Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến quan điểm của học sinh trung học phổ thông về tình yêu, tình dục hiện nay (điển cứu học sinh trường thpt nguyễn thị minh khai và lê quý đôn, thà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.06 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC – EURÉKA” LẦN THỨ XIII NĂM 2011

TÊN CƠNG TRÌNH :

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐẾN QUAN
ĐIỂM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG VỀ TÌNH
U, TÌNH DỤC HIỆN NAY
(Điển cứu học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và LÊ Quý
Đôn, thành phố Hồ Chí Minh)
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và nhân văn
CHUYÊN NGÀNH : Xã hội học
Họ và Tên tác giả, nhóm tác giả
Đào Thị Bích Tuyền

Giới tính
Nữ

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Tuyển
ThS. Huỳnh Thị Bích Phụng

Sinh viên năm thứ
4/4


MỤC LỤC

TÓM TẮT................................................................................................................ 1


PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÌNH YÊU, TÌNH DỤC VÀ VIỆC TIẾP CẬN CÁC
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG CỦA VỊ THÀNH NIÊN .............. 23
1.1. Vị thành niên và những vấn đề về giới tình, tình yêu, tình dục ................ 23
1.2. Việc sử dụng và sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại
chúng đến vị thành niên ............................................................................................... 34
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ TÌNH YÊU, TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH 45
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................... 45
2.1. Việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng và quan điểm của học
sinh Trung học Phổ thơng về tình u, tình dục. ......................................................... 45
2.2. Nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông về việc cung cấp thơng tin về
giới tính, tình u, tình dục .......................................................................................... 61
2.3. Một số khuyến nghị ..................................................................................... 66
KẾT LUẬN............................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 79
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 82


1

TĨM TẮT
Cùng với q trình đơ thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì tác động tất yếu của
nó là sự thay đổi các giá trị truyền thống. Nhu cầu vật chất ngày càng tăng đồng nghĩa với
việc thanh thiếu niên có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
và cũng đồng thời phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp.
Theo như chuẩn mực truyền thống ở Việt Nam và một số nước Châu Á khác, trong
giai đoạn dậy thì thanh thiếu niên khơng được phép có quan hệ tình dục. Thế nhưng trong
thực tế thì các hoạt động tình dục của thanh thiếu niên, quan hệ trước hôn nhân vẫn diễn ra.
Và hậu quả thường gặp là có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua

đường tình dục….một số con số đáng chú ý là:
Theo báo cáo được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khỏe sinh sản
và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh Trung học (năm 2008) thì Việt Nam có khoảng
23,8 triệu vị thành niên và thanh niên, chiếm 31% dân số. Điều tra Quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY I) cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có
quan hệ tình dục trước hôn nhân. Kết quả của cuộc Điều tra Quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY II) thì có đến 10% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ
15 – 24 đã kết hơn cho biết họ có quan hệ tình dục trước hơn nhân. Theo đó, sau 5 năm kể
từ lần điều tra thứ nhất, độ tuổi trung bình bắt đầu quan hệ tình dục của thanh niên đã giảm
từ 19,6 tuổi xuống còn 18,1 tuổi. Theo Thống kê của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy trong năm 2002 có 224 trường hợp nạo phá thai ở độ tuổi từ 11 – 16,
tăng 2 – 3 lần so với năm 2001. Bên cạnh đó, mỗi năm bệnh viện còn tiếp nhận hơn 10 sản
phụ tuổi từ 12 – 14. Riêng năm 2010, trong tổng số ca nạo phá thai thì có đến 2,2% là vị
thành niên.
Những con số trên là hệ quả tất yếu của sự thiếu hiểu biết về tình dục và quan hệ
tình dục an toàn. Thực tế xã hội đang ngày một phát triển, điều kiện sống ngày càng trở nên
đầy đủ, trẻ chưa thành niên ở Việt Nam dậy thì sớm hơn. Việc các em háo hức muốn tìm
hiểu những thơng tin về giới tính cũng như những biến đổi trên thân thể mình, những cảm
xúc nam nữ là chuyện bình thường. Các em có quyền được trang bị kiến thức đó. Song với
tư tưởng văn hóa truyền thống của người Á Đơng, khơng ít phụ huynh vẫn cho rằng giáo
dục giới tính, tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy” nên trì hỗn việc nói chuyện với con


2

về lĩnh vực này, khi con có hỏi thì cha mẹ cũng không tự tin trả lời cho các em hoặc lảng
tránh đề cập đến, có khi giải thích một cách mơ hồ. Thêm vào đó, bản thân những nhà giáo
dục, thầy cô giáo cũng né tránh, cho là vấn đề tế nhị, riêng tư, khó trình bày trên bục giảng
nên cũng không thể giúp các em hiểu rõ về vấn đề này.
Và vì những lý do này thanh thiếu niên muốn tìm hiểu những vấn đề sức khỏe sinh

sản của lứa tuổi mình lại khơng thể hỏi người lớn hoặc không nhận được câu trả lời thỏa
mãn từ người lớn chỉ cịn cách là tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng như qua
phim ảnh, sách báo, hay Internet. Tuy nhiên khơng ít nội dung được đăng tải trên các
phương tiện đó khơng lành mạnh, điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến quan điểm của thanh
thiếu niên về vấn đề giới tính, tình u, tình dục và họ có thể có những kiến thức, hành vi
sai lệch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, tác giả hy vọng
sẽ phản ánh được phần nào việc tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng (mà chủ
yếu là Internet) của thanh thiếu niên, sự ảnh hưởng của những phương tiện này đến quan
điểm của thanh thiếu niên hiện nay về tình yêu, tình dục, về nhu cầu của họ trong việc cung
cấp các kiến thức liên quan đến vấn đề tình yêu, tình dục tuổi thanh thiếu niên.
Số lượng mẫu trong nghiên cứu là 160 em học sinh lớp 10 của hai trường Trung học
Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Q Đơn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát có thể thấy có 13.8% ý kiến tỏ ra rất quan tâm và 28.1% câu trả lời có
mức độ quan tâm chút ít đến vấn đề tình u, tình dục tuổi vị thành niên. Cũng qua khảo sát
thì báo - tạp chí (47%) và Internet (50%) là hai trong số những phương tiện truyền thông đại
chúng được vị thành niên tìm kiếm thơng tin về giới tính, tình yêu, tình dục nhiều nhất. Tiếp
đến là bạn bè, rồi cha mẹ và thầy cô giáo.
Giả thuyết đặt ra là “Có mối liên hệ giữa giới tính và việc bị ảnh hưởng bởi những
thơng tin mang tính kích thích tình dục, khiêu dâm …trên các phương tiện truyền thông đại
chúng” hay không?
Căn cứ vào giá trị Asymp. Sig trong kiểm định Chi – Square với giả thuyết trên có
thể đưa ra kết luận rằng có mối liên hệ giữa giới tính và việc bị ảnh hưởng bởi những thơng
tin mang tính kích thích tình dục, khiêu dâm …trên các phương tiện truyền thơng đại chúng,
đó là có 16.9% học sinh nam và 19.3% em học sinh nữ bị ảnh hưởng bởi những thơng tin có
tính kích thích tình dục, khiêu dâm….trên các phương tiện truyền thơng, có 39.0% học sinh


3

nam và 27.7% em học sinh nữ bị ảnh hưởng ở mức độ thỉnh thoảng. Qua khảo sát có thể

thấy học sinh nữ thừa nhận bị là mình thường bị ảnh hưởng bởi những thơng tin mang tính
kích thích nhiều hơn nam sinh, nhưng học sinh nam thừa nhận bị ảnh hưởng bởi những
thông tin này ở mức độ thỉnh thoảng nhiều hơn học sinh nữ. Điều này cũng nói lên rằng, dù
là giới tính nam hay nữ, dù là với mức độ thường xuyên hay thỉnh thoảng thì vị thành niên
vẫn bị ảnh hưởng bởi những thơng mang tính kích thích tình dục, kiêu dâm….đang tràn lan
trên mạng Internet. Kết quả này đưa ra một sự báo động về những thơng tin mang tính kích
thích tình dục trên mạng Internet phải chăng đang ngày một tự do hơn, không được kiểm
sốt về cả nội dung và hình thức, chúng thu hút sự tò mò của mọi thành phần truy cập bằng
những hình ảnh và từ ngữ mang tính “mời gọi”, khơi dậy sự tò mò của người xem và nhấp
vào để biết đó là gì, để rồi những thơng tin đó đã ảnh hưởng đến giới trẻ, các em có những
hành vi thực hành theo những gì mà mình đã đọc được, có những hành vi tình dục khơng an
tồn và khơng phù hợp với lứa tuổi của mình.
Dù khơng muốn vượt qua giới hạn tình bạn nhưng các em đồng ý rằng tình yêu ở
tuổi Trung học Phổ thơng là điều bình thường (144 ý kiến đồng ý), chỉ có 4.4% ý kiến là
khơng cho rằng điều này là bình thường và 39 em (24.4%) khơng có ý kiến gì hết về điều
này. Các em đồng ý rằng tình u ở tuổi Trung học Phổ thơng là điều bình thường nên khi
bản thân hoặc bạn của các em có “người u” thì đó cũng là điều bình thường với các em
mà thôi (131 ý kiến, chiếm 81.9% số người được hỏi), chỉ có 8.8% cho rằng khơng nên vì
nếu có “người u” sẽ ảnh hưởng đến việc học (13 ý kiến).
Khảo sát cũng cho thấy phần lớn các em có thái độ đúng đắn và nghiêm túc đối với
việc quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên. Điều này có thể là do ảnh hưởng của tư
tưởng truyền thống ở các nước phương Đơng nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề
tình dục và quan hệ tình dục vẫn là vấn đề tế nhị, thầm kín. Nhưng điều đó khơng có nghĩa
là chúng ta có thể an tâm, tin tưởng hồn tồn vào vị thành niên và để cho các em tự do
hành động với vốn kiến thức ít ỏi của mình. Để chứng minh về điều này, khảo sát đưa ra câu
hỏi là khi có quan hệ nhưng lỡ có thai ngồi ý muốn các em sẽ phản ứng như thế nào?
51.9% câu trả lời rất “tự tin” là nếu có quan hệ tình dục thì đã có các biện pháp tránh thai
nên khơng thể có thai được, mà nếu có thì cũng khơng lo lắng vì đã có cách giải quyết rồi
nên cứ thoải mái trong chuyện đó (12 câu trả lời, chiếm 7.5%). Chỉ có 23.8% tỏ ra lo lắng
nếu xảy ra việc mang thai ngồi ý muốn vì sợ ba mẹ biết và các em còn đang đi học.



4

Thực tế khảo sát về việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng và sự ảnh
hưởng của những thông tin trên phương tiện truyền thơng đại chúng từ đó có thể biết được
nhu cầu của học sinh Trung học Phổ thông với mong muốn được cung cấp những thông tin,
kiến thức về giáo dục giới tính, tình u, tình dục một cách an toàn, lành mạnh. Các em đều
đồng ý rằng những chương trình, diễn đàn giáo dục giới tính, tình u, tình dục là rất cần
thiết (19.4%) và cần thiết (57.5%), chỉ một số ít cho rằng khơng cần thiết (11.3%). Các bạn
mong muốn được tiếp cận những thơng tin về giới tính, tình u, tình dục chủ yếu qua sách
báo (153 ý kiến trả lời), và qua Internet (109 ý kiến trả lời).
Thời gian gần đây có rất nhiều bài viết phản ảnh hậu quả của quan hệ tình dục trước
hơn nhân, nhưng điều đó khơng làm thay đổi thái độ sống của giới trẻ. Chúng ta khơng thể
ngăn cản mọi người khơng được quan hệ tình dục trước hơn nhân, vì đó hồn tồn phụ
thuộc vào lựa chọn của từng cá nhân. Điều quan trọng là chúng ta cần cung cấp cho giới trẻ
những kỹ năng nhất định để quyết định “nói có” hay “nói khơng” với quan hệ tình dục. Nói
khơng và nói có theo đúng mong muốn của chính bản thân họ với những hiểu biết nhất định
về tình dục và những kỹ năng giải quyết vấn đề mà họ có. Họ biết được rằng quyết định của
mình trong thời điểm đó là phù hợp với mong muốn bản thân hay không và họ sẽ tự chịu
trách nhiệm với quyết định của chính mình. Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác giáo dục,
tun truyền, hướng dẫn cho vị thành niên về giới tính, sức khỏe sinh sản nói chung cũng
như vấn đề tình dục, quan hệ tình dục và cách phịng tránh thai nói riêng. Đồng thời, cũng
cần thống nhất nhận thức và thái độ của xã hội trong việc giáo dục giới tính, tình dục cho vị
thành niên. Cơng tác giáo dục về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục là hết sức
cần thiết, vì rằng thà "vẽ đường cho hươu chạy đúng" còn hơn để các em tự suy diễn, tìm
tịi, và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin không đáng tin cậy. Dù truyền
thơng đại chúng về giới tính, tình dục có thể đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đối
với vị thành niên chỉ có truyền thơng trực tiếp (gia đình, nhà trường) mới thực sự bồi đắp
kiến thức đúng và đủ về giới tính – tình dục cho vị thành niên.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng xin đề xuất mơ hình Giáo dục giới tính cho học
sinh tại hai trường trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai và Trung học Phổ
thông Lê Quý Đôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn học sinh của hai
trường sẽ được nâng cao về kiến thức, kỹ năng trong việc tiếp cận môn học Giáo dục giới
tính.


5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay các phương tiện truyền thông đại chúng chiếm một vai trò quan trọng
trong đời sống của con người. Nó đem lại cho con người những thơng tin nhanh chóng nhất
về mọi mặt của đời sống xã hội. Những thông tin mà các phương tiện truyền thơng đại
chúng truyền tải có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức và hình thành nhân cách của
con người.
Trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin và giao
lưu quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì giới trẻ ngày nay càng có điều kiện tiếp cận
với nhiều nền văn hóa. Việc mở rộng thời lượng cũng như đa dạng hóa các nội dung, hình
thức các chương trình văn hóa, nghệ thuật trong hệ thống các đài phát thanh, truyền hình,
các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản… nói chung đã làm cho khối lượng và chất lượng các
sản phẩm văn hóa được tăng nhanh và có tính định hướng cao, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thị
hiếu của giới trẻ; có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao
nhận thức tư tưởng, văn hóa đối với giới trẻ.
Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đối
với giáo dục. Qua các kênh thông tin đại chúng đó, giới trẻ được tiếp thu nhiều nền văn hóa,
nhiều lối sống khác nhau. Nhiều chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng
chứa đựng những nội dung đã được kiểm duyệt, có tính giáo dục cao. Thế nhưng ngồi

những thơng tin chính thống như truyền hình, sách báo…thì những kênh thơng tin khơng
chính thống cũng có rất nhiều như các trang web không lành mạnh, những câu chuyện gợi
dục hay các bộ phim lãng mạn kiểu “nửa kín, nửa hở” kích thích trí tị mị của các bạn trẻ,
họ bị ảnh hưởng phần nào đó lối sống của phương Tây, lối sống của những người nổi tiếng
mà họ xem là thần tượng nhưng họ không biết chọn lọc cái nào là tốt, cái nào là xấu. Rất
nhiều hình ảnh và nội dung xuất hiện gây tò mò cho các em mà các bậc cha mẹ khơng thể
kiểm sốt được và có thể chính bản thân các em cũng khơng thể nhận biết được điều đó. Và
những điều này dẫn đến quan niệm của một bộ phận thanh thiếu niên coi chuyện quan hệ


6

tình dục là sự khám phá bản thân. Nguy hiểm hơn các em cịn áp dụng những gì mình xem
trên phim vào thực tế.
Những văn hóa phẩm đồi trụy, sách báo và những video xấu đã làm ảnh hưởng, tác
động mạnh đến qua hệ của các bạn trẻ. Sự tự do quá mức trong quan hệ giữa hai giới đã dẫn
đến hàng loạt những vấn đề như hiện tượng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng
tăng, số trẻ em phạm pháp ngày càng nhiều. Thế nhưng việc kiểm sốt, hạn chế những tiêu
cực là điều khơng dễ dàng chút nào với văn hóa truyền thống Việt Nam khi người ta có thể
dễ dàng đem những chuyện liên quan đến tình yêu, tình dục ra đùa nhưng lại thật khó khăn
khi đem vấn đề này ra giáo dục con cái mình. Vấn đề tình yêu, tình dục của thanh thiếu niên
hoặc bị coi là vô nghĩa, hoặc bị coi là sự lệch lạc hoặc có giáo dục thì sự giáo dục đó là sự
kiểm sốt và đè nén tình dục.
Trong nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ phản ánh được phần nào việc tiếp cận các
phương tiện truyền thông đại chúng (mà chủ yếu là Internet) của thanh thiếu niên, sự ảnh
hưởng của những thông tin trên các phương tiện truyền thông đến quan điểm của thanh
thiếu niên hiện nay về tình yêu, tình dục, về nhu cầu của họ trong việc cung cấp các kiến
thức liên quan đến vấn đề tình yêu, tình dục tuổi thanh thiếu niên. Qua đó, tác giả cũng
mong muốn đề tài sẽ phần nào giúp cho mọi người, nhất là các bậc phụ huynh, nhà trường
và những người có trách nhiệm có cái nhìn khách quan hơn về quan điểm, hành vi của thanh

thiếu niên hiện nay từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi, quan điểm và suy
nghĩ của các em về vấn đề liên quan đến giới tính, tình u, tình dục để hạn chế những vấn
đề đáng tiếc xảy ra như nạo phá thai, quan hệ tình dục khơng an tồn….
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới trước đây đã có một vài nghiên cứu về tình dục và Internet như Cộng
đồng tình dục trực tuyến (Burke 2000), Tình dục trên mạng (Ross và CS. 2005) và Hẹn hò
qua mạng (Davis và CS.2006). Ross (2005) đã ghi nhận rằng phương tiện giao tiếp điện tử
này đã tạo ra một bình diện mới cho sự gần gũi nhờ kỹ năng cho phép việc liên lạc, giao tiếp
vượt qua những khoảng cách lớn về không gian hoặc giao tiếp mặt đối mặt. Internet ảnh
hưởng lên tình dục con người qua một số cơ chế: cho phép thực hiện tình dục ảo, mở rộng
kỹ năng về mạng lưới liên lạc (và số lần liên lạc), và hỗ trợ việc sử dụng nhiều danh tính.
Internet xuất hiện như là một phương tiện quan trọng giúp cho thanh thiếu niên thể hiện “cái


7

tơi” trong tình dục với người khác (Stern 2002). Internet cũng được biết đến là một nguồn
mà thanh thiếu niên sử dụng rộng rãi để tìm kiếm thơng tin về sức khỏe tình dục (Kanuga và
Rosenfeld 2004).
Do nhiều yếu tố văn hóa xã hội khác nhau mà các vấn đề về sức khỏe sinh sản và
sức khỏe tình dục ở Việt Nam trước đây vẫn chưa được coi là chủ đề nghiên cứu nghiêm túc
của khoa học xã hội. Chỉ đến khi có chính sách mở cửa dẫn đến q trình hội nhập kinh tế,
sự phát triển của khoa học xã hội, đặc biệt là những thách thức của đại dịch HIV/AIDS thì
sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục mới khơng cịn bị coi là hồn tồn chỉ thuộc lĩnh vực
đạo đức và trở thành một chủ đề quan trọng không chỉ cho nghiên cứu mà cho cả các
chương trình can thiệp. Đứng trước mối quan tâm lo lắng của xã hội về các vấn đề như nạo
phá thai của vị thành niên, ly dị, tệ nạn mại dâm và lây nhiễm HIV/AIDS, các nhà lập chính
sách, các nhà lãnh đạo chương trình và các nhà nghiên cứu giờ đây đã bắt đầu cảm thấy nhu
cầu cấp bách phải có thơng tin nhiều hơn để có hành động kịp thời và hiệu quả hơn nhằm
cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho người dân Việt Nam.

Trong chủ đề về sự ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng đến thanh thiếu
niên trong mọi vấn đề của cuộc sống như đạo đức, sức khỏe sinh sản, giới tính, tình
dục,…thì đề tài “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội” do Viện Văn hóa Thơng tin tổ chức, tác giả Bùi Hồi Sơn chủ biên xuất bản năm 2006 cho thấy khá nhiều
điều bất ngờ và đây thực sự là những cơ sở quan trọng để hoạch định chính sách phát triển
Internet ở Việt Nam.
Cuộc khảo sát được thực hiện khá công phu với diện đối tượng không chỉ là giới
học sinh, sinh viên mà cả các cán bộ viên chức và người lao động đang sinh sống, học tập,
làm việc trên địa bàn Hà Nội. Chính vì thế, kết quả của cuộc khảo sát không chỉ cho thấy tác
động, ảnh hưởng của Internet đối với giới học sinh, sinh viên mà còn cho thấy sự ảnh hưởng
khác biệt của Internet giữa giới học sinh, sinh viên với những đối tượng là cán bộ viên chức
và người lao động.
Trong khi những ảnh hưởng của Internet lên tình dục của người lớn đã được nhận
biết rõ thì các nghiên cứu về mối liên hệ tiềm ẩn giữa Internet và tình dục của thanh thiếu
niên vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính với mục đích
tìm hiểu cách mà thanh thiếu niên (từ 15-19 tuổi) ở Hà Nội, Việt Nam sử dụng dịch vụ


8

Internet để phát triển các hành vi và nhân dạng tình dục. Phân tích thơng tin từ các thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu, trò chuyện qua mạng và ghi chép thực địa đã cho thấy thanh thiếu
niên sử dụng Internet để tìm kiếm và thu thập thơng tin về tình dục, những thơng tin khơng
có được từ các nguồn khác như gia đình và nhà trường. Những câu chuyện của thanh thiếu
niên cũng chỉ ra cách họ sử dụng Internet như một phương tiện để thể hiện nhân dạng và
ham muốn tình dục. Qua những phát hiện trong nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng nên mở
rộng giáo dục tình dục để có thể đề cập được những vấn đề quan trọng với thanh thiếu niên
như cảm xúc và các mối quan hệ, hơn là chỉ tập trung bó hẹp trong sức khoẻ sinh sản, y tế
công cộng và các mối quan tâm khác của nhà nước.
Tiến sĩ Ngô Đức Anh - Giảng viên trường Sức khỏe Dân số, Đại học Queensland có
nghiên cứu “Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên tại Hà

Nội” với mục đích tìm hiểu thanh thiếu niên sử dụng Internet để phát triển các hành vi nhận
dạng tình dục như thế nào.
Nghiên cứu phân tích thơng tin từ các thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, trị chuyện
qua mạng và ghi chép thực địa cho thấy thanh thiếu niên có sử dụng Internet để tìm kiếm và
thu thập các thơng tin về tình dục, những thơng tin khơng có được từ các nguồn khác như
gia đình và nhà trường. Thanh thiếu niên tìm mọi cách để khơng phụ thuộc vào cha mẹ và
người lớn trong việc tìm kiếm thơng tin về vấn đề giới và tình dục. Internet khơng chỉ cung
cấp thơng tin, mà cịn thúc đẩy sự tương tác, dẫn đến những kinh nghiệm xã hội mới. Giao
tiếp trực tuyến cũng góp phần vào sự phát triển các kỹ năng liên quan đến sự thân mật, gần
gũi trong quá trình hình thành và duy trì các mối quan hệ.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Ngô Đức Anh đã chứng tỏ được quá trình thanh thiếu niên
Việt Nam sử dụng Internet để sưu tầm những hình ảnh và ý nghĩa tình dục mới, sau đó tổng
hợp thành thực hành và nhận dạng của chính họ. Giới trẻ đã sử dụng một lượng lớn thông
tin qua mạng nhưng họ đã sử dụng các thơng tin với sự phân tích sâu sắc, lựa chọn những
yếu tố phù hợp với tình huống và hồn cảnh của mình. Qua Internet với “mở rộng văn hóa”
trong bối cảnh toàn cầu, giới trẻ Việt Nam đã thể hiện quan điểm cho rằng các giá trị này
xuất hiện để thách thức các giá trị Việt Nam truyền thống, đặc biệt là việc quan hệ tình dục
trước hơn nhân và vai trị của tình dục trong mối quan hệ.


9

Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng thông tin từ Internet đôi khi đưa đến lo lắng về giá
trị đạo đức và nguy cơ sức khỏe, tuy nhiên, có những chứng cứ khác cho thấy truyền thơng
trực tuyến có thể đưa đến sự dân chủ hóa tình dục cao hơn. Nghiên cứu khuyến cáo nên mở
rộng giáo dục tình dục trao đổi nội dung liên quan đến khoái cảm, dạy cho thanh thiếu niên
cách đánh giá thông tin từ các nguồn khác nhau, trao đổi tình dục và các mối quan hệ qua
mạng là một hình thức giáo dục đồng đẳng nhờ đó giới trẻ Việt Nam có thể chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm cá nhân trong môi trường điện tử.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên thì cuộc Điều tra SAVY 1II đã đưa ra bức

tranh tổng thể của vị thành niên và thanh niên Việt Nam, những thay đổi và xu hướng phát
triển của thanh thiếu niên sau 5 năm kể từ cuộc điều tra lần thứ nhất, cung cấp những dữ
liệu khoa học để xây dựng các chỉ số về phát triển cho vị thành niên và thanh niên trong
tương lai, đánh giá mức độ giải quyết các vấn đề đối với vị thành niên và thanh niên; đồng
thời giúp các ngành xây dựng hệ thống giám sát quốc gia về vị thành niên và thanh niên
trong lĩnh vực liên quan.
Cuộc điều tra cung cấp những thông tin chi tiết nhằm mục đích so sánh và đánh giá
sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nam, nữ; thành thị, nơng thơn; nhóm thanh niên đã
lập gia đình và chưa lập gia đình; giữa các nhóm thanh niên có trình độ học vấn khác
nhau..., từ đó, giúp các nhà quản lý xây dựng các chính sách quốc gia về sức khỏe cũng như
các vấn đề của vị thành niên và thanh niên như: tình hình giáo dục, việc làm, tình trạng sức
khỏe - sức khỏe sinh sản và một số khía cạnh khác có ảnh hưởng đến vị thành viên và thanh
niên như: HIV/AIDS, tình trạng thanh thiếu niên sử dụng chất gây nghiện, tai nạn thương
tích, bạo lực trong giới trẻ...
Trên cơ sở đó điều tra nêu lên một số khuyến nghị chung như: Các bậc cha mẹ có
con ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên cần chú ý nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng
sống cho con, đặc biệt cần thảo luận, trao đổi nhiều hơn với con về các chủ đề quan trọng
như: tình u, tình dục, hơn nhân, gia đình, kế hoạch hóa gia đình, phịng chống HIV/AIDS
và các vấn đề sức khoẻ sinh sản khác. Nhà trường cần tăng cường hơn nữa các hình thức
giáo dục kỹ năng sống, cung cấp các thông tin về chủ đề mà học sinh lớn tuổi quan tâm như:
tình u, tình dục, hơn nhân, gia đình, phịng chống HIV/AIDS...
1

SAVY là tên viết tắt tiếng Anh (Survey Assessment of Vietnamese Youth) của Điều tra Quốc gia về Vị thành
niên và Thanh niên Việt Nam. Đây là cuộc điều tra đầu kỳ của Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên.


10

Kết quả điều tra cũng cung cấp các số liệu phục vụ các nhà nghiên cứu, lập kế

hoạch và hoạch định chính sách phục vụ mục tiêu cải thiện chất lượng, hiệu quả của các
dịch vụ và các chương trình phục vụ đối tượng vị thành niên và thanh niên Việt Nam.
Tháng 10 năm 2009, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và công ty VNN
Publishing đã phát hành cuốn sách: "Tình dục: chuyện dễ đùa khó nói" của nhóm tác giả
Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương và Nguyễn Ngọc Hường. Cuốn sách được ra đời trong
khuôn khổ của Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và nâng cao nhận thức về tình
dục và sức khỏe tình dục ở Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ Ford.
Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã bước đầu tìm hiểu về quá trình và cơ chế kiến tạo
xã hội của tính dục ở Việt Nam từ quan điểm xã hội học. Theo quan điểm đó, tình dục được
coi như một đối tượng sống và liên tục vận động cùng với sự vận động của xã hội, nó được
định hình và phát triển trong quá trình phát triển của con người chứ không phải một cơ chế
sinh học bất biến với thời gian và khơng gian.
Nội dung chính của cuốn sách bao gồm hai phần: Phần một, giới thiệu về cuộc
nghiên cứu về kiến tạo xã hội của tình dục ở Việt Nam do ISDS thực hiện từ năm 2003 đến
năm 2008, những khái niệm lý thuyết cơ bản về tình dục như Tình dục là gì? Tình dục được
kiến tạo như thế nào? Cũng trong phần một, nhóm tác giả đã khái qt về khơng gian tình
dục trong xã hội Việt Nam đương đại: từ thời kỳ Nho giáo đến giai đoạn hội nhập WTO.
Phần hai và cũng là phần chính của cuốn sách giới thiệu về Tình dục trong xã hội Việt Nam
đương đại với 6 chương bàn về những vấn đề như: Mục đích và ý nghĩa của tình dục, trinh
tiết và tình dục trước hơn nhân, quan hệ tình dục trong hơn nhân, tình dục ngồi hơn nhân,
tình dục đồng giới, giáo dục về tình dục.
"Tình dục, chuyện dễ đùa khó nói" là một trong những cuốn sách đầu tiên nói về
tình dục một cách nghiêm túc ở Việt Nam. Qua xuất bản này, chúng ta có hiểu thêm được
sự ảnh hưởng của các nhân tố như gia đình, nhà trường và cả thế giới truyền thơng đến việc
giáo dục tình dục cho thanh thiếu niên, cả sự ảnh hưởng của quan điểm truyền thống đến
vấn đề này.
Trong giới hạn nghiên cứu, tác giả xin phép được sử dụng số liệu điều tra và những
nhận định, phân tích của những nghiên cứu trên, trên cơ sở đó phân tích để thấy được việc
sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của Vị thành niên và ảnh hưởng của vấn đề này



11

lên quan điểm vị thành niên, hay cụ thể hơn là học sinh ở độ tuổi Trung học Phổ thông hiện
nay về vấn đề tình yêu, tình dục.
1.3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm phản ánh việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng
của học sinh Trung học Phổ thơng trong việc tìm hiểu, chia sẻ thơng tin với nhau và ảnh
hưởng của những thơng tin đó đến quan điểm của học sinh Trung học Phổ thơng về tình
u, tình dục.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể mà đề tài hướng tới đó là:
Xác định việc tiếp cận các thông tin truyền thông đại chúng, sự lựa chọn các kênh
truyền thông đại chúng và các nội dung thông tin của học sinh Trung học Phổ thông (độ tuổi
từ 15 đến 18 tuổi). Qua đó phần nào chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực của các thơng
tin truyền thông đại chúng (nhất là Internet) đến học sinh trung học của hai trường Trung
học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai và Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Tìm hiểu ảnh hưởng của các thông tin truyền thông đại chúng tới quan điểm của
học sinh Trung học Phổ thông về vấn đề tình yêu, tình dục ở độ tuổi vị thành niên.
Xác định nhu cầu cần được cung cấp thông tin về giới tính, tình u, tình dục của
học sinh Trung học Phổ thông, những mong muốn của các em ở cha mẹ, thầy cô trong việc
cung cấp cho các em những kiến thức giới tính để có những suy nghĩ, hành vi an toàn cho
bản thân và bạn của mình.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng các phương tiện truyền thơng đại
chúng trong việc tìm kiếm thơng tin và điều này đã ảnh hưởng đến quan điểm của học sinh
Trung học Phổ Thơng hiện nay về tình u, tình dục.



12

Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn là sự phản ánh về thực trạng thiếu kiến thức
hoặc có nhưng là những kiến thức lệch lạc, phiến diện về vấn đề tình yêu, tình dục của vị
thành niên mà vị thành niên được cung cấp từ phía gia đình, nhà trường, và hậu quả của
thực trạng thiếu kiến thức này.
Thêm vào đó, nghiên cứu cịn tìm hiểu về nhu cầu mong muốn được cung cấp
những thơng tin về giới tính, tình u, tình dục an tồn từ phía cha mẹ, thầy cơ giáo và từ
chính những phương tiện thơng tin đại chúng.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu trong đề tài này là học sinh Trung học Phổ thông trong độ
tuổi Vị thành niên (Nghiên cứu tập trung vào học sinh của hai trường Trung học Phổ thông
Lê Quý Đôn và Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai ở Thành phố Hồ Chí Minh).
Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu việc tiếp cận, sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng (chủ yếu là Internet) của học sinh Trung học Phổ thông và sự ảnh hưởng của những
thơng tin trên những phương tiện đó đến quan điểm của học sinh Trung học Phổ thông về
vấn đề tình u, tình dục. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị để góp phần cải thiện
vấn đề này từ góc độ giáo dục. Đồng thời cũng khuyến khích gia đình, nhà trường và xã hội
nên có những sự quan tâm nhiều hơn đến nhận thức, quan điểm của các em để định hướng
cho các em có những quan điểm và hành vi tình dục đúng đắn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ lý luận trên cơ sở phương pháp điều tra Xã hội
học, phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu.
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin dựa trên cơ sở những tài liệu
trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tổng thuật báo chí, các tài liệu tập
huấn, các chương trình nghiên cứu của các tổ chức xã hội, tổ chức Phi Chính phủ, các báo
cáo khoa học...nhằm mục đích để phân tích và nhận định về vấn đề này một cách khách

quan, giúp hiểu rõ về đặc điểm của vấn đề cần nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu phân tích chủ yếu dựa vào dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp
thông qua bảng câu hỏi, tổng số phiếu sau khi kiểm tra dùng để phân tích là 160 phiếu. Đối


13

tượng điều tra là học sinh lớp 10 của hai trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Thị Minh
Khai và Trung học Phổ thơng Lê Q Đơn, Thành phố Hồ Chí Minh (theo yêu cầu của Ban
Giám hiệu là chỉ chọn một khối lớp để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của các
khối lớp khác). Cách chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện. Đề tài sử dụng các thông tin định
lượng thu được từ bảng hỏi dưới dạng thơng tin đã xử lý bằng chương trình SPSS 11.5.
1.5. Đóng góp mới của đề tài
Cùng với những đề tài trước đây đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những phương
tiện truyền thông đại chúng đến quan điểm, hành vi của thanh thiếu niên về tình yêu, tình
dục, tác giả mong muốn nghiên cứu này sẽ góp phần vào bức tranh chung phản ánh thực
trạng thiếu kiến thức về giới tính, tình u, tình dục của thanh thiếu niên hiện nay, sự ảnh
hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực) lên quan điểm
về giới tính, tình u, tình dục của thanh thiếu niên.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu ảnh hưởng của quan niệm Á Đơng trong việc
giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục cho thanh thiếu niên. Đề tài phản ánh nhu cầu cần được
cung cấp thông tin của thanh thiếu niên về giới tính, tình u, tình dục; sự hiểu, quan tâm và
chia sẻ của cha mẹ, thầy cô dành cho các em chứ không phải là sự giáo dục né tránh, đè nén,
áp đặt.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những khuyến nghị về việc cung cấp những
thơng tin an tồn, có thể tin cậy về giới tính, tình u, tình dục trên các phương tiện truyền
thông đại chúng đối với giới trẻ. Đồng thời khẳng định lại vai trị của gia đình, nhà trường
và xã hội trong việc giáo dục kiến thức giới tính, tình yêu, tình dục cho vị thành niên.
1.6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu của Xã hội học
nhưng dựa trên lý thuyết Công tác xã hội, đó là lý thuyết hệ thống – sinh thái, phân tích yếu
tố bên ngồi (yếu tố vĩ mơ) – đó là phương tiện truyền thơng đại chúng – có ảnh hưởng lên
suy nghĩ, quan điểm của học sinh Trung học Phổ thơng hiện nay về tình u, tình dục mà
quan điểm này có thể dẫn đễn những hành vi tiêu cực của các em.


14

Đề tài nghiên cứu cũng muốn góp phần giúp cho các bậc phụ huynh, nhà trường và
xã hội có cái nhìn mới về những suy nghĩ, quan điểm của học sinh trung học Phổ thơng nói
riêng và Vị thành niên – thanh niên Việt Nam nói chung về vấn đề tình u, tình dục. Từ đó
có phương pháp, hình thức giáo dục mới phù hợp với suy nghĩ, quan điểm của các em, tránh
hình thức giáo dục phiến diện, áp đặt hoặc nói khơng rõ ràng gây cho các em sự tị mị, tự
tìm hiểu và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tiến hành tổ chức một
chương trình giáo dục giới tính, tình u, tình dục cho vị thành niên với mong muốn những
nhà tổ chức chương trình nên có sự hiểu biết quan điểm của các em về vấn đề này để có
hình thức và nội dung phù hợp. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu, những tổ chức, ban ngành
cần có sự lưu ý kiểm sốt những thơng tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng để
tránh gây cho vị thành niên những cái nhìn sai lệch về vấn đề tình yêu, tình dục hiện đại, từ
đó gây ra những hậu quả khó có thể khắc phục.
Ý nghĩa thực tiễn
Đầu tiên phải kể đến là việc thực hiện nghiên cứu là một cơ hội giúp tác giả có thể
học hỏi, nâng cao kiến thức, thực hiện và vận dụng những gì đã được học trên nền lý thuyết
Công tác xã hội. Đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu
về công tác nghiên cứu ngay khi còn là sinh viên. Việc thực hiện nghiên cứu cũng là cơ hội
tốt cho tác giả học hỏi những cách thức để xây dựng và triển khai một dự án nâng cao nhận
thức về giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
Kết quả nghiên cứu giúp học sinh Trung học Phổ thông biết được quan điểm của

chính các em về vấn đề tình u, tình dục hiện nay dưới sự ảnh hưởng của các phương tiện
truyền thông đại chúng; nhận thức về nhu cầu cần được cung cấp về những thông tin này
một cách đúng đắn, sáng tỏ để khơng có những quan điểm lệch lạc dẫn đến những hành
động sai lầm có thể ảnh hưởng đến việc học hành và tương lai của các em.
Kết quả này cịn giúp gia đình, nhà trường và xã hội có cái nhìn tổng qt hơn về vị
thành niên và quan điểm của các em về vấn đề tình u, tình dục; về sự ảnh hưởng của
những thơng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đến sự hiểu biết và quan điểm của
các em, về nhu cầu cần được cung cấp thơng tin, kiến thức về tình yêu, tình dục….


15

Đồng thời, từ kết quả này, các bậc phụ huynh, những nhà giáo dục và tồn xã hội sẽ
có những biện pháp, những cách thức để giúp trang bị cho vị thành niên những kiến thức về
tình yêu, tình dục một cách toàn diện, đầy đủ, giải đáp những thắc mắc cho các em một cách
kịp thời để hạn chế tình trạng nạo phá thai, sự lây nhiễm các bệnh qua đường tình
dục,….giúp các em biết cách ứng xử, tơn trọng bản thân và bạn khác giới, xây dựng mối
quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và bạn bè.
1.7. Giới hạn của đề tài
Việc khảo sát về quan điểm của học sinh Trung học Phổ thơng về vấn đề tình u,
tình dục dưới sự ảnh hưởng của các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng
mà nhất là Internet được thực hiện tại hai trường là Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh
Khai và Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng
1 năm 2011. Hạn chế của cuộc khảo sát này là do được tiến hành vào thời điểm là gần cuối
học kỳ I của năm học nên hầu hết giáo viên và học sinh đều bận rộn với việc thi học kỳ,
thêm nữa vì khơng muốn làm ảnh hưởng đến học sinh khối lớp 12 đang ôn tập để chuẩn bị
cho kỳ thi tốt nghiệp và cũng vì muốn chọn một khối lớp để khi phát phiếu khảo sát có thể
dễ dàng thu lại được nên Ban giám hiệu của cả hai trường chỉ cho khảo sát khối lớp 10, do
đó khơng thể có cái nhìn tồn diện hơn về quan điểm của học sinh khối lớp 11 và 12 về vấn
đề tình yêu, tình dục như thế nào và ảnh hưởng của các thông tin trên các phương tiện

truyền thông đại chúng đối với các em ra sao.
1.8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục một số tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm 2 chương:
Chương 1: Vấn đề tình yêu, tình dục và việc tiếp cận các phương tiện truyền thông
đại chúng của vị thành niên
1.1. Vị thành niên và những vấn đề về giới tình, tình yêu, tình dục
1.2. Việc sử dụng và sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến
vị thành niên


16

Chương 2: Ảnh hưởng của việc sử dụng các phương tiện truyền thơng và quan điểm
về tình u, tình dục của học sinh Trung học Phổ thông. (Điển cứu tại trường Trung học Phổ
thông Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Q Đơn, Thành phố Hồ Chí Minh).
2.1. Việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng và quan điểm của học sinh
Trung học Phổ thơng về tình u, tình dục.
2.2. Nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông về việc cung cấp thơng tin về giới
tính, tình u, tình dục
2.3. Khuyến nghị
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Các khái niệm liên quan và các khái niệm được sử dụng trong đề tài
2.1.1. Khái niệm thanh thiếu niên
Dưới góc độ Xã hội học thì thanh thiếu niên là một nhóm dân cư phát triển tồn
diện về thể chất và tinh thần, có sức khoẻ, biến đổi nhanh về tâm sinh lý. Họ đang ở độ tuổi
năng động, hăng hái, sơi nổi, nhiệt tình, vơ tư, nhạy bén, ưa dân chủ, chuộng cái mới song
cũng dễ sa vào trạng thái cực đoan, chạy theo mốt, sống thực dụng. Tuy vậy, họ rất ham học
hỏi, ước mơ thành đạt, muốn sáng tạo, muốn có thu nhập cao, muốn làm giàu chính đáng và
trở nên nổi tiếng. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, lại chưa từng trải nên dễ bị chán nản, dễ

hoang mang dao động trước khó khăn, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thơng tin ít
chọn lọc, tạo nên yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.
2.1.2. Khái niệm vị thành niên
Vị thành niên là thời kỳ chuyển đổi từ trẻ con thành người lớn. Nó được đánh dấu
bằng những thay đổi xen lẫn nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn
giản sang phức tạp (WHO, 1979). Thời kỳ này kéo dài khoảng 10 năm, từ 10 – 19 tuổi, có
trường hợp đến 21 tuổi. Đây là giai đoạn đứa trẻ có nhiều biến động lớn về thể chất, tâm lý,
phát triển trí tuệ, về mối quan hệ với bạn cùng lứa tuổi, với thầy cô giáo, với cha mẹ và đặc
biệt là có sự thay đổi về các hoạt động chức năng sinh sản. Những thay đổi vừa phức tạp,
vừa đột biến đến mức có người định nghĩa rằng “Vị thành niên là một thời kỳ bão tố của
những dao động lớn giữa những điều cực kỳ trái ngược nhau” (Neillk, 1979).


17

2.1.3. Khái niệm học sinh Trung học Phổ thông
“Học sinh Trung học phổ thơng” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh
niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi). Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn. Tuổi thanh niên là
thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi, trong đó chia ra làm 2 thời kỳ.
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giai đoạn học sinh
Trung học phổ thông).
Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn thanh niên sinh viên).
2.1.4. Khái niệm tình yêu, tình dục, mối quan hệ giữa tình dục và tình u, tình
dục an tồn, tình dục thống
Tình u được cho là mức độ tình cảm Người với Người cao đẹp nhất, nó được xây
dựng từ các hiện tượng quan hệ Người – Người, nó trở thành động lực và điều chỉnh hoạt
động. Tình yêu là mức phát triển mới của tình bạn, quan tâm chăm lo đến nhau; chia sẽ lẫn
nhau về cảm xúc (cả vui, cả buồn,…), cách nghĩ, cách làm hay hành động; tôn trọng lẫn
nhau.

Tình dục là một hoạt động bản năng bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau: sinh học,
tâm lý, xã hội, hành vi, giáo dục, luân lý, đạo đức và quan trọng nhất là văn hóa nhằm thỏa
mãn nhu cầu cơ thể và duy trì nịi giống. [18, tr.52]
Tình dục là nhu cầu sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người. Tình dục có thể là
các cử chỉ hành động đem lại cho nhau khoái cảm như âu yếm, hơn, vuốt ve và kích thích để
đạt được khối cảm. Giao hợp chỉ là một hình thức thể hiện tình dục.
Tình dục an tồn và có trách nhiệm là tình dục giữa nam và nữ khơng dẫn đến có
thai ngồi ý muốn và lây nhiễm các bệnh do quan hệ tình dục và HIV/AIDS. Để có tình dục
an tồn, hai người đều phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất lựa chọn việc sử dụng các
biện pháp tránh thai phù hợp, biện pháp tốt nhất là sử dụng bao cao su để tránh mang thai
ngoài ý muốn và khơng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.
Thực hiện hành vi an tồn tình dục sẽ bảo vệ bạn không nhiễm hoặc lây bệnh cho người


18

khác những bệnh như viêm gan, HIV/AIDS, các bệnh lây qua đường tình dục và ngăn ngừa
có thai ngồi ý muốn một cách chủ động.
Mối quan hệ giữa tình dục và tình u đó là tình dục là biểu hiện cụ thể, mạnh mẽ
nhất của tình u chân chính. Trên nền tảng của tình u, tình dục khơng cịn là hoạt động
bản năng mà được nâng lên tầm cao, coi đó là đỉnh cao của tình u, được xử sự có văn hóa.
[18, tr.57]
Tình dục thống khơng phải là quan điểm cổ xúy cho việc "tình dục" bất kỳ chỗ
nào, bất kỳ lúc nào, bất kể "người ấy" có muốn hay khơng. Tình dục thống hướng đến tự
do cá nhân nhưng khơng làm ảnh hưởng đến người khác; tình dục thống đề cập đến chuyện
đó một cách cởi mở, tự nhiên... mà khơng tạo ý tưởng cho việc kích dục; tình dục thống là
quan hệ tình dục nhưng khơng làm cho cộng đồng cảm thấy bất an...
2.1.5. Khái niệm Sex
Sex xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là “quan hệ tình dục”. Sex tập hợp những phản
ứng, thái độ, tâm lý mà khởi đầu là libido rồi mới dẫn đến sự thõa mãn bằng quan hệ tình

dục. [18, tr.54]
2.1.6. Khái niệm truyền thơng
Theo Cooley thì truyền thơng là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã
hội “Đó là cơ chế để các liên hệ của con người tồn tại và phát triển”.
M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thông như là phương tiện của tương tác xã
hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động xã hội và bên kia là định
hướng xã hội.
Trong hoạt động thông tin – giáo dục – truyền thơng, các hình thức truyền thơng
được sử dụng chủ yếu là truyền thơng đại chúng gồm báo chí, phát thanh, truyền hình,
bangrol, …Đặc điểm của truyền thơng đại chúng là bằng một nguồn truyền thơng, chúng ta
có thể đưa một nội dung thông điệp thống nhất tới đông đảo đối tượng. Song với truyền
thông đại chúng, chúng ta không thể biết được đối tượng tiếp nhận các thông điệp đó như
thế nào ngay trong q trình truyền thơng.


19

2.1.7. Khái niệm Internet
Internet hay International Net Work là mạng của các mạng, được tạo ra bằng việc
kết nối các máy tính và các mạng máy tính với nhau trong một mạng chung rộng lớn mang
tính tồn cầu. Tiền thân của Internet là Arpanet – mạng máy tính của cơ quan nghiên cứu
cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định xây dựng năm 1969. Internet lan rộng khắp các
nước vào thập kỷ 90 và lần đầu tiên được truy cập ở Việt Nam vào năm 1997.
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng cộng gồm
các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thơng tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa
(giao thức IP). Internet cung cấp cơ sở hạ tầng để có thể hiện diện trực tuyến và cho phép tất
cả mọi người trên thế giới có thể truy nhập đến World Wide Web (WWW). Chúng cung cấp
cho người sử dụng một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ.
2.2. Lý thuyết vận dụng và khung lý thuyết

2.2.1. Lý thuyết vận dụng
Lý thuyết hệ thống và sinh thái
Trong cuốn Công tác xã hội cá nhân (2006), tác giả Lê Chí An đã viết:
Lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các
cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên các nhân. Cá nhân được xem như bị lôi cuốn vào sự
tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong mơi trường. Mục đích của Công tác
xã hội là cải thiện mối quan hệ của thân chủ và các hệ thống.
Lý thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho người thực hành Công tác xã hội phân tích
thấu đáo sự tương tác giữa/ trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh
hưởng ra sao đến hành vi của con người.
Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, có nhiều đóng góp quan
trọng cho ngành Cơng tác xã hội như cung cấp cho người thực hành một khn khổ để phân
tích sự tương tác ln thay đổi, không ổn định của con người luôn thay đổi trong mơi trường
của họ.
Một trong những đóng góp đó là định nghĩa ba cấp độ của hệ thống, có thể hiểu ba
cấp độ tác động lên cá nhân của hệ thơng sinh thái qua mơ hình như sau:


20

Lực bên
ngồi

Lực bên
trong

n
nhân

Vi mơ:yếu tốsinh

học, tâm lý, xã
hội

Trung mơ: yếu tố
gia đình, nhóm
bạn bè, trường
học, đồng nghiệp

Vĩ mơ: yếu tố cộng
đồng và nền văn hóa,
thiết chế, tổ chức

Áp dụng vào nghiên cứu này, tác giả muốn phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố bên
ngoài lên quan điểm của cá nhân về một vấn đề, cụ thể là sự ảnh hưởng của những thông tin
trên các phương tiện truyền thông đại chúng lên quan điểm của vị thành niên nói chung và
của học sinh Trung học Phổ thơng nói riêng về vấn đề tình yêu, tình dục mà sự ảnh hưởng
này có thể dẫn đến hành vi quan hệ tình dục tuổi vị thành niên, quan hệ khơng an tồn có
thể dẫn đến việc mang thai tuổi vị thành niên, nạo phá thai và lây nhiễm những bệnh qua
đường quan hệ tình dục,…
Nghiên cứu cũng tìm hiểu sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa lên sự cung cấp thơng
tin về tình u, tình dục từ phía cha mẹ, thầy cơ giáo,…đến vị thành niên mà sự giáo dục
này có thể dẫn đến sự tị mị, tự tìm hiểu của các em và dẫn đến những hậu quả không thể
kiểm sốt được như đã kể trên.
Từ mơ hình hệ thống sinh thái, tác giả muốn đề cập đến việc cần phải làm sao đó
phá bỏ những định kiến rào cản về quan niệm giáo dục giới tính, tình u, tình dục cho
thanh thiếu niên và hình thành một quan điểm giáo dục phù hợp với tâm sinh lý, chuẩn mực
xã hội; nhấn mạnh đến việc các tổ chức xã hội…cần phải chú trọng đến việc đáp ứng nhu
cầu về thông tin về giới tính, tình u, tình dục cho thanh thiếu niên, tầm quan trọng của các
thông tin này đến kiến thức, việc hình thành thái độ, quan điểm và hành vi của thanh thiếu
niên và việc thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, phiến diện sẽ gây ra những hậu quả xã



21

hội như thế nào. Từ đó tìm ra giải pháp hợp lý để làm cho các chương trình thơng tin – giáo
dục - truyền thông đạt hiệu quả tốt hơn.
2.2.2. Khung phân tích
Truyền thơng đại chúng

Báo chí,
Sách

Truyện,
sổ tay

Internet

Phát thanh,
tuyền hình

Phim
ảnh

Quảng
cáo

Thơng tin truyền thông đại chúng

Quan điểm của học sinh Trung học Phổ
thơng về vấn đề tình u, tình dục

2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất đặt ra trong nghiên cứu này là những phương tiện truyền thông
đại chúng một mặt đem lại nhiều sự tiện lợi, hữu ích cho người sử dụng như cung cấp thông
tin một cách nhanh chóng. Thế nhưng bên cạnh đó, những phương tiện truyền thông này
cũng đưa ra một khối lượng lớn những thông tin về tình u, tình dục…nhưng lại khơng có
nguồn gốc rõ ràng, khơng kiểm sốt và điều này đã ảnh hưởng đến quan điểm của vị thành
niên nói chung và học sinh Trung học Phổ thơng nói riêng về vấn đề tình u, tình dục và có
khơng ít trong số họ có những quan điểm sai lầm, lệch lạc thơng tin dẫn đến có hành vi tình
dục khơng an tồn, để lại những hậu quả to lớn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Giả thuyết thứ hai là phải chăng chính sự lo ngại, chính quan điểm Á Đơng truyền
thống đã làm cho gia đình, nhà trường và xã hội đã không cung cấp cho vị thành niên những


22

thơng tin, kiến thức về giới tính, về tình u, và về những mối quan tình dục an tồn,…để
các em tự tìm hiểu và bị rối trong một luồng thơng tin khổng lồ mà không biết được cái nào
đúng, cái nào sai để rồi chính sự e ngại của gia đình và nhà trường, sự tị mị của vị thành
niên đã gây ra những hậu quả đáng tiếc như nạn nạo phá thai, quan hệ tình dục khi chưa đủ
tuổi để chịu trách nhiệm về những hành vi của mình…


23

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TÌNH YÊU, TÌNH DỤC VÀ VIỆC TIẾP CẬN CÁC PHƯƠNG
TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG CỦA VỊ THÀNH NIÊN

1.1. Vị thành niên và những vấn đề về giới tình, tình yêu, tình dục
Do đời sống kinh tế - xã hội và tinh thần ngày càng được cải thiện và nâng cao,
thanh thiếu niên ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới bước vào tuổi dậy thì sớm hơn

trước kia.
Cùng với q trình đơ thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì tác động tất yếu của
nó là sự thay đổi của các giá trị truyền thống. Với quá trình di dân từ khu vực nơng thơn ra
các thành phố lớn, có nhiều yếu tố làm cho thanh niên trì hỗn tuổi kết hơn và lập gia đình.
Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc thanh thiếu niên ngày càng có cơ hội
tiếp xúc với những thành tựu văn hóa, khoa học – kỹ thuật mới và cũng đồng thời phải đối
mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn.
Theo chuẩn mực của văn hóa truyền thống ở Việt Nam và một số nước Châu Á
khác, trong giai đoạn dậy thì, thanh thiếu niên khơng được phép có quan hệ tình dục. Tuy
nhiên trong thực tế, các hoạt động tình dục của thanh thiếu niên, quan hệ tình dục trước hơn
nhân vẫn diễn ra. Các rủi ro thường gặp như có thai ngồi ý muốn, mắc các bệnh qua đường
tình dục là mối lo ngại khơng chỉ của thanh thiếu niên mà cịn là mối lo ngại của gia đình,
nhà trường và tồn xã hội.
Theo báo cáo được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khỏe sinh sản
và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh Trung học (năm 2008) thì Việt Nam có khoảng
23,8 triệu vị thành niên và thanh niên, chiếm 31% dân số. Con số này sẽ tăng lên 4,8% trong
vịng 10 năm tới và có khoảng 80% vị thành niên và thanh niên là học sinh – sinh viên. Điều
tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY I) cho thấy 7,6%
trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, có đến 50% vị thành niên chưa có tri thức đầy đủ
về sinh lý tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai, 90% khơng biết cách áp dụng một
biện pháp phòng tránh thai nào. Trong khi đó, tình trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân ở
lứa tuổi này ngày một tăng. Điều đó dẫn đến sự gia tăng các bệnh lây qua đường tình dục,
các biến chứng liên quan đến nạo thai (nhiễm trùng, tổn thương đường sinh dục, vô sinh, tử


×