để so sánh, các em lại trả
lời theo quyđồng mẫu số, và trình bày sai lầm như sau:
Ví dụ 1: So sánh 2 phân số
4
3

5
3
Ta có:
3 3 5 15
4 4 5 20
×
= =
×
;
3 3 4 12
5 5 4 20
×
= =
×


6
Vậy quy đồng mẫu số hai phân số
4
3


5
3
được
20
15

20
12
Ví dụ2:So sánh hai phân số
4
7

8
3
.
Hai phân số này có thể so sánh được với 1: (
4
7
>1;
8
3
<1)nên
4
7
>
8
3
thế nhưng
các em lại quy đồng rồi mới so sánh.
Tuy nhiên thì kết quả không sai, song trong Toán học người ta không làm

như vậy với dạng bài này.
Ví dụ 3: So sánh 2 phân số
3
6

5
6
Ở bài này hai phân số có cùng tử số, các em hoàn toàn có thể so sánh theo
quy tắc:Muốn so sánh hai phân số cùng tử số, ta so sánh mẫu số, phân số nào cú
mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn .
b) Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến học sinh hay phạm phải sai lầm như trên là trong
chương trình Toán 4, không có bài dạy riêng "So sánh phân số với 1". "So sánh
phân số có cùng tử số’’ 'mà chỉ cung cấp kiến thức này trong hai bài đó là "So
sánh phân số cùng mẫu số ". "So sánh phân số khác mẫu số ".
Vì vậy, khi xác định mục tiêu ở từng tiết dạy, giáo viên còn xem nhẹ phần
này và không chỉ rõ cho học sinh có 5 cách so sánh phân số là:
- Quy đồng mẫu số so sánh các phân số có cùng mẫu số.
- So sánh phân số với 1.
- So sánh bằng phân số trung gian.
- So sánh bằng phần bù, phần lớn.
- Quy đồng tử số so sánh các phân số có cùng tử số.
c) Cách khắc phục :
Để khắc phục được những sai lầm trên cho học sinh, đòi hỏi người giáo
viên phải xác định rõ được mục tiêu của tiết dạy. Trong từng tiết dạy, từng bài
tập giáo viên nên khắc sâu cho học sinh từng cách so sánh và chỉ rõ cho học sinh

7
tại sao lại so sánh theo cách này? Lại không so sánh theo cách khác?Chỉ ra cái
hay, cái không hay của từng cách so sánh để học sinh biết lựa chọn cách so sánh

hợp lý nhất.
2.4. Dạy các phép tính với phân số.
a) Khó khăn:
Những khó khăn thường gặp: Khi thực hiện 4 phép tính về phân số học
sinh thường lẫn lộn cách thực hiện 4 phép tính với nhau.
Ví dụ :Các em thường nhầm ở phép tính cộng, trừ:
+
5
4
9
7
45
34
4
3
=
+
+
=
hoặc
2
3
46
25
4
2
6
5
=



=−
(sai hoàn toàn )
Đối với phép nhân, chia phân số các em thường quy đồng mẫu số rồi mới
tính.
Ví dụ:
2
1
×
3
2
=
6
3
×
36
12
6
4
=
dù kết quả tính không sai nhưng trong Toán
họckhông làm như vậy .
b) Nguyên nhân:
-Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên là do các em chưa ghi nhớ được:Quy
tắc "quy trình" thực hiện các phép tính với phân số.
c) Cách khắc phục:
Ở từng bài dạy, giáo viên phải giúp học sinh nắm vững quy tắc, quy trình
làm cụ thể và có thể giúp các em ghi nhớ một số công thức tổng quát:

b

a
+
b
c
=
b
ca +

b
a
-
b
c
=
b
ca −

b
a
×
d
c
=
a c
b d
×
×
;
b
a

:
d
c
=
b
a
×
c
d
=
a d
b c
×
×

- Trong một số trường hợp cộng, trừ, nhân, chia phân số với số tự nhiên
hoặc số tự nhiên với phân số, giáo viên luôn phải nhắc học sinh đưa số tự nhiên
thành phấn số có mẫu số là 1.

8
3 Thực nhiệm
3.1.Mục đích thực nghiệm:
Xuất phátt từ những nhận xét: Chương trình phân số, các phép tính về phân
số được chương trình mới đưa vào hoàn chỉnh ở lớp 4 là phù hợp với học sinh
và những khó khăn mà giáo viên, học sinh thường gặp khi dạy và học ở chương
trình phân số nên tôi đã tiến hành một số tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp
mới nhằm kiểm nghiệm sự vừa sức của học sinh, xác định phương pháp dạy học
phù hợp giúp giáo viên tìm cách khắc phục được những sai lầm hay mắc phải từ
đó nâng cao được chất lượng trong dạy học Toán nói chung và phần phân số nói
riêng.

3.2. Nội dung thực nghiệm
Tôi đã tiến hành dạy 2 tiết:- Tiết 96: Phân số
- Tiết 100: Phân số bằng nhau.
3.3. Phương pháp thực nghiệm.
Sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan .
- Phương pháp gợi mở vấn đáp .
- Phương pháp luyện tập thực hành (trên giấy ).
- Trò chơi Toán học.
3.4. Địa điểm thực nghiệm:
-Tiến hành dạy ở lớp 4B trường Tiểu học chúng tôi.
Tiết 96 : Phân số
I. MỤC TIÊU:- Giúp học sinh
- Bước đầu nhận biết về phân số, tử số và mẫu số của phân số.
-Biết đọc viết phân số (dạng phân số thực sự ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to, 5 băng giấy mỗi băng giấy
chia làm 5 phần bằng nhau, bút mầu.

9
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ1: Giới thiệu phân số:
- GV vừa nói vừa vẽ lên góc trái
bảng: Có 1cái bánh chia làm 6 phần
bằng nhau.
- Cô lấy ra 5 phần (tô màu 5 phần).
Như vậy cô lấy đi
6
5

cái bánh.
- Vừa rồi cô chia cái bánh thành mấy
phần bằng nhau:
- Cô lấy đi mấy phần?
- Như vậy cô được bao nhiêu phần
cái bánh?
Giáo viên giới thiệu cách viết
6
5
(Viết số 5, viết dấu gạch ngang dưới
số 5, viết số 6 dưới gạch ngang thẳng
cột với số 5, dấu gạch ngang nằm
giữa số 5 và số 6)
- GV chỉ vào phân số
6
5
yêu cầu học
sinh đọc .

6
5
là phân số.
- Phân số
6
5
có tử số là 5, mẫu số là
6.
-Tử số cho ta biết điều gì?

- Học sinh quan sát

- 6phần bằng nhau.
- 5phần
6
5
cái bánh.
-Học sinh quan sỏt lắng nghe.

-Học sinh đọc ba phần tư.
-HS nhắc lại .

- Cho ta biết số phần bánh đã
lấy đi.

10
-Mẫu số cho ta biết gì?

( GV giới thiệu bài - ghi đầu bài lên
bảng )
- GV dùng trực quan:
Hỏi:Em hiểu như thế nào về phân số
2
1
này ?
Tương tự với phân số
4
3

7
4
HĐ2. Thực hành ( T 106 - SGK)

Bài 1: Củng cố đọc, viết các phân số
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu
BT và làm BT .
- GV giúp đỡ HS yếu.
Bài 2: Củng cố về tử số, mẫu số của
phân số
- GV treo hình vẽ sẵn bài tập 2
- Cho học sinh nêu yêu cầu BT .
Cho học sinh nêu cách đọc viết phân
số
- Cho ta biết cái bánh đó chia
làm 6 phần bằng nhau.
- HS mở SGK - T106
-HS đọc ví dụ
-Chia hình tròn thành 2phần
bằng nhau
-Lấy 1phần
-HS đọc trong S GK

-HS đọc yêu cầu của bài .
-HS làm bài cá nhân.
-HS đọc nhanh kết quả .
-HS nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ.
-HS đọc yêu cầu đầu bài .
-HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhận
xét bài làm của nhau.
-4HS lần lượt lên bảng lớp làm .
-HS nhận xét đánh giá.


11
HĐ3: Trò chơi Toán học: "Ai đúng
- Ai nhanh"
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi,
thời gian chơi.
- GV phát cho mỗi HS 1 băng giấy,
bút màu.
-GV nêu yêu cầu trò chơi
Em thứ nhất: tô
4
3
;
5
1
băng giấy.
Em thứ hai: tô
4
3
;
5
2
băng giấy.
Em thứ ba :tô
4
3
;
5
3
băng giấy.

Em thứ tư : tô
4
3
;
5
4
băng giấy
Em thứ năm:tô
4
3
;
5
4
băng giấy.Sau
đó dán lên bảng. Lớp cổ vũ các bạn
chơi.
- Gv - HS đánh giá, nhận xét kết quả
của mỗi bạn,
Hoạt động nối tiếp:
GV nhận xét tiết học .

-5 HS lên bảng.
-HS thực hiện
-HS đánh giá nhận xét.
-HS đều có mẫu số là 4 và 5,
có tử số lớn hơn 0 và bé hơn
mẫu số.

-HS nhắc lại cấu tạo của phân số


Tiết 100 : Phân số bằng nhau.

12
I . MỤC TIÊU: - Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
a) GV: 8 Tấm bìa có ghi sẵn các phân số (mỗi tấm bìa ghi một phân số )
4
2
;

5
3
;
10
6
;
5
1
;
3
2
;
6
4
;
2
3
;

6
9
;
- 2 Băng giấy mỗi băng giấy dài 1 mét, kéo.
b)HS:Mỗi bàn chuẩn bị 2 băng giấy, mỗi băng giấy dài 1mét và 1 kéo
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Nhận biết hai phân số bằng
nhau.
- Hướng dẫn học sinh thực hành để
nhận biết:
4
3
m =
8
6
m
- GV cho HS thực hành trên 2 băng
giấy đã chuẩn bị.
- Cho HS so sánh độ dài của 2 băng
giấy vừa cắt được và nhận ra rằng
4
3
m =
8
6
m - GV ghi bảng theo hình
vẽ SGK.
- Từ đó khẳng định 2 băng giấy dài
- HS chia băng giấy thứ nhất thành 4

phần bằng nhau, cắt và lấy ra 3 phần.
Sau đó viết phân số biểu thị số phần
băng giấy đã lấy ra.
- Chia băng giấy thứ 2 thành 8 phần
bằng nhau, cắt và lấy ra 6 phần sau đó
viết phân số biểu thị số phần băng giấy
đã lấy và băng giấy vừa cắt được.
-HS nhận xét và nêu kết quả.

13
bằng nhau, GV hướng dẫn học sinh
rút ra được
4
3
=
8
6
GV giới thiệu đây
là 2 phân số bằng nhau.
- GVHD HS nhận xét và viết được:
8
6
=
4
3
-Làm thế nào để từ phân số
4
3

được phân số

8
6
; từ phân số
8
6

được phân số
4
3
.
- GVgiới thiệu đây là tính chất cơ
bảncủa phân số
Thực hành: ( T112- SGK)
Bài 1 : củng cố về các phân số bằng
nhau.
Cho học sinh đọc yêu cầu của đầu
bài.
- GV cho học sinh tìm và nêu ra các
cặp phân số bằng nhau
- GV chấm - chữa một số bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả
-HS rút ra kết luận:
Nếu ta nhân cả tử số và mẫu số của một
phân số với cùng một số tự nhiên ( khác
0) thì
được phân số bằng phân số
đã cho.
-Nếu ta chia hết cả tử số và
mẫu số của một phân số cho cùng
một số tự nhiên (khác 0)thì ta được

một phân số mới bằng phân số đã
cho.
-Nhiều HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu đầu bài.
- HS làm bài vào vở.
-Học sinh lần lượt lên làm bài trên bảng.
- HS đối chéo nhận xét bài của
nhau.
- HS nhận xét bài làm trên bảng

14
HĐ3:Trò chơi" kết bạn "
- GV nêu cách chơi, luật chơi, thời
gian chơi.
- Gv chia thành 2 nhóm chơi( mỗi
nhóm 4 em)
- Mỗi em nhận một tấm bìa có ghi 1
phân số, tìm bạn có phân số bằng
phân số của mình.
- GV nhận xét, đánh giá két quả của
HS.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện chơi.
- Lớp cổ vũ đội chơi.
- HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhắc lại tính chất cơ
bản của phân số.



15
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỂ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu trên, bản thân tôi thấy rõ việc đổi mới phương pháp
dạy học là cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, đổi
mới mục tiêu giáo dục, khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học
truyền thống.
- Vì vậy việc đổi mới phương pháp đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục, khuyến khích học sinh học cá nhân và biết cách hợp tác với nhau để học, để
lĩnh hội kiến thức ( học nhóm, học tổ ).
Phương pháp dạy học mới đã tích cực hoá hoạt động của trường, học sinh
phát huy được tính sáng tạo, chủ động khám phá, giải quyết vấn đề để tìm ra
kiến thức của từng bài học.
Phương hướng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học hiện
nay là: Dạy học tích cực và nâng cao năng lực tư duy, nắm vững mục tiêu của
dạy học môn Toán, nắm vững chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, trong đó
có môn Toán.
Thông qua việc nghiên cứu, thựcnghiệm bản thân cũng đã nghiên cứu kĩ về
nội dung, phương pháp dạy Toán 4.Từ đó, bản thânrút ra được kinh nghiệm
trong quá trình dạy học sau này của mình và trong những giờ học sau, tôi sẽ lựa
chọn được những phương pháp dạy học hay hơn, thích hợp hơn những giờ học
trước.Từ đó chất lượng giờ học sẽ tốt hơn.
2. Kết quả đạt được
Sau khi tiến hành thực nghiệm dạy 2 tiết ở lớp 4B. Tôi nhận thấy học sinh
hăng hái tham gia xây dựng bài, giờ học sôi nổi, học sinh tích cực chủ động học
tập, hiểu bài nhanh, giờ học nhẹ nhàng, kết quả học tập đạt được cao.

16

Kết quả thực nghiệm sau tiết dạy phân số như sau:
Tổng số học sinh là: 31em
Tiết
Giỏi Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
T96 15 49, 4% 11 34, 5% 5 16, 1% 0 0%
T100 17 54, 9% 12 38, 7% 2 6, 4% 0 0%
Qua chấm bài, tôi thấy các em còn mắc một số sai sót điển hình đó là việc
nhận biết ý nghĩa của tử số và mẫu số.
Một số sai sót:
- Kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết.
- Qua kết quả trên, cho ta thấy những phương pháp giảng dạy ở các tiếtdạy
trên là phù hợp. Nội dung kiến thức, yêu cầu kĩ năng của chương phân số ở
Toán 4 đối với học sinh lớp 4 là vừa sức.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học đã tạo cho học sinh hưng phấn trong
học tập. Các em được thực hành nhiều, được tự tìm tòi kiến thức, dẫn đến giờ
học sôi nổi, kiến thức các em nắm được sâu hơn.
3. Ý kiến đề xuất:
Để góp phần tích cực hóa hoạt động học tập Toán của học sinh lớp 4 nói
chung, dạy - học phần phân số nói riêng đạt kết quả cao, tôi có một số ý kiến đề
xuất như sau:
3.1. Đối với giáo viên:
- GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục vì vậy phải luôn luôn biết
chủ động giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt
quy chế về chuyên môn giảng dạy đầy đủ, có chất lượng cao ở tất cả các môn
học, không được xem nhẹ môn nào.
- Giáo viên cần thể hiện rõ đạo đức nhà giáo: nhiệt tình, tâm huyết với
nghê, tận tụy với công việc, mến trẻ và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ. Phải đầu tư về thời gian, công sức cũng như trí tuệ vào bài dạy.
- Biết động viên khuyến khích học sinh tham gia hoạt động học tập, giáo


17
dục.
-Thường xuyên chấm chữa bài tay đôi chu đáo với học sinh để nhắc
nhởhọc sinh sửa chữa những sai lầm ( nếu có), động viên học sinh kịp thời.Biểu
dương các gương vượt khó vươn lên trong học tập ngay trong lớp, trong trường.
Từ đó khích lệ học sinh tự giác học tập .
- Xây dựng được môi trường học tập thân thiện( lớp học thân thiện, giờ
học thân thiện, phòng học thân thiện, GV thân thiện, bè bạn thân thiện, môn học
thân thiện, )
- Trong quá trình dạy cần chú ý đến từng đối tượng học sinh, Đặc biệt quan
tâm, giúp đỡ HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi; động viên, khuyến khích các em khi
học Toán, Cố gắng không làm quá tải trong từng giờ học, không đòi hỏi HS
phát biểu các quy tắc, chỉ cần các em biết cách làm, làm đúng, ; chú ý dạy học kĩ
năng tính Toán và phát triển năng lực tư duy Toán học cho học sinh.
3.2. Đối với học sinh:
- Học sinh phải có chí phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó, đi học chuyên
cần, chăm học và luôn có ý thức tự giác trong việc học ở lớp cũng như ở nhà.
Mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập, giáo dục.
3.3. Đối với nhà trường:
Chuyên môn nhà trường cần tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng
dạy và giáo dục của giáo viên, có nhận xét đánh giá cụ thể thường xuyên, Từ đó
định hướng cho giáo viên điều chỉnh kế hoạch và thực hiện giảng dạy đạt kết
quả cao hơn .
- Hằng năm tiến hành bàn giao chất lượng học sinh giữa các giáo viên chủ
nhiệm của năm học trước với năm học sau.
- Mua bổ sung thêm một số tài liệu giảng dạy, sách tham khảo cho để GV
nghiên cứu thêm.
3.4. Đối với gia đình:
-Luôn đảm bảo đầy đủ và cập nhật thông tin hai chiều từ phía nhà trường,

và phía phụ huynh học sinh về chất lượng và sự chuyển biến về chất lượng học

18
sinh .
- Cần tạo điều kiện về thời gian, vật chất, nhắc nhở cho học sinh đi học
chuyên cần để nắm bắt bài một cách liền mạch và phát triển nhân cách một cách
toàn diện. giúp các em học tập, vui chơi trong môi trường lành mạnh .
3.5. Đối với phòng giáo dục:
- Cần xác định rõ việc nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức chỉ đạo
thành nền nếp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, trao đổi kinh
nghiệm dạy học theo từng trường, từng cụm trường để giáo viên có thể học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhà trường để tìm ra sự đổi mới phương pháp và
vận dụng phương pháp dạy học có hiệu quả trong quá trình dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu và giáo viên trong trường đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG
Người thực hiện
Lê Thị Tám



19
MỤC LỤC


×