Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Xây dựng mô hình can thiệp dự phòng, sàng lọc và kiểm soát ung thư cổ tử cung của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) dựa vào y tế xã Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 143 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
-----------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ

XÂY DỰNG MƠ HÌNH CAN THIỆP DỰ PHỊNG, SÀNG LỌC VÀ
KIỂM SỐT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ TRONG
ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ (15-49 TUỔI) DỰA VÀO Y TẾ XÃ
TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ TÀI NCKH CẤP TỈNH

Chủ nhiệm đề tài:
1. Ths. Nguyễn Thị Như Tú
2. Ts. Trương Quang Đạt

BÌNH ĐỊNH - 2019


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
----------------XÂY DỰNG MƠ HÌNH CAN THIỆP DỰ PHỊNG, SÀNG LỌC VÀ
KIỂM SỐT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỘ
TUỔI SINH ĐẺ (15-49 TUỔI) DỰA VÀO Y TẾ XÃ
TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TỈNH
Mã số: 15-04-2017
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Cơng nghệ Bình Định
Cơ quan chủ trì: Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật


Cơ quan phối hợp chính: Sở Y tế Bình Định
Chủ nhiệm đề tài:
1. Ths. Nguyễn Thị Như Tú
2. Ts. Trương Quang Đạt
Cán bộ tham gia chính:
1. Bs CKII. Nguyễn Thị Thanh Bình
2. BsCKI. Nguyễn Văn Trung
3. BsCKII. Lang Đình Bính
4. Bs CKI. Võ Hồng Phong
5. Ths. Nguyễn Thu
6. Ths. Đặng Thể Hiện
Và các cộng sự
BÌNH ĐỊNH - 2019


Lời Cảm Ơn
Chúng tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định;
- Lãnh đạo Liên hiệp các Hội khoa học tỉnh Bình Định;
- Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Định;
- Lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh;
- Cán bộ trạm y tế xã Canh Hòa, Vĩnh Kim;
- Ủy ban nhân dân xã Canh Hòa và các hội đồn thể xã Canh Hịa.
Đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình nhóm nghiên cứu thực hiện
tốt cơng trình này.
Thay mặt nhóm nghiên cứu

Nguyễn Thị Như Tú

i



MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn .............................................................................................................. i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung ....................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ung thư cổ tử cung ...................................................................... 3
1.1.2. Gánh nặng Ung thư cổ tử cung .................................................................... 4
1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ...................... 6
1.2. Các can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung ................................ 11
1.2.1. Các can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung ở nước ngoài ....... 11
1.2.2. Các can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung ở Việt Nam ......... 14
1.2.3. Các can thiệp dự phòng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung tại Bình Định ...... 18
1.3. Các phương pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung .................... 18
1.4. Một số nghiên cứu về can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung ... 21
1.4.1. Một số nghiên cứu can thiệp để tăng tỷ lệ tham dự sàng lọc ung thư cổ tử
cung ...................................................................................................................... 21
1.4.2. Một số nghiên cứu can thiệp để tăng tỷ lệ tiêm vắc xin HPV ................... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 26
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................. 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.2.1. Xây dựng và triển khai mơ hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa vào y

tế xã cho phụ nữ 15-49 tuổi tại xã Canh Hòa, huyện Vân Canh.......................... 28
2.2.2. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mơ hình phịng chống ung thư cổ tử
cung dựa vào y tế xã sau một năm can thiệp ....................................................... 29
ii


2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 30
2.3.2. Cỡ mẫu ....................................................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................................... 32
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 34
2.3.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 35
2.3.6. Sai số và các biện pháp khống chế sai số................................................... 41
2.3.7. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 42
2.3.8. Đạo đức của nghiên cứu ............................................................................. 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 44
3.1. Một số thông tin về nhóm can thiệp và nhóm chứng trước can thiệp .......... 44
3.2. Xây dựng và triển khai mơ hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa vào y tế
xã cho phụ nữ (15 – 49) tuổi tại xã Canh Hịa, huyện Vân Canh ........................ 54
3.2.1. Mơ hình can thiệp phòng chống ung thư cổ tử cung ................................. 54
3.2.2. Kết quả hoạt động của mơ hình phịng chống UTCTC dựa vào y tế xã .... 56
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng áp dụng mơ hình phịng chống ung thư
cổ tử cung cho phụ nữ 15-49 tuổi dựa vào y tế xã sau một năm can thiệp.............. 63
3.3.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức liên quan ung thư cổ tử cung và
khả năng áp dụng mơ hình can thiệp.................................................................... 63
3.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung và
khả năng áp dụng mơ hình can thiệp.................................................................... 74
Chương 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 81
4.1. Một số thông tin về nhóm can thiệp và nhóm chứng .................................... 81
4.1.1. Một số đặc điểm dân số học và phơi nhiễm ............................................... 81

4.1.2. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung của 2
xã trước khi thực hiện can thiệp ........................................................................... 82
4.2. Xây dựng và triển khai mô hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa vào y tế
xã cho phụ nữ (15 – 49) tuổi tại xã Canh Hòa, huyện Vân Canh ........................ 85
4.3. Hiệu quả và khả năng áp dụng mơ hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa
vào y tế xã sau một năm can thiệp ....................................................................... 89
iii


4.3.1. Hiệu quả mơ hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa vào y tế xã sau một
năm can thiệp ........................................................................................................ 89
4.3.2. Khả năng áp dụng mơ hình phịng chống UTCTC dựa vào y tế xã sau một
năm can thiệp ....................................................................................................... 97
4.4. Những khó khăn và hạn chế của nghiên cứu .............................................. 100
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102
1. Xây dựng và triển khai mơ hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa vào y tế
xã cho phụ nữ (15 – 49) tuổi tại xã Canh Hòa, huyện Vân Canh. ..................... 102
2. 2. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mơ hình phịng chống ung thư cổ tử
cung dựa vào y tế xã sau một năm can thiệp ..................................................... 103
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN
Acid Deoxyribonucleic
AFIX

Assessment/Feedback/Incentive/Exchange: đánh giá,
phản hồi, khuyến khích và trao đổi
BVSKBMTE&KHHGĐ Đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch giá gia
đình
CSSKSS
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CTC
Cổ tử cung
HIV
Human Immuno Deficiency Virus: Vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người
HPV
Human papilloma virus: Vi rút sinh u nhú ở người
HQCT
Hiệu quả can thiệp
HSV
Herpes simplex virus
IASR
Incidence Age-Standardized Rate: Tỷ suất mới mắc
được chuẩn hóa theo tuổi
LEEP
Loop electrosurgical excision procedure: kht chóp cổ
tử cung bằng vịng điện
MARS
Mortality Age-Standardized Rates: tỷ suất tử vong được
chuẩn hóa theo tuổi
NC
Nhóm chứng
NCT
Nhóm can thiệp

PATH
Program for Appropriate Technology in Health
Pap smear
Phương pháp sàng lọc tế bào
PVS
Phỏng vấn sâu
QHTD
Quan hệ tình dục
SCT
Sau can thiệp
SL
Số lượng
STDs
Các bệnh lây qua đường tình dục
TCT
Trước can thiệp
TCYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
TLN
Thảo luận nhóm
TTYT
Trung tâm y tế
UTCTC
Ung thư cổ tử cung
VIA
Visual inspection with acetic acid: Quan sát với axit
axetic
VILI
Visual Inspection with Lugol’s Iodine: Quan sát với
Lugol

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung ................................... 20
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu chính .............................................................. 35
Bảng 3.1. Phân bố phơi nhiễm với một số nguy cơ gây ung thư cổ tử cung của phụ
nữ 15-49 tại xã can thiệp Canh Hòa (n=300) ....................................................... 45
Bảng 3.2. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức liên quan ung thư cổ tử cung ..................... 46
Bảng 3.3. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung . 47
Bảng 3.4. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các biện pháp dự phòng ung thư cổ tử cung
.............................................................................................................................. 48
Bảng 3.5. Tỷ lệ phụ nữ biết các cách phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ............ 49
Bảng 3.6. Tỷ lệ phụ nữ biết các triệu chứng gợi ý ung thư cổ tử cung ............... 50
Bảng 3.7. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về HPV và vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử
cung ...................................................................................................................... 51
Bảng 3.8. Tỷ lệ phụ nữ thực hành tiêm vắc xin HPV trong vòng 1 năm trước điều tra
lần đầu................................................................................................................... 52
Bảng 3.9. Tỷ lệ khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm VIA trong
số phụ nữ khám phụ khoa trong vòng 1 năm trước điều tra lần đầu ................... 53
Bảng 3.10. Hiệu quả can thiệp về kiến thức liên quan ung thư cổ tử cung ......... 63
Bảng 3.11. Hiệu quả can thiệp kiến thức về các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung ... 65
Bảng 3.12. Hiệu quả can thiệp kiến thức về các biện pháp dự phòng ung thư cổ tử
cung ...................................................................................................................... 67
Bảng 3.13. Hiệu quả can thiệp kiến thức về các cách phát hiện sớm ung thư cổ tử
cung ...................................................................................................................... 69
Bảng 3.14. Hiệu quả can thiệp kiến thức về các triệu chứng gợi ý ung thư cổ tử
cung ...................................................................................................................... 71
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp kiến thức về HPV và tiêm vắc xin HPV............. 73
Bảng 3.16. Hiệu quả can thiệp hực hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng

kỹ thuật VIA trong số phụ nữ khám phụ khoa ..................................................... 74
Bảng 3.17. Hiệu quả can thiệp thực hành khám phụ khoa và tiêm vắc xin HPV ...... 77
vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế sinh ung thư cổ tử cung của Human Papilloma virus ................ 4
Hình 1.2. Tỷ suất mới mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung chuẩn hóa theo tuổi
trên thế giới ........................................................................................................... 5
Hình 2.1. Thiết kế can thiệp tổng thể ................................................................... 30
Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng ......... 31
Hình 3.1. Đặc điểm dân số học của phụ nữ 15-49 tuổi tại xã can thiệp Canh Hịa
và xã chứng Vĩnh Kim ......................................................................................... 44
Hình 3.2. Tỷ lệ phụ nữ thực hành khám phụ khoa trong vòng 1 năm trước điều tra
lần đầu .................................................................................................................. 52
Hình 3.3. Nguồn cung cấp thông tin cho phụ nữ về ung thư cổ tử cung trong vòng
1 năm trước điều tra lần 1 .................................................................................... 54
Hình 3.4. Mơ hình can thiệp phịng chống ung thư cổ tử cung cho phụ nữ (15-49)
tuổi dựa vào y tế xã .............................................................................................. 55
Hình 3.5. Chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung và chuyển tuyến tại y tế xã ... 57
Hình 3.6. Chương trình truyền thơng và đầu ra mong muốn trên đối tượng đích ..... 58

vii


MỞ ĐẦU
Cứ mỗi năm phút trơi qua lại có thêm ba phụ nữ trên thế giới tử vong do
ung thư cổ tử cung (UTCTC) [42]. Hàng năm ước tính vẫn cịn khoảng 500.000
trường hợp UTCTC mới được chẩn đốn và hàng triệu phụ nữ chưa tiếp cận được
với thông tin, dịch vụ phòng ngừa và điều trị UTCTC [67]. Ung thư cổ tử cung là

một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được ưu tiên can thiệp dự phòng và sàng lọc,
đặc biệt ở các nước đang phát triển [28].
Các hoạt động sàng lọc, điều trị tiền ung thư để dự phòng UTCTC đã được
đưa vào trong chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 20112020 với một chỉ tiêu rất rõ ràng là “Tỷ lệ phụ nữ (30-54 tuổi) được sàng lọc
UTCTC đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020”. Sau đó, Bộ Y tế đã ban
hành “Kế hoạch hành động quốc gia dự phịng và kiểm sốt UTCTC giai đoạn
2016-2025” [2]. Mặc dù vậy, kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch trên cịn
khá hạn chế; và các thơng tin về thực trạng, hiệu quả của các giải pháp cũng chưa
có nhiều đặc biệt ở các vùng khó khăn và đồng bào dân tộc.
Theo báo cáo của Bệnh viện K trong giai đoạn từ 2007-2011, người bệnh
UTCTC điều trị tại bệnh viện đa số ở giai đọan muộn (53,7% từ giai đoạn III trở
lên) [6]. Tại Bình Định tất cả người bệnh UTCTC đều nhập viện ở giai đoạn muộn
(71% từ giai đoạn III trở lên) [12]. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này
là các người bệnh đó chưa được khám sàng lọc định kỳ và việc phát hiện sớm
UTCTC bằng các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận cũng chưa được triển khai tại
Việt Nam; và nếu họ được phát hiện ở giai đoạn tiền UTCTC thì cũng chưa được
điều trị kịp thời và hiệu quả [6], [12]. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ
lệ phụ nữ từng làm xét nghiệm Pap smear (phương pháp sàng lọc tế bào) là rất
thấp, chỉ từ 4,8% đến 9,6% [3], [10], [15].
1


Ung thư cổ tử cung là bệnh gây chết người và chi phí điều trị cao nhưng có
thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được tiêm phòng,
phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư và điều trị kịp thời. Do khoảng thời gian hình
thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung (CTC) tương đối dài; mặt
khác CTC là bộ phận có thể trực tiếp thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các
can thiệp điều trị nên đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được phòng ngừa
bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư.
Kết quả của điều tra ngang về kiến thức và thực hành phòng UTCTC trên

1.200 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Bình Định và nghiên cứu định tính tại
xã Canh Hịa cho thấy những người ở nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, học
vấn thấp, đồng bào dân tộc thiểu số và ít tiếp cận với thơng tin về UTCTC thì có
kiến thức và thực hành phịng ngừa UTCTC thấp hơn [21]. Đây chính là cơ sở dữ
liệu ban đầu để từ đó nhóm nghiên cứu có thể thiết kế mơ hình khung lý thuyết đề
xuất cho Chương trình can thiệp để dự phịng và kiểm sốt UTCTC dựa vào y tế
xã. Kết quả của đề tài này sẽ góp phần cung cấp các bằng chứng cho công tác xây
dựng và triển khai những hoạt động phòng chống UTCTC của ngành y tế nói
chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Đề tài: “Xây dựng mơ hình can thiệp dự
phịng, sàng lọc và kiểm soát ung thư cổ tử cung của phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ (15-49) tuổi dựa vào y tế xã tỉnh Bình Định” với hai mục tiêu:
1. Xây dựng và triển khai mơ hình phịng chống ung thư cổ tử cung dựa vào
y tế xã cho phụ nữ (15 – 49) tuổi tại xã Canh Hòa, huyện Vân Canh.
2. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mơ hình phịng chống ung thư cổ
tử cung dựa vào y tế xã sau một năm can thiệp.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung
1.1.1. Khái niệm ung thư cổ tử cung
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ung thư là sự tăng trưởng khơng
được kiểm sốt và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính
của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một
cách vơ hạn, khơng tn theo các cơ chế kiểm sốt về phát triển của cơ thể [71].
Ung thư cổ tử cung được hình thành trong mơ CTC gây ra bởi việc nhiễm
vi rút sinh nhú ở người (Human Papilloma virus: HPV). Hầu hết các trường hợp
UTCTC đều bắt đầu từ vùng chuyển tiếp giữa cổ trong và cổ ngoài của CTC. Các

tế bào vùng chuyển tiếp bị tổn thương, nhiễm HPV và biến đổi dần dần, phát triển
thành các tổn thương tiền ung thư rồi UTCTC [1]. Có hai loại UTCTC chính là
ung thư tế bào biểu mơ vảy và ung thư tế bào tuyến. Khoảng 80% đến 90% ung
thư phát triển trong tế bào vảy bao phủ bề mặt vùng cổ ngoài CTC, thường bắt đầu
ở vùng chuyển tiếp. Ung thư tế bào tuyến CTC phát triển từ các tế bào trụ vùng cổ
trong CTC. Có tỷ lệ rất nhỏ UTCTC có các tổn thương của cả hai loại trên gọi là
UTCTC hỗn hợp [69].
Không phải tất cả các tổn thương tiền ung thư sẽ tiến triển thành UTCTC.
Phần lớn, các tổn thương này tự thối triển về bình thường hoặc không tiến triển
đến dạng nặng hơn mà không cần phải điều trị, nhưng ở một số phụ nữ các tổn
thương tiền ung thư sẽ tiến triển thành UTCTC. Do đó việc phát hiện sớm và điều
trị triệt để các tổn thương tiền UTCTC sẽ giúp ngăn ngừa hầu hết các trường hợp
UTCTC [67].
Cơ chế sinh UTCTC được mô tả tại hình 1.1.
3


Hình 1.1. Cơ chế sinh ung thư cổ tử cung của Human Papilloma virus [18]
1.1.2. Gánh nặng Ung thư cổ tử cung
1.1.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2018), tình hình mắc và tử
vong do UTCTC trên tồn thế giới được mơ tả tại hình 1.2.
Tỷ suất mới mắc UTCTC được chuẩn hóa theo tuổi (Incidence AgeStandardized Rate: IASR) trên 100.000 phụ nữ ở khu vực Châu Á và Châu Đại
Dương là 15,2; thấp nhất là Australia (4,9), cao nhất là Ấn Độ (27); Campuchia
(27,4); Mông Cổ (28) và Nepal (32). Tại các nước có thu nhập trung bình và thấp,
IASR xảy ra cao nhất là ở Đông Phi (Zimbabwe) và thấp nhất ở Tây Á. Gần 90%
trường hợp tử vong do UTCTC trên thế giới xảy ra ở các khu vực đang phát triển
trong đó 60.100 trường hợp ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin, 28.600 trường hợp ở
vùng Caribê và 144.400 trường hợp ở Châu Á [61].


4


Hình 1.2. Tỷ suất mới mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung chuẩn hóa theo
tuổi trên thế giới [42]
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới
tại Việt Nam [9]. Năm 2005, ước tính tỷ suất mắc UTCTC ở Việt Nam là 1624/100.000 phụ nữ [8]. Năm 2010, Việt Nam có 5.664 trường hợp UTCTC với
IASR là 13,6/100.000 phụ nữ [63]. Theo IARC (2012), tỷ suất mắc UTCTC tại
Việt Nam tương đương so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines,
Brunei [41]. Năm 2016, Việt Nam có khoảng 36,91 triệu phụ nữ từ 15 tuổi trở lên
có nguy cơ UTCTC [40]. Theo GLOBOCAN, năm 2018 Việt Nam có 4.177
5


trường hợp UTCTC mắc mới với IASR là 7,1/100.000 phụ nữ và trung bình mỗi
ngày có trên 11 người được phát hiện bị UTCTC; có 2.420 trường hợp tử vong do
UTCTC với tỷ suất tử vong được chuẩn hóa theo tuổi (Mortality Age-Standardized
Rates: MASR) là 4/100.000 phụ nữ [42]. Do đó, Việt Nam là một trong các quốc
gia có tỷ suất mắc UTCTC cao trên thế giới.
Phụ nữ Việt Nam bị UTCTC được tiếp cận với cơ sở y tế rất thấp và phần
lớn đến khám và điều trị đều ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân khám và điều trị tại
Bệnh viện K (2007-2011) đa số ở giai đoạn muộn (gần 70%), riêng UTCTC giai
đoạn III và IV chiếm đến 57,8% [6]. Tại Bình Định, 100% bệnh nhân UTCTC
nhập viện đều ở giai đọan muộn trong đó 53% giai đoạn IV, 29% giai đoạn III và
18% giai đoạn II [12].
1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

1.1.3.1. Vi rút sinh u nhú ở người: nguyên nhân cần thiết của ung thư cổ tử cung
Vi rút gây u nhú ở người (HPV) là một nhóm vi rút rất phổ biến trên tồn

thế giới. Hiện có hơn 150 loại HPV được phát hiện [1], [26] trong đó có ít nhất 13
loại gây loạn sản hoặc ung thư (được xem là loại có nguy cơ cao) [70]. Hầu hết
mọi người bị nhiễm HPV không lâu sau khi bắt đầu có quan hệ tình dục (QHTD)
[64], [68].
Ung thư cổ tử cung là do nhiễm khuẩn mắc phải với một số loại HPV qua
đường tình dục. Hai loại HPV (16 và 18) gây ra khoảng 70% các trường hợp
UTCTC và các tổn thương tiền UTCTC [26], [68], [70]. Ngay khi nhiễm HPV, hệ
thống miễn dịch của cơ thể thường loại bỏ các vi rút này nhưng nếu không loại trừ
được, các tế bào đích có thể phát triển thành ung thư trong khoảng thời gian nhất
định [1], [27]. Walboomers đã phát hiện hầu như tất cả phụ nữ bị UTCTC trên
toàn thế giới đều liên quan đến sự hiện diện của HPV (chiếm đến 99,7%) [64].
6


Vi rút sinh u nhú ở người gây biến đổi các tế bào CTC từ viêm nhiễm mạn
tính  loạn sản nhẹ  loạn sản vừa  loạn sản nặng  UTCTC; nhưng không
phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều tiến triển thành UTCTC [26], [68].
Nhiễm HPV dù bất kỳ nhóm nào cũng đều có khả năng tự lui bệnh và không để
lại di chứng. Hơn 50% các trường hợp loạn sản nhẹ có khả năng tự thối lui, 10%
các trường hợp loạn sản vừa và nặng có khả năng tiến triển nặng hơn trong khoảng
2-4 năm, khoảng 50% loạn sản nặng sẽ trở thành UTCTC [27], [40], [67].
Số mắc UTCTC ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện mắc HPV,
tỷ lệ này ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc. Võ Văn Kha phát hiện 92,9%
bệnh nhân UTCTC có HPV [13] và Nguyễn Đức Hinh tìm thấy tỷ lệ này là 91%
trong đó type 16 là 47% và type 18 là 21% [11]. Bùi Diệu và Vũ Thị Hoàng Lan
ghi nhận các type HPV nguy cơ là 80,6% [5]. Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm các type
HPV nguy cơ thấp thì thấp, từ 3% đến 12% [2], [5].
1.1.3.2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
- Nhóm các yếu tố hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản có

liên quan đến việc nhiễm HPV như QHTD lần đầu sớm, quan hệ ngoài hơn nhân,
nhiều bạn tình, viêm CTC mạn tính, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(STDs).
Quan hệ tình dục sớm làm tăng khả năng viêm nhiễm HPV do CTC chưa
phát triển hồn tồn, lớp biểu mơ chưa trưởng thành nên vi rút sẽ dễ dàng xâm
nhập và gây tổn thương CTC [26]. Theo báo cáo của TCYTTG, nguy cơ nhiễm
HPV và UTCTC khi lần đầu QHTD ở lứa tuổi 15 cao gấp 2 lần so với khi bắt đầu
sinh hoạt tình dục sau tuổi 20 [46].

7


Có thai lần đầu sớm, khoảng cách mang thai giữa hai lần ngắn, sẩy thai,
mang thai nhiều lần, đẻ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương nội biểu mô và
UTCTC là do những tác động cơ học, chấn thương, viêm nhiễm trong quá trình
sinh đẻ. Một số nghiên cứu cho thấy mang thai dưới 17 tuổi có nguy cơ gấp đơi
sau 25 tuổi[27], trước 22 tuổi có nguy cơ gấp 1,4 lần sau 22 tuổi [20]. Sinh trên 2
con có nguy cơ gấp 8,1 lần dưới 3 con [32], trên 4 con có nguy cơ 5,9 lần dưới 5
con [33], trên 6 con có nguy cơ gấp 3,8 dưới 7 con [43].
Nhiễm HPV với các tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục khác như
HIV, Herpes simplex virus (HSV) và Chlamydia trachomatis cũng liên quan với
UTCTC [49]. Các nghiên cứu ghi nhận rằng HSV-2 có thể kết hợp với nhiễm HPV
làm tăng nguy cơ UTCTC thông qua sự kích thích của đáp ứng viêm. Phụ nữ có
HIV dương tính có nguy cơ cao tổn thương tế bào vảy biểu mô CTC so với phụ
nữ với HIV âm tính. HIV làm thấp số lượng tế bào CD4 và sự nhiễm trùng có thể
liên quan đến tình trạng ức chế miễn dịch, những phát hiện này gợi ý tầm quan
trọng của các yếu tố miễn dịch của vật chủ trong việc gây UTCTC của HPV [58].
Chlamydia trachomatis cũng là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trị
đồng biến với HPV trong việc phát sinh UTCTC, nó làm giảm miễn dịch trung
gian tế bào của vật chủ [52].

Sử dụng bao cao su là yếu tố bảo vệ trong nhiễm HPV do đó giảm hình
thành tổn thương tiền UTCTC [25]. Nhóm phụ nữ sử dụng bao cao su để tránh
thai có tỷ lệ nhiễm HPV thấp [4] nhưng ln ln sử dụng bao cao su cũng chỉ
bảo vệ, phịng được khoảng 70% số ca nhiễm HPV [17].
Viên tránh thai được sử dụng để kiểm soát sinh đẻ bao gồm cả estrogen và
progesterone đã được phát hiện là có liên quan đến UTCTC trong hầu hết các
nghiên cứu dịch tễ học [47]. Số liệu phân tích gộp từ nghiên cứu của IARC trong
8


số phụ nữ dương tính với HPV đã ghi nhận nguy cơ UTCTC tăng gấp 4 lần nếu
những người này sử dụng viên tránh thai đến 5 năm hoặc hơn [51]. Hơn nữa, các
hormon steroid đóng vai trị quan trọng trong việc khởi phát và tiến triển của bệnh.
Phụ nữ sử dụng Estradiol đã được báo cáo là làm tổn thương tế bào vảy của biểu
mô và cuối cùng là dẫn đến loạn sản CTC; những hormon này đóng vai trò gián
tiếp ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch [33]. Các hormon trong các viên tránh thai
có thể làm tăng tính nhạy cảm của tế bào CTC với nhiễm HPV [39].
- Nhóm các yếu tố kinh tế, văn hóa, dinh dưỡng và lối sống:
Thiếu các chất dinh dưỡng cũng được xem là một yếu tố liên quan đến
UTCTC do HPV. Những người ở tầng lớp kinh tế - xã hội thấp thường không nhận
thức được chế độ ăn của họ và đối mặt với tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng
rồi tình trạng này sẽ gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Chế độ ăn với anti-oxidants,
Vitamin A, Vitamin C và Vitamin E được thấy là có hiệu quả bảo vệ chống lại
UTCTC. Nồng độ Vitamin A trong huyết thanh thấp có thể phối hợp với nguy cơ
phát sinh loạn sản tế bào biểu mô CTC. Các retinoids ức chế sự phát triển của khối
u bằng cách ức chế sự thâm nhiễm. Vitamin C tác động như là chất antioxidant
trong các phản ứng hydro hóa. Chúng có khả năng ức chế sự chuyển tế bào sang
hình thái ác tính và làm giảm sự tổn thương chromosome tế bào [66].
Hút thuốc lá cũng được xem là yếu tố nguy cơ UTCTC [31]. Khói thuốc lá
chứa hơn 4.000 chất hóa học bao gồm các chất gây ung thư như hydrocarbon thơm

đa vòng, benzo và các N-nitrosamine bay hơi. Việc phơi nhiễm với khói thuốc lá
được ghi nhận là yếu tố nguy cơ môi trường dẫn đến nhiều loại ung thư như phổi,
thực quản, gan và UTCTC [55]. Các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được
tìm thấy trong chất nhầy và trong tế bào biểu mô CTC của những người hút thuốc
[24]. Việc hút thuốc lá dẫn đến sự phơi nhiễm trực tiếp DNA trong các tế bào biểu
9


mô CTC với nicotine, cotinine và sự phơi nhiễm với các sản phẩm chuyển hóa làm
giải phóng các hydrocarbon khơng thơm đa vịng và các amine khơng thơm. Các
bất thường liên quan đến việc hút thuốc làm yếu đi hệ thống miễn dịch ngoại biên
bao gồm việc không cân bằng trong việc sản xuất các cytokine chống viêm và tiền
cytokine [74]. Các nghiên cứu trên cho thấy hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ
của nhiễm trùng vi rút và sự xuất hiện khối u ở các cá thể hút thuốc lá.
- Nhóm các yếu tố khác: tuổi, chủng tộc, di truyền:
Một số yếu tố nguy cơ khác của UTCTC cũng được đề cập như phụ nữ
sống ở các vùng có thu nhập thấp và trung bình. Trình độ văn hóa thấp, ý thức vệ
sinh cá nhân kém làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sinh dục, một yếu tố khởi nguồn
cho những tổn thương dị sản, loạn sản. Mức sống thấp đã làm giảm khả năng tiếp
cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), phụ nữ khơng đi khám, theo
dõi và sàng lọc UTCTC kịp thời...do đó không phát hiện sớm các tổn thương tiền
ung thư để có điều trị kịp thời, làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC.
Ung thư cổ tử cung khác nhau ở các nhóm tuổi. Theo TCYTTG, UTCTC
ít gặp ở người dưới 30 tuổi, độ tuổi mắc phổ biến nhất từ 35- 40 tuổi trở lên. Với
những người dưới 30 tuổi có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn nhưng tiến triển thành
UTCTC sẽ phổ biến từ sau nhóm tuổi đó.
Ung thư cổ tử cung có sự khác biệt ở một số nhóm chủng tộc. Thống kê tại
Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc UTCTC cao nhất ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha; phụ nữ da
đen có tỷ lệ UTCTC cao gấp 2 lần so với phụ nữ da trắng, tỷ lệ tử vong do UTCTC
ở phụ nữ da đen cao gấp đơi mức trung bình quốc gia và người gốc Tây Ban Nha

cũng có tỷ lệ tử vong trên mức trung bình. Giải thích cho vấn đề này có một phần
liên quan đến việc tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và phát hiện sớm UTCTC cịn
hạn chế ở nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số [50], [67].
10


Mặc dù có rất nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến UTCTC, các yếu tố di
truyền cũng có vai trò trong việc phát sinh bệnh [29], [57]. Các yếu tố này có thể
phân làm 3 nhóm, đó là các gen sửa chữa AND, các gen ức chế khối u và các gen
phát sinh khối u. Một nghiên cứu năm 2013 đã xác định 2 loci nguy cơ mới liên
quan với UTCTC là 4q12 và 17q12 [53]. Các gen liên quan đến đáp ứng miễn dịch
như TNFA, HLA, IL12A, IL12B, IFNG, IL‑10 và CTLA-4 đã tìm thấy là có liên
quan đến UTCTC ở quần thể người châu Á và da trắng [72]. Các gen về chuyển
hóa trong ung thư như G6PD, TKTL1, GLUT1 and PGI/AMF trong q trình
chuyển hóa glucid, ACC1, ACLY and FAS trong quá trình tổng hợp lipid và
RRM1, TYMS và RRM2 liên quan đến tổng hợp nucleotid. Tất cả các gen này
đóng vai trị quan trọng trong việc tiến triển của khối u và hấu hết các gen này
chiếm tỷ lệ cao ở người bệnh ung thư [37]. Sự thiếu hụt các gen ức chế khối u
(p53, pRb) và hoạt hóa các gen sinh ung thư (PIK3CA, Ras và EGFR) đóng vai
trị quan trọng trong việc phát sinh UTCTC. Một số nghiên cứu cho thấy một số
đột biến gen như PTEN, STK11, TP53, PIK3CA and KRAS 4-7, liên quan đến
phát sinh UTCTC [53].
1.2. Các can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung
1.2.1. Các can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung ở nước ngoài
1.2.1.1. Hoạt động tiêm vắc xin
Australia là quốc gia đi đầu trong chương trình tiêm vắc xin HPV với gần
80% các em gái được tiêm chủng và khoảng 75 - 80% phụ nữ dưới 26 tuổi được
tiêm kể tử năm 2008. Hiệu quả của chương trình thể hiện qua giảm tỷ lệ mắc bệnh
sùi mào gà sinh dục (gần 50%) trong nhóm phụ nữ dưới 28 tuổi và trong nhóm
nam giới có QHTD khác giới dù khơng được tiêm phịng. Chính phủ Úc quyết

định đưa nhóm nam trong độ tuổi 12 - 13 vào đối tượng tiêm phòng vắc xin quốc
11


gia kể từ năm 2013. Chương trình tiêm phịng vắc xin có hệ thống đăng ký tiêm
phịng thu thập thơng tin để đánh giá tác động của chương trình thơng qua tỷ lệ
phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường và HPV liên quan đến ung
thư, trong đó có UTCTC. Cả chương trình tiêm phịng vắc xin và hệ thống đăng
ký đều có trang web cung cấp đầy đủ thông tin cho cộng đồng [2].
Malaysia cấp phép cho cả hai loại vắc xin HPV vào các năm 2006 và 2007
nhưng chỉ được triển khai tại các trung tâm y tế (TTYT) tư nhân. Năm 2010,
chương trình tiêm phòng HPV quốc gia được triển khai, cung cấp vắc xin HPV
miễn phí cho trẻ em gái trên 13 tuổi nếu được cha mẹ đồng ý tại trường học (cả
trường công và trường tư). Bộ Y tế công cộng Malaysia đã đứng ra thương thảo
với các nhà sản xuất và cung cấp vắc-xin với số lượng lớn và đã đạt được thành
công khi thỏa thuận giá cho mỗi liều vắc-xin giảm xuống còn 14-15 USD và còn
tiếp tục giảm nữa. Phân tích về chi phí hiệu quả được thực hiện tại Malaysia trong
năm 2007 - 2008 chứng minh rằng chi phí điều trị UTCTC cao hơn chi phí dự
phịng thơng qua chương trình tiêm chủng [2].
Cả hai loại vắc xin Gardasil và Cervarix được cấp phép và có mặt tại Việt
Nam từ năm 2009 mặc dù chưa đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Việt
Nam có chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia rất thành công. Vắc xin được
cung cấp qua chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia dưới sự quản lý của Bộ
Y tế và triển khai bởi nhiều bên liên quan khác nhau ví dụ như Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, Viện vệ sinh dịch tễ khu vực, TTYT dự phòng và Trạm y tế [2].
1.2.1.2. Hoạt động sàng lọc
Australia có chương trình sàng lọc tế bào CTC quốc gia rất hiệu quả từ năm
1991. Chương trình triển khai sàng lọc tế bào 2 năm/lần (kèm theo hệ thống theo
dõi, nhắc nhở) cho phụ nữ từ 18 - 69 tuổi (hoặc sau khi có QHTD được 2 năm),
12



trong đó bao gồm phụ nữ đã được tiêm phịng HPV. Xét nghiệm HPV chỉ áp dụng
cho người đã điều trị tổn thương tiền ung thư, sau đó có thể tiếp tục được soi và sinh
thiết CTC. Chương trình đã có hiệu quả làm giảm tỷ lệ hiện mắc UTCTC ở tất cả
các nhóm tuổi (từ 12,7 xuống cịn 4,9 trên 100.000 phụ nữ), là một trong những
quốc gia có tử vong do UTCTC thấp nhất trên thế giới (1,4/100.000 phụ nữ) [2].
Chương trình sàng lọc UTCTC tại Malaysia được triển khai từ năm 1969,
và hiện là chương trình cơ hội sử dụng xét nghiệm tế bào CTC truyền thống 3
năm/lần cho phụ nữ có QHTD từ 20 - 65 tuổi. Chương trình khuyến nghị phụ nữ
làm xét nghiệm tế bào CTC 2 lần với kết quả bình thường tiếp tục sàng lọc 3
năm/lần. Phụ nữ có thể làm xét nghiệm tế bào CTC tại bệnh viện công và các dịch
vụ y tế cơng khác miễn phí, nhưng cũng có thể thực hiện tại các phòng khám tư,
bệnh viện quân đội và các tổ chức phi chính phủ. Năm 2005, có khoảng 69% xét
nghiệm tế bào CTC là do cơ sở y tế công thực hiện và khoảng 20,6% được thực
hiện tại phịng khám tư [2].
1.2.1.3. Hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe
Tại Australia, chương trình truyền thơng và giáo dục sức khỏe tại trường
học được triển khai tùy theo bang, thường bao gồm các chủ đề về sức khỏe tình
dục trong đó có bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chiến lược truyền thơng đại
chúng cũng được sử dụng để tăng kiến thức của người dân về tiêm phịng vắc xin
và chương trình sàng lọc UTCTC [2].
Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại Malaysia được triển khai
trong chương trình quốc gia về kiểm sốt ung thư bao gồm nâng cao kiến thức về
HPV, UTCTC, thay đổi hành vi để có lối sống lành mạnh. Tiêm phịng vắc xin và
sàng lọc sớm. Các kênh truyền thơng chính bao gồm các phương tiện truyền thơng
đại chúng, bảng tin điện tử, tờ rơi và poster [2].
13



1.2.2. Các can thiệp dự phịng, kiểm sốt ung thư cổ tử cung ở Việt Nam
1.2.2.1. Hoạt động tiêm vắc xin
Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia (cùng với Ấn Độ, Peru và Uganda) tham gia
vào chương trình tồn cầu và toàn diện về UTCTC, giảm UTCTC qua tiêm vắc
xin, sàng lọc và điều trị UTCTC. Chương trình này do quỹ Bill & Melinda Gates
Foundation tài trợ, được PATH (Program for Appropriate Technology in Health)
triển khai cùng với các đối tác khác như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Vụ
Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế. Vắc xin Gardasil được triển khai bởi Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia theo hai
chiến lược: tiêm chủng tại trường học cho học sinh lớp 6 (có theo dõi tại cộng
đồng) và tiêm chủng tại trạm y tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở khu vực thành thị, nông
thôn và miền núi. Tổng số có trên 6.400 trẻ em gái đã nhận được ít nhất 1 liều vắc
xin. Mỗi chiến lược có sự quan tâm và chú ý khác nhau do ưu nhược điểm của
chúng, nhưng nhìn chung các bên liên quan đều chấp nhận và độ bao phủ lớn,
khoảng 94% trẻ em gái được tiêm chủng đầy đủ trong năm thứ hai triển khai nếu
tiêm tại trường học (năm đầu tiên đạt 83%) và 98% tại cơ sở y tế khi triển khai
năm thứ 2 (93% trong năm đầu tiên). Phịng chống ung thư là lý do chính khiến
bố mẹ, cán bộ y tế, giáo viên và các em gái chấp nhận và tham gia vào chương
trình [2].
Vắc xin HPV hiện đang được cung cấp dưới dạng vắc xin dịch vụ cho trẻ
em nữ và phụ nữ trong độ tuổi 9-26 với liệu trình 3 mũi tiêm trong vịng 6 tháng.
Tính đến tháng 12/2015 đã có khoảng 514.000 liều vắc-xin Cervarix và 811.000
liều vắc-xin Gardasil được nhập vào Việt Nam, số phụ nữ được tiêm ước tính là
350.000 - 400.000 phụ nữ. Chi phí cho liệu trình 3 mũi tiêm khoảng 2.400.000 đến
4.000.000 đồng [2].
14


1.2.2.2. Hoạt động sàng lọc
Tại Việt Nam hoạt động dự phịng và kiểm sốt UTCTC được triển khai

thực hiện với quy mô nhỏ lẻ tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh từ
những năm 1970-1980 bằng xét nghiệm tế bào CTC. Cuối những năm 1990, tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình sàng lọc UTCTC do Dự án phòng
chống UTCTC Việt - Mỹ triển khai, cũng dựa vào xét nghiệm tế bào CTC. Sàng
lọc và điều trị UTCTC cũng là vấn đề được đưa vào Chiến lược Quốc gia về chăm
sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu tăng “Tỷ lệ cơ sở y tế
cung cấp chẩn đoán sớm” lên 50% (mục tiêu 5). Chiến lược kiểm soát ung thư
Quốc gia 2008 - 2010 cũng có mục tiêu tăng “Tỷ lệ chẩn đoán ung thư ở giai đoạn
sớm từ 20% - 30% tăng lên 50%” trong Chương trình Kiểm soát Ung thư Quốc
gia giai đoạn (2010 - 2020). Tuy nhiên chưa có kế hoạch triển khai chi tiết và thiếu
nhân lực cũng như tài chính để thực hiện các chiến lược này. Hệ thống các phòng
xét nghiệm tế bào CTC chỉ sẵn có ở tuyến tỉnh và tuyến trung ương, ở tuyến huyện
là không đáng kể. Đội ngũ nhân lực được đào tạo cịn thiếu thốn và cơng tác đảm
bảo chất lượng tại các đơn vị xét nghiệm này chưa được chú trọng, kết quả là sàng
lọc UTCTC chưa được triển khai trên diện rộng. Từ tháng 3/2009 - 3/2011, Vụ
Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế và Tổ chức PATH đã triển khai Dự án “Tăng
cường dự phòng thứ cấp UTCTC tại Việt Nam” tại 3 Tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên
- Huế và Cần Thơ. Trong khuôn khổ Dự án, VIA được sử dụng để sàng lọc tổn
thương CTC tại tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã. Các trường hợp bất thường
phát hiện được xử trí theo quy định, trong đó phần lớn được điều trị ngay hoặc trì
hỗn ngắn tại tuyến huyện bằng phương pháp áp lạnh CTC. Các trường hợp vượt
quá chỉ định điều trị áp lạnh được chuyển lên tuyến tỉnh/trung ương và được điều
trị với phương pháp LEEP (Loop electrosurgical excision procedure: khoét chóp
15


cổ tử cung bằng vịng điện). Tổng số có 38.187 phụ nữ trong độ tuổi 30-49 tuổi
được sàng lọc bằng VIA, trong đó tỷ lệ VIA dương tính là 3%. Đánh giá định
lượng và định tính cho thấy triển khai VIA có nhiều thuận lợi và được đón nhận
dễ dàng cả từ phía ngành y tế lẫn khách hàng. Năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành

“Hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp
UTCTC” [1], bổ sung cho Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS được Bộ
Y tế ban hành năm 2009. Hướng dẫn này giúp điều chỉnh các dịch vụ y tế nhằm
giải quyết các nhu cầu về sàng lọc, dự phòng và điều trị tổn thương tiền ung thư
để dự phòng thứ cấp UTCTC lồng ghép trong cung cấp dịch vụ CSSKSS. Hướng
dẫn trên cũng đã giúp cho nhiều tỉnh triển khai công tác sàng lọc UTCTC bằng
cách phối hợp giữa Pap smear và xét nghiệm VIA ở tất cả 3 tuyến y tế [2].
Trong giai đoạn 2010 -2015, nhiều đối tác quốc tế và tổ chức phi chính phủ
tại Việt Nam như UNFPA, PATH, GIZ, Marie Stopes International… đã trực tiếp
hoặc gián tiếp hỗ trợ cho một số tỉnh triển khai các chương trình sàng lọc UTCTC
và xử trí các trường hợp bất thường được phát hiện. Các chương trình này đã đạt
được hiệu quả nhất định và đã rút ra được một số bài học hữu ích trong q trình
triển khai [2].
1.2.2.3. Hoạt động truyền thơng
Tại Việt Nam chưa có chương trình truyền thơng giáo dục sức khỏe dành
riêng cho UTCTC mà chủ yếu là truyền thơng phịng chống ung thư chung. Trong
giai đoạn 3 năm (2008-2010), cơng tác truyền thơng phịng chống ung thư tại 6
tỉnh thí điểm đã đạt được kết quả rất tốt. Tỷ lệ người dân hiểu biết về nguy cơ và
phòng chống ung thư tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ biết về nguyên nhân/yếu tố
nguy cơ gây ung thư còn thấp. Thái độ của người dân khá tích cực đối với cơng
tác phịng chống ung thư [11].
16


×