Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Ảnh hưởng của điều kiện vật chất tới quá trình học tập của học sinh (điển cứu trường tình thương vinh sơn vĩnh hội tp hcm) công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: CÔNG TÁC XÃ HỘI

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT TỚI Q TRÌNH HỌC TẬP CỦAA
HỌC SINH
(Điển cứu: Trường tình thương Vinh Sơn- Vĩnh Hội Tp.HCM)
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:
Thành viên:

Nguyễn Thị Kim Phượng, Lớp K05, Khóa 2011-2015
Nguyễn Thị Hịa, Lớp K05, Khóa 2011-2015
Lê Thị Thanh Hồng, Lớp K05, Khóa 2011-2015

Người hướng dẫn: Th.s Tạ Thị Thanh Thuỷ
( Giảng viên Khoa Cơng tác xã hội)

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 3 THÁNG 03 NĂM 2014


MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP .................................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................1


2.

Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................................2
2.1.

Mục tiêu tổng quát .............................................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................................2

Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3

3.

3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................................3

3.2.

Khách thể nghiên cứu ...........................................................................................................3

3.3.

Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................................3

Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ..........................................................3

4.


4.1.

Ý nghĩa lí luận ......................................................................................................................3

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................3

Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................................4

5.

5.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ..........................................................................................4

5.2.

Phƣơng pháp định lƣợng ......................................................................................................4

5.3.

Phƣơng pháp định tính .........................................................................................................5

5.4.

Phƣơng pháp quan sát ..........................................................................................................5

Thuận lợi và khó khăn của đề tài .................................................................................................5


6.

6.1.

Thuận lợi ..............................................................................................................................5

6.2.

Khó khăn ..............................................................................................................................6

Kết cấu của đề tài .........................................................................................................................6

7.

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................................................8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................................8
3.

Khung phân tích .............................................................................................................................15

4.

Lý thuyết tiếp cận và khái niệm liên quan......................................................................................16
4.1.1.

Thuyết hành vi ..............................................................................................................18

4.1.2.


Thuyết hệ thống ............................................................................................................19

4.1.3.

Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ..................................................................20

4.2.

Khái niệm liên quan .............................................................................................................21

4.2.1. Vật chất và điều kiện vật chất ..............................................................................................21
4.2.2.Học tập và hoạt động học tập .............................................................................................22
4.2.3.Học sinh ................................................................................................................................22
4.2.4. Dạy học ................................................................................................................................23
4.2.5.Thái độ học tập ......................................................................................................................23
4.2.6. Động cơ học tập ...................................................................................................................24


4.2.7. Hứng thú học tập ..................................................................................................................25
4.2.8. Ảnh hƣởng............................................................................................................................26
4.2.9. Gia đình ................................................................................................................................26
4.2.10. Nhà trƣờng .........................................................................................................................27
4.2.11. Xã hội .................................................................................................................................28
CHƢƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................30
1.1.1.

Sứ mệnh.........................................................................................................................31

1.1.2.


Mục đích ........................................................................................................................31

2. Điều kiện vật chất của gia đình và nhà trƣờng trong mối tƣơng quan với quá trình học tập của
học sinh..................................................................................................................................................36
1.1.

Điều kiện vật chất thuộc nhà trƣờng ..................................................................................36

1.1.1.

Cơ sở vật chất ...............................................................................................................36

1.1.2.

Đội ngũ nhân sự ............................................................................................................38

1.1.3.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện vật chất của trƣờng ..............41

1.1.4.

Hồn cảnh gia đình ......................................................................................................42

1.1.5.

Mơi trƣờng sống ...........................................................................................................48

1.1.6.


Trình độ học vấn của gia đình.....................................................................................49

1.1.7.

Điều kiện kinh tế gia đình ............................................................................................51

1.1.8.

Phƣơng tiện đi lại .........................................................................................................55

1.1.9.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện vật chất gia đình. ..................56

1.1.10.

Động cơ học tập ............................................................................................................61

1.1.11.

Hứng thú học tập ..........................................................................................................63

1.1.12.

Thái độ học tập .............................................................................................................66

1.2.

Đánh giá về ảnh hƣởng của điều kiện vật chất tới quá trình học tập của học sinh. .......77


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................82
1.1.
sinh

Kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của điều kiện vật chất tới quá trình học tập của học
................................................................................................................................................82

1.1.1.

Điều kiện vật chất của nhà trƣờng và gia đình ..........................................................82

1.1.2.

Điều kiện vật chất tác động tới quá trình học tập của các em học sinh...................83

2.1.Đối với nhà trƣờng .......................................................................................................................86
2.2.Đối với giáo viên ..........................................................................................................................87
2.3.Đối với học sinh ...........................................................................................................................87
2.4. Đối với gia đình các em ..............................................................................................................88
2.5.Đối với cơ quan nhà nƣớc,cơ quan chức năng .............................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................90
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................................92


PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng luôn không ngừng chuyển biến một cách sâu sắc,
con ngƣời ngày càng hội nhập với nền văn minh nhân loại. Để con ngƣời lĩnh hội và
theo kịp đƣợc với đà tiến của nhân loại đòi hỏi nền giáo dục của mỗi quốc gia phải

đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển từ một nƣớc nông
nghiệp thành một nƣớc công nghiệp và tƣơng lại sẽ trở thành một nƣớc có nền cơng
nghiệp phát triển, sánh tầm với những quốc gia khác trên thể giới. Để làm đƣợc điều
đó địi hỏi con ngƣời Việt Nam phải đƣợc đào tạo bài bản về kiến thức và kĩ năng
chuyên môn. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà trƣớc đây lãnh tụ Hồ Chí
Minh đã khẳng định “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Yếu tố để tạo nên con ngƣời xã hội chủ nghĩa đó phải cần
đến các điều kiện về vật chất và tinh thần của tồn thể xã hội, trong đó điều kiện vật
chất đóng một phần quan trọng, khơng thể thiếu trong công tác trồng ngƣời.
Tiếp nối tƣ tƣởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng ta cũng đề ra quan điểm “phát
triển giáo dục là phát triển kinh tế”, vì vậy trong những năm qua Đảng đã không
ngừng đầu tƣ cho nền giáo dục quốc gia, đặt vấn đề giáo dục lên làm quốc sách hàng
đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, ban hành các chính sách giáo
dục nhằm nâng chất lƣợng giáo dục của quốc gia nhƣ: hiến pháp về giáo dục năm
1992, chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, con của cán bộ có cơng với
đất nƣớc, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng đồng bộ…Theo thống kê về ngân sách đầu
tƣ cho giáo dục trong năm 2012 có 1tổng chi ngân sách đƣợc giao là hơn 4,8 nghìn tỷ,
trong đó vốn ngồi nƣớc là 1,1 nghìn tỷ đồng, trong nƣớc là 3,7 nghìn tỷ. Ngân sách
chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp giáo dục là hơn 3,3 nghìn tỷ đồng. Ngân sách chi
trong việc bù học phí cho các trƣờng sƣ phạm là 354,5 tỷ đồng, chế độ chính sách đối
với học sinh dân tộc là 47,75 tỷ1… toàn bộ ngân sách này đƣợc dùng để đầu tƣ cho cơ
sở vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị dạy học và đãi ngộ giáo viên đối với các trƣờng
công lập, hệ chính quy.
1

/>
1


Mặc dù ngân sách đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo của nhà nƣớc ta vẫn tăng cao,

song việc đầu tƣ ngân sách giáo dục cho hệ khơng chính quy lại không đƣợc chú trọng,
nhất là ở các trƣờng tình thƣơng. Do đó, chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ các điều kiện
vật chất ở các trƣờng này chƣa đƣợc đảm bảo, chủ yếu chỉ dựa vào nguồn tài trợ,
quyên góp của các tổ chức và các mạnh thƣờng quân. Dẫn đến có sự chênh lệch chất
lƣợng giáo dục giữa các trƣờng tình thƣơng so với các trƣờng cơng, dân lập là rất lớn.
Bên cạnh những khó khăn về điều kiện vật chất ở các trƣờng tình thƣơng, cịn
phải kể đến những khó khăn từ phía gia đình các em đang theo học. Đa phần gia đình
các em học sinh theo học ở các trƣờng tình thƣơng đều có hồn cảnh khó khăn, khơng
có điều kiện cho các em có thể học tập ở một môi trƣờng tốt hơn để các em phát triển.
Chính điều đó cũng ảnh hƣởng tới quá tình và kết quả học tập của các em.
Với tình hình nêu trên, chúng tơi lựa chọn để tài “Ảnh hưởng của điều kiện vật
chất tới quá trình học tập của học sinh”( điển cứu “trƣờng tình thƣơng Vinh Sơn Vĩnh Hội, 158 Bến Vân Đồn, Phƣờng 6, Quận 4, Tp. HCM) để tìm hiểu và mong
muốn đƣa ra những giải pháp giúp đỡ, nâng cao chất lƣợng học tập cho các em học
sinh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu những ảnh hƣởng của các điều kiện vật
chất thuộc nhà trƣờng và gia đình tới quá trình học tập của học sinh ở trƣờng tình
thƣơng Vinh Sơn-Vĩnh Hội. Các điều kiện đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới quá trình học
tập của các em, để từ đó có thể đƣa ra giải pháp, khuyến nghị thiết thực nhằm giúp cho
các em học sinh có kết quả học tập tốt hơn.
2.2.
-

Mục tiêu cụ thể
Khảo sát và tìm hiểu thực trạng điều kiện vật chất của gia đình (Hồn cảnh


kinh tế, chi tiêu, việc làm nhà ở, phƣơng tiện sinh hoạt, đi lại…) và điều kiện vật
chất của nhà trƣờng (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học..)
hiện nay..
-

Phân tích và tìm hiểu ảnh hƣởng của các điều kiện vật chất đó tới q trình

học tập của học sinh

2


-

Tìm hiểu mối tƣơng quan giữa gia đình và nhà trƣờng trong công tác giáo

dục nâng cao chất lƣợng học tập cho các em
-

Đƣa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục và

kết quả học tập của học sinh.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ảnh hƣởng của điều kiện vật chấttới quá trình
học tập của học sinh.
3.2.


Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh, thầy cô giáo ở trƣờng và phụ huynh
học sinh.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu.

Địa điểm nghiên cứu: Trƣờng tình thƣơng Vinh Sơn-Vĩnh Hội
Địa chỉ: 158 Bến Vân Đồn, P6, Q4,Tp.HCM .
Thời gian nghiên cứu: 25/2/2013 đến 1/3/2014.
4. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa lí luận
Tìm hiểu thực trạng điều kiện vật chất của gia đình học sinh, trƣờng tình thƣơng
Vinh Sơn-Vĩnh Hội cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của nó tới q trình học tập của các em, từ
đó góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tƣ liệu tham khảo thông tin học tập cho các bạn
sinh viên các khóa kế tiếp và những ai quan tâm đến đề tài này.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài này nhóm chúng tơi hy vọng góp phần nào đó đóng góp vào việc mô
tả thực trạng điều kiện vật chất hiện nay của nhà trƣờng cũng nhƣ gia đình trong việc
đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Từ đó mong muốn các cơ quan nhà nƣớc có

3


thẩm quyền, các nhà hảo tâm tạo điều kiện thực hiện các dự án, mơ hình nâng cao
những điều kiện học tập cho trẻ.
Thông qua đề tài, chúng tôi hy vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vực công

tác xã hội sẽ có những chính sách, chƣơng trình phù hợp để nâng cao chất lƣợng dạy
và học ở trƣờng tình thƣơng Vinh Sơn-Vĩnh Hội nói riêng và các trƣờng tình thƣơng
trong khu vực cũng nhƣ tồn quốc nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên
cứu tài liệu có để xây dựng các khái niệm công cụ cho vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó
việc nghiên cứu tài liệu giúp chúng tôi không phải mất thời gian để nghiên cứu lại
những lí thuyết đã nghiên cứu rồi, hay nghiên cứu trùng lặp với những nghiên cứu của
những ngƣời đi trƣớc và học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu của họ. Với phƣơng pháp
này, chúng tôi tiến hành sƣu tầm nghiên cứu và phân tích các tài liệu lý luận, các kết
quả nghiên cứu thực tiễn từ các cơng trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các bài viết
trên các website... có liên quan đến đề tài.
5.2. Phƣơng pháp định lƣợng
Để có đƣợc những thơng tin khách quan, nhóm chúng tơi tiến hành phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Nhóm chúng tơi sẽ
phát 60 bảng hỏi cho các em ở các lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, mỗi lớp 15 bảng hỏi và tỉ
lệ học sinh trả lời là 50% nữ và 50% nam. Việc chọn tỉ lệ 50% nữ 50% nam nhằm đảm
bảo sự khách quan về thơng tin, bình đẳng về tỉ lệ ngƣời đƣợc hỏi. Nội dung của bảng
hỏi chủ yếu tập trung khai thác điều kiện vật của gia đình nhƣ hồn cảnh gia đình, điều
kiện kinh tế gia đình, mơi trƣờng sống, nhà ở, phƣơng tiện đi lại và điều kiện vật chất
của nhà trƣờng nhƣ cơ sở vật chất (bàn ghế, phòng ốc,...) và đội ngũ giáo viên hiện
nay nhƣ thế nào. Để có thể nhận định những điều kiện đó có đáp ứng cho quá trình học
tập của các em hay khơng. Q trình học tập của các em học sinh nhƣ thế nào (tích
cực, tiêu cực) dƣới sự tác động của những điều kiện đó thơng qua việc tìm hiểu động
cơ, hứng thú và thái độ học tập cũng nhu cầu nguyện vọng của các em.
4


5.3. Phƣơng pháp định tính

Nhằm mục đích khai thác sâu hơn nội dung nghiên cứu, nhóm chúng tơi cịn sử
dụng phƣơng pháp tiến hành 7 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm phỏng vấn 1quản lí cơ sở,
3 giáo viên của trƣờng và 3 phụ huynh học sinh. Việc chọn các nhóm đối tƣợng trên để
nghiên cứu là do:
Phỏng vấn quản lý cơ sở để lấy thông tin tổng quan về trƣờng, về cơ sở vật chất,
đội ngũ giáo viên...Bởi lẽ ngƣời quản lý là ngƣời nắm rõ nhất về ngôi trƣờng này.
Phỏng vấn giáo viên để biết đƣợc thái độ học tập, sự chú ý, tập trung và hứng thú
của học sinh. Giáo viên là ngƣời gần gũi với các em nhất, ngồi việc tìm hiểu lí do các
thầy cơ đến với trƣờng, trình độ chun mơn, cách giảng dạy thì chúng tơi cịn khai
thác đƣợc hồn cảnh gia đình học sinh thông qua thầy cô.
Phỏng vấn phụ huynh bởi lẽ họ là ngƣời sinh ra các em, là ngƣời ni dạy các em
trong mơi trƣờng gia đình. Chính phụ huynh là nhân lực cơ bản để tạo nên kinh tế gia
đình. Khi phỏng vấn sâu phụ huynh sẽ thu đƣợc những thơng tin về hồn cảnh gia
đình, trình độ học vấn và sự quan tâm của phụ huynh với việc học của con cái.
5.4. Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát này đƣợc vận dụng trong quá trình đi vãng gia, thực tập tại
trƣờng nhƣ: quan sát địa bàn, gia đình các em đang sinh sống trên địa bàn, nơi sinh
hoạt và lớp học của các em. Việc thực hiện phƣơng pháp này giúp nhóm có thể tìm
hiểu cụ thể hơn về đối tƣợng. Quan sát giúp nhóm có cái nhìn, đánh giá khách quan
hơn trong việc nghiên cứu bên cạnh việc phân tích xử lí thơng tin.
6. Thuận lợi và khó khăn của đề tài
6.1. Thuận lợi
Đề tài nghiên cứu về vấn đề học tập của học sinh, sinh viên khơng phải là đề tài
mới. Đã có nhiều nhà tâm lí, xã hội, và nhiều tác giả nghiên cứu. Đây là điều thuận lợi
cho nhóm trong việc tìm tài liệu tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.

5


6.2. Khó khăn

Bên cạnh mặt thuận lợi, thì khó khăn của đề tài là phải tìm ra điểm mới, khơng
trùng lặp với những đề tài đã nghiên cứu trƣớc đó để đề tài không bị mờ nhạt.
Đối tƣợng của đề tài là chủ yếu tìm hiểu ảnh hƣởng của điều kiện vật chất, có
nghĩa là phạm vị đối tƣợng nhỏ hơn, nên việc nghiên cứu phải tập trung phân tích cụ
thể, chi tiết hơn.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các em học sinh có hồn cảnh khó khăn, các
em là những đứa trẻ đang có nguy cơ bị tổn thƣơng cao, các em là những ngƣời luôn
mặc cảm và tự ti với hồn cảnh của mình nên việc thu thập thơng tin sẽ khó hơn. Bên
cạnh đó, nhóm còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên đề tài cịn
nhiều thiếu sót.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm ba phần:
Phần I: Phần dẫn nhập
Phần này, nhóm nêu lên lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu mà nhóm hƣớng
đến, phƣơng pháp mà nhóm sẽ tiến hành để thu thập thơng tin. Bên cạnh đó nhóm cịn
nêu lên những khó khăn và thuận lợi của đề tài mà nhóm thực hiện .
Phần II: Phần nội dung
Ở phần này nhóm tiến hành phân tích thơng in thu thập đƣợc để đƣa ra kết quả
mà nhóm nghiên cứu. Phần nội dung bao gồm hai chƣơng chính:
Chƣơng I: Cơ sở lí luận
Trong chƣơng này nhóm đề cập tới những lý thuyết mà nhóm tiếp cận để làm cơ
sở cho việc phân tích hành vi, thái độ học tập của các em học sinh nhƣ thuyết hành vi,
thuyết nhận thức, thuyết năng động tâm lí, thuyết nhu cầu và thuyết hệ thống. Bên
cạnh đó nhóm thực hiện việc thao tác khái niệm liên quan tới đề tài nhƣ khái niệm gia
đình, nhà trƣờng, học tập, vật chất,... để làm rõ cho phần kết quả mà nhóm nghiên cứu.

6


Đồng thời nhóm cũng tóm tắt nội dung nghiên cứu mà nhóm hƣớng tới thơng qua

khung phân tích nhằm giúp cho ngƣời đọc nắm sơ về bố cục nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng II: Kết quả nghiên cứu
Trong chƣơng này nhóm sẽ tiến hành phân tích tìm hiểu nhƣng điều kiện vật chất
hiện nay của gia đình, nhà trƣờng nhằm làm rõ mục đích tìm hiểu những điều kiện đó
có đáp ứng nhu cầu học tập của các em không.
Những điều kiện vật chất đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào (tích cực, tiêu cực) tới q
trình học tập của các em nhƣ tác động tới động cơ, hứng thú, thái độ học tập cũng nhƣ
nhu cầu nguyện vọng sắp tới.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Ở phần này nhóm sẽ đúc kết lại nội dung mà nhóm nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu nhóm thu đƣợc là gì. Để từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần
nâng cao quá trình học tập cho các em.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thế giới
Điều kiện vật chất là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống cũng
nhƣ mọi hoạt động của con ngƣời ở mọi thời đại.Vì thế nó cũng tác động mạnh mẽ đến
quá trình học tập của học sinh. Việc nghiên cứu q trình học tập của học sinh để từ đó
thấy đƣợc tầm ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài cũng nhƣ bên trong bản thân mỗi
học sinh hiện nay đang đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm. Nhiều cơng trình nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc đề cập tới vấn đề này nhƣ:
[1]

Mơ hình hiệu quả giáo dục của Walberg (1981), mơ hình ơng đƣa ra bao gồm


9 yếu tố có ảnh hƣởng chủ yếu đến sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh, đƣợc
chia ra làm 3 nhóm nhƣ sau:
+ Nhóm 1: các yếu tố, đặc tính của ngƣời học nhƣ năng lực cá nhân, năng lực có đƣợc
ở các bậc học trƣớc, hứng thú và mức độ phát triển trí tuệ;
+ Nhóm 2: các yếu tố giảng dạy nhƣ chất lƣợng giảng dạy và khối lƣợng học tập;
+ Nhóm 3: mơi trƣờng tâm lý xã hội nhƣ mơi trƣờng lớp học, mơi trƣờng gia đình,
mơi trƣờng bạn bè, phạm vi tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thơng
Mơ hình này đặt ra mối tƣơng quan trực tiếp và đồng thời của cả 9 yếu tố.Mơ
hình đã đƣợc sử dụng một cách hiệu quả để xác định các yếu tố quyết định tới quá
trình học tập trong rất nhiều nghiên cứu ở cả bậc tiểu học và trung học phổ thông hiện
nay.

8


Hứng thú
Năng lực có
sẵn

Mức độ phát
triển trí tuệ
năng lực

Tiếp xúc với
các phƣơng tiện
truyền thông

Khối lƣợng
giảng dạy


KẾT QUẢ
HỌC TẬP

phương tiện

Môi trƣờng

truyền
bạn thơng


Mơi trƣờng
lớp học

Mơi trƣờng
gia đình

Chất lƣợng
giảng dạy

Mơ hình hiệu quả học tập của Walberg năm 1981 (9 yếu tố)
[2]

Mơ hình đầu vào – Ngoại cảnh – Đầu ra của Astin (1991), mơ hình này do

Asin đề xuất năm 1991 và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá mối quan hệ
giữa các yếu tố đầu vào thuộc về sinh viên, các yếu tố ngoại cảnh và kết quả đầu ra của
sinh viên. Trong đó, Keup (2006) đánh giá sự phát triển, kết quả thi Tin học trẻ và xác
định các yếu tố quyết định các biến độc lập này.Ngoài ra cịn có Campbell và Blakey

(1996), House (1999), Kelly (1996) và Thurmond và Popkes-Vawter. Tất cả các biến
đƣợc phân loại thành 3 khối: đầu vào, ngoại cảnh và đầu ra.
Đầu vào

Ngoại cảnh

(nền tảng, tƣchất,

(Nhà trƣờng)

đặc điểm cá nhân)

Đầu ra
(kiến thức, năng lực đạt đƣợc)
9


-

Đầu vào: thân nhân, nền tảng giáo dục, định hƣớng chính trị, kiểu hành vi,

khát vọng học tập, động cơ chọn trƣờng, tình trạng tài chính, tình trạng thể chất...
-

Ngoại cảnh: Chƣơng trình, giảng viên, cán bộ, mơi trƣờng học thuật, thiết

bị, môn học, phƣơng pháp giảng dạy, bạn bè, hoạt động ngoại khóa...
-

Đầu ra: kết quả kiểm tra sau khóa học, kết quả tốt nghiệp.


Đây là những mơ hình đƣợc các nhà khoa học đƣa ra nhằm giải thích yếu tố tác
động tới quá trình học tập của học.Tuy mỗi mơ hình đều có cách giải thích khác nhau
nhƣng đề tập trung và ba nhóm yếu tố chính đó là gia đình, nhà trƣờng và bản thân
ngƣời học sinh.
Tác giả Daniel Fung- Li Zhong Yinh trong cuốn “khi trẻ đối mặt với những khó
khăn trong học tập”

[3]

- NXB Tri Thức (2009) đã đƣa ra những vấn đề từ tổng quan

đến chuyên sâu, từ những khái niệm cơ bản nhƣ học tập là gì? Bộ não có giúp ích gì
cho trẻ trong quá trình học tập? các nhân tố nào ảnh hƣởng tới quá trình học tập của
trẻ?...đến những đặc cụ thể của những trẻ có khó khăn trong học tập nhƣ khơng có khả
năng học tập, rối loạn học tập,vv…Đồng thời giúp phụ huynh có những hiểu biết nhất
định nhằm đánh giá đúng khả năng của con em mình, từ đó tạo cho trẻ điều kiện học
tập, sinh hoạt phù hợp, tránh tạo sức ép những căng thẳng không cần thiết, có những
định hƣớng trong tƣơng lai phù hợp với khả năng của con em mình. Mặt khác, trong
cuốn sách này, tác giả cũng đƣa ra những giải pháp giúp giáo viên có cơ sở định
hƣớng, đánh giá sơ bộ về đối tƣợng học sinh, từ đó có chƣơng trình học tập phù hợp
nhất cho những em gặp phải những khó khăn trong học tập.Về phía các thầy cơ giáo,
những thơng tin trong cuốn sách này cũng có thể giúp các thầy cơ có cơ sở định
hƣớng, đánh giá sơ bộ về đối tƣợng học sinh, từ đó có chƣơng trình học tập phù hợp
nhất cho những đối tƣợng này.
Cuốn sách nằm trong bộ “Làm gì để giúp con”, một bộ sách hữu ích, hỗ trợ cho
các bậc cha mẹ biết cách giúp con đối mặt với các chứng bệnh về tinh thần.
Khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinhKhar la Mốp đã nêu lên 2 động
cơ trong học tập: Động cơ tích cực và động cơ tiêu cực. Động cơ tích cực là động cơ
thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động nhận thức và ngƣợc lại. Ơng chỉ rõ ngun nhân

bên trong của tính tích cực học tập của học sinh là nhu cầu về nhận thức. “Nếu đứa trẻ
chƣa ý thức đƣợc nhu cầu đối với học tập, nếu nó chƣa có nhu cầu nhận thức thì thơng
10


thƣờng nó khơng biểu lộ tính tích cực trí tuệ .Ông đã xem xét nhu cầu nhận thức nhƣ
là một loại hoạt động bên trong tích cực. Vì vậy, nếu gặp trƣờng hợp học sinh nào
cũng thể hiện tính tích cực nhận thức của mình nhƣng khơng phải do ý thức đƣợc nhu
cầu đối với học tập mà là do sợ điểm kém, sợ thầy cơ, cha mẹ trách phạt…thì khó mà
sắp xếp vào loại động cơ nào (trích trong phần “Phát huy tính tích cực học tập của học
sinh như thế nào”, tập II-Khar la Mốp-NXBGD[4], 1979)
A.N. Leon chiep, nhà tâm lí học Mac-xit khi nghiên cứu động cơ học tập đã chia
chúng ra thành hai loại là “động cơ mang tính hiểu biết” và “động cơ mang tính hoạt
động” ông chú ý nhiều đến phát triển động cơ nhận thức, coi đó là cơ sở của lĩnh hội
các thao tác tƣ duy, lí luận. Ơng cịn chỉ ra rằng: việc học tập của học sinh bị chi phối
bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng ông nhấn mạnh động cơ học tập là cấu trúc xác
định, hoàn chỉnh, ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh nhiều nhất. Đề tài này
đƣợc tác giả nghiên cứu dƣới góc độ nhận thức và hành động chứ không đi sâu vào
việc nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả học tập của học sinh.
Có thể nói, các tài liệu nhóm thu thập đƣợc từ nƣớc ngồi đã khái quát đƣợc
những yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh. Nhƣng những tài liệu này tùy
quan điểm của ngƣời nghiên cứu mà nghiên cứu theo từng lĩnh vực riêng biệt. Ông
Walberg và Astin chủ yếu đƣa ra mơ hình mẫu về những yếu tố tác động tới kết quả
hoc tập. Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, nhƣng kết quả của mơ hình đƣa ra chủ yếu là
tập trung vào ba khía cạnh chính là gia đình, nhà trƣờng và bản thân ngƣời học. Còn
với Leon chiep và Khar la Mốp lại chủ yếu tập trung nghiên cứu ở bản thân ngƣời học
mà cụ thể là động cơ học tập của học sinh. Còn với Daniel Fung- Li Zhong Yinh ông
nghiên cứu về những khó khăn mà học sinh phải đối mặt trong quá trình học tập,
những khó khăn đó gắn với khả năng tinh thần của trẻ. Mỗi đề tài, mỗi khía cạnh sẽ là
những mảng ghép phong phú để nhóm có thể tham khảo cho đề tài của mình.

Trong nƣớc
Khơng chỉ có các tác giả ngoài nƣớc nghiên cứu về vấn đề này, mà hiện nay
nhiều tác giả trong nƣớc cũng quan tâm nghiên cứu, có tác giả cịn lấy vấn đề này để
nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cho bản thân. Cũng nghiên cứu về vấn đề học tập
của học sinh, nhƣng mỗi ngƣời lại tập trung nghiên cứu theo những lĩnh vực mục tiêu
khác nhau. Cụ thể nhƣ:
11


Đề tài “Thực trạng kết quả học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học
tập của học sinh trường dân tộc nội trú huyện Khánh Vĩnh, tĩnh Khánh Hòa” (2006)
của Trần Thị Huệ- khoa giáo dục trƣờng ĐH KHXH& NV. Đề tài đã nêu lên thực
trạng kết quả học tập của học sinh trƣờng dân tộc nội trú, bên cạnh đó, đề tài cịn làm
nổi bật những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh nhƣ các yếu tố thuộc
về bản thân nhƣ khả năng tự học, động cơ học tập, các yếu tố thuộc về nhà trƣờng nhƣ
điều kiện vật chất, chất lƣợng giáo viên. Các yếu tố thuộc về mặt tinh thần đƣợc tác
giả tập trung nghiên cứu kĩ hơn, trong khi đó các yếu tố thuộc về vật chất nhất là thuộc
về gia đình lại ít đƣợc tác giả cập. Vì vậy hƣớng giải quyết của đề tài thiên về hƣớng
giáo dục và khuyến khích tính chủ động trong học tập của học sinh.
Đề tài “tìm hiểu hoạt động học tập của học sinh trường PTDTNT THCS Châu
Thành” (2011) của Nguyễn Nam Phƣơng, khoa Giáo dục trƣờng ĐH KHXH&NV.
Đề tài này đã nêu thực trang học tập của học sinh ở các khía cạnh nhƣ nhận thức học
tập, sự hứng thú và phƣơng pháp học tập, thời gian học tâp. Đề tài cịn nêu ra những
khó khăn và thuận lợi trong hoạt động học tập của học sinh trƣờng PTDTNT Châu
Thành nhƣ đƣợc sự quan tâm của gia đình và nhà trƣờng khiến các em có động lực học
tập hơn, và trong quá trình học tập các em gặp phải những khó khăn nhƣ cơ sở vật chất
của nhà trƣờng còn hạn chế chƣa đáp ứng nhu cầu học tập của các em nhƣng điều gây
trở ngại lớn hơn cả đó là các em khơng theo kịp bài giảng của giáo viên. Từ đó tác giả
đã đƣa ra những kiến nghị tập trung vào cải thiện chất lƣợng bài giảng, và sự quan tâm
của thầy cô hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho các em. Đề tài này tập trung

nghiên cứu ở khía cạnh tinh thần, khả năng và động lực học tập của các em học sinh.
Đề tài “Tìm hiểu một số khó khăn trong học tập của học sinh trung học cơ sở tại
quận 9- Tp.HCM” (2010) của Trần Thị Nga. Đề tài làm rõ những khó khăn trong học
tập của học sinh về khía cạnh nhƣ động cơ học tập, phƣơng pháp, kĩ năng học tập cũng
nhƣ về phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. Đề tài nêu lên các yếu tố ảnh hƣởng đến
những khó khăn trong học tập là do các yếu tố nhà trƣờng, gia đình, xã hội, sức khỏe
và ý thức học tập của học sinh tạo nên. Từ đó tác giả đã nêu ra những giải pháp nhằm
khắc phục những yếu tố đó nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của các em học sinh.
Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông
Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng” (2012) của Bế Thị Điệp. Đề tài khảo sát và phân tích
12


định lƣợng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh dân tộc
thiểu số khi theo học tại trƣờng phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng. Đề tài phân
tích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh và đƣa ra
các giải pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trƣờng Phổ thông Dân tộc Nội trú
tỉnh Cao Bằng. Đề tài có sử dụng các mơ hình ứng dụng của Bratti và staffolani, mơ
hình của Checchietal, mơ hình ứng dụng của Dickie…
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010) “Các yếu tố tác động đến
kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Nơng lâm TP.HCM”. Đề tài đề
cập tới các vấn đề về nhà ở, kinh tế gia đình của sinh viên. Bên cạnh đó đề cập đến
việc đi làm thêm của sinh viên, các hình thức học nhóm, tự học và thời gian các bạn
học trên lớp cũng nhƣ tự học.
Chủ đề: “tăng cƣờng mối quan hệ gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong công tác
giáo dục” là một trong những chủ đề quan trọng đƣợc VVOB Việt Nam đề cập. Đây
cũng là một nội dung của phong trào “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm 2008 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục học sinh hiện nay.
Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả

học tập của sinh viên thì cịn nhiều cơng trình khác nghiên cứu về hoạt động học tập
của sinh viên trong mối tƣơng tác với các yếu tố cá nhân và môi trƣờng xung quanh để
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Một số nghiên cứu khác đi sâu nghiên cứu thực
trạng, chất lƣợng đào tạo và các biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học ở
trƣờng phổ thông dân tộc nội trú… điển hình là đề tài của Nguyễn Thanh Thủy (2007)
“Nghiên cứu chất lƣợng học tập của học sinh lớp 1, 2, 3 vùng dân tộc thiểu số theo
chƣơng trình tiểu học”, Phan Thị Quế Hƣơng (2008) “Sự thích ứng với hoạt động học
tập của học sinh lớp 6 ngƣời dân tộc thiểu số huyện Đakrông – Quảng Trị”.
Những đề tài trong nƣớc chủ yếu tập trung nghiên cứu yếu tố tác động đến quá
trình học tập của học sinh về khía cạnh bản thân các em nhƣ động cơ, thái độ, phƣơng
pháp học tập của các em, và khái quát sơ về những yếu tố bên ngoài. Mỗi đề tài dựa
trên những khách thể khác nhau nhƣ học sinh ở vùng dân tộc thiểu số, học sinh có
hồn cảnh bình thƣờng… mỗi khách thể khác nhau đƣa ra những kết quả khác nhau.

13


Vì vậy với đề tài của nhóm là nghiên cứu q trình học tập của học sinh có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn sẽ góp phần làm cho vến đề này thêm phong phú hơn.
Có thể nói các tác phẩm, đề tài trong và ngoài nƣớc đã đề cập đến quá trình học
tập của học sinh, những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quá tình học tập của của các em,
nhƣng hầu hết các đề tài này chỉ tập trung vào những yếu tố thuộc về tinh thần, về khía
cạnh cá nhân học sinh, chứ chƣa đi sâu phân tích những điều kiện vật chất bên ngoài
tác động vào kết quả cũng nhƣ quá tình học tập của các em. Bên cạnh đó, những khách
thể nghiên cứu của các đề tài đều là học sinh có hồn cảnh bình thƣờng, điều kiện học
tập tốt. Riêng với đề tài của nhóm lại tập trung nghiên cứu vào khách thể học sinh có
hồn cảnh khó khăn thiếu thốn, đây là điểm khác của đề tài. Kế thừa từ những vấn đề
đã đƣợc các tác giả đề cập trƣớc đó, nhóm chúng tơi sẽ tập trung đi sâu khai thác cụ
thể hơn về những ảnh hƣởng của điều kiện vật chất tác động đến kết quả học tập của
các em học sinh đang theo học ở tƣờng tình thƣơng Vinh Sơn – Vĩnh Hội nhằm góp

phần tạo nên sự phong phú đa dạng của đề tài.

Giả thuyết nghiên cứu
-

Điều kiện vật chất hiện nay của gia đình và nhà trƣờng chƣa đáp ứng đầy đủ nhu

cầu học tập của học sinh trƣờng tình thƣơng Vinh Sơn- Vĩnh Hội.
-

Có mối tƣơng quan thuận giữa điều kiện vật chất của gia đình và quá trình học

tập của các em học sinh
-

Có mối tƣơng quan thuận giữa điều kiện vật chất của nhà trƣờng và quá trình học

tập của các em học sinh

14


3.

Khung phân tích

Điều kiện vật chất ảnh hƣởng tới quá trình học tập củ học
sinh

Điều kiện vật chất của nhà

trƣờng

Điều kiện vật chất của gia
đình

Quá trình học tập của các em học
sinh (khó khăn, thuận lợi)

Thái độ học tập

Động cơ học tâp

Nhu cầu và nguyện vọng của các
em học sinh

Những giải pháp khắc phục

15

Hứng thú học tập


4.

Lý thuyết tiếp cận và khái niệm liên quan

Lý thuyết tiếp cận
Thuyết năng động tâm lí
Thuyết năng động tâm lí xem xét bản chất của con ngƣời theo cả 3 hệ thống:
Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh. Bản năng quan tâm đến việc đáp ứng

các nhu cầu sinh học nhƣ đói ăn, khát uống. Một ngƣời có bản năng phát triển mạnh sẽ
trở nên thú tính, dã man.
Siêu ngã (cái thiện): nơi siêu ngã, những giá trị của cá nhân, những giá trị đạo
đức đƣợc hình thành, giúp cho con ngƣời phân biệt đƣợc cái gì là đúng, cái gì sai.
Bản ngã (cái tơi): là cái biểu hiện ra bên ngoài mà mọi ngƣời đều thấy. Bản ngã
là sự cân bằng giữa bản năng và siêu ngã.
Nhờ thuyết này, chúng tôi biết đƣợc nguồn gốc, nguyên nhân và biểu hiện của
trẻ. Những hành động thuộc về bản năng của trẻ nhƣ: sự ham chơi, phá phách, học
hành khơng tập trung, ln có xu hƣớng tránh những căng thẳng, ức chế và hƣớng vào
những hoạt động bè bạn....Ở trẻ, siêu ngã và bản ngã còn hạn chế, chƣa đƣợc phát
triển. Dựa trên cơ sở của lí thuyết, khi can thiệp, làm việc với trẻ, để đạt hiệu quả thì
việc định hƣớng cho trẻ những cái gì là đúng, cái gì sai, bản thân phải có trách nhiệm
với chính mình cũng nhƣ sự cố gắng của bản thân để có thể hài hịa đƣợc siêu ngã, bản
ngã, tạo cho trẻ những suy nghĩ tích cực cũng nhƣ những hành động đúng đắn, chuẩn
bị hành trang cho trẻ bƣớc vào đời.
Mặt khác, thuyết cũng cung cấp cho chúng tôi thêm một phần kiến thức về các
giai đoạn phát triển của con ngƣời, mỗi giai đoạn có một giá trị riêng và khi vƣợt qua
từng giai đoạn, các em phải trải qua những khủng hoảng và mâu thuẫn bản thân và lực
kéo của mơi trƣờng văn hóa xã hội của giai đoạn đó và tùy theo mức độ thành cơng
hay thất bại sẽ đạt đƣợc nhiều hay ít giá trị của giai đoạn đó. Mức độ giá trị này có ảnh
hƣởng rất lớn đến bản ngã của trẻ.

16


Các giá trị của các giai đoạn phát triển hiện tại của trẻ tại trƣờng:
Giai đoạn

Giá trị
Có chủ đích


Mẫu giáo

Thách đố về mặt Tác
tâm lí

Nhi đồng

Chủ động >
Năng nổ,hiệu quả
>< tự ti
Khẳng

quan

trọng

giác tội lỗi
Năng lực

nhân

định

Gia đình

Lối xóm

bản


thân, biết mình ><
Vị thành niên

Trung thực

mơ hồ về căn tính Nhóm đồng đẳng
của mình, phân tán
nhân cách

Dựa vào các giai đoạn lứa tuổi của các em, chúng tôi hiểu rõ hơn về các giá trị,
thách đố về mặt tâm lí cũng nhƣ các tác nhân quan trọng đối với trẻ, điều này giúp
định hình đƣợc các điều căn bản, cần thiết, ảnh hƣởng rất lớn tới trẻ để từ đó có những
chính sách hỗ trợ, can thiệp bằng cách hỗ trợ, củng cố, phát huy các giá trị của trẻ. Ổn
định các thách đố, đi tìm và giải quyết căn nguyên của các mâu thuẫn, xác định, tìm
đến ngƣời có ảnh hƣởng rất lớn tới trẻ. Họ là những ngƣời cung cấp thông tin và cùng
giúp đỡ trẻ...Sự hỗ trợ toàn vẹn sẽ làm tiến trình hỗ trợ thuận lợi và sớm kết thúc, có
hiệu quả.
Các giai đoạn phát triển đƣợc xây dựng trên nền tảng các giai đoạn trƣớc đó và
mọi trục trặc trong giai đoạn phát triển có thể gây ra sự bộc phát các hành vi bất
thƣờng. Lý thuyết này giúp lý giải đƣợc các hành vi nhƣ sự không tập trung trong học
tập, đánh nhau, dễ xung đột của trẻ...từ đó thay đổi hành vi của trẻ, kích thích, tăng
khả năng của bản thân và xác định đƣợc những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong quá
trình phát triển cũng nhƣ điều chỉnh thái độ, hành động của bản thân ngƣời dạy học khi
làm việc với trẻ.

17


4.1.1.


Thuyết hành vi

Nội dung của thuyết: con ngƣời là những cái mà họ làm, con ngƣời có khuynh
hƣớng tự nhiên tìm kiếm lạc thú và tránh khổ đau, hành vi có thể thay đổi đƣợc, hành
vi chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng xã hội, nhận thức, thể lý. Các yếu tố
bên ngoài quyết định một phần rất lớn trong hành vi của con ngƣời,của trẻ.
Sơ đồ phân tích chức năng hành vi:
Dấu hiệu xã hội
Dấu hiệu môi trƣờng
Dấu hiệu cảm xúc

Hành vi

Hệ quả

Dấu hiệu nhận thức
Dấu hiệu thể lý
Mặt khác, thuyết cũng đƣa ra đƣa ra các biện pháp để thay đổi ứng xử tập trung
vào phản ứng có tính cách khuyến khích hay trừng phạt.Thuyết là cơ sở niềm tin giúp
chúng tôi tin tƣởng vào công việc giúp đỡ, hỗ trợ các em ở đây sẽ đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các biện pháp khuyến khích, trừng phạt rất hữu ích trong việc thay đổi hành
vi của các em từ tiêu cực sang tích cực, nhận thức đúng sai và cố gắng hoàn thiện bản
thân. Áp dụng thuyết hành vi vào đề tài nhằm giúp chúng tơi có thể lí giải đƣợc hành
vi của trẻ. Nguyên nhân trẻ hành động nhƣ vậy để từ đó có biện pháp can thiệp phù
hợp
Thuyết nhận thức
Theo thuyết nhận thức thì mỗi cá nhân điều có những suy nghĩa và nhận biết về
sự vật hiện tƣợng, cách thu nhận và diễn giải các thông tin đánh giá các kinh nghiệm
và phán đoán, quyết định cách ứng xử. Cảm xúc và cách ứng xử của cá nhân là kết quả

của q trình nhận thức. Năm 1995, Beck mơ tả mối quan hệ giữa niềm tin, cảm xúc
và các ứng xử nhƣ sau:
Sự vật diễn ra

tƣ tƣởng và niềm tin

cảm xúc, hành động

Do đó, áp dụng vào đề tài, mỗi em đều có những nhận thức, niềm tin khác nhau.
Nên việc nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải pháp nâng cao nhận thức các em để các em
có thể học tập tốt hơn bằng cách:

18


-

Thay đổi nhận thức của các em lệch lạc, có vấn đề bằng việc giúp các em

phân tích lợi hại của việc thay đổi tƣ tƣởng.
-

Ứng phó nhận thức: phƣơng pháp cung cấp phƣơng thức để ứng phó với

những hồn cảnh tiêu cực cho các em học sinh bằng việc huấn luyện tự bảo
mình, huấn luyện kĩ năng xã hội, kỹ năng thƣơng thuyết, sự quyết đốn để có thể
xây dựng các mối tƣơng quan thân thiết với ngƣời khác mà cải thiện tình cảm
tiêu cực, các em sẽ đƣợc học cách lắng nghe, đối thoại ơn hịa, rõ ràng, mạch lạc.
-


Huấn luyện phƣơng pháp giải quyết khó khăn: phƣơng pháp giúp xác định

vấn đề của các em, tìm kiếm và liệt kê các giải pháp, gạn lọc giải pháp, chọn giải
pháp thích hợp nhất và sau cùng hoạch định kế hoạch thi hành.
4.1.2.

Thuyết hệ thống

Ngƣời đại biểu nổi tiếng nhất của thuyết hệ thống là nhà xã hội học ngƣời Mỹ
Talcott Parsons (1902 - 1979). Lý thuyết hệ thống của ơng đƣợc chia Parsons, lý
thuyết này có một vai trò rất quan trọng trong cả lĩnh vực khoa học xã hội và trong cả
lĩnh vực khoa học tự nhiên, và nó có thể chia làm 2 phần: Lí thuyết hệ thống mở rộng
và lí thuyết hệ thống chuyên biệt.
Talcott Parsons cho rằng bất kỳ hệ thống nào (một xã hội, một thể chế, một nhóm
nhỏ, vv… ) đều có những nét nổi bật chung và nhằm hoạt động thành công nhƣ một hệ
thống. Những điều lệnh tiên quyết nhất định phải đƣợc thực hiện theo thứ tự tầm quan
trọng tăng dần, sự thích nghi, đạt đƣợc mục tiêu, sự thống nhất, sự tích hợp, duy trì
kiểu mẫu.
Bốn khía cạnh này có quan hệ tƣơng tác với nhau nhằm đảm bảo sự ổn định và
trật tự cho hệ thống xã hội. Quá trình này cũng dẫn đến sự biến đổi, song đó là sự biến
đổi trong trạng thái thăng bằng, chuyển từ một trạng thái xã hội ổn định khác thơng
qua hai q trình có liên quan với nhau là “phân hóa” và “tích hợp”.
Lí thuyết hệ thống của Parsons nhấn mạnh đến vấn đề "trật tự xã hội" và theo
ông, vấn đề này cần phải giải quyết ở hai mức độ.
Một mặt trật tự hiểu theo nghĩa là sự phục tùng của mọi chủ thể đối với xã hội
bới sự điều chỉnh và sự kiểm soát xã hội.
19


Hai là, bất kỳ hệ thống hành động xã hội nào đều cần có những cơ chế thích nghi

để giúp nó có đƣợc trạng thái thăng bằng.Và nhu cầu này đối với sự thống nhất xã hội,
là mặt thứ hai của giải pháp về vấn đề trật tự.
Talcott Parsons luôn xem xét xã hội nhƣ một tổng thể có các cấu trúc liên quan
với nhau. Với thuyết hệ thống, ông nhấn mạnh bốn nội dung chính sau:
Hội nhập: đảm bảo mọi ngƣời, mọi thành viên trong gia đình, trong một nhóm,
hay một tổng thể ln hịa hợp với nhau
Thích nghi: đảm bảo rằng mọi cá nhân trong một tổng thể có thể thay đổi để
thích nghi, ứng phó với những thay đổi, những địi hỏi của mơi trƣờng sống
Duy trì: đảm bảo rằng, mọi thành viên trong gia đình, trong một thể thống nhất
xác định và duy trì những mục đích cơ bản, bản sắc và phong cách của nó
Đạt mục tiêu: đảm bảo rằng mỗi cá nhân trong tổng thể có thể phấn đấu hồn
thành nhiệm vụ, trách nhiệm đƣợc giao.
4.1.3.

Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1907).Năm 1943, ông đã phát triển
một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hƣởng của nó đƣợc thừa nhận rộng rãi và đƣợc sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về
thang bậc nhu cầu (hierarchy of Needs) của con ngƣời. Trong lý thuyết này, ông sắp
xếp các nhu cầu của con ngƣời theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu
ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải đƣợc thỏa
mãn trƣớc. Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết Maslow đã sắp xếp nhu cầu của con
ngƣời theo 5 cấp bậc:
1 . Nhu cầu cơ bản
2. Nhu cầu về an toàn
3. Nhu cầu về xã hội
4. Nhu cầu về đƣợc quý trọng
5. Nhu cầu đƣợc thể hiện mình
Áp dụng lý thuyết nhu cầu vào đề tài nghiên cứu để tìm hiểu về các nhu cầu cơ

bản mà con ngƣời có đƣợc đáp ứng hay chƣa để tìm ra yếu tố tác động đáp ứng hay
20


điều chỉnh thỏa mãn những nhu cầu đó. Và nếu những nhu cầu cơ bản chƣa đƣợc đảm
bảo thì việc đạt những nhu cầu cao hơn là điều khó có thể thực hiện đƣợc. Vì vậy nhu
cầu căn bản phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu.
4.2. Khái niệm liên quan
4.2.1. Vật chất và điều kiện vật chất
Theo khái niệm đƣợc sử dụng trong dự án “Hợp tác giữa hệ thống Ischool và
học viện Rvi – Singapore, Hành trình“Hiểu về trái tim tháng 9/2011” đƣợc đăng tải
trên diễn đàn Ischol thì vật chất là tất cả những gì có xung quanh chúng ta. Mọi thứ
hiện diện trong vũ trụ đều tạo thành vật chất: từ lồi cơn trùng nhỏ cho đến các vì sao
xa tít trong bầu trời đêm. Hầu hết vật chất đƣợc tạo thành bởi những hạt gọi là nguyên
tử.Trên trái đất, vật chất thƣờng xuất hiện ở một trong ba trạng thái (thể) đó là thể khí,
thể lỏng và thể rắn.
Các trạng thái của vật chất:
Thể khí: Một chất khí khơng có thể tích hoặc hình dạng nhất định, nó sẽ nở ra
để lấp đầy vật chứa nó.
Thể lỏng: Chất lỏng có thể tích xác định, nhƣng khơng có hình dạng nhất định,
nó sẽ chảy ra và mang dạng của đồ chứa nó.
Thể rắn.
-

Chất rắn có hình dạng và thể tích nhất định.

-

Các chất rắn đƣợc nén chặt theo những mơ hình đều đặn.


-

Các phân tử có thể dao động mặc dù các lực mạnh giữ chặt chúng vào vị

trí cố định.
Điều kiện vật chất là là hệ thống những cơ sở và điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển mọi hoạt động của con ngƣời. Nó gồm 3 thành tố: mơi trƣờng tự nhiên,
dân số, sự sản xuất của cải của con ngƣời2.
Điều kiện vật chất đƣợc sử dụng trong Luận văn Thạc sỹ của Ma Cẩm Tƣờng
Lam của Viện đảm bảo Chất lƣợng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008 là
một hệ thống sản phẩm vật chất hữu hình xung quanh cuộc sống của chúng ta, bao
2

/>
21


gồm: nhà ở; trƣờng học; phịng học; phịng vi tính; sách vở, dụng cụ học tập; hệ thống
điện nƣớc; khu giải trí- thể dục thể thao… cũng nhƣ q trình quản lý, chăm sóc, phục
vụ, giảng dạy của gia đình cũng nhƣ đội ngũ giáo viên nhà trƣờng và xã hội.
4.2.2.Học tập và hoạt động học tập
Học tập là loại hoạt động đặc biệt của con ngƣời có mục đích nắm vững những
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những hình thức nhất định của hành vi. Nó bao gồm cả ý
nghĩa nhận thức và thực tiễn (I.B.Intenxon)
3

Con ngƣời thông qua các hoạt động học tập của mình lĩnh hội các tri thức, kinh

nghiệm… do thế hệ trƣớc để lại từ đó hình thành và phát triển tâm lý của mình.Vì thế
hoạt động học tập giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách

của mỗi cá nhân.
Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của con ngƣời đƣợc điều khiển bởi mục
đích tự giác lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và
những dạng hoạt động nhất định.
Bản chất của hoạt động học đƣợc thể hiện trong những nội dung sau:
Thứ nhất: mục đích cuối cùng của hoạt động học là chiếm lĩnh tri thức kĩ năng, kĩ
xảo thông qua sự tái tạo của cá nhân
Thứ hai: hoạt động học hƣớng vào làm thay đổi chính chủ thể
Thứ ba: những tri thức, kĩ năng,kĩ xảo tiếp thu đƣợc mang tính chất kinh nghiệm
trong từng tình huống cụ thể
Để hình thành hoạt động học cần:
-

Hình thành động cơ học tập

-

Hình thành mục đích học tập

-

Hình thành các hành động học tập2

Trong phạm vi đề tài này chỉ bàn đến sự hình thành và củng cố động cơ học tập.
4.2.3.Học sinh
Theo tài liệu từ điển bách khoa học sinh (6-18 tuổi) là những ngƣời đang theo
học tại trƣờng. Khái niệm này có sự phân biệt về trình độ học vấn của học sinh theo
từng cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), độ tuổi đến trƣờng, đặc
điểm tâm sinh lý và sự trƣởng thành về nhân cách.
3


/>
22


×