Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu mộc bản triều nguyễn vào việc phục vụ nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.55 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN: LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHỊNG

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình :
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU MỘC BẢN
TRIỀU NGUYỄN VÀO VIỆC PHỤC VỤ NHU CẦU XÃ HỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Hà Minh Minh Đức. Lớp: Lưu trữ - Quản trị văn phịng.
Khóa: 2010 - 2014
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đỗ Văn Học.


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Sơ lược tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 3
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1................................................................................................................. 5
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHỐI TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU


NGUYỄN .................................................................................................................... 5
1.1. Sự hình thành tài liệu Mộc bản trong triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) ........ 5
1.1.1. Sơ lược về triều Nguyễn (1802 – 1945) ...................................................... 5
1.1.2. Quốc sử quán triều Nguyễn – nơi hình thành tài liệu Mộc bản.................... 8
1.1.2.1. Khái quát Quốc sử quán triều Nguyễn ................................................. 8
1.1.2.2. Sự hình thành Mộc bản triều Nguyễn ................................................ 11
1.2. Quá trình di dời và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ 1945 đến nay ............. 14
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạg tháng tám 1945 đến khi đất nước thống nhất........ 14
1.2.2. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay.................................................................. 16
CHƯƠNG 2............................................................................................................... 18
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHỐI TÀI LIỆU MỘC BẢN
TRIỀU NGUYỄN VÀO VIỆC PHỤC VỤ NHU CẦU XÃ HỘI ............................... 18
2.1. Công tác bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn .............................................. 18
2.2. Phát huy giá trị tài liệu Mộc bản phục vụ cho các nhu cầu xã hội .................... 21
2.2.1. Khu trưng bày đặc biệt ............................................................................. 21
2.2.2. Ấn phẩm và các bài viết trên tạp chí khoa học về Mộc bản triều Nguyễn . 24
2.2.3. Giá trị Mộc bản triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa ........................ 25
CHƯƠNG 3............................................................................................................... 27


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHỐI TÀI LIỆU MỘC BẢN
TRIỀU NGUYỄN...................................................................................................... 27
3.1. Nhận xét, đánh giá về công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều
Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ........................................................... 27
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bản tồn và phát huy giá trị Mộc bản
triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ................................................... 28
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 29



1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mộc bản triều Nguyễn là bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in
thành sách, mơ tả mọi mặt về hoạt động chính trị và đời sống xã hội của nước ta dưới
triều đại nhà Nguyễn. Ngồi các tài liệu hình thành dưới thời Nguyễn cịn có các tài
liệu q hiếm của thế kỷ trước được triều đình nhà Nguyễn tập hợp và lưu giữ. Khối
tài liệu này là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống
chính trị và xã hội Việt Nam từ đầu thế XIX đến giữa thế kỷ XX.
Trải qua nhiều chế độ cầm quyền lưu giữ và bảo quản, hiện nay Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng) là nơi lưu trữ Mộc bản triều Nguyễn. Ngày 31
tháng 7 năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư
liệu thế giới và là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Nhà
nước và Chi cục Văn thư Lưu trữ, Mộc bản triều Nguyễn đã và đang được Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia IV bảo quản, lưu giữ và sử dụng một cách khoa học để có thể phát
huy được tối đa giá trị của khối tài liệu quý giá này.
Xuất phát từ tầm quan trọng trong công tác lưu trữ tài liệu Mộc bản triều
Nguyễn, tôi đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn
vào việc phục vụ nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài giải quyết 3 cơng
việc chính sau đây:
- Khái qt lịch sử hình thành và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ năm 1802
đến nay.
- Tìm hiểu cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị Mộc bản triều Nguyễn phục vụ
các nhu cầu xã hội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng).
- Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo
tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn.


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mộc bản triều Nguyễn là bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in
thành sách vào đầu thế kỷ XIX cho đến giữa thế kỷ XX ở nước ta. Nội dung của khối
tài liệu Mộc bản này rất phong phú, đa dạng phản ánh mọi mặt hoạt động quản lý của
bộ máy chính quyền Trung ương cũng như xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 1945). Trải qua quá trình hình thành và nhiều lần di chuyển địa điểm bảo quản, hiện
nay tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
IV (tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với mục đích là bảo quản an toàn, hoàn chỉnh và phục
vụ khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả nhất của xã hội hiện nay cũng như mai sau
đối với khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc
bản vào việc phục vụ các nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay nhằm mục đích
nghiên cứu có hệ thống lịch sử hình thành và phát triểu khối tài liệu Mộc bản, từ đó
tìm hiểu được cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản của Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia IV để phục vụ các nhu cầu xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp tác
giả bước đầu có những nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa công tác phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài gồm 3 mục tiêu:
Thứ nhất, khái quát được sự hình thành và phát triển của Mộc bản trong triều
đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) và từ 1945 cho đến hiện nay được lưu trữ tại Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia IV.
Thứ hai, tìm hiểu được cơng tác bảo tồn và tổ chức sử dụng tài liệu Mộc bản
triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV hiện nay.
Thứ ba, đưa ra những nhận xét về công tác tổ chức sử dụng Mộc bản triều
Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và đề xuất những hướng giải pháp hoàn
thiện công tác này hơn.


3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khối tài liệu Mộc bản hiện đang được bảo quản tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng).
Khách thể nghiên cứu là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và các cán bộ, nhân
viên làm việc tại Trung tâm.
Phạm vi không gian của đề tài là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
Phạm vi thời gian của đề tài là từ năm 1802 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện đề tài là phương pháp thu thập
thông tin. Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp tơi tổng hợp được
những thơng tin quan trọng và hữu ích để giải quyết vấn đề. Ngồi ra, đề tài cịn sử
dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, khảo sát thực tiễn nhằm làm rõ và giải quyết
vấn đề.
5. Sơ lược tình hình nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu về Mộc bản triều Nguyễn cịn khá ít. Tiêu biểu có thể kể
đến đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo quản tài liệu Mộc bản của Thạc sĩ Nguyễn
Thị Hà; các bài viết về công tác lưu trữ và giá trị Mộc bản triều Nguyễn của Tiến sĩ
Phạm Thị Huệ đăng trên tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam qua các năm. Các tài liệu
trên là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài này.
6. Đóng góp của đề tài
Ngồi những đề xuất cho giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Mộc bản triều
Nguyễn, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào khối kiến thức về Mộc bản triều Nguyễn
và là tư liệu bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về Mộc bản
triều Nguyễn của các tác giả sau này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương. Cụ thể là:
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn.


4

Nội dung chương khái quát về lịch sử triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) và sự
hình thành Mộc bản dưới triều đại này cùng với quá trình di chuyển và bảo quản Mộc
bản triều Nguyễn từ năm 1945 đến nay.
Chương 2. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản triều
Nguyễn phục vụ các nhu cầu xã hội.
Chương 2 sẽ tìm hiểu được cơng tác bảo tồn và tổ chức sử dụng Mộc bản triều
Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
Chương 3. Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công
tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản.
Chương cuối tổng kết và đưa ra những nhận xét về công tác bảo tồn và phát huy
giá trị Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.


5

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHỐI TÀI
LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN
1.1. Sự hình thành tài liệu Mộc bản trong triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)
1.1.1. Sơ lược về triều Nguyễn (1802 – 1945)
Vương triều Nguyễn (1802-1945) được tính từ vua Gia Long - người sáng lập
nên triều Nguyễn, đến vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng ở Việt Nam. Tuy nhiên,
khi nói đến vương triều Nguyễn, người ta khơng thể khơng nói đến 9 đời chúa Nguyễn
- tổ tiên của các vị vua Nguyễn sau này, và cũng là những người đã có công khai phá,
mở mang bờ cõi về phương Nam.
Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), vị chúa đầu tiên - Đoan quận cơng Nguyễn
Hồng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, mở ra một trang sử mới cho vùng đất này. Cùng
với sự phát triển và củng cố quyền lực của họ Nguyễn ở Đàng Trong, mâu thuẫn với
họ Trịnh ở Đàng Ngoài cũng ngày càng gay gắt, gây nên cuộc chiến tranh chia cắt đất
nước trong suốt hơn 200 năm. Bên cạnh đó, cơng cuộc Nam tiến để mở rộng bờ cõi
cũng được đẩy mạnh. Đến năm 1757, các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền trên toàn

bộ vùng đất Nam bộ như chúng ta thấy ngày nay1.
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển chính quyền xứ Đàng Trong, các
chúa Nguyễn đã nhiều lần dời lập thủ phủ từ Ái Tử (1558-1570) đến Trà Bát (15701600), Dinh Cát (1600-1626), Phước Yên (1626-1636), Kim Long (1636-1687), Phú
Xuân (1687-1712), Bác Vọng (1712-1738) để rồi trở về dừng chân ở Phú Xuân một
lần nữa (1738-1775)2. Năm 1775, dưới nhiều tác động của bối cảnh chính trị-xã hội, vị
chúa Nguyễn cuối cùng đã để mất Phú Xuân vào tay quân Trịnh, tiếp đó là sự sụp đổ
hoàn toàn trước sức mạnh của quân Tây Sơn cho đến khi một hậu duệ của họ Nguyễn
khôi phục lại cơ đồ, dựng nên vương triều Nguyễn sau này.
Trước đó, ngay từ năm 1788, lợi dụng sự bất hịa trong anh em Tây Sơn,
Nguyễn Ánh đã bí mật đưa lực lượng trở lại Gia Định. Thất vọng trước sự bất lực của
quân Xiêm, Nguyễn Ánh tăng cường tìm kiếm sự giúp đỡ của người Pháp. Dựa vào sự
1
2

Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong 1558-1777, Nhà sách Khai Trí, Sài Gịn, 1967, tr.321
Chu Thiên, Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn, Nghiên cứu Lịch sử, số 56, năm 1963.


6
giúp đỡ của Pháp và các thế lực đại địa chủ ở Gia Định, lực lượng của Nguyễn Ánh
ngày càng mạnh lên. Năm 1793, Nguyễn Ánh tấn công ra Quy Nhơn. Lực lượng của
Nguyễn Nhạc bị tổn thất nặng nề, buộc phải cầu cứu quân Phú Xuân. Quân Quang
Toản vào giải cứu, nhưng sau đó lại chiếm lấy Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất ức
mà chết, nội bộ nhà Tây Sơn bị rạn nứt nghiêm trọng. Lực lượng Tây Sơn ngày càng
rệu rã. Năm 1801, lực lượng nòng cốt của thủy quân Tây Sơn bị đánh ở cửa Thị Nại.
Tháng 6 năm đó, Nguyễn Ánh chiếm được thành Phú Xuân, quân Tây Sơn tan vỡ,
Quang Toản phải bỏ chạy ra Thăng Long. Tháng 7 – 1802, thành Thăng Long rơi vào
tay Nguyễn Ánh.
Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh - hậu duệ của các chúa
Nguyễn đã thâu tóm giang sơn về một mối, lập nên vương triều Nguyễn, lấy niên hiệu

là Gia Long. Phú Xuân trở thành kinh đô của cả nước trong suốt 143 năm tồn tại của
triều đại này.
Kế tục sự nghiệp của ông, lần lượt 12 vị vua Nguyễn sau đó đã xây dựng Phú
Xn thành trung tâm chính trị, văn hóa, quyền lực của một nhà nước Việt Nam thống
nhất từ Bắc đến Nam, phản ánh bước phát triển cao hơn của lãnh thổ quốc gia, quy tụ
được các giá trị văn hóa của cả lãnh thổ rộng lớn.
Là triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam. Có thể nói,
trong các triều đại thì triều Nguyễn là triều đại đã gây ra nhiều tranh luận nhất trong
giới sử học về cách đánh giá triều đại này. Nếu như hầu hết các nhà sử học đều công
nhận và đánh giá công lao của các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê Sơ thì riêng đối
với triều Nguyễn, những nhận định lại khơng đồng nhất, thậm chí trong cùng một vấn
đề thì lại có sự đối lập hồn tồn nhau giữa những người tham gia công tác nghiên cứu
sử học. Tuy nhiên, cũng có một sự thật là theo thời gian, với độ lùi của tâm lý nhận
thức của nhiều người, xu hướng giảm nhẹ sự bất đồng để xích lại gần nhau trong cách
đánh giá triều Nguyễn cũng diễn ra đáng kể.
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau khi đánh gia về triều Nguyễn, tuy nhiên có
một thực tế cần nhìn nhận đó là trong q trình tồn tại, vương triều Nguyễn đã để lại di
sản lớn lao nhất là một giang sơn đất nước trải rộng trên lãnh thổ thống nhất từ bắc chí
nam gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải


7
đảo trên Biển Đơng. Lãnh thổ đó là sản phẩm của cả tiến trình lịch sử bắt đầu từ lúc
hình thành Nhà nước đầu tiên, nước Văn Lang-Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương
Vương, rồi tiếp tục với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử
cho đến giữa thế kỷ XVI đã mở rộng vào đến vùng Thuận Quảng. Thời kỳ các chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn kế thừa thành quả đó và mở mang vào đến tận đồng
bằng sông Cửu Long.
Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi
vật thể. Di sản đó một phần đang hiện hữu trên đất nước Việt Nam với những di tích

kiến trúc, thành lũy, lăng mộ… và tất cả đã hịa đồng với tồn bộ di sản dân tộc cùng
đồng hành với nhân dân, với dân tộc trong cuộc sống hôm nay và mãi mãi về sau, góp
phần tạo nên bản sắc và bản lĩnh dân tộc, sức sống và sự phát triển bền vững của đất
nước.
Triều Nguyễn cũng đã để lại một di sản cực kỳ đồ sộ bao gồm một khối lượng
lớn các bộ quốc sử, địa chí, hội điển, văn bia, châu bản, địa bạ, gia phả... Cống hiến to
lớn nhất của thời Nguyễn nói chung chính là những thành tựu văn hóa mang giá trị nổi
bật tồn cầu với những di sản văn hóa đã được UNESCO cơng nhận.
Trong di sản văn hóa vật thể, có thể nói rất nhiều đình, đền, miếu, nhà thờ họ
trong tín ngưỡng dân gian, chùa tháp của Phật giáo, đạo quán của Đạo giáo…, còn lại
đến nay phần lớn đều được xây dựng hay ít ra là trung tu trong thời nhà Nguyễn. Tất
cả di sản này rải ra trên phạm vi cả nước từ bắc chí nam.
Về di sản chữ viết, triều Nguyễn để lại một kho tàng rất lớn với những bộ chính
sử, những cơng trình biên khảo trên nhiều lĩnh vực, những sáng tác thơ văn của nhiều
nhà văn hóa lớn, những tư liệu về Châu bản triều Nguyễn, văn bia, địa bạ, gia phả,
hương ước, những sắc phong, câu đối trong các kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng, những
văn khắc trên hang núi, vách đá… Nổi bật khối tài liệu Mộc bản với nội dung rất
phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như:
lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, qn sự, pháp chế, văn hóa giáo dục, tơn giáo – tư
tưởng – triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự. Giá trị của khối tài liệu Mộc bản này đã
được thừa nhận khi năm 2007, thông qua Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã trình UNESCO hồ sơ "Mộc bản triều Nguyễn" để


8
đăng ký di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Sau
nhiều phiên họp thẩm định, đánh giá, ngày 30-7-2009, hồ sơ "Mộc bản triều Nguyễn"
đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới và
chính thức được công bố trong danh sách 35 Di sản tư liệu thế giới được UNESCO
công nhận năm 2009 trên trang tin điện tử của Chương trình Ký ức thế giới. Đây là tài

liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO cơng nhận là "Di sản tư liệu thế giới".
Có thể nói vương triều Nguyễn đã đi vào lịch sử, nhưng di sản văn hóa mà thời
kỳ lịch sử đó đã tạo dựng nên, kết tinh những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, thì
mãi mãi trường tồn cùng non sơng đất nước. Đó là bộ phận quan trọng của di sản văn
hóa dân tộc ln ln giữ vai trị động lực tinh thần nội tại của cơng cuộc phục hưng
dân tộc, của sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước hiện nay.
1.1.2. Quốc sử quán triều Nguyễn – nơi hình thành tài liệu Mộc bản
1.1.2.1. Khái quát Quốc sử quán triều Nguyễn
Quốc sử quán (chữ Hán: 國史館) triều Nguyễn là cơ quan biên soạn lịch sử
chính thức duy nhất ở Việt Nam trong suốt 125 năm từ năm 1821 tới năm 1945.
Tháng 7 năm 1820, Quốc Sử quán bắt đầu được xây dựng và hồn tất sau đó 1
tháng, tọa lạc tại phường Phú Văn trong Kinh thành Huế (nay thuộc phường Thuận
Thành, thành phố Huế). Sau đó nửa năm, vua Minh Mạng cho xây dựng và cải tạo lại
hai dãy nhà bên tịa nhà chính thành nơi làm việc của quan lại, đồng thời ở cổng chính
cho dựng hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1821,
vua Minh Mạng cho làm lễ khai mạc Quốc sử quán tại điện Cần Chánh và chính thức
đưa nó vào hoạt động.
Đến tháng 11 năm 1841, Quốc Sử Qn có thêm hai tịa nhà phụ nữa nằm ở hai
bên do vua Thiệu Trị xây: tòa nằm bên trái dành cho các toản tu tên là Công thự, bên
phải dành cho các biên tu tên là Giải vũ đài. Tháng 10 năm 1957, vua Tự Đức cho xây
thêm Tàng bản đường nằm ở phía sau tịa nhà chính để đáp ứng nhu cầu chứa các tài
liệu biên soạn và in ấn. Đến tháng 2 năm 1884, một dãy nhà ngói 7 gian 2 chái được
xây thêm để dùng cho việc viên soạn Đại Nam thực lục chính biên kỷ thứ tư.


9
Năm 1890, một số nhà quan tản cư được sửa chữa, đồng thời cho đóng thêm
một số tủ gỗ sơn son để lưu trữ tư liệu và sách vở. Đến thời vua Thành Thái, một số
tòa nhà phụ được tu bổ lại. Năm 1902, hầu hết Quốc sử quán được trùng tu lại. Sau

Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quốc sử quán ngưng hoạt động hoàn toàn.
Quốc sử quán trong suốt 125 năm hoạt động đã để lại rất nhiều cơng trình lịch
sử địa lý quy mơ, được biên soạn một cách chặt chẽ nhất theo phong cách viết sử Việt
Nam kết hợp Trung Quốc. Số cơng trình có thể được chia thành các nhóm:
Nhóm 1: Địa chí, bao gồm Quốc chí và Địa phương chí.
Quốc chí:
Hồng Việt nhất thống địa dư chí của Lê Quang Định soạn năm 1806 nhưng
chưa được in: nội dung chủ yếu về các trấn sở và hệ thống giao thơng Việt Nam thời
bấy giờ.
Hồng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú in lần đầu năm 1833 thời Minh Mạng,
viết về thay đổi về địa lý hành chính, người nổi tiếng, sản vật, nghề thủ cơng các địa
phương Việt Nam.
Đại Việt địa dư tồn biên (hay Phương Đình dư địa chí) do Nguyễn Văn Siêu và
Bùi Quỹ soạn thời Tự Đức, in năm 1900 với phần lời tựa do Nguyễn Trọng Hợp đề.
Tóm tắt danh sách chính sử Trung Quốc, lịch sử thay đổi địa lý lãnh thổ Việt Nam.
Đại Nam nhất thống chí do Hồng Hữu Xứng, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình
Bình, Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường soạn thời Tự Đức. Viết về từng tỉnh trong cả
Việt Nam và một số lãnh thổ kề cận bấy giờ.
Đồng Khánh địa dư chí lược soạn từ 1886 đến 1886, nội dung lấy từ Đại Nam
nhất thống chí và sắp xếp lại.
Địa phương chí:
Bắc thành địa dư chí của Lê Chất và Nguyễn Văn Lý;
Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức;
Hải Dương địa dư và Hải Đơng chí lược của Ngơ Thời Nhậm;


10
Bắc Ninh tỉnh chí;
Hưng n nhất thống chí;
Hưng Hóa chí lược;

Sơn Tây tỉnh chí;
Nam Định tỉnh địa dư chí;
Hoan Châu phong thổ chí;
Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch;
Thanh Hóa tỉnh chí;
Quảng Nam tỉnh chí lược;
Cam Lộ phủ chí.
Nhóm 2: Lịch sử, văn học, pháp luật, bao gồm :
Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên);
Đại Nam liệt truyện;
Minh Mệnh chính yếu;
Khâm định Việt sử thơng giám cương mục;
Đồng Khánh Khải Định chính yếu;
Quốc triều sử tốt yếu;
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ;
Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ chính biên;
Minh Mệnh ngự chế văn;
Minh Mệnh ngự chế thi tập;
Ngự đề đồ hội thi tập;


11
Triệu Trị ngự chế thi;
Tự Đức ngự chế thi;
Tự Đức ngự chế văn;
Ngọc điệp Tơn phổ.
1.1.2.2. Sự hình thành Mộc bản triều Nguyễn
Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các
điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các
vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác

phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Trong q trình hoạt động đó đã sản sinh ra
một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là Mộc bản. Tất cả các bản thảo nói trên đều được
đích danh Hồng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người
thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
Dưới triều Nguyễn, sách quốc sử, thực lục của các triều vua và các sách chuyên
khảo về giáo dục, địa chí, văn học… được biên soạn ở Quốc Sử quán. Quốc Sử quán
có nhiệm vụ biên soạn quốc sử, thực lục các triều vua và những sách chuyên khảo về
giáo dục, địa chí, văn học v.v…Quốc Sử quán làm việc trên các sách cổ và những tài
liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của nhà vua và các bộ, nha, trấn, thành
v.v…Đó là những chiếu, dụ, chỉ của Hoàng đế đã được đưa ra thi hành, còn các phiến,
tấu, sớ, sách của các cơ quan thuộc các bộ ở triều đình và địa phương đã được Vua phê
duyệt và hầu bửu (bản chính của các văn bản này gọi là Châu bản).
Mộc bản là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính
về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến
về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người
có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm
việc với chúng.
Chế tác tài liệu này phải trải qua một quy trình chặt chẽ tốn nhiều thời gian
cơng sức. Trước hết, vua ban dụ cho phép biên soạn sách. Sau đó cơ quan biên soạn
dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn sách bản thảo hoàn thành dâng
lên vua ngự lãm. Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo


12
ý của vua. Bản thảo được chép rõ ràng. Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên vua
ngự phê. Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự
kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của vua. Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng
biểu xin cho in thành sách. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua.
Để chế tác tài liệu Mộc bản, Quốc sử quán đã phải tuyển nhiều thợ chạm khắc
giỏi. Thợ khắc Mộc bản được lựa chọn từ các địa phương trong cả nước có nghề chạm

khắc gỗ nổi tiếng, và kỹ thuật khắc được sử dụng thì hồn tồn là thủ cơng. Những chữ
được khắc lên mộc bản như chứa đựng tất cả tâm huyết của mỗi người thợ. Mỗi chữ
Hán - Nôm trên mộc bản được khắc rất tinh xảo, sắc nét. Mỗi tấm Mộc bản không
những là một trang tài liệu quý giá mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Theo một số tài liệu, những bản khắc Mộc bản chủ yếu sử dụng gỗ thị và gỗ cây
nha đồng để khắc, bởi 2 loại gỗ có màu trắng, thớ gỗ mịn, nhẹ, thường được dùng để
khắc dấu không nứt mẻ, không cong vênh. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Gỗ
cây nha đồng tục danh là Sống mật có sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi…”3. Ngoài
ra gỗ lê, gỗ táo cũng được dùng để khắc mộc bản. Nét chữ khắc trên tài liệu Mộc bản
rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét. Mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa, chuyển tải
tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người thợ khắc in. Có thể nói, Mộc bản triều
Nguyễn khơng chỉ là tài liệu q có giá trị lịch sử mà cịn là một tác phẩm nghệ thuật.
Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.619 tấm Mộc bản, với 55.318 mặt khắc, chứa
đựng nội dung của 152 đầu sách với 1.935 quyển do Quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn trong giai đoạn 1802 – 19454. Kho tàng mộc bản triều Nguyễn có nội dung đa
dạng, phản ánh mọi mặt xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn, ghi chép về lịch sử và
ngơn ngữ văn tự, chính trị xã hội cho đến các vấn đê về pháp chế, về văn hóa – giáo
dục, về tư tưởng triết học – tôn giáo cho đến các thể loại văn thơ truyện ký và về lịch
sử quan hệ quốc tế, phản ánh mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam dưới triều
Nguyễn. Nội dung, bao hàm nội hàm các giá trị có ảnh hưởng lớn mang tính lịch sử tới
đời sống xã hội.

3

Cục văn lưu trữ nhà nước, Mộc bản triều Nguyễn, năm 2007, trang 2.

4

Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, Mộc bản triều Nguyễn, Đà Lạt năm 2007.



13
Về lịch sử: có 30 bộ sách, gồm 836 quyển; ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời
Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn.
Về địa lý: có 2 bộ sách, gồm 20 quyển; ghi chép về địa lý đã thống nhất ở Việt
Nam và ghi chép về Hoàng thành Huế.
Về chính trị - xã hội: có 5 bộ sách, gồm 16 quyển; ghi chép về sách lược của
các triều đại phong kiến Việt Nam.
Về quân sự: có 5 bộ sách, gồm 151 quyển; ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc
nổi dậy ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác.
Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển; ghi chép về các điển chế và pháp
luật triều Nguyễn.
Về tư tưởng, triết học, tôn giáo: có 13 bộ sách, gồm 22 quyển; ghi chép về
phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia.
Về văn thơ: có 39 bộ, gồm 265 quyển; ghi chép thơ văn của các bậc đế vương
và Nho gia nổi tiếng Việt Nam.
Về ngơn ngữ văn tự: có 14 bộ sách, gồm 50 quyển; giải nghĩa Luận ngữ bằng
thơ Nôm.
Về quan hệ quốc tế: tài liệu Mộc bản triều Nguyễn cịn có giá trị khi tìm hiểu
lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung
Quốc, Pháp...
Về sau, Mộc bản được đưa về bảo quản ở Nhà Giám (bên trong kinh thành
Huế), do nhân viên Quốc Tử giám coi giữ và thường xuyên kiểm tra, xem xét, đồng
thời cho sinh viên học ở quán xét xem những sách cơng cũ, những chữ in có chữ nào
mất nét, sai lầm, cần phải khắc lại, thì lấy của công ra viết lại giao cho Viên Đốc công
Vũ khố, đốc sức cho thợ khắc lại bản in. Qua đó, cho thấy việc lưu trữ Mộc bản của
Quốc Tử giám được thực hiện khá chu đáo, từ khâu thu thập, lưu trữ đến bảo quản, tu
bổ (đôi khi phục chế bằng cách khắc lại các bản bị hư hỏng) và in ấn để phục vụ nhu
cầu giảng dạy và học tập của nhà trường và xã hội.



14
Năm 1933, Quốc Tử giám (Huế) bị bãi bỏ, nhà trường được dùng làm trụ sở thư
viện đầu tiên của Nam triều. Sau đó, cơ sở này được tiến hành sửa chữa, nâng cấp với
quy mô lớn, biến nơi đây thành một Tổng Thư viện Trung ương. Năm 1937, công việc
hoàn thành, thư viện được đặt tên Thư viện Bảo Đại, tập trung tất cả những sách vở,
những tài liệu của các khố văn thư lớn nhỏ, từng được thiết lập tại Huế, kể cả kho sách
và tài liệu của Nội các. Về sau, thư viện này một lần nữa được đổi tên là Viện Văn hóa
Trung phần.
Như vậy, trải qua 143 năm dưới triều Nguyễn, Mộc bản đã được hình thành,
bảo quản, lưu trữ và đưa vào khai thác như một nguồn tài liệu để tham khảo và nghiên
cứu phục vụ cho tầng lớp quan lại trong triều và các sĩ tử tham gia vào các kì thi do
triều đình tổ chức. Mộc bản triều Nguyễn là khối tài liệu chính văn gốc, độc bản,
khơng chỉ có giá trị về mặt lịch sử văn hóa mà cịn có giá trị lớn về mặt nghệ thuật thư
pháp và kĩ thuật in ấn thời bấy giờ. Đây là kho tư liệu quý hỗ trợ đắc lực cho việc
nghiên cứu lịch sử nước ta thời cận đại và là kho tư liệu khẳng định chủ quyền thiêng
liêng của Việt Nam đối với biển đảo Hồng Sa.
1.2. Q trình di dời và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ 1945 đến nay
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạg tháng tám 1945 đến khi đất nước thống nhất
Năm 1945, sau khi triều Nguyễn cáo chung, toàn bộ các thư tịch, tài liệu châu
bản, Mộc bản đã trải qua nhiều lần di dời. Do đó, một phần đã bị mất mát hư hỏng,
cộng với thiên nhiên khắc nghiệt ở Huế đã làm mai một nhiều. Nhận thấy việc mộc
bản và các thư tịch có nguy cơ bị hủy hoại, nếu khơng di chuyển sớm sẽ có nguy cơ
mất hoàn toàn. Năm 1959, một ban dự thảo quyết định di chuyển khối Mộc bản đồ sộ
ra khỏi Huế. Địa điểm được lựa chọn là thành phố Đà Lạt - nơi có điều kiện lý tưởng
về khí hậu, địa hình.
Năm 1960, trước tình hình chiến sự căng thẳng và để tránh những sự xung đột
có thể xảy ra gần vĩ tuyến 17, cùng với Châu bản, Địa bạ… Mộc bản triều Nguyễn ở
Cố đô Huế đã được chuyển vào Đà Lạt. Việc di chuyển Mộc bản triều Nguyễn và các
thùng tài liệu lưu trữ từ Huế về Đà Lạt bằng xe lửa được thi hành một cách kín đáo và

mau lẹ. Để có thể vận chuyển tài liệu lưu trữ từ Viện Bảo tàng Huế ra ga xe lửa phải


15
sử dụng xe của quân đội Việt Nam Cộng hòa (quân khu II) và quân nhân để bốc dỡ
cho nhanh gọn (4 chiếc G.M.C và 24 quân nhân).
Ngày 27/6/160, toàn bộ Mộc bản và 69 thùng tài liệu được xếp lên 3 toa xe lửa,
mỗi toa với trọng tải 25 tấn, đều có mui, đóng cửa kín, có cặp chì. Ngày 28/6/1960,
chuyến tàu đặc biệt trên được khởi hành và về tới Đà Lạt vào ngày 2/7/1960. Công
việc vận chuyển được hoàn tất vào ngày 5/7/1960. Ngày 18/7/1960 việc kiểm đếm,
giao nhận tại Đà Lạt mới hoàn thành5.
Ngày 22/12/1960, đợt 2 của quá trình di chuyển số Mộc bản và tài liệu lưu trữ
còn lại được thực hiện. Số lượng Mộc bản vận chuyển trong đợt 2 có 3.909 bó Mộc
bản (trong đó có 52 bó mục, mối), 528 quyển Châu bản, từ triều Gia Long đến triều
Bảo Đại (riêng triều Minh Mạng khơng có quyển nào) và 6 tập Châu bản khơng đóng
thành quyển.
Năm 1961, chính quyền Việt Nam cộng hịa do Ngơ Đình Diệm đứng đầu lâm
vào tình trạng khủng hoảng, các cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra, đỉnh điểm là cuộc đảo
chính ngày 01/11/1963, chấm dứt sự tồn tại của chính quyền Ngơ Đình Diệm. Trong
thời gian này và những năm tiếp theo dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tài liệu Châu
bản, Mộc bản và các tài liệu lưu trữ khác không được quan tâm đúng mức. Theo biên
bản bàn giao ngày 20/7/1964, số lượng tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là 5.967 bó và
châu bản là 636 tập, tất cả đều đang được bảo quản tại Chi nhánh Văn khố Đà Lạt
thuộc Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia (sau đổi thành Nha Văn khố Quốc gia).
Năm 1968, sau biến cố Mậu Thân, tình trạng tài liệu lưu trữ bắt đầu bị hư hỏng
do điều kiện bảo quản không tốt (kho tàng bị phân tán, dột nát, tài liệu bị ẩm ướt). Tài
liệu Mộc bản phải để phân tán tại 3 nơi: 24 Yersin, số 3 Trần Hưng Đạo và 14 Yersin
(Trụ sở Tịa thị chính Đà Lạt). Số lượng tài liệu Châu bản và Mộc bản bắt đầu có nhiều
biến động. Số Mộc bản triều Nguyễn là 5.967 bó, số Châu bản là 633 tập (mất 3 tập),
hầu hết đều trong tình trạng ẩm mốc.

Năm 1974, tình trạng kho ngày càng tồi tệ, tài liệu lưu trữ bị xuống cấp nghiêm
trọng, đặc biệt là tài liệu Mộc bản. Tại kho lưu trữ Mộc bản tại trụ sở Ngân hàng Quốc
gia 14 Yersin, khơng khí ẩm thấp cùng với các kho bị ngập nước gây mốc và hư hại tài
5

Trích: Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 3 – 2008, Ths. Phạm Thị Huệ, Ba lần thiên di Mộc bản triều Nguyễn và tài

liệu, tư liệu lưu trữ từ Huế về Đà Lạt, tr.3.


16
liệu Mộc bản. Mãi 5 tháng sau, từ ngày phát hiện ra tình trạng bảo quản tồi tệ của tài
liệu Mộc bản, vào ngày 10/8/1974, Nha Văn khố Quốc gia mới có Cơng văn số 368VKQG/KT gửi Chi nhánh Văn khố Đà Lạt về việc di chuyển Mộc bản và Châu bản.
Đến đầu năm 1975, trước tình hình chiến sự nổ ra tại miền Trung – Tây
Nguyên, thông qua Phiếu trình Hỏa tốc số 006-VKQG-PT ngày 20/3/1975 của Nha
Văn khố Quốc gia gửi Tổng Thơ ký Bộ Văn hóa giáo dục và Thanh niên về việc di
chuyển toàn bộ Châu bản triều Nguyễn từ Đà Lạt về Sài Gòn, tài liệu Mộc bản và
Châu bản được yêu cầu chuyển từ Đà Lạt về Sài Gịn, trong đó Châu bản sẽ được
chuyển trước bằng đường hàng không nội trong ngày 21/3/1975. Việc chuyển tài liệu
Châu bản về Sài Gòn được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn trọng. Việc di chuyển tài liệu
Châu bản và một số tài liệu lưu trữ khác từ Đà Lạt về Sài Gòn đã được thực hiện vào
ngày 27 và 28/03/1975. Sau khi di chuyển toàn bộ tài liệu Châu bản về Sài Gịn, chính
quyền Việt Nam Cộng hòa chuẩn bị xúc tiến việc chuyển tài liệu Mộc bản từ Đà Lạt
về Sài Gòn cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, việc di chuyển tài liệu Mộc
bản từ Đà Lạt về Sài Gòn đã khơng thực hiện được do tình hình chiến sự, đường hàng
không, đường bộ đều bị tắc nghẽn. Đà Lạt trong tình trạng hỗn loạn.
1.2.2. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay
Sau năm 1975, Mộc bản triều Nguyễn do Sở Lưu trữ Phủ Chủ tịch Chính phủ
Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý. Từ năm 1976, Mộc bản
được giao cho Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước).

Đến năm 1988, tồn bộ số Mộc bản cịn lại (khoảng hơn 32.000 bản đã mất mát,
và bị đem làm củi khoảng trên 20.000 bản) được chuyển về Biệt điện Trần Lệ Xuân
(nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV) tại số 2 Yết Kiêu – Phường 5 – Thành phố Đà
Lạt.
Từ năm 1976 đến tháng 8 năm 2006, Mộc bản triều Nguyễn được Cục Văn thư
và Lưu trữ Nhà nước giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia II quản lý. Từ trước đến
nay, Mộc bản triều Nguyễn luôn luôn được bảo vệ và bảo quản rất cẩn mật. Tài liệu
Mộc bản triều Nguyễn được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Bộ Nội vụ và các
ban ngành liên quan rất quan tâm chỉ đạo thực hiện các khâu nghiệp vụ nhằm phát huy
có hiệu quả giá trị của khối tài liệu đặc biệt quý hiếm này.


17
Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã xây dựng nhà kho chuyên dụng hiện đại để
bảo quản Mộc bản. Mộc bản đã được in dập ra giấy dó, phân loại, chỉnh lý khoa học
bản dập. Ngoài ra Mộc bản cũng đã số hóa, có phần mềm quản lý và phục vụ khai thác
sử dụng bản dập.
Để phát huy giá trị tài liệu, năm 2004, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho
phép Trung tâm Lưu trữ quốc gia II biên soạn và xuất bản sách Mộc bản triều Nguyễn
– Đề mục tổng quan để giới thiệu tổng quan nội dung khối tài liệu quý hiếm này.
Từ tháng 8 năm 2006 đến nay, Mộc bản triều Nguyễn được giao cho Trung tâm
Lưu trữ quốc gia IV quản lý và tổ chức sử dụng. Năm 2007, Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước đã làm hồ sơ trình UNESCO và ngày 30-7-2009, mộc bản triều Nguyễn đã
được UNESCO chính thức đưa vào "Chương trình Ký ức thế giới". Ðây là di sản tư
liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là "Di sản tư liệu thế giới"...
Ðầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư hơn 50 tỷ đồng để nâng cấp khu biệt
điện Trần Lệ Xuân cũ (số 5 Yết Kiêu, phường 5, Ðà Lạt) và sau một năm thi công
trùng tu, dịp cuối năm 2008, khu biệt điện tráng lệ này đã trở thành Trung tâm Lưu trữ
quốc gia 4, thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Năm 2008, được sự đồng ý của Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã sửa chữa, bổ sung,

biên soạn lại và tái bản cuốn sách trên dưới dạng sách điện tử để tăng cường phát huy
giá trị của tài liệu Mộc bản triều Nguyễn.
Đối với bản gốc Mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã
chỉnh lý khoa học toàn bộ, với số lượng 34.619 tấm bản gỗ khắc chữ Hán – Nôm
ngược. Đã xây dựng phần mềm quản lý và phục vụ khai thác bản gốc Mộc bản. Đồng
thời, thường xuyên làm vệ sinh tài liệu Mộc bản, đặc biệt là đối với những tài liệu bị
rêu mốc bám dày (do có thời gian dài, dưới thời chính quyền Sài Gịn bị ngâm dưới
hầm ngập nước).


18

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHỐI
TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN VÀO VIỆC
PHỤC VỤ NHU CẦU XÃ HỘI
2.1. Công tác bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn
Sau 30/04/1975, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Qn Giải phóng Việt Nam
đã hồn tồn thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xn 1975, giải
phóng hồn tồn Việt Nam, thống nhất đất nước. Trong khơng khí chiến thắng đón
chào mùa xn mới của một đất nước hoàn toàn độc lập, các đơn vị của nhiều ngành
và lĩnh vực cũng không quên nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở của chế độ cũ để lại. Theo
sự phân công, Ban Thông tin Văn hóa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền
Nam Việt Nam có trách nhiệm tiếp quản văn khố và các thư viện của chế độ cũ để lại.
Đối với chi nhánh Nha Văn khố Quốc gia của chính quyền cũ tại Đà Lạt, về
danh nghĩa, chính quyền Sài Gịn đã giao nộp từ ngày 2/5/1975 nhưng chính thức đến
tháng 8/1975 ngành Lưu trữ mới tiến hành khảo sát thực tế ở đây. Do thiếu sự quan
tâm của chính quyền chế độ cũ nên cơ sở vật chất cũng như các tài liệu quý hiếm lưu
trữ ở đây bị xuống cấp và hư hỏng trầm trọng. Cơ sở vật chất bị hư hại do cây đổ,
nước mưa tràn ngập các khu nhà, hệ thống điện nước cũng không hoạt động. Hồ sơ, tài
liệu lưu trữ tại đây bị chất đống trong một căn phòng rộng khoảng 36m2, khối tài liệu

Mộc bản triều Nguyễn còn bị để rải rác trong ga ra xe hơi trường Hùng Vương, hay
trong tầng hầm ngân hàng, v.v… Đến năm 1981, hơn 35.000 tấm Mộc bản triền
Nguyễn mới được ngành Lưu trữ thu hồi và tiếp nhận. Tuy nhiên do trọng lượng lớn
(khoảng 60 tấn), không có phương tiện vận chuyển nên khối tài liệu trên được lưu giữ
tại chỗ (kho H89, Đà Lạt). Đến năm 1984, do thiếu sự quản lý nên khối tài liệu Mộc
bản có nguy cơ bị hủy hoại cao. Trước thực tế đó, ngày 20/12/1984, Cục Lưu trữ ban
hành Quyết định số 107-QĐ/TC thành lập Kho tài liệu lưu trữ lịch sử (gọi tắt là K.II)
trực thuộc Kho Lưu trữ Trung ương II đóng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, có
chức năng quản lý khối tài liệu Mộc bản. Cuối năm 1984, các tấm Mộc bản được đưa
vào kho bảo quản tạm thời trong khu Biệt điện Trần Lê Xuân ở số 2 Yết Kiêu, Thành
phố Đà Lạt. Kết quả khảo sát sơ bộ nội dung cho thấy đây là bản khắc 46 đầu sách
dưới triều đại nhà Nguyễn.


19
Tuy nhiên, cơng tác trên chỉ mang tính tạm thời, chắp vá. Thực tế tài liệu Mộc
bản vẫn bị đặt trong tình trạng “báo động” khẩn cấp, khơng được bảo quản trong kho
chuyên dụng, chịu ảnh hưởng của môi trường nên càng ngày càng bị hư hại nghiêm
trọng. Kho Đà Lạt, thực chất là khu biệt điện Trần Lệ Xuân với tổng diện tích
10.000m2, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu là một cơ sở lưu trữ chuyên
dụng. Năm 1988, được sự đầu tư của Nhà nước, các cán bộ tại đây tiến hành sửa chữa,
cải tạo và mở rộng kho chứa tài liệu với diện tích 1.000m2 để bảo quản hơn 35.000 tấm
Mộc bản (tương đương 1.500 mét giá tài liệu). Tuy gọi là kho lưu trữ, nhưng Kho Đà
Lạt cũng chỉ là một nhà kho cấp bốn, dùng làm nơi lưu giữ, thiếu các thiết bị chuyên
dụng để lưu trữ dài lâu và an toàn khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn. Các tấm Mộc
bản ở đây cũng chưa được tiến hành chỉnh lý, phân loại khoa học nên chưa được đem
ra phục vụ tra cứu, nghiên cứu cụ thể.
Cuối năm 1994, trên cơ sở các Quyết định của Cục Lưu trữ Nhà nước, Giám
đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ra quyết định số 125/TT2 ngày 29/11/1994 thành
lập Ban cấp cứu Mộc bản và đề ra chương trình thực hiện.

Đến năm 1997, Trung tâm đã hoàn thành giai đoạn I của đề án với kết quả cứu
nguy 1.160m giá tài liệu Mộc bản khỏi tình trạng chất đống, mối, mục. In dập, thống
kê theo số mục, lập mục lục tra cứu bản dập Mộc bản của 55.318 mặt khắc, viết bìa
5946 tờ, chế bản, lập mục lục và thư mục tài liệu.
Nội dung tài liệu Mộc bản cũng được xác định, chỉnh lý một cách khoa học theo
trình tự gồm 9 vấn đề chính: Lịch sử, Địa lý, Chính trị - Xã hội, Qn sự, Pháp chế,
Văn hóa – Giáo dục, Tơn giáo – Tư tưởng – Triết học, Ngôn ngữ văn tự, Văn thơ.
Toàn bộ bản khắc tài liệu Mộc bản đã được in ra giấy dó và hệ thống hóa thành
152 đầu sách với 1.935 quyển, thuộc 3 nhóm chính sau: Các chính sử triều Nguyễn
gồm các sách Khâm định, Thực lục, Chính yếu; Các tác phẩm văn chương chính thống
của triều Nguyễn gồm các Ngự chế văn, Ngự chế thi và các tác phẩm Thánh chế của
các Hoàng đế triều Nguyễn; Các tác phẩm kinh điển của của nhà Nho, các sách dùng
để dạy và học thời bấy giờ như: Tứ thư Ngũ kinh, Bội văn vận phủ, Ngự phê lịch đại
thông giám tập lãm v.v…
Để bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, năm 2002 Nhà nước đầu tư xây
mới Kho chuyên dùng để bảo quản khối tài liệu quý hiếm này. Ngày 25/8/2006, nhằm
nâng cao chất lược quản lý khoa học tài liệu Mộc bản, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành


20
Quyết định số 1176/QĐ-BNV thành lập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, trên cơ sở
phân chia địa bàn hoạt động và tách Kho 2 – Đà Lạt từ Trung tâm II. Theo quyết định
này, tài liệu Mộc bản được bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Trung tâm
Lưu trữ quốc gia IV thành lập với chức năng thu thập, bổ sung, bảo quản và tổ chức sử
dụng tài liệu lưu trữ của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn miền Trung và Tây
Nguyên để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia từ Quảng Trị trở vào.
Sau khi được thành lập, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã tiến hành nâng cấp,
trung tu khu biệt điện Trần Lệ Xuân. Đến năm 2007, về cơ bản Trung tâm đã hoàn tất
việc trùng tu, nâng cấp Khu biệt điện xa hoa, lộng lẫy này và tổ chức Khu trưng bày tài
liệu. Ngày 25/8/2006, nhằm nâng cao chất lược quản lý khoa học tài liệu Mộc bản, Bộ

trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1176/QĐ-BNV thành lập Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia IV, trên cơ sở phân chia địa bàn hoạt động và tách Kho 2 – Đà Lạt từ
Trung tâm II. Theo quyết định này, tài liệu Mộc bản được bàn giao cho Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia IV.
Tiếp tục phát huy nền tảng của thời kỳ trước, Trung tâm IV ngày một kiện toàn,
nâng cao chất lượng quản lý khoa học tài liệu Mộc bản triều Nguyễn. Năm 2007,
Trung tâm được đầu tư hơn 50 tỷ đồng để nâng cấp khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ (số
5 Yết Kiêu, phường 5, Ðà Lạt) và sau một năm thi công trùng tu, cuối năm 2008, khu
biệt điện tráng lệ trở thành Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hiện đại, sánh ngang với các
quốc gia trong khu vực.
Đến nay, bản gốc tài liệu Mộc bản được bảo quản an toàn trong kho chuyên
dụng có trang bị hiện đại nhất nước, với sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ
thống điều hòa trung tâm, hoàn toàn khống chế về nhiệt độ, độ ẩm; hệ thống an ninh
phòng chống đột nhập và hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, đảm bảo tránh mọi
nguy cơ hủy hoại của môi trường và kéo dài tuổi thọ của tài liệu. Đồng thời, ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ, Trung tâm đã thành lập Phịng Tin học và
Cơng cụ tra cứu tài liệu cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến. Với việc hồn thành số
hóa và đưa vào khai thác phần mền quản lý tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, trung tâm
khơng chỉ phục vụ nhanh chóng nhu cầu của độc giả mà đã tách hoàn toàn bản gốc tài
liệu Mộc bản khỏi nguy cơ hủy hoại của con người (độc giả không khai thác trực tiếp
trên bản gốc tài liệu Mộc bản). Đây là một trong những thành công to lớn, mà rất ít
khối tài liệu có đủ điều kiện thực hiện được.


21
2.2. Phát huy giá trị tài liệu Mộc bản phục vụ cho các nhu cầu xã hội
2.2.1. Khu trưng bày đặc biệt
Mộc bản triều Nguyễn là một nguồn tư liệu quý giá, phản ánh nhiều mặt trong
đời sống chính trị và xã hội của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì vậy,
ngồi nâng cao cơng tác thu thập, bảo quản, ban lãnh đạo trung tâm cũng đã tập trung

nghiên cứu cách thức và hình thức tổ chức sử dụng khối tài liệu quý giá này để phục
vụ cho các nhu cầu trong xã hội. Ngồi các hình thức tổ chức cho độc giả tra tìm và sử
dụng tài liệu đơn thuần, Ban lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã học hỏi và áp
dụng thành công kinh nghiệm từ các cơ quan lưu trữ bên Hàn Quốc trong việc phát
huy giá trị tài liệu Mộc bản. Từ cuối năm 2007, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại
thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đã cho đi vào hoạt động hệ thống phòng trưng bày các
tài liệu lưu trữ. Đây là một hoạt động mới mẻ và tính cho đến thời điểm này, đây cũng
là hệ thống phịng trưng bày duy nhất có mặt tại một trong 4 trung tâm lưu trữ quốc gia
trên cả nước.
Với diện tích của Biệt biện Trần Lệ Xuân hơn 13.000 m2, ngồi các khu hành
chính và lưu giữ, bảo quản tài liệu riêng, Trung tâm đã tái sử dụng khu biệt thự Lam
Ngọc để xây dựng thành một khu trưng bày riêng về lưu trữ Việt Nam và Mộc bản
triều Nguyễn. Hàng năm, khu trưng bày được thay đổi về tên gọi cũng như quy hoạch
lại khơng gian để có thể tạo sự mới mẻ cho công chúng tham quan. Năm 2013, để phát
huy những thành quả đã đạt được trong công tác giới thiệu giá trị tài liệu lưu trữ tại
Trung tâm, đồng thời hưởng ứng chuỗi sự kiện kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và
phát triển, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tổ chức khai trương phịng trưng bày chun
đề “Khơng gian Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới” vào ngày 27/12/2013.
Khu trưng bày được trình bày qua 2 thứ tiếng Anh và Việt, gồm những nội dung chính
sau:
Phần thứ nhất: Giới thiệu về tài liệu Mộc bản.
Giới thiệu về Mộc bản và lịch sử hình thành Mộc bản triều Nguyễn gắn liền với
các sự kiện như: sự ra đời của Quốc Sử quán, tìm hiểu về Quốc Tử giám, trường học
quốc gia dưới triều Nguyễn. Tại phần trưng bày này, Mộc bản cịn được giới thiệu
thơng qua thành phần, nội dung, chất liệu gỗ và phương thức chế tác Mộc bản.
Phần thứ hai: Lịch sử văn hóa Việt Nam qua tài liệu Mộc bản.


22
Đây là những phiên bản Mộc bản có giá trị lần đầu tiên được công bố giới thiệu,

như Mộc bản khắc về truyền thuyết Hùng Vương; Mộc bản khắc về truyền thuyết
Thánh Gióng; Mộc bản khắc về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,… Mộc bản khắc
về Chiếu dời dô của vua Lý Công Uẩn năm 1010; Mộc bản khắc về bài thơ thần Nam
Quốc Sơn Hà; Mộc bản khắc về việc vua Gia Long đổi quốc hiệu Việt Nam vào năm
1804; Mộc bản vua Minh Mạng đổi và đặt tên tỉnh Hà Nội năm 1831; Mộc bản khắc
về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh; bên cạnh đó,
cịn có những phiên bản Mộc bản khắc về các cơng trình kiến trúc cổ xưa như Mộc
bản khắc về quy mô của thành Đại La; Mộc bản khắc về sơ đồ Hoàng thành nội,....
Ngồi ra, du khách cịn được tìm hiểu bản dập Mộc bản triều Nguyễn thông qua những
câu chuyện kể về các nhân vật lịch sử như: bản dập Mộc bản nói về sự trung thành
cảm động của hai vị cơng thần Yết Kiêu và Dã Tượng đối với Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn; bản dập Mộc bản giới thiệu về Mạc Đĩnh Chi, vị lưỡng quốc trạng nguyên
đầu tiên của Việt Nam,…
Phần thứ ba: Quá trình thiên di, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản
triều Nguyễn.
Phần này, du khách tham quan sẽ được tìm hiểu về quá trình thiên di tài liệu
Mộc bản từ Huế lên Đà Lạt vào những năm 1960. Thơng qua những hình ảnh, tài liệu
trưng bày sẽ tái hiện lại quá trình bảo quản tài liệu Mộc bản tại Chi nhánh Văn khố Đà
Lạt dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa từ những 1960 đến năm 1975, về những khó khăn
trong việc lưu giữ khối tài liệu quý hiếm, có những lúc Mộc bản bị ngâm dưới hầm
nước ngập 45cm. Trung tâm cũng giới thiệu những hình ảnh về quá trình chỉnh lý khoa
học tài liệu Mộc bản, quá trình phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản
tư liệu thế giới từ trước đến nay.
Qua sự thay đổi về quy mô và chất lượng của khu trưng bày, cùng với các hoạt
động phổ biến thông tin và phát huy giá trị Mộc bản triều Nguyễn trên các phương tiện
thông tin đại chúng đã làm tăng dần số lượng du khách đến với Mộc bản. Số lượng
khách tham quan khu trưng bày Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV được thống kê từ cuối
năm 2007 đến 2013 tổng cộng là 190.034 người, trong đó gồm nhiều thành phần khác
nhau, như là khách du lịch Việt Nam, khách du lịch nước ngoài, các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước, các cán bộ Nhà nước đến thăm và làm việc với Trung tâm, các



×