Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

ghiên cứu thực trạng tai nạn thương tích cộng đồng thành phố Hà Nội (2013-2015) và hiệu quả giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước tại một số xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.2 KB, 41 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai nạn thương tích (TNTT) đang là một vấn đề y tế cơng cộng mang
tính tồn cầu, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), Báo cáo toàn cầu về phịng chống thương tích do giao
thơng đường bộ năm 2009 cho biết mỗi ngày trên thế giới có hơn 3000 người
chết do thương tích giao thơng đường bộ, trong đó 85% số chết và 90% số
năm sống khoẻ mạnh bị mất đi do thương tật ở các Quốc gia có thu nhập thấp
và trung bình. Mỗi năm trên thế giới có trên 260.0000 trẻ em dưới 19 tuổi tử
vong do các vụ va chạm tai nạn giao thông [70].
Tại Việt Nam, TNTT đang diễn biến rất phức tạp và đang dần trở thành
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện. Tại Hội
thảo “Đánh giá giữa kỳ thực hiện chỉ thị và kế hoạch phòng chống tai nạn
thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2011 – 2015” cho thấy,
trung bình hàng năm có khoảng 900.000 trường hợp mắc TNTT. Trong đó có
trên 34.000 người tử vong, chiếm 11 – 12% tổng số tử vong tồn quốc. Tỷ
suất tử vong trung bình do TNTT trong 5 năm (2006 – 2010) là 45,4/100.000
dân [8]. Tình hình mắc TNTT diễn biến khơng ổn định qua các năm. Nguyên
nhân mắc TNTT đứng hàng đầu là tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)
chiếm khoảng 40 - 50%, với trung bình trên 15.000 người tử vong/năm (bình
qn mỗi ngày có khoảng 30 người chết và 70 người bị thương gây tàn tật
suốt đời), tiếp đến là đuối nước với trung bình 6.000 người tử vong/năm,
trong đó trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi chiếm trên 50%. Ngoài ra, các
nguyên nhân gây TNTT khác như tai nạn lao động, tự tử, bỏng, ngộ độc, ngã,
bạo lực … vẫn xảy ra phổ biến trong cộng đồng [9].
Tai nạn thương tích khơng những là mối nguy hại lớn đối với tính mạng
và sức khoẻ người dân mà cịn địi hỏi chí phí xã hội và kinh tế lớn cho việc


2


khắc phục hâụ quả. TNTT có thể xẩy ra ở mọi nơi, trong nhà, ngoài đường,
trường học, nơi làm việc, nơi sản xuất… khi mọi người sơ suất, chủ quan hay
khơng có biện pháp phịng tránh [8], [9], [17], [18].
Thành phố Hà Nội, năm 2010 có 100.320 trường hợp mắc TNTT làm tử
vong 784 người (0,78%). Năm 2011: 93.736 trượng hợp mắc, trong đó tử
vong 693 người (0,74%). Năm 2012, số trường hợp mắc là 92.701 người và
tử vong 686 người (0,74%). Như vậy, trong 3 năm (2010-2012), số người mắc
TNTT tuy có chiều hướng giảm nhưng mức giảm rất ít; một số loại hình
TNTT trước đây ít gặp lại đang có chiều hướng gia tăng như đuối nước, tự tử,
bạo lực, xung đột… và hoàn cảnh xuất hiện cũng rất đa dạng, phức tạp, có thể
gặp ở mọi lúc, mọi nơi [57], [60]. Nếu so với cả nước, trung bình tỷ suất mắc
TNTT của Hà Nội đứng ở mức thấp (30/100.000 dân), tuy nhiên nếu thống kê
số vụ mắc TNTT/năm thì Hà Nội đứng ở tốp đầu so với các địa phương khác.
Để góp phần xây dựng các giải pháp phịng chống TNTT nói chung và
TNGT, đuối nước nói riêng trên địa TP. Hà Nội có hiệu quả hơn trong những
năm tới, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng tai nạn thương
tích tại cộng đồng thành phố Hà Nội (2013 – 2015) và hiệu quả giải pháp
can thiệp phịng chống tai nạn giao thơng, đuối nước tại một số xã (2015 2016)”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1) Đánh giá thực trạng tai nạn giao thông và đuối nước tại cộng đồng
thành phố Hà Nội (2013 - 2015).
2) Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp
phịng chống tai nạn giao thơng, đuối nước tại một số xã của Hà Nội (2015
- 2016).


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1. Định nghĩa và phân loại tai nạn thương tích
1.1.1.1. Định nghĩa về tai nạn thương tích
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tai nạn thương tích (TNNT) là các
tổn thương thực thể trên cơ thể người gây nên bởi sự tác động bên ngoài vượt
quá sức chống đỡ của cơ thể. Tai nạn thương tích có thể là một vết thương
trên cơ thể do phơi nhiễm với một lực tác động quá mức, hoặc có thể một rối
loạn chức năng xẩy ra do một sự thiếu hụt một yếu tố thiết yếu cho cuộc sống
(khơng khí, nước, nhiệt độ cần thiết ) như là ngạt, sự tắc nghẽn đường thở
hoặc bị cóng [17], [70], [71], [72].
1.1.1.2. Phân loại tai nạn thương tích
Có khá nhiều cách phân loại TNTT và thường được dùng cho những
mục đích nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên có 2 cách phổ biến được dùng là:
- Phân loại theo chủ đích: cách phân loại dựa trên chủ đích của người
gây ra TNTT và được chia làm 2 loại:
+ Tai nạn thương tích khơng chủ định: Tai nạn thương tích xảy ra do sự
việc xảy ra một cách vơ tình, khơng có sự chủ ý gây TNTT của các đối tượng.
Ví dụ như tai nạn giao thơng (TNGT), ngã.
+ Tai nạn thương tích có chủ định: Tai nạn thương tích xảy ra do sự việc
xảy ra một cách cố tình của người gây ra TNTT hoặc nạn nhân.Ví dụ bạo lực,
tự tử...
Phân loại theo các nguyên nhân:
- Cách phân loại này dựa trên nguyên nhân bên ngoài hoặc nguyên nhân
gây ra TNTT và thường được phân ra theo các loại như sau:


4

Bảng 1.1. Phân loại nguyên nhân tai nạn giao thông

+ Tai nạn giao thông.

+ Bỏng: Cháy nổ, điện giật, tiếp xúc

+ Ngã (khơng tính ngã do tai nạn lao vật có nhiệt nóng, nước nóng
động và tai nạn giao thơng).

+ Ngộ độc: Hóa chất, thực phẩm

+ Tai nạn lao động

+ Tự tử

+ Súc vật, động vật cắn đốt, húc...

+ Bạo lực trong gia đình, xã hội

+ Đuối nước

+ Khác: Hóc dị vật, sét đánh

Từ định nghĩa và phân loại về tai nạn thương tích cho thấy, trong TNTT
có TNGT; TNGT là một trong những nguyên nhân của TNTT [17].
1.1.2. Định nghĩa, loại hình, đối tượng, hình thái, tổn thương của tai nạn
giao thông [17], [14]
1.1.2.1. Định nghĩa về tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngờ gây ra giữa những người
tham gia giao thông hoặc do phương tiện giao thông, môi trường giao thông
không an toàn dẫn đến những tổn thương trầm trọng về thể chất và tinh thần
cho người bị tai nạn, có thể dẫn đến tử vong.

1.1.2.2. Các loại hình hoạt động giao thông
- Đường bộ; Đường sắt (Tàu hoả , Tàu điện); Đường thuỷ; Đường hàng
không.
1.1.2.3. Các đối tượng tham gia hoạt động giao thông
- Đường bộ: Các loại ô tô, máy kéo, xe công nông ...Các loại xe máy:
được xác định là loại xe có 2 bánh, dung tích xi lanh nhỏ hơn 50 cm3, thiết
kế tốc độ lớn nhất không quá 50 Km/ giờ (Thông tư 08/2001-TT/BGTVT
ngày 16-5-2001). Các loại xe mơ tơ: được xác định là loại xe có 2 hoặc 3
bánh, dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng tồn xe khơng vượt q
40 kg. Xe đạp; Xe xích lơ; Xe ba gác (xe cải tiến) người kéo; Người đi bộ (bộ
hành - quang gánh, xe đẩy .....)


5
- Đường sắt: Tàu hoả; Tàu điện trên mặt đất; Tàu điện ngầm; Xe goòng
trong hầm mỏ.
- Đường thuỷ: Tàu thuỷ; Xà lan tự hành; Ca nô; Xuồng máy, Tàu thuyền
gắn máy đẩy.
- Đường hàng không: Các loại máy bay chở khách. Máy bay trực thăng,
Các loại máy bay chiến đấu. Khinh khí cầu (thể thao, du lịch). Nhảy dù thể
thao,tàu vũ trụ.
1.1.2.4. Các hình thái tai nạn
Va quệt ; Đối đầu ; Đổ xe ; Cháy, nổ…
1.1.2.5. Một số loại chấn thương [6], [14]
* Chấn thương sọ não: Là những tổn thương não, xương sọ do chấn
thương.
* Chấn thương cột sống: Là thương tổn xương cột sống, tuỷ sống, rễ
thần kinh tuỷ sống.
* Tổn thương phần mềm với nhiều mức độ khác nhau: Bao gồm: Sây sát
da ; Tụ máu ; Rách da ; Dập nát .

* Chấn thương bụng: thương tổn vùng ổ bụng do chấn thương. Cơ chế:
Chấn thương kín: ngã đập bụng vào vật cứng, đi xe có tốc độ cao bị dừng lại
đột ngột. Vết thương: rách da, cân cơ ở thành bụng có hoặc không thấu bụng.
+ Các thương tổn của chấn thương bụng: Các thương tổn ở thành bụng;
Các thương tổn các cơ quan trong ổ bụng.
* Chấn thương ngực: tổn thương vùng ngực do chấn thương, các thương
tổn thường gặp: Thành ngực; Chấn thương phổi; Vết thương ngực.
1.1.3. Định nghĩa, loại hình, đối tượng, hình thái, tổn thương của tai nạn
đươi nước [14], [17]
1.1.3.1. Định nghĩa về tai nạn đuối nước
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “Đuối nước là hiện tượng mà khí quản
của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào


6
dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc
khơng tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh”.
1.2. THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ ĐUỐI NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Tai nạn giao thơng
Hệ thống giao thơng nói chung và hệ thống giao thơng đường bộ hiện
nay nói riêng đã đang trở thành một bộ phận thiết yếu của xã hội hiện đại. Tốc
độ tăng trưởng nhanh của thông tin và vận chuyển người – hàng hóa đã tạo ra
cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP (Gross Domestic
Product) và các mối quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, công nghệ càng tiên tiến thì cái giá phải trả cho nó ngày càng
cao: môi trường bị hủy hoại, căng thẳng thần kinh ở đơ thị lớn, ơ nhiễm
khơng khí. Tất cả những vấn đề này đều có liên quan trực tiếp đến hệ thống

giao thông đường bộ hiện đại. Quan trọng hơn hết, giao thông vận tải liên
quan ngày càng tăng với việc gia tăng tai nạn đường bộ và tỷ lệ chết trẻ làm
mất đi kỳ vọng sống cũng như gây tàn tật về thể chất và tâm lý. Sự mất mát
không chỉ giới hạn ở việc giảm năng suất lao động của xã hội, chấn thương
còn ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của nạn nhân. Một điều không kém quan
trọng đó là sự gia tăng chi phí cho các dịch vụ y tế và tăng thêm gánh nặng
cho tài chính quốc gia [17], [55], [66].
Theo báo cáo cáo của WHO, hàng năm có khoảng 1,3 triệu người chết
và 50 triệu người bị thương do TNGT đường bộ, gây thiệt hại về tiền của lên
tới 500 triệu đô la.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên
thế giới. Theo báo cáo toàn cầu về phịng chống thương tích do giao thơng
đường bộ, mỗi ngày trên thế giới có hơn 3000 người chết do thương tích giao
thơng đường bộ, trong đó 85% số chết và 90% số năm sống khoẻ mạnh bị mất


7
đi do thương tật ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Mỗi năm trên
thế giới có trên 260.000 trẻ em dưới 19 tuổi tử vong do các vụ va chạm tai
nạn giao thông. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, năm 2010 chỉ số
TNGT trêm 100 nghìn dân là 10,9, dự báo đến năm 2020 chỉ số này là 16,8
(trong vòng 10 năm, tăng 1,54 lần). Tính trên tồn cầu, có trên 40% trường
hợp tử vong do va chạm giao thông đường bộ xảy ra trong nhóm tuổi 0-25.
Thương tích giao thơng đường bộ là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong
nhóm người trẻ từ 5 - 25 tuổi [17], [70].
Ở các nước thu nhập thấp và trung bình tỷ lệ tử vong do TNGT cao hơn
(lần lượt là 21,5 và 19,5% trên 100.000 dân) so với các nước có thu nhập cao
(10,3% trên 100.000 dân). 91% tử vong trên thế giới do TNGT đường bộ xảy
ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình; trong khi các nước này chỉ
chiếm 48% số xe máy đăng ký trên toàn thế giới.

Bảng 1.2. Tỷ lệ tử vong do TNGT đường bộ (trên 100.000 dân)
theo khu vực và thu nhập
Khu vực

Thu nhập
Trung bình
Thấp
32,2
32,3

Châu Phi

Cao
-

Châu Mỹ

13,4

17,3

-

15,8

-

16,7

16,5


16,6

Đơng Địa Trung Hải

28,5

35,8

27,5

32,2

Châu Âu

7,9

19,3

12,2

13,4

Tây Thái Bình Dương

7,2

16,9

15,6


15,6

Tồn thế giới

10,3

19,5

21,5

18,8

Đơng Nam Á

Tổng
32,2

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ giao thông cùng với sự phát
triển mạnh mẽ về kinh tế đã gây nên cơn sốc đối với Chính phủ nhiều nước
châu Á. Mặc dù số lượng ô-tô, xe máy, xe buýt của các nước trên châu lục chỉ
chiếm 16% số lượng toàn cầu, nhưng theo thống kê của WHO, tỷ lệ TNGT ở


8
châu Á chiếm 50% trên toàn thế giới. Mỗi năm, TNGT cướp đi mạng sống
của hơn 600.000 người châu Á, làm 9,4 triệu người khác bị thương nặng.
Những con số thống kê trên cho thấy, mạng lưới giao thông đường bộ ở châu
Á đã trở nên nguy hiểm nhất thế giới. Tại Thái Lan, theo số liệu của Bộ Y tế
cho biết, TNGT là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 3, chỉ xếp sau bệnh AIDS

và bệnh tim. Còn ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi những người thuộc tầng lớp có
thu nhập trung bình đổ xơ đi mua sắm phương tiện giao thông mới, số lượng
các vụ đụng độ trên đường đã tăng đột biến, ngoài tầm kiểm sốt của Chính
phủ. Trong 3 năm từ 1999 đến 2002, số ô-tô, xe máy ở Trung Quốc tăng 41%,
trong khi số TNGT cùng kỳ tăng nhanh hơn hai lần, lên tới 83%. TNGT
đường bộ cũng là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở Ấn Độ, xếp sau động đất
và gió xốy, nhưng khác với hai ngun nhân trên, TNGT xảy ra đều đặn và
hầu như không lúc nào ngừng. Hằng năm có 80.000 người Ấn Độ bị TNGT
cướp đi mạng sống [17], [71], [72].
Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chi phí cho va chạm giao
thơng đường bộ ước tính là 100 tỉ đơ la Mỹ, vượt quá tổng viện trợ mà các
nước này nhận được. Thiệt hại do va chạm giao thông đường bộ chiếm 1-5%
tổng sản phẩm quốc nội ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và chiếm 2%
tổng sản phẩm quốc nội ở các nước thu nhập cao.
Về vấn đề an toàn giao thơng (ATGT), Hiệp hội An tồn Đường bộ
tồn cầu cho biết: số người chết và bị thương vì TNGT sẽ tăng 65% trong
vòng 20 năm tới và chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. TNGT sẽ là
nguyên nhân thứ 3 dẫn đến gánh nặng bệnh tật và thương tích tồn cầu vào
năm 2020 nếu khơng có cam kết mới để phòng tránh TNGT [19].
1.2.1.2. Đuối nước
Một báo cáo mới đây cho biết, mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong cho trẻ em ở nhiều khu vực thuộc Châu Á, nhưng các chương
trình có hiệu quả cao với chi phí thấp nhằm giảm tỉ lệ tử vong do đuối nước


9
vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu Đuối Nước ở Trẻ Em được
thực hiện tại bốn quốc gia là Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Việt Nam và Thái
Lan, cùng với hai tỉnh/thành phố của Trung Quốc là Tp. Bắc Kinh và tỉnh
Giang Tây. Nghiên cứu này do Liên Minh vì Sự An Tồn của Trẻ Em

(TASC), có trụ sở tại Florence, Italy, phối hợp của Văn Phòng Nghiên Cứu
của UNICEF thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ
bốn trẻ em tử vong (1 đến 4 tuổi) thì có một trẻ bị tử vong do ngun nhân
đuối nước. Con số này cao hơn số trẻ em tử vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn
ván, bạch hầu và lao kết hợp lại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí phịng
chống đuối nước ở trẻ em khơng hề đắt hơn so với các can thiệp phịng chống
các bệnh kể trên.
“Lâu nay, đuối nước vẫn là một nguyên nhân gây tử vong dấu mặt”,
ông Gordon Alexander, Giám Đốc Văn Phòng Nghiên Cứu của UNICEF cho
biết. “Trong ba thập kỷ qua, các quốc gia đã có những tiến bộ mạnh mẽ không
ngừng trong việc giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, khơng có tiến
bộ nào đạt được trong việc giảm tỉ lệ tử vong do đuối nước. Vì vậy, đuối nước
nổi lên là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em sau sơ sinh (sau một
năm tuổi) ở các quốc gia được khảo sát. Và đuối nước vẫn khơng nhận được
sự quan tâm thích đáng của các chính phủ.”
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng đa số các ca tử vong do đuối nước đều có
thể ngăn chặn được. Trẻ thường bị chết đuối trong phạm vi bán kính cách nhà
20m và đều do trẻ không được người lớn trông nom, đi lang thang và sa vào
những chỗ nước nguy hiểm. Báo cáo cũng đưa ra minh chứng mới về các can
thiệp phòng chống trong một chương trình nghiên cứu ở Băng-la-đét và Việt
Nam, trong đó chỉ ra rằng:
- Tỉ lệ đuối nước ở trẻ em đi mẫu giáo làng giảm xuống hơn 80% do được
trông nom, giám sát trực tiếp.


10
- Tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ 4 tuổi và trẻ lớn hơn tham gia chương
trình Bơi An Toàn (tập huấn bơi và cứu hộ an toàn) giảm xuống hơn 90%.
Thành cơng của việc phịng chống đuối nước ở trẻ em cần phải có sự
hợp tác giữa các ngành và điều quan trọng mang tính quyết định là xây dựng

năng lực cho các cán bộ chính phủ và cộng đồng trong việc thực hiện và theo
dõi các chương trình phịng chống đuối nước.
Nghiên cứu Đuối nước ở trẻ em khẳng định rằng, đuối nước không phải
là một ngun nhân gây tử vong mới, mà nó chỉ khơng được coi như một vấn
đề sức khỏe quan trọng trong các phương pháp tính tốn, đánh giá. Các số
liệu trước đây chủ yếu dựa vào các con số báo cáo từ các bệnh viện và các cơ
sở y tế khác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em chết do đuối nước khơng được đưa
đến cơ sở y tế vì tử vong xảy ra tức thời, hoặc do các cơ sở y tế nằm quá xa
cộng đồng, hoặc do những người có trách nhiệm báo cáo lại sợ các trách
nhiệm về tài chính. Do vậy, Báo cáo tranh luận rằng rõ ràng con số tử vong
do đuối nước được báo cáo thấp hơn nhiều so với thực tế.
Theo tác giả Gordon Alexander, các chính phủ và các cơ quan phát
triển có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các can thiệp phịng chống đuối nước
thơng qua việc nhân rộng chương trình giáo dục mầm non/nhà trẻ, và tăng
cường lồng ghép vào các chương trình phịng chống rủi ro thiên tai, giáo dục
và y tế cơng hiện có, cùng với việc cải thiện công tác lập bản đồ tỉ lệ đuối
nước thực tế. Báo cáo này chỉ rõ rằng đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng,
đến nay vẫn chưa hiện hình rõ ràng ở các quốc gia được khảo sát. Báo cáo
cũng cung cấp các bằng chứng cho thấy có các can thiệp có thể thực hiện
được để cứu sống hàng ngàn sinh mạng trẻ em. Giờ đây, chúng ta cần phải
hành động ở những nơi chúng ta đã biết rõ về tình trạng đuối nước, và điều tra
xem liệu tình trạng báo cáo chưa sát thực tế và các ca tử vong có thể ngăn
chặn được này cịn xảy ra ở những nơi nào khác nữa.”


11
Để ứng phó với tỉ lệ đuối nước ngày càng tăng, trong những năm qua
UNICEF Việt Nam đã hộ trợ Chính phủ Việt Nam trong các hoạt động phịng
chống đuối nươc trẻ em bao gồm xây dựng và thực hiện các chính sách an
tồn giao thơng đường thủy, nâng cao nhận thức về nguy cơ đuối nước và các

biện pháp phòng chống hiệu quả; sửa sang nâng cấp nhà cửa và môi trường
nhằm giảm thiểu nguy cơ đuối nước, đặc biệt cho trẻ em và quan trọng hơn cả
là dạy bơi cho trẻ em.
“Vào cuối năm 2011, những trận lũ lụt lớn ở miền nam Việt Nam đã
gây tử vong cho nhiều trẻ em, phần lớn là do đuối nước. Điều này cho thấy
cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống đuối nước”, bà Lotta
Sylwander, Đại diện UNICEF Việt Nam nói. “Chúng tơi vui mừng khi thấy
rằng Chính phủ và các tổ chức quần chúng ở Việt Nam đã thấy được tầm
quan trọng của phòng chống đuối nước ở Việt Nam và việc cần phải tăng
cường hơn nữa các nỗ lực phịng chống đuối nước. Chính phủ đã xây dựng
Chương trình Quốc gia về phịng chống tai nạn thương tích 2011-2015, trong
đó một phần quan trọng liên quan đến việc phòng chống đuối nước trẻ em.
Tháng 4 năm 2012, Chính phủ cũng cơng bố Kế hoạch liên ngành trong việc
phòng chống đuối nước trong cùng thời kỳ. Chúng tôi tin tường rằng, với các
kế hoạch này, chúng ta có thể ngăn chặn được nhiều trẻ em bị tử vong do đuối
nước”. Báo cáo về đuối Nước ở trẻ em đã minh chứng về một nguyên nhân tử
vong ở trẻ em mới được ghi nhận ở các quốc gia Châu Á thu nhập thấp và
trung bình.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương tích
* Tình hình mắc tai nạn thương tích chung:
Tai nạn thương tích là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam với
tỷ lệ tử vong và thương tích cao so với các bệnh lây nhiễm và không lây
nhiễm. Thời gian qua, cơng tác phịng, chống TNTT đã có nhiều chuyển biến


12
tích cực về mọi mặt, đã có nhiều thành cơng trong kiểm soát TNTT. Tuy
nhiên, TNTT vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam trước thực trạng số
trường hợp TNTT vẫn còn cao. Bộ Y tế - Báo cáo Tổng quan ngành Y tế Việt

Nam năm 2010, 2011 cho biết, TNTT là gánh nặng bệnh tật lớn, đăc biệt đối
với nam giới (22%) và được xếp vào các vấn đề sức khoẻ ưu tiên; năm 2008
có 7.370 người bị thương và 10.506 người tử vong do tai nạn giao thơng
đường bộ. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai là ba
tỉnh/thành phố có số người bị TNGT và tử vong cao nhất trong cả nước (số ca
là 411.358 và 322, số tử vong là 954.437 và 441) [10], [15].
Theo kết quả khảo sát về TNTT tại Việt Nam năm 2010 (VNIS 2010)
công bố cho biết TNTT vẫn, đã và đang là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm tuổi dưới 20. Với tỷ
suất tử vong là 38,6/100.000 dân, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng trên
35.000 trường hợp tử vong do các nguyên nhân TNTT khác nhau. Tử vong do
các nguyên nhân TNTT chiếm 12,8% trong tổng số nguyên nhân tử vong
hàng đầu trên quần thể. Trong tổng số 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
thì TNTT chiếm 5 nguyên nhân [66].
Cũng theo VNIS 2010, tỷ suất chấn thương không gây tử vong ở mức
2.092/100.000 dân cho thấy mỗi ngày nước ta có khoảng 5.000 người bị
thương và trong số đó có đến gần 1.800 trường hợp phải nhập viện điều trị.
Với tỷ lệ 36% nạn nhân bị thương phải nhập viện và nằm điều trị tối thiểu 1
ngày và trung bình là 10 ngày thì mỗi năm hệ thống bệnh viện Việt Nam cần
phải có khoảng 17.000 giường để đón tiếp bệnh nhân bị TNTT. Có đến 51%
nạn nhân TNTT là người có thu nhập chính trong gia đình, số cịn lại là trẻ
nhỏ và người có thu nhập phụ [66].
Các nguyên nhân hàng đầu TNTT gây tử vong là TNGT, ngã, vật sắc
nhọn, động vật tấn công và vật tù/vật rơi; trong khi đó, các nguyên nhân
TNGT, ngã, đuối nước, điện giật, bạo lực cá nhân là những nguyên nhân lớn


13
nhất gây TNTT không tử vong ở Việt Nam. Theo kết quả phân tích các
nguyên nhân tử vong tại các khu vực sống thì tỷ suất tử vong ở khu vực nông

thôn đều cao hơn khu vực thành thị, trừ vật sắc nhọn. Đặc biệt, 3 nguyên nhân
hàng đầu là TNGT, ngã và đuối nước.
Tai nạn thương tích đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của mọi
người dân trong xã hội. Mỗi năm, TNTT đã cướp nhiều sinh mạng, trong đó
phần lớn các nạn nhân đều trong độ tuổi lao động. TNTT còn để lại hậu quả
nặng nề cho bản thân nạn nhân, những người phải chịu di chứng tàn tật vĩnh
viễn, cho những gia đình phải chịu đựng nỗi đau tinh thần và trở nên nghèo
túng khi mất đi trụ cột lao động hoặc phải gánh chịu những chi phí chữa bệnh.
Chỉ tính riêng TNGT, với tỷ lệ tàn tật vĩnh viễn là 5% (trong số các nạn nhân
nhập viện) thì mỗi năm sẽ có khoảng trên 15.000 nạn nhân tai nạn giao thông
tàn tật và con số này sẽ cịn tích lũy từng năm. Xã hội cũng phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề cho các chi phí liên quan đến điều trị, trợ cấp, trợ giúp
cho nạn nhân và gia đình nạn nhân do hậu quả mà TNTT để lại. Theo VNIS
2010, có khoảng 6% nạn nhân bị tàn tật vĩnh viễn do các loại TNTT và 29%
để lại di chứng. Gánh nặng về kinh tế, xã hội, y tế và phúc lợi xã hội cho
nhóm này là rất lớn [66].
Năm 2011 tại 55 tỉnh/thành phố có 1.247.209 trường hợp mắc TNTT
với tỉ suất là 1.645/100.000 người, tăng 0,16% so với năm 2010. Nhóm tuổi
15-19 có tỉ suất mắc TNTT cao nhất là 2.402/100.000 người; tiếp theo là
nhóm 20-60 tuổi với tỉ suất 1.840/100.000; thấp nhất là nhóm 0-4 với tỉ suất
949/100.000 người. Tổn thương chi có tỉ lệ mắc cao nhất 33,52%. Địa điểm
tai nạn: Tỉ lệ mắc TNTT trên đường đi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,27%), chiếm tỉ
lệ cao thứ hai là TNTT tại nhà với 23,65%. TNTT tại trường học có tỉ lệ mắc
thấp nhất (3,39%). Tỉ lệ thương tích do TNGT đứng hàng đầu trong các
nguyên nhân gây TNTT chiếm 40,06%, tiếp theo là tai nạn lao động 13,42%,
ngã 18,16%, bạo lực 7,92% ... So với năm 2010, tỉ lệ mắc TNGT tăng 13%.


14
Số liệu ghi nhận được trong năm 2010 cho thấy tồn quốc có 36.869 trường

hợp tử vong do TNTT, chiếm tới 10,84% tổng số tử vong nói chung. So với
năm 2009, số tử vong năm 2010 tăng 6,8%. Tỷ suất tử vong trung bình một
năm do TNTT trong giai đoạn 2005-2010 là 44,3/100.000 dân. Nam giới có
nguy cơ tử vong do TNTT cao hơn nữ giới 3 lần. Nguyên nhân tử vong chính
là TNGT (17,91/100.00 dân), tiếp đến là đuối nước (7,12/100.00) và tự tử
(4,78/100.000). Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai sau
TNGT, chiếm 10% tổng số tử vong nói chung [5], [60].
Báo cáo mắc TNTT trong các cơ sở y tế được thực hiện định kỳ 3
tháng, 6 tháng và 9 tháng và một năm theo Quyết định 25/QĐ-BYT ngày
2/8/2006 của Bộ trưởng Bộ y tế. Trong giai đoạn 2011-2013, trên 50/63 tỉnh
thường xuyên có báo cáo về TNTT định kỳ theo quý. Thống kê số liệu TNTT
cho thấy:
Trung bình (TB) mỗi năm có khoảng 1.150.000 trường hợp mắc TNTT
với tỷ suất là 1.557/100.000 người. 6 tháng đầu năm 2012 có 584.983 trường
hợp TNTT. Nhóm tuổi 15-19 có tỷ suất mắc TNTT TB năm cao nhất
2.400/100.000 người, tiếp theo là nhóm 20-60 tuổi với tỷ suất 1.835/100.000;
thấp là nhóm 0-4 với tỷ suất 921/100.000 người. Tổn thương chi có tỷ lệ mắc
cao nhất 33,5%. Địa điểm tai nạn: tỷ lệ mắc TNTT trên đường đi là cao nhất
(44,3%), TNTT tại nhà (23,7%), tại trường học (3,5%) [18], [26].
Các số liệu thống kê về tình hình TNTT của Bộ Y tế từ 2006 – 2012 đã
cho thấy tỷ lệ thương tích do TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân
gây TNTT chiếm trên 40%, tiếp theo là tai nạn lao động, ngã chiếm tỷ lệ trên
10%; bạo lực chiếm tỷ lệ trên dưới 10%...[17], [18], [25].
* Tình hình tử vong do tại nạn thương tích chung:
Theo kết quả Điều tra y tế quốc gia 2001-2002 cho thấy: TNTT đang là
một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Việt Nam, tai nạn đứng
thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong ở nước ta [31], [32].


15

Trong thống kê tử vong do TNTT tại cộng đồng được thu thập liên tục
từ năm 2005 đến nay, theo sổ A6/YTCS theo Quyết định số 25/QĐ-BYT
ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ y tế. Số liệu ghi nhận được trong năm
2010-2012 cho thấy tồn quốc.
Bảng 1.3. Tình hình tử vong do TNTT giai đoạn 2005-2012
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Năm

Tỷ suất tử vong
TNTT/100.000 dân
45,01
46,12
46,55
43,84
41,58
42,69
44,73
43,37
44,24
trường hợp tử vong do TNTT, chiếm


Số tử vong TNTT

2005
31.052
2006
23.157
2007
38.482
2008
34.779
2009
34.372
2010
36.869
2011
38.083
2012
37.627
Trung bình
35.427
Trung bình mỗi năm có 35.427

khoảng 10,84% tổng số tử vong nói chung. Tỷ suất tử vong trung bình 1 năm
do TNTT trong giai đoạn 2005-2012 là 44,24/100.000 dân.
Nam giới có nguy cơ tử vong do TNTT cao hơn nữ giới 3 lần. Mơ hình
ngun nhân tử vong tương tự nhau, trong đó nguyên nhân tử vong cao nhất
là TNGT (20,14/100.000 dân), tiếp đến là đuối nước (7,82/100.000 dân) và tự
tử (5,18/100.000). Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau
TNGT, chiếm 10% tổng số tử vong do TNTT nói chung [22], [25].
1.2.2.2. Tình hình tai nạn giao thơng

Tình TNGT đến cấp cứu tại bệnh viện được thực hiện theo Quyết định
số 1356/QĐ-BYT ngày 18/4/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế [3].
Năm 2011, tổng số trường hợp mắc TNGT đến cấp cứu của 49 bệnh viện
là 135.224, chiếm 40,9% tổng số các trường hợp TNTT. Số trường hợp tử
vong và nặng xin về là 2.444 chiếm 1,8%, tỉ lệ này giảm so với năm 2010 với
2,2 %. Về chấn thương sọ não (CTSN) do tai nạn giao thông (TNGT): 23.426


16
trường hợp bị CTSN do TNGT chiếm 17,3% giảm so với cùng kỳ năm 2010,
trong đó 79,4% là nam giới. Tỉ lệ dưới 14 tuổi bị CTSN là 6,6%, tỉ lệ này
giảm so với 6,9% của năm 2010; Tỉ lệ chấn thương sọ não không đội mũ bảo
hiểm chiếm 12,0% trong số bị CTSN, trong đó nhóm tuổi 0-4 chiếm tỉ lệ cao
nhất 25,9%; Tỉ lệ bị CTCS cổ chiếm 0,5% trên tổng số TNGT. Tỉ lệ đội mũ
bảo hiểm không cài quai bị TNGT 3,1%, tỉ lệ mũ bảo hiểm không rõ nguồn
gốc bị TNGT 21,9%; Tỉ lệ TNGT do mô tô, xe máy 77%, tỉ lệ tự gây tai nạn
chiếm 9,7% số trường hợp bị TNGT [15].
Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt Nam năm 2011 của Bộ Y tế đã
cho biết ở nam giới, TNGT (8,0%) là nguyên nhân thứ 2 sau đột quỵ (10,0%)
của gánh nặng bệnh tật. Đây là 2 chỉ số quan trọng góp phần làm cho tỷ lệ
gánh nặng bệnh tật ở nam giới chiếm 56% trong tổng số gánh nặng bệnh tật ở
Việt Nam năm 2008 là 12,3 triệu DALYs. Gánh nặng bệnh tật do tử vong
sớm của các bệnh và chấn thương ở nam giới năm 2008 là 4,1 triệu YLL
(Years of life lost due to premature mortality - Số năm mất đi do tử vong
sớm) và ở nữ là 2,7 triệu YLL. Có 6 ngun nhân chính gây tử vong ở nam
giới, trong đó có nguyên nhân TNGT chiếm tỷ lệ 9,0% [15].
Nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam năm 2008
của Trường Đại học Y tế công cộng - Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ
Y tế) cho thấy: Số lượng ước tính tử vong ở Việt Nam năm 2008 là 541.229
người, trong đó tử vong nam chiếm 54% và nữ là 46%. Có 10 nguyên nhân

hàng đầu gây tử vong theo giới, TNGT là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ 3 ở nam giới (17. 330/290.624 = 6%) sau đột quỵ (18%) và ung thư
gan (7%). Trong khi nguyên nhân này ở nữ giới lại đứng hàng thứ 9
(5.750/250.605 = 2%) sau đột quỵ (23%); COPD (6%); viêm phổi (4%);
bệnh mạch vành (4%); đái tháo đường (4%); ung thư gan (3%); ung thư phổi
(3%); lao (3,0%) [53].


17
Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt Nam năm 2012 của Bộ Y tế đã
cho biết số vụ tai nạn, số người bị thương và tử vong do tai nạn, đặc biệt là tai
nạn giao thông ngày càng gia tăng trong 10 năm qua. Tử vong do chấn thương
các loại và TNGT đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong ở các bệnh
viện hiện nay. Nước ta bình qn mỗi ngày có khoảng 30 người tử vong và 70
người bị thương gây tàn tật. Theo niên giám thống kê năm 2010 của Bộ Y tế,
tỷ suất tử vong do TNGT năm 2010 là 17,9/100.000 dân (nam cao gấp hơn 3
lần nữ: 28.3/1000.000 và nữ là 7,7/100.000 dân) [11], [12].
1.2.2.3. Tình hình đuối nước
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn thương tích dẫn đến
tử vong ở trẻ em, chiếm khoảng 50% tỷ lệ tai nạn thương tích. Năm 2008,
tính trung bình tại 15 tỉnh/thành phố được điều tra, số tử vong do đuối nước
cao nhất, đã có tới 106 trẻ em từ 0-19 tuổi bị tử vong do đuối nước. Con số
này tương đương với tỷ lệ tử vong là 10,4 trường hợp/100.000 trẻ, cao gấp 10
lần tỉ lệ tử vong đuối nước ở các nước phát triển và có nguy cơ tiếp tục gia
tăng. Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về vấn đề đuối nước trẻ em
ở Việt Nam.
Theo thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỷ lệ tai nạn
chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% (trong đó, trẻ dưới 15
tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông, chiếm 26,7%.
So với các nước phát triển, tỷ lệ chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10

lần. Cũng theo thống kê này, trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngồi
trời khi trẻ tắm sơng, hồ và tắm biển.
Tai nạn đuối nước đang gia tăng và thực sự là một vấn đề gây nhiều bức
xúc trong cộng đồng, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và
nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Theo kết quả
điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF)
công bố: Trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị


18
chết đuối nước. Đặc biệt là trong những tháng nghỉ hè và những dịp nghỉ lễ,
tỷ lệ chết đuối nước càng tăng cao.
Qua số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng từ sau Tết Nguyên đán
năm 2014 đến tháng 7/2014, trên địa bàn các tỉnh, thành trong cả nước đã xảy
ra hàng chục vụ chết đuối nước mà nạn nhân phần lớn là các cháu học sinh.
Các nguyên nhân dẫn đến đuối nước cho trẻ em. Có rất nhiều ngun
nhân, trong đó có việc mất an tồn tại các bến khách ngang sông cũng như
thiếu các phương tiện giao thơng đường thuỷ bảo đảm an tồn đi lại cho
người dân trong đó có trẻ em.
Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển chạy qua 28 Tỉnh, Thành phố ven
biển với hơn 2.360 sông, kênh lớn nhỏ dài khoảng 220.000km. Bộ GTVT
hiện đang quản lý trên cả nước hơn 2.300 bến khách ngang sông, dọc tuyến
với hơn 5.000 phương tiện hoạt động. (Việt Nam hiện có 737 tuyến vận tải
với tổng số 806.770 phương tiện thủy các loại); hàng năm vận chuyển khoảng
hơn 80 triệu lượt hành khách, chiếm khoảng hơn 25% khối lượng vận tải của
cả nước. Luật Giao thông đường thủy nội địa được Quốc hội thông qua ngày
15/6/2004. Tuy nhiên, việc thực thi Luật trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập
như: vẫn còn người điều khiển phương tiện ở một số bến chưa có bằng, chứng
chỉ chuyên môn; chất lượng của phương tiện giao thông đường thủy khơng
được đảm bảo, thiếu thiết bị an tồn nhất là phao cứu sinh; chở quá tải theo

qui định… đặc biệt hay gặp ở một số phương tiện chở khách ngang sơng (đị
ngang), việc quản lý, điều hành hoạt động của bến khách ngang sơng của
chính quyền ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức.
“Vào cuối năm 2011, những trận lũ lụt lớn ở miền nam Việt Nam đã gây
tử vong cho nhiều trẻ em, phần lớn là do đuối nước. Điều này cho thấy cần
phải đẩy mạnh hơn nữa cơng tác phịng chống đuối nước”, bà Lotta
Sylwander, Đại diện UNICEF Việt Nam nói. “Chúng tơi vui mừng khi thấy
rằng Chính phủ và các tổ chức quần chúng ở Việt Nam đã thấy được tầm


19
quan trọng của phòng chống đuối nước ở Việt Nam và việc cần phải tăng
cường hơn nữa các nỗ lực phịng chống đuối nước. Chính phủ đã xây dựng
Chương trình Quốc gia về phịng chống tai nạn thương tích 2011-2015, trong
đó một phần quan trọng liên quan đến việc phịng chống đuối nước trẻ em.
Tháng 4 năm 2012, Chính phủ cũng cơng bố Kế hoạch liên ngành trong việc
phịng chống đuối nước trong cùng thời kỳ. Chúng tôi tin tường rằng, với các
kế hoạch này, chúng ta có thể ngăn chặn được nhiều trẻ em bị tử vong do đuối
nước”. Báo cáo về đuối Nước ở trẻ em đã minh chứng về một nguyên nhân
tử vong ở trẻ em mới được ghi nhận ở các quốc gia Châu Á thu nhập thấp và
trung bình.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG Ở
VIỆT NAM

- Số liệu thống kê 100 bệnh viện trên tồn quốc về tình hình TNGT trong
3 năm (2010 – 2012) như sau (bảng 1.4):
Bảng 1.4. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do TNGT trong tổng số nhập
viện do TNTT (2010-2012)
BN TNGT
nhập viện

SL
TL (%)

2010

Tổng số
BN TNTT
nhập viện
286.276

117.317

2011

330.247

2012
TB

Thời gian

41,0

Nặng

xin về
2546

Số
bệnh viện

báo cáo
43

135.224

40,9

2444

49

255.617

84.674

33,1

1945

33

290.713

112.405

38,3

2311

42


Trung bình mỗi năm có khoảng 122.000 trường hợp bị TNGT nhập
viện, chiếm 42,1% tổng số các trường hợp TNTT. Như vậy, trung bình mỗi
ngày ở nước ta trung bình có khoảng 334 bệnh nhân TNGT phải nhập viện.
Số trường hợp tử vong và nặng xin về là 2.311 chiếm 1,8%. Về CTSN do


20
TNGT: 22.426 trường hợp bị CTSN do TNGT chiếm 17,3% trong đó 79,1%
là nam giới. Tỷ lệ dưới 14 tuổi bị CTSN là 6,2%, tỷ lệ này giảm so với 6,9%
của năm 2010; tỷ lệ CTSN không đội mũ bảo hiểm chiếm 12,0% trong số
CTSN, trong đó nhóm 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 24,2%; Tỷ lệ bị chấn
thương cột sống cổ chiếm 0,5% trên tổng số TNGT. Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm
không cài quai bị TNGT 2,8%, tỷ lệ mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc bị
TNGT 21,4%; Tỷ lệ TNGT do mô tô, xe máy 76%, tỷ lệ tự gây tai nạn chiếm
9,51% số trường hợp bị TNGT [11], [19], [20], [21], [26].
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái và cộng sự về “Bệnh nhân bị tai
nạn giao thông tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2003” cho thấy: Đặc điểm
của bệnh nhân TNGT: Nam giới chiếm tỷ lệ (53,6%) cao hơn nữ giới
(46,4%); độ tuổi từ 16 – 50 chiếm tỷ lệ 66,4%; nguyên nhân xảy ra tại nạn do
xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất (57,0%) [53].
- Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh về “Đặc điểm dịch tễ học ở 400
bệnh nhân tai nạn giao thơng đường bộ tại Hải Phịng năm 1995” cho thấy:
+ Về đặc điểm của bệnh nhân TNGT: Nam giới chiếm tỷ lệ (66,1%)
cao hơn nữ giới (33,9%); độ tuổi từ 20 – 59 chiếm tỷ lệ 71,8%; Nguyên nhân
gây tai nạn do xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất (42,7%) [38].
+ Về cơ cấu thương tích và cơng tác sơ cấp cứu trước bệnh viện đối với
bệnh nhân TNGT: Tổn thương phần mềm chiếm tỷ lệ 72,5%; thời gian nạn
nhân được đưa đến bệnh viện từ 30 phút đến 1 giờ là 57,9%; phương tiện vận
chuyển bệnh nhân tới viện: Ơ tơ các loại 45,7%; xích lơ 36,4%, các loại xe

khác 33%, xe máy 13,6% và xe cứu thương chỉ vận chuyển được 12,7% [28].
- Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm về “Cấp cứu tai nạn giao thông
tại bệnh viện Việt Đức năm 1998” cho thấy: bệnh nhân TNGT chủ yếu xảy ra
ở nam giới (65,3%), độ tuổi trung bình là 31,5, xe máy là phương tiện gây tai
nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (64,7%). Bệnh nhân bị CTSN chiếm tỷ lệ
28% và tỷ lệ bệnh nhân tử vong tại bệnh viện là 3% [49].


21
- Nghiên cứu của Đỗ Kim Sơn về “Công tác cấp cứu tai nạn giao thông
và một số khuyến cáo từ một trung tâm phẫu thuật quốc gia Việt Đức – Hà
Nội năm 1998” cho thấy: tuổi trung bình của bệnh nhân tai nạn giao thông là
31,5, nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu là xe máy (64,7%), phương tiện vận
chuyển cấp cứu bằng ô tô và xe lam chiếm tỷ lệ cao nhất (66,25%), tiếp đến là
xe cứu thương 115 (11,9%) [55].
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và cộng sự về “Đánh giá tình hình
điều trị bệnh nhân tại khoa chấn thương bệnh viện tỉnh Bắc Giang năm 2000”
cho thấy: nạn nhân TNGT chủ yếu là nam giới (62,98%), và có độ tuổi trung
bình là 29 [58].
- Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đông và cộng sự năm 2002 cho thấy:
chủ yếu các trường hợp TNGT trong 10 năm qua hầu hết là nam giới (72,1%)
và ở độ tuổi 24-45 (40,2%), xe máy là phương tiện gây TNGT chiếm tỷ lệ cao
nhất (67,1%). Về thương tích: tỷ lệ chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất
(47,8%) [42].
- Nghiên cứu của Trần Minh Đạo về “1200 trường hợp tai nạn giao
thơng được xử trí cấp cứu ngoại khoa tại bệnh viện 198 Bộ Công an năm
2004” cho thấy: bệnh nhân TNGT chủ yếu là nam giới (71,92%), tập trung ở
độ tuổi 20-40 (68,25%), nguyên nhân gây TNGT do xe máy chiếm tỷ lệ cao
nhất (70,89%). Về thương tích: tổn thương chi dưới chiếm tỷ lệ cao nhất
(37,31%), tiếp đến là CTSN (29,64%) [41].

- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chánh về “Thực trạng cấp cứu tai nạn
giao thông đường bộ và khả năng đáp ứng của trung tâm vận chuyển cấp cứu
Hà Nội (2002 – 2004)” cho thấy, trong 3 năm (2002 – 2004) Trung tâm vận
chuyển cấp cứu 115 của Hà Nội đã vận chuyển cấp cứu cho 6.811 nạn nhân bị
TNTT trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 3411 nạn nhân (50,8%) bị TNGT
đường bộ [34].


22
+ Về đặc điểm của bệnh nhân TNGT: Lứa tuổi từ 20 – 49 chiếm tỷ lệ
83%, trong đó nhóm tuổi 20-29 có tỷ lệ cao nhất (34,30%), nhóm tuổi < 10 là
thấp nhất (0,58%). Tuổi trung bình 29,2. TNGT thường xảy ra vào ngày thứ
sáu và thứ hai trong tuần (26,41% và 20,55%). TNGT thường xảy ra vào các
khoảng thời gian từ 16-18 giờ (17,39%), 12-14 giờ (17,38%), 6-8 giờ
(15,16%), 18-20 giờ (13,23%), từ 4-6 giờ (1,73%). Có 60,51% các phương
tiện gây ra tai nạn là xe máy; 19,94% là do xe ô tô; 11,46% là do xe đạp [34].
+ Về cơ cấu thương tích của bệnh nhân TNGT: Tổn thương phần mềm
chiếm tỷ lệ cao nhất (52,80%), tiếp đến là chấn thương sọ não (23,51%), gãy
chi (12,58%), đa chấn thương (4,34%), chấn thương ngực (3,28%), chấn
thương cột sống (2,23%), và thấp nhất là chấn thương bụng (1,26%) [34].
+ Về phân loại mức độ cấp cứu: Có 38,61% cần cấp cứu khẩn cấp,
61,39% số còn lại là cấp cứu trì hỗn. Tỷ lệ các nạn nhân nặng cần cấp cứu
đến bệnh viện khá cao (92% ở bệnh viện Việt Đức, 74% ở bệnh viện Xanh
Pôn, ở Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội là 38,61% [34].
- Nghiên cứu của Trần Trung Thuận về “Tình hình cấp cứu TNGT tại
BVĐK tỉnh Đồng Nai và một số yếu tố liên quan trong 2 năm 2006 và 2007”
cho thấy:
+ Về đặc điểm của bệnh nhân TNGT vào cấp cứu, điều trị tại BVĐK tỉnh
Đồng Nai: Có 15.273 BN TNGT (năm 2006 là 7338 BN, năm 2007 là 7.935
BN). Trong đó đa số là nam giới (62,12%); nữ 37,88% (tỷ số xấp xỉ 2/1). Độ

tuổi từ 16 – 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,73%); từ 31 – 35 tuổi (28,68%); từ 46
– 60 tuổi (16,57%); từ 1- 15 tuổi (10,99%) và trên 60 tuổi (5,03%). Cơng
nhân có tỷ lệ mắc là 20,78%; lao động phổ thông: 45,18%; học sinh – sinh
viên: 3,55%. Mô tô, xe gắn máy gây ra TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất (70,91%).
Thời gian BN TNGT đến được BV để cấp cứu (tính từ lúc bị TNGT) là từ
>16 – 23 giờ. Thời gian BN TNGT vào viện thường là từ 16-18 giờ trong
ngày (47,46%); từ sau 18-23 giờ (40,24%); từ sau 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm


23
sau (12,30%). Ban đêm chiếm tỷ lệ 30,36% và ban ngày là 96,64%. BN
TNGT vào viện nhiều nhất là các ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7 18,1%; chủ nhật
23,5%) [64].
+ Về cơ cấu thương tích của BN TNGT: Thương tổn ở vị trí đầu mặt
(21,55%); chấn thương sọ não (14,24%); chi trên (17%); chấn thương vùng
bụng - chậu (10,38%); đa chấn thương (9,68%). Tỷ lệ BN TNGT điều trị nội
trú là 24%; ngoại trú 75,2%; chuyển viện 17,23% và tử vong là 3,59% [64].
- Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hy về “Đánh giá tai nạn giao thông
đường bộ tại khoa cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới
trong 2 năm 2008-2009” cho thấy:
+ Về đặc điểm của BN TNGT vào cấp cứu, điều trị tại bệnh viện Hữu
Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới: Số ca TNGT đường bộ vào khoa Cấp cứu
của BV năm 2008 là 1.106; năm 2009 là 1.309 (tăng 203 BN). Trong tổng số
ca TNGT vào cấp cứu trong 2 năm, nam (77,59%) cao hơn nữ (22,41%); độ
tuổi: từ 16-46 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (79,97%); trên 46 tuổi (15,7%); từ 014 tuổi (4,36%) [43].
+ Về cơ cấu thương tích và tỷ lệ tử vong của BN TNGT: Vị trí và mức độ
tổn thương ở BN TNGT trong 2 năm: Vùng đầu mặt cổ 792 ca (32,79%); Các
chi 525 ca (21,74%; các tổn thương khác 1098 ca (45,47%). Số trường hợp tử
vong năm 2008 là 239 BN chiếm 21,61%; năm 2009 là 262 chiếm tỷ lệ 20,1%
[43].

- Nguyễn Văn Xáng “Nghiên cứu đặc điểm TNGT và xử lý cấp cứu
TNGT trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong 2 năm 2008-2009” cho thấy:
+ Về đặc điểm của BN TNGT tổng hợp tất cả các hồ sơ bệnh án TNGT
vào cấp cứu, điều trị tại các cơ sở điều trị của tỉnh Khánh Hồ trong 2 năm
2008-2009 cho thấy: có 1388 vụ TNGT và 600 hồ sơ vào viện điều trị, trong
đó nam chiếm 77,1% và nữ là 22,9%. Độ tuổi bị TNGT nhiều nhất từ 16-30
tuổi (46%). Thời gian xảy ra TNGT nhiều nhất từ 5h00-18h00 (56%). Địa


24
hình xảy ra nhiều nhất là đường quốc lộ (79,18%). Chạy quá tốc độ gây ra
TNGT (26,7%) [62].
+ Về công tác sơ cấp cứu trước BV và cấp cứu, điều trị tại tuyến BV đối
với BN TNGT: Trong 1388 vụ TNGT có gọi cấp cứu 115 là 90,13%. Trong
1509 BN tại hiện trường TNGT đưa đi cấp cứu có 61,4% khơng được sơ cứu,
thời gian vận chuyển đến BV tính từ lúc xảy ra TNGT nhanh nhất dưới 1 giờ
chiếm 79,8%. Cự ly vận chuyển cấp cứu từ hiện trường TNGT đến cơ sở điều
trị từ 2-10km (59,4%). Ngày điều trị trung bình của BN TNGT là từ 6 ngày
trở xuống (83,9%). Bệnh nhân TNGT được xuất viện với tình trạng tốt là
80,9%; tỷ lệ chuyển viện 8,1% và tử vong là 0,4% [62].
- Nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính, Trần Văn Oánh, Đỗ Mai Dung và
Cs về “Tình hình tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu/bia điều tra
các ca TNGT tại bệnh viện Việt Đức 2009-2010” cho thấy:
+ Về đặc điểm của BN TNGT: Trong số 3.239 BNn TNGT vào cấp cứu,
điều trị tại bệnh viện, nam giới chiếm tỷ lệ 86,5% và nữ giới là 13,5%. Nhóm
tuổi từ 20 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (76,4%). Nguyên nhân gây tai nạn chủ
yếu là xe máy (72,6%). Tai nạn giao thông thường xảy ra với tỷ lệ cao vào
các ngày trong tuần như: thứ 6 (17,8%), thứ bảy (17,6% và chủ nhật (19,3%).
Đối tượng bị TNGT chủ yếu là điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất
(76,7%). Có 1.375/3.239 (42,4%) nạn nhân có nồng độ cồn trong máu đo

được khi xảy ra TNGT, trong đó có 1.101 (34%) nạn nhân có nồng độ cồn
trong máu cao hơn 40mg/100ml máu [36].
+ Về tình trạng chấn thương và bộ phận cơ thể bị chấn thương: độ nặng
chấn thương sử dụng theo thang điểm RTS (Revised Trâum Score) đánh giá
các chỉ số về hô hấp, huyết áp động mạch tối đa, điểm Glasgow, kết quả: tỷ lệ
bệnh nhân tối nguy kịch (2,6%), nguy kịch 93,9%), nặng (12,1%), vừa
(35,9%), nhẹ (45,5%). Về bộ phận bị chấn thương: đầu chiếm tỷ lệ cao nhất


25

(39,6%); chi (35,6%); hàm - mặt (7,1%); ngực (5,5%); bụng (4,3%); cột sống
(2,8%); đa chấn thương có tỷ lệ thấp nhất (2,4%) [36].
- Nghiên cứu của Phạm Hồng Thái về “Tình hình TNGT qua các trường
hợp chấn thương do TNGT tại khoa cấp cứu BVĐK Nguyễn Đình Chiểu năm
2010” cho thấy: Đặc điểm của bệnh nhân TNGT: Có 500 BN TNGT được cấp
cứu tại Khoa Cấp cứu bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu 2010. Trong đó nam
mắc chiếm tỷ lệ (62%) cao hơn nữ (38%); độ tuổi: từ 15-60 mắc cao nhất 428
BN (85,6%). Nơng dân có tỷ lệ mắc cao nhất so với các nghề nghiệp khác
(243 BN = 46,8%). Xe gắn máy là phương tiện được sử dụng khi bị TNGT
chiếm tỷ lệ cao nhất (478 trường hợp = 95,5%) và cũng là phương tiện gây ra
TNGT chiếm tỷ lệ chủ yếu (98%). Chỉ có 14,6% trường hợp bị TNGT được
đưa đi cấp cứu bằng xe cứu thương; còn lại chủ yếu bằng xe gắn máy. Chỉ có
18% trường hợp TNGT được sơ cứu trước khi đưa đến bệnh viện. Có 60%
nạn nhân có đội mũ bảo hiểm. Có 69% trường hợp TNGT có sử dụng rượu
bia khi tham gia giao thông [60].
- Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lan, Lương Mai Anh, Khiếu Thị
Quỳnh Trang và Cs về “Thực trạng TNGT đường bộ đến cấp cứu và điều trị
tại 43 bệnh viện năm 2010” cho thấy:
+ Về đặc điểm của BN TNGT: Có tổng số 117.317 BN TNGT được cấp

cứu, điều trị tại 43 BV năm 2010. Trong đó nam giới (73%) gấp 3 lần nữ giới
(27%). Nhóm tuổi từ 20-59 có tỷ lệ mắc cao nhất (72%), nhóm từ 15-19 tuổi
có tỷ lệ mắc thấp nhất (15%). Có 20.941 trường hợp chấn thương sọ não
(chiếm tỷ lệ 17,8%). Tỷ lệ chấn thương sọ não ở nhóm 20-59 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất (73,49%), tiếp đến là nhóm từ 15-19 tuổi (14,14%). Trong số bị chấn
thương sọ não có 13,3% khơng đội mũ bảo hiểm. Tỷ lệ BN TNGT có sử dụng
rượu bia là 16,7%, trong đó 94% là nam giới. Nhóm từ 20-59 tuổi có tỷ lệ sử
dụng rượu bia mắc cao nhất (19,6%), nhóm từ 15-19 tuổi (13,1%). Có 81%


×