Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP QUÂN DÂN Y TRONG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI XÃ MÔ RAI, SA THẦY, KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.18 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y
************

NGUYỄN BÁ TÙNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP QUÂN DÂN Y
TRONG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
XÃ MÔ RAI, SA THẦY, KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y

BỘ QUỐC PHÒNG

************

NGUYỄN BÁ TÙNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP QUÂN DÂN Y
TRONG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
XÃ MÔ RAI, SA THẦY, KON TUM


Chuyên ngành: Y học Quân sự
Mã số: 8729003

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chủ tịch hội đồng

Hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng

Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Xuân Kiên

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám
đốc Học viện, Khoa Chỉ huy Tham mưu quân y, Phòng đào tạo Sau đại học,
Hệ Sau đại học cùng các bộ mơn, phịng, ban liên quan - Học viện Quân y đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn tốt nghiệp của mình.
Với tồn bộ lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Xuân Kiên, người thầy đã tận tụy hướng dẫn,
dìu dắt tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Với tình cảm của mình, tơi xin dành trọn vẹn cho gia đình, nơi tơi nhận
được tất cả tình u thương, sự động viên, sự cảm thơng về mọi mặt trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn toàn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viện Quân y, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình của riêng tơi, do chính tơi
thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này chưa được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nào khác. Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Học viện Quân y, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Tùng


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA CÁC TRẠM Y TẾ XÃ............................................................................3
1.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế tuyến cơ sở.............................................3
1.1.2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hoạt động y tế tuyến cơ sở........................6

1.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc sức khỏe...................7
1.1.4. Một số chính sách y tế mới…………………………………………..…8
1.2. MƠ HÌNH KẾT HỢP QUÂN DÂN Y.....................................................10
1.2.1. Kết hợp quân dân y ở một số nước trên thế giới...................................10
1.2.2. Kết hợp quân dân y tại Việt Nam..........................................................12
1.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP QUÂN DÂN Y TẠI CÁC XÃ
BIÊN GIỚI KHU VỰC TÂY NGUYÊN........................................................20
1.3.1. Thực trạng hoạt động KHQDY tại các xã biên giới có đồn biên phịng ở
4 tỉnh Tây Ngun...........................................................................................20
1.3.2. Phương thức hoạt động KHQDY tại các các xã biên giới có bộ đội biên
phịng ở 4 tỉnh Tây Ngun.............................................................................21
1.3.3. Phương thức hoạt động KHQDY tại các các xã biên giới Mô Rai…...22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............25
2.1. ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................25


2.1.2. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................26
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................28
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...............................................................................28
2.2.3. Nội dung và chỉ số nghiên cứu..............................................................29
2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU......................................................................34
2.3.1. Tổ chức nghiên cứu...............................................................................34
2.3.2. Lực lượng tham gia nghiên cứu và tổ chức điều tra..............................36
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.........................................................36
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.......................................................36
2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………….37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................38
3.1. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA QUÂN Y VÀ DÂN Y TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BIÊN GIỚI MÔ
RAI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM..................................................38
3.1.1. Cơ cấu bệnh ngoài cộng đồng dân cư xã biên giới Mơ Rai..................38
3.1.3. Phân tích khả năng đáp ứng hoạt động khám chữa bệnh của y tế xã biên
giới Mơ Rai.....................................................................................................43
3.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MƠ HÌNH KẾT HỢP QUÂN DÂN Y
XÃ BIÊN GIỚI MÔ RAI, HUYỆN SA THẦY, KON TUM..........................49
3.2.1. Mơ hình kết hợp qn dân y xã biên giới Mô Rai.................................49
3.2.2. Kết quả hoạt động kết hợp quân dân y trong khám chữa bệnh tại xã Mô
Rai...................................................................................................................54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................62
4.1. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA TRẠM Y TẾ XÃ BIÊN GIỚI MÔ RAI.....................................62
4.1.1. Một số đặc điểm cơ cấu bệnh ngoài cộng đồng....................................62


4.1.2. Bàn luận về khả năng đáp ứng hoạt động khám chữa bệnh của y tế xã
biên giới Mô Rai……………………………………………………………..65
4.1.3. Hoạt động của các trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên...........69
4.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH KẾT HỢP QN DÂN Y
XÃ MƠ RAI....................................................................................................71
4.2.1. Bàn luận về mơ hình kết hợp qn dân y tại xã biên giới Mô Rai........71
4.2.2. Kết quả hoạt động kết hợp quân dân y trong KCB tại xã Mô
Rai…….72
KẾT LUẬN....................................................................................................78
KIẾN NGHỊ...................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

1

CBYT

Cán bộ y tế

2

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

3

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

4

CSSKBĐ


Chăm sóc sức khỏe ban đầu

5

CSSKBMTE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

6

CSVC

Cơ sở vật chất

7

CT

Can thiệp

8

ĐTV

Điều tra viên

9

DVYT


Dịch vụ y tế

10

GDSK

Giáo dục sức khỏe

11

HGĐ

Hộ gia đình

12

KCB

Khám chữa bệnh

13

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

14

KHQDY


Kết hợp quân dân y

15

NSNN

Ngân sách nhà nước

16

NVYT

Nhân viên y tế

17

PKĐKKV

Phòng khám đa khoa khu vực

19

SDD

Suy dinh dưỡng

20

TCMR


Tiêm chủng mở rộng

22

TTB

Trang thiết bị

23

TTBYT

Trang thiết bị y tế

24

TYT

Trạm y tế

25

TYTX

Trạm y tế xã

26

UBND


Ủy ban nhân dân

27

WHO

28

YHDT

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Y học dân tộc


29

YTCS

Y tế cơ sở

30

YTTB

Y tế thôn bản


DANH MỤC BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

1.1. Khái quát một số đặc điểm liên quan đến hoạt động KHQDY tại các tỉnh
có biên giới với Lào và Campuchia........................................................20
2.1. Nội dung và chỉ số nghiên cứu………………………………………....29
3.1. Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh trong tháng....................................38
3.2. Số người mắc bệnh trong hộ gia đình trong tháng...................................38
3.3. Cơ cấu lượt mắc bệnh trong tháng theo nhóm tuổi..................................39
3.4. Phân bố số mắc bệnh trong vịng 4 tuần theo một số đặc điểm cá nhân. .40
3.5. Phân bố cơ cấu bệnh trong tháng của hộ gia đình....................................41
3.6. Số người mắc bệnh mạn tính trong hộ gia đình.......................................42
3.7. Cơ cấu bệnh mạn tính...............................................................................42
3.8. Phân loại bệnh theo chương bệnh ICD-10...............................................46
3.8. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của các đơn vị y tế xã Mo Rai...........................43
3.9. Thực trạng nhân lực của các đơ vị y tế xã Mo Rai...................................44
3.10. Trang thiết bị chủ yếu được triển khai tại Trạm y tế xã, bệnh xá QDY
Công ty 78 và QY đồn 707 năm 2019......................................................44
3.11. Thực trạng thuốc thiết yếu tại các trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên. .46
3.12. Các Chương trình đang triển khai tại các đơn vị y tế xã Mo Rai...........48
3.13. Kết quả trong tham gia CSSK bà mẹ, trẻ em và các chương trình y tế
(2017-2019).............................................................................................54
3.14. Kết quả trong thực hiện một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại
trạm y tế xã từ năm 2017-2019...............................................................55
3.15. Kết quả trong hoạt động khám chữa bệnh tại xã Mo Rai qua các thời
điểm.........................................................................................................56
3.16. Sự thay đổi về kết quả công tác khám chữa bệnh và cấp cứu tại xã Mo
Rai qua các thời điểm..............................................................................57



3.17. Tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm (2017-2019)…………………59
Bảng 3.20. Kết quả hoạt động của Đội cấp cứu cơ động quân dân y (2017 2019)……………………………………………………………………59


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1. Sơ đồ tổ chức Ngành y tế Việt Nam......................................................4
1.2. Tổ chức Trạm y tế xã……………………………………………………..5
1.3. Cơ chế tài chính y tế Việt Nam..................................................................8
1.4. Sơ đồ tổ chức chỉ đạo của Bệnh xá quân dân y xã đảo Tân Hiệp............15
1.5. Mơ hình tổ chức cứu chữa tại đảo để chăm sóc sức khoẻ nhân dân, lực
lượng vũ trang các đảo Đông Bắc – Quân khu 3....................................18
1.6. Mơ hình Bệnh xá qn dân y kết hợp trên các đảo Đông Bắc – QK3.....19
2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu......................................................................27
3.1. Hệ thống tổ chức chỉ đạo kết hợp quân - dân y tại xã Mo Rai.................50
3.2. Sơ đồ tổ chức của Đội cấp cứu cơ động………………………………52
3.3. Sự thay đổi hoạt động quản lý khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội


Mo

Rai


qua

điểm……………………………………………..58

các

thời


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết hợp quân dân y là sự kết hợp giữa các lực lượng quân y và dân y
nhằm sử dụng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng y tế bảo đảm sức
khỏe và cứu chữa cho nhân dân và quân đội, trong thời bình và thời chiến.
Trên thực tế, công tác kết hợp quân dân y (KHQDY) đã bao trùm tất cả
các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế và ngành quân y trong thời bình và thời
chiến, ở tất cả các cấp (trung ương, địa phương, cơ sở, đơn vị...). Công tác
KHQDY được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền
y tế cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, là truyền
thống quý báu và cũng là một trong những nguyên tắc bảo đảm quân y của
Ngành Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam [1].
Công tác KHQDY đã được thể chế hóa bằng các văn bản của Nhà nước,
của liên Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng, đã trở thành Chương trình y tế Quốc gia với
nội dung "Kết hợp quân dân y xây dựng nền quốc phịng tồn dân và phục vụ
sức khoẻ nhân dân". Chương trình đã lấy việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho
nhân dân và lực lượng vũ trang ở các vùng trọng điểm quốc phòng - an ninh làm
mục tiêu phấn đấu, trong đó đặc biệt chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, vùng cao
biên giới, hải đảo, tạo nên mạng lưới khám chữa bệnh và phịng, chống dịch
bệnh phong phú, đa dạng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng chăm

sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội, đồng thời tham gia xố đói, giảm
nghèo, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng tiềm lực y tế - quân sự địa
phương, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự và các tình huống thiên tai,
thảm hoạ khác.
Tây Nguyên là một khu vực trọng điểm về quốc phòng- an ninh của cả
nước, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế. Trong đó,
4 tỉnh của Tây Ngun (Đắk Lắk, Đắk Nơng, Gia Lai và Kon Tum) có đường
biên giới tiếp giáp với Lào (142 km) và Campuchia (388 km). Khu vực biên giới


2

Tây Ngun thường có địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, giao thơng đi lại khó
khăn. Có nhiều đơn vị quân đội (chủ yếu là Bộ đội Biên phòng và một số Đồn
kinh tế quốc phịng) đứng chân trên địa bàn [1], [2].
Xã Mô Rai/Moray là một xã biên giới thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum với diện tích lớn (585,5 km2), trung tâm xã cách trung tâm huyện Sa Thầy
(65km) và cách biên giới 10 km, là xã có đường biên giới với Campuchia dài
nhất trong số các xã biên giới khu vực Tây Nguyên. Xã Mô Rai có mật độ dân
số thưa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm
phát triển... Trên địa bàn xã Mơ Rai có một số đơn vị quân đội, bao gồm Công
ty 78 (thuộc Binh đồn 15), đồn biên phịng 707 (Bộ đội Biên phòng). Trong
những năm qua, lực lượng quân y của các đơn vị này đã tích cực phối hợp với y
tế địa phương thực hiện công tác KHQDY trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong
lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân trên địa bàn [3].
Cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động
KHQDY nói chung, hoặc đánh giá thực trạng công tác KHQDY trên một số địa
bàn. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác
KHQDY trong khám chữa bệnh trên một địa bàn cụ thể và có tính đặc thù như
xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn như

đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng hoạt động
KHQDY trong khám chữa bệnh tại xã Mô Rai, Sa Thầy, Kon Tum” với các
mục tiêu như sau:
1. Mô tả nhu cầu và khả năng đáp ứng hoạt động khám chữa bệnh của
quân y và dân y trên địa bàn xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
(2019).
2. Phân tích kết quả hoạt động kết hợp quân dân y trong khám chữa bệnh
tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (2017 - 2019).


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA CÁC TRẠM Y TẾ XÃ
1.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế tuyến cơ sở
- Về tổ chức hành chính, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh của ngành y tế
Việt Nam được chia làm 4 tuyến:
Tuyến trung ương, gồm có các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa;
Tuyến tỉnh, gồm có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh;
Tuyến huyện, gồm có bệnh viện đa khoa huyện (trước đây mơ hình là
trung tâm y tế huyện).
Tuyến xã có TYTX.
- Về Phân tuyến theo chuyên môn kỹ thuật: Mạng lưới khám, chữa bệnh
được phân làm 3 tuyến [1]:
Tuyến 1: Các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là bệnh viện huyện) và TYTX, phường, thị trấn (gọi chung là TYTX);
Tuyến 2: Gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố; bệnh
viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh);

Tuyến 3: Gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế và
một số bệnh viện ở các thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế quy định.
Theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế quản lý nhà nước các hoạt động y
tế trên địa bàn của cả nước. Tuyến Tỉnh, Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về các hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh. Tuyến Huyện, Phòng Y tế trực
thuộc Ủy ban nhân dân huyện chiệu trách nhiệm quản lý các hoạt động y tế trên
địa bàn huyện. Tuyến xã, Trạm y tế (TYT) quản lý nhà nước các hoạt động y tế
trên địa bàn xã [2].


4

Chú thích:

Quản lý và chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo chuyên mơn kỹ thuật

Hình 1. Sơ đồ tổ chức Ngành y tế Việt Nam
Mỗi xã có một TYT xã, chịu trách nhiệm về CSSKBĐ, cung cấp các dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), bao gồm cả y tế dự phịng, giáo dục sức
khỏe (GDSK) [3]. Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính
phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn: tại Khoản 3 Điều 2 ghi rõ TYTX có 6
nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện các hoạt động chuyên mơn, kỹ thuật về: Y tế dự phịng; khám
bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng YHCT trong chữa bệnh và phịng bệnh;
chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng
đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp
triên và quy định của pháp luật.



5

+ Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế
(NVYT) thôn, bản.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên
địa bàn.
+ Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch
vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
+ Là đơn vị thường trực Ban CSSK cấp xã về cơng tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc TTYT huyện và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã giao.
*. Tổ chức và nhân lực
Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề
nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng
công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi
có Trạm Y tế.
Trạm y tế xã thường tổ chức thành các bộ phận: vệ sinh- phòng dịch;
khám chữa bệnh; hộ sinh và KHHGĐ; dược và quầy thuốc.
TRƯỞNG
TRẠM Y TẾ XÃ

Bộ phận
VS - PD

Bộ phận
Khám chữa
bệnh


Bộ phận
Hộ sinh và
KHHGĐ

Bộ phận Dược
và quầy thuốc

Hình 2: Tổ chức Trạm y tế xã

Ngồi trạm y tế xã, cịn có các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân tham gia vào
việc KCB và cung cấp các dịch vụ CSSK cho người dân.


6

Nhân lực y tế có vai trị quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch vụ
CSSK cho nhân dân. Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính
trị đã nêu rõ “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử
dụng và đãi ngộ đặc biệt…” [4].
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực y tế
cho vùng khó khăn nhằm tạo nguồn nhân lực cho y tế [5]. Hiện nay số nhân lực
y tế trên 10.000 dân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao
(> 5 bác sĩ trên 10.000 dân) [3]. Số lượng CBYT trên 10.000 dân tăng từ 31,76
năm 2010 lên 34,22 năm 2014 [3]. Số lượng nhân lực y tế đã tăng lên nhiều
qua các năm qua, đặc biệt là số bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật
viên y học. Việt Nam đã có 13,9 y sĩ/10.000 dân phục vụ chủ yếu ở tuyến xã;
năm 2014, 100% số xã và 90% số thơn bản đã có CBYT hoạt động. Nhìn
chung, những năm gần đây tỷ lệ nhân lực y tế có trình độ sơ học và trung học
giảm dần, tỷ lệ nhân lực y tế có trình độ đại học và trên đại học tăng, chiếm
khoảng 29%. Nhiều loại hình nhân lực y tế mới được hình thành, như cử nhân

điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Nhiều NVYT đã
được đào tạo nâng cao trình độ ở bậc sau đại học như bác sĩ nội trú, chuyên
khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sỹ và tiến sỹ. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
được tăng cường, thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại [6]... Tuy nhiên, sự
phân bố nguồn nhân lực rất chênh lệch, nơi thành phố, thành thị tập trung đơng
cán CBYT có trình độ cao; nơi vùng sâu, vùng xa lại rất thiếu cả về số lượng
và chất lượng trình độ CBYT thấp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tiếp cận và
sử dụng dịch vụ CSSK của người dân.
1.1.2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hoạt động y tế tuyến cơ sở
Trang thiết bị y tế là loại sản phẩm đặc biệt, ứng dụng các thành tựu mới
nhất của các ngành khoa học công nghệ cao và có u cầu khắt khe về độ an
tồn, tính ổn định và độ chính xác. TTBYT cũng thường được sử dụng làm


7

thước đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ sở y tế, đồng thời cũng đóng góp
vào chất lượng DVYT do đơn vị y tế đó cung cấp. Cùng với nhu cầu ngày càng
cao về CSSK của nhân dân, hệ thống TTBYT đã được đầu tư với quy mơ lớn,
đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so với thời gian trước đây. Nhằm định hướng
cho các cơ sở y tế trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị (TTB) bằng nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ một cách hiệu quả theo hướng phù hợp với nhu cầu CSSK
cũng như năng lực chuyên môn [7]. Bộ Y tế đã ra các quyết định và thông tư về
việc ban hành Danh mục TTBYT thiết yếu [8]. Thực tế hiện nay các bệnh viện
tuyến trung ương, tuyến tỉnh có đầy đủ các TTBYT hiện đại, ngược lại tuyến xã,
tuyến huyện, ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa thì thiếu nhiều và TTBYT lạc
hậu, cũ, làm ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB của người dân, người dân
muốn lên tuyến trên được KCB có đầy đủ TTBYT hơn, chất lượng tốt hơn [9].
Tuy nhiên để hướng tới nâng cao chất lượng CSSK của người dân, Bộ Y tế đã
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã [10] để tăng cường đầu tư và các xã

hướng tới tiêu chí chung.
1.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc sức khỏe
Cung cấp dịch vụ CSSK được coi là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế
[11], có vai trò chi phối kết quả hoạt động của cả hệ thống y tế.
Mạng lưới CSSK hiện nay xác định YTCS gồm y tế tuyến huyện, tuyến
xã và thôn bản là ưu tiên vì tuyến này gần dân, dễ tiếp cận về tài chính và địa lý.
Hầu hết các huyện đều có bệnh viện đa khoa huyện và một số nơi có phịng
khám đa khoa khu vực hoặc nhà hộ sinh khu vực. Tất cả các tỉnh đều có bệnh
viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh. Một chỉ số cơ bản để đánh giá sự sẵn có
dịch vụ KCB là số giường bệnh nội trú bình quân trên 10.000 dân (khơng tính
giường lưu TYTX/phường). Số giường bệnh viện năm 2010 đạt 29,07
giường/10.000 dân [3].
Khả năng cung ứng dịch vụ CSSKBĐ cũng được củng cố thể hiện qua chỉ
số tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Năm 2006 có 38,5% TYTX đạt chuẩn.


8

Tỷ lệ này tăng lên gần 80% vào năm 2010 [12]. Các cơ sở y tế tổ chức cung cấp
được nhiều dịch vụ CSSK có chất lượng và kỹ thuật cao sẽ thu hút được người
dân đến CSSK.
Tài chính y tế: Có nhiệm vụ huy động các nguồn tài chính cho y tế, ngoài
ngân sách nhà nước (NSNN) phải tạo ra các nguồn thu như BHYT, phí trả trực
tiếp của người bệnh, phí đồng chi trả của người bệnh, các quỹ từ thiện, các tài
trợ nước ngoài nhằm phân bổ cơng bằng, khuyến khích việc nâng cao chất lượng
DVYT và phát triển kỹ thuật y tế trong CSSK. Tuy nhiên, Việc quản lý y tế theo
kinh tế thị trường ở Việt Nam đang là một thách thức, khó khăn đối với ngành y
tế [13], [14], [16].

Hình 1.3. Cơ chế tài chính y tế Việt Nam

* Nguồn: Theo Bộ Y tế (2008)[16]
1.1.4. Một số chính sách y tế mới
Thực trạng của YTCS tuy đã được Nhà nước, Ngành y tế quan tâm đầu các
nguồn lực (nhân lực, trình độ chun mơn, trang thiết bị kỹ thuật và cơ chế tài
chính), khám chữa bệnh BHYT nên đã có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc, bảo



×