Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Âm nhạc trong điện ảnh ấn độ công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC
____________________

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ TÀI:

ÂM NHẠC TRONG ĐIỆN ẢNH
ẤN ĐỘ
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lý Vũ Nhật Tú

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC
____________________

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2017
(năm học 2016 – 2017)
1. Tên đề tài:

ÂM NHẠC TRONG ĐIỆN ẢNH ẤN ĐỘ
Chuyên ngành (theo nội dung đề tài):
Văn hóa – nghệ thuật học thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn


2. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Lý Vũ Nhật Tú
Khoa: Đông Phương học
Bộ môn: Ấn Độ học
3. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Đào Ngọc Châu
MSSV: 1456110168
Khoa/Bộ môn:
Khoa: Đông Phương học
Bộ môn: Ấn Độ học
Địa chỉ thƣờng trú:
Tổ 1 – Ấp 2 – xã An Phước – huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ liên lạc:
KTX Khu A – Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0618689985 / 0996750096
Email:



NHÓM SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1)

Đào Ngọc Châu
Khoa: Đông Phương học

Bộ môn: Ấn Độ học

MSSV: 1456110168

Niên học: 2014 - 2018

2) Võ Thanh Tâm

Khoa: Đông Phương học

Bộ môn: Ấn Độ học

MSSV: 1456110105

Niên học: 2014 - 2018

3) Quách Mỹ An
Khoa: Đông Phương học

Bộ môn: Ấn Độ học

MSSV: 1556110002

Niên học: 2015 - 2019

4) Phạm Thị Ngọc Nữ
Khoa: Đông Phương học

Bộ môn: Ấn Độ học

MSSV: 1556110084

Niên học: 2015 - 2019

5) Lê Minh Tân
Khoa: Đông Phương học

Bộ môn: Ấn Độ học


MSSV: 1556110106

Niên học: 2015 - 2019


LỜI CẢM ƠN
Có thể nói, bất kì một cá nhân hay tổ chức nào khi đã bước vào một cuộc
hành trình nghiên cứu đều sẽ nhận thấy rằng khoa học luôn luôn khởi nguồn từ
cuộc sống. Đặc biệt hơn, đến với khoa học và trải nghiệm cùng nó, chúng ta mới
có thể hiểu được q trình nghiên cứu khoa học cũng như một chuyến đi, đi mãi
cho đến ngõ cụt. Vấn đề là chúng ta đã vượt qua ngõ cụt ấy như thế nào để đi
đến con đường tri thức khoa học, khám phá được những chân lý của đời sống và
mang giá trị của sự nghiên cứu vào cuộc sống. Đó có thể khẳng định là mục
đích cao đẹp của một cơng trình nghiên cứu chân chính. Do đó, trong quá trình
nghiên cứu, sự hỗ trợ về tri thức, vật chất và tinh thần được xem là một bệ
phóng vững chắc cho một đề tài, để từ đó, nhóm tác giả mới có cơ hội gửi đến
quý đọc giả một cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa. Vì vậy, để có thể đạt được sự
thành cơng của đề tài “Âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ”, nhóm tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến sự hỗ trợ đặc biệt của ThS. Lý Vũ Nhật Tú –
giáo viên hướng dẫn nhiệt thành, ưu tú của đề tài. Thạc sĩ đã đồng hành, hướng
dẫn và định hướng cho nhóm nghiên cứu từ những bước ban đầu cho đến khi đề
tài hồn thiện. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến những phóng viên, tác giả, học giả của các bài báo, tạp san, cơng
trình chun khảo,… liên quan trong và ngồi nước để tác giả có thể tận dụng
nguồn tư liệu quý báu cho chủ đề đặc biệt này trên cơ sở cùng chung mối quan
tâm về vấn đề đậm tính văn hóa, xã hội, giao lưu và hội nhập – “Âm nhạc”và
“Điện ảnh”. Ngồi ra, nhóm tác giả xin cảm tạ sự hỗ trợ của bộ phận thiết kế,
chỉnh sửa và in ấn của thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
đã góp phần hồn thành cơng trình nghiên cứu này.



Song, trong q trình nghiên cứu dưới góc nhìn của một nhóm nghiên cứu trẻ
tuổi với một đề tài mang tầm vóc to lớn về mặt văn hóa – nghệ thuật của bộ môn
nghệ thuật thứ 7 trên thế giới, cụ thể là “âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ”, đề tài
chắc chắn sẽ có đơi chỗ thiếu xót hoặc cách nhìn nhận vấn đề đơi phần chủ tâm
do sự khác biệt và ảnh hưởng văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ vì đề tài được
nghiên cứu dưới góc độ của những con người Việt Nam khám phá một viên ngọc
sáng của một nền văn hóa lớn - Ấn Độ. Do vậy, đề tài mong muốn được đóng
góp một sự khám phá nhỏ của mình cho đọc giả về một trong những vẻ đẹp của
đất nước Ấn Độ. Kính mong q thầy cơ, đọc giả nhiệt tình đóng góp ý kiến để
đề tài ngày một hoàn thiện hơn và mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cuộc
sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả


MỤC LỤC ĐỀ TÀI
DẪN NHẬP 1
1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ...........................................................................3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài: ................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: .......................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: .....................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ..............................................................................9
7. Cấu trúc nội dung của đề tài: ...............................................................................10
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 13
1. Những cơ sở lý luận chung về âm nhạc và điện ảnh: ..........................................14
1.1.


Lý luận chung về âm nhạc: ..........................................................................14

1.2. Lý luận chung về điện ảnh: ..........................................................................21
1.3. Mối quan hệ giữa âm nhạc và điện ảnh: .......................................................26
2. Tổng quan về âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ ......................................................... 27
2.1 Nền âm nhạc Ấn Độ: ........................................................................................27
2.2. Nền điện ảnh Ấn Độ: ....................................................................................38
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ: ............53
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG ĐIỆN ẢNH
ẤN ĐỘ .................................................................................................................................... 64
1. Những đặc điểm của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ: ........................................65
1.1. Những đặc điểm về nội dung của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ:..............65
1.2. Những đặc điểm về hình thức của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ: ............80
2. Vai trị và đóng góp của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ: ...................................90
2.1. Những vai trò của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ: ......................................90
2.2. Những đóng góp của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ: .................................98
CHƢƠNG III: VÀI NÉT SO SÁNH ÂM NHẠC TRONG ĐIỆN ẢNH CỦA HAI NỀN
ĐIỆN ẢNH LỚN TRÊN THẾ GIỚI: BOLLYWOOD VÀ HOLLYWOOD .................. 108

1. Những nét đặc trưng của âm nhạc trong điện ảnh Hollywood và Bollywood:....110
1.1. Đặc trưng của âm nhạc trong điện ảnh Hollywood: ......................................110
1.2. Đặc trưng của âm nhạc trong điện ảnh Bollywood: ......................................114
2. Sự tương đồng giữa nhạc phim Hollywood và nhạc phim Bollywood: ..............116
3. Sự khác biệt giữa nhạc phim Hollywood và nhạc phim Bollywood: ..................120
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 130
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 146


1


A. DẪN NHẬP

*
*

*


2

1. Lý do chọn đề tài:
Từ thuở bình minh ban đầu của nền văn minh nhân loại, Ấn Độ đã định hình
trên lịch sử nhân loại ấy như một nền văn minh rực rỡ, sáng chói nhất. Mảnh đất ấy đã
nuôi dưỡng nên những giá trị nhân văn sâu sắc, đậm nét phương Đơng huyền bí. Đặc
biệt hơn, những giá trị to lớn về tinh thần được xem là một trong những đặc trưng phổ
biến nhất của Ấn Độ. Trong đó, “tơn giáo, âm nhạc và điện ảnh” đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong đời sống tinh thần của con người đất Ấn. Những giá trị ấy được ví
như linh hồn của con người Ấn Độ. Trên tất cả, âm nhạc đối với người dân Ấn Độ
được tôn thờ như một vị thần chi phối, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tinh thần của
họ. Và với quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong văn hóa giải trí truyền thống
lẫn hiện đại, chính âm nhạc đã trở thành một yếu tố chủ đạo trong mỗi tác phẩm điện
ảnh của Ấn Độ, cụ thể hơn là nền điện ảnh Bollywood – nền công nghiệp đứng hàng
đầu Châu Á. Song, giá trị đọng lại quan trọng nhất là âm nhạc không tồn tại đơn thuần
như chức năng giải trí vốn có, mà chính âm nhạc cịn mang sứ mệnh trong việc phát
huy vai trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và quốc tế mang ý nghĩa nhân văn
sâu sắc.
Vì vậy, đề tài “Âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ” mong muốn hướng đến chính
là tìm hiểu, phân tích, làm sáng tỏ và phản ánh vai trị và ý nghĩa của âm nhạc trong nền
điện ảnh Ấn Độ một cách khách quan, chân thực trên bình diện văn hóa – xã hội. Hơn

hết là tạo cho khán giả Việt Nam có cái nhìn mới mẻ, khách quan và am hiểu hơn, gần
gũi hơn với điện ảnh Ấn Độ. Với mục đích nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu hi vọng
rằng đề tài sẽ khơng những có giá trị về mặt lý luận khoa học mà còn mang ý nghĩa thực
tiễn. Đây là hai mục đích cuối cùng quyết định sự thành cơng của q trình nghiên cứu
khoa học để mang lại giá trị cho chính khoa học, ý nghĩa hơn đối với khoa học xã hội,
nhân văn và được hiện thực hóa vào cuộc sống, phục vụ thiết thực cho con người.
Về phương diện lý luận khoa học, đề tài sẽ thể hiện, phản ánh và khẳng định
được vai trò chuyên biệt quan trọng của âm nhạc trong nền điện ảnh Ấn Độ. Bên cạnh
đó, đề tài sẽ trình bày những thể loại đa dạng và những tiền đề cơ bản trong âm nhạc Ấn
Độ. Đồng thời, đề tài sẽ từ phân tích đi đến đọng kết lại những giá trị đích thực của âm
nhạc trong điện ảnh Ấn Độ để góp phần làm phong phú thêm những tư liệu về văn hóa


3

Ấn Độ, tư duy giáo dục của người Ấn – vấn đề vẫn còn hạn định, chưa phổ biến nhiều ở
Việt Nam.
Về khía cạnh thực tiễn, đề tài sẽ trở thành phương tiện, tài liệu phổ quát giúp
độc giả tiếp cận được nền điện ảnh Ấn Độ. Đặc biệt, thông qua những giá trị phản ánh
của đề tài có thể giúp cho những cá thể, tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu về Ấn Độ am hiểu
chính xác và cảm nhận chân thành được những thơng điệp đầy tính nhân văn mà âm
nhạc trong điện ảnh Ấn Độ mang lại. Đó chính là một trong những q trình, bước ngoặt
nâng cao hiểu biết của người Việt Nam về Ấn Độ, tạo mối giao lưu, học hỏi về tư duy,
quan niệm, văn hóa giữa hai dân tộc.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Sau quá trình nghiên cứu, đề tài mong muốn xác định được vai trò của âm nhạc
trong điện ảnh Ấn Độ và sức ảnh hưởng của nó trên những phương diện giải trí nghệ
thuật, giáo dục và giao lưu quốc tế.
Đồng thời, đề tài sẽ giúp cho đọc giả có cái nhìn từ tồn diện đến cụ thể về âm

nhạc Ấn Độ nói chung và âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ nói riêng. Đặc biệt, tạo nên sự
đón nhận đúng đắn, am hiểu sâu rộng với những giá trị thực sự mà âm nhạc Ấn Độ trao
gửi và chức năng ưu việt của âm nhạc Ấn Độ thông qua điện ảnh Ấn Độ. Từ đó, đề tài
mong muốn tái hiện lại một góc độ văn hóa, đời sống tinh thần của người dân xứ Ấn
thông qua âm nhạc, điện ảnh. Bên cạnh đó, đề tài sẽ dựa trên những phân tích, so sánh
và đối chiếu giữa âm nhạc trong hai nền điện ảnh lớn là Hollywood và Bollywood để
khẳng định những giá trị, đặc trưng, vai trò và tầm ảnh hưởng của Bollywood trong khu
vực và thế giới.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc
ngồi:
3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc:
Mặc dù Việt Nam tiếp nhận và lĩnh hội nền văn minh Ấn Độ rực rỡ từ rất
sớm, nhưng sự giao lưu và du nhập chỉ diễn ra đa phần ở góc độ tôn giáo. Nguồn tư
liệu để tạo điều kiện cho con người Việt Nam hiểu biết sâu rộng về Ấn Độ vẫn còn
hạn định. Đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh chỉ mới phổ biến rộng rãi ở
đất nước Việt Nam trong vòng vài năm gần đây. Vì vậy, ngồi những tư liệu được


4

dịch thuật sang tiếng anh chiếm phần lớn thì tư liệu biên dịch sang tiếng Việt vẫn
cịn khá ít, gây khơng ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức nghiên cứu. Hơn nữa,
phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở nước ta hầu hết đều tập trung vào các ngành Văn hóa
học, Nhân học…; các viện nghiên cứu âm nhạc; các học viện về âm nhạc… Đặc biệt
lĩnh vực này là chuyên ngành Ấn Độ học của trường Đại học Khoa học Xã Hội và
Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh với một số lượng cơng trình
nghiên cứu nhất định có thể đơn cử như sau: “Ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa
âm nhạc Ấn Độ” – tạp san nghiên cứu của PGS. TS Phan Thu Hiền, khoa Văn hóa
học, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009;

“Bí mật thành công của Bollywood ở Ấn Độ” – tham luận khoa học của PGS. TS.
Đỗ Thu Hà, Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2015; “Yếu tố âm nhạc trong tác phẩm
phim truyện” – Tạp san nghiên cứu của PGS.TS.NSUT Phan Thị Bích Hà, Đại Học
Sân Khấu- Điện Ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015; “Đơi nét về âm nhạc
truyền thống Ấn Độ” của tác giả Triệu Hồng Quang, Điểm nhấn hoạt động khoa
học, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á – Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt
Nam, năm 2015 và “Một vài nét về nền điện ảnh Ấn Độ”, Điểm nhấn hoạt động khoa
học, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á – Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt
Nam, năm 2016, ... Song, nghiên cứu về vấn đề này, trong khi số lượng cơng trình
nghiên cứu cịn khá giới hạn thì số lượng sách chun khảo có phần nổi trội hơn,
trong đó có thể điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu như sau:
“Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, nguyên bản từ Đại
học Michigan, NXB Văn hóa, năm 1986; “Ấn Độ xưa và nay” của Trung tâm nghiên
cứu xã hội và nhân văn quốc gia - Viện nghiên cứu Đông Nam Á, NXB Khoa học xã
hội, năm 1997; “Hiện thực thứ hai” của tác giả Phan Thị Bích Hà, nguyên bản từ
Đại học Michigan, NXB Văn hóa – thơng tin, năm 2003; “Xác và Hồn trong âm
nhạc truyền thống” của GS. Trần Văn Khê, Vietsciences, 23/8/2006; “Giới thiệu
văn hóa phương Đơng” của khoa Đơng Phương học, trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn, năm 2008, “Kỷ yếu hội thảo dấu ấn Ấn Độ trong tiếp biến văn hóa ở
Việt Nam và Đơng Nam Á” của nhóm tác giả trường Đại học Khoa học Xã Hội và
Nhân Văn, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2013,... Nhưng đa số
những tác phẩm này chỉ dành một bộ phận trong các vấn đề nghiên cứu của họ để
trình bày một số khía cạnh về nghệ thuật Ấn Độ nói chung, chưa có độ chi tiết, cụ


5

thể hóa cao. Hơn nữa, cho tới hiện nay, hầu như chưa có quyển sách nào viết riêng
chuyên về lĩnh vực âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ, đặc biệt là cơng trình nghiên cứu,
sách chun khảo, tạp chí văn hóa - khoa học – nghệ thuật bằng ngơn ngữ Việt. Vì

vậy, đề tài chỉ có tiếp cận trung gian qua các phẩm trên để có cái nhìn tổng quan cơ
bản về nền âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ.

3.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi:
Lĩnh vực âm nhạc là một trong những thành tố văn hóa – nghệ thuật quan trọng

trong đời sống tinh thần của con người và có lịch sử hình thành và phát triển từ rất
sớm. Trong đó, âm nhạc thời tiền sử được đốn định dựa trên những phát hiện từ các
khu khảo cổ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ thường phát hiện thấy sáo, được khắc
từ xương, trong đó, các lỗ bên đã được khoét để thổi. Dụng cụ như sáo bảy lỗ và các
loại nhạc cụ dây, chẳng hạn như Ravanahatha, đã được khai quật từ các địa điểm khảo
cổ của nền văn minh sông Ấn (Indus Valley Civilization). Đặc biệt, Ấn Độ là một
trong những nơi có truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trong thế giới - các sử liệu cội
nguồn đầu tiên về âm nhạc cổ điển Ấn Độ (marga) được tìm thấy trong kinh Veda,
kinh sách cổ truyền của Hindu giáo. Do đó có thể khẳng định rằng âm nhạc đã gắn liền
với lịch sử phát triển của Ấn Độ. Vì thế, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền
văn minh Ấn. Với sức ảnh hưởng sâu rộng này, âm nhạc đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của rất nhiều tác giả trên toàn thế giới, đặc biệt hơn là đối với Ấn Độ bởi hàng loạt
các cơng trình nghiên cứu đồ sộ. Và trong khía cạnh âm nhạc ở Ấn Độ, có thể điểm
qua những tác phẩm lớn như: “Âm nhạc và sự cấu tạo huyền bí con người” của tác giả
Cyrin Scott (H.V biên dịch), tập san Ánh Đạo số 19, 1971; “Contemporary problems
for Indian music” của tác giả Lalmani Misra, tạp chí The journal Sangeet Kala
Vihar, 12/1952- 1/1953; “A Cultural History of India” của tác giả A.L. Basham,
NXB Clarendon Press, 1975; “Music in the changing cultural milieu” của tác giả
Durga, S.A.K; "Indian music and Globalization" của tác giả Sandeep Bhagwati,
2002; “Âm nhạc châu Á ngày nay là gì?” của tác giả Wen Chung Chou (Hà Vũ
Trọng biên dịch), 2003; “Illiterates and Indian Music” của tác giả Sachi Sri Kantha,
2006... Bên cạnh đó, chủ đề âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ cũng được thể hiện trong rất

nhiều sách chuyên khảo của các tác giả Ấn Độ viết bằng tiếng Anh và sách học thuật
của các học giả phương Tây có thể kể đến như:


6

“Hindi Film Songs and The Cinema” của tác giả Anna Morcom, NXB

-

Ashgate Publishing, Ltd., 2007. Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày ở mức độ
khát qt hóa về sự ra đời và phát triển của nhạc phim Ấn Độ. Những bản nhạc phim
Ấn Độ đã thống lĩnh, lan tỏa rất phổ biến ở các cộng đổng Nam Á và tồn thế giới từ
những năm 1930. Tác giả cịn nghiên cứu, đề cập đến những phương diện về âm nhạc
dân tộc học, sự phổ biến của âm nhạc và nhạc phim trên cơ sở Nam Á học. Tác phẩm đã
tạo nên một cái nhìn tổng quát về lịch sử ra đời của nền cơng nghiệp nhạc phim Ấn Độ,
tính phổ biến rộng rãi trong cộng đồng nhưng vẫn chưa thể hiện được những đặc trưng
của nhạc phim cũng như vai trị của nó đối với đời sống con người, đặc biệt là đối với
người dân Ấn Độ. Song, tác phẩm này vẫn có giá trị bệ phóng lịch sử cao trong việc
cung cấp cho người đọc có một nguồn kiến thức mang tính lý thuyết cơ sở.
-

“Bollywood Melodies: A History of the Hindi Film Song” của tác giả Ganesh

Anantharaman, NXB Penguin Books India, 2008 cũng tái hiện lại một cách rõ nét,
sinh động về lịch sử huy hoàng của những bản nhạc phim Ấn Độ trong từng giai
thoại cụ thể cùng với những hình thức âm nhạc đa dạng. Đặc biệt là những cuộc cách
mạng âm nhạc trong hầu hết tất cả thể loại phim lúc bấy giờ. Tác giả cũng nhận định
rằng “linh hồn Bollywood không chỉ dành riêng cho những ai yêu âm nhạc mà còn là
báu vật vô giá của kho tàng kiến thức và văn hóa đậm chất Ấn”. Song, tác phẩm cũng

chưa đi sâu cụ thể vào vị thế và phân tích những yếu tố thúc đẩy tạo nên sự giao hòa
về mối liên hệ chặt chẽ giữa âm nhạc và điện ảnh cũng như chức năng, thông điệp
của âm nhạc trong điện ảnh.
-

“A Journey Down Melody Lane” của tác giả Raju Bharatan, NXB Hay House,

Inc, 2010 nói về Raju Bharatan – một nhà tiên phong nổi tiếng trong lĩnh vực âm
nhạc Ấn Độ. Quyển sách này trình bày về những quan niệm của ông về âm nhạc và
tính chất của âm nhạc trong các loại hình nghệ thuật của Ấn Độ. Điểm nổi bật ở
quyển sách này chính là tác giả đã tích lũy, xây dựng nên một hệ thống quan điểm về
âm nhạc một cách cụ thể và những đặc điểm xoay quanh vấn đề âm nhạc Ấn Độ,
đồng thời cũng có nhắc đến sự gắn bó giữa âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ. Tuy nhiên
ông cũng hạn chế trong việc đưa ra những đặc trưng để làm sáng tỏ vị trí của âm
nhạc trong điện ảnh và ảnh hưởng của nó đến người được lĩnh hội.
-

Hai tác phẩm “Bollywood 256 Success Secrets - 256 Most Asked Questions On

Bollywood - What You Need To Know” của tác giả Christopher Buchanan, NXB


7

Emereo Publishing, 2014 và “Bless You Bollywood!: A Tribute to Hindi Cinema on
Completing 100 Years” của tác giả Tilak Rishi, NXB Trafford Publishing, 2012 đã
đánh dấu bước tiến mới trong nền cơng nghiệp điện ảnh Bollywood. Trong đó, các
tác giả cũng giới hạn và cụ thể hóa một trong những yếu tố chủ đạo làm nên sự thành
công của Bollywood chính là âm nhạc và vũ đạo. Song, cả hai tác phẩm cũng chỉ đề
cập đến vai trò thương mại của âm nhạc và chưa khai thác sâu, đề cập đến tiềm năng

và ý nghĩa nhân văn, những thông điệp văn hóa – đạo đức – xã hội mà âm nhạc Ấn
Độ mang đến.
-

Ngoài ra, đề tài cũng tham khảo được một số sách chuyên khảo và học thuật

khác đáng chú ý như: “Encyclopedia of Music in the 20th Century” của hai tác giả
Lol Henderson, Lee Stacey, NXB Routledge, 2014; “More Than Bollywood:
Studies in Indian Popular Music” của hai tác giả Gregory D. Booth, Bradley
Shope, NXB OUP USA, 2014; “On & Behind the Indian Cinema” của tác giả J.K
Bajaj, NXB Diamond Pocket Book Pvt Ltd, 2014; “R.D.Burman: The Man, The
Music” của tác giả Anirudha Bhattacharjee Balaji Vittal, NXB Harper Collins
Publishers, 2012; “Behind the Curtain: Making Music in Mumbais Film Studios” của
tác giả Gregory D. Booth, NXB Oxford University Press, 2008... đã trở thành nguồn
tài liệu quý báu cung cấp cho đề tài về những khía cạnh về kĩ thuật sản xuất âm nhạc,
làm phim âm nhạc của Bollywood và những con người có sức ảnh hưởng lớn đến nền
âm nhạc Ấn Độ để giúp đề tài tiếp cần xác thực và có cái nhìn đa chiều, định hướng
nghiên cứu tốt hơn, hoàn thiện hơn.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Với tính chất văn hóa – nghệ thuật của đề tài, đề tài hướng đến tìm hiểu và phân
tích các đối tượng liên quan mật thiết như âm nhạc, điện ảnh; cụ thể là âm nhạc Ấn
Độ, điện ảnh Ấn Độ. Trong đó, đề tài tập trung vào âm nhạc và điện ảnh Bollywood về
các phương diện đặc điểm, thể loại, chức năng, vai trị. Bên cạnh đó, đề tài cũng khai
thác và so sánh các đối tượng trên với âm nhạc và điện ảnh Hollywood tương ứng Qua
đó, đề tài có thể đưa ra những kết quả nghiên cứu khách quan, xác thực phản ánh rõ
những đối tượng trên.



8

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Do lĩnh vực nghiên cứu âm nhạc là một phạm trù khá rộng, để đảm bảo tính khả
quan trong q trình nghiên cứu, phù hợp với năng lực nhóm nghiên cứu và đáp ứng
yêu cầu giới hạn của thời gian, đề tài sẽ đặt các đối tượng nghiên cứu trong phạm vi
nghiên cứu thích hợp, thuận tiện.
Về phạm vi không gian, đề tài được tiến hành bởi nhóm sinh viên Việt Nam
(sinh viên chuyên ngành Ấn Độ học) nghiên cứu về âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ.
Vấn đề này liên quan đến đất nước Ấn Độ. Nhóm tác giả tiếp cận nghiên cứu thơng
qua các tư liệu về Ấn Độ được xuất bản, đăng tải, phổ biến bởi các học giả Việt
Nam, Ấn Độ và nước ngồi. Trong đó, đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và phân
tích các vấn đề xoay quanh âm nhạc trong điện ảnh Bollywood. Mặc dù nền điện ảnh
Ấn Độ được hình thành bởi năm trung tâm điện ảnh trên khắp đất nước, song, ở bình
diện chung, Bollywood có thể được xem như một trung tâm điện ảnh chủ chốt, đặc
biệt, âm nhạc trong điện ảnh Bollywood mang tính đại diện cao trong lĩnh vực âm
nhạc điện ảnh.
Về phạm vi thời gian, đề tài tiến hành thu thập thông tin, tư liệu và nghiên cứu
âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ (cụ thể là điện ảnh Bollywood) từ giai đoạn hình
thành đến hiện nay. Cụ thể, đề tài trình bày theo trật tự thời gian ra đời và phát triển
của âm nhạc điện ảnh Bollywood từ 1910 đến nay. Dựa trên cơ sở này, đề tài sẽ đưa
ra được những nhận định khách quan, chuẩn xác cho mỗi vấn đề nghiên cứu.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
Với tính chất đề tài nghiên cứu về khía cạnh khu vực học, âm nhạc học, văn hóa
– nghệ thuật học, giáo dục học trên cơ sở phân tích – tổng hợp nên đề tài sẽ tiếp cận
nghiên cứu thông qua việc áp dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
*Phương pháp lịch sử - logic: Dựa trên tiến trình phát triển âm nhạc, đề tài sẽ
tiến hành nghiên cứu âm nhạc gắn liền với lịch sử của âm nhạc Ấn Độ và lịch sử điện
ảnh Ấn Độ để nhận thấy được tính chất và vị thế của âm nhạc qua các thời kỳ. Qua đó,

đề tài sẽ khám phá được nguồn gốc hình thành, quá trình thay đổi của âm nhạc trong
điện ảnh Ấn Độ.
*Phương pháp miêu tả - liệt kê: Thông qua phương pháp này, đề tài sẽ đi từ
khái quát hóa đến cụ thể hóa những khái niệm cơ bản, những đặc trưng và các loại hình


9

của âm nhạc Ấn Độ, điện ảnh Ấn Độ cũng như sự hình thành và phát triển của nó. Với
những tiền đề đầu tiên này sẽ tạo nên một cái nhìn tồn diện, đồng thời cụ thể cho người
đọc.
*Phương pháp nghiên cứu – phân tích tư liệu sẵn có: Với cách tiếp cận, thu
thập tư liệu nghiên cứu trước đó sẽ giúp cho đề tài trình bày, nắm vững chính xác những
đặc điểm và vai trò của âm nhạc trong nền công nghiệp điện ảnh Ấn Độ từ quan điểm
của các tác giả của những tác phẩm nghiên cứu trước đó để so sánh, đối chiếu với thực
tiễn vấn đề. Từ đó, đề tài có thể tạo nên những cái nhìn từ góc độ mới mẻ hơn cho người
đọc.
*Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp chủ đạo này sẽ được áp
dụng vào cả quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu các khái niệm cơ bản, từ phân tích đặc
điểm về lịch sử - địa lí - dân cư – tơn giáo – truyền thống... đóng vai trị như yếu tố ảnh
hưởng, nguồn cảm hứng cho âm nhạc Ấn Độ đến giá trị, vị thế của nó trong xã hội Ấn
Độ thơng qua điện ảnh. Từ đó, đề tài sẽ tổng hợp và hệ thống hóa các nội dung, quan
điểm làm nổi bật lên vai trò của âm nhạc trong đời sống tinh thần người dân Ấn Độ.
*Phương pháp so sánh – đối chiếu: thông qua sự tương tác giữa các đối tượng
nghiên cứu, đề tài tiến hành so sánh và đối chiếu giữa phong cách âm nhạc phương
Đông và phương Tây thông qua âm nhạc trong hai nền điện ảnh lớn (Bollywood va
Hollywood). Qua đó, đề tài sẽ đúc kết được sự tương đồng, khác biệt giữa các đối tượng
nghiên cứu trên.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Với tính chất đặc biệt mang tính xã hội của đề tài, đề tài sẽ trở thành nguồn tư
liệu tham khảo hữu ích giúp cho người đọc tiếp cận dễ dàng với lĩnh vực văn hóa –
nghệ thuật trong đời sống tinh thần phong phú của Ấn Độ với một nền công nghiệp
nhạc phim phát triển rực rỡ. Hơn hết, giúp cho sự giao lưu và thấu hiểu giữa hai dân
tộc đã tốt đẹp, ngày càng tốt đẹp, thân thuộc hơn nữa, học hỏi được những thơng
điệp mang tính giáo dục, nhân văn cao.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài sau khi hoàn thành với ý nghĩa lý luận và thực tiễn sẽ có thể ứng dụng
rộng rãi ở các đơn vị cá nhân, tổ chức nghiên cứu như một nguồn tài liệu tham khảo


10

một phần nào đó như các viện nghiên cứu âm nhạc, các khoa, bộ mơn văn hóa học,
giáo dục học của các trường có liên quan đến các ngành khoa học xã hội nhân văn.
Ngoài ra, đề tài này đặc biệt bổ ích cho sinh viên ngành Ấn Độ học, khoa Đông
Phương học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, đề tài có thể xem như một bài cảm nhận giúp cho mọi đối tượng độc
giả Việt Nam dễ dàng tìm hiểu về nền âm nhạc đậm chất Ấn, càng yêu mến và hiểu
biết sâu sắc thông qua những thông điệp ý nghĩa giàu tính nhân văn ở một kho tàng
điện ảnh độc đáo, cao đẹp của Ấn Độ.

7. Cấu trúc nội dung của đề tài:
Về tổng thể nội dung, đề tài nghiên cứu về âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ sẽ
được trình bày cụ thể, chi tiết hóa các vấn đề thơng qua ba chương chính như sau:

Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Khi tiếp cận một vấn đề trong khoa học, chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu từ các

khái niệm. Vì vậy, với chương mở đầu này, đề tài sẽ trình bày những định nghĩa cơ
bản liên quan đến âm nhạc, điện ảnh trong quan điểm của các tác giả, tổ chức nghiên
cứu và cách đánh giá của họ về âm nhạc, điện ảnh. Đồng thời, đề tài cịn đặt cơ sở
cho q trình nghiên cứu bởi việc tổng quan về nền âm nhạc, điện ảnh Ấn Độ. Đây
cũng chính là một chỉnh thể ban đầu giúp cho người đọc tổng quát sơ lược những nội
dung cơ bản và dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ các nội dung trung tâm, ý nghĩa thực của
vấn đề ở các chương tiếp theo đó. Các khía cạnh được trình bày cụ thể hóa như sau:
1. Những cơ sở lý luận chung về âm nhạc, điện ảnh
1.1.

Lý luận chung về âm nhạc

1.2.

Lý luận chung về điện ảnh

1.3.

Mối quan hệ giữa âm nhạc và điện ảnh

2. Tổng quan về âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ:
2.1.

Nền âm nhạc Ấn Độ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nền âm nhạc Ấn Độ
2.1.2. Những đặc điểm chính của âm nhạc Ấn Độ
2.1.3. Các thể loại chính của âm nhạc Ấn Độ

2.2.


Nền điện ảnh Ấn Độ


11

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh Ấn Độ
2.2.2. Những đặc điểm chính của điện ảnh Ấn Độ
2.2.3. Các loại hình chính của điện ảnh Ấn Độ
Lịch sử hình thành và phát triển của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ

2.3.

Chƣơng II: Đặc điểm và vai trò của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
Xét về mặt đồng đại và cả lịch đại, trong suốt quá trình hình thành và phát triển
ở một bối cảnh khơng gian đa dạng và thời gian lâu dài, âm nhạc cũng như điện ảnh
Ấn Độ đã chịu sức ảnh hưởng to lớn, sự tác động trên bình diện hai chiều lẫn nhau về
địa chí, lịch sử, truyền thống, dân cư, văn hóa, tơn giáo, xã hội, các yếu tố ngoại sinh...
Đó chính là một sản phẩm của cả q trình phát triển rực rỡ và cũng chứng minh cho
tư duy sáng tạo nghệ thuật của cộng đồng người dân xứ Ấn. Vì vậy, vai trị của âm
nhạc Ấn Độ nói chung và âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ nói riêng đều thể hiện đậm
nét tư tưởng Ấn Độ được hàm chứa trong chính âm nhạc tuyệt vời này. Đồng thời, âm
nhạc Ấn Độ còn trở thành cầu nối với những giá trị, chức năng thiết thực và hữu ích
của nó. Đây cũng chính là chương trọng tâm trong tồn bộ đề tài nghiên cứu. Bởi lẽ,
đây chính là mục đích mà đề tài muốn đạt đến trong q trình nghiên cứu và khảo
nghiệm. Sau khi hiểu rõ được từ những thành tố cơ bản đến tìm hiểu sâu các yếu tố
cấu thành nên âm nhạc Ấn Độ và những ý nghĩa của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ,
âm nhạc đã dần tự khẳng định mình có vai trị quan trọng trong một bộ phim. Đồng
thời, nó cịn có chức năng thể hiện các giá trị tinh thần và thực tiễn của chính mình, trở
thành phương tiện khơng chỉ mang tính nghệ thuật mà cịn mang cả một bản sắc văn
hóa của một dân tộc, mang đậm tính giáo dục và nhân văn cao. Vì vậy, đề tài sẽ triển

khai những nội dung quan trọng mang tính lý luận và thực tiễn như sau:

1. Đặc điểm của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
1.1.

Những đặc điểm chính về mặt nội dung của âm nhạc trong điện ảnh Ấn
Độ
1.1.1. Đặc điểm nhạc lý của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
1.1.2. Đặc điểm cấu trúc của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
1.1.3. Quá trình sản xuất âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ


12

1.2.

Những đặc điểm chính về mặt hình thức của âm nhạc trong điện ảnh Ấn
Độ
1.2.1. Phương tiện thể hiện âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
1.2.2. Bố cục của nhạc phim trong điện ảnh Ấn Độ
1.2.3. Số lượng và thời lượng nhạc phim trong điện ảnh Ấn Độ

2. Chức năng và đóng góp của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
2.1. Những chức năng của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
2.1.1. Chức năng về mặt nội dung
2.1.2. Chức năng về mặt nghệ thuật
2.1.3. Chức năng về mặt thương mại
2.2. Những đóng góp của âm nhạc trong điện ảnh Ấn Độ
2.2.1. Đóng góp về lĩnh vực giáo dục
2.2.2. Đóng góp về lĩnh vực giao lưu văn hóa

Chƣơng III: Vài nét so sánh âm nhạc trong hai nền điện ảnh lớn trên thế giới:
Bollywood và Hollywood
Để làm sáng tỏ và giúp người đọc có thể hiểu được vấn đề này hơn, nội dung
chương này sẽ trình bày vài nét so sánh âm nhạc giữa hai nền điện ảnh lớn trên thế
giới – nền điện ảnh Hollywood của Hoa Kỳ và nền điện ảnh Bollywood của Ấn Độ.
Từ đó, người đọc dễ dàng nhận diện và hiểu rõ hơn về những đặc trưng và màu sắc
văn hóa của hai nền điện ảnh Đơng – Tây. Nội dung được cụ thể hóa như sau:
1.

Những đặc trƣng âm nhạc trong hai nền điện ảnh Hollywood và

Bollywood
1.1.

Vài nét về nền điện ảnh Hollywood

1.2.

Đặc trưng âm nhạc trong điện ảnh Hollywood

1.3.

Đặc trưng âm nhạc trong điện ảnh Bollywood

2.

Những sự tƣơng đồng trong âm nhạc giữa hai nền điện ảnh

3.


Những sự khác biệt trong âm nhạc giữa hai nền điện ảnh


13

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN


14

1. Những cơ sở lý luận chung về âm nhạc và điện ảnh:
1.1.

Lý luận chung về âm nhạc:

1.1.1. Khái niệm âm nhạc:
Về mặt định ngữ, tên gọi “âm nhạc” xuất phát từ tiếng Hy Lạp –
“mousike” (μουσική) mang ý nghĩa ban đầu như the art of the Muse1 - "nghệ
thuật của những thiên thần thơ ca"2. Dựa trên cơ sở này, từ mousike trong tiếng
Hi Lạp đã được chuyển hóa âm tiết, ngữ nghĩa dần sang từ “music” trong tiếng
Anh trong quá trình vay mượn từ vựng giữa các quốc gia.
Về kết cấu, âm nhạc được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí
nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm.
Trong khi đó, khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ
mang tính trừu tượng thơng qua q trình cảm giác và liên tưởng.
Về hình thức, âm nhạc cũng có thể được phân chia thành âm nhạc nghệ
thuật (âm nhạc thể hiện trong các tác phẩm như hòa nhạc, sân khấu, điện
ảnh,…) và âm nhạc dân gian (âm nhạc thể hiện trong quảng đại quần chúng).

Trong thần thoại Hy Lạp, những vị Muse là thiên thần, nàng thơ, tiếng Hy Lạp: οι μούσες, i
moúses - có lẽ bắt nguồn từ ngữ căn "men-" trong ngơn ngữ Sơ Âu-Ấn (Proto-Indo-European
language) có nghĩa là "suy nghĩ" - gồm những nữ thần chị em. Những nữ thủy thần này
thường được nhắc đến với những con suối trên núi Helicon và núi Parnasse.
1

Vào buổi đầu, theo nhà văn Pausanias (115 - 180), chỉ có 3 vị Muse là: Aoide (lời ca, giọng hát),

Melete (sự tập trung tư tưởng) và Mneme (trí nhớ). Ba vị nữ thần này tượng trưng cho 3 yếu
tố cần thiết trong nghệ thuật thơ và trong việc thực hành tôn giáo cổ Hy Lạp. Còn tại Delphi,
nhân dân thờ 3 vị nữ thần Muse là Nētē, Mesē, và Hypatē, cũng là tên 3 sợi dây đàn lyre. Đặc
biệt, theo triết gia Platon (427 TCN - 348 TCN), trong tác phẩm Ion, ông đề cập đến tất cả 9
vị Muse. Plato tuy sống trước Pausanias 5 thế kỷ, nhưng truyền thuyết ông nhắc đến có sau
thuyết của Pausanias và truyền thuyết này được thơng dụng nhất ngày nay. Trong đó, Calliope
– thiên anh hùng ca (sử thi), Clio – sử học, Erato – nghệ thuật đệm nhạc và hòa âm, Euterpe –
âm nhạc, Melpomene – bi kịch, Polyhymnia – thuật hùng biện, Terpsichore – múa và khiêu
vũ, Thalia – hài kịch và Urania – thiên văn học. Ngày nay, trong tiếng Anh chẳng hạn, Muse
là biểu tượng của ngẫu hứng sáng tác thơ, văn, nhạc, họa, kịch, ...
Henry George Liddell, Robert Scott (1940), “A Greek-English Lexicon”, Revised and
augmented throughout by Sir Henry Stuart Jones with the assistance of. Roderick McKenzie,
Oxford - Clarendon Press, tr.310.
2


15

Về phương diện lĩnh hội, âm nhạc có thể được thể hiện và thưởng thức
trực tiếp hoặc có thể được ghi lại dưới dạng một bản nhạc được truyền tải và
lĩnh hội gián tiếp. Đặc biệt, nó có thể trở thành một thành tố của một tác phẩm
sân khấu hay phim ảnh.

Về mặt khái niệm, đối với những dân tộc ở nhiều nền văn hóa khác nhau,
âm nhạc là một thành tố quan trọng đại diện cho đời sống tinh thần của người
dân và giá trị nội sinh của mỗi quốc gia. Do đó, định nghĩa về âm nhạc vơ cùng
đa dạng dựa trên nhiều quy chuẩn khác nhau như lịch đại, lĩnh vực, bối cảnh
văn hóa và xã hội,…Các nhà triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại xác định âm
nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc. Những cụm từ
phổ biến khi đanh giá về âm nhạc như "sự hài hòa của vũ trụ" và "đó là âm
nhạc rót vào tai tơi" đều cho thấy rằng âm nhạc là những tinh hoa âm thanh
hồn mỹ nhất kết nối với nhau hình thành một tổ hợp dễ dàng cảm thụ. Tuy
nhiên, nhà soạn nhạc John Cage lừng danh của thế kỷ 20 nhận định rằng bất kỳ
âm thanh nào cũng có thể được xem là âm nhạc. Ơng nói rằng “Khơng có tiếng
ồn, chỉ có âm thanh”1. Đến giai đoạn hiện đại, nhà âm nhạc học Nattiez JeanJacques đã tóm tắt quan điểm của nghệ thuật hậu hiện đại về âm nhạc: "Các
biên giới giữa âm nhạc và tiếng ồn luôn luôn xác định văn hóa - điều đó có
nghĩa rằng, ngay cả trong một xã hội đơn giản thì khoảng cách giữa âm nhạc
và tiếng ồn không phải lúc nào cũng giống nhau, rất hiếm khi tồn tại một sự
đồng thuận về định nghĩa âm nhạc bởi khơng có khái niệm đơn giản và phổ
quát về âm nhạc của bất kỳ nền văn hóa nào”2.
Như vậy, con người đã từng bước khám phá và định nghĩa âm nhạc theo
từng thời đại. Điển hình như nhà đại văn hào của nước Pháp –Victor Hugo đã
từng đưa ra nhận định rằng âm nhạc thể hiện những điều không thể thốt nên

Kozinn, Allen, “John Cage, 79, A Minimalist Enchanted With Sound, Dies”, New York
Times, updated September 11th, 2012.
1

Nattiez, Jean-Jacques (1990), “Music and Discourse: Toward a semiology of music”,
Carolyn Abbate translator, ISBN: 0-691-02714-5, Princeton University Press, tr.48 - 55.
2



16

thành lời nhưng cũng khơng thể giữ câm lặng1. Cịn đối với học giả Aldous
Huxley, ông quan niệm rằng sau sự im lặng, âm nhạc gần như có khả năng thể
hiện được những điều khơng thể diễn đạt. Trong đó, dựa trên quan điểm của đa
số các nhà nghiên cứu về âm nhạc, âm nhạc có thể được định nghĩa như sau:
“âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng và
tình cảm của con người”.
Tựu chung lại, âm nhạc là một hình thức nghệ thuật dùng âm thanh để
diễn đạt cảm xúc, phản ánh tâm tư, bày tỏ ý nghĩ của con người. Các yếu tố
chính của nó là giai điệu (phạm trù đến cao độ), nhịp điệu (các phạm trù liên
quan đến tempo, tốc độ), âm điệu, kết cấu bản nhạc và những yếu tố âm thanh,
âm sắc khác. Nói cách khác, âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng ngôn từ là âm
thanh để diễn đạt những tình cảm, cảm xúc của con người thông qua nhạc cụ và
tiếng hát2.

1.1.2. Nguồn gốc hình thành của âm nhạc:
Cho đến nay, âm nhạc đã trở thành một thành tố vô cùng quan trọng
trong cuộc sống của con người và được sử dụng như phương tiện làm phong
phú đời sống tinh thần, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong lịch sử nhân loại, âm nhạc là một trong những hình thức nghệ thuật lâu
đời nhất trên thế giới3. Thế nhưng, so với những bộ môn nghệ thuật khác, quá
1

Life Quote, “Tuyển tập danh ngôn về âm nhạc”, Chuyên mục Danh Ngôn Cuộc Sống, truy
cập ngày 9, tháng 10, năm 2012.
“Music expresses that which can not be said and on which it is impossible to be silent.”
“After silence, which comes nearest to expressing the inexpressible is music”.
/>2


Vietlink HCM, “Âm nhạc là gì?”, Vietlinks ast ltd., Company, updated August 6th, 2015.

/>TS. Nguyễn Thanh Hà, “Âm nhạc học là gì?”, TED SAIGON – The school of Arts, Nhạc
viện thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 9, tháng 12, năm 2012.
3


17

trình tìm ra nguồn gốc của âm nhạc dường như phức tạp nhất, khó xác định
nhất. Bàn về nguồn gốc của âm nhạc, có những ý kiến trái chiều nhau và cho
đến tân ngày nay, đây vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Bởi lẽ khoa học về âm
thanh là cái tinh vi nhất, khó nắm bắt nhất và phức tạp nhất trong tất cả khoa
học vật chất1. Con người chỉ có thể căn cứ vào các di tích khảo cổ để chứng
minh cho một nền văn minh hay một trung tâm văn hóa nào đó. Chẳng hạn,
nhiều nhà nghiên cứu về mỹ thuật đã tìm những bức tranh được khắc trong
hang đá để tìm hiểu về các thế hệ tiền bối của mình; những nét chữ trên các bia
đá cho ta biết được tư tưởng của người xưa; cũng như nhờ vào chữ viết mà hậu
nhân đời nay được thưởng thức những kiệt tác thi ca và nhiều tác phẩm bất hủ
của các nhà thơ, nhà văn từ hàng ngàn năm về trước. Mặc dù con đường tìm ra
nguồn gốc của âm nhạc đơi phần khó khăn hơn các lĩnh vực khoa học khác
song không phải là không thể. Thơng qua tiến trình nghiên cứu những di vật
khảo cổ điêu khắc và hội họa, các nhà nghiên cứu đã phần nào vén lên bức màn
bí ẩn của thế giới âm nhạc từ những phân tích, đối chiếu hình dáng nhạc cụ xa
xưa để phỏng đoán được nguồn gốc của chúng.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, “âm nhạc” là một cái gì đó sẵn có trong
tự nhiên xung quanh con người: từ tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gió
thổi qua những dụng cụ rỗng ruột tạo thành thanh âm mà từ đó con người lấy
cảm hứng mà tạo nên âm nhạc. Học giả Thomas Fuller đã từng phát biểu rằng
“Âm nhạc chẳng là gì khác ngồi những âm thanh hoang dã được văn minh

hóa vào thời gian và giai điệu”. Số khác lại đưa ra bằng chứng cho rằng ở
Phương Tây, cụ thể hơn là đất nước của thần thoại – Hy Lạp, nguồn gốc của âm

/>1

H.P. Blavatsky, “From the Caves and Jungles of Hindustan”, 1908.

/>ostan_1892.pdf
Bản trích Việt ngữ: Nhạc Ấn Độ:
/>

18

nhạc bắt nguồn từ hàng loạt truyền thuyết, huyền thoại từ thời kim cổ. Dựa trên
nội dung của những thần thoại, vị thần Apollo – vị thần của ánh sáng, chân lý
và nghệ thuật thường hiện thân dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo
cung bạc và mang đàn Lia (Lyre). Ngài được xem như “ông tổ” âm nhạc của
đất nước mn màu thần thoại này.
Song, nhìn chung, ý kiến được đơng đảo các nhà khoa học đồng tình
chính là quê hương của âm nhạc bắt nguồn từ phương Đơng cổ đại. Âm nhạc
thời tiền sử có thể đốn định dựa trên những khám phá từ các khu khảo cổ thời
kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được các nhạc cụ nguyên thủy
như một loại sáo được khắc từ xương với dãy lỗ bên đã được đục khoét để thổi
một đầu; loại sáo này được khảo nghiệm khá tương đồng với sáo Shakuhachi
của Nhật Bản. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cịn khai quật được sáo Divje
Babe được chạm khắc từ xương đùi của gấu, được đánh giá có tuổi thọ tối thiểu
40.000 năm tuổi. Đặc biệt, những nhạc cụ như sáo bảy lỗ và các loại nhạc cụ
dây, chẳng hạn như Ravanahatha đã được khai quật từ các địa điểm khảo cổ
của nền văn minh thung lũng sông Ấn (Indus Valley Civilization)1. Ấn Độ là
một trong những cái nôi truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trong thế giới - các

sử liệu xa xưa về âm nhạc cổ điển Ấn Độ (marga) được tìm thấy trong cổ kinh
Veda – bộ kinh thư cổ truyền trở thành triết lý của Hindu giáo2. Các bộ sưu tập
đầu tiên và lớn nhất của nhạc cụ thời tiền sử đã được tìm thấy ở Trung Quốc với
niên đại khoảng 7000 - 6600 TCN3. Khúc hát cổ Hurrian được ghi lại trên văn
tự bằng đất sét niên đại khoảng 1400 TCN. Chứng tích này được xem là ký hiệu
cổ nhất của âm nhạc loài người cho đến nay.

1.1.3. Những vai trò, ý nghĩa của âm nhạc:
Từ xưa đến nay, âm nhạc đã trở thành một phần thiết yếu làm phong
phú, tô điểm cho đời sống tinh thần của con người. Trước hết, âm nhạc thể hiện
giá trị đầu tiên như một phương thức giải trí. Âm nhạc đồng hành với con người
Reginald Massey, Jamila Massey (1996), “The Music of India”, ISBN: 8170173329 –
97881703328, Abhinav Publications.
1

2

RE. Brown (1971), “India's Music”, Readings in Ethnomusicology.

3

Wilkinson, Endymion (2000), “Chinese history”, Harvard University Asia Center.


19

trên từng chặng đường cảm xúc; đóng góp những niềm vui, chia sẻ những nỗi
buồn; giúp con người tìm về một thế giới tâm hồn tự tại, an nhiên trong những
phút giây gục ngã, thất bại trong cuộc sống. Đôi lúc, âm nhạc lại khuấy động,
khơi gợi niềm tin của con người. Nó đã trở thành một tế bào, một nhịp thở trong

đời sống. Thứ hai, âm nhạc chính là một phương tiện ngôn ngữ đặc biệt. Bởi lẽ,
âm nhạc bắt nguồn từ cuộc sống của con người nên không thể phủ nhận âm
nhạc dựa rất nhiều vào tiếng nói của con người, gắn bó chặt chẽ với ngữ điệu
đầy sức biểu hiện nên đã được coi là một loại “ngơn ngữ” độc đáo1, có tác dụng
làm cho những cảm nghĩ nội tâm con người được cảm nhận bằng những hình
tượng riêng của mình. Thơng qua các âm thanh đặc trưng, âm nhạc đã dẫn dắt
tư duy và làm giàu tâm hồn và trí tuệ của của con người.
Ngay từ thời cổ đại ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng sức mạnh và
vẻ đẹp của âm nhạc còn lớn hơn cả cái gọi là sự giải trí. Âm nhạc có tác dụng
làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức và tập quán, trật tự xã hội. Tuân Tử, trong
quyển sách “Luận về âm nhạc”, ơng có viết: “Âm nhạc nhập vào lịng người
rất sâu, cảm hố người rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân hồ khơng bị dục
vọng lơi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà khơng loạn. Trái lại,
nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện”2.
Hơn hết, âm nhạc hàm chứa một ý nghĩa sâu xa hơn, bởi vì bây giờ âm
nhạc chính là một cách truyền đạt, một sự truyền đạt trong đó những ngơn từ
khơng thể dùng để diễn tả hết nội dung, một sự truyền đạt thông điệp cịn sâu
sắc hơn cả những ngơn từ, và đã trở thành gốc rễ trong tâm hồn và lý trí3. Có

1

“Chức năng giáo dục và tổ chức xã hội của âm nhạc”

/>2

“Ý nghĩa của âm nhạc trong đời sống”

/>3

Robert Gupta, “Between Music and Medicine”, Ted‟s Talks, updated on September, 2012.


/>vi


×