Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Vấn đề thực tiễn trong triết học mác xít và bài học của nó đối với thực tiễn đổi mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRÀ MI

VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG TRIẾT HỌC
MÁC XÍT VÀ BÀI HỌC CỦA NÓ ĐỐI VỚI
THỰC TẾ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRÀ MI

VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG TRIẾT HỌC
MÁC XÍT VÀ BÀI HỌC CỦA NÓ ĐỐI VỚI
THỰC TẾ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa. Các số liệu, kết quả nêu
ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Trà Mi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn ................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ..................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .............................................. 6
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 7
Chương 1: VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ....... 8
1.1. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC ... ........8

1.1.1. Vấn đề thực tiễn trong triết học thời cổ đại ................................................... 8
1.1.2. Vấn đề thực tiễn trong triết học trung cổ .....................................................10
1.1.3. Vấn đề thực tiễn trong triết học thời kỳ Phục hưng – Cận đại ..................11
1.1.4. Vấn đề thực tiễn trong triết học cổ điển Đức ..............................................13
1.1.5. Vấn đề thực tiễn trong triết học phương Tây hiện đại................................16
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ THỰC TIỄN ... .............19
1.2.1. Phạm trù thực tiễn trong triết học Mác – Lênin ..........................................19
1.2.2. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn ............................................23
1.2.3. Khách thể - chủ thể của thực tiễn .................................................................25
1.2.4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức........................................................31
1.3. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ....................... 47
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực tiễn ............................................................47
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn ........................................................................................... 51
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 53
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 56
2.1. CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM ............................ ........56
2.1.1. Một số vấn đề về Cơng nghiệp hóa ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới ...58


2.1.2. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ...........67
2.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 91
2.2.1. Khái quát về nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp ........................91
2.2.2. Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới .............................................................................................102
2.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC TIỄN ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM............................................................................................................. 131


Kết luận chương 2 ......................................................................................... 151
KẾT LUẬN .................................................................................................. 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 157


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy lý luận, Ph.Ăngghen cho rằng,
một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao khoa học thì khơng thể khơng có
tư duy lý luận; muốn có tư duy lý luận phải thơng hiểu phép biện chứng và
lịch sử triết học bởi vì “chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học
tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lý luận” [74, 489].
Triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất kỳ
hình thái kinh tế - xã hội nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức, về
thực tiễn, về phương pháp biện chứng… luôn là cơ sở, là phương hướng, là
tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát
từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có những cách giải
quyết phù hợp với các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không
chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ khơng chỉ đơn thuần là sự chấp
nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới mà
còn là sự chấp nhận một phương pháp luận nhất định chỉ đạo hoạt động.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nhận thức hiện thực, vấn
đề cải tạo thực tiễn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Những
nghiên cứu và dự báo của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với sự phát triển
vượt bậc của khoa học công nghệ vẫn luôn là những viên gạch vững chắc cho
sự phát triển tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong việc hoạch định
đường lối, chính sách cho sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp thu và vận
dụng đúng đắn, sáng tạo những giá trị học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh để nhận thức hiện thực xã hội và tổ chức thực hiện đổi mới toàn


2

diện đất nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Mặc dù cịn những khiếm
khuyết khơng thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo
thực tiễn, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước
đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ
trạng thái nghèo nàn, bị khủng hoảng trầm trọng và hầu như chưa có vị trí
trong hệ thống kinh tế thế giới của 20 năm trước, nền kinh tế Việt Nam nay đã
trưởng thành và thực sự hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu để đua tranh
phát triển quốc tế với tư cách bình đẳng. Đó là một nền kinh tế có vóc dáng
mới, đứng trong một khơng gian phát triển mới, trước những cơ hội và thách
thức mới. Chính những thành tựu của cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong 25 năm đổi mới vừa qua là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên.
Trong tình thế phát triển đó, tự nhiên sẽ nảy sinh câu hỏi: Liệu cách
thức phát triển đã mang lại những thành tựu to lớn trong 20 năm qua có bảo
đảm cho Việt Nam gặt gái thành công trong 20 – 30 năm tới hay không khi
mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn và tiến hành, cùng với nhiệm vụ phát triển
tồn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo
dục và văn hóa và đặc biệt là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm
“xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc” [34, 18] và khi mà nền kinh tế đã “thị trường đầy
đủ hơn”, hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới và ngày
càng tiếp cận nền kinh tế trí thức?

Do đó, hoạt động cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật
khách quan trong vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là một vấn đề lớn, mang tính tồn diện, nhất là trong q trình
đổi mới hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn trong triết học Mác


3

xít và ý nghĩa của nó đối với cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay càng trở
nên cấp bách và cần thiết.
Từ việc xác định tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thực tiễn và lý luận
to lớn của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vấn đề thực tiễn trong triết học
mác xít và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm
luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Đề tài vấn đề thực tiễn trong triết học mác xít và ý nghĩa của nó đối với
thực tiễn đổi mới ở Việt Nam hiện nay là một đề tài lớn. Chính vì vậy, nó đã
và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu theo
các hướng:
Thứ nhất, nghiên cứu phạm trù thực tiễn ở Việt Nam có các tác phẩm
chủ yếu như sau: Giáo trình Triết học Mác – Lênin của Hội đồng Trung ương
chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008), Học thuyết
phạm trù trong triết học Mác – Lênin của Lê Công Sự - Hồng Thị Hạnh
(Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009), Vấn đề triết học trong tác phẩm của
C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênin của PGS.TS. Dỗn Chính – PGS.TS. Đinh
Ngọc Thạch (Đồng chủ biên), (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)…
Trong Giáo trình triết học Mác – Lênnin và Học thuyết các phạm trù
trong triết học Mác – Lênin trình bày về phạm trù thực tiễn, các lĩnh vực cơ
bản của thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Với Vấn đề triết

học trong tác phẩm của C. Mác – Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, nhấn mạnh đến sự
ra đời của phạm trù thực tiễn trong triết học mác xít là một cuộc cách mạng
trong lý luận nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội…
Những cơng trình tiêu biểu trên đã trình bày một cách khái quát về vấn
đề thực tiễn trong triết học mác xít cũng như vai trị của nó đối với nhận thức.


4

Tuy nhiên, vai trò của thực tiễn trong đời sống xã hội chỉ được các tác giả rút
ra và đánh giá ở cấp độ khái quát.
Thứ hai, thông qua những cơng trình nghiên cứu khoa học về ý nghĩa
của vấn đề thực tiễn đối với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam có nhiều nhà
nghiên cứu với nhiều tác phẩm khác nhau: Triết học với sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa (Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1997), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và
thực tiễn do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.
TS. Đặng Hữu Tồn (Đồng chủ biên) (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002),
Mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa –
Con đường và bước đi của GS.TS. Đỗ Hoài Nam (Chủ biên), (Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2010), Hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam
của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (Nxb. Công thương, Hà Nội, 2010), Phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong điều
kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Văn Nam (Nxb. Lý
luận chính trị quốc gia, 2006), Kinh tế tri thức - Thời cơ và thách thức đối với
sự phát triển kinh tế của Việt Nam của Đặng Hữu (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2004)… Theo đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự vận dụng vấn
đề thực tiễn trong triết học mác xít đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta, thể hiện qua sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây thực

chất là quá trình chuyển từ nền nông nghiệp tĩnh sang nền công nghiệp động
với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong các cơng trình trên, các tác
giả đã đi sâu nghiên cứu nền kinh tế thị trường, q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tuy nhiên, vấn đề giá trị và ý nghĩa của thực tiễn trong triết học
mác xít đối với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách
sâu sắc và đầy đủ.


5

Ngoài ra, những nhà khoa học, những nhà quản lý đã có những cơng
trình, những bài viết về vấn đề thực tiễn, sự vận dụng triết học Mác vào phát
triển kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, được
đăng trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
cơng trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu đề tài về: “Vấn đề thực tiễn
trong triết học mác xít và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam
hiện nay”.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước ở
những góc độ khác nhau, với những quan niệm khác nhau khi nghiên cứu về
phạm trù thực tiễn trong triết học mác xít và sự vận dụng phạm trù này trong
q trình đổi mới ở Việt Nam, tác giả luận văn cố gắng đưa ra cách tiếp cận
cụ thể hơn, chi tiết hơn về vấn đề thực tiễn trong triết học mác xít và ý nghĩa
của nó đối với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ phạm trù thực tiễn trong triết
học mác xít và vai trị của nó trong nhận thức và trong đời sống xã hội; trên cơ
sở đó rút ra được ý nghĩa của nó đối với thực tiễn đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm

vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, phân tích phạm trù thực tiễn trong triết học mác xít.
Thứ hai, làm rõ ý nghĩa của vấn đề thực tiễn đối với thực tiễn đổi mới ở
Việt Nam trên cơ sở nhận thức thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm về thực tiễn trong lịch
sử triết học trước Mác, trong triết học Mác, trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ
đó, rút ra ý nghĩa vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, cụ thể là sự
nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về
vấn đề thực tiễn, về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tham khảo các cơng trình nghiên cứu
về vai trò của triết học Mác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện nhiệm vụ trên, luận văn dựa trên cơ
sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đồng thời, luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp diễn dịch - quy nạp, phương pháp đối chiếu – so sánh, trừu

tượng hóa, khái quát hóa…
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Kết quả luận văn là tài liệu có ích, có thể rút ra những tư liệu bổ ích,
đưa đến cái nhìn đúng đắn hơn trong việc nhận thức quá trình đổi mới, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định


7

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần tạo dựng cơ sở
khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những sinh viên, học
viên chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học cùng
những người quan tâm đến lĩnh vực triết học xã hội… và các cấp, các ngành
trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách trong việc phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ đã nêu, ngồi phần mở đầu và phần
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm có 2
chương, 6 tiết.


8

Chương 1
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1.1 . VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC


Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí,
vai trị của con người trong thế giới. Tri thức triết học luôn mang bản chất dẫn
dụ con người đi đến lý giải cái cuối cùng của đối tượng nghiên cứu. Với tinh
thần đó, để đạt được tính chân lý của tri thức, con người tất yếu phải trải qua
quá trình nhận thức biện chứng khách thể trên cơ sở thực tiễn. Vậy thực tiễn
là gì? Nó có vai trị như thế nào trong hoạt động sống của con người? Đây là
vấn đề kiến giải của triết học, đã có nhiều quan niệm khác nhau luận giải về
phạm trù này.
Trên bình diện khoa học có thể nhận định một cách khơng khoan
nhượng rằng đến những năm 40 của thế kỷ XIX với sự hiện của triết học Mác
trên vũ đài tư tưởng – chính trị, đại diện và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của
giai cấp vô sản đã thổi vào nội hàm phạm trù thực tiễn những tri thức khoa
học mới mang đậm tinh thần duy vật biện chứng. Từ đó, lý giải một cách
minh triết tính logic của sự phát triển đời sống xã hội lồi người.
Do đó, việc tìm hiểu những quan điểm triết học khác nhau về phạm trù
thực tiễn cố nhiên sẽ giúp chúng ta đúc kết được nhiều tri thức thú vị, khơng
những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn tỏ rõ vai trò trong hành trình xây
dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.1. Vấn đề thực tiễn trong triết học thời cổ đại
Thuật ngữ “thực tiễn” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, phiên âm ra hệ
ngơn ngữ La Tinh là Practica, có nghĩa đen là hoạt động tích cực. Hơn 2000
năm trước, triết gia Hy Lạp cổ đại Xơcrát đã từng nói: “Chỉ cần cho tôi một
chút hơi thở, tôi sẽ không dừng thực tiễn triết học”. Thực tiễn triết học mà


9

Xơcrát đề cập khơng gì khác hơn hoạt động rao truyền triết lý của ông bằng
phương pháp “hộ sinh” tinh thần. Ơng đi lang thang đây đó, đối thoại với
người trên đường, với tinh thần trong sáng, với lịng bình thản, khơng thù hằn

giận ghét, Ơng đưa đẩy câu chuyện khiến cho người đối thoại, dù là người
quyền quý hay bình dân, sang hay hèn, tu hành hay giáo sư đều phải thừa
nhận mình ngu dốt mà cứ tưởng là thơng tuệ, nơ lệ mà cứ tưởng mình tự do,
xấu xí mà cứ tưởng mình đạo đức, giúp người đời nhận biết cái phi lý, cái
hợm hĩnh, cái sai lầm của mình. Tinh thần thực tiễn triết học của Xơcrát thật ý
nhị, những cuộc du hành lang thang của ông đã tạo nên bước ngoặt đổi mới cả
thiên hạ.
Arixtốt cho rằng: Thực tiễn là hoạt động bao gồm cả mục đích hồn
thành. Hoạt động của con người phải nhắm tới mục đích riêng của nó, để là
một mục đích cuối cùng, một hành vi phải tự mình đầy đủ và là cuối cùng.
Đạo đức bao hàm hành động vì khơng có gì được gọi là tốt nếu nó khơng hoạt
động theo lý trí ngay thẳng. Đức hạnh con người là sự thống nhất giữa lý trí,
tình cảm và hành động, nó là một trạng thái thích hợp để thực hiện sự lựa
chọn ý thức vì nó là một sự trung dung tương đối, được xác định bởi lý trí và
theo quyết định của con người có sự khơn ngoan thực tiễn.
Arixtốt lưu ý rằng, nếu có những cách hành động đúng và hành động
sai thì cần phải khám phá ra tại sao một người hành động sai thay vì hành
động đúng. Theo ông, khen chê phải dựa trên hành động cố ý, trong khi hành
động không cố ý được châm chước và đơi lúc cịn khơi dậy sự cảm thơng.
Ơng cịn phân biệt các hành vi vơ tình và các hành vi cố ý: các hành vi vơ tình
là các hành vi mà một người không chịu trách nhiệm về chúng vì chúng được
làm do khơng biết một số hồn cảnh cụ thể, do có sự cưỡng bức từ bên ngoài
hay để tránh một cái xấu lớn hơn; các hành vi cố ý là các hành vi mà một


10

người phải chịu trách nhiệm khi khơng có một trong ba tình tiết giảm nhẹ nào
nêu trên.
Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại không trực tiếp bàn về khái niệm

thực tiễn, song thông qua những quan niệm triết học của họ, có thể thấy được
nội dung phong phú của khái niệm này. Trong khi bàn về “phép trị nước”
bằng đạo đức, Khổng Tử cho rằng: cần phải cải tạo quan hệ xã hội (vua – tôi,
cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn bè) một cách chính danh. Đồng thời,
phải tiến hành công cuộc giáo dục đạo đức (Nhân – Trí – Dũng) cho con
người (cả người quân tử và kẻ tiểu nhân). Trên cơ sở đó, mới có thể chuyển
xã hội từ “loạn” thành “trị” được [15, 55-67].
Hàn Phi Tử, trong khi bàn về “phép trị nước” bằng luật pháp đã cho
rằng: bản chất con người là “ích kỷ”, là “sự ham muốn lợi ích và thù ghét tai
họa”; lợi ích vật chất là cơ sở của tất cả quan hệ xã hội và hành vi con người.
Vì vậy, người chủ cho người làm thuê ăn uống và trả cơng khá khơng phải vì
lịng thương người, mà chính là để cho người làm thuê gắng sức làm việc; cịn
người làm th tận tâm làm việc khơng phải vì thương chủ, mà vì được ăn
uống và có tiền bạc…[15, 339]. Chính vì vậy, muốn trị nước an dân không
thể lấy giáo dục lễ nghĩa làm trọng, mà phải đề cao pháp luật. Trong triết học
Hàn Phi Tử, hoạt động giáo dục, tuyên truyền và thực thi pháp luật trở thành
công cụ sắc bén để cải tạo xã hội, làm cho đất nước “thịnh trị”.
1.1.2. Vấn đề thực tiễn trong triết học trung cổ
Bức tranh sinh động của nền triết học bị bao phủ bởi thành trì của giáo
hội phong kiến. Triết học trong thời kỳ này là triết học kinh viện, nhìn tổng
thể mà đánh giá thì nền triết học này tách ly cuộc sống trần tục của con người
vốn rất hiện thực để đi truy tìm chân lý từ những áng thánh kinh, từ những
vấn đề tơn giáo. Vì lẽ đó, nếu xét về thành tựu thì triết học trung cổ dường
như được chế ngự bởi Đấng sáng tạo – Thượng đế hay Chúa trời.


11

Cơ sở của chân lý không phải từ thực tiễn cuộc sống hiện thực của con
người mà từ Chúa. Ôguýtxtanh – nhà triết học, là giám mục của địa phận

Hippônne – gọi Chúa là “cha của ánh sáng trí tuệ” và là “cha của sự soi sáng
con người”. Từ các hiện tượng tự nhiên, xã hội đến các quá trình nhận thức
đều chịu sự can thiệp trực tiếp không ngừng của Chúa. Vì thế, phạm trù thực
tiễn dường như rất xa lạ với nền triết học kinh viện này. Thực chất của chủ
nghĩa kinh viện là thứ lý luận nghèo nàn, tách rời cuộc sống, là nghệ thuật
tranh luận, lập luận chỉ căn cứ vào những khái niệm chung và những suy lý
đứng trên và coi thường sự thật, thực tiễn. Để nhận thức chân lý thiêng liêng,
tuyệt đối, cần thanh tẩy linh hồn, có đức tin trong sáng, lành mạnh, thanh thản
đến với vương quốc của Chúa.
Tuy nhiên, vào giai đoạn suy thoái của chế độ phong kiến (thế kỷ XIV
– XV), khoa học thực nghiệm ra đời và với sự phát triển mạnh mẽ của chủ
nghĩa duy danh đã tạo điều kiện thuận lợi cho triết học và khoa học chuyển
sang giai đoạn phát triển mới, chống lại chủ nghĩa kinh viện. Rôgiê Bêcơn –
người đề xướng vĩ đại nhất của khoa học thực nghiệm – đã khẳng định rằng
kinh nghiệm và thực nghiệm là tiêu chuẩn để chứng minh uy tín trong nhận
thức chân lý, xem khoa học thực nghiệm là chúa của các khoa học. Như vậy,
có thể nói Rơgiê Bêcơn đã thấy được vai trị của thực nghiệm khoa học trong
quá trình nhận thức, trong q trình hình thành tri thức dù cịn sơ khai. Nhưng
đây là quan niệm rất tiến bộ trong thời đại của ơng, có tác dụng chống triết
học kinh viện và đặt nền tảng cho quan niệm thực tiễn của nền triết học sau này.
1.1.3. Vấn đề thực tiễn trong triết học thời kỳ Phục hưng – Cận đại
Phục hưng là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa
tư bản. Những diễn biến sinh động của thời kỳ này được phản ánh khá trung
thực trong sáng tạo văn hóa và đời sống tinh thần của con người bấy giờ. Lớp
phép mầu nhiệm của chế độ giáo hội trung cổ dần dần được cởi bỏ, con người


12

được đặt ở vị trí trung tâm trong thực tiễn cuộc sống. Triết học bước đầu

hướng vào cuộc sống thực tiễn chứ không chỉ vào lý luận, tạo nên bước đột
phá mới trong tư duy con người – đó là tinh thần dũng cảm dám thay “sự
thống trị của Thượng đế” bằng “sự thống trị của con người”, xây dựng một
“thiên đường trên mặt đất” bởi con người và cho con người.
Phạm trù thực tiễn được các nhà nhân bản luận phục hồi trong nỗ lực
giải phóng con người khỏi chủ nghĩa phổ quát Kitô giáo và thuyết định mệnh,
con người bắt đầu quay về với chính thực tiễn để phán xét cuộc sống. Brunô
đề cao khả năng nhận thức trí tuệ của con người nhằm chống lại uy quyền của
tơn giáo, phải dựa vào lý trí và trên cơ sở thực nghiệm để tìm ra chân lý chứ
khơng thể thỏa mãn ở “chân lý niềm tin”. Ông khẳng định chỉ có chân lý do
khoa học tạo ra mà thơi.
Bước sang thời cận đại, vấn đề thực tiễn được các nhà triết học bàn
luận tỉ mỉ hơn. Ph. Bêcơn là nhà triết học Anh, khi chống lại các nhà kinh
viện xa rời cuộc sống và các nhà kinh nghiệm, ông cho rằng triết học phải làm
cho con người hùng mạnh, phải biết cách nghiên cứu giới tự nhiên, nghĩa là
phải từ sự xem xét hết sức tỉ mỉ giới tự nhiên và thực tiễn con người mà tìm ra
mối liên hệ nhân quả, phát hiện và kiểm tra chân lý.
Nhiệm vụ của triết học, theo Ph. Bêcơn là nhận thức tự nhiên, còn
nhiệm vụ của thần học là nhận thức Thượng đế. Nhận thức tự nhiên phải
thông qua quan sát và thực nghiệm, muốn chứng minh tri thức đúng, sai phải
qua thực nghiệm; cịn nhận thức Thượng đế thơng qua lòng tin của con người
– đức tin. Ph. Bêcơn kịch liệt phê phán phương pháp triết học của các nhà tư
tưởng thời trung cổ chỉ biết ngồi rút ra sự thơng thái của mình từ chính bản
thân mình, muốn thay thế việc nghiên cứu giới tự nhiên và những quy luật của
nó bằng những luận điểm trừu tượng, bằng việc rút ra kết quả riêng từ những
luận điểm chung chung, khơng tính đến sự tồn tại thực tế của chúng.


13


Ph. Bêcơn cũng phê phán hai phương pháp nhận thức lúc bấy giờ. Đó
là phương pháp con nhện, chỉ biết nhả tơ và giăng lưới, đưa ra những tiền đề
khẳng định khơng có căn cứ hiện thực, kết quả mang tính giả thuyết, dệt nên
mạng lưới tư tưởng từ chính trí tuệ; và phương pháp con kiến – thứ chủ nghĩa
kinh nghiệm (duy nghiệm) thiển cận chỉ chú trọng đến việc tập hợp các sự
kiện giống như việc làm của con kiến mà không biết khái quát, chế biến từ
những tài liệu đó. Để rút ra tri thức đối với các nhà khoa học chân chính phải
như con ong vừa biết kiếm nhiên liệu trong các loài hoa, vừa biết chế ra mật
tinh khiết. Như vậy, về mặt nhận thức, Ph. Bêcơn là người đề cao tư duy lý
luận. Ông cịn nói rằng, trở ngại lớn nhất đối với nhận thức lý tính của con
người là những “bóng ma định kiến”. Chỉ có gạt đi được những “bóng ma” đó
thì người ta mới đi theo con đường lao động tư duy đúng đắn, mới sử dụng
được phương pháp nghiên cứu mới – phương pháp phân tích thực nghiệm.
1.1.4. Vấn đề thực tiễn trong triết học cổ điển Đức
Với phép biện chứng trong tay, chủ nghĩa duy tâm Đức đã nắm bắt
được cái tinh thần – yếu tố làm nên tính năng động của thực tiễn. Tuy nhiên,
nền triết học này đã tuyệt đối hoá cái tinh thần một cách thái q tới độ tồn
bộ thực tiễn đã bị chìm ngập trong vịng xốy của cái tinh thần.
Mở đầu là Cantơ với khẳng định: “Cùng với lý tính con người vươn lên
cao vô hạn so với tất cả những thực tồn cịn lại đang sống trên mặt đất. Nhờ lý
tính mà con người tồn tại một nhân cách” [120, 424]. Dưới cách tiếp cận của
Cantơ, lý tính đã bùng nổ thành hành động và hành động đó được định danh
là thực tiễn. Cho nên, phạm trù thực tiễn trong triết học Cantơ khơng có gì
khác hơn là dùng để chỉ mọi hoạt động tinh thần, từ hành vi lôgic cho đến đạo
đức, thẩm mỹ hay bất kỳ hành vi sáng tạo nào. Trong phạm vi của “Lý tính
thuần tuý”, thực tiễn được hình dung như một hoạt động nhằm tổ chức một
cách tiên nghiệm các tài liệu cảm giác – kết quả của sự tác động “vật tự nó”


14


vào chủ thể để tạo ra đối tượng khả tri. Mệnh đề “Tơi có thể biết được gì”
chuyển thành “Tơi cần phải làm gì” – đây chính là địa bàn của “Lý tính thực
tiễn”. Tại đây, lý tính tuyên bố: “Tất thảy những gì gắn với tự do dưới danh
nghĩa là cơ sở hay hệ quả thì đều được xem là thực tiễn” [120, 425]. “Tự do”
trong quan niệm của Cantơ là một hiện tượng tiên nghiệm cho nên những chỉ
thị đạo đức của nó cần phải được phục tùng một cách vô điều kiện. Hoạt động
thực tiễn của con người chính là q trình thực thi các chỉ thị đạo đức đó.
Cách tiếp cận về phạm trù thực tiễn như trên đã đem lại những nghịch
lý nội tại trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Bởi lẽ, theo
Cantơ nhờ lý tính tức là yếu tố tinh thần mà thực tiễn trở thành quá trình tự do
và sáng tạo nhưng cũng vì lý tính mà con người bị trói buộc vào tính tất yếu
lơgic, cho nên thực tiễn chính là “mảnh đất” mà ở đó xuất hiện sự giằng xé
giữa tính tự do với tính tất yếu.
Để giải quyết nghịch lý đó, Cantơ đã viện vào “đức tin”. Ông cho rằng
“đức tin” là trạng thái siêu việt vượt lên trên cả tự do và tất yếu, vượt lên trên
cái tinh thần và vật chất. Thế nên, thực tiễn theo ý của Cantơ suy cho cùng là
tiến trình hoạt động của con người dưới sự dẫn dắt của “đức tin”. Nhờ vậy mà
xu hướng vận động tổng thể của thực tiễn luôn tiến theo véctơ của sự tiến bộ
và nhân bản.
Tuy nhiên, Phíchtơ thì có cách lập luận khác trong việc xác lập nội
dung của phạm trù thực tiễn. Ông cho rằng sự kiện tồn tại trước hết phải là
“Tôi biết rằng tôi tư duy”, tức ở đây “biết” phải là hành vi – công việc đầu
tiên. Công việc đầu tiên này không phải là hoạt động thuần tuý tinh thần mà
đồng thời còn là hoạt động vật chất. Chính sự kết hợp trong bản thân cả yếu tố
tinh thần lẫn yếu tố vật chất nên biết là hoạt động thực tiễn. Thực tiễn làm cho
tất thảy nhất trí với cái tơi, tồn bộ hiện thực được giả định vô điều kiện thông


15


qua cái tơi. Cho nên “vật tự nó” của Cantơ đã biến mất khi cái tơi chẳng
những có năng lực thấu hiểu “vật tự nó” mà hơn thế cịn làm ra “vật tự nó”.
Như vậy, với việc Phíchtơ đưa khía cạnh vật chất vào hoạt động sáng
tạo của cái tôi một cách tự giác đã làm cho thực tiễn của con người trở thành
q trình triển khai một cách tích cực năng lực của chủ thể: “Con người ấn
định cho thực tồn hoang sơ bên ngoài theo một kết cấu ý tưởng của họ và toan
tính những vật liệu cần thiết đối với thực tồn ấy, khiến mọi thứ trước đó vốn
lạnh lùng, giờ đây bỗng đột nhiên bừng nở” [120, 427]. Song thực tiễn trong
quan niệm của Phíchtơ vẫn khơng thốt khỏi địa bàn cái tinh thần và nhân
danh cái tinh thần.
Chính điều đó đã khơng làm cho Sêlinh thoả mãn. Với ơng, thực tiễn
phải là q trình đồng nhất tuyệt đối khơng mang tính thiên lệch giữa hai yếu
tố vật chất và tinh thần.
Cịn Hêghen thì cho rằng nếu lý tính được thừa nhận là bản chất của
con người thì nó phải được bộc lộ trong mọi hoạt động của con người, vì trên
thực tế mọi hoạt động của con người đều có sự tham gia của lý tính. Ơng cịn
khẳng định rằng lý tính sẽ là hư vơ nếu khơng có hình thái vật chất để thể hiện
và cái chứa đựng tư duy không chỉ là ngôn ngữ của lời nói mà cịn là “ngơn
từ” của việc làm. Do đó, Hêghen xác lập nội dung của thực tiễn là q trình
đối tượng hố, vật chất hố tư duy lý tính, nó như một thứ “dung mơi” hồ tan
cái tinh thần và cái vật chất, nhờ vậy tính phiến diện của cái khách quan lẫn
cái chủ quan được lột bỏ. Đồng thời, tồn bộ q trình này diễn ra dưới sự
chiếu sáng của lý tính, bởi vậy nó được hình dung như “thực tiễn tinh thần”.
Tiến xa hơn nữa, Hêghen cịn phát hiện ra vai trị của cơng cụ lao động
đối với thực tiễn của con người. Ông cũng là người đầu tiên cho rằng hoạt
động thực tiễn của con người phải tuân thủ những quy luật của giới tự nhiên,
cần hiểu thực tiễn của con người như sự tác động của giới tự nhiên vào chính



16

bản thân nó. Với những điểm đó, có thể nói rằng Hêghen dường như đã tiến
gần đến chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cùng với những nhà triết học duy tâm cổ điển Đức, Phoiơbắc – nhà
triết học duy vật điển hình tương đối – cũng đã rất quan tâm đến việc nghiên
cứu phạm trù thực tiễn. Nhưng nhìn chung, ơng vẫn chưa thấy được thực tiễn
là một hoạt động vật chất cảm tính, và do đó cũng chưa hiểu được vai trò của
thực tiễn đối nhận thức và cải tạo thế giới dẫn đến thái cực coi thường thực
tiễn, xem thực tiễn mang tính chất con bn bẩn thỉu.
Nhìn chung, tuy còn những hạn chế trong cách tiếp cận về phạm trù
thực tiễn, nhưng với tinh thần thượng tôn tri thức khoa học, triết học cổ điển
Đức đã có những bước nỗ lực đáng ghi nhận trong việc xác lập mối tương
quan giữa cái tinh thần với cái vật chất, giữa tính chủ quan và tính khách quan
và đồng thời tìm cách giải quyết giữa chúng. Việc làm này đã gợi mở cho sự
hình thành những nội dung mới trong phạm trù thực tiễn của triết học Mác
sau này.
1.1.5. Vấn đề thực tiễn trong triết học phương Tây hiện đại
Triết học phương Tây hiện đại hình thành từ nhu cầu thực tiễn của cuộc
sống, phản ánh một số vấn đề mới của thời đại ngày nay. Nền triết học đó
phân hoá thành nhiều trường phái khác nhau nhưng xoay quanh hai trào lưu
chủ yếu đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý, triết
giải nhiều vấn đề mang tính thời sự của thời đại, trong đó đã đề cập tương đối
rõ nét về phạm trù thực tiễn, điển hình là chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa thực dụng với tư cách là một trường phái triết học ra đời
trong các năm 1871 – 1874 khi Câu lạc bộ siêu hình học ở Đại học Cambrít
được thành lập. Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ và sau đó
Giêmxơ là người đại diện tiêu biểu cho trường phái triết học này.



17

Chủ nghĩa thực dụng luôn luôn viện đến thực tiễn, đến kết quả thực tiễn,
đến sự kiểm tra tri thức của con người bằng thực tiễn. Chủ nghĩa thực dụng
hiểu thực tiễn như một phản ứng có tính chất bản năng sinh vật của cá thể và
có tính chất vụ lợi. Thực tiễn cũng là tập hợp của hành động và cảm xúc cá
nhân như hoạt động kinh doanh của nhà tư bản. Chủ nghĩa thực dụng phủ
nhận hoạt động của con người được chỉ đạo bằng lý luận đúng đắn. Đối với
chủ nghĩa thực dụng khơng có nhận thức, lý luận phản ánh thế giới khách
quan nào cả mà chỉ có hành động đạt tới thành cơng, đến cái lợi cho cuộc
sống của chúng ta… Đối với người thực dụng chủ nghĩa, thực tiễn chỉ là tiêu
chuẩn của chân lý khi nó có lợi cho chủ thể. Dưới chiêu bài phản đối quan
niệm trực quan về nhận thức, họ đồng nhất nhận thức với hành động, hoặc thủ
tiêu nhận thức, xem hành động là cái duy nhất.
Một quan điểm như thế là kết quả lôgic của việc giải quyết sai lầm vấn
đề cơ bản của triết học, những nhà triết học thực dụng bác bỏ hiện thực khách
quan và do đó họ phủ nhận sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong
bộ óc của con người, tức là cũng không để ý đến thực tiễn, gạt bỏ thực tiễn ra
ngoài nhận thức. Giêmxơ trong tác phẩm Chủ nghĩa thực dụng viết: “Hiện
thực tồn tại “độc lập” với tư duy của con người, là một vật mà xem chừng rất
khó tìm ra… Đó là một cái gì tuyệt đối mờ tối và khơng thể tìm thấy được, là
một giới hạn thuần tuý lý tưởng của tư duy chúng ta và vì những đối tượng
của lịng tin… thực ra là những thực tại duy nhất mà người ta có thể nói đến
nên người ta theo chủ nghĩa thực dụng, khi nói đến thực tại thì về ngun tắc
có ý nói đến cái mà con người cho là thực tại, cái mà con người thừa nhận là
thực tại trong một lúc nào đó… Nhưng thực tại tự nó tồn tại chỉ vì một lẽ là
người ta tin nó” [10, 72]. Cịn Điy thì cho rằng, thế giới bên ngồi chỉ tồn
tại trong kinh nghiệm.



18

Khác với chủ nghĩa thực dụng, đến thập niên 80 của thế kỷ XX trong
cuốn Từ điển Triết học do Viện sĩ Phrêlốp chủ biên thì định nghĩa thực tiễn là
hoạt động của nhân loại đảm bảo sự tồn tại và tiến hố của xã hội. Trước hết,
đó là q trình khách quan của sự sản xuất vật chất cấu thành cơ sở của đời
sống xã hội của con người, tiếp đến là hoạt động cách mạng của các giai cấp
và tất cả các hình thức khác của hoạt động xã hội thực tiễn nhằm cải biến thế giới.
Còn trong cuốn Phép biện chứng, Xuvarốp đã phân chia thực tiễn xã
hội thành ba lĩnh vực có quan hệ hữu cơ với nhau là sản xuất vật chất, quan hệ
xã hội và sản xuất các giá trị văn hoá. Trong sản xuất vật chất bao hàm các
yếu tố như: tác động qua lại môi trường xung quanh (dự trữ nguồn năng
lượng, nguyên liệu, điều kiện sinh sống), kỹ thuật (công cụ và tư liệu lao động,
nguồn dự trữ..) và quan hệ sản xuất (chế độ sở hữu, phân phối, trao đổi…).
Trong quan hệ xã hội gồm có quan hệ sản xuất, hoạt động chính trị xã hội
(nhà nước, các tổ chức xã hội và các thiết chế xã hội) và thực tiễn công tác tư
tưởng (các cơ quan tư tưởng). Về bộ phận văn hố thì có thực tiễn cơng tác tư
tưởng, thực tiễn hoạt động khoa học (các cơ quan khoa học) và thực tiễn hoạt
động nghệ thuật (các cơ quan nghệ thuật).
Xét theo trình tự các giai đoạn của bất kỳ hành động thực tiễn nào,
Xuvarốp cũng thấy có ba q trình kế tiếp và có liên hệ qua lại với nhau:
Một là, hoạt động của ý thức xã hội xuất phát từ những kinh nghiệm
trước đây của hoạt động vật chất của con người.
Hai là, hoạt động xã hội có tổ chức nhằm đảm bảo giải quyết nhiệm vụ
sắp tới, việc quản lý các lực lượng dự trữ đã có, việc hướng dẫn những người
thừa hành trực tiếp, bảo đảm kiểm tra các hành động của họ.
Ba là, bản thân hoạt động sản xuất của con người nhằm thực hiện
chương trình đã được vạch ra.



19

Trong đó, sản xuất vật chất là hình thức cơ bản nhất của thực tiễn vì:
Thứ nhất, về mặt phát sinh nó là tính thứ nhất và cái quyết định đối với ý thức
và với tất cả các hình thức hoạt động khác của con người. Thứ hai, nó cũng là
cái quyết định xét về mặt tiềm năng dù ở bất cứ trình độ nào của nó, đối với
tất thảy các hình thức hoạt động cơ bản của con người như hoạt động trí tuệ,
tơn giáo, chính trị… Thứ ba, hoạt động sản xuất là hoạt động cảm quan sự vật,
nó được thực hiện ở bên ngồi ý thức theo các quy luật khách quan, khơng
phụ thuộc vào ý thức.
Tóm lại, những trào lưu triết học phi mác xít từ cổ chí kim đã có những
quan niệm khác nhau về vấn đề thực tiễn. Song có thể do nguyên nhân khách
quan cũng như chủ quan, những tư tưởng triết học đó chưa được đưa vào nội
hàm của phạm trù thực tiễn một cách đầy đủ và khoa học tính minh triết của
nó. Đến với triết học Mác – Lênin trên cơ sở thế giới quan duy vật thống nhất
với phương pháp luận biện chứng đã đem lại cách hiểu đúng đắn và toàn diện
hơn về phạm trù này.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ THỰC TIỄN
1.2.1. Phạm trù thực tiễn trong triết học Mác – Lênin

Hầu hết các nhà duy vật trước Mác tuy có đề cập đến vấn đề thực tiễn
theo nhiều cách nhìn khác nhau, song họ khơng thấy được vai trị của thực
tiễn, khơng hiểu đầy đủ, sâu sắc về thực tiễn với tính cách là hoạt động vật
chất, hoạt động cải tạo thế giới của con người. C.Mác nhận xét: “Khuyết điểm
chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận
thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận
thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức
về mặt chủ quan” [73, 9]. Các nhà duy vật thế kỷ XVII – XVIII chưa hiểu rõ
vai trò của thực tiễn, xem xét hoạt động của con người phụ thuộc vào hoàn



20

cảnh, tuyệt đối hóa hồn cảnh. Ph.Bêcơn, người sáng lập chủ nghĩa kinh
nghiệm – duy vật Anh thế kỷ XVII, tuy có chú trọng đến nhiệm vụ thực tiễn
của khoa học, song lại quy hoạt động thực tiễn chỉ ở lĩnh vực khoa học thực
nghiệm. Ph.Bêcơn quan niệm về thực tiễn là tổng số những nhu cầu vật chất,
hiện thực của con người. Còn Phoiơbắc, được coi là nhà triết học duy vật vĩ
đại nhất của nền triết học cổ điển Đức đề cao hoạt động lý luận của con người,
nhưng lại xem thường hoạt động thực tiễn – hoạt động cấu tạo và cải tạo thế
giới của con người. Ông coi hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính chất
con bn. Vì vậy, triết học của ơng chỉ là duy vật nửa vời.
Trong khi phê phán những yếu tố sai lầm, C.Mác đã kế thừa và phát
triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong những quan niệm về thực tiễn của
các nhà triết học trước đó. Theo C.Mác thực tiễn là một vấn đề của lý luận
nhận thức, nó có vai trị quyết định đối với q trình nhận thức cũng như đối
với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Thực tiễn khơng chỉ là cơ sở,
động lực và mục đích của nhận thức, mà còn là tiêu chuẩn của chân lý. Trong
Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác nhấn mạnh: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy
của con người có thể đạt tới chân lý khách quan khơng, hồn tồn khơng phải
là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà
con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và
sức mạnh, tính trần tục tư duy của mình. Sự tranh cãi về tính hiện thực hay
tính khơng hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện
thuần túy” [73, 9-10].
V.I.Lênin kế thừa chủ nghĩa Mác, trong khi phê phán chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán trong việc xem xét bản chất của quá
trình nhận thức lẫn vấn đề tiêu chuẩn của chân lý, Người viết: “Quan điểm về
đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận

thức” [64, 167-168]. Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù cơ bản


×