Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 138 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐINH ĐỨC HIỆP
NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG VIETGAP
TRONG SẢN XUẤT RAU CỦA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2013
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐINH ĐỨC HIỆP
NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG VIETGAP
TRONG SẢN XUẤT RAU CỦA HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRị KINH DOANH
MÃ SỐ:
60340102
60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG
HÀ NỘI, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của cá nhân tôi được thực hiện trên
cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Phạm
Thị Mỹ Dung. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, được bảo vệ và công nhận, với
số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng lại từ những nghiên cứu khác đã công bố,
trong luân văn này được trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn
Đinh Đức Hiệp


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất nhiều của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường .
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Phạm Thị
Mỹ Dung, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên
cứu luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh,
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cơ quan đơn vị như: Cục BVTV- Bộ
NN&PTNT, Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, Chi cục BVTV Hà Nội, Ban Chủ nhiệm
và bà con HTX Văn Đức, HTX Yên Mỹ, HTX Tiền Lệ, công ty Công ty Cổ phần
Chứng nhận và Giám định VinaCert, Công ty Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp
chuẩn hợp quy - VietCert Và dự án Qseap đã nhiệt tình giúp đỡ và tào điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn
Đinh Đức Hiệp
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x

I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1. Một số đặc điểm về VietGAP 5
2.2. Ban hành văn bản pháp luật, VietGAP, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 7
2.2.1. Các văn bản pháp luật có liên quan còn hiệu lực 7
2.2.2. Ban hành quy trình VietGAP 7
2.2.3. Các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn Việt Nam có liên quan 8
2.3. Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam 9
2.3.1. Thực trạng áp dụng VietGAP 9
2.3.2. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến 15
2.3.3. Chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP và phòng kiểm nghiệm an toàn
thực phẩm 16
2.3.4. Triển khai quy hoạch vùng sản xuất, các dự án áp dụng VietGAP 16
2.3.5. Kết quả chứng nhận và kiểm nghiệm 16
2.3.6. Tiêu thụ sản phẩm an toàn 17
2.4. Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP 18
2.4.1. Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP 18
iii
2.4.2. Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất rau (quả) an toàn theo
VietGAP 19
2.4.2. Tổng hợp chi phí chứng nhận VietGAP 21
2.5. Kinh nghiệm một số quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt khác 24
2.5.1. ASEAN GAP 24

2.5.2. GlobalGap 25
2.5.3. Phát triển hệ thống GAP của Nhật (JGAP) 26
2.5.4. Mô hình GAP và quy trình canh tác tốt của Hàn Quốc 27
2.6. Kinh nghiệm áp dụng VietGAP ở một số địa phương của Việt Nam 28
2.6.1. Ứng dụng và phát triển VietGAP trên cây Thanh long của Bình Thuận.
29
2.6.2. Ứng dụng và phát triển VietGAP trên cây chè tại tỉnh Thái Nguyên 33
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1. Điều kiện tự nhiên 39
3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 39
3.1.2. Đặc điểm khí hậu 40
3.1.3. Nguồn nước 41
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 45
3.1.5. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội 48
3.1.6. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Hà Nội 49
3.2. Phương pháp nghiên cứu 50
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 50
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 51
3.2.3. Phương pháp phân tích 51
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn của Hà Nội 53
4.1.1. Tình hình Sản xuất và tiêu thụ rau Tại Hà Nội 53
4.1.2. Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 55
4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng VietGAP của nông dân
trồng rau Hà nội 65
4.2. Thực trạng triển khai VietGAP tại Hà Nội 68
iv
4.2.1. Mạng lưới triển khai VietGAP tại Hà Nội 68
4.2.2. Tình hình cấp chứng chỉ VietGAP tai một số công ty đang hoạt động
trên địa bàn Hà Nội 71

4.2.3. Công ty Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
-VietCert 75
4.3. Triển khai VietGAP tại một số địa điểm trọng điểm tại Hà Nội 77
4.3.1. Triển khai VietGAP tai hợp tác xã Văn Xã Văn Đức, Huyện Gia Lâm -
Hà Nội 77
4.3.2. Triển khai VietGAP tại hợp tác xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì - Hà Nội82
4.3.3. Hợp tác xa Tiền Lệ, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội 87
4.3.4. Cách thức triển khai VietGAP tại 3 trọng điểm 90
4.3.5. Tình hình triển khai VietGAP tại các hộ sản xuất 92
4.3.6. Ưu điểm và nhược điểm trong áp dụng VietGAP của Hà Nội 98
4.4. Thị trường tiêu thụ rau VietGAP của thị trường Hà Nội 99
4.4.1. Phương thức tiêu thụ 99
4.4.2. Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội 100
4.4.3. Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Siêu Thị Ánh Dương 103
4.5. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của rau xanh sản xuất theo quy trình
tiêu chuẩn VietGAP 107
4.6. Đề xuất giải pháp để tăng cường áp dụng và sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP ở Hà Nội 109
4.6.1. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho những
người trồng rau tại Ha Nội (phân tích SWOT) 109
4.6.2. Đề xuất giải pháp 110
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
5.1. Kết luận 112
5.2. Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 1 117
PHỤ LỤC 2 120
v
PHỤ LỤC 3 121
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Áp dụng và chứng nhận VietGAP đến hết năm 2010 10
Bảng 2.2. Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy chứng nhận 11
Bảng 2.3. Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện 12
Bảng 2.4. Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP 13
Bảng 2.5. Tổng hợp các mô hình VietGAP, GAP lĩnh vực trồng trọt 14
Bảng 2.6. Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, tập huấn 15
Bảng 2.7. Chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ VietGAP 21
Bảng 2.8. Diện tích đăng ký của các địa phương trong 2 năm 2009 và 2010 29
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của của Hà Nội chia theo loại hình sản xuất 49
Bảng 4.1. Danh sách các đơn vị đã triển khai VietGAP 70
Bảng 4.2. Danh sách các công ty câp chứng chỉ VietGAP tại thành phố Hà Nội71
Bảng 4.3. Danh sách các đơn vị, hợp tác xã đã được cấp chứng chỉ VietGAP 75
Bảng 4.4. Tổng diện tích và sản lương rau theo chương trình VietGAP của hợp
tác xã Văn Đức 78
Bảng 4.5. Mô tả đất sử dụng tại xã Yên Mỹ 82
Bảng 4.6. Những điểm giống nhau của ba hợp tác xã 91
Bảng 4.7. Những điểm khác nhau của ba hợp tác xã 91
Bảng 4.8. Tổng hợp điều tra các hộ trồng rau 93
Bảng 4.9. Kết quả điều tra đối với 15 hộ đã được cấp chứng chỉ VietGAP 93
Bảng 4.10. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ đã đăng ký và đang chờ được cấp
chứng chỉ VietGAP 94
Bảng 4.11. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ trồng rau theo truyền thống 96
Bảng 4.12. Bảng giá niêm yết các mặt hàng tại siêu Thị Ánh Dương ngày 23
tháng 6 năm 2013 106
Bảng 4.13. So sánh chi phí sản xuất giữa rau theo tiêu chuẩn VietGAP và rau
trồng theo truyền thống 108
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Bản đồ Hà Nội 39

Hình 3.2. Khí hậu Hà Nội (1898- 2011) 41
Hình 3.3. Ảnh Sông Hồng 42
Hình 3.4. Ảnh Sông Đuống 43
Hình 3.6. Ảnh Sông Nhuệ 43
Hình 3.7. Ảnh Sông Tích bên lở 44
Hình 3.8. Thu hoạch lúa ở xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội. 48
Hình 4.1. Ảnh Ủy ban nhân dân xã Văn Đức 77
Hình 4.2. Quy định sản xuất RAT 78
Hình 4.3. Giấy chứng nhận VietGAP 80
Hình 4.4. Phỏng vấn Ông Trần Đức Vinh chủ nhiệm hợp tác xã Yên Mỹ 83
Hình 4.5. Chứng chỉ tham gia khóa tập huấn nâng cao về kiểm tra đánh giá
thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cấp cho xã viên xã Yên Mỹ 84
Hình 4.6. Sổ nhật ký của hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tai hợp tác xã
Yên Mỹ 85
Hình 4.7. Lớp tập huấn VietGAP cho nông dân 88
Hình 4.8. Điều tra trực tiếp từ các hộ trồng rau 93
Hình 4.9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 104
Sơ đồ 2.1. Mô tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP 19
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập của hộ trong 12
tháng 47
Sơ đồ 4.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội 53
Sơ đồ 4.2. Mô hình triển khai VietGAP của sở nông nghiệp Hà Nội 69
Sơ đồ 4.3. Mô hình triển khai được thực hiện bởi các dự án thuộc Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn 69
Sơ đồ 4.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 73
Sơ đồ 4.5. Quy trình chứng nhận VietGAP 74
Sơ đồ 4.6. Mô hình quản lý ViatGAP tại xã Văn Đức 79
viii
Sơ đồ 4.7. Cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo VietGAP tai hợp tác xã Yên Mỹ 86
Sơ đồ 4.8. Phương thức tiêu thụ rau tại Hà Nội 100

Sơ đồ 4.9. Mô hình hoạt động của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn
Hà Nội 101
Sơ đồ 4.10. Mô hình hoạt động của công ty Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển
Siêu Thị Ánh Dương 105
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vạt
HTX Hợp tác xã
TP Thành phố
CC Chứng chỉ
RAT Rau an toàn
ATTP An toàn thực phẩm
PTTH Phát thanh truyền hình
PTNT Phát triển nông thôn
NLS&TS Nông lâm sản và thủy sản
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
x
I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi
người dân Việt Nam, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có
tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Rau được sử
dụng hàng ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tránh các
vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại.
Theo nghiên cứu của (IFPRI, 2002), (ICARD, 2004) thì mỗi hộ gia đình
Việt Nam tiêu thụ trung bình 71kg rau quả cho mỗi năm trong đó rau chiếm 3/4.
Tỉ lệ này là khá cao so với các nước trong khu vực.

Sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập cao cho người
sản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác. Cùng với nhu cầu tiêu dùng về
các sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau trong những năm vừa
qua tăng lên cả vệ số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loại
rau rất phong phú đa dạng 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau
trong vụ hè thu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Để nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân trong chuỗi gia
trị rau ở Việt Nam, việc xác định các loại rau chủ yếu cung cấp cho thị trường
nội địa và xuất khẩu và mối liên kết của thị trường với các khách hàng tiềm năng
với đảm bảo về chất lượng, ATTP là cần thiết.
Tuy vậy vấn đề về an toàn thực phẩm đối với rau xanh đang được chính
phủ và người dân quan tâm. Rau sạch, làm thế nào để trồng được rau sạch, chế
biến và bảo quản rau thế nào, mua ở đâu đực rau an toàn, đó là vấn đề đòi hỏi cơ
quan quản lý nhà nước, người dân cùng chung sức giải quyết vấn đề này. Thực tế
1
hiện nay việc quản lý và sản xuất rau được người dân và nhà quản lý quan tâm
nhưng vẫn chưa được hiệu quả, vẫn tồn tại những vụ ngộ độc thực phẩm từ sản
phẩm rau không an toàn như dư lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm kim loại, ô nhiễm
môi trường, nguồn nước, quy trình chế biến và bảo quản chưa đúng tiêu chuẩn
gây mất vệ sinh. Để giải quyết vấn đề này, ngày 28/1/2008 Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban đã hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam được gọi tắt là VIETGAP kèm theo quyết
đính số 379/QĐ-BNN-KHCN và quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày
28/7/2008 ban hành quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn đến nay đã được thay thế bằng
thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012.
Trước thực trạng nỗi lo về an toàn thực phẩm của mỗi người dân đặc biệt
ở các thành phố lớn như TP Hà Nội, trong thời gian gần đây đã có nhiều thông
tin đồn đoán về sự mất an toàn thực phẩm từ rau xanh như thông tin rằng người

trông rau mới phun thuốc trừ sâu hôm trước thì hôm sau đã đem bán hay sử dụng
các thuốc kích thích tăng trưởng cho rau rất độc hại hay sử dụng các thuốc bảo
quản cho rau tươi lâu .v.v… Cũng như báo trí và các phương tiện truyền thông đã
nêu về một số vụ ngộ độc thực phẩm mà hầu hết đều có nguyên nhân chính là từ
rau xanh. Tôi cũng là một người dân sống ở TP Hà Nội và hàng ngày rau xanh có
trong mỗi bữa ăn nên cũng không tránh khỏi tâm lý lo âu về an toàn thực phẩm
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Để tìm
hiều về vấn đề này tôi đã quyết định chon đề tài “Nghiên cứu việc áp dụng
VietGAP trong sản xuất rau của Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Tôi hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu, tôi sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng
an toàn vệ sinh thực phẩm từ rau xanh của Hà Nội hiện nay và có một số ý kiến
kiến nghị cho các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách của TP Hà Nội để
phát triển rau an toàn trên địa bàn.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc áp dụng VietGAP với cây rau của Hà Nội từ đó
làm cơ sở đề xuất chính sách, giải pháp và điều kiện để giúp nông dân Hà Nội
tăng cường áp dụng VietGAP cho rau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về VietGAP nói chung, VietGAP với rau
nói riêng. Tổng kết các thực tiễn về áp dụng GAP với rau của một số nước trong
khu vực và với rau của Việt nam;
Đánh giá mức độ và thực trạng áp dụng VietGAP với rau của Hà nội từ năm
2008 đến nay (Quyết định áp dụng VietGAP từ năm 2008);
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng VietGAP của nông
dân trồng rau Hà nội;
Đề xuất giải pháp và điều kiện thúc đẩy áp dụng VietGAP trên rau của Hà
Nội.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc ứng dụng VietGAP vào sản xuất rau
an toàn tại các hộ và trang trại trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, đó là quy trình, cách
thức tiến hành các bước, kỹ thuật, công nghệ tiến hành các bước trong quy trình
ứng dụng VietGAP vào trồng rau an toàn tại các hộ và trang trại trên địa bàn Hà
Nội.
3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Năm 2008 đến 2013
Nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả của tiêu chuẩn VietGAP, Những khó khăn
của nông dân khi áp dụng, tuân thủ của nông dân, các hướng dẫn và quy định của
bên cấp chứng nhận, các điều kiện của bên tiêu thụ.
Không gian: Tập trung khu vực sản xuất ngoại thành có sản xuất rau tập trung
để bán cho thị trường Hà Nội.
4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Một số đặc điểm về VietGAP
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good
Agriculture Production) dịch sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt, có ý
nghĩa đối với sản xuất trong nông nghiệp như sau:
Là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình
kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm.
Trong quá trình sản xuất có ghi chép để có cơ sở xin được cấp chứng chỉ.
Đặc biệt GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (người
lao động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao
động trong điều kiện tối ưu, thoáng mát).
Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của Thực hành Nông nghiệp tốt
(GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau, ở mỗi nước, mỗi khu vực mà họ đã
phát triển để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Như trên thế giới thì có

tiêu chuẩn chung là Global GAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu Á có
ASEANGAP .v.v
VietGAP dựa trên cở sở ASEANGAP, EUROGAP/GLOBALGAP và
FRESHCARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản của Việt Nam
tham gia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền
vững. Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên là quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn đã chính thức được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng, nhưng để biết
được cụ thể VietGAP được tóm tăt ngắn gọn như sau:
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices)
có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam là những nguyên tắc
5
trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo
an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí như:
1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
2. An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch;
3. Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động
của nông dân;
4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm;
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông
nghiệp như:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
2. Giống và góc ghép;
3. Quản lý đất và giá thể;
4. Phân bón và chất phụ gia;
5. Nước tưới;
6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật);

7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
8. Quản lý và xử lý chất thải;
9. An toàn lao động;
10. Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
11. Kiểm tra nội bộ;
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
6
2.2. Ban hành văn bản pháp luật, VietGAP, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
2.2.1. Các văn bản pháp luật có liên quan còn hiệu lực
Cho đến nay kể từ năm 2008 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
chính thức ban hành quy trình VietGAP và đã có rất nhiều các văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành và một số văn bản đã hết hiệu lực. Sau đây là tập hợp
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn hiệu lực:
Quyết định số 1/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Thông tư số 48/2012/TT-
BNNPTNT ngày 6/9/2012 quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng
trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với GAP (thay thế Quyết định
84/2008/QĐ-BNN); Thông tư số 53/2012/ TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 ban
hành danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo quyết định 01/2012 QĐ-TTg; Thông
tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 về chỉ định tổ chức chứng nhận
hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (thay thế Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT); Thông tư số
59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 về quản lý sản xuất rau quả chè an
toàn (thay thế Quyết định 99/2008/QĐ-BNN).
2.2.2. Ban hành quy trình VietGAP
Hiện nay đang triển khai trên 4 quy trình đó là:
1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

7
2. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn
được ban hành kèm theo quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theo
Quyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
4. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm
theo Quyết định số 2999 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2.2.3. Các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn Việt Nam có liên quan
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan đã được ban hành có liên quan
trong tiêu chuẩn VietGAP:
QCVN 03: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt; QCVN 01: 2011/ BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện
bảo đảm hợp vệ sinh;
QCVN 39: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
dùng cho tưới tiêu;
TCVN 9016: 2011 Rau tươi- Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất;
TCVN 9017: 2011 Quả tươi- Phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất;
TCVN 5102 - 1990 (ISO 874 - 1980) Rau, quả tươi - lấy mẫu;
QCVN 01–28: 2010/BNNPTNT Chè - Quy trình lấy mẫu kiểm tra chất lượng,
an toàn thực phẩm;
8
QCVN 12-1: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối
với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp;
QCVN 12-2: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối
với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su;

QCVN 12-3: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối
với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại. Mức giới hạn
tối đa cho phép đối với hoá chất và vi sinh vật gây hại trong sản phẩm trồng trọt;
Kim loại nặng theo QCVN 8- 2: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
Vi sinh vật theo QCVN 8- 3: 2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thực
vật và hoá chất khác theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của
Bộ Y tế quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực
phẩm; trường hợp chưa có quy định trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT thì áp
dụng theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2010 Ban
hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm
đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất
lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn”.
Chi tiết tổng hợp danh sách các văn bản, quy phạm pháp luật đã ban hành
và đang còn hiệu lực để triển khai thực hiện sản xuất và áp dụng theo tiêu chuẩn
VietGAP xin xem trong phụ lục I.
2.3. Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam
2.3.1. Thực trạng áp dụng VietGAP
Việt Nam đắt đầu triển khai xây dựng và ứng dụng VietGAP từ năm 2008.
Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn xây dựng Quy trình thực hành sản xuất
9
nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam gọi tắt là VietGAP, được
ban hành kèm theo quyết định 378/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm
2008, quyết đinh 84/2008/QĐ-BNN về việc Ban hành Quy chế chứng nhận quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn .
Việc Áp dụng và chứng nhận VietGAP đến hết năm 2010, đã có:
199 mô hình sản xuất rau, quả, chè được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP
với diện tích 2.643 ha;

58 mô hình theo hướng VietGAP với diện tích 4.535,9 ha;
86 mô hình đang thực hiện với diện tích 2.235,57 ha.
Tổng số: 343 mô hình, diện tích: 9.414.47 ha đã và đang áp dụng VietGAP.
Bảng 2.1. Áp dụng và chứng nhận VietGAP đến hết năm 2010
TT
Sản
phẩm
Mô hình đã được
chứng nhận
Mô hình đang
thực hiện
Mô hình theo
hướng VietGAP
Tổng
số
Số
lượng
Diện tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích (ha)
Số
lượng
Diện
tích (ha)
1 Rau 74 263,3159 24 604,72 43 243,35 141
2 Quả 97 2.199,0110 57 1.399,80 12 4.244,75 166
3 Chè 24 74,3779 - - 1 3,00 25

4 Lúa 4 105,1200 5 231,00 2 44,80 11
Tổng
số
199 2.643 86 2.235,50 58 4.535,90 343
(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010)
Xây dựng mô hình sản xuất và chứng nhận GAP
10
Theo số liệu của 37 Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh và 10 Tổ chức
chứng nhận VietGAP do Cục Trồng trọt chỉ định, kết quả từ năm 2007- 2010:
Bảng 2.2. Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy chứng nhận
TT Sản
phẩm
Mô hình
Tổng
Tổng diện
tích
(ha)
Diện
tích TB
(ha)/mô
hình
GlobalGAP VietGAP Organic Sơ
chế
Viet
GAP
Số
lượng
Diện
tích
(ha)

Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
1 Rau 6 137,8 67 122,5 1 4 74 264,3159 3,572
2 Quả 1 7 95 2.192,0 1 97 2.199,0 22,67
3 Chè 1 40 23 34,4 24 74,4 3,223
4 Lúa 4 105,12 4 105,1 26,275
Tổng 12 289,9 184 2.348,9 1 4 1 199 2.643 13,28
(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010)
Đã có 199 mô hình với diện tích 2.643 ha áp dụng VietGAP được chứng
nhận. Trong đó có 74 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 264,3159 ha; 97
mô hình VietGAP trên quả với diện tích 2.199,011 ha.
Số lượng mô hình đã được chứng nhận chủ yếu là VietGAP cho rau, quả
và ở một số địa phương như: Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên.
Các Tổ chức tham gia chứng nhận VietGAP, GAP: Ngoài các Tổ chức
chứng nhận do Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ định còn có các Tổ
chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như: Công ty TUV SUD PSB Việt
Nam, Công ty TNHH SGS Việt Nam (GlobalGAP cho lúa).
11
Bảng 2.3. Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện
TT Sản
phẩm
Mô hình Tổng


hình
Diện
tích
(ha)
Diện
tích TB
(ha)/mô
hình
GlobalGAP VietGAP
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
1 Rau 24 604,72 24 604,7 25,2
2 Quả 4 200 53 1.199,85 57 1.399,9 24,56
3 Lúa 3 196 2 35,00 5 231,0 46,2
Tổng 7 396 79 1.839,50 86 2.235,6 26
(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010)
Đã có 86 mô hình với diện tích 2.235,6 ha áp dụng VietGAP đang thực
hiện. Trong đó có 24 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 604,7 ha; 57 mô
hình VietGAP trên qủa với diện tích 1.396,9 ha.
Số lượng mô hình đang thực hiện chủ yếu là VietGAP cho rau, quả và ở
một số địa phương như: Bắc Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên.

Các mô hình theo hướngVietGAP, GAP đang thực hiện
12
Bảng 2.4. Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP
TT Sản Mô hình Diện tích (ha)
Diện tích TB
(ha)/mô hình
Số lượng % Số lượng %
1 Rau 43 74,14 243,35 5,37 5,66
2 Quả 12 20,69 4.244,75 93,58 353,73
3 Chè 1 1,72 3 0,07 3
4 Lúa 2 3,45 44,8 0,98 22,4
Tổng 58 4.535,9 78,21
(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010)
Đã có 58 mô hình với diện tích 4.535,9 ha áp dụng theo hướng VietGAP
đã và đang thực hiện. Trong đó có 43 mô hình trên rau với diện tích 243,35 ha;
12 mô hình trên quả với diện tích 4.244,75 ha.
Số lượng mô hình này chủ yếu áp dụng cho rau, quả và ở một số địa
phương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Yên, Sóc Trăng. Tổng hợp chung về các
mô hình GAP, VietGAP như bảng 2.5

13

×