Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên nữ dân tộc thiểu số ở Lai Châu từ góc độ phát triển con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 185 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CON NGƢỜI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA VỊ THÀNH NIÊN NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
LAI CHÂU TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU CON NGƢỜI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. LÊ THỊ ĐAN DUNG

HÀ NỘI - 2020



THÀNH VIÊN CHÍNH THAM GIA ĐỀ TÀI
(Theo ABC)
1. TS. Lê Thị Đan Dung

Viện Nghiên cứu Con Người
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

2. ThS. Lê Thị Thu Hà

Viện Nghiên cứu Con Người
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

3. ThS. Nguyễn Thị Huệ


Viện Nghiên cứu Con Người
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

4. CN. Lê Mạnh Hùng

Viện Nghiên cứu Con Người
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

5. ThS. Nguyễn Thị Hoa Mai

Viện Nghiên cứu Con Người
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

6. TS. Vũ Thị Thanh

Viện Nghiên cứu Con Người
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT

Biện pháp tránh thai

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DTTS


Dân tộc thiểu số

HDI

Chỉ số phát triển con người

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

MICS

Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam

PTCN

Phát triển con người

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SKTD

Sức khỏe tình dục

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thơng

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

VTN

Vị thành niên

VTN&TN

Vị thành niên và thanh niên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng người tham gia trả lời phỏng vấn ..................................................32
Bảng 1.2. Một số kết quả chăm sóc SKSS của hai xã Ta Gia và Khoen On năm
2018 ..................................................................................................................... 33
Bảng 1.3. Khái quát đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát ..................................34

Bảng 1.4. Hệ thống các chỉ báo của đề tài.....................................................................34
Bảng 2.1. Sự khác biệt về khoảng cách từ nhà đến nơi cung cấp dịch vụ chăm
sóc SKSS .............................................................................................................. 61
Bảng 2.2. Các dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên nữ DTTS ............................62
Bảng 2.3. Mức độ hài lịng về thủ tục quy trình giải quyết và sự trợ giúp đối với
dịch vụ SKSS và dịch vụ sinh con.................................................................................72
Bảng 2.4. Tương quan giữa tình trạng đi học, tình trạng hơn nhân, dân tộc và
phương thức xử lý khi gặp phải những vấn đề liên quan đến SKSS .............................80
Bảng 2.5. Tương quan giữa tình trạng hơn nhân và dân tộc với lý do chọn cách xử
lý khi gặp vấn đề SKSS theo tình trạng hơn nhân và dân tộc .......................................82
Bảng 2.6. Tương quan giữa tình trạng hơn nhân, tình trạng đi học và dân tộc và
việc quyết định đi đến cơ sở y tế ...................................................................................87
Bảng 2.7. Tương quan giữa tình trạng đi học, tình trạng hơn nhân và dân tộc với
việc biết đến các nội dung SKSS ...................................................................................93
Bảng 2.8. Tương quan giữa tình trạng hơn nhân, tình trạng đi học và các kênh
thông tin về SKSS .........................................................................................................95
Bảng 2.9. Các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ SKSS theo đánh giá của người trả
lời phân theo tình trạng đi học, tình trạng hơn nhân và dân tộc ..................................100
Bảng 3.1. Tỷ lệ vị thành nữ nhận được tư vấn, tuyên truyền về SKSS theo các nội
dung về SKSS trong một năm qua (%) theo tình trạng đi học và dân tộc ...................105
Bảng 3.2. Các kênh truyền thông mà vị thành niên nữ nhận được thông tin SKSS
trong 1 năm qua theo tình trạng đi học và dân tộc ......................................................108
Bảng 3.3. Lý do không sinh con tại cơ sở y tế theo dân tộc ........................................113
Bảng 3.4. Các kiến thức được cung cấp sau khi sinh con ...........................................114
Bảng 4.1. Mơ hình hồi quy logistic về mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS ......130


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sự phù hợp với nhu cầu của dịch vụ SKSS đã sử dụng ................................69
Hình 2.2. Đánh giá của vị thành niên nữ về chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS

theo thang điểm từ 1-5, trong đó 1 là rất không tốt và 5 là rất tốt ................................75
Hình 2.3. Tỷ lệ tiếp cận các kênh thơng tin của vị thành niên nữ để tìm hiểu về
SKSS .................................................................................................................... 78
Hình 2.4. Lý do chọn cách xử lý khi gặp vấn đề về SKSS ...........................................82
Hình 2.5. Hành động khi bị quấy rối tình dục ...............................................................85
Hình 2.6. Tỷ lệ vị thành niên nữ sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và nạo/phá
thai theo tình trạng hơn nhân .........................................................................................86
Hình 2.7. Người quyết định đi khám thai ......................................................................88
Hình 2.8. Người quyết định địa điểm sinh con .............................................................89
Hình 2.9. Mức độ hiểu biết về nội dung SKSS .............................................................92
Hình 2.10. Các kênh thơng tin SKSS ............................................................................95
Hình 2.11. Tỷ lệ vị thành niên nữ biết các biện pháp tránh thai ...................................97
Hình 2.12. Hiểu biết về tình dục an tồn .......................................................................97
Hình 2.13. Tỷ lệ người trả lời cho rằng trường học có cung cấp dịch vụ SKSS ...........99
Hình 2.14. Những khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ SKSS .........102


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................28
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................28
5. Cách tiếp cận nghiên cứu...........................................................................................30
6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................31
7. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................................35
8. Một số khái niệm liên quan .......................................................................................36
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ TIẾP CẬN
VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ...........................41
1.1. Tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản từ góc độ quyền con người ............................41

1.2. Tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản từ góc độ phát triển con người ......................45
1.3. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ..................................47
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS .........................49
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA VỊ THÀNH NIÊN NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ...............54
2.1.Cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS của vị thành niên nữ DTTS ....................54
2.1.1. Khuôn khổ pháp lý, các chiến lược, các chương trình, chính sách chăm sóc
SKSS cho vị thành niên nữ DTTS .................................................................................54
2.1.2. Tính sẵn có của các dịch vụ chăm sóc SKSS ......................................................58
2.1.3. Sự phù hợp của các dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên nữ DTTS .........64
2.1.4. Chất lượng dịch vụ .............................................................................................73
2.2. Tính chủ thể của vị thành niên nữ DTTS trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
chăm sóc SKSS ..............................................................................................................77
2.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ SKSS của vị thành niên nữ DTTS ..............................77
2.2.2 Cách thức mà vị thành niên nữ DTTS chăm sóc SKSS .......................................80
2.2.3. Việc ra quyết định liên quan đến chăm sóc SKSS ..............................................86
2.3. Năng lực sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS của vị thành niên nữ DTTS ...............91
2.3.1 Nhận thức và kiến thức của vị thành niên nữ DTTS về SKSS.............................91
2.3.2 Năng lực tìm kiếm sự trợ giúp, dịch vụ ................................................................98


CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN CỦA VỊ THÀNH NIÊN NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ..........................104
3.1 Mức độ sử dụng của vị thành niên nữ dân tộc thiểu số với từng loại dịch vụ .....104
3.1.1. Mức độ sử dụng dịch vụ tư vấn tuyên truyền ....................................................104
3.1.2 Mức độ sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo/phá thai ...........................109
3.1.3 Mức độ sử dụng dịch vụ sinh con bao gồm khám thai .......................................110
3.2. Sự hài lòng của vị thành niên nữ DTTS trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc
SKSS ............................................................................................................................117
CHƢƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

VIỆC TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SKSS CỦA VỊ
THÀNH NIÊN NỮ DTTS .........................................................................................122
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS .....122
4.1.1. Yếu tố thể chế, chính sách .................................................................................122
4.1.2. Yếu tố văn hóa- xã hội.......................................................................................126
4.1.3. Yếu tố từ người sử dụng dịch vụ .......................................................................128
4.1.4. Yếu tố từ nơi cung cấp dịch vụ..........................................................................136
4.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS
của vị thành niên nữ DTTS..........................................................................................143
4.2.1 Về chính sách SKSS cho vị thành niên nữ DTTS .............................................143
4.2.2. Đối với hệ thống y tế .........................................................................................145
4.2.3. Đối với các ban ngành, chính quyền và tổ chức xã hội địa phương .................146
4.2.4. Đối với nhà trường ............................................................................................146
4.2.5. Đối với bản thân vị thành niên và gia đình .......................................................147
KẾT LUẬN ................................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155
PHỤ LỤC 1: Tổng hợp một số vấn đề về tiếp cận và sử dụng dịch vụ SKSS
của vị thành niên nữ DTTS.......................................................................................161
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT ...........................................................................165


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển con người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khoẻ như là một yếu tố
cấu thành vừa có giá trị nội tại vừa có giá trị cơng cụ cho khả năng phát triển của một cá
nhân. Sức khỏe sinh sản (SKSS) là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung và là
điều kiện tiên quyết cho phát triển con người, kinh tế và xã hội. Một sức khỏe sinh sản tốt
không chỉ mang lại sức khoẻ và phúc lợi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai,
và sự thịnh vượng của cộng đồng cũng như cả quốc gia. Chính vì lẽ đó, cải thiện sức
khỏe sinh sản là một trong 8 mục tiêu quan trọng của Mục tiêu thiên niên kỷ.

Ở Việt Nam, kết quả điều tra các mục tiêu phụ nữ và trẻ em 2010 (MICS, 2010) cho
thấy tỷ suất sinh con ở nhóm vị thành niên trong ba năm trước điều tra MICS Việt Nam
2014 là 45 trẻ trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi 15-49. Tỷ suất này ở nông thôn là 56 trẻ
trên 1.000 phụ nữ, cao gấp hơn 2 lần của khu vực thành thị (24 trẻ trên 1.000 phụ nữ).
Sinh hoạt tình dục và mang thai sớm gây hậu quả nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ, đặc
biệt là phụ nữ. 6,3% phụ nữ 15-19 tuổi đã sinh con. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em
(Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các
năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa
tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012). Theo điều tra quốc gia về VTN và
thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2009, tỉ lệ nạo phá thai ở VTN trên tổng
số ca đẻ ước tính khoảng 20%, cao hơn nhiều so với số liệu của Bệnh viện Phụ sản Trung
ương và Bệnh viện Từ Dũ. Vì thế, sự chênh lệch này phản ánh mảng tối trong việc phá
thai khơng an tồn hiện nay
Trong khi đó, việc tiếp cận thơng tin và các dịch vụ sức khỏe sinh sản của đối
tượng này vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Theo Điều tra Đa chỉ số (MICS) năm 2010, thanh
niên chưa lập gia đình có nhu cầu tránh thai rất cao. Ví dụ, nhu cầu tránh thai chưa được
đáp ứng của các nhóm thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi và từ 20 đến 24 tuổi là 35,4%
và 34,6%. Vì thế, đã xảy ra tình trạng rất nhiều thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh niên
chưa lập gia đình có thai ngồi ý muốn và nạo phá thai khơng an tồn.
Vị thành niên thường phải đối mặt với các rào cản lớn về xã hội, hậu cần, kinh tế và
pháp lý trong việc thực hiện các quyền tình dục và sinh sản và tiếp cận chăm sóc sức
khỏe khi cần. Các hình thái xã hội và văn hóa xung quanh vấn đề tình dục của vị thành
1


niên có thể khơng khuyến khích những người trẻ tìm kiếm dịch vụ, đặc biệt khi họ lo
rằng các cơ sở y tế không đảm bảo sự riêng tư và bảo mật cho họ. Thanh niên thường bị
người cung cấp dịch vụ định kiến, điều này làm họ khó có được sự chăm sóc tồn diện
mà họ cần. Hơn nữa, vị trí và thời gian làm việc của các cơ sở y tế và chi phí dịch vụ có
thể ngăn cản khả năng tiếp cận các dịch vụ cần thiết. Đối với vị thành niên nữ dân tộc

thiểu số (DTTS) cịn dễ tổn thương hơn, do bởi họ thường có ít cơ hội tiếp cận nguồn lực
hơn, thiếu quyền sở hữu các phương tiện sản xuất, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã
hội cũng hạn chế hơn. Những chuẩn mực văn hóa trong các nhóm DTTS cộng với việc
nhiều vị thành niên nữ DTTS khơng nói được tiếng Kinh đang là các rào cản hạn chế việc
tiếp cận của vị thành niên nữ DTTS tới các dịch vụ xã hội cũng như tham gia trong các
quá trình ra các quyết định mang tính chính trị. Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
an tồn và tự nguyện là một quyền con người, là vấn đề giữ vị trí trung tâm trong bình
đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đồng thời là yếu tố then chốt trong xóa đói,
giảm nghèo.
Theo cách tiếp cận phát triển con người, cần tạo điều kiện để con người mở rộng
khả năng làm việc nhiều hơn, sống tốt hơn và lâu hơn, tránh được bệnh tật và nắm bắt
được chìa khóa của kho tàng tri thức nhân loại. Phát triển con người theo quan điểm này
có hai khía cạnh là mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người và nâng cao năng lực cho con
người để con người tận dụng được cơ hội đó. Sự lựa chọn con người chỉ xảy ra khi cơ hội
lựa chọn tồn tại và phù hợp và con người có năng lực lựa chọn. Cách tiếp cận phát triển
con người cũng nhấn mạnh đến tính chủ thể, coi con người là nhân tố tích cực có khả
năng hành động vì nhu cầu, mong muốn, hạnh phúc và khát vọng của chính mình. Trong
mối quan hệ với sức khỏe sinh sản, do vậy đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc
SKSS cần được xem xét ở 4 phương diện chính là cơ hội, năng lực và tính chủ thể và kết
quả của việc tiếp cận. e sinh sản (mức độ tiếp cận của đối tượng, sự hài lòng của đối
tượng)
Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam với 86,1% dân số là người
dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc Thái, Mơng, Dao, Hà Nhì, Giáy, Khơ Mú, La Hủ,
Lự… Trong những năm vừa qua, cùng với nhiều chính sách chương trình trợ giúp của
Đảng và Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 43,81% năm 2016 xuống còn

2


29,83% năm 20171. Tuy nhiên, Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của

Việt Nam, với 5 huyện nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước theo nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP. Mặc dù đã có những tiến bộ về phát triển con người trong những
năm gần đây, Lai Châu vẫn là tỉnh có chỉ số HDI xếp hạng thấp nhất cả nước, đứng thứ
63/63 (UNDP, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2015). Mặc dù chưa có số liệu về sức
khỏe sinh sản của phụ nữ ở Lai Châu, đặc biệt là sức khỏe sinh sản vị thành niên, theo kết
quả điều tra các mục tiêu phụ nữ và trẻ em 2014, tỷ suất sinh con vị thành niên trong
nhóm phụ nữ sống ở vùng trung du và miền núi phía bắc cao nhất trong cả nước (107 trên
1000 phụ nữ), tỷ lệ phụ nữ biết cả hai cách chính phịng tránh lây nhiễm ở vùng này thấp
hơn mức trung bình của cả nước. Lai Châu cũng là tỉnh có tỷ lệ tảo hơn cao nhất cả
nước2: khoảng một phần ba số phụ nữ kết hôn trong độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi; có 21% số
phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi đã từng kết hơn, trong đó có khoảng 7,5% số phụ
nữ bắt đầu mang thai trong độ tuổi này3. Điều này đặt ra những thách thức về sức khỏe
sinh sản cho vị thành niên nữ ở khu vực này, đồng thời đặt ra vấn đề về tăng cường khả
năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện sức khỏe sinh sản cho đối tượng
này. Vì vậy, nghiên cứu việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
vị thành niên nữ dân tộc thiểu số ở Lai Châu từ góc độ phát triển con người là hết sức cần
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, tiếp cận sức khỏe sinh sản thường tập trung
vào hai hướng tiếp cận chính là tiếp cận dựa trên quyền con người và tiếp cận phát triển
con người
Nghiên cứu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản từ cách tiếp cận quyền
con người
Cách tiếp cận dựa trên quyền con người liên quan đến việc thúc đẩy sự thịnh vượng
và tự do lựa chọn của tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương bởi đói

1

/>2

/>3
file://Giúp%20thanh%20niên%20và%20vị%20thành%20niên%20tiếp%20cận%20các%20dịch%20vụ%20chăm%2
0sóc%20sức%20khỏe%20sinh%20sản%20-%20Báo%20Nhân%20Dân.html

3


nghèo, kỳ thị, bạo lực và những nhóm bên lề xã hội. Quyền của cá nhân tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được khẳng định Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển
của Liên Hợp Quốc ở Cairo năm 1994, bao gồm quyền thông tin về sức khoẻ sinh sản, sử
dụng các dịch vụ có tính riêng tư và bảo mật, được đối xử tôn trọng (UN, 2004). Cách
tiếp cận dựa trên quyền nhấn mạnh đến các yếu tố xã hội, văn hố, chính trị và kinh tế và
sự bất bình đẳng làm cản trở, ngăn cản hoặc/và cách ly con người tiếp cận các dịch vụ và
cơ hội chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cách tiếp cận này không chỉ xem xét tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như là một quyền phổ quát của mọi người mà còn đề
cập đến việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ và giải quyết các chính sách
và luật lệ đối xử phân biệt có thể cản trở việc tiếp cận (DFID, 2004).
Tổ chức y tế thế giới (2002) đã đưa ra khung phân tích về cách tiếp cận dựa trên
quyền con người đối với sức khỏe sinh sản và tình dục. Theo đó, quyền chăm sóc sức
khỏe sinh sản cần được đánh giá theo bốn tiêu chí là (1) tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc
sức khỏe (2) có thể tiếp cận được: khơng phân biệt đối xử, khả năng tiếp cận về cơ sở vật
chất, khả năng tiếp cận về kinh tế, và khả năng tiếp cận thông tin (3) sự phù hợp: phù hợp
về văn hóa, về giới, đảm bảo tính riêng tư và tơn trọng khách hàng (4) chất lượng: dịch
vụ đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật và y tế. Bên cạnh đó, những yếu tố ảnh hưởng
đến tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản cũng được đề cập đến. Những yếu tố bao gồm
kinh tế, giới, văn hóa, xã hội và cả những vấn đề thể chế, luật pháp.
Dựa trên cách tiếp cận quyền và khung phân tích này, nhiều nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được tiến hành. Những
nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền phụ nữ trong việc kiểm sốt cơ thể
mình và đưa ra những quyết định về sinh sản (Petchesky và Judd, 2001). Tự do lựa chọn

là một quyền sinh sản cơ bản của phụ nữ và là điều cốt lõi của quyền tự quyết các nhân.
Mann (1996,1997a, 1997b) cho rằng quyền con người là yếu tố chính kết nối các yếu tố
xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặc dù các yếu tố xã hội có vai trị to lớn đối với tình
trạng sức khỏe, tuy nhiên quyền con người là vấn đề cần được quan tâm ưu tiên.
Cũng theo cách tiếp cận quyền con người, nhưng các tác giả khác lại nhấn mạnh
đến bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị trong việc nghiên cứu về sức khỏe sinh sản. Những
nghiên cứu ở châu Á của tác giả chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của quyền lực giới là rất quan
trọng trong việc thực thi quyền sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng lớn đến việc ra những
4


quyết định sinh sản của phụ nữ (Qadeer, 1998; Pillai và Sunil, 2002a, 2002b; Petchesky
và Judd, 2001).
Bên cạnh những nghiên cứu về lý thuyết là những nghiên cứu thực chứng về sức
khỏe sinh sản, bao gồm những nghiên cứu chuyên sâu về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu về chủ đề này thường tập
trung vào các chủ đề như: các yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, những vấn đề về thể chế tác động đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, và bình
đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Nghiên cứu “Đánh giá việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản ở vùng nông thôn
tiểu vùng Sahara-Châu Phi” (2000) đã phân tích tính sẵn có, khả năng tiếp cận về kinh tế,
và sự phù hợp của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở tiều vùng Sahara- Châu Phi và đề ra
một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình vẫn chưa được đáp ứng của
người dân. Các rào cản đối với việc tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở vùng
nơng thôn châu Phi bao gồm: thiếu sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ, thiếu sự phối
hợp, liên kết giữa các vùng đô thị và nông thôn, thiếu các nguồn lực tương xứng. Các đề
xuất giải pháp cho vấn đề này là cá nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ
cần đánh giá về các cách tiếp cận trong việc cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và đề ra
những chiến lược hiệu quả nhằm giải quyết trực tiếp nhu cầu của người dân khu vực
nông thơn.

Tập trung vào nhóm đối tượng là phụ nữ, nghiên cứu “Đánh giá tiếp cận các dịch vụ
sức khỏe ở Tanzania, Kenya và Namibia” (2006) chỉ ra rằng việc tiếp cận của phụ nữ với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung ở ba nước là khá tích cực. Tuy nhiên đối với
những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dường
như là rất khó khăn. Nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến khả năng tiếp
cận của phụ nữ trong việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản
nói chung bao gồm sự kiểm sốt của bạn đời/bạn tình, chi phí và thời gian di chuyển đến
các trung tâm y tế, thiếu sự bảo đảm thơng tin cá nhân, khơng có các biện pháp chữa trị
thích hợp. Tương tự, nghiên cứu của Tharaldson và Sechler (2008) về dịch vụ sức khỏe
sinh sản ở vùng nông thôn Minnesota chỉ ra rằng việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn là một thách thức lớn do số lượng bác sỹ,nhân viên y
tế không đủ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản khơng đầy đủ, do những rào cản tài
5


chính và các nguồn lực khác.
Nghiên cứu của Molesworth (2006) lại xem xét một cách tiếp cận mới đối với sức khỏe
sinh sản và tình dục, theo đó yếu tố văn hóa được coi là những thách thức và cơ hội hơn là
những cản trở đối với các chương trình can thiệp sức khỏe sinh sản và tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản cần có sự xem xét đáp ứng về văn hóa, sử dụng những kiến thức dựa trên những vấn
đề văn hóa trong việc đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Về vấn đề thể chế, chính sách và chất lượng dịch vụ trong dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản, Murthy (2005) đề cập đến trách nhiệm giải trình và sự tham gia của cộng
đồng trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự tham gia
của cộng đồng trong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản là rất hạn
chế và cộng đồng thường khơng được tham gia vào q trình hoạch định chính sách, luật
và phân bổ ngân sách. Các nhóm dễ bị tổn thương, và các nhóm hoạt động vì quyền sức
khỏe sinh sản và tình dục thường khơng được tham vấn. Do vậy để nhằm thúc đẩy các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tiếp cận được với người dân cần phải có những cải

cách về cơ cấu, cấu trúc và thể chế tập trung vào sự tham gia của người dân và trách
nhiệm giải trình trong việc lập kế hoạch, thực hiện và ra chính sách.
Khi xem xét về tư nhân hóa dịch vụ sức khỏe và sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông
thôn Trung Quốc, Kaufman và Jing (2002) chỉ ra rằng những thay đổi về hệ thống chăm
sóc sức khỏe ở nơng thơn Trung Quốc cụ thể là việc tư nhân hóa từ những năm 1980s đã
có những tác động lớn đến việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ sức khỏe sinh sản của
phụ nữ nơng thơn. Theo đó, việc cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh ở
bệnh viện rất thấp, do bởi chi phí và chất lượng dịch vụ thấp. Chất lượng dịch vụ thấp là
do ít đầu tư vào đào tạo và giám sát người lao động thấp. Hầu hết gánh nặng chăm sóc
sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đặt lên vai nhân viên y tế địa phương, tuy nhiên nguồn lực cho
các dịch vụ này đã giảm từ năm 1985 đến năm 1995. Chỉ có hỗ trợ cho các dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình tăng lên. Nhu cầu về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ nông thôn không
đáp ứng đầy đủ.
Tập trung vào vấn đề cải cách y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
nghèo ở Trung Quốc, Fang Jing (2004) đã tìm hiểu những tác động của việc cải cách y tế
tới việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nghèo ở tỉnh Vân
6


Nam, Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy sức khỏe sinh sản khơng được đưa vào trong
chương trình cải cách y tế tại Trung Quốc đã có những tác động tiêu cực tới việc cung
cấp và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở vùng nơng thơn. Theo đó, bất bình đẳng
trong sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS ngày càng trở nên trầm trọng hơn do bất bình
đẳng giới. Nhiều phụ nữ cần chăm sóc y tế do vấn đề sức khoẻ sinh sản khơng tìm đến sự
chăm sóc; sự hạn chế về nguồn tài chính và nhận thức của người dân cũng là yếu tố cản
trở việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ nghèo ở
nông thôn.
Nhằm giảm thiểu những cản trở trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nghiên cứu của Sathar và các cộng sự (2005) về chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Pakistan đã đề ra mơ hình dịch vụ chăm sóc

sức khỏe lấy khách hàng làm trung tâm. Theo đó, các nhân viên y tế cần chú ý việc đánh
giá nhu cầu sức khỏe sinh sản của khách hàng, cung cấp cho họ đầy đủ thơng tin và
khuyến khích họ tự đưa ra quyết định của chính mình. Các tác giả cho rằng mơ hình có
thể có tác động lớn tới chất lượng và việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho phụ nữ.
Vấn đề công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Nghiên cứu của Diniz và các cộng sự (2012) về
công bằng và các dịch vụ tránh thai và sinh nở cho phụ nữ ở Brazil chỉ ra rằng phụ nữ
phụ nữ có thu nhập cao có thể tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn tốt hơn trong các
phòng khám tư nhân. Những phụ nữ nghèo hơn thường tự phá thai bằng thuốc điều trị
bệnh loét dạ dày, tìm cách điều trị các biến chứng từ các phịng khám cơng cộng. Sự
riêng tư, tính liên tục của việc chăm sóc trong khi sinh ra phổ biến hơn trong khu vực tư
nhân. Nghiên cứu cũng nêu rõ để đạt được sự công bằng, hệ thống y tế không chỉ chú
trọng vào công nghệ mà cần phải hướng tới vấn đề cơng bằng giữa các nhóm dân cư.
Tương tự, Phyu Phyu Thin Zaw và các cộng sự (2012) chỉ ra rằng mặc dù dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản có vai trị quan trọng đối với thanh thiếu niên nhưng khả
năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS của thanh thiếu niên ở vùng ngoại
ô thành phố Madalay, Myanmar là rất hạn chế do sự khác biệt về kinh tế xã hội và văn
hố. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS của
thanh thiếu niên bao gồm bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập, bất bình đẳng giới.
7


Nghiên cứu tiếp cận, sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản từ cách tiếp cận phát
triển con người
Cách tiếp cận phát triển con người nhấn mạnh vào mở rộng cơ hội và nâng cao năng
lực cho con người để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Theo cách tiếp cận phát
triển con người, cần tạo điều kiện để con người mở rộng khả năng làm việc nhiều hơn,
sống tốt hơn và lâu hơn, tránh được bệnh tật và nắm bắt được chìa khóa của kho tàng tri
thức nhân loại. Phát triển con người theo quan điểm này có hai khía cạnh là mở rộng cơ

hội lựa chọn cho con người và nâng cao năng lực cho con người để con người tận dụng
được cơ hội đó. Theo đó, sự lựa chọn con người chỉ xảy ra khi cơ hội lựa chọn tồn tại và
phù hợp và con người có năng lực lựa chọn. Sự tồn tại cơ hội lựa chọn phụ thuộc vào
những thể chế chi phối và ảnh hưởng tới lựa chọn của con người (Sen,1999) . Thể chế
gồm thể chế chính thức (luật, quy định, khung pháp lý,...) và phi chính chức (những luật
lệ phi chính thức, tục lệ văn hóa, chuẩn mực xã hội....vv). Cơ hội lựa chọn tồn tại và phù
hợp sẽ cho phép con người chuyển đổi năng lực của mình thành thực lực hiện hữu thông
qua các quyền công bằng hơn và những quyền mở rộng hơn. Năng lực của con người có
thể đo lường bằng tài sản của một người hoặc một nhóm người bao gồm tài sản tâm lý
(khả năng nhận biết sự thay đổi), tài sản thông tin (mức độ tiếp cận các nguồn thông tin
khác), tài sản tổ chức (thành viên tổ chức), tài sản vật chất, tài sản tài chính (tiền), tài sản
con người (học vấn, sức khỏe). Sự tương tác giữa thực lực và cơ cấu cơ hội có khả năng
làm tăng năng lực thực hiện những lựa chọn hữu hiệu của các cá nhân hoặc nhóm người
(Aslop et al., 2006)
Phát triển con người nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khoẻ như là một yếu tố cấu
thành vừa có giá trị nội tại vừa có giá trị công cụ cho khả năng phát triển của một cá
nhân. Sức khỏe sinh sản (SKSS) là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung và là
điều kiện tiên quyết cho phát triển con người, kinh tế và xã hội. Anand và Sen (1994) chỉ
ra rằng năng lực và sự tự do để sống một cuộc sống mà con người cho là có giá trị bao
gồm cả sự tự do sinh sản và năng lực sinh sản. Năng lực theo Sen (1993) là một danh
sách dài không cố định, bởi vì năng lực để thực hiện các lựa chọn hay các chức năng
khác nhau là khác nhau. Phát triển thêm về ý tưởng về năng lực, Nussbaum (2011) tập
trung vào vấn đề cơ hội, cụ thể là việc lựa chọn sự tự do “cơ bản” (substantial freedom)
và trao quyền. Sự tự do “cơ bản”, theo Sen đó là cái mà tất cả chúng ta có thể sống một
cuộc sống tự do để hưởng thụ những thứ mà chúng ta cho là giá trị. Naussbaum phát triển
8


hơn nữa ý tưởng về sự tự do “cơ bản” và coi đó những năng lực cần có của con người.
Sự tự do “cơ bản” theo Naussbaum là sự lựa chọn và hành động có sẵn của cá nhân trong

một bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Theo cách hiểu này, sự tự do “cơ bản” như
là những năng lực của con người bao gồm năng lực nội tại (external capabilities-năng
lực bên trong của cá nhân), đó là năng lực do cá nhân thu nhận được, được đào tạo và
phát triển, và năng lực ngoại sinh (external capabilities) đó là điều kiện kinh tế, xã hội,
chính trị nơi cá nhân đó sinh sống (Naussbaum 2011:21-22). Nussbaum đưa ra 10 năng
lực cơ bản trong cách tiếp cận của mình, trong đó bao gồm năng lực về sức khỏe sinh sản
và sự tự do lựa chọn trong các vấn đề sinh sản. Cách tiếp cận năng lực cũng nhấn mạnh
tính chủ thể của cá nhân, đó là khả năng của một con người để theo đuổi các mục tiêu có
giá trị đối với họ. Chủ thể là một người nào đó hành động và tạo ra sự thay đổi. Theo
quan điểm này, con người được coi là có tính chủ động, sáng tạo và có thể hành động
theo khát vọng của mình, họ được tham gia, được trao quyền và dân chủ.
Theo cách tiếp cận năng lực và phát triển con người, để duy trì sức khoẻ tình dục và
sinh sản, mọi người cần có năng lực và cơ hội để tiếp cận với thơng tin chính xác và
phương pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả, giá cả phải chăng và chấp nhận được theo sự
lựa chọn của họ. Họ phải được trao quyền để tự bảo vệ mình khỏi các bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Và khi họ quyết định có con, phụ nữ phải có quyền tiếp cận các dịch
vụ có thể giúp họ có thai phù hợp, sinh con an tồn và có thai tốt.
Dựa trên cách tiếp cận phát triển con người và năng lực, Ruger (2010) đã đưa ra
cách tiếp cận năng lực sức khỏe. Cách tiếp cận về năng lực sức khỏe được sử dụng để
hiểu các điều kiện tạo thuận lợi cho sức khoẻ và khả năng lựa chọn một sức khỏe tốt cho
cuộc sống. Giống như lý thuyết về phát triển con người, lý thuyết năng lực sức khỏe bao
gồm chức năng sức khỏe (health functionings) và chủ thể sức khỏe (health agency). Chức
năng sức khỏe là kết quả của một hành động để duy trì hoặc cải thiện sức khoẻ và chủ thể
sức khỏe được xem như là một khả năng của con người để đạt được các mục tiêu liên
quan đến sức khoẻ mà họ cho là có giá trị, cả về thể chất và tinh thần (Prah Ruger, 2010).
Như đã đề cập ở đây, năng lực y tế không chỉ là cung cấp các nguồn lực, bao gồm mở
rộng các năng lực như kiến thức và kỹ năng, các chuẩn mực xã hội và văn hoá và các mối
quan hệ và các giá trị và khả năng lựa chọn của riêng bạn. Cách tiếp cận về năng lực
nhấn mạnh cả yếu tố bên trong và bên ngoài của một cá nhân có tác động đến vấn đề sức
khỏe. Các yếu tố bên trong bao gồm kiến thức, kỹ năng và niềm tin cần thiết, có thể

9


chuyển đổi nó thành quyết định hợp lý và động lực để đạt được những kết quả tốt về sức
khoẻ. Các yếu tố bên ngoài là sự tiếp cận và khả năng chi trả của hàng hố và dịch vụ,
hồn cảnh kinh tế, các chuẩn mực xã hội, giá trị văn hố, ảnh hưởng của nhóm và mức độ
tạo ra mơi trường để duy trì hoặc cải thiện sức khoẻ của một cá nhân (Prah Ruger, 2010).
Tập trung vào các yếu tố bên trong và bên ngoài của vấn đề sức khỏe, Simon và
Gagnon (1986) đã đưa ra lý thuyết kịch bản xã hội, nhấn mạnh vào yếu tố giới trong sức
khỏe sinh sản. Theo đó, hành vi sinh sản và tình dục khơng chỉ là một q trình ra quyết
định cá nhân mà bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ và tổ chức xã hội. Mạng lưới xã hội,
nền tảng tơn giáo và mơi trường chính trị chịu ảnh hưởng của các quá trình kinh tế xã hội
và chính trị lớn hơn có ảnh hưởng lớn đến hành vi cá nhân (Price & Hawkins, 2007). Lý
thuyết kịch bản xã hội bao gồm ba cấp độ: văn hoá, xã hội và cá nhân. Kịch bản có thể
được xem như là một tác nhân quy định những gì được coi là tiêu chuẩn trong một nền
văn hoá hoặc xã hội và do đó chỉ đạo hành vi tình dục và sinh sản của người dân. Ở cấp
độ cá nhân, kịch bản tình dục cung cấp cho người ta cảm giác rằng mọi người sẽ cảm
thấy như thế nào và họ có thể mong đợi gì (Wiederman, 2005). Lý thuyết về kịch bản
tình dục đánh giá ảnh hưởng của xã hội học, văn hoá, nhân học, lịch sử và tâm lý xã hội
đối với tình dục con người (Berntson và cộng sự, 2014). Trong tình dục sức khoẻ sinh
sản nam giới và phụ nữ được cho là khác nhau nhiều nhất. Vì vậy các kịch bản tình dục
và sinh sản thường dựa trên giới tính và kịch bản của nam giới và phụ nữ có ý nghĩa bổ
sung. Các kịch bản tình dục đưa ra hành vi thích hợp cho nam giới và phụ nữ. Chính điều
này tạo ra bất bình đẳng giới trong lĩnh vực tình dục và thường gây ra tình trạng tiến
thối lưỡng nan tình dục đối với phụ nữ (Hamilton và Armstrong, 2009). Hành vi tình
dục và sinh sản phù hợp với các kịch bản tình dục có thể làm giảm quyền lực về sức
khoẻ tình dục và sự tự chủ về tình dục thấp hơn này gây ra rủi ro cao hơn cho việc mang
thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Grose và cộng sự, 2014).
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng cơ cấu thể chế cũng như bất bình đẳng về
cơ hội là vấn đề cốt lõi đối với bất bình đẳng giới trong tình dục và sức khỏe sinh sản chứ

không phải là các hành vi liên quan đến giới. Vì vậy, nếu nam giới và phụ nữ sẽ nhận
được cùng một cơ hội, sự bất bình đẳng giới có thể được giải quyết (Risman & Davis,
2013). Price & Hawkins (2007) cũng chỉ ra rằng bất bình đẳng giới, tuổi, giới tính, cơ hội
kinh tế xã hội và tình dục làm tăng tính dễ tổn thương về sức khỏe sinh sản và tính dục.
Các hành vi sinh sản và tình dục thường được thương lượng về mặt xã hội, và tuân theo
10


các tiêu chuẩn về đạo đức và văn hoá xã hội khác nhau theo tôn giáo, tuổi tác và giới tính
(Schaalma và cộng sự, 2004).
Mặc dù các yếu tố kinh tế xã hội, văn hố và chính trị có tác động đến hành vi tình
dục và sức khỏe sinh sản của cá nhân, tính chủ thể của cá nhân cũng đóng vai trị quan
trọng trong q trình này. Những nghiên cứu từ cách tiếp cận năng lực chỉ ra rằng, tính
chủ thể của cá nhân có vai trị quyết định trong việc một cá nhân hành động theo cách mà
họ muốn (Risman, 2009). Nhấn mạnh và tính chủ thể và năng lực các nhân, Grose và các
cộng sự (2004) chỉ rằng kiến thức, kỹ năng, thái độ và tính chủ thể của cá nhân đóng vai
trị quyết định, những nhân tố xã hội và văn hố có thể được xem như là các thành phần
tương tác. Sự tương tác giữa các cá nhân và cộng đồng làm tăng cơ hội để kiểm soát cuộc
sống ảnh hưởng đến các quyết định sức khỏe sinh sản và tình dục (Grose et al, 2014).
Những nghiên cứu thực tiễn từ cách tiếp cận phát triển con người và năng lực
thường đi sâu vào khía cạnh này. Tập trung vào tính chủ thể của phụ nữ trong việc tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Uganda, Lawrence và các cộng sự (2015)
chỉ ra rằng phụ nữ trẻ ở Uganda đã dùng nhiều chiến lược khác nhau để vượt qua những
rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương. Tương
tự, phân tích của Yakong (2013) cho thấy phụ nữ Ghana đưa ra những quyết định về việc
sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản dựa trên mối quan hệ của chính họ và
khả năng của họ trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS vị thành niên
Tiếp cận thơng tin và dịch vụ sức khỏe tình dục có ý nghĩa quan trọng đối với vị
thành niên, nó khơng chỉ giúp cho họ tránh đươc mang thai ngồi ý muốn và làm giảm

nguy cơ tình dục mà cịn ảnh hưởng tích cực đến cơ hội giáo dục, nghề nghiệp và xã hội
của họ. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nước về việc tiếp cận dịch vụ sức
khỏe sinh sản của đối tượng này. Về phương pháp tiếp cận nghiên cứu và lý luận, các
nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản được coi là
một thành phần thiết yếu trong việc thực hiện quyền của cá nhân đối với sức khỏe ở tất cả
các hình thức và ở mọi cấp. Khả năng tiếp cận với các cơ sở y tế và các dịch vụ SKSS
được xác định bởi các yếu tố như không phân biệt đối xử, khả năng tiếp cận thể chất, khả
năng chi trả và tiếp cận thơng tin (Hogerzeil, 2003). Theo đó, cần xem xét sự phù hợp
giữa bên cung và bên cầu, bao gồm nhận thức cá nhân về bệnh tật, văn hóa, cũng như
11


các yếu tố xã hội và dịch tễ học, cấu trúc, thể chế, quy trình và quy định. Theo Klein et
al. (2001), tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa SKSS có thể làm tăng thói quen lành
mạnh và giảm thiểu rủi ro hành vi mà thanh thiếu niên tiếp xúc. Tuy nhiên, đối tượng vị
thành niên thường bị bỏ qua trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói
chung và sức khỏe sinh sản nói riêng (Goodburn và Ross, 2000). Sự tham gia của họ
trong chăm sóc sức khỏe có xu hướng giảm trong khi nguy cơ sức khỏe nói chung và sức
khỏe sinh sản nói riêng của đối tượng này có xu hướng tăng lên (Cohen, 2002). Mặc dù
các nước đều ý thức về việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ SKSS cho vị thành niên
tuy vậy việc tiếp cận ở nhiều quốc gia vẫn rất thấp (Maly và các cộng sự, 2017; Mollborn
và các cộng sự, 2014; Health Division Meung District, 2015).
Những nghiên cứu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục vị thành niên cho thấy
việc tư vấn và tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh thiếu
niên vẫn cịn thiếu. Ngồi ra quyền riêng tư bảo mật, tôn trọng và đồng ý thông báo của
thanh thiếu niên thường không được xem xét (Liên Hợp Quốc, 1999). Tính bảo mật được
định nghĩa là “đặc quyền và bản chất riêng tư của thông tin được cung cấp trong giao
dịch chăm sóc sức khỏe” (Elster và Kuznets, 1994). Các chuyên gia y tế công cộng từ lâu
đã nhận ra rằng bảo mật là rất quan trọng đối với một số chủ đề nhạy cảm như sức khỏe
tâm thần, các chương trình điều trị bằng thuốc và sức khỏe sinh sản. Tính bảo mật và

quyền riêng tư đi đơi với nhau. Trong những tình huống mà các dịch vụ SKSS mang tính
kỳ thị, thanh thiếu niên có thể thấy khó tìm kiếm sự chăm sóc (Naré, Katz và Tolley,
1997). Cohen (2002) nhấn mạnh tầm quan trọng của tính bảo mật. Họ lưu ý rằng hầu hết
thanh thiếu niên đều mong muốn nói về những lo ngại về sức khỏe của họ với một bác sĩ
nếu bảo đảm rằng thơng tin đó sẽ được bảo mật. Elster và Kuznets (1994) cũng quan sát
thấy rằng khi sự tham gia của cha mẹ là bắt buộc, thanh thiếu niên sẽ thường tự giải
quyết một cách riêng tư (đôi khi có thể nguy hiểm) thay vì nói với cha mẹ. Họ cũng lưu ý
rằng các nhà cung cấp nên thiết lập dịch vụ chăm sóc bí mật cho thanh thiếu niên và cách
cha mẹ sẽ tham gia. Elster và Kuznets cũng quan sát sự cần thiết của các chuyên gia y tế
để giao tiếp rõ ràng với thanh thiếu niên và cha mẹ của thanh thiếu niên và đưa ra một
cam kết rõ ràng về nguyên tắc bảo mật và giải thích rằng nếu cam kết này khơng được
tơn trọng sẽ xảy ra những nguy cơ rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của thanh thiếu
niên. Ngoài ra, các phụ huynh cần phải được hướng dẫn trong việc đáp ứng nhu cầu vật
chất và tình cảm của thanh thiếu niên (Cohen, 2002; Elster và Kuznets, 1994). Nghiên
12


cứu của Kyilleh và các cộng sự 2018 ở Ghana chỉ ra rằng vị thành niên chủ yếu dựa vào
bạn bè để tìm kiếm thơng tin về sức khỏe sinh sản.
Đề cập đến những rào cản trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị
thành niên, các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục bao gồm: chi phí chăm sóc và dịch vụ cao, thời
gian hoạt động, thời gian đi lại và chi phí cơ hội liên quan đến nó, nhận thức về chất
lượng chăm sóc và hành vi của nhà cung cấp (Hocklong et al. 2003). Trong số các yếu tố
đã được viện dẫn là lý do cho việc sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản kém hiệu quả bao
gồm các mối quan hệ nghèo nàn giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và khách hàng,
chờ đợi lâu, , thiếu sự hỗ trợ và riêng tư về tình cảm, sự khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa
giữa các chuyên gia y tế và khách hàng của họ, nhân viên y tế thô lỗ, và 'món quà' được
kỳ vọng thường xuyên để được chăm sóc y tế (Naré, Katz và Tolley, 1997).
Bên cạnh đó, một số thực hành xã hội và văn hóa có tác động trực tiếp đến tình

trạng sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên (GoK, 2005) Các rào cản văn hóa xã hội
thường mang hình thức xã hội ngăn cản thanh niên truy cập thơng tin và dịch vụ vì sợ kỳ
thị, áp lực xã hội. Sự lo ngại về sự kỳ thị xã hội ngăn cản nhiều bạn trẻ tìm kiếm thông
tin về sức khỏe sinh sản và truy cập dịch vụ vì họ sợ người khác nhìn thấy họ hoặc nếu
thông tin của họ bị chia sẻ với người ngồi hoặc với các thành viên trong gia đình (Ralph
và Brindis, 2010). Do vậy ở nhiều nơi, vị thành niên chủ yếu dựa vào bạn bè để tìm kiếm
thơng tin về sức khỏe sinh sản (Kyilleh và cộng sự, 2018). Dịch vụ sức khỏe sinh sản ở
nhiều quốc gia là có sẵn tuy vậy vị thành niên ít sử dụng do bởi thái độ tiêu cực của nhân
viên y tế, tính bảo mật và những chuẩn mực xã hội (Kyilleh và cộng sự, 2018; Sychareun
và các cộng sự,2018)
Chi phí cũng là một yếu tố ngăn cản những người trẻ tuổi tìm kiếm các dịch vụ sức
khỏe sinh sản bởi vì họ có thể khơng đủ khả năng và có thể không cảm thấy thoải mái khi
nhờ bạn bè hoặc gia đình cung cấp kinh phí cho những chi phí đó (Hock-long và cộng sự,
2003). Ngồi ra, vị trí của các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cách xa nơi thanh
thiếu niên sinh sống, làm việc hoặc đi học, và tiếp cận giới hạn về giao thơng có thể ngăn
cản những người trẻ tuổi tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản (Moya,
2011).
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Kamau vào năm 2006 chỉ ra rằng các rào cản
13


kinh nghiệm cản trở việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ SKSS vị thành niên bao gồm cả lo
sợ được phục vụ bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe quen thuộc và sợ chia
sẻ cùng cơ sở với người lớn (Kamau, 2006). Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sức
khỏe sinh sản sẵn có của thanh thiếu niên và thanh thiếu niên do vậy phụ thuộc bởi tính
sẵn có của dịch vụ và mức độ thân thiện của dịch vụ đối với họ (Nduba et al., 2011). Nỗi
lo sợ các nhà cung cấp và nhân viên cơ sở y tế sẽ phán xét họ hoặc ngược đãi họ cũng có
thể dẫn đến những người trẻ tuổi khơng tìm kiếm các dịch vụ SKSS (Katz và Nare,
2002). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người trẻ đang hoạt động tình dục có thể phải
đối mặt với sự kỳ thị tại phòng khám sức khỏe, bị từ chối trong một số bối cảnh xã hội và

sự dày vị về mặt tâm lý vì đã làm ô nhục gia đình của họ (NCAPD, 2010).
Hơn nữa, việc thiếu đào tạo nhà cung cấp về nhu cầu SKSS dành riêng cho thanh
niên có thể khiến các nhà cung cấp cảm thấy không thoải mái khi cung cấp dịch vụ cho
giới trẻ và hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS chất lượng cao, bảo mật
và toàn diện (Creel và Perry, 2003). Một nghiên cứu được tiến hành bởi Mturi vào năm
2001 chỉ ra trong khi các nghiên cứu đã xác định tổ chức y tế là nơi có thể tìm kiếm
thơng tin và dịch vụ về sức khỏe tình dục, nhiều thanh thiếu niên tránh tiếp cận cơ sở
chăm sóc sức khỏe cho mục đích này (Mturi, 2001). Một nghiên cứu khác được thực hiện
bởi Moya vào năm 2011 đã chỉ ra rằng một loạt các rào cản cung cấp dịch vụ, bao gồm
cả trang thiết bị kế hoạch hóa gia đình, phịng chờ đơng đúc, thời gian khơng phù hợp có
thể hạn chế khả năng cung cấp SKSS cho tất cả khách hàng, kể cả những người trẻ tuổi,
và có thể khơng khuyến khích thanh niên tìm kiếm sự chăm sóc SKSS (Moya, 2011).
Ngồi ra, nhiều nghiên cứu ở các nước khác nhau cũng chỉ ra rằng việc thiếu hiểu
biết và thiếu thông tin về sức khỏe sinh sản, về các dịch vụ sức khỏe sinh sản, sự khơng
chắc chắn về độ an tồn và độ tin cậy của các dịch vụ sức khỏe sinh sản và các biện pháp
tránh thai của thanh niên cũng là yếu tố cản trở việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ SKSS
của vị thành niên (Ramez et al., 2008; Ralph và Brindis, 2010; Chanon et al. 2010).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc
thiểu số được thực hiện ở Việt Nam, các nghiên cứu tuy không trực tiếp đề cập đến cách
tiếp cận quyền con người hay phát triển con người mà đi sâu vào phân tích các vấn đề có
liên quan đến hai cách tiếp cận về quyền con người và phát triển con người. Cụ thể,
14


những nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: năng lực của người dân về sức khỏe sinh
sản: nhận thức, kiến thức về sức khỏe sinh sản; Quyền sức khỏe sinh sản; tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ sức khỏe sinh sản; Các chính sách về sức khỏe sinh sản và các thực
hành truyền thống về chăm sóc sức khỏe sinh sản
Nghiên cứu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản từ cách tiếp cận quyền

con người
Những nghiên cứu về quyền sức khỏe sinh sản vẫn chưa được thực hiện nhiều ở
Việt Nam và vẫn chưa đi sâu trực tiếp vào việc quyền của người dân trong vấn đề sức
khỏe sinh sản cũng như việc đảm bảo quyền này. Nghiên cứu PAHE (2016), khẳng định
quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là một trong những quyền cơ bản nhất của con
người và luôn chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội, mơi trường sống và chính
trị. Ở Việt Nam, vấn đề bảo đảm quyền bình đẳng về các điều kiện xã hội, chăm sóc y tế,
việc làm và phát triển kinh tế cho người dân tộc thiểu số luôn được chú trọng trong các
văn kiện về chính trị, pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Các số liệu
nghiên cứu chỉ ra rằng, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng và bất cơng bằng giữa người dân tộc
thiểu số và người Kinh trong tất cả các chỉ số về điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện
sống cơ bản, đó là: tiếp cận và sử dụng nước sạch, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, giáo
dục, việc làm, mức tiêu thụ lương thực, khả năng tiếp cận và tiếp nhận thông tin v.v.. Bên
cạnh đó cịn có các yếu tố khác biệt về văn hóa, thói quen, ngơn ngữ, tập tục xã hội của
người dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ vẫn ln có tính chất quyết định tới sự bất bình
đẳng của các nhóm dân này
Nghiên cứu của Phạm Kim Ngọc (2009) tìm hiểu về quyền sức khỏe sinh sản,
quyền sức khỏe tình dục của vị thành niên ở Nam Định, Bắc Giang, Phú Yên và TP. Hồ
Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số vị thanh niên chưa có kiến thức đúng và
đầy dủ về vấn đề quyền SKSS, quyền sức khỏe tình dục. Nghiên cứu cũng đề xuất cần
chú trọng cung cấp kiến thức về các vấn đề quyền SKSS, quyền sức khỏe tình dục và
bình đẳng giới cho vị thành niên đẻ giúp các em có cơ sở nhận thức một cách đúng đắn
công bằng về quyền con người của phụ nữ, nam giới trong mối quan hệ hài hịa của sự
tơn trọng lẫn nhau, của quyền và nghĩa vụ.
Nghiên cứu tiếp cận, sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản từ cách tiếp cận phát
triển con người
15


Những nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ SKSS từ cách tiếp cận phát triển

con người ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào xem xét khía cạnh năng lực (hiểu biết) và
yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu
về kiến thức và thực hành của phụ nữ dân tộc thiểu số về các vấn đề của sức khỏe sinh
sản như làm mẹ an tồn, phịng tránh thai, về giới trong tình dục (Save the Children US
và Path, 2003; Phuong và các cộng sự, 2004; Giang, 2004; Hue và các cộng sự 2004;
Dan, 2007…). Những nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều địa bàn dân tộc thiểu số
khác nhau trên cả nước và tập trung vào nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau. Những
nghiên cứu này đã phần nào lý giải về việc tại sao phụ nữ dân tộc thiểu số có/khơng sử
dụng các dịch vụ sức khỏe tại địa phương.
Nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Liễu (2013) dựa trên khảo sát 407 hộ gia đình trong
độ tuổi sinh sản 15-49 tại 2 xã Tân Q Tây và Hưng Long huyện Bình Chánh, TP Hồ
Chí Minh thực hiện năm 2011 cho thấy, có mối liên hệ giữa kiến thức và hành vi của
người dân trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trong đó có
chương trình CSSKSS; phụ nữ thường tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
ngay tại tuyến y tế cơ sở (ví dụ như nhận bao cao su,…)
Đào Huy Khuê (2007) nhấn mạnh chăm sóc SKSS cho phụ nữ DTTS sinh sống ở
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là rất cần thiết để có được các dữ liệu đầu vào nhằm
xây dựng các chương trình can thiệp hướng tới nâng cao sức khỏe cho phụ nữ DTTS. Dự
án “Lồng ghép giới vào chương trình nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS cho phụ nữ
DTTS ở xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tơ, Kon Tum” dưới sự tài trợ của Quỹ Bình đẳng giới
Việt Nam – Thụy Điển được thực hiện năm 2006 cho thấy, một số phụ nữ Xơ Đăng và
Nùng vẫn cịn duy trì những kiêng kỵ truyền thống liên quan đến SKSS, hiểu biết về
SKSS của người dân vẫn còn hạn chế, đơn giản họ hiểu SKSS là chăm sóc phụ nữ khi
sinh đẻ, họ thường sinh con ở nhà theo tập quán. Việc sử dụng biện pháp tranh thai của
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn chưa cao đặc biệt là ở người Xơ Đăng,
nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố tôn giáo do họ theo thiên chúa giáo và họ chịu ảnh
hưởng của những giáo lý tơn giáo. Thậm chí một số phụ nữ còn xấu hổ, mặc cảm khi tiếp
cận với dịch vụ cung cấp biện pháp tránh thai. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người dân rất
cần các tài liệu truyền thông về SKSS, trong đó vấn đề họ quan tâm nhiều nhất là chăm
sóc khi mang thai, sinh đẻ an tồn, tình dục an tồn và các biện pháp tránh thai.

16


Tương tự, Lưu Bích Ngọc (2004) chỉ ra rằng kiến thức về chăm sóc SKSS của vị
thành niên người DTTS có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối
tượng này. Tuy nhiên, họ lại có rất ít kiến thức về sinh lý sinh sản (vấn đề tuổi dậy thì,
giao hợp, thụ thai, mang thai). Vì vậy, họ rất mong muốn nhận được các thông tin về
những chủ đề này. Do đó, việc cung cấp thơng tin về dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị
thành niên người DTTS là rất quan trọng.
Tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS vị thành niên
Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng
đầu ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là thế hệ quyết định đến
tương lai và vận mệnh của đất nước. Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liên quan
đến đời sống xã hội, sức khỏe trong đó có SKSS và những thách thức trong sự phát triển
của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng bởi đây là nhóm tuổi có nhiều biến đổi về
tâm sinh lý, nhóm tuổi mà các em có hành vi quan hệ tình dục lần đầu. Rất nhiều trẻ vị
thành niên trên khắp thế giới đang tham gia vào các hoạt động tình dục. Các số liệu khảo
sát hộ gia đình cho thấy ở các quốc gia đang phát triển (trừ Trung Quốc), khoảng 11% nữ
giới và 6% nam giới ở độ tuổi 15-19 cho biết đã từng có quan hệ tình dục trước khi 15
tuổi. Trẻ em gái có khả năng bị tổn thương lớn hơn trước các nguy cơ về sức khỏe sinh
sản và sức khỏe tình dục (UNICEF, 2011). Trẻ em gái người DTTS thường là những đối
tượng thiệt thòi hơn cả về khả năng tiếp cận các nguồn lực, khả năng nói lên tiếng nói của
mình do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt
động sinh con và sản xuất hộ gia đình (Ủy ban dân tộc, Unwomen, 2015). Để khỏe mạnh
và an toàn, trẻ vị thành niên cần được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình
dục và sức khỏe sinh sản có chất lượng cao và các thơng tin từ sớm .
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là vấn đề rất được quan tâm và cần có số liệu thống
kê. Từ 2003 đến 2008, Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê đã thực hiện 2 cuộc Điều tra Quốc
gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam trên quy mô cả nước (gọi tắt là SAVY 1 và
SAVY 2) nhằm đo lường sự thay đổi qua thời gian và để phân tích các xu hướng phát

triển của vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam, SAVY 2 đã được tiến hành 5 năm
sau SAVY 1. Trong báo cáo này, nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
được đặt riêng thành 1 mục bên cạnh các nội dung khác như giáo dục, việc làm…cho
thấy đây là vấn đề rất quan trọng ở lứa tuổi này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu
17


×