Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Ảnh hưởng của bạo lực học đường qua mạng đối với sức khoẻ thể chất, tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 167 trang )

TRUNG ƯƠNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
HỘI THẦY THUỐC TRẺ VIỆT NAM
***

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA MẠNG
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ THỂ CHẤT, TÂM THẦN
CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Mã số: ĐT.KXĐTN.20-10

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Xuân Bách

Hà Nội, 2020


TRUNG ƯƠNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
HỘI THẦY THUỐC TRẺ VIỆT NAM
***

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA MẠNG
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ THỂ CHẤT, TÂM THẦN
CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Mã số: ĐT.KXĐTN.20-10

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài



(ký, họ tên, đóng dấu)

(ký, họ tên)

Trần Xuân Bách

Hà Nội, 2020


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

STT Họ và tên, học hàm học vị

Tổ chức công tác

1

PGS.TS Trần Xuân Bách

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

2

ThS. Nguyễn Tất Cương

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

3


ThS. Hà Hải Giang

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

4

ThS. Nguyễn Thị Lan Hương

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

5

BS. Phạm Quang Hải

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

6

CN. Phan Thanh Hải

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

7

ThS. Vũ Thu Giang

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

8


CN. Hoàng Linh Chi

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

9

CN. Vũ Gia Linh

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

10

ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích và mục tiêu đề tài .................................................................................. 2
3. Hướng tiếp cận của đề tài ...................................................................................... 3
4. Khung phân tích của nghiên cứu ........................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng ...................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA MẠNG VỚI SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TÂM
THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN .............................................................................. 14
1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 14

1.2. Thực trạng về bạo lực học đường và bạo lực học đường qua mạng trên thế giới
và tại Việt Nam ....................................................................................................... 23
1.3. Đặc điểm của những người có trải nghiệm bạo lực học đường qua mạng ...... 28
1.4. Mối liên hệ giữa bạo lực qua mạng và sức khỏe.............................................. 31
Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA MẠNG VÀ ẢNH
HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN Ở HỌC SINH ............. 36
2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 36
2.2. Thực trạng bạo lực học đường qua mạng ở thanh thiếu niên .......................... 37
2.3. Ảnh hưởng của bạo lực học đường qua mạng với sức khỏe thể chất và tâm
thần của thiếu niên................................................................................................... 48
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA MẠNG VÀ ẢNH
HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN Ở SINH VIÊN ............ 58
3.1. Thông tin chung ............................................................................................... 58
3.2. Thực trạng bạo lực học đường qua mạng ở thanh niên sinh viên .................... 59
3.3. Ảnh hưởng của bạo lực học đường qua mạng với sức khỏe thể chất và tâm
thần của thanh niên lứa tuổi học đường .................................................................. 69


Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................... 75
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT CHÍNH SÁCH ĐỂ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH
TRẠNG BẠO LỰC QUA MẠNG Ở THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM ............ 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 87
ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 94


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 6

Bảng 2. Các thông tin thu thập trên từng đối tượng.................................................. 7
Bảng 2.1. Thông tin chung của đối tượng thiếu niên là học sinh THCS ................ 36
Bảng 2.2. Phản ứng của nạn nhân của bạo lực qua mạng (n = 56) ......................... 40
Bảng 2.3. Phản ứng với hành vi bạo lực qua mạng quan sát thấy (n = 137) .......... 42
Bảng 2.4. Tỷ lệ nạn nhân bạo lực qua mạng theo đặc điểm xã hội và mức độ hỗ trợ
(n=484) .................................................................................................................... 43
Bảng 2.5. Tỷ lệ người chứng kiến bạo lực qua mạng theo đặc điểm xã hội và mức
độ hỗ trợ của thiếu niên (n=484) ............................................................................. 45
Bảng 2.6. Yếu tố liên quan đến nạn nhân và chứng kiến bạo lực qua mạng .......... 46
Bảng 2.7. Các yếu tố liên quan đến phản ứng của học sinh khi quan sát thấy bạo
lực qua mạng ........................................................................................................... 47
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của bạo lực mạng đối với đối tượng trẻ vị thành niên là nạn
nhân (n=56) ............................................................................................................. 49
Bảng 2.9. Các vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thiếu niên là
nạn nhân và không phải nạn nhân bạo lực qua mạng ............................................. 50
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa chứng kiến bạo lực qua mạng và các vấn đề sức
khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thiếu niên .............................................. 51
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa nạn nhân bạo lực mạng, hỗ trợ xã hội và sức khỏe
tâm thần và chất lượng cuộc sống ........................................................................... 51
Bảng 2.12. Tác động của hỗ trợ xã hội tới mối quan hệ giữa nạn nhân bạo lực qua
mạng với sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của trẻ vị thành niên ......... 55
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng thanh niên sinh viên ............................. 58
Bảng 3.2. Phản ứng và thái độ khi chứng kiến bị bạo lực qua mạng của ............... 62
Bảng 3.3. Phân bố nạn nhân bạo lực qua mạng theo đặc điểm xã hội.................... 63
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ chứng kiến bạo lực qua mạng theo đặc điểm xã hội ........ 64
Bảng 3.5. Yếu tố liên quan đến số hành vi bạo lực qua mạng mà thanh niên là nạn
nhân và người quan sát ............................................................................................ 65
Bảng 3.6. Yếu tố liên quan đến các phản ứng với bạo lực qua mạng ..................... 67



Bảng 3.7. Ảnh hưởng của bạo lực mạng đối với đối tượng thanh niên .................. 70
Bảng 3.8. Các vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở thanh niên giữa nạn
nhân và không phải nạn nhân bạo lực qua mạng .................................................... 71
Bảng 3.9. Các vấn đề chất lượng cuộc sống ở thanh niên giữa nạn nhân và không
chứng kiến bạo lực qua mạng ................................................................................. 72
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nạn nhân bạo lực mạng và chất lượng cuộc sống ở
thanh niên ................................................................................................................ 73
DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ
Hình 1. Khung phân tích của nghiên cứu.................................................................. 4
Hình 2. Tác động tới bạo lực qua mạng theo các cấp ............................................. 20
Hình 2.1. Mơ hình phương trình cấu trúc SEM về mối quan hệ giữa nạn nhân bạo
lực qua mạng, sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống, và hỗ trợ xã hội
(RMSEA=0,071; CFI=0,948; SRMR=0,054) ......................................................... 54
Biểu đồ 2.1. Trải nghiệm nạn nhân và người quan sát hành vi bạo lực qua mạng ở
học sinh Trung học cơ sở 37
Biểu đồ 2.2. Số lượng hành vi bạo lực qua mạng đã trải qua ở thiếu niên ............. 39
Biểu đồ 3.1. Trải nghiệm nạn nhân và người quan sát hành vi bạo lực qua mạng ở
thanh niên sinh viên................................................................................................. 59
Biểu đồ 3.2. Số lượng hành vi bạo lực qua mạng đã trải qua ở thanh niên ............ 60


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHĐ

Bạo lực học đường

CLCS

Chất lượng cuộc sống


TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực qua mạng là một hình thức bạo lực được hình thành và lan rộng cùng
với sự phát triển của Internet và công nghệ [1]. Bạo lực qua mạng là việc làm tổn
thương, quấy rối, đe dọa hoặc làm hại người khác có chủ đích thơng qua các cơng
cụ cơng nghệ thông tin và truyền thông số, bao gồm gửi tin nhắn quấy rối (qua văn
bản hoặc Internet), đăng bình luận miệt thị trên trang mạng xã hội, đăng hình ảnh,
đoạn phim gây ảnh hưởng xấu hoặc làm nhục người khác mà khơng có sự đồng ý
của họ [2, 3]. Khơng giống như các hình thức bạo lực theo kiểu truyền thống tiếp
xúc trực tiếp, bạo lực trên mạng đặc biệt ở chỗ nó có thể tiếp cận đối tượng khơng
giới hạn về mặt thời gian và không gian, không hạn chế số lượng người tham gia
bạo lực [4], cũng như có thể lưu giữ nội dung bạo lực lâu hơn, và khó có thể theo
dõi và giám sát [5]. Hơn nữa, những người thực hiện hành vi bạo lực trên mạng có
thể khơng thấy được nạn nhân, khơng cảm nhận được sự tổn thương của nạn nhân
và không hiểu được hết hậu quả mà nạn nhân phải chịu [4].
Bạo lực qua mạng trong lứa tuổi học sinh, sinh viên là một tình trạng phổ biến
trên thế giới, mặc dù tỷ lệ nạn nhân bạo lực mạng dao động không đồng nhất giữa
các nước do việc định nghĩa về bạo lực mạng cũng khác nhau. Trên thế giới, tỷ lệ
nạn nhân của bạo lực qua mạng dao động trong khoảng từ 4% - 72% [6, 7], với
mức trung bình là 20% - 40% thanh thiếu niên báo cáo là nạn nhân của bạo lực qua
mạng [8]. Mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực qua mạng khác nhau cũng
khác nhau, dao động từ 3% - 36 % [1, 9]. Một nghiên cứu trên 3767 học sinh trung
học tại Mỹ cho thấy 11% học sinh bị bạo lực qua Internet và 7% có hành vi bạo lực
bạn bè cũng như là nạn nhân của bạo lực trên mạng ít nhất một lần trong vòng vài
tháng trước thời điểm nghiên cứu [3]. Một nghiên cứu gần đây về thanh thiếu niên

Hàn Quốc cho thấy 34% học sinh được hỏi có liên quan đến bạo lực trên mạng với
tư cách là kẻ bạo lực (6,3%), nạn nhân (14,6%), hoặc cả kẻ bạo lực và nạn nhân
(13,1%) [10]. Mặc dù sự khác biệt là đáng kể, các nghiên cứu cho thấy rằng bạo
lực trên mạng phổ biến ở thanh thiếu niên và học sinh sinh viên.
1


Mối liên quan giữa bạo lực mạng và sức khỏe của thanh niên đã được chỉ ra qua
các nghiên cứu trên thế giới. Khả năng mắc các bệnh tâm thần và cảm giác tiêu cực
(cô đơn, bất lực, v.v.) ở thanh thiếu niên liên quan đến bạo lực trên mạng cao hơn
đáng kể so với những người không bị bạo lực [11]. Nạn nhân cho biết mối quan hệ
có thể bị gián đoạn do không thể làm rõ thủ phạm là ai, thậm chí có thể chính là
người thân hoặc bạn bè của nạn nhân [1, 12]. Bạo lực mạng liên quan mật thiết đến
việc hình thành ý tưởng, hành vi và nỗ lực tự sát [13, 14]. Các nghiên cứu cũng
cho thấy, các vấn đề về sức khỏe thể chất (đau đầu, đau bụng, kém ăn, rối loạn giấc
ngủ, các vấn đề về da) cũng có nhiều khả năng xảy ra ở thanh thiếu niên có liên
quan đến bạo lực mạng (bao gồm cả thủ phạm và nạn nhân) hơn những đối tượng
khác [15-17].
Mặc dù nghiên cứu về bạo lực mạng phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam, tình
trạng này cịn ít được quan tâm. Một nghiên cứu trên đối tượng học sinh tại Hà Nội
cho thấy, tỷ lệ trải qua ít nhất một loại bạo lực mạng là 45,1% [18]. Loại bạo lực
trên mạng phổ biến nhất là bị chế giễu. Thời gian trung bình hàng ngày dành cho
Internet cho thấy mối liên hệ giữa phản ứng liều lượng với nguy cơ bị tấn công
mạng [18]. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện trên trên cỡ mẫu nhỏ trên một địa
phương và chưa mang tính hệ thống. Do đó, việc bổ sung những cơ sở, lý luận và
thực tiễn về thực trạng bạo lực học đường qua mạng của thanh thiếu niên tại Việt
Nam là cần thiết nhằm đánh giá được mức độ phổ biến của bạo lực qua mạng và
ảnh hưởng của nó tới sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của nạn
nhân, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi thanh thiếu niên có cơ hội tiếp xúc với
Internet nhiều hơn. Với những lý do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Ảnh hưởng của bạo lực học đường qua mạng đối với sức khỏe thể chất, tâm
thần của thanh niên Việt Nam”.
2. Mục đích và mục tiêu đề tài
Mục đích:
Đề tài được tiến hành nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng
bạo lực qua mạng trên đối tượng học đường (bao gồm học sinh và sinh viên) và tác
2


động của hình thức bạo lực này tới tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần của
thanh thiếu niên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đề xuất những giải pháp và
can thiệp phù hợp, hỗ trợ giảm thiểu tỷ lệ bạo lực học đường qua mạng trong
tương lai trên nhóm đối tượng thanh thiếu niên và học sinh sinh viên.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng bạo lực học đường qua mạng
và tác động tới sức khỏe thể chất và tâm thần của thanh thiếu niên
2. Mô tả thực trạng bạo lực qua mạng ở lứa tuổi học đường (học sinh và sinh viên)
tại Việt Nam
3. Phân tích tác động của bạo lực qua mạng tới sức khỏe thể chất và tâm thần của
học sinh và sinh viên tại Việt Nam
4. Đề xuất một số chính sách, giải pháp giúp giảm thiểu tác động của bạo lực qua
mạng tớ sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh và sinh viên tại Việt Nam
3. Hướng tiếp cận của đề tài
Đề tài tiến hành dựa trên nhiều cách tiếp cận để giải quyết mục tiêu nghiên cứu
bao gồm:
˗ Tiếp cận hệ thống: nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng bạo lực học đường
qua mạng trên đối tượng thanh thiếu niên Việt Nam theo các đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau. Phân tích hệ thống chính sách và chương trình hành động từ
trung ương đến địa phương và nhà trường để có cái nhìn tổng quan, toàn diện và
hệ thống về thực trạng hiện tại và tác động của các chính sách trong phịng
chống bạo lực học đường qua mạng trên thanh thiếu niên.

˗ Tiếp cận dựa trên Y học: Tiếp cận y học được vận dụng dưa trên nền tảng
những lý thuyết và thực tiễn chuyên sâu về xã hội học, dịch tễ học, sinh lý học,
từ đó có thể cung cấp cách nhìn bao quát về các phương pháp giúp đánh giá thực
trạng bạo lực qua mạng, cũng như ảnh hưởng của những hành vi này tới sức
khỏe của thanh thiếu niên Việt Nam.
˗ Tiếp cận dựa trên Xã hội học: Tiếp cận xã hội học giúp đi sâu vào các yếu tố
bên trong và bên ngồi có thể ảnh hưởng tới tình trạng bạo lực qua mạng ở
3


thanh thiếu niên. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp xã hội
học như điều tra bằng bảng hỏi trong thu thập thơng tin, phân tích và viết báo
cáo.
˗ Tiếp cận dựa vào bằng chứng: Trong đề tài này, số liệu được thu thập từ các
cuộc điều tra, từ các số liệu sơ cấp tình trạng bạo lực học đường qua mạng. Dựa
trên cơ sở các số liệu này, một số giải pháp, mơ hình được khuyến nghị nhằm
giảm thiểu tác động của bạo lực học đường qua mạng trên thanh thiếu niên.
4. Khung phân tích của nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ triển khai theo khung phân tích
nghiên cứu như sau:
Đặc điểm cá
nhân của thanh
thiếu niên
- kinh tế - xã
hội, nhân cách
- Nhận thức và
thái độ về bạo
lực qua mạng

Tác động của

bạo lực học
đường qua
mạng tới sức
khỏe thể chất,
tâm thần của
thanh thiếu
niên

Tình
trạng
bạo lực
học
đường
qua
mạng

Đặc điểm của xã
hội
- Hỗ trợ xã hội
từ phía gia đình,
bạn bè, nhà
trường

Đề
xuất,
khuyến
nghị
giải
pháp


Hình 1. Khung phân tích của nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (Mục tiêu 1)
Nghiên cứu tiến hành thu thập, hệ thống hóa, xử lý, phân tích các tài liệu, số liệu
sẵn có từ các nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ kế thừa
4


những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm, tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của
các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và Việt Nam.
5.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu (Mục tiêu 2-3)
5.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là bạo lực qua mạng và tác động của bạo
lực qua mạng tới sức khỏe thể chất, tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa bạo lực học đường qua mạng ở thanh thiếu
niên là tình trạng bạo lực qua mạng ở lứa tuổi học đường, bao gồm lứa tuổi học
sinh và sinh viên từ 11 đến 22 (hoặc 24 đối với sinh viên y khoa).
5.2.2. Khách thể nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu, đề tài xác đinh nhóm khách thể nghiên cứu chính
gồm 2 nhóm đối tượng bao gồm:
+) Nhóm thiếu niên từ 11 đến 14 tuổi là học sinh đang học tập tại các trường cấp
2 (nhóm 1)
+) Nhóm thanh niên là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc, có
độ tuổi từ 18 đến 24 (nhóm 2)
Tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm:
+) Tuổi nằm trong độ tuổi quy định của từng nhóm nghiên cứu
+) Có sử dụng Internet
+) Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm:
+) Thuộc lứa tuổi nằm ngồi tuổi quy định của nhóm nghiên cứu

+) Từ chối tham gia nghiên cứu
+) Có vấn đề sức khỏe nhận thức gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia nghiên
cứu.
5.2.3. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến trên 2 nhóm đối tượng này. Do
đó, địa bàn nghiên cứu là trên khơng gian mạng.
5


5.2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, cỡ mẫu cho mỗi nhóm đối tượng được tính theo công
thức ước lượng tỷ lệ với sai số tương đối:

Trong đó:
n= cỡ mẫu mỗi nhóm
Z1-α = Hệ số Z tương ứng với mức độ ý nghĩa mong muốn cho kiểm định một
phía (độ tin cậy 95%) = 1,96
p = Tỷ lệ gặp bạo lực mạng, theo nghiên cứu trước đây trên đối tượng thanh
thiếu niên từ 13 đến 19, lấy p=0,45 [19].
ɛ = độ chính xác tương đối, lấy ɛ = 0,11
Cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm ở mỗi trường là 387 người/nhóm. Cộng thêm
10% dự phịng bỏ cuộc, cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm là 426 người, trên nhóm
sinh viên, chúng tơi thực hiện dự tính với cỡ mẫu cao hơn so với nhóm tại THCS.
Tổng cộng có 1.278 đối tượng cần thiết cho nghiên cứu này. Trên thực tế, tổng số
mẫu nghiên cứu được thu thập là 1.706 mẫu. Cụ thể phân bổ cỡ mẫu được thể hiện
ở bảng 1.
Bảng 1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Đối tượng

STT


Cỡ mẫu

1

Thiếu niên là học sinh trung học cơ sở (THCS) (nhóm 1)

2

Thanh niên là sinh viên từ 18 đến 24 tuổi (nhóm 2)

1.222

Tổng

1.706

484

Do nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát trực tuyến, phương pháp
chọn mẫu được sử dụng là phương pháp hịn tuyết lăn (snowball sampling). Nhóm
nghiên cứu bắt đầu với các nhóm nịng cốt là các bí thư chi đồn hoặc chủ tịch hội
sinh viên tại các trường trên cả nước. Các nhóm nịng cốt này sẽ được nhận đường
dẫn đến trang web có chứa thơng tin giới thiệu về nghiên cứu và bảng hỏi. Sau khi
6


thành viên trong nhóm này trả lời xong khảo sát, họ sẽ được yêu cầu gửi đến
những người khác trong mạng lưới của họ thông qua email, mạng xã hội hoặc các
phương tiện Internet khác. Những người được mời tiếp tục điền vào khảo sát và

mời người khác tương tự như vậy. Đến hết giai đoạn thu thập số liệu, có tổng cộng
484 người là học sinh cấp 2 và 1.222 người là sinh viên trường đại học, cao đẳng
toàn quốc.
5.2.5. Các nội dung khảo sát
Các nội dung tiến hành khảo sát theo từng nhóm đối tượng như sau:
Bảng 2. Các thông tin thu thập trên từng đối tượng
Thông tin
Bạo lực qua
chung
mạng
Thiếu niên là Tuổi, giới, - Trải nghiệm bạo
học sinh THCS gia đình
lực qua mạng
(nhóm 1)
- Ảnh hưởng của
bạo lực qua mạng
-Thái độ với bạo
lực qua mạng
- Ứng phó với
bạo lực qua mạng
Thanh niên là Tuổi, giới, - Trải nghiệm bạo
sinh viên từ 18 trình độ học lực qua mạng
đến 22 tuổi vấn, nơi sinh - Ảnh hưởng của
(nhóm 2)
sống,
tình bạo lực qua mạng
trạng
hơn -Thái độ với bạo
nhân, người lực qua mạng
sống cùng

- Ứng phó với
bạo lực qua mạng
Đối tượng

Sức khỏe thể chất Hỗ trợ
và tinh thần
xã hội
DASS-21
Hỗ trợ từ
EQ-5D-5L
gia đình,
bạn bè,
thầy cơ

DASS-21
EQ-5D-5L

Hỗ trợ từ
gia đình,
bạn bè,
khác

Thơng tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi
sinh sống, tình trạng hơn nhân, người sống cùng
Thơng tin về tình trạng trải nghiệm bạo lực học đường qua mạng: Bộ câu
hỏi Cyberbullying Test được sử dụng trong nghiên cứu này để tìm hiểu về trải
nghiệm của một đối tượng về bạo lực mạng[20]. Bộ công cụ bao gồm 45 câu hỏi
về 15 hành vi từ 3 khía cạnh khác nhau của bạo lực qua mạng trong 12 tháng qua:
thủ phạm, nạn nhân và người quan sát:
7



˗ Nhận được tin nhắn có nội dung ác ý/ xúc phạm qua điện thoại di động,
facebook, hoặc mạng Facebook
˗ Nhận được các cuộc gọi có nội dung ác ý/ xúc phạm qua điện thoại di động hoặc
mạng Internet (Facebook, Zalo ...)
˗ Bị hành hung, trêu ghẹo, mà cuộc tấn cơng đó bị ghi lại và phát tán trên Internet
˗ Có các hình ảnh hoặc video riêng tư bị phát tán bằng Internet hoặc điện thoại di
động
˗ Bị chụp ảnh mà khơng có sự cho phép của bạn ở những nơi như phòng thay đồ,
bãi biển hoặc nhà vệ sinh và phát tán trên Internet hoặc qua điện thoại di động
˗ Nhận được các cuộc gọi nặc danh có nội dung dọa nạt, bịa đặt hoặc đe dọa
˗ Bị tống tiền hoặc đe dọa bằng các cuộc gọi hoặc tin nhắn
˗ Bị quấy rối tình dục bằng điện thoại di động hoặc trên Internet
˗ Bị người khác đăng nhập vào tài khoản/blog cá nhân, giả vờ là bạn, đưa ra
những bình luận vu khống, nói dối hoặc tiết lộ bí mật của bạn
˗ Bị đánh cắp mật khẩu và không thể truy cập vào mạng xã hội (Facebook,
Zalo…) hoặc e-mail của bạn
˗ Bị chỉnh sửa/chế ảnh hoặc video cá nhân và phát tán qua mạng xã hội hoặc
Internet (vd. YouTube) với mục đích xấu
˗ Bị quấy rối/ đe dọa để cách ly bạn khỏi các mối quan hệ trên mạng xã hội của
bạn
˗ Bị tống tiền hoặc bắt ép bạn làm những việc không muốn làm để ngăn việc
thông tin cá nhân bị phát tán trên mạng
˗ Bị đe dọa đến tính mạng cá nhân hoặc gia đình bằng điện thoại di động, mạng
xã hội hoặc bất kỳ loại công nghệ nào khác
˗ Bị nói xấu, đặt điều làm mất uy tín hoặc lan truyền tin đồn thất thiệt qua mạng
Internet hoặc điện thoại di động
Mỗi quan điểm được đánh giá bằng 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có bốn câu trả lời: 0
= không bao giờ; 1 = đôi khi; 2 = nhiều lần; 3 = luôn luôn. Những người báo cáo

bất kỳ tùy chọn nào từ 1-3 được phân loại trong nhóm “Có trải nghiệm” (Có) và
những người báo cáo tùy chọn 0 được phân loại vào nhóm “Khơng có trải nghiệm”
8


(Khơng). Trong nghiên cứu này, do tính chất nhạy cảm của vấn đề nghiên cứu,
cũng như cân nhắc đến tính giá trị và độ tin cậy trong đo lường, chúng tôi chỉ sử
dụng các câu hỏi dành cho nạn nhân và người quan sát bạo lực trên mạng. Tổng
điểm của 15 mục nằm trong khoảng từ 0 đến 45, điểm số cao hơn cho thấy mức độ
quan sát và nạn nhân của đe dọa trực tuyến cao hơn. Độ nhất quán nội tại
Cronbach's alpha của 15 mục về trải nghiệm của nạn nhân bị bạo lực trên mạng và
quan sát viên của bạo lực trên mạng lần lượt là 0,9181 và 0,9538. Đối với nhóm
học sinh THCS, qua khảo sát thử nghiệm bộ câu hỏi, chúng tôi nhận thấy sự hạn
chế về tính giá trị và độ tin cậy nếu hỏi bằng thang đo 4 cấp độ. Do đó, chúng tơi
quyết định hỏi bằng các câu hỏi Có/khơng để xác định xem họ có trải qua các hành
vi bạo lực trên mạng với tư cách là người phải chịu đựng và quan sát trong 3 tháng
qua hay không. Những người tham gia được phân loại thành “Có trải nghiệm”
hoặc “Quan sát” nếu họ báo cáo “Có” cho ít nhất một hành vi đe dọa trực tuyến.
Tác động và ứng phó với bạo lực qua mạng: Trong nghiên cứu này, đối với
những người trải qua bạo lực qua mạng, chúng tôi yêu cầu họ nhớ lại tác động của
những hành vi này đối với công việc, mối quan hệ, và sức khỏe của họ. Ngồi ra,
chúng tơi cũng hỏi về các chiến lược đối phó của họ với tình trạng bạo lực qua
mạng, những người hỗ trợ họ khi họ gặp tình trạng này, và lý do khơng báo cáo
trải nghiệm bạo lực trên mạng. Trong khi đó, đối với những người đã từng quan sát
các hành vi bạo lực trên mạng, những người tham gia được yêu cầu báo cáo phản
ứng của họ đối với những hành vi này. Những phản ứng này được phân thành ba
nhóm “Can thiệp”, “Bỏ qua” và “Tham gia”.
• “Can thiệp” bao gồm 1) “phản đối các hành vi bạo lực trên mạng”; 2) “cố
gắng giúp đỡ hoặc an ủi nạn nhân”; và 3 “báo cáo bạo lực trực tuyến cho
những người có thể giúp nạn nhân”;

• “Bỏ qua” bao gồm “rời khỏi khơng gian mạng”;
• “Tham gia” bao gồm “Khuyến khích các hành vi đe dọa trực tuyến” và
“Thích các hành vi đe dọa trực tuyến và muốn tìm hiểu thêm, nhưng khơng
tham gia công khai”.
9


Ngồi ra, chúng tơi đã u cầu họ giải thích lý do nếu họ không báo cáo các
hành vi đe dọa trực tuyến đã quan sát được.
Thái độ với bạo lực qua mạng: Đối với khách thể là thiếu niên, nghiên cứu yêu
cầu những người tham gia bày tỏ thái độ của họ đối với bạo lực qua mạng bằng
cách hỏi họ một câu hỏi: “Bạn đồng ý hay không đồng ý với bạo lực qua mạng ở
mức độ nào?”. Người tham gia đánh giá thái độ của họ với thang điểm Likert 11
điểm từ 0 "Hoàn toàn đồng ý" đến 10 "Hồn tồn khơng đồng ý".
Với khách thể là thanh niên, nghiên cứu tiến hành hỏi người tham gia về mức độ
đồng ý của họ với 3 câu sau “Bạn cảm thấy mình có trách nhiệm hỗ trợ hoặc giúp
đỡ nạn nhân của bạo lực qua mạng”, “Bạn cho rằng mình có nghĩa vụ giúp đỡ nếu
nạn nhân cầu cứu”, và “Bạn phải có nghĩa vụ hành động khi chứng kiến bạo lực
qua mạng”. Người tham gia đánh giá thái độ của họ với thang điểm Likert 11 điểm
từ 0 "Hồn tồn khơng đồng ý" đến 10 "Hồn tồn đồng ý".
Tình trạng sức khỏe tâm thần: Để đánh giá các vấn đề tâm lý, Thang điểm
trầm cảm, lo âu và căng thẳng - 21 Mục (Depression, Anxiety, Stress Scale-21 DASS-21) đã được sử dụng. Công cụ này bao gồm 21 mục liên quan đến trầm cảm
(7 mục, phạm vi điểm 0-21), lo lắng (7 mục, phạm vi điểm 0-21) và các triệu
chứng căng thẳng (7 mục, phạm vi điểm 0-21) trong bảy ngày qua [21]. Những
người tham gia trả lời từng mục theo thang điểm Likert bốn điểm từ 0 “Hồn tồn
khơng áp dụng với tơi” đến 3 “Áp dụng cho tôi rất nhiều hoặc hầu hết thời gian”
[21]. Điểm cao hơn trong mỗi phần cho thấy mức độ nghiêm trọng cao hơn của
vấn đề. Phiên bản tiếng Việt của bộ cơng cụ này đã được chuẩn hóa ở các nghiên
cứu khác [21].
Tình trạng sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống: Về tình trạng sức

khỏe, đề tài thu thập thơng tin về việc họ có các triệu chứng cấp tính trong bốn
tuần qua và các bệnh mãn tính trong ba tháng gần đây hay khơng. Số lượng các
vấn đề sức khỏe được tính bằng tổng số các triệu chứng cấp tính và số bệnh mãn
tính. Bộ cơng cụ EQ-5D-5L được sử dụng để đo chỉ số chất lượng cuộc sống
(CLCS) liên quan đến sức khỏe. Công cụ này đánh giá CLCS theo năm khía cạnh:
khả năng vận động, tự chăm sóc, các hoạt động thơng thường, đau / khó chịu và lo
10


lắng / trầm cảm. Mỗi khía cạnh có năm tùy chọn để đánh giá từ 1 “Khơng có vấn
đề” đến 5 “Vấn đề nghiêm trọng”. Những người thuộc nhóm 2-5 được phân thành
nhóm “Có vấn đề”. Sự kết hợp của năm câu trả lời có thể được sử dụng để tạo ra
chỉ số CLCS EQ-5D bằng cách sử dụng bộ giá trị dành cho người Việt Nam [22].
Hỗ trợ xã hội: Thang đo lường mức độ hỗ trợ xã hội được cảm nhận (thang đo
Measurement of perceived social support scale - MSPSS): Mô tả hỗ trợ xã hội dựa
trên cấu trúc ba khía cạnh đo lường Gia đình, Bạn bè và Những người khác [23].
Thang đo gồm 12 câu hỏi với 7 lựa chọn cho mỗi câu (từ 1=Hoàn toàn khơng đồng
ý đến 7=Hồn tồn đồng ý), với tổng điểm từ 4 đến 28 cho mỗi khía cạnh. Điểm
càng cao thì mức độ hỗ trợ càng lớn.
Đối với học sinh THCS, hỗ trợ xã hội từ gia đình (2 mục), bạn bè (2 mục) và
giáo viên (3 mục) được đo lường bằng cách sử dụng bảy câu hỏi sau như sau:
1. Bố mẹ không hiểu tôi hoặc không quan tâm đến cảm xúc của tôi.
2. Cha mẹ tôi không lắng nghe tôi hoặc không chú ý đến những vấn đề tôi gặp
phải.
3. Các bạn cùng lớp của tôi rất thân thiện.
4. Các bạn cùng lớp tôn trọng tôi và lắng nghe ý kiến của tôi.
5. Thầy cô giúp tôi khi tơi buồn hoặc gặp khó khăn.
6. Giáo viên của tơi chăm sóc và hỗ trợ tơi đạt được kết quả tốt nhất.
7. Giáo viên của tôi tôn trọng bản thân và lắng nghe tôi.
Học sinh đánh giá từng mục trên thang điểm Likert năm điểm từ 1 “Hồn tồn

khơng đồng ý” đến 5 “Hoàn toàn đồng ý”. Điểm của mỗi miền được tính bằng
cách chia tổng điểm của các mục trong miền này cho số mục. Điểm của câu hỏi 1
và 2 đã được đảo ngược trước khi tính điểm của sự ủng hộ của phụ huynh. Điểm
của mỗi miền là từ 1 đến 5, với số điểm cao hơn có nghĩa là mức độ hỗ trợ cao
hơn.
5.3 Xử lý và phân tích thống kê
Số liệu được quản lí, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích thống kê mơ
tả và suy luận được tiến hành và sử dụng phần mềm Stata 15.0 . χ2 Test được sử
dụng để so sánh sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu. Trong trường hợp
11


giá trị kỳ vọng của một số phân nhóm nhỏ (dưới 5), kiểm định chính xác Fisher
được sử dụng để so sánh. Kiểm định Student-t và kiểm định Mann-Whitney được
sử dụng để đánh giá khác biệt khi so sánh hai giá trị trung bình giữa hai nhóm
nghiên cứu.
Các mơ hình hồi quy Poisson, Logistic và Tobit được áp dụng để đánh gía các
yếu tố liên quan đến tình trạng bạo lực trực tuyến, cũng như tác động của bạo lực
trực tuyến trong việc làm tăng nguy cơ các vấn đề tâm thần và giảm chất lượng
cuộc sống của thanh thiếu niên lứa tuổi học đường. Giá trị P <0,05 được sử dụng
để phát hiện ý nghĩa thống kê.
Mơ hình phương trình cấu trúc (SEM) đã được sử dụng để kiểm tra tác động của
các yếu tố hỗ trợ xã hội tới mối quan hệ giữa việc trở thành nạn nhân/ chứng kiến
bạo lực trên mạng và các vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. Trải
nghiệm bạo lực trên mạng (nạn nhân và quan sát) được mã hố dưới dạng các biến
nhị phân (Có = 1, Khơng = 0), trong khi các biến về sức khỏe tâm thần và chất
lượng cuộc sống là các biến liên tục. Mơ hình thống kê MLMV đã được thực hiện
cho mơ hình SEM [24]. Các chỉ số đánh giá tính giá trị của mơ hình bao gồm cả sai
số trung bình gốc của tính gần đúng (RMSEA), chỉ số phù hợp so sánh (CFI), và
phần dư bình phương trung bình căn bản chuẩn (SRMR) đã được kiểm tra.

RMSEA thấp hơn 0,08, SRMR thấp hơn 0,08 và CFI cao hơn 0,09 được coi là phù
hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ hơn về mặt khái niệm, lý thuyết trong bạo lực qua mạng và tác
động của bạo lực qua mạng tới sức khỏe thể chất và tâm thần của thanh thiếu niên
lứa tuổi học đường.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ mô tả được thực trạng bạo lực qua mạng và tác động của bạo lực qua
mạng tới sức khỏe thể chất và tâm thần của thanh thiếu niên lứa tuổi học đường.
Những kết luận, khuyến nghị đưa ra góp phần giúp các cơ quan, ban ngành, tổ
12


chức Đồn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh có các giải pháp hữu hiệu trong
việc nâng cao nhận thức về bạo lực qua mạng cho đối tượng thanh thiếu niên Việt
Nam. Là tài liệu khoa học tham khảo cho các cơ quan và các nghiên cứu quan tâm
đến vấn đề này, mở ra hướng nghiên cứu mới cho những vấn đề liên quan trong
tương lai.
Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phương pháp nghiên cứu, báo cáo được chia theo bố cục
như sau
• Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của bạo lực học đường qua
mạng với sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên
• Chương 2: Thực trạng bạo lực học đường qua mạng và ảnh hưởng tới sức khỏe
thể chất và tâm thần ở học sinh
• Chương 3: Thực trạng bạo lực học đường qua mạng và ảnh hưởng tới sức khỏe
thể chất và tâm thần ở thanh niên
• Chương 4: Đề xuất một chính sách để tác động tới tình trạng bạo lực qua mạng ở
thanh thiếu niên Việt Nam

• Kết luận
• Khuyến nghị, đề xuất giải pháp

13


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA MẠNG VỚI SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ
TÂM THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Bạo lực và bạo lực học đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Bạo lực là hành vi cố tình sử dụng sức mạnh hoặc
quyền lực, đe dọa hoặc làm thật, chống lại một người hoặc một nhóm người dẫn đến
tổn thương về tâm lý, thể chất, thương tật và tử vong” [25]. Phân loại bạo lực: Theo
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), bạo lực được chia làm 2 nhóm:
-

Bạo lực tự thân bao gồm các hành vi tự tử và các hành vi tự làm đau, tự
ngược đãi bản thân. Hành vi tự tử thể hiện ở mức độ suy nghĩ về việc tự tử, lên
kế hoạch tự tử thành công và chưa thành công.

-

Bạo lực giữa các cá nhân được chia thành 2 nhóm:
• Bạo lực gia đình và bạo lực tình dục. Trong nhóm này, hành vi bạo lực xảy ra
chủ yếu giữa các thành viên trong gia đình và bạn tình.
• Bạo lực cộng đồng: là bạo lực giữa cá nhân có liên quan, và những người có
thể quen biết hoặc khơng quen biết nhau thường xảy ra ở các khu vực ngoài
nhà ở. Một số loại bạo lực cộng đồng thường gặp như là lạm dụng trẻ em, lạm
dụng người cao tuổi. Sau này, các nghiên cứu đã chỉ ra thêm rằng bạo lực

thanh niên, hiếp dâm, hay tấn cơng tình dục bởi người lạ, bạo lực trường học,
nơi làm việc, nhà dưỡng lão cũng được đưa vào nhóm bạo lực cộng đồng.
Theo một cách phân loại khác của Newfoundland Labrador (Canada 2018) thì

bạo lực/lạm dụng được chia thành 8 nhóm [26]:
-

Bạo lực thể chất: bạo lực xảy ra khi có ai đó sử dụng một phần cơ thể của họ
để điều khiển hành động của người khác một cách có chủ đích.

-

Bạo lực tình dục: bạo lực xảy ra khi một người khơng sẵn sàng tham gia vào
hành vi tình dục, bị ép buộc thực hiện hành vi tình dục.

-

Bạo lực cảm xúc: xảy ra khi người khác nói hay làm việc gì đó làm người
khác cảm thấy bản thân xấu hổ.
14


-

Bạo lực tâm lý: xảy ra khi ai đó sử dụng các mối đe dọa và gây ra nỗi sợ hãi
đối với một cá nhân để kiểm soát người khác.

-

Bạo lực tơn giáo: xảy ra khi ai đó sử dụng tính ngưỡng tinh thần của một

người để thống trị hoặc kiểm sốt người đó.

-

Bạo lực văn hóa: xảy ra khi một cá nhân bị tổn hại, bị tổn thương như là một
phần của văn hóa hay truyền thống ở nơi họ sinh sống.

-

Bạo lực bằng lời nói: xảy ra khí một người nào đó sử dụng ngơn ngữ, nói ra
hoặc viết tay, gây thiệt hại cho người khác.

-

Bạo lực tài chính: xảy ra khi một người kiểm sốt nguồn tài chính cá nhân mà
khơng cần sự đồng ý của người đó hoặc lợi dùng nguồn tài chính của người
khác.
Tại Việt Nam, khơng có định nghĩa chung cho mọi trường hợp bạo lực học

đường (BLHĐ), song trên thực tế, bạo lực học đường thường được hiểu là bao
gồm nhiều loại hành vi có tính chất bạo lực bằng ngơn ngữ, hành động cơ thể, tình
dục, tâm lý, hoặc cơ lập về mặt xã hội, có thể do học sinh hay giáo viên cũng như
những người làm phục vụ trong nhà trường gây ra đối với học sinh trong phạm vi
nhà trường [27]. Khi đánh giá thực trạng bạo lực học đường, các tiêu chí của
BLHĐ vẫn theo tiêu chí của TCYTTG.
1.1.2. Bạo lực học đường qua mạng
Bạo lực qua mạng hoặc tấn cơng mạng là một hình thức bạo lực hoặc quấy rối
được thực hiện trên các phương tiện điện tử, kết nối mạng internet. Bạo lực qua
mạng cũng được gọi là bạo lực trực tuyến. Bạo lực qua mạng là khi ai đó, thường
là thanh thiếu niên, bạo lực hoặc quấy rối người khác trên internet, đặc biệt là trên

các trang truyền thông xã hội, chẳng hạn như Twitter, Facebook, nhắn tin tức thời
hoặc nhắn tin văn bản [28]. Do vậy bạo lực học đường qua mạng là hành vi bạo
lực hoặc quấy rối được thực hiện trên các phương tiện điện tử, kết nối mạng
internet mà đối tượng liên quan là người thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên hoặc
những người hoạt động, làm việc tại nhà trường gây ra ảnh hưởng đến học sinh,
sinh viên.
15


Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau đối với khái niệm bạo
lực qua mạng. Người đầu tiên đặt ra khái niệm này là Bill Belsey (2003) khi ơng
mơ tả nó trên website của mình rằng “Bạo lực qua mạng là việc sử dụng các
phương tiện truyền thông và liên lạc như email, điện thoại, tin nhắn văn bản và các
trang web để thực hiện những hành vi thù địch có chủ đích được lặp đi lặp lại bởi
cá nhân hoặc nhóm nhằm mục đích gây hại cho người khác” [29].
Willard (2005) định nghĩa bạo lực qua mạng là hành vi gửi hoặc đăng tải những
nội dung có hại hoặc tàn bạo bằng những thiết bị truyền thông [30]. Trong những
định nghĩa khác, bạo lực trực tuyến có thể được hiểu là hành vi gây hấn lặp đi lặp
lại được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử với ý định làm tổn hại đến người
khác [31]. Bạo lực qua mạng có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm một
cách riêng tư bằng các tin nhắn hoặc hình ảnh, video được gửi trực tiếp đến nạn
nhân hoặc công khai cho mọi người cùng xem trên các mạng xã hội [31].
Các định nghĩa về bạo lực qua mạng thường bao gồm 6 yếu tố chính: có chủ
đích, gây tổn thương, lặp đi lặp lại, diễn ra trong thời gian dài, xung đột về quyền
lực và mang tính khiêu khích, trêu chọc [32].
Về cơ bản, bạo lực qua mạng cũng là một hình thức gây hấn được thực hiện
thông qua các thiết bị điện tử [33]. Bạo lực qua mạng có những đặc điểm của bạo
lực truyền thống và những đặc điểm đặc trưng của nó. Hiểu một cách chung nhất,
bạo lực qua mạng là hành vi bạo lực được thực hiện thông qua các thiết bị giao tiếp
điện tử, do đó định nghĩa bạo lực qua mạng cần bao gồm những yếu tố cần thiết

của việc bạo lực. Hành vi bạo lực qua mạng là hành vi có chủ ý, lặp đi lặp lại, gây
hại cho đối tượng mà hành vi nhắm đến và được thực hiện thơng qua máy tính,
điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác [34]. Ba đặc điểm đầu tiên là những đặc
điểm của bạo lực qua mạng giống với bạo lực truyền thống; đặc điểm còn lại là đặc
điểm chủ yếu cần có để phân biệt hai hình thức bắt này.
Một vấn đề được cân nhắc khi định nghĩa về bạo lực qua mạng là tính lặp đi lặp
lại của hành vi có phải là một yếu tố cần thiết và nếu có thì nó nên được xác định
như thế nào. Điều này là do bạo lực qua mạng diễn ra trong những bối cảnh khó để
xác định sự lặp lại của nó, tuy nhiên theo Kowaski (2012) thì chỉ một hành vi bạo
16


lực qua mạng cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng lâu dài, lặp đi lặp lại. Một email
gây khó chịu hoặc một tin nhắn có tính chất kích động có thể được gửi đến hàng
trăm hoặc hàng ngàn đứa trẻ trong một khoảng thời gian. Đồng thời, nạn nhân có
thể có cảm giác đang bị bạo lực nhiều lần nếu họ đọc đi đọc lại những email hoặc
tin nhắn đó. Do đó, dù chỉ là một hành động được thực hiện một lần duy nhất
nhưng nó có thể tác động đến nhiều người trong rất nhiều lần [35].
Một đặc điểm là bạo lực học đường qua mạng có quan hệ mật thiết với bạo lực
truyền thống. Bạo lực qua mạng được phân biệt với các bạo lực khác bằng cách sử
dụng công nghệ và truyền thông làm phương tiện để gây rối và đe dọa. Nguyên
nhân bạo lực học đường qua mạng như muốn phô trương quyền lực, mong muốn
người khác khuất phục, buồn chán, ghen tuông hay thay đổi cảm xúc [28, 36].
Hiện nay, sự phát triển của mạng internet dẫn tới sự phổ biến của bạo lực qua
mạng, đặc biệt là trong đối tượng thanh thiếu niên. Việc người trẻ tuổi sử dụng
internet ngày càng gia tăng và coi các thiết bị thông minh là phương tiện chủ yếu
của mình mặc dù có ý nghĩa rằng internet đã, đang và sẽ có tác dụng thúc đẩy q
trình xã hội hóa, kết nối mọi người tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân xuất hiện
tình trạng bạo lực qua mạng.
Nạn nhân của bạo lực qua mạng có thể chịu nhiều hậu quả tiêu cực: giảm lịng

tự trọng, có ý định tự tử, có các cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, thất vọng, tức giận và
trầm cảm, dẫn tới làm tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần. Mặt khác các nghiên cứu
hiện nay cho thấy, việc sử dụng phương tiện truyền thơng xã hội có những tác
động nguy hiểm cho thế hệ trẻ vì các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần được
phát triển trong thời kỳ trẻ có thể là gây bệnh cho bất kỳ cá nhân nào trong suốt
cuộc đời. Bạo lực qua mạng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến
sức khỏe tâm thần của thế hệ trẻ như là căng thẳng, mệt mỏi, cơ đơn, suy giảm khả
năng trí tuệ, bạo lực qua mạng, kìm nén cảm xúc và thiếu tập trung [28, 36, 37].
Qua những nghiên cứu thực hiện trên đối tượng còn đang đi học, bạo lực qua mạng
theo quan điểm của học sinh và sinh viên là một vấn đề luôn tồn tại trong thời gian
học tập, kể cả thời gian tại lớp và ở nhà. Tuy nhiên đây lại khơng phải là một vấn
đề có thể có thể dễ dàng được mang ra thảo luận, nguyên nhân là do học sinh, sinh
17


×