Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm một số yếu tố hóa học, sinh học trong môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vùng ven biển, hải đảo miền Bắc và đề xuất biện pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.08 KB, 143 trang )

Biểu B1-2a-TMĐTCN
10/2014/TT-BKHCN

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng
tuyển): KC.10.06/16-20

Tên đề tài

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm một số yếu tố hóa
học, sinh học trong mơi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng vùng ven biển, hải đảo miền Bắc và
đề xuất biện pháp can thiệp
2

4

Thời gian thực hiện: 36 tháng
(Từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2019)

3

Quốc gia

Bộ


Tỉnh

Cơ sở

Tổng kinh phí thực hiện: 8.950,00 triệu đồng, trong đó:
Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

8.950,00

- Từ nguồn tự có của tổ chức

0,0

- Từ nguồn khác
5

Cấp quản lý

0,0

Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khốn: 8.950,00 triệu đồng
- Kinh phí khơng khốn: 0,0 triệu đồng


6

7

Thuộc Chương trình: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Mã số: Chương trình KC.10/16-20

Lĩnh vực khoa học

1

Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1


Tự nhiên;

Nông, lâm, ngư nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ;

Y dược.

8

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: PHẠM VĂN THỨC
Ngày, tháng, năm sinh: 06/10/1959

Giới tính: Nam /Nữ: Nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ
Chức danh khoa học: Giảng viên cao cấp
Chức vụ: Hiệu trưởng, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Bộ Y Tế
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại Học Y Dược Hải Phịng
Địa chỉ tổ chức: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngơ Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 0313 731 907
Fax: 031 3 733315
E-mail:
Nhà riêng: Số 2/109 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng
Địa chỉ nhà riêng: Số 2/109 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Giang, Ngơ Quyền, Hải Phịng
Mobile: +84.888.230.288
9 Thư ký đề tài
Họ và tên: ThS. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
Ngày, tháng, năm sinh: 21/02/1978
Nam/Nữ: Nữ
Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn:
Chức danh khoa học: Thạc sĩ
Chức vụ: Giảng viên
Tên tổ chức đang cơng tác: Trường Đại Học Y Dược Hải Phịng
Địa chỉ tổ chức: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 0313.733.434
Fax: 0313 733315
E-mail:
Nhà riêng: 12/175 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân, Hải Phịng
Mobile: +84.934.433.789
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Điện thoại: 031.3731907 Fax: +84-31-3731525
E-mail:

Website:
Địa chỉ: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngơ Quyền, Hải Phịng
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PHẠM VĂN THỨC
Số tài khoản: 3713 cấp I, mã số sử dụng ngân sách: 1057278
Kho bạc Nhà nước: Hải Phòng
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Y Tế
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1. Tổ chức 1 : Học viện Quân y
Tên cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng
Điện thoại : 069566100
Fax : 04.6884779
Địa chỉ: 160 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Thiếu tướng, GS.TS. Đỗ Quyết
Số tài khoản: 931.02.001
Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Hà Đông
2


2. Tổ chức 2: Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực y tế
Tên cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y Hà Nội
Điện thoại: 043 566 8060
Fax:
Địa chỉ: 298 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Nguyễn Văn Tường
12

Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những
thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)

Thời gian làm

TT

2

Họ và tên,

Tổ chức

học hàm học vị

công tác

1

GS.TS. Phạm Văn Thức

2

ThS. Nguyễn Thị Minh
Ngọc

3

PGS.TS. Phạm Văn Hán

4

ThS. Nguyễn Bảo Trân


5

TS. Hoàng Thị Thanh
Huyền

6

PGS.TS. Dương Thị
Hương

7

PGS.TS. Phạm Minh
Khuê

8

PGS.TS. Nguyễn Văn
Tường

9

Ths.BS. Nguyễn Văn
Chuyên

Hiệu trưởng, Trường ĐH Y
Dược Hải Phòng
Phòng Quản lý khoa học,
Trường ĐH Y Dược Hải

Phịng
Phó Hiệu trưởng, Trưởng
Khoa Y tế cơng cộng,
Trường ĐH Y Dược Hải
Phịng
Phó trưởng phụ trách BM.
Giải phẫu, Trường ĐH Y
Dược Hải Phòng
Khoa Kỹ thuật Y học
Trường ĐH Y Dược Hải
Phịng
Phó Trưởng Khoa Y tế cơng
cộng, Trưởng BM. Sức
khỏe mơi trường, Trường
ĐH Y Dược Hải Phịng
Phó Trưởng Khoa Y tế công
cộng, Trưởng BM. Sức
khỏe nghề nghiệp, Trường
ĐH Y Dược Hải Phòng
Trung tâm Nghiên cứu, Đào
tạo và Phát triển nguồn
nhân lực y tế
Bộ môn Vệ sinh Y học dự
phịng - Học viện Qn y

Nội dung,
cơng việc chính
tham gia
Chủ nhiệm đề
tài


(Số tháng quy
2

đổi )
15

Thư ký đề tài

15

Nghiên cứu
viên

12

Nghiên cứu
viên

12

Nghiên cứu
viên

12

Nghiên cứu
viên

12


Nghiên cứu
viên

12

Nghiên cứu
viên

12

Nghiên cứu
viên

12

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng
3

việc cho đề tài


10

TS. Dương Ngọc Cường

Giảng viên thỉnh giảng,
Trường ĐH Y Dược Hải
Phòng


Nghiên cứu
viên

12

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)

1. Mô tả thực trạng ô nhiễm một số tác nhân hóa học, sinh học trong mơi trường vùng ven
biển, hải đảo miền Bắc.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các tác nhân trên tới sức khỏe cộng đồng vùng ven
biển, hải đảo miền Bắc.
3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp can thiệp hạn chế tác động của các yếu tố hóa
học, sinh học trong môi trường đến sức khỏe cộng đồng vùng ven biển, hải đảo miền Bắc.
14

Tình trạng đề tài
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu
của đề tài


15.1. Khái niệm, một số thuật ngữ liên quan

15.1.1. Khái niệm về môi trường biển
Về phương diện địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của Trái đất với
tất cả những gì có trong đó. Mơi trường biển của một quốc gia có thể được hiểu là một vùng
của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển và các hải đảo cho tới ranh giới trên biển được thỏa
thuận hoặc tới giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng
của thềm lục địa của quốc gia đó.
Về phương diện mơi trường thì định nghĩa mơi trường biển lại rộng hơn nhiều. Căn
cứ vào điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, môi trường
biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất lượng nước
biển, cảnh quan biển.[36]
Định nghĩa mơi trường biển ngày càng được hồn thiện, phù hợp với nhận thức của
con người. Chương 17 trong Chương trình Hành động 21 (Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về
vấn đề môi trường và phát triển, Rio de Janeiro, 1992) định nghĩa: “Môi trường biển là
vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một
4


thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống tồn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội
cho sự phát triển bền vững”. Định nghĩa này nhấn mạnh tới mối liên kết giữa môi trường,
con người và sự phát triển. Môi trường biển ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên của
biển chịu sự tác động của con người trong quá trình phát triển.[36]
15.1.2. Khái niệm về ơ nhiễm mơi trường biển
Năm 1981, Nhóm chun gia về các khía cạnh khoa học của ơ nhiễm biển (Joint
Group of Expert on the Scientific Aspects of Marine Pollution - GESAMP) đưa ra định
nghĩa đầu tiên về ô nhiễm môi trường biển (Marine pollution) là “Việc con người trực tiếp
hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm cả các cửa
sông), gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức
khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, làm

biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ
cảm của biển” Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, điều 1, khoản 4 đã
đưa ra một định nghĩa có phần mở rộng hơn: “Ơ nhiễm mơi trường biển là việc con người
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm
các cửa sơng, khi đó việc gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến
nguồn lợi sinh vật và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử
dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử
dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”.[37]
15.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, ô nhiễm mơi trường
biển bao gồm 6 nguồn chính sau:
Bảng 1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển năm 1982

TT

Các nguồn gây ô nhiễm

1

Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ơ nhiễm xuất phát từ các dịng sơng, cửa
sơng, ống dẫn và các thiết bị thải của cơng nghiệp

2

Ơ nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc
gia ven biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các cơng trình thiết bị thuộc
quyền tài phán của họ


3

Ô nhiễm do các hoạt động tự nhiên và nhân tạo trong vùng (tức vùng đáy biển di
sản chung của lồi người) lan truyền tới

4

Ơ nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ chất thải

5

Ơ nhiễm do hoạt động của các loài tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển
5


6

Ơ nhiễm có nguồn gốc bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển
Nguồn: TS Nguyễn Hồng Thao, 2004
- Theo bản báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMP năm

1990, tỷ lệ các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường biển như sau: Các hoạt
động dầu khí ngồi khơi: 1%, giao thơng biển: 12%, nhận chìm: 10%, phù sa và ơ nhiễm có
nguồn gốc từ đất liền: 44%, ơ nhiễm từ khí quyển: 33%
- Cách phân loại này khác với cách phân loại cổ điển căn cứ vào tiêu chuẩn lý hóa
của chất gây ô nhiễm. Xác định nguồn gây ô nhiễm gắn liền với các lĩnh vực, khu vực hoạt
động của con người trong một tổng thể, thể hiện sự cần thiết quản lý tổng hợp đấu tranh
chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển
Bảng 2. Các nguồn gây ô nhiễm mơi trường biển
(phân loại theo tiêu chuẩn lý hóa của các chất gây ô nhiễm)


6


Hình 1. Tỉ lệ phần trăm các nguồn gây ơ nhiễm
15.2.1. Ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền
Các hoạt động của con người được thực hiện phần lớn trên đất liền nhưng biển cả
mới là bãi rác khổng lồ mà con người đã quen trút bỏ. Năm 1972, vấn đề ơ nhiễm có nguồn
gốc từ đất liền được đưa vào chương trình hành động của Hội nghị về Mơi trường - Con
người ở Xtốckhôm.
Nhưng chỉ khi Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển xác định ô nhiễm
có nguồn gốc từ đất liền là nguồn ơ nhiễm biển lớn nhất thì nhận thức của nhân loại mới
thay đổi đáng kể và đã có ngày càng nhiều các văn kiện chính thức của quốc tế cũng như
các quốc gia xem xét khả năng hợp tác để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự hình thức ơ
nhiễm này.
Theo Cơng ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, điều 207, ơ nhiễm mơi
trường biển có nguồn gốc từ đất liền bao gồm cả các ô nhiễm xuất phát từ các sơng, ngịi,
cửa sơng, ống dẫn và thiết bị thải đổ. Cơng ước có một điều khoản riêng qui định về ô
nhiễm môi trường biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc
gia gây ra hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các cơng trình thiết bị thuộc quyền tài phán
quốc gia (Điều 208).
Theo Chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Mơi trường và Phát
triển nhận xét: “Ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền chiếm 70% ơ nhiễm biển, trong khi các
hoạt động giao thông vận tải biển và nhận chìm ở biển đóng góp 10% từng loại.”
Do định nghĩa về đất liền khác nhau nên cách tính ơ nhiểm biển có nguồn gốc từ đất
7


liền cũng rất khác nhau. Theo báo cáo của GESAMP 1990 thì ơ nhiễm biển xuất phát từ đất
liền chiếm 44%. Mặc dù các con số chưa thống nhất nhưng khơng ai phủ nhận ơ nhiễm có

nguồn gốc từ đất liền đóng góp phần lớn trong các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường
biển.
Việc xác định các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền cũng không phải đơn giản. Nguồn
ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền rất đa dạng, xuất phát từ rất nhiều hoạt động khác nhau.
Vì vậy, nguồn gây ơ nhiễm có thể chia làm hai loại: nguồn xác định và nguồn không xác
định. Nguồn xác định là nguồn mà vị trí đổ thải vào mơi trường biển được xác định chính
xác và có thể phân loại các chất ô nhiễm theo kim loại, chất hữu cơ, chất nguy hại… Các
nhà máy xử lý chất thải thành thị chiếm đến 25% tổng các nguồn xác định đổ vào các vùng
nước ven bờ. Các nguồn không xác định là các nguồn phân tán, xâm nhập vào môi trường
biển bằng các con đường gián tiếp như thông qua khí quyển, theo nước mưa chảy vào sơng
ra biển. Các chất này có thể là thuốc trừ sâu, muối, dầu, các chất nhiễm bẩn từ đường sá,
cầu cống, các chất thải từ gia súc…các nguồn khơng xác định này có thể chia thành 4 loại
liên quan đến thành thị, nông thơn, cơng nghiệp và xây dựng phát triển.
15.2.2. Ơ nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển
Các hoạt động liên quan đến đáy biển có thể bao gồm:
- Các hoạt động thăm dị và khai thác dầu khí;
- Các hoạt động thăm dị và khai thác khống sản, quặng đa kim;
- Các hoạt động khoan, đào, nổ nhằm mục đích xây dựng đường hầm, đặt cáp, ống
dẫn…
Khai thác dầu khí ngồi biển được bắt đầu vào năm 1923, ngồi khơi Vênêzla. Từ
đó đến nay việc thăm dị và khai thác dầu khí đã phát triển mạnh mẽ, khơng chỉ giới hạn ở
các vùng biển gần bờ mà đã ra đến cả các vùng sâu hàng nghìn mét. Các cuộc khảo sát địa
chấn, các chất thải, dung dịch khoan, tàu thuyền qua lại, việc lắp đặt các cơng trình thiết bị,
giàn khoan, cũng như việc đổ thải và rò rỉ hoặc các sự cố trong q trình thăm dị, khai thác
dầu khí như các vụ nổ giàn hoặc đâm vào, tràn dầu khi tàu thuyền neo đậu tại giàn đều có
ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường biển.
Các đánh giá ban đầu cho thấy hàng năm có khoảng 0,08 triệu tấn dầu được đưa vào
môi trường biển từ hoạt động khai thác ngồi khơi trong đó có 0,06 triệu tấn là do các sự cố
(theo Lucchini & Voelckel, Paris, 1981). Theo nghiên cứu các hoạt động khoan đưa tới 9899% các chất không phải dầu vào môi trường biển. Ngồi ra nguồn gây ơ nhiễm cịn là
nước thải sinh hoạt của con người cũng như các loại vật liệu dạng bột dùng trong sản xuất

(ximăng, barit, betonit…). Kết quả thực nghiệm cho thấy với nồng độ dung dịch khoan vào
khoảng 0,5 - 1,0 g/l, nước biển đã có tác động xấu đối với cá con. Với nồng độ từ 5 - 7g/l
8


thì các lồi cá con đều chết và các động vật không xương sống sẽ bị hủy diệt [36].
Các công trình, thiết bị thăm dị và khai thác ngồi khơi cịn là các vật cản trở giao
thơng và thường được nối với các đường ống dễ bị đứt gãy, sẽ làm tăng khả năng tác động
xấu đến sinh vật biển. Ngoài ra các hoạt động khoan, đào, nổ việc đặt dây cáp và ống dẫn
ngầm cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến mơi trường biển.
15.2.3. Ơ nhiễm do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác
Các hóa chất và các chất nguy hại có chứa hóa chất thường tác động lên môi trường
căn cứ vào độ độc hại và thời gian cũng như mức độ tập trung của chúng trong nước biển.
Các chất thải phóng xạ được nhận chìm ngồi khơi có thể tác động xấu đến các sinh vật
biển đặc biệt là các sinh vật biển còn nhỏ đang trong thời kì trưởng thành làm biến đổi gen,
đột biến phát triển các gen xấu.
Theo số liệu thống kê, hàng năm Châu Âu thường chuyển 120.000 tấn chất thải nguy
hại đến vùng biển các nước thuộc thế giới thứ ba (Theo Mostafa K.Tolba, Cứu lấy hành
tinh của chúng ta - Cơ hội và thách thức). Việc chuyên chở chất thải nguy hại, phế phẩm
công nghiệp, nông nghiệp, thiết bị máy móc, tàu thuyền đã qua sử dụng, hóa chất…xuyên
biên giới cũng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia.
Theo chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường và Phát
triển nhận xét hàng năm có tới 200.000 m 3 các chất thải nồng độ phóng xạ thấp và trung
bình và khoảng 100.000 m3 chất thải có nồng độ phóng xạ cao được sản sinh từ các hoạt
động sản xuất năng lượng hạt nhân. Khối lượng này ngày càng tăng đặc biệt chất thải có
nồng độ phóng xạ chứa tới 99% là lượng phóng xạ và đó là một nguồn nguy hiểm phóng xạ
tiềm tàng.
15.2.4. Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra
Ô nhiễm do tàu thuyền chiếm 12% ô nhiễm môi trường biển. Theo Egard Gold, ơ
nhiễm biển từ tàu có thể chia làm 5 nhóm sau :

- Các hoạt động chất thải đổ từ tàu dầu khi rửa tàu.
- Các hoạt động xả đáy từ tất cả các loại tàu.
- Tràn dầu, chất độc nguy hại… do các sự cố trên biển như đâm va, chìm đắm, nổ,
cháy…
- Tràn dầu, chất độc nguy hại… trong quá trình sắp xếp, dỡ, vận chuyển và đưa vào
kho.
- Cố ý đổ thải các chất rác, nước thải sinh hoạt.

Bảng 3. Tác động đến môi trường từ tàu thuyền
9


Thể loại ơ nhiễm

Các chất từ tàu thuyền

Ơ nhiễm từ các hoạt Các chất lỏng độc hại
động bình thường

Nước thải
Rác
Các chất rắn chun chờ rời
Ơ nhiễm khơng khí
Các chất sơn chống gỉ
Các sinh vật lạ

Ô nhiễm do tai nạn

Dầu
Các chất lỏng độc hại

Các chất nguy hại đóng gói
Các chất rắn chuyên chờ rời

Tổn hại vật lý

Chìm đắm và phá hoại mơi trường sống
Suy thối mơi trường sống

Nguồn: resolution A720 (17), guidelines for the designation of special areas and the
indentification of particularly sensitive sea areas. (Hướng dẫn xác lập các khu đặc biệt và
định ra các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm).[36]
- Ơ nhiễm biển do các chất khơng phải dầu.
Các chất không phải dầu thường được thải vào biển là chất thải rắn và lỏng, rác và
nước dằn tàu, các chất nguy hại, các chất phóng xạ và nước thải sinh hoạt.
- Ơ nhiễm mơi trường biển do dầu
Nguy cơ và tác hại lớn nhất từ các nguồn ô nhiễm từ tàu thuyền vẫn là dầu. Theo
đánh giá chung, hàng năm dầu được thải vào môi trường biển do các hoạt động bình thường
của tàu thuyền, các tai nạn và sự đổ thải cố ý của các tàu thuyền. Dầu tràn có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng cho các hoạt động ven biển và cho những người sử dụng biển. Vì theo
đánh giá, 1 lít dầu tràn có thể tạo váng 10.000 m 2 trên biển. Sinh vật biển cịn bị ảnh hưởng
nặng nề khơng chỉ bởi sự nhiễm bẩn cơ học mà còn do các thành phần độc tố trong dầu.
Dầu xâm nhập vào bờ biển tạo thành các váng biển và lưu đọng trên các bãi biển, làm hỏng
các bãi tắm, các vùng sản xuất muối, sản xuất cơng nghiệp, du lịch…Dầu có thể gây tổn hại
trực tiếp đến các tàu thuyền, ghe lưới đánh cá, các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như
gián tiếp làm giảm năng suất đánh bắt và nuôi trồng tại vùng ven biển.
15.2.5. Ơ nhiễm từ khí quyển
Cơng ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đánh giá nguồn ô nhiễm có nguồn
gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển (ơ nhiễm từ khí quyển) là nguồn ơ nhiễm biển
riêng biệt.
10



Báo cáo của GESAMP năm 1990 nhận xét: “Khí quyển chứa đựng các vật chất từ
nhiều nguồn khác nhau, tự nhiên và nhân tạo. Nguồn tự nhiên bao gồm các bụi từ nhiều
vùng, từ đất, từ núi lửa, thực vật, các đám cháy rừng cũng như từ các vòi rồng trên biển.
Trong số các nguồn nhân tạo có các khí thải từ các ngành công nghiệp, sản xuất và sử dụng
năng lượng, đốt rác thải và các hoạt động nông nghiệp…các thành phần này có thể được
đưa vào bầu khí quyển ngay phía trên các vùng đất. Từ đó chúng được xáo trộn theo chiều
thẳng đứng và có thể được chuyển đi hàng ngàn km vượt qua các đường biên giới quốc gia
và lan truyền đến các hệ sinh thái lớn của biển cả. Các chất nhiễm bẩn này có thể rơi trực
tiếp xuống biển thơng qua các hình thức mưa và tuyết rơi”.
Đánh giá chính xác về lượng các chất nhiễm bẩn được đưa vào bầu khí quyển cho
đến nay vẫn là điều không thể. Theo các đánh giá sơ bộ trên phạm vi tồn cầu, lượng chì
được đưa vào biển cả có tới 98% là nguồn gốc từ khí quyển. Khí quyển cịn cung cấp cả các
chất đồng, sắt, kẽm, niken, chất hóa học…vào biển nhiều hơn là từ các dịng sơng. Các vụ
thử hạt nhân cũng đưa những chất phóng xạ vào biển, vào khí quyển thơng qua những cơn
mưa.
15.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường ven biển
15.3.1. Nhân tố vĩ mô
* Luật biển, công ước biển quốc tế, luật bảo vệ môi trường
Trong giai đoạn hiện nay, luật biển và các công ước quốc tế đã có tác động đến vấn
đề mơi trường biển một cách sâu sắc. Nhờ có luật biển quốc tế năm 1982 mà các vấn đề về
biển đã được qui định một cách rõ ràng và các nước trên thế giới phải cơng nhận vấn đề
này. Trên thế giới, ngồi một số công ước liên quan đến việc quản lý và ngăn chặn ô nhiễm
biển từ các hoạt động vận tải biển như: Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu biển
gây ra (Marpol 73/78), Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do thải chất thải và vấn đề
khác (London Dumping 1972), Công ước về sẵn sàng hợp tác và ứng cứu ô nhiễm dầu
(OPRC 1990), Công ước liên quan đến việc can thiệp trong trường hợp bất cẩn gây ô nhiễm
dầu (Intervention 1969) và một số cơng ước khác, cịn có rất nhiều nước quy định pháp lý
xử lý ô nhiễm biển vô cùng chặt chẽ. Thậm chí, bất kể phương tiện thủy nào khi vào vùng

lãnh thổ biển đều phải nộp phí hưởng mơi trường biển sạch và sẽ xử lý phạt rất nặng lỗi gây
ơ nhiễm mơi trường. Khơng ít tàu biển Việt Nam bị phạt hàng chục nghìn đơla vì lỗi này.
Tại Việt Nam, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới
chỉ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến hàng
hải gây ra. Tuy nhiên, chưa có hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực bảo vệ môi trường
biển như quy định bảo vệ môi trường đối với cảng biển; các quy định về môi trường đối với
các dịch vụ sửa chữa, làm sạch tàu biển, tàu chở dầu; các hướng dẫn kỹ thuật liên quan...
11


Trước lộ trình hội nhập quốc tế, làm sạch mơi trường biển nói chung và làm sạch
từng con tàu, từng bến cảng nói riêng đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính tồn cầu.
Khơng thể khác, ngành Hàng hải đề xuất với Chính phủ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
khoa học kỹ thuật cho các cảng vụ tăng cường quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm tiềm
tàng từ các hoạt động của tàu biển và bến cảng; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy chặt
chẽ, có tham khảo quy định quốc tế liên quan để ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây ô nhiễm và
xử lý nghiêm mọi vi phạm về ô nhiễm.
* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước có tầm ảnh hưởng lớn đến vấn đề mơi trường
trong đó có mơi trường biển. Ở các nước đang phát triển, thì tình hình mơi trường ln ở
trong tình trạng báo động. Vấn đề ô nhiễm môi trường do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị
hóa trở lên ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù đã có những qui định trong luật pháp nhưng
các công ty và người dân vẫn cịn rất thờ ơ với vấn đề mơi trường. Đặc biệt trong tình hình
xã hội cịn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết như đói nghèo, tệ nạn, y tế, giáo dục…thì
vấn đề mơi trường vẫn cịn nhiều điều chưa giải quyết được.
Vì vậy hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước luôn phải kèm
theo vấn đề phát triển môi trường bền vững để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế
hệ mai này.
15.3.2. Nhân tố vi mô
* Khai thác tiềm năng kinh tế biển ở các địa phương

Kinh tế biển hiện nay trở thành một trong những ngành nghề được ưu tiên phát triển
tại các địa phương có biển của nước ta. Với 28 trên 63 tỉnh thành giáp biển, chúng ta có đầy
đủ điều kiện để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế biển chủ yếu vẫn chỉ
dừng lại ở việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Dọc khu vực Duyên hải miền Trung
hàng năm có từ 9 đến 10 cơn bão đổ bộ gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Với
phương tiện đánh bắt thô sơ, công việc đánh bắt chủ yếu dựa trên kinh nghiệm “cha truyền
con nối” luôn ẩn chứa những rủi ro đối với người đi biển. Tiềm năng của Biển Đơng có
nhiều, nhưng sản lượng cá ven bờ ngày càng cạn kiệt. Vì thế, những năm gần đây, ngư dân
của Việt Nam đã tiến đến đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên việc đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn
do thiên tai nên một số ngư dân đã sử dụng các phương pháp đánh bắt gây ảnh hưởng đến
mơi trường biển như dùng mìn đánh bắt cá, lưới cào, sử dụng mắt lưới ngày càng nhỏ hơn
làm cho cá con khơng có thời gian sinh trưởng, sản lượng cá ngày càng giảm. Bên cạnh đó
việc ni trồng thủy sản ven biển cũng gây ra nhiều tác nhân ảnh hưởng đến môi trường
biển.
Vấn đề khai thác các cảng biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác
12


khống sản biển như dầu khí cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển. Vấn đề
này sẽ được đề cập kĩ hơn trong hiện trạng của môi trường biển Việt Nam hiện nay.
* Các yếu tố khí tượng thủy văn (nhiệt độ nước biển, thủy triều, gió, bão…)
- Nhiệt độ của nước biển
Biển Việt Nam là một biển ấm, nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa, thấp nhất là
mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) và cao nhất về mùa hè (từ tháng 5 tới tháng 8). Nhiệt
độ nước biển tầng mặt thường lớn hơn 200 0C. Tuy nhiên vào mùa đơng có sự giảm thấp
nhiệt độ tương đối của lớp nước tầng mặt ở vùng biển phía Bắc xuống dưới 2000C.
- Thủy triều
Thủy triều vùng biển Việt Nam hết sức đa dạng :
- Vùng ben bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hóa có chế độ thủy triều thuộc loại nhật triều
thuần nhất.

- Vùng ven biển từ Nghệ An đến Cửa Việt có chế độ nhật triều khơng đều.
- Thủy triều ở vùng biển phía Nam nước ta khá phức tạp, bao gồm nhiều tính chất
thủy triều khác nhau: từ bán nhật triều không đều đến nhật triều với biên độ thay đổi đáng
kể.
- Ở vùng ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, thủy triều tương tự như thủy triều ở vùng
Quy Nhơn.
Ở vùng quần đảo Trường Sa, thủy triều ít thay đổi theo khơng gian. Tuy nhiên tại rìa
phía Đơng Nam của bán đảo vùng Minh Hải - Cà Mau, độ lớn thủy triều có xu hướng tăng
lên. Tại vùng biển thềm lục địa từ Bạch Hổ đến Cơn Đảo, tính chất nhật triều giảm dần và
tính chất bán nhật triều khơng đều tăng dần khi đến gần bờ biển phía Tây và độ lớn thủy
triều dạng này cũng tăng rõ rệt.
- Khu vực vịnh Thái Lan có chế độ nhật triều khơng đều và thể hiện rõ nét ở vùng
đảo Thổ Chu của Việt Nam.
- Gió mùa
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa của Đơng Nam châu Á. Khí hậu bị chi phối
bởi 2 loại gió chính là: gió mùa Tây Nam với hướng gió thịnh hành là Nam Tây Nam. Thời
gian kéo dài của gió mùa Tây Nam là từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Gió mùa Đơng Bắc
thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trùng với thời kỳ của gió Gió mùa Tây
Nam là mùa mưa. Thời kỳ của gió mùa Đơng Bắc là mùa khơ.
- Bão
Theo thống kê hàng năm nước ta trung bình có khoảng 10 cơn bão hoạt động, trong
đó có từ 3 - 4 cơn được hình thành ngay tại biển Đơng, số cịn lại được hình thành ở Đơng
13


Thái Bình Dương vượt qua Philippin hoặc đảo Hải Nam vào biển Đơng. Khu vực từ Thanh
Hóa đến Bình Định hàng năm có từ 3 - 5 cơn bão mạnh hoạt động và chu kỳ hầu như không
thay đổi. Bão đổ bộ vào nước ta thường mang theo mưa to, gió lớn, kéo theo mực nước
biển dâng cao. Nước dâng do bão ở bờ biển nước ta đạt độ lớn từ 3,5 - 4m. Trong khi đó
nước dâng do gió mùa chỉ đạt tới độ lớn không quá 0,5m ở vùng ven bờ. Nước dâng do bão

gây thiệt hại to lớn về người và tài sản ở vùng ven biển, gây nguy hiểm đối với hoạt động
của tàu thuyền.
Vùng biển nước ta với các yếu tố khí tượng thủy văn nói trên đã có ảnh hưởng to lớn
đến sự phân tán và phân hủy dầu. Các trường nhiễm bẩn dầu đã được hình thành ở các vùng
cửa sơng, ven bờ, vùng có tuyến hàng hải quốc tế đi qua, dưới tác động của gió, dịng chảy
mạnh, nhiệt độ nước biển cao, dầu và các chất gây ô nhiễm bị phân tán, lan truyền nhanh và
rộng, ảnh hưởng tới một vùng diện tích rộng nhưng đồng thời cũng dễ bị phân hủy. Càng xa
bờ, càng xa nguồn thải, nồng độ dầu, nồng độ chất ô nhiễm càng giảm. Tới khoảng cách
hàng chục, hàng trăm km thì hàm lượng dầu và các chất ơ nhiễm khác có thể trở lại bình
thường.
15.4. Thực trạng ơ nhiễm mơi trường biển tại Việt Nam
15.4.1. Ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền
- Ơ nhiễm ở vùng ven biển
Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm và suy thối. Mơi
trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ
lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản - cũng bị ô nhiễm.
Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng an-đrin và en-đrin trong các mẫu sinh vật
đáy ở các vùng cửa sơng ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Các chất anđrin, en-đrin, đi-eđrin, đặc biệt là an-đrin và en-đrin có ở hầu hết các mẫu phân tích, biến
đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.
Ða dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền Trung
suy giảm rõ rệt. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai
mảnh vỏ được xác định cao nhất tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14 - 11,83 mg/kg thịt
ngao), thấp nhất tại Trà Cổ (1,54 mg/kg).
Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng
7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ. Thiệt hại gây ra do thủy triều đỏ rất
lớn. Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm
năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/lít. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng xảy ra ở vùng biển
14



Bình Thuận đã tiêu diệt tơm, cua, cá, san hơ, rong cỏ biển.
- Ô nhiễm từ đất liền
Theo số liệu thống kê năm 2009 cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương
có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ
các ngành công nghiệp, xây dựng, hố chất...trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các
chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một
lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất
phóng xạ.
Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km 3 nước, 270 - 300 triệu
tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ơ nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng,
kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung; từ các khu công
nghiệp và đô thị; từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và từ các vùng sản xuất nông
nghiệp. Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ, trong đó
dầu khoảng 35.160 tấn/1 ngày, nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và tổng amonia 15 - 30
tấn/ngày.
Ở cửa sông Hồng hàm lượng đồng, kẽm, asen, DDT, và thuốc trừ sâu 666 đều vượt
quá mức cho phép. Hàm lượng Lindane cao hơn mức cho phép tới 10 lần và DDT cao hơn
mức cho phép tới 6 lần. Đồng bằng sông Hàn, theo số liệu kiểm tra ở Vịnh Đà Nẵng, được
đánh giá là tương đối sạch sẽ, mặc dù mức thải dinh dưỡng gần ở mức tới hạn. Ở vùng cửa
sông Cửu Long, các chất gây ô nhiễm khó xử lý gồm dầu và kẽm đều vượt quá mức cho
phép. Nói chung, mức dầu ở các cửa sông đều quá cao, không cho phép canh tác hải sản ở
những vùng này.
Tại một số địa phương, thậm chí rác thải sinh hoạt cũng khơng được thu gom và xử
lý triệt để, do vậy, một lượng lớn rác thải sinh hoạt bị đổ ra biển. Ngồi ra, cơng tác quản lý
nhà nước về mơi trường vẫn cịn nhiều thiếu sót và yếu kém.
15.4.2. Ơ nhiễm từ hoạt động hàng hải
Ngành kinh tế Hàng hải gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác cảng biển,
kinh doanh vận tải biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển, phá dỡ tàu cũ, dịch vụ cung ứng
hàng hải, hoạt động logistics,… Ngồi những lợi ích kinh tế to lớn do ngành mang lại, hoạt

động hàng hải đồng thời cũng góp phần đáng kể gây ra ơ nhiễm và suy thối mơi trường
biển. Các hoạt động này thải vào nguồn tiếp nhận (biển) lượng chất thải đáng kể, đa dạng
về loại hình, chủng loại và mức độ nguy hại.
- Hoạt động của các cảng biển
Mặc dù hàng năm các cảng biển đem về nguồn lợi lớn cho kinh tế nước ta, tuy nhiên
vấn đề ô nhiễm tại đây lại đang diễn ra theo chiều hướng xấu. Mỗi năm tàu thuyền đến các
15


bến cảng Việt Nam tăng cả về số lượng và kích cỡ, theo đó hàng hố thơng qua hệ thống
cảng gia tăng đáng kể.
Thống kê của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) thì hàng năm các tàu biển nạp vào và
thải ra nước dằn tàu khoảng 10 tỷ tấn. Trong số đó chỉ được xử lý làm sạch khoảng 60%
(chủ yếu các nước tiên tiến), cịn lại khơng xử lý mà để biển "tự lo".
Các tàu Việt Nam trên mặt biển của mình thường ngại xử lý vì tốn kém. Theo ước
tính của IMO, trong q trình thải, nạp nước dằn có hơn 3.000 lồi sinh vật khác nhau được
vận chuyển từ vùng biển này sang vùng biển khác trên thế giới và theo đó là những vi
trùng, vi khuẩn, nhiễm thể nhỏ, bào xác, ấu trùng... nhiễm bệnh theo tàu vào các nước đang
phát triển hoặc kém phát triển. Việt Nam ta cũng nằm trong nhóm các nước này.
Hiện nay, hệ thống cảng biển của nước ta đã có trên 126 bến cảng lớn nhỏ và 266
cầu cảng.
Tổng chiều dài cầu cảng các loại đạt khoảng 35.439m (tính đến năm 2006), tiếp nhận
lượng tàu ra vào các cảng biển tăng lên (từ 41.725 lượt tàu năm 2001 lên 62.291 lượt tàu
năm 2006), lượng hàng hóa thơng qua cảng biển tăng lên (từ khoảng 91,9 triệu tấn năm
2001 lên 154,5 triệu tấn năm 2006). [16]
Trong thời gian ngắn nước ta đã xây dựng thêm nhiều bến cảng. Nhìn chung không
gian phát tiển cảng thường xây dựng ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm và có giá trị.
Hậu quả là hầu hết các hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến sinh thái và môi
trường tự nhiên như mất các nơi sinh cư, ô nhiễm nước, khơng khí, và đất xung quanh khu
vực cảng. Khi xây dựng cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đã nạo vét luồng cảng chạm qua vịnh

Hạ Long, nạo vét đã tác động xấu tới hệ sinh thái đáy biển. Việc mở rộng cảng cùng với
các cơng trình khu vực cảng làm cho 359 ha rừng ngập mặn và 47 ha bãi biển, hàng chục
ha cỏ biển bị phá huỷ.
Tràn dầu ở khu vực cảng là một hiện tượng thường xuyên đe doạ mơi trường cảng.
Cụ thể như cảng Hải Phịng, từ năm 1994 - 1996 có tới 22 vụ tràn dầu. Mặt khác lượng dầu
cặn từ các tàu sau một hành trình thường có từ 5 - 10 m 3, mỗi năm cảng Hải Phịng có tới
1500 lượt tàu cặp bến đã thải xuống biển hàng nghìn m3 dầu cặn. Mỗi khi giao nhận hàng
các tàu bốc xếp xong đã thải xuống biển tất cả những tạp chất phế thải của hàng hố, phế
thải sinh hoạt của cơng nhân, nhân viên, cùng với biết bao dịch vụ khác, ấy là chưa kể hàng
trăm tấn thép và nguyên liệu phế thải được nhập từ nước ngoài qua cảng vào nội địa tiếp tay
phá hoại môi trường cảng. Mặt dầu loang ngăn chặn khơng khí hồ tan vào nước nên hàm
lượng ơ xy trong nước thấp, trung bình 3,3 - 10,9 mg/l vào mùa khô và 0,16 - 6,1 mg/l vào
mùa lũ, trong khi đó nhu cầu ơxy rất cao, cần tới 13,6-31mg/l. Ở một số cảng đáng báo
động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng
16


Nha Trang vượt 1,1 lần.
Về môi trường nước, các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt
động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Độ đục nước vùng cảng
Hải Phòng là 418- 424mg/l; cảng Đà Nẵng 33 - 167 mg/l. Nổi cộm nhất là ô nhiễm dầu.
Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3 mg/l (TCVN5943-1995), cảng
Hải Phòng 0,42 mg/l; cảng Cái Lân 0,6 mg/l; cảng Vũng Tàu 0,52 mg/l; cảng VietsoPetro
7,57 mg/l.
Về mơi trường trầm tích biển, nồng độ dầu trung bình ở các khu vực cảng phía Bắc
và phía Nam khá cao (vượt 0,221 mg/g - 0,223 mg/g). Thấp nhất là các cảng miền Trung
cũng ở mức 0,095 mg/g. Đặc biệt, nồng độ dầu trong môi trường nước của tất cả các cảng
đều vượt quá giới hạn cho phép - 0,03 mg/l (TCVN 5943:1995). Ví như khu vực cảng Hải
Phịng trung bình là 0,42 mg/l, cảng Cái Lân và Cửa Lị đều là 0,6 mg/l, cảng Vũng Tàu
0,52 mg/l và cảng VietsoPetro đến 7,57 mg/l. Nồng độ dầu có trong mơi trường nước cao

không tránh khỏi ngấm sâu vào đất và trầm tích biển qua một thời gian dài tồn tại.
Chưa kể, hàm lượng trung bình của các kim loại nặng trong đất và trầm tích trong
các khu vực cảng đều có xu hướng tăng kể từ năm 1999. Vì vậy, khả năng ô nhiễm thuỷ
ngân và Cadimi vừa cao, vừa lan rộng nhanh. Một số cảng phía Nam đang trong tình trạng
báo động mức độ vượt giới hạn của thuỷ ngân (cảng Nha Trang vượt 1,1 lần, cảng Vũng
Tàu vượt 3,1 lần).
Về ơ nhiễm khơng khí, do hoạt động bốc xếp hàng hoá, sữa chữa, phá dỡ tàu, xây
dựng các cơng trình và giao thơng đã làm các cảng ơ nhiễm bụi với hàm lượng rất cao, đều
vượt chuẩn cho phép 200 mg/m3 ( TCVN 5937-2005). Cảng Hải Phòng 400 mg/m 3, cảng
Đà Nẵng 900 - 7400 mg/m3, cảng Bà Rịa-Vũng Tàu 2000 - 3000 mg/m3.
- Dịch vụ hàng hải
Dịch vụ hàng hải như đại lý tàu biển, bốc xếp hàng hóa tại cảng, lai dắt tàu biển, đại
lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, kho hàng và dịch vụ xử lý chất thải cũng đã không ngừng
phát triển. Chưa kể hàng trăm loại dịch vụ tại cảng, nhiều tấn rác thải sinh hoạt chỉ một
phần rất nhỏ được thu gom xử lý trong đất liền, còn lại đều tống ra biển.
Chất thải rắn từ hoạt động hàng hải : được chia thành 2 loại nhưng cũng rất đa dạng,
phức tạp và có khối lượng lớn. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của nhân viên,
công nhân tại cảng, nhà máy, thủy thủ đồn. Loại này có thành phần chính là bao gói thực
phẩm, nước uống (giấy, túi nilon, vỏ đồ hộp nhựa hoặc kim loại), các chất thải hữu cơ thực
phẩm. Chất thải công nghiệp hàng hải từ nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng biển, kho
bãi gồm vật liệu thải, phế liệu, chất thải rắn nguy hại, cặn rắn dính dầu, hạt mài chứa bã
sơn, cặn sơn, hóa chất hàng hóa thải,... Theo thống kê của Công ty TNHH Hyundai 17


Vinashin, năm 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 tại đây đã thanh thải 238 tấn rác thải sinh
hoạt, 7.220 tấn rác thải công nghiệp, 4.493 tấn chất thải nguy hại.
- Giao thông vận tải biển
Vận tải biển là một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ưu thế
vượt trội của nó so với các loại hình vận tải khác. Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển
quốc gia với tổng trọng tải là 2.322.703 DWT (gấp 2 lần số lượng tàu và 2,3 lần về trọng tải

so với 1997, bình quân tăng 6,4% về số lượng và 11% về trọng tải/năm) (2007). Tuy nhiên
vận tải biển cũng gây ra những tác động xấu đến môi trường biển hiện nay. Từ việc xây
dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo vét luồng lạch, dẫn đến phá hoại sinh thái
vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên một sự đảo lộn, cùng với
việc đổ phế thải dầu, mỡ.
Các nguồn gây ô nhiễm biển trong lĩnh vực vận tải biển hiện nay rất đa dạng và phức
tạp, ô nhiễm do dầu (từ dầu sử dụng làm nhiên liệu, bôi trơn, thủy lực cho bản thân tàu, cho
đến dầu hàng do tàu vận chuyển); ơ nhiễm do hóa chất lỏng chở xô trên tàu; ô nhiễm do các
loại hàng nguy hiểm như chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc...vận chuyển bằng tàu;
ô nhiễm do rác thải, ước thải, khơng khí (chất làm suy giảm tầng ozon, ơ xít lưu huỳnh, ơ
xít ni tơ, ơ xít các bon, hơi của hợp chất hữu cơ vận chuyển trên tàu, việc đốt các loại chất
thải trên tàu); ô nhiễm do sơn chống hà sử dụng cho thân tàu; ô nhiễm do các vật liệu độc
hại dùng để đóng tàu (amiăng, kim loại nặng, hóa chất); ơ nhiễm do sự di chuyển của lồi
thủy sinh vật thơng qua nước dằn tàu; các bệnh truyền qua con đường hàng hải; ô nhiễm do
hoạt động cắt phá tàu cũ…
- Ơ nhiễm mơi trường biển do tràn dầu
Một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Sản
lượng khai thác dầu thơ tồn thế giới khoảng 3 tỷ tấn 1 năm và nửa số đó được vận chuyển
bằng đường biển (Pavlo, 2003).[36]
Trong một tài liệu thống kê của thế giới, sự tràn dầu trên biển thường do: Từ hoạt
động tàu thuyền chiếm 33%, từ chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển chiếm 37%; từ
các tai nạn, sự cố giao thơng thuỷ chiếm 12%; dầu từ khí quyển chiếm 9%; dầu rò rỉ từ lòng
đất chiếm 7%; dầu từ các hoạt động khai thác thăm dị dầu, khí chiếm 2% [36]. Hậu quả là
một lượng dầu rất lớn bị rị rỉ ra mơi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố
hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và giàn khoan khai thác dầu.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận hàng trăm vụ ô nhiễm dầu trên biển.
Từ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng) đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
(TP.HCM) và cả vịnh Vân Phong (Khánh Hồ), đất và trầm tích đều bị nhiễm bẩn dầu cùng
18



một số kim loại nặng... Nếu nhìn chiều sâu, sự cố tràn dầu không chỉ gây nhiễm bẩn đất và
trầm tích biển mà cịn tác động tiêu cực đến đời sống an sinh. Vụ tai nạn của tàu chở dầu
Formosa One ngày 7/9/2001, ở vịnh Ghềnh Rái là ví dụ điển hình. Hậu quả, 900 m 3 dầu
tràn ra vùng biển Vũng Tàu, bờ biển phủ đầy bùn lẫn dầu.
Ô nhiễm dầu đã và đang gây sức ép, tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái biển. Các
chuyên gia đánh giá, nồng độ dầu trong nước đạt 0,1 mg/l có thể gây chết các lồi sinh vật
phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy; dầu bám vào cơ thể
hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước làm giảm giá trị sử dụng. Đối với chim biển,
dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt
nước. Nhiễm dầu, chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Dầu
còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim.
Cá - nguồn lợi lớn nhất của biển được đánh giá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh
mẽ của sự cố dầu tràn: Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa
tan trong nước; dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu; dầu có thể
làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối. Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi
cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái (HST), cản trở hoạt động kinh tế
ở vùng ven biển.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục Môi trường, Bộ TN&MT, năm 1989 đã có sự cố
tràn dầu ở Quy Nhơn. Giai đoạn 1995 - 2002 có tới 40 sự cố tràn dầu ước tính trên 100
nghìn tấn, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, trong đó số vụ xác định rõ nguyên nhân, chủ phương
tiện phải bồi thường chỉ có 14 vụ, với giá trị nhỏ nhoi (5,501 triệu USD và 886,5 triệu
đồng). Ở một cảng biển cụ thể như Hải Phòng, từ năm 1994 đến nay đã xảy ra 30 vụ tràn
dầu. Các vụ tràn dầu theo thời gian càng về những năm sau số dầu bị tràn ra mặt biển ngày
càng tăng lên. Năm 1992 khối lượng dầu tràn là 7380 tấn, thì năm 1995 là 10020 tấn, và
năm 2000 là 17650 tấn. Trong đó nguồn từ đất liền tràn ra chiếm từ 35-50%, nguồn từ các
tàu chở dầu chiếm 30-40%.
Ngồi các vụ ơ nhiễm dầu xác định được nguồn gốc, biển Việt Nam còn bị tác động
của ô nhiễm dầu chưa rõ nguồn gốc. Các ô nhiễm này được hiểu như là sự hiện diện của các

sản phẩm ô nhiễm do dầu và các sản phẩm dầu dưới hai dạng :
- Thấy được bằng mắt thường như các mảng, vệt, váng dầu, các tảng, cục dầu ngậm
nước trôi nổi ở vùng nước sát bờ hoặc dưới dạng các tảng, cục dầu ngậm nước đã bị phong
hóa ở các mức độ khác nhau nằm trên bờ, bãi.
- Không thấy được bằng mắt thường: dạng hòa tan trong nước hoặc lắng đọng cùng
trầm tích, khi hàm lượng đã vượt quá giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn nước biển ven bờ
TCVN 5943-1995.
19


Ô nhiễm dầu chưa rõ nguồn gốc được phát hiện trong phạm vi cả nước nhưng
thường tập trung ở những nơi có đầu mối giao thơng. Nguồn gốc của loại hình ơ nhiễm này
có thể từ các vụ tràn dầu nhỏ không rõ nguồn gốc, từ các vụ cố thải dầu cặn, dầu nhớt
không bị phát hiện từ tàu thuyền, trong khu vực cảng, từ các thiết bị, cơng trình hoạt động
trên biển hoặc từ các mỏ dầu. Việc xác định nguồn gốc, xuất xứ của các loại ô nhiễm này
khó khăn vì ảnh hưởng của nắng, gió và nước biển. Ví dụ như từ tháng 1 đến tháng 4 năm
2007 đã có 20 tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm dầu
(ƠND) ngồi biển Đơng chưa rõ ngun nhân, tổng số dầu gom được tại các địa phương đã
lên tới 1.721 tấn.
Những phân tích trên cho thấy mơi trường biển Việt Nam đang suy thối, ơ nhiễm
bởi chất thải, dầu, chất hữu cơ... kể cả trong nước, khơng khí, đất, khả năng kiểm sốt và
quản lý của Việt Nam cịn hạn chế đối với những khối lượng chất thải gây ô nhiễm ngày
càng tăng của sự phát triển đô thị, của các cơ sở công nghiệp vùng ven biển, sản xuất nông
nghiệp và hoạt động tàu thuyền. Mức độ ảnh hưởng nói chung vẫn được nhận biết theo cảm
tính, chưa có nhiều số liệu cụ thể.
15.4.3. Ơ nhiễm mơi trường biển do hoạt động du lịch biển
Rác tràn ngập - đó là thực trạng hiện nay tại nhiều môi trường thiên nhiên của chúng
ta, từ dịng sơng, dịng suối, kênh rạch cho đến bãi biển, làng chài du lịch. Các vùng biển
Bình Định, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu, ở nhiều khu vực, nước thải của các khu dân cư,
cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thường không qua xử lý, thải trực tiếp xuống biển, gây ô

nhiễm hữu cơ nước biển ven bờ.
Chẳng hạn tại Nha Trang, thống kê của Ban quản lý vịnh Nha Trang, mỗi ngày có
khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ
xuống biển; nhà vệ sinh trên các tàu du lịch được thải thẳng xuống biển; tàu thuyền du lịch,
phương tiện vui chơi giải trí tấp nập khiến nước biển ven bờ bị ơ nhiễm dầu. Tình trạng này
cũng xảy ra ở một số vùng biển Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu. Giám sát môi trường gần
đây ở Long Hải, Hồ Cốc, Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu của Viện Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM cho thấy, chất lượng nước biển ở các bãi biển này đều có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc
biệt là ô nhiễm từ việc du khách và người dân bn bán xả rác bừa bãi.
Q trình khai thác du lịch biển thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến biển
Việt Nam, khiến biển đang bị đục hóa. Vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến Cửa Lò), hàm
lượng bùn đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ; bãi tắm Đồ Sơn, Cát
Bà hàm lượng bùn từ 20g/m3 lên 340g/ m3 làm cho nước đục và ô nhiễm gây chết các rạn
san hô. Ở Cà Mau, hàm lượng bùn cũng vượt quá giới hạn. Tại Hạ Long, từ năm 2004, các
khu vực ven bờ vịnh đã có những biểu hiện ơ nhiễm cục bộ do lượng chất rắn lơ lửng tăng,
20



×