Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ở Việt Nam hiện nay Hình thức, nguy cơ và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 105 trang )

TRUNG ƯƠNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU THANH NIÊN
-----------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – HÌNH THỨC, NGUY CƠ
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
Mã số: ĐT.KXĐTN 19-09

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Phương Thanh

HÀ NỘI, 12/2019
1


2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

Tổ chức công tác

1

TS. Bùi Phương Thanh



Viện Nghiên cứu Thanh niên

2

ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Viện Nghiên cứu Thanh niên

3

ThS. Nguyễn Duy Hiệp

Viện Nghiên cứu Thanh niên

4

ThS. Trần Thị Thu Ngân

Viện Nghiên cứu Thanh niên

5

ThS. Phạm Ngọc Thúy Hằng

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

6

ThS. Nguyễn Thị Dinh


Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

7

ThS. Trần Quang Thái

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

8

ThS. Ngơ Thị Hồng Liên

Văn phịng Trung ương Đồn

9

ThS. Phạm Nguyễn Duy Trang

Trung ương Đoàn

3


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................................3
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................6

2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................8
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 10
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................... 10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 14
8. Kết cấu của báo cáo ....................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 15
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG
MẠNG .................................................................................................................................. 15
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................................... 15
1.1. Nghiên cứu về đối tượng xâm hại trẻ em trên mạng xã hội.......................... 15
1.2. Nghiên cứu về các hình thức xâm hại trẻ em trên mạng xã hội ................... 16
1.3. Một số hoạt động, nghiên cứu tại Việt Nam liên quan chủ đề xâm hại trẻ em
trên môi trường mạng .......................................................................................... 18
2. Một số khái niệm ............................................................................................................ 20
2.1. Xâm hại trẻ em .............................................................................................. 20
2.2. Môi trường mạng .......................................................................................... 20
2.3. Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.......................................................... 20
2.4. Nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em trên môi trường mạng .............................. 22
3. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu..........................................................................23
3.1. Thuyết tương tác biểu trưng .......................................................................... 23
3.2. Thuyết cơng dụng và sự hài lịng .................................................................. 25
3.3. Thuyết hành vi ............................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 28
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, CÁC HÌNH THỨC, NGUY CƠ XÂM HẠI TRẺ
EM TRÊN MƠI TRƯỜNG MẠNG............................................................................... 28
1. Nhận thức của trẻ em, giáo viên về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ....... 28
1



1.1. Nhận thức của trẻ em về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng .................. 28
1.2. Nhận thức của giáo viên về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ............. 38
2. Thực trạng các hình thức xâm hại trẻ em trên mạng xã hội ................................. 40
3. Thực trạng các hành vi tạo nguy cơ bị xâm hại của trẻ em và cách ứng phó của
trẻ em khi gặp các tình huống trên mạng xã hội .......................................................... 43
4. Thực trạng cơng tác phịng ngừa xâm hại trẻ em trong thời gian qua................ 55
4.1. Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ................. 55
4.2. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em của Đồn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí
Minh ..................................................................................................................... 57
4.3. Thực trạng cơng tác phịng ngừa trong trường học, gia đình tại các địa bàn
khảo sát ................................................................................................................ 61
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN MƠI
TRƯỜNG MẠNG HIỆN NAY ....................................................................................... 68
1. Mục tiêu xây dựng giải pháp........................................................................................ 68
2. Kinh nghiệm quốc tế về các chương trình phòng ngừa bắt nạt trực tuyến ........ 68
3. Nguyên tắc xây dựng giải pháp ................................................................................... 73
4. Một số giải pháp phịng ngừa xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng ................ 75
4.1. Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức về xâm hại trẻ em trên môi
trường mạng ......................................................................................................... 75
4.2. Giải pháp về nâng cao năng lực ứng phó với xâm hại trẻ em trên môi trường
mạng ..................................................................................................................... 78
4.3. Giải pháp về trợ giúp, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.. 80
4.4. Thành lập mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với sự tham gia
của Đoàn thanh niên ............................................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 84
1. Kết luận ............................................................................................................................ 84
2. Khuyến nghị .................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 89

PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 93

2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng

Trang

Bảng 2.1. Nhận thức chung của trẻ em về xâm hại trẻ em trên môi

29

trường mạng
Bảng 2.2. . Mối liên hệ giữa nhận thức việc chia sẻ các thông tin cá nhân

33

và một số tiêu chí
Bảng 2.3. Nhận thức của trẻ em về các hình thức xâm hại trẻ em trên

35

mạng xã hội
Bảng 2.4. Sự khác biệt trong nhận thức của trẻ em về các hình thức xâm

36

hại trẻ em trên mạng xã hội

Bảng 2.5. Nhận thức của thầy cô về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

38

Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về các hình thức xâm hại trẻ em trên

40

mạng xã hội
Bảng 2.7. Thực trạng các hình thức xâm hại trẻ em trên mạng xã hội trẻ em

42

Bảng 2.8. Mức độ phụ thuộc mạng xã hội của trẻ em

47

Bảng 2.9. Sự khác biệt về mức độ phụ thuộc mạng xã hội của trẻ em

48

theo một số yếu tố
Bảng 2.10. Hành vi nguy cơ liên quan đến chia sẻ bảo mật thông tin

49

Bảng 2.11. Sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ đối với trẻ em tronggia đình

62


Bảng 2.12. Sự quan tâm giáo dục của thầy cô và các hoạt động nhà trường

63

cho trẻ em
Bảng 2.13. Nội dung trẻ em được dạy về sử dụng mạng xã hội

3

66


Danh mục biểu

Trang

Biểu 2.1. Nhận thức của trẻ em về việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

32

Biểu 2.2. Nhận thức của trẻ em về những thông tin nên và không nên

32

chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội
Biểu 2.3. Các loại hình mạng xã hội được trẻ em sử dụng hiện nay

44

Biểu 2.4. Thiết bị sử dụng của trẻ em để kết nối mạng xã hội


45

Biểu 2.5. Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của trẻ em

46

Biểu 2.6. Tỷ lệ trẻ em có hành vi xem phim liên quan đến tình dục

51

Biểu 2.7. Tỷ lệ học sinh xem hình ảnh sex khi vào mạng Internet

51

Biểu 2.8. Hành vi của trẻ em khi có người lạ kết bạn, mời đi chơi khi

52

vào mạng Facebook
Biểu 2.9. Ứng phó của trẻ em khi bị bắt nạt trên mạng xã hội

53

Biểu 2.10. Ứng phó của trẻ em khi bị xâm hại trên mạng xã hội theo nhóm

54

Biểu 2.11. Cảm nhận của trẻ em khi vào các trang web có hình ảnh


54

quảng cáo nhạy cảm hiện ra
Biểu 2.12. Cảm nhận của trẻ em khi bị quấy rối/sỉ nhục trên mạng

55

Biểu 2.13. Những kiến thức và kỹ năng còn thiếu của trẻ em khi tham gia

66

vào mạng xã hội

4


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

BCH

Ban chỉ huy

CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và dân số

ECPAT

Tổ chức chấm dứt mại dâm trẻ em, văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ
em vì mục đích tình dục


THCS

Trung học cơ sở

TPT

Tổng phụ trách

THPT
XH
XHTD

Trung học phổ thơng
Xâm hại
Xâm hại tình dục

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xâm hại trẻ em là vấn đề tuy khơng mới nhưng nó ngày càng trở nên đáng
lo ngại trong những năm gần đây, đặc biệt là xâm hại trẻ em trên môi trường
mạng. Kết quả nghiên cứu trên nhóm đối tượng chủ yếu là từ 15 đến 17 tuổi cho
thấy, khoảng 40% trẻ em gái và 17% trẻ em trai cho biết họ đã trải qua ít nhất
một loại xâm hại tình dục trẻ em. Cả hai giới tính đều cho biết “quấy rối tình dục
qua Internet” là dạng xâm hại thường xuyên nhất (Đại học Zurich).Theo một
nghiên cứu của Anh, cứ 4 trẻ thì có 1 em đã từng có trải nghiệm đau buồn khi sử
dụng mạng xã hội, cứ 3 trẻ có 1 trẻ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Mỗi ngày

có hơn 720 nghìn hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng”(dẫn theo
Nguyễn Sơn Tùng, 2018). Tại Việt Nam, theo thông tin từ số liệu Cục Bảo vệ
Trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công
an cho thấy, từ năm 2015 – 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tồn quốc có 8.091
trẻ em bị xâm hại, trong đó, trẻ em gái là 7.032 và 1.059 trẻ em trai. Trong đó,
xâm hại trẻ em trên mạng được một số nghiên cứu chỉ ra như sau: Có gần 36,5%
số trẻ trải nghiệm các thơng tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực. Hơn 13% buộc
phải tiếp xúc không mong muốn với tài liệu khiêu dâm. Gần 16% trẻ gặp hành
vi dụ dỗ tình dục qua mạng. Trong khi đó, 2% trẻ em nhận được yêu cầu tiết lộ
thơng tin cá nhân, hình ảnh khơng mong muốn (CCIHP và Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, 2014 dẫn theo Đặng Hoa Nam, 2018). Kết quả một cuộc điều tra
của UNICEF được thực hiện năm 2016 đã cho thấy 74% trẻ em và trẻ vị thành
niên ở Việt Nam tin rằng các em có nguy cơ bị XHTD hoặc bị lợi dụng trên
mạng. Một nghiên cứu do Plan International (2015) thực hiện với 9.000 học sinh
trong độ tuổi từ 12-17 trong khu vực trong đó có Việt Nam đã chỉ ra rằng 33%
trẻ em từng bị bạo lực bởi bạn bè cùng trang lứa và trong số gần 3.000 học sinh
Việt Nam được hỏi có 6,2% cho biết đã bị bắt nạt trên mạng trong 6 tháng qua.
Tháng 1.2019, một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia đưa ra
kết quả qua một loạt các nghiên cứu trong những năm gần đây: Cứ 10 học sinh
thì có 3 em bị bắt nạt qua mạng. Hậu quả là nhiều em căng thẳng, thậm chí tự tử.
6


Kết quả nghiên cứu năm 2015 có 24% học sinh cấp THCS và THPT tham gia
khảo sát là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trên mạng. Đến 2016, tỷ lệ
này tăng lên 35,7%. Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương Hà Nội,
Nghệ An, Thanh Hóa cho thấy gần 34% học sinh cấp THCS, THPT tham gia bắt
nạt qua mạng với vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân
vừa là thủ phạm (Thanh niên, 2019).
Qua những kết quả nghiên cứu cũng như các số liệu thống kê từ các cơ

quan liên quan và các phương tiện truyền thông cho thấy, vấn đề xâm hại trẻ em
nói chung và xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng có xu hướng gia tăng và diễn
biến phức tạp.
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng đã được quy
định trong một số văn bản như: Luật trẻ em 2016, Luật An ninh mạng (2018),
Nghị định 56 của Chính phủ (2017) về hướng dẫn Luật trẻ em,...tuy nhiên chưa
đi vào cuộc sống bằng những giải pháp cụ thể. Về phía Đồn thanh niên được
coi là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em song cũng chưa có
những giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề này. Thực tế, cũng đã có những
nghiên cứu xung quanh vấn đề này tuy nhiên đây vẫn là câu chuyện chưa giải
quyết được thỏa đáng.
Xuất phát từ những lý do trên việc nghiên cứu: “Vấn đề xâm hại trẻ em
trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay - Hình thức, nguy cơ và giải pháp
phòng ngừa” là việc làm cần thiết nhằm đề xuất một số giải pháp phòng ngừa
xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận để làm rõ thực trạng về các hình thức xâm
hại trẻ em trên mơi trường mạng, phân tích các yếu tố nguy cơ dẫn đến xâm hại
trẻ em trên môi trường mạng hiện nay nhằm đề xuất một số giải pháp phòng
ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ở Việt Nam trong thời gian tới.

7


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Hệ thống hóa một số khái niệm về trẻ em, xâm hại trẻ em, môi trường
mạng, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và một số lý thuyết nghiên cứu như
lý thuyết Sử dụng và sự hài lòng, lý thuyết tương tác xã hội, thuyết hành vi
nhằm thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu về xâm hại trẻ

em trên mơi trường mạng hiện nay.
- Tìm hiểu quan niệm của trẻ em, thầy cô về vấn đề xâm hại trẻ em trên
môi trường mạng hiện nay.
- Mô tả thực trạng các hình thức xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng
- Phân tích các yếu tố nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
- Đề xuất một số giải pháp phịng ngừa xâm hại trẻ em trên mơi trường
mạng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhận diện thực trạng các hình thức xâm hại trẻ em trên môi trường
mạng, yếu tố nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em trên môi trường mạng hiện nay và
giải pháp phòng ngừa
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ em
- Giáo viên, giáo viên Tổng phụ trách
- Những người làm công tác trẻ em: cán bộ quản lý, thông tin,….
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng là một chủ đề khá rộng với nhiều
nội dung khác nhau tuy nhiên trong giới hạn đề tài tập trung vào một số nội
dung như sau:
+ Về đối tượng trẻ em: Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em được quy định là
những người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu này, trẻ em
được lựa chọn để khảo sát trong độ tuổi học sinh THCS. Bởi lứa tuổi này có một
vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, nó là thời kỳ
8


chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên
gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi
bất trị”. Song không phải tất cả trẻ em trong độ tuổi THCS đều được chọn để

khảo sát mà chỉ có học sinh thuộc khối lớp 8,9 (độ tuổi 14, 15). Bởi đây là lứa
tuổi có nhiều đặc điểm đáng lưu ý cần được quan tâm khi chuẩn bị bước sang
tuổi vị thành niên. Các em đã có một sự nhận thức nhất định, khơng cịn q nhỏ
để chịu sự giám sát chặt chẽ từ gia đình và có nhu cầu mạnh mẽ về giao tiếp với
các bạn cùng lứa. Xuất hiện những ham thích, say mê, sở thích khác nhau.
Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi đặc trưng được thể hiện rõ nét với sự tò mò,
muốn khám phá bản thân, những điều xung quanh và nhu cầu được thể hiện bản
thân ở mức độ cao.
+ Môi trường mạng: Theo điều 4, Luật Công nghệ truyền thông (2006),
môi trường mạng bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và
cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu môi trường mạng được giới
hạn là mạng xã hội (facebook, zalo,...). Bởi với đặc điểm lứa tuổi lựa chọn
nghiên cứu và sự phát triển của cơng nghệ thì mạng xã hội là nơi diễn ra nhiều
tương tác nhất, trẻ em tham gia vào mạng xã hội nhiều hơn so với các môi
trường mạng khác và mạng xã hội khơng có tính bí mật riêng tư cao như mạng
viễn thơng, mọi người có thể tham gia theo dõi, bình luận. Vì vậy, đây là mơi
trường mạng mà trẻ em có thể dễ bị xâm hại cũng như cũng có thể nhận diện
được những vấn đề xâm hại của trẻ em.
+ Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, làm rõ bốn nội
dung sau: Thứ nhất, tìm hiểu quan niệm/nhận thức của trẻ em, thầy cô giáo về
vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng hiện nay. Thứ hai tìm hiểu các hình
thức xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng hiện nay (Các hình thức bao gồm
xâm hại về mặt tinh thần và tình dục). Thứ ba tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn
đến xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Thứ tư là các giải pháp phòng ngừa
xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
- Về không gian: Xâm hại trẻ em trên mạng xã hội là một vấn đề gắn với
tính hiện đại và khoa học cơng nghệ vì vậy nghiên cứu lựa chọn trẻ em ở một số
9



thành phố lớn nơi có tỷ lệ trẻ em sử dụng mạng xã hội cao bên cạnh đó cũng tìm
hiểu ở một số địa bàn nơng thơn để có so sánh, đối chiếu. Trên cơ sở đó, địa bàn
khảo sát được lựa chọn là: Hà Nội, Đồng Tháp, Ninh Thuận.
- Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 1-12/2019
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhận thức của trẻ em về xâm hại trên mơi trạng mạng hiện nay ra sao?
- Thực trạng hình thức xâm hại trẻ em trên mạng xã hội hiện nay như thế nào?
- Những hành vi tạo nguy cơ nào cho việc trẻ em bị xâm hại trên môi trường
mạng?
- Giải pháp nào cho việc phòng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Trẻ em có nhận thức khác nhau về vấn đề xâm hại trẻ em trên mơi
trường mạng ở các nhóm khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện gia
đình, tơn giáo,… và các yếu tố liên quan đến sự quan tâm giáo dục của cha mẹ,
thầy cô và nhà trường.
- Trẻ em hiện nay phải đối mặt với nhiều hình thức xâm hại trên mơi
trường mạng.
- Những hành vi tạonguy cơ cho việc xâm hại trẻ em có thể xuất phát từ
phía nhận thức của trẻ, hành vi có tính nguy cơ của trẻ và cách ứng phó của trẻ
đối với xâm hại trên môi trường mạng.
- Giải pháp phịng ngừa xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng hiệu quả
cần phải thực hiện đồng bộ và có sự quan tâm, phối hợp của nhiều cơ quan khác
nhau.
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1.Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận dựa trên cơ sở tiếp cận liên ngành bao gồm phương pháp
tiếp cận xã hội học, tâm lý học, giáo dục học. Trong đó:

10



- Hướng tiếp cận xã hội học xem xét vấn đề xâm hại trẻ em trên môi
trường mạng từ chiều cạnh quan niệm, nhận thức, đồng thời xem xét các yếu tố
nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em.
- Theo cách tiếp cận tâm lý học, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cùa
trẻ em được xem xét, phân tích từ các yếu tố liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý
trẻ em dẫn đến yếu tố nguy cơ.
- Hướng tiếp cận giáo dục học xem xét từ yếu tố giáo dục cha mẹ trong
gia đình, thầy cơ trong nhà trường trong vấn đề xâm hại trẻ em hiện nay như thế
nào.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích
tài liệu sẵn có bao gồm các cơng trình nghiên cứu trước đây sách, báo, tạp chí,
đề tài liên quan vấn đề nghiên cứu. Việc phân tích tổng quan tài liệu sẽ giúp cho
đề tài nhận biết được những đóng góp và hạn chế của các nghiên cứu đã có cả về
nội dung và phương pháp nghiên cứu. Từ đó, giúp cho đề tài xác định được mục
tiêu, câu hỏi, giả thuyết, nội dung, phương pháp vận dụng lý thuyết nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Nhằm thu được
thông tin định lượng, đề tài sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với bộ câu hỏi khảo
sát với trẻ em, giáo viên, số lượng 690phiếu trưng cầu ý kiến. Phương pháp chọn
mẫu được sử dụng là chọn mẫu có chủ đích, lựa chọn khối trẻ em trường học.
Cách thức lựa chọn 600 học sinh trong mẫu khảo sát được tiến hành như sau:
Với mỗi địa bàn nghiên cứu (Hà Nội, Ninh Thuận, Đồng Tháp) lựa chọn 2
trường THCS, tiếp đến mỗi trường THCS chọn hai khối lớp 8 và 9 để tiến hành
khảo sát. Tiếp đến lựa chọn từ 3 đến 4 lớp của mỗi khối 8 và 9 để tiến hành lựa
chọn học sinh cho đến khi đủ 600 mẫu. Đối với nhóm đối tượng giáo viên, 90
giáo viên được lựa chọn bằng cách tiếp cận các thầy cơ giáo có tiết vào buổi
khảo sát để trả lời phiếu trưng cầu ý kiến.Ba địa bàn (Hà Nội, Ninh Thuận,
Đồng Tháp) lựa chọn 30 giáo viên ở mỗi địa bàn từ hai trường THCS đã lựa

chọn để khảo sát nhóm học sinh. Do phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên tính
biên thiên khơng cao và kết quả không suy rộng được cho tổng thể.
11


- Phiếu khảo sát dành cho học sinh bao gồm các câu hỏi lựa chọn một
phương án, lựa chọn nhiều phương án, thang likert tập trung tìm hiểu các nội
dung về: vấn đề sử dụng mạng xã hội của trẻ em hiện nay, nhận thức của trẻ em
về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, các hành vi nguy cơ dẫn đến trẻ em có
thể bị xâm hại, các hình thức xâm hại hiện nay. Phần thơng tin cá nhân tập trung
vào các biến: giới tính, lớp, khu vực sinh sống, tôn giáo, dân tộc, học lực, điều
kiện kinh tế gia đình, hơn nhân cha mẹ,…
Thang đo nhận thức của học sinh về xâm hại trên môi trường mạng nói
chung bao gồm 10 items mơ tả hiểu biết của học sinh về những hình thức xâm
hại tinh thần và tình dục trên mơi trường mạng như:Chửi, mắng, sỉ nhục, xúc
phạm nhau trên mạng xã hội; Tung tin đồn, bôi xấu hình ảnh, danh dự trên
mạng; Dụ dỗ, ép phơ bày các bộ phận cơ thể qua webcam; Nhắn tin, gửi những
video nhạy cảm;….Thang đo được thiết kế dạng Likert 3 bậc tương ứng với các
mức độ gồm: 1/Không phải là xâm hại; 2/Có thể là xâm hại, có thể khơng; 3/ Là
hình thức xâm hại.Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,847. Đây là các
hình thức biểu hiện sự xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng vì vậy chỉ khi
người trả lời lựa chọn “là hình thức xâm hại” mới được coi là nhận thức đúng
còn lại nếu lựa chọn câu trả lời “Không phải là xâm hại” và “Có thể là xâm hại,
có thể là khơng” cho thấy cịn đang nhận thức sai về các hình thức xâm hại trẻ
em trên môi trường mạng.
Đo lường về nguy cơ được thiết kế thơng qua các tình huống cụ thể như
việc trẻ em xem những phim cấm trẻ em dưới 18 tuổi, xem những hình ảnh sex,
18+ trên mạng internet hay kết bạn và đi chơi với những người mới quen trên
mạng,….với các mức độ chưa lần nào đến thường thường xuyên.
Thang đo về thực trạng hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng bao

gồm 10 items miêu tả về các hành vi giống với nhận thức tuy nhiên thang đo
được thiết kế là thang Likert 5 bậc tương ứng với các mức: 1/ Không bao giờ, 2/
Hiếm khi, 3/ Thỉnh thoảng, 4/ Thường xuyên, 5/ Rất thường xuyên.Hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,912.
- Phiếu dành cho giáo viên tập trung tìm hiểu một số nội dung nhằm bổ
12


sung thông tin cho vấn đề xâm hại trẻ em về chiều cạnh nhận thức của thầy cô,
các hoạt động tại trường học. Thang đo nhận thức của thầy cô về các hình thức
xâm hại được thiết kế giống với phiếu trẻ em bao gồm 10 items về các hình thức
xâm hại tinh thần và tình dục. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,763.
* Phương pháp thảo luận nhóm: đề tài tổ chức 6 cuộc thảo luận nhóm/3
tỉnh với các đối tượng trẻ em, giáo viên, giáo viên TPT, nhằm tìm hiểu thêm về
quan niệm, nhận thức của giáo viên, trẻ em về các vấn đề xâm hại cũng như
những đề xuất của các nhóm đối tượng cho vấn đề nghiên cứu
* Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài thực hiện 6 cuộc phỏng vấn sâu trẻ
em và giáo viên nhằm bổ sung những thông tin cần thiết về nhận thức, câu
chuyện, hiện tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trên địa bàn khảo sát.
* Phương pháp xử lí số liệu
Dữ liệu sau khi thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS for Window
phiên bản 20.0 với các phép thống kê, mơ tả, trung bình, tương quan theo yêu
cầu của nghiên cứu. Kiểm định Chi-Square (χ2) được dùng để tìm hiểu mối liên
hệ giữa các nhóm khách thể theo đặc điểm nhân khẩu xã hội
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phép kiểm định T-Test và Anova để so
sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của mức độ phụ thuộc mạng xã hội,nhận
thức, hành vi giữa các nhóm trẻ em khác nhautheo giới tính, địa bàn, khu vực
sinh sống, học lực, sống cùng ai, điều kiện kinh tế gia đình,…
Ngồi ra, kiểm định Pearson nhằm tìm ra tương quan giữa sự quan tâm
của thầy cơ, gia đình, cha mẹ với nhận thức, hành vi xâm hại trẻ em trên môi

trường mạng.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu trẻ em
STT
1
2
3

Đặc điểm
Nam
Giới tính
Nữ
Hà Nội
Địa bàn
Đồng Tháp
Ninh Thuận
Thành thị
Khu vực sinh
sống
Nông thôn
13

N
273
327
200
200
200
387
213


Tỷ lệ %
45,5
54,5
33,3
33,3
33,3
64,5
35,5


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ thêm cơ sở lý luận về các vấn đề xâm hại trẻ em trên môi
trường mạng về mặt khái niệm, lý thuyết. Bên cạnh đó cịn cung cấp những tri
thức nghiên cứu về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả có ý nghĩa thực tiễn trong việc cung cấp bức tranh về xâm hại trẻ
em trên môi trường mạng thông qua chiều cạnh nhận thức về các hình thức xâm
hại, thực trạng các hình thức xâm hại, những nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em
trên mơi trường mạng và giải pháp phịng ngừa.
Những kết luận, khuyến nghị đưa ra góp phần giúp các cơ quan, ban
ngành, tổ chức Đồn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minhcó các giải pháp hữu
hiệu trong việc phịng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng hiện nay.
Là tài liệu khoa học tham khảo cho các cơ quan và các nghiên cứu quan
tâm đến vấn đề này, mở ra hướng nghiên cứu mới cho những vấn đề liên quan
đến xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
8. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo bố cục làm 3 chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
Chương 2: Thực trạng nhận thức, các hình thức, nguy cơ xâm hại trẻ em

trên mơi trường mạng
Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường
mạng

14


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM
TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu về đối tượng xâm hại trẻ em trên mạng xã hội
Một số nghiên cứu cho thấy, thông thường, nạn nhân khiêu dâm trẻ em bị
xâm hại bởi một người mà họ biết. Những người phạm tội này có quyền truy cập
gần gũi với trẻ em mà họ xâm hại; họ là những người mà những đứa trẻ này tin
cậy. Bằng cách xác định hàng loạt hình ảnh xâm hại trẻ em đã có thể biên soạn
dữ liệu về mối quan hệ tổng thể của những người khai thác cho trẻ em. Dữ liệu
từ năm 2013 cho thấy 25% nội dung được gây ra bởi một người hàng xóm hoặc
một người bạn trong gia đình, trong khi 18% được gây ra bởi cha mẹ hoặc người
giám hộ của đứa trẻ(Thorn Staff, 2014).
Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng tội phạm bị bắt liên quan đến tài liệu xâm
hại trẻ em trên mạng là người da trắng, phương Tây có việc làm, có giáo dục tốt
và đa dạng về độ tuổi. Một nghiên cứu do Plan International (2015) thực hiện
với 9.000 học sinh trong độ tuổi từ 12-17 trong khu vực trong đó có Việt Nam
đã chỉ ra rằng 33% trẻ em từng bị bạo lực bởi bạn bè cùng trang lứa và trong số
gần 3.000 học sinh Việt Nam được hỏi có 6,2% cho biết đã bị bắt nạt trên mạng
trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ ra lý lịch của tội
phạm xâm hại, bóc lột tình dục trẻ em trên mơi trường mạng, đó là đối tượng
người nước ngoài hay Việt Nam.

Bên cạnh những nghiên cứu về đối tượng xâm hại trẻ em một vài nghiên
cứu cũng chỉ ra nạn nhân của những vụ xâm hại trên mạng chủ yếu là trẻ em nữ,
phương Tây, da trắng từ 8-12 tuổi (Unicef, 2012). Tuy nhiên một báo cáo gần
đây cho thấy, trong số 41.464 trẻ em được tìm thấy trong các tài liệu xâm hại trẻ
em trên mạng xã hội có 3.170 (7,65%) là trẻ em người Đơng Á hoặc Đông Nam
Á (Trung tâm bảo vệ trẻ em Canada, 2016).
15


1.2. Nghiên cứu về các hình thức xâm hại trẻ em trên mạng xã hội
Xâm hại tình dục qua internet có thể có nhiều hình thức bao gồm: Cung
cấp hình ảnh xâm hại trẻ em. Chăm sóc trẻ em để xâm hại sau này thơng qua
việc sử dụng phịng trị chuyện tuổi teen, bảng tin và cộng đồng trực tuyến (Tink
Palmer và Lisa, 2003).
Trong số những người tham gia nghiên cứu, chủ yếu là từ 15 đến 17 tuổi,
khoảng 40% trẻ em gái và 17% trẻ em trai cho biết họ đã trải qua ít nhất một
loại xâm hại tình dục trẻ em. Liên quan đến con trai, xâm hại tình dục mà khơng
tiếp xúc thân thể đã được báo cáo thường xuyên gấp 2 lần ở trẻ em gái và xâm
hại tình dục với tiếp xúc thân thể mà không cần thâm nhập thường xuyên hơn
gấp 3 lần. Cả hai giới tính đều cho biết “quấy rối tình dục qua Internet” là hình
thức thường xuyên nhất. Hình thức xâm hại tình dục này đã trải qua khoảng
28% các cơ gái trong suốt cuộc đời của họ và gần 10% nam giới. Chỉ dưới 15
phần trăm cho các cô gái so với 5 phần trăm cho trẻ em trai, “xâm hại bằng lời
nói hoặc qua e-mail / tin nhắn văn bản” là hình thức xâm hại phổ biến thứ hai.
Chỉ dưới 12% của các cô gái được khảo sát và 4 %của các chàng trai được khảo
sát báo cáo đã được hôn hoặc xúc động chống lại ý muốn của họ(Đại học
Zurich).
Theo kết quả khảo sát “Những trải nghiệm không mong muốn khi sử
dụng Internet” do Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) và Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2014, gần 36,5% số trẻ trải nghiệm

các thơng tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực. Hơn 13% buộc phải tiếp xúc
không mong muốn với tài liệu khiêu dâm. Gần 16% trẻ gặp hành vi dụ dỗ tình
dục qua mạng. Trong khi đó, 2% trẻ em nhận được yêu cầu tiết lộ thông tin cá
nhân, hình ảnh khơng mong muốn (Đặng Hoa Nam, 2018).
Việc bóc lột tình dục trẻ em qua internet có trở nên phổ biến đến nỗi nó
được cho là đã trở thành “một vấn đề nghiêm trọng ”(Tổ chức chấm dứt mại
dâm trẻ em, văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ emvà mua bán trẻ em vì mục đích tình
dục (ECPAT), 2001). Tại Hoa Kỳ, 19% dân số mẫu đại diện đồng minh của
1.501 trẻ em được khảo sát, từ 10-17 tuổi, người thường xuyên (được định nghĩa
16


trong nghiên cứu như những đứa trẻ sử dụng internet ít nhất một lần trong sáu
tháng) sử dụng internet, được báo cáo là tiếp cận tình dục qua phương tiện
truyền thơng internet ít nhất một lần một năm (Finkelhor et al. 2000). Một trong
bảy đứa trẻ này cho rằng người phạm tội cũng đã cố gắng liên lạc với họ qua
điện thoại hoặc qua đường bưu điện. Ở Úc khảo sát nhỏ người dùng internet vị
thành niên cho thấy, 27% trẻ em tin rằng chúng đã được liên lạc bởi một kẻ xâm
hại tình dục, trong khi sử dụng một phòng chat (dẫn theo Brian O'Neill, 2014).
Children Go Mobile là một nghiên cứu kéo dài hai năm dự án được tài trợ
theo Ủy ban châu Âu Chương trình Internet an toàn hơn. Bảy quốc gia tham gia:
Demark, Italy, Romania, United Vương quốc, Ireland, Bồ Đào Nha và Bỉ.Nhìn
chung, 1 trong 5 trẻ em ở Ireland (20%) nói rằng họ đã bị làm phiền bởi một cái
gì đó trên internet trong năm qua, tăng gấp đôi con số được báo cáo bởi EU Kids
Online vào năm 2011.
Nghiên cứu được thực hiện bởi ECPAT International và Tầm nhìn Thế
giới đã cho thấy rằng, ở Đơng Nam Á, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, sử
dụng internet như một phương tiện giao tiếp với trẻ em và dụ dỗ trẻ em để xâm
hại tình dục ngày càng nhiều (Tầm nhìn thế giới, 2014). Trung tâm nghiên cứu
Sức khỏe gia đình và Phát triển cộng đồng đã ghi nhận được những bằng chứng

đầu tiên của dụ dỗ trên mạng và xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng ở
Việt Nam năm 2015 chưa qua facebook mà qua tin nhắn.
Nghiên cứu của UNICEF (2011) tại Việt Nam cho thấy một số trẻ em
những trẻ mà không bị lôi kéo tham gia vào hoạt động mại dâm trong đó bao
gồm cả những trẻ đang đi học đã bị chia sẻ những hình ảnh khiêu dâm qua điện
thoại di động hoặc internet. Một số hình thức xâm hại cũng được báo cáo nêu ra
bao gồm: “phơ diễn cơ thể”, “trị chuyện tình dục”. Tiếp tục những nghiên cứu
của UNICEF (2013) về xâm hại trẻ em đã cho thấy 49,0% trẻ em được hỏi nói
rằng các em đã được tiếp xúc với các nội dung khiêu dâm trên mạng, phổ biến
nhất là vơ tình xem một cửa sổ hiển thị tự động trong khi đang làm một việc
khác trên mạng.Kết quả một cuộc điều tra của UNICEF được thực hiện năm
17


2016 đã cho thấy 74% trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam tin rằng các em có
nguy cơ bị XHTD hoặc bị lợi dụng trên mạng;
Xâm hại trẻ em cịn bao gồm hình thức bắt nạt trên mạng. “Theo một kết
quả nghiên cứu của Anh, cứ 1 trong 4 trẻ đã từng có trải nghiệm đau buồn khi sử
dụng mạng xã hội, cứ 1 trong 3 trẻ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Mỗi ngày
có hơn 720 nghìn hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng”(dẫn theo
Nguyễn Sơn Tùng, 2018).
Nghiên cứu của Childfun Việt Nam (2016) cũng cho thấy rằng, quấy rối
trên mạng là một hình thức thanh niên trải nghiệm khi sử dụng mạng.
1.3. Một số hoạt động, nghiên cứu tại Việt Nam liên quan chủ đề xâm hại trẻ
em trên môi trường mạng
Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có những hoạt động quan tâm đến
bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đầu tháng 7/2018, Cục Trẻ em đã phối hợp
với tổ chức Childfund Việt Nam, Viện nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững,
Trung tâm công nghệ thông tin – Truyền thông Vietnet tổ chức hội thảo: “Xây
dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”. Và Cục trẻ em, Microsoft

Việt Nam, Childfund Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác về bảo vệ trẻ em
trên môi trường mạng đến năm 2020. Theo thỏa thuận, Microsoft sẽ hỗ trợ
Childfund hợp tác với Cục trẻ em trong hoạt động truyền thông, nâng cao nhận
thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em, xây dựng hệ thống thông tin và phát
triển ứng dụng, giải pháp kỹ thuật bảo vệ trẻ em và báo cáo các trường hợp trẻ
em bị xâm hại. Bên cạnh tổng đài 18001567, hiện nay được đổi sang là 111
nhằm tiếp nhận, giải đáp các ý kiến, thắc mắc về vấn đề trẻ em đang gặp khó
khăn trong cuộc sống, học tập và tiếp nhận, xử lý những thông tin về trẻ em bị
xâm hại, bạo lực.
Các nghiên cứu về bắt nạt được thực hiện nhiều ở các nước Âu, Mỹ,.. tuy
nhiên ở châu Á, đặc biệt các nước Đông Nam Á, số lượng nghiên cứu về tỉ lệ
cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề này còn hạn chế (Sittichai và Smith,
2015 dẫn theo Trần Văn Công, 2018).Tại Việt Nam, thời gian qua, cũng đã có
nhiều nghiên cứu liên quan đến môi trường mạng là bắt nạt trực tuyến. Từ năm
18


2015 đến nay, tiến sĩ Kiên và các chuyên gia đến từ Đại học Giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội, có 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến, khảo sát trên 5.000
học sinh, giáo viên, chuyên gia.
Tháng 1.2019, nhóm đưa ra kết quả: Cứ 10 học sinh thì có 3 em bị bắt nạt
qua mạng. Hậu quả là nhiều em căng thẳng, thậm chí tự tử. Kết quả cho thấy,
năm 2015 có 24% học sinh cấp THCS và THPT tham gia khảo sát là nạn nhân
của ít nhất một hình thức bắt nạt trên mạng. Đến 2016, tỷ lệ này tăng lên 35,7%.
Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa
cho thấy gần 34% học sinh cấp THCS, THPT tham gia bắt nạt qua mạng với vai
trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm (Thanh
niên, 2019).
Nhóm tác giả Trần Văn Cơng và cộng sự (2018) có bài viết tổng hợp và
phân tích các chương trình giáo dục an tồn mạng trên thế giới, từ đó rút ra bài

học kinh nghiệm trong việc xây dựngchương trình này tại Việt Nam. Hiện nay,
trên thế giới có khoảng hơn 100 chương trình (Jones và Finkelhor, 2011). Các
chương trình được thực hiện cho học sinh ở mọi cấp học. Một số bằng chứng
khoa học về hiệu quả của các chương trình giáo dục an tồn mạng cũng được
trình bày trong bài. Ngồi ra, dựa trên các ưu và nhược điểm của các chương
trình đã được triển khai trên thế giới, một số gợi ý cho việc xây dựng chương
trình giáo dục an tồn mạng cho học sinh Việt Nam được đưa ra.
Có thể thấy, trên thế giới các nghiên cứu liên quan đến xâm hại trẻ em
trên mạng xã hội đã được thực hiện nhiều tập trung vào các vấn đề các hình thức
xâm hại, đối tượng xâm hại và chỉ ra một số yếu tố nguy cơ. Ở Việt Nam cũng
đã có nghiên cứu tuy nhiên đây vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm và giải quyết.
Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu: “Vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường
mạng ở Việt Nam hiện nay – Hình thức nguy cơ và giải pháp phòng ngừa” là
việc làm cần thiết. Qua phần tổng quan sẽ giúp cho nghiên cứu có cái nhìn khái
qt về vấn đề và đây là cơ sở để đề tài có thể học hỏi để thiết kế nghiên cứu và
triển khai vấn đề nghiên cứu.
19


2. Một số khái niệm
2.1. Xâm hại trẻ em
Theo Định nghĩa của Liên Hợp Quốc, “Xâm hại hay ngược đãi trẻ em là
tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về tình cảm và/hoặc thể chất, lạm dụng tình
dục, sao nhãng, đối xử khơng đúng mức hoặc bóc lột vì mục đích thương mại
hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hoặc tiềm ẩn đối với sự phát triển,
sự sống còn, sức khoẻ hay nhân phẩm của trẻ”.
“Xâm hại trẻ em” là khi một người nào đó có hành động hay lời nói có ý
làm tổn hại đến sự cân bằng về mặt tinh thần, tình cảm của trẻ em, làm hạ thấp
nhân cách, danh dự và lòng tự trọng của trẻ em (Phạm Hương Trà, 2016) .
“Xâm hại trẻ em bao gồm các việc cố tình tước đoạt những nhu cầu tồn tại

cơ bản của trẻ em như ăn uống, nhà cửa làm trẻ bị tổn thương về mặt thể chất
đến mức nếu không can thiệp ngay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại
và phát triển của trẻ hoặc dẫn đến tàn tật hay cái chết.
Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 quy định: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn
hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình
thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các
hình thức gây tổn hại khác.
2.2. Môi trường mạng
Theo Điều 4, Luật Công nghệ thông tin 2006: Mơi trường mạng là mơi
trường trong đó thơng tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống
trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính
và cơ sở dữ liệu.
2.3. Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng được hiểu là hành vi gây tổn hại về
tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bắt nạt qua
mạng, nhắn tin tình dục, dụ dỗ qua mạng, truyền video trực tiếp về xâm hại, lợi

20


dụng cơng nghệ thơng tin để xâm hại tình dục trẻ em thông qua sản xuất và phát
tán các tài liệu xâm hại trẻ em và mua bán trẻ em.
Tử một số khái niệm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng có thể cụ thể
hóa một số hình thức xâm hại trẻ em trên môi trường mạng về mặt tinh thần và
tình dục như sau:
- Hình thức xâm hại về mặt tinh thần bao gồm: Chửi, mắng, sỉ nhục, xúc
phạm, phỉ báng nhau trên mạng xã hội; Đe dọa nhau trên mạng xã hội; Tung tin
đồn, bơi xấu hình ảnh, danh dự trên mạng; Nhắn tin quấy rối trên mạng xã hội;

Đánh cắp, làm giả các thông tin cá nhân trên mạng; Những hành vi khác khiến
trẻ em cảm thấy khó chịu hoặc xấu hổ. Bắt nạt trên mạng cũng được coi là một
trong những hành vi xâm hại.
Bắt nạt trên mạng: Là hành vi cố tình xúc phạm, đe dọa, làm hại, quấy rối,
tấn công hay loại trừ một người khác bằng việc sử dụng phương tiện truyền
thông kỹ thuật số. Bắt nạt qua mạng có thể diễn ra trên mạng internet (các mạng
xã hội, các phòng trò chuyện, các thư điện tử) hoặc trên điện thoại di động,
thông qua các dịch vụ tin nhắn và các ứng dụng tin nhắn, các cuộc gọi quấy rối,
các video và hình ảnh từ điện thoại di động. Những tin nhắn và hình ảnh bắt nạt
qua mạng có thể được đăng tải ẩn danh và phát tán nhanh chóng tới một lượng
đông đảo người xem (Make IT safe guide, 2014).
Theo Bill Belsey (2005) bắt nạt trực tuyến được hiểu “Việc sử dụng thông
tin và sự kết nối công nghệ thông tin như là thư điện tử, điện thoại thông minh
hay tin nhắn văn bản, trang web cá nhân với dự định làm hại đến danh dự một ai
đó một cách cố ý, lặp đi lặp lại, hành vi mang tính thù địch bởi một cá nhân hay
một nhóm (dẫn theo Trần Văn Cơng, 2018).
- Hình thức xâm hại tình dục: Do đặc trưng của xâm hại tình dục qua
mạng nên khơng thể có hành vi trực tiếp mà đơi khi chỉ là sự hàm ý, gây áp lực
hoặc có những hành vi đe dọa liên quan đến tình dục thơng qua việc nhắn tin,
gửi những hình ảnh, đường link liên quan đến các bộ phận nhạy cảm của cơ thể,
những video nhạy cảm cho trẻ; Dụ dỗ, ép phô bày các bộ phận cơ thể qua
webcam, trị chuyện tình dục bằng những văn bản hoặc trực tuyến,…
21


Xâm hại tình dục trực tuyến bao gồm: thuyết phục hoặc buộc một đứa trẻ
gửi hoặc đăng hình ảnh khiêu dâm bản thân, điều này đôi khi được gọi là
sexting; thuyết phục hoặc buộc một đứa trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục
qua webcam hoặc điện thoại thơng minh; trị chuyện tình dục với trẻ bằng văn
bản hoặc trực tuyến. Người xâm hại có thể đe dọa gửi hình ảnh, video hoặc bản

sao tình dục rõ ràng cuộc trị chuyện với bạn bè và gia đình của trẻ.
* Sự khác biệt giữa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và xâm hại trẻ
em theo cách truyền thống
Xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng có những khác biệt so với xâm hại
trẻ em theo cách “truyền thống”: thủ phạm có thể giấu mặt, có thể tác động
nhanh chóng đến nạn nhân bởi tốc độ lan truyền trên mạng xã hội là rất lớn và
nạn nhân không dễ dàng thoát khỏi (Orbrien và cộng sự 2010, dẫn theo Trần
Văn Công và cộng sự, 2017). Sự giấu tên này làm cho thủ phạm dễ dàng tấn
công nạn nhân mà khơng phải nhìn thấy phản ứng về thể chất của nạn nhân.
Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc sử dụng các công
nghệ hiện đại như di động, máy tính, ipad có kết nối mạng internet (Belsey,
2005 dẫn theo Trần Văn Cơng và cộng sự 2017). Có thể ẩn danh, giữ khoảng
cách với nạn nhân. Tác động mang tính chất từ xa của các thiết bị cơng nghệ đối
với thanh thiếu niên ngày nay dẫn đến các em nói và làm những điều tàn nhẫn
hơn so với những gì thường thấy theo cách truyền thống đối mặt trực tiếp
(Donegan, 2012 dẫn theo Trần Văn Công, 2018).Xâm hại qua mạng có thể xảy
ra bất cứ nơi nào, lúc nào và không hạn chế về số lượng người tham gia.
2.4. Nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng
Nguy cơlà khả năng của một tình huống hoặc một điều gì đó, có thể trở
thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một lúc nào đó trong tương lai. Nguy cơ
xâm hại trẻ emlà khả năng của một hành vi, một tình huống hoặcmột điều gì đó
xảy ra gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ
dưới các hình thức bóc lột, mua bán, bỏ rơi trẻ….(Nguyễn Thị Thùy Linh,
2017). Nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em trên mơi trường mạng có thể xuất phát
từ yếu tố chủ quan và khách quan để tạo ra các tình huống tuy nhiên trong
22


×