Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng việt giai đoạn 2015 2016 công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình: Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo in và báo
điện tử tiếng Việt giai đoạn 2015-2016

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Minh Bằng
Thành viên: Trần Nữ Vi Linh
Nguyễn Thị Thảo Như
Võ Thị Thu Sương

Báo chí Chất lượng cao K13
Báo chí Chất lượng cao K13
Báo chí Chất lượng cao K13
Báo chí Chất lượng cao K13

Người hướng dẫn: PGS.TS Ngôn ngữ học Nguyễn Thị Phương Trang

TPHCM, 04/2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình: Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo in và báo
điện tử tiếng Việt giai đoạn 2015-2016

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Minh Bằng
Thành viên: Trần Nữ Vi Linh
Nguyễn Thị Thảo Như
Võ Thị Thu Sương

Báo chí Chất lượng cao K13
Báo chí Chất lượng cao K13
Báo chí Chất lượng cao K13
Báo chí Chất lượng cao K13

Người hướng dẫn: PGS.TS Ngôn ngữ học Nguyễn Thị Phương Trang

TPHCM, 04/2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học này, nhóm nghiên cứu chúng
tơi đã nhận được khơng ít sự giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều cá
nhân, cơ quan và tổ chức.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị
Phương Trang đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài nghiên cứu. Cơ không chỉ hướng dẫn chúng tôi về phương pháp và quy trình
nghiên cứu, mà cịn giúp đỡ chúng tơi trong cả việc tìm kiếm các nguồn tài liệu,
các nguồn thơng tin quý giá. Nhờ sự tận tâm của cô, chúng tơi đã có thể hồn

thành bài nghiên cứu khoa học của mình đúng thời hạn.
Chúng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn các Trưởng ban quốc tế của các tờ báo Tuổi
trẻ, Người Lao Động và Nhân Dân đã nhận lời phỏng vấn của nhóm nghiên cứu
chúng tơi, góp phần làm hoàn chỉnh cho đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tơi.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, đoàn
thể, tổ chức đã giúp đỡ chúng tơi trong q trình tìm kiếm tài liệu, phỏng vấn để
phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Cảm ơn các toàn soạn báo Tuổi trẻ, Sài Gịn giải
phóng, Người Lao Động, Nhân Dân, Qn đội nhân dân, VNExpress, Vietnamnet
đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tơi về tư liệu, cung cấp các số báo cũ của q cơ quan.
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay, chúng tơi đã cố gắng hồn
thành tốt nhất có thể, song sai sót trong q trình nghiên cứu chắc chắn là điều
khơng thể tránh khỏi. Chính vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được những góp ý,
nhận xét từ quý thầy cô trong Hội đồng khoa học để cơng trình nghiên cứu được
hồn thiện hơn. Có như vậy, chúng tơi mới có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm
quý báu cho những đề tài nghiên cứu khoa học sau này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 4 năm 2016


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

1. Bảng 1: Bảng phiên âm quốc tế hệ ký tự Cyrill
2. Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo
Người Lao Động, Tuổi trẻ và Sài Gịn giải phóng giai đoạn sáu tháng cuối năm
2015
3. Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ lựa chọn cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
trên báo điện tử Vnexpress và Vietnamnet trong sáu tháng cuối năm 2015
4. Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ lựa chọn cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
trên báo Nhân Dân và Quân đội nhân dân giai đoạn sáu tháng cuối năm 2015
5. Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ lựa chọn cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
trên báo Nhân Dân – báo in và Nhân Dân Online giai đoạn sáu tháng cuối năm

2015
6. Biểu đồ 5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ lựa chọn cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
của độc giả tại TPHCM đầu năm 2016
7. Biểu đồ 6: Biểu đồ biểu diễn lý do chọn lựa cách viết Phiên âm Hán Việt của
độc giả TPHCM đầu năm 2016
8. Biểu đồ 7: Biểu đồ biểu diễn lý do chọn lựa cách viết Nguyên dạng của độc giả
TPHCM đầu năm 2016


Mục lục:
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH .................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5
1. Tên đề tài........................................................................................................ 5
2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5
3. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................... 6
4. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 16
5. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu .............................................................. 17
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 18
7. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 18
7.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 18
7.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19
8. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu .............................................. 19
9. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 22
10. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 22
10.1 Ý nghĩa lý luận ......................................................................................... 22
10.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 23
11. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 23
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG VIẾT TÊN RIÊNG TIẾNG NƢỚC NGOÀI
TRÊN BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2016 26
1. Các giai đoạn phát triển của báo chí Việt Nam ............................................ 26

1.1 Giai đoạn 1: Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 ............................. 26
1.2 Giai đoạn 2: Báo chí Việt Nam từ 1945 đến 1975 .................................... 31
1.3 Giai đoạn 3: Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay...................................... 33
2. Thực trạng về việc viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo in và báo điện
tử tiếng Việt hiện nay ......................................................................................... 35
2.1 Các kiểu viết tên riêng tiếng nước ngồi thơng dụng trên báo chí tiếng
Việt ................................................................................................................... 35


2.2 Thống kê và phân tích cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên các tờ báo
cụ thể giai đoạn sáu tháng cuối năm 2015 ...................................................... 40
2.3 Sự thiếu nhất quán trong cách viết tên riêng tiếng nước ngoài trên báo in
và báo điện tử tiếng Việt .................................................................................. 55
CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU NHẤT
QUÁN TRONG VIỆC VIẾT TÊN RIÊNG TIẾNG NƢỚC NGOÀI TRÊN
BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ TIẾNG VIỆT ....................................................... 62
1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 62
1.1.

Nguyên nhân do lỗi phát âm .................................................................. 63

1.2. Nguyên nhân đơn âm – đa âm và một số đặc trưng của nhiều loại ngôn
ngữ khác trên thế giới: âm câm, âm đuôi… .................................................... 65
1.3. Chuyển tự với các tên riêng tiếng nước ngoài bằng bảng chữ cái tiếng
Việt ............................................................................................................... 67
2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 68
2.1.

Về phía những người làm báo ............................................................... 68


2.2.

Về phía các cơ quan báo chí ................................................................. 73

2.3.

Về phía cơ quan chức năng ................................................................... 77

CHƢƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CĨ TÍNH ĐỀ NGHỊ VỀ VIỆC VIẾT
TÊN RIÊNG TIẾNG NƢỚC NGOÀI TRÊN BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ
TIẾNG VIỆT ........................................................................................................ 81
1. Giải pháp từ quan điểm của các chuyên gia .............................................. 81
1.1.

Đồng tình với lối viết nguyên dạng ....................................................... 81

1.2.

Khơng đồng tình với lối viết ngun dạng............................................. 83

2. Giải pháp từ quan điểm của các tòa soạn .................................................. 84
3. Giải pháp từ quan điểm của nhóm nghiên cứu ............................................ 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 93


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Phần mở đầu
Đề tài nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện là về cách viết tên riêng tiếng

nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt trong giai đoạn 2015-2016.
Đề tài tuy không mới nhƣng nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn cịn nhiều khía
cạnh chƣa đƣợc giải quyết. Hơn nữa, số lƣợng tên riêng tiếng nƣớc ngoài xuất
hiện trên mặt báo tiếng Việt đã và đang tăng lên nhanh chóng, cách thể hiện thì
biến đổi khơng ngừng. Điều đáng nói là trong tình hình nhƣ vậy, song chúng ta
chƣa có đƣợc một quy định chuẩn mực cho việc trình bày tên riêng tiếng nƣớc
ngồi trên báo chí Việt Nam.
Từ lý do trên, chúng tơi đã quyết định tiến hành nghiên cứu đối tƣợng cách viết
tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam. Chúng tôi xác
định phạm vi nghiên cứu là những tờ báo in, những trang báo điện tử uy tín ở Việt
Nam và giới hạn nghiên cứu là trong sáu tháng cuối năm 2015 và tháng đầu năm
2016.
Công trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ thực trạng cách viết tên riêng tiếng
nƣớc ngoài trên báo in, báo điện tử Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của thực trạng,
từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi với mong muốn góp phần điều
chỉnh cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt;
hƣớng đến một lối viết thống nhất và chuẩn mực.
Chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: phƣơng pháp miêu
tả, phân tích, phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp khảo sát, điều tra xã hội học…
Sau khi hồn thành, cơng trình nghiên cứu có thể trở thành một tài liệu tham
khảo hữu ích cho những học giả quan tâm đến vấn đề tên riêng tiếng nƣớc ngoài.


2

Quan trọng hơn hết, chúng tôi mong rằng những giải pháp do chúng tơi đề xuất có
thể đƣợc đánh giá một cách kỹ lƣỡng từ phía các chun gia, có khả năng áp dụng
một phần nào đó vào thực tiễn, góp phần giải quyết thực trạng mà chúng ta đang
đối mặt hiện nay.

Chúng tơi xin tóm tắt cơng trình nghiên cứu qua ba chƣơng sau đây:

Chƣơng 1: Thực trạng viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo
điện tử tiếng Việt giai đoạn 2015-1016
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay chúng ta đang sử
dụng nhiều cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài khác nhau trên báo in và báo điện
tử Việt Nam. Từ đó đã dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, có thể nói là lộn xộn,
trong cách trình bày tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí Việt Nam.
Có tám cách viết vẫn đang đƣợc sử dụng là: viết theo âm Hán-Việt, viết theo
dạng nửa vời (ví dụ: Ả Rập Saudi), viết theo tiếng Anh và tiếng Pháp, phiên âm ra
tiếng Việt (có dấu gạch nối hoặc dấu thanh hoặc khơng), viết dƣới dạng chuyển
từng con chữ từ nguyên dạng sang chữ viết tƣơng đƣơng, viết tắt theo quy ƣớc
quốc tế, viết dƣới dạng dịch nghĩa và viết nguyên dạng.
Trong tám cách nêu trên, thì ba cách viết theo phiên âm Hán-Việt, viết theo
tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và phiên âm ra tiếng Việt (có dấu gạch nối hoặc dấu
thanh hoặc không) là ba cách viết đƣợc sử dụng nhiều nhất. Các số liệu thống kê,
các bảng biểu cụ thể đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng đã phản ánh
thực tế điều này.

Chƣơng 2: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán trong cách
viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt giai
đoạn 2015-2016


3

Cơng trình nghiên cứu phân tích hai ngun nhân chính dẫn đến thực trạng nêu
trên là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Trong nguyên nhân khách quan, chúng tôi xem xét những vấn đề về lỗi phát
âm, về đặc điểm đơn âm và những nét khác biệt của bảng chữ cái tiếng Việt so với

bảng chữ cái Latin. Thơng qua đó, chúng tơi phân tích để thấy đƣợc mối liên hệ
của những đặc điểm trên đối với thực trạng viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên
báo in và báo điện tử tiếng Việt.
Đối với nguyên nhân chủ quan, chúng tơi tìm hiểu về ba đối tƣợng là ngƣời
lám báo ở Việt Nam, các cơ quan báo chí và cơ quan có thẩm quyền đối với báo
chí ở Việt Nam. Sự khác nhau về trình độ, về nhận thức của ngƣời làm báo cộng
với quan điểm khác biệt của từng cơ quan báo đài đã dẫn đến sự khác biệt rõ nét
của tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên từng tờ báo. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm
quyền lại chƣa đƣa ra một quy định thống nhất cho việc trình bày tên riêng tiếng
nƣớc ngồi trong các văn bản tiếng Việt nói chung cũng nhƣ trên báo in và báo
điện tử tiếng Việt nói riêng

Chƣơng 3: Những giải pháp có tính đề nghị về việc viết tên riêng tiếng
nƣớc ngoài trên báo in vá báo điện tử tiếng Việt
Bằng việc phân tích thực trạng và nguyên nhân của vấn đề, nhóm nghiên cứu
chúng tơi đã đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:
Đối với tên riêng tiếng nƣớc ngồi là tiếng Anh (trƣờng hợp tên riêng thuộc
ngơn ngữ của các nƣớc nhƣ Anh, Mỹ, Australia, và các nƣớc sử dụng tiếng Anh
nhƣ là ngơn ngữ chính thức) chúng ta nên giữ nguyên dạng.
Đối với tên riêng tiếng nƣớc ngồi khơng phải là tiếng Anh và cũng khơng
thuộc hệ chữ Latin chúng ta nên chuyển sang tiếng Anh hoặc dùng cách viết của
tiếng Anh.


4

Đối với một số tên nƣớc, tên ngƣời (chính khách nổi tiếng), tên địa danh đã trở
nên quen thuộc với ngƣời Việt thì có thể viết theo cách thơng thƣờng nhƣ lâu nay.
Đối với những trƣờng hợp đặc biệt, chúng ta nên có những quy định cụ thể và
phù hợp nhất để thể hiện trên báo in hoặc báo điện tử Việt Nam.


Kết luận và kiến nghị
Bên cạnh những giải pháp đã đề ra, chúng tôi đƣa ra kiến nghị nhƣ sau đối với
các cơ quan có thẩm quyền: chúng ta nên tổ chức một hội đồng khoa học bao gồm
các nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà ngôn ngữ, nhà sƣ phạm,… những đối tƣợng
khác có liên quan đến vấn đề tên riêng tiếng nƣớc ngoài để cùng thảo luận và soạn
thảo ra một bộ quy tắc thống nhất để áp dụng cho cách viết tên riêng tiếng nƣớc
ngồi khơng chỉ trên lĩnh vực báo chí mà cịn cho nhiều lĩnh vực khác trong xã
hội.


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
Cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt giai
đoạn 2015-2016

2. Tính cấp thiết của đề tài
Nhóm nghiên cứu chúng tôi đi từ thực tế hiện nay để thấy đƣợc tính cấp thiết
của đề tài viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam. Tên
riêng tiếng nƣớc ngoài xuất hiện trên các văn bản nói chung, trên báo in cũng nhƣ
báo điện tử Việt Nam nói riêng ngày càng nhiều với tần suất mỗi lúc một dày đặc
hơn. Không chỉ nhiều về mặt số lƣợng mà sự đa dạng của các loại tên riêng cũng
trở thành vấn đề nan giải cho việc trình bày chúng.
Trƣớc sự phát triển của tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí nhƣ vậy, mà
chúng ta lại chƣa thể đáp ứng đƣợc hình thức trình bày phù hợp với từng dạng tên
riêng. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, đơn cử nhƣ những hạn chế về ngoại
ngữ của phóng viên hay sự thiếu sót về những quy định của các cơ quan báo chí và
cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Qua đó có thể thấy, trong khi số lƣợng của tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo
chí tiếng Việt đang ngày một tăng lên, cách trình bày đối tƣợng cũng ngày càng có
nhiều biến thể, giới làm báo cũng nhƣ giới nghiên cứu đang rất cần một bộ quy
chuẩn viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài cho báo chí tiếng Việt. Chúng ta khơng thể
để sự phát triển của báo chí nói chung cũng nhƣ báo in và báo điện tử nói riêng bị
ngƣng trệ chỉ vì khơng có một bộ quy tắc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài chuẩn
mực. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian hiện nay là thật sự rất cần
thiết.


6

3. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Luôn là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều năm qua, đề tài viết tên riêng tiếng
nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm
của các nhà báo, nhà ngôn ngữ học và giới nghiên cứu truyền thơng. Trong q
trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và phân tích những nghiên cứu
nổi bật về đối tƣợng tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt
Nam nhƣ sau:
1. Góp thêm một vài nhận thức vào việc tìm kiếm giải pháp cho “Cách viết và
cách đọc các tên riêng nước ngoài ở nước ta” của GS.TS Đinh Văn Đức
đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 5, 2000
2. Chính tả Việt, nhìn từ bản ngữ: Trường hợp ghi tên riêng nước ngoài bằng
chữ Việt – GS.TS Đinh Văn Đức, 2012
3. F, J, W, Z và bảng chữ cái tiếng Việt, PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Trang,
in trong Những vấn đề ngữ văn (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học
của Khoa VH&NN)
4. Mấy nhận xét về những từ gốc Anh trong tiếng Việt và tiếng Hàn của TS
Trần Văn Tiếng
5. Viết tên riêng nước ngoài như thế nào GS.TS Nguyễn Đức Dân

6. Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí trích trong giáo trình Ngơn ngữ báo
chí của PGS.TS Vũ Quang Hào
7. Vấn đề tên riêng trên báo chí tiếng Việt của ThS Lê Hồi Ân
8. Ghi chép tên riêng tiếng nước ngồi trên báo chí của ThS Phan Văn Tú
Các bài báo, các nghiên cứu, các giáo trình trên đã nêu ra những vấn đề cịn tồn
tại trong việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt.
Mỗi tài liệu nêu trên tiếp cận vấn đề này từ những khía cạnh khác nhau, lần lƣợt
nêu ra cũng nhƣ tìm ra hƣớng giải quyết theo khía cạnh đó. Tuy nhiên, trong q


7

trình nghiên cứu các tài liệu nêu trên, chúng tơi nhận thấy vẫn tồn tại nhiều vấn đề
còn đang bỏ ngỏ. Sau đây, chúng tơi xin đƣợc phân tích chi tiết.
Trƣớc hết, về nghiên cứu Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí của PGS.TS Vũ
Quang Hào, nghiên cứu này đã trở thành một phần của giáo trình Ngơn ngữ báo
chí đƣợc giảng dạy Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội. Trong nội dung nghiên cứu về tên riêng trên báo chí, PSG.TS Vũ Quang Hào
đã dành phần lớn cho nội dung tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí. Trong
nghiên cứu của mình, ơng đã chỉ ra thực trạng của tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên
báo chí tiếng Việt; đồng thời xác định nguyên nhân của thực trạng đó. Nét nổi bật
của nghiên cứu nằm ở chỗ PSG.TS Vũ Quang Hào đã cung cấp những cơ sở khoa
học cho việc tìm ra giải pháp xét từ phƣơng diện truyền thông. Chúng tôi cho rằng
đây là một trong những nghiên cứu mang tính khái quát nhất về vấn đề này, cung
cấp nhiều tƣ liệu quý giá cho những ngƣời nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, nhìn
chung nghiên cứu này vẫn đang thiên về mặt lý luận mà chƣa đề ra đƣợc những
giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm giải quyết triệt để vấn đề tên riêng tiếng nƣớc
ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam.
Một nghiên cứu khác về đề tài này là Nghiên cứu vấn đề tên riêng trên báo chí
tiếng Việt của Ths Lê Hồi Ân, giảng viên khoa Ngơn ngữ và Văn hóa phƣơng

Tây thuộc trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Với tƣ cách là
một nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa phƣơng Tây, Ths Lê Hồi Ân, trong
nghiên cứu của mình, đã làm rõ khái niệm tên riêng và thế nào là tên riêng tiếng
nƣớc ngoài. Tƣơng tự các nghiên cứu về vấn đề này, đề tài nghiên cứu của tác giả
Lê Hoài Ân cũng đề cập tình hình đăng tải tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí
tiếng Việt; bên cạnh đó chỉ ra ngun nhân của sự thiếu nhất quán trong việc đăng
tải tên riêng tiếng ngồi. Có thể kể đến một vài ngun nhân chính nhƣ sau: các
nhà báo khơng đƣợc đào tạo bài bản, trình độ ngoại ngữ của nhà báo cịn hạn chế,
thiếu các tiêu chí chung trong việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí, cẩu
thả trong viết bài, trong phiên dịch từ ngữ.


8

Nghiên cứu cũng đã đề xuất một vài ý kiến khắc phục hiện trạng trên. Trong
phần này, tác giả nhấn mạnh chủ trƣơng “việc phiên âm tên riêng nƣớc ngoài ra
tiếng Việt phải đảm bảo đƣợc tính đại chúng, tính dân tộc, nhƣng khơng đƣợc q
xa với tên riêng đó trong ngôn ngữ gốc”. Điểm nổi bật của nghiên cứu này chính
là đề xuất một số ý kiến rất khoa học từ góc độ của một nhà nghiên cứu về ngơn
ngữ nƣớc ngồi, tác giả đề nghị các nhà khoa học đƣa ra bộ quy tắc chung quy
định cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí Việt Nam, rồi dần dần sẽ
chuẩn hóa bộ quy tắc đó. Đồng thời đề xuất cần có một quyển từ điển tên riêng
nƣớc ngồi đa ngữ. Giải pháp này mang tính khoa học cao tuy nhiên rất khó thực
hiện, nhất là khi số lƣợng từ ngữ chuyên ngành của các ngành khoa học khác nhau
là rất lớn, điều này gây khó khăn và mất thời gian cho độc giả của báo in và báo
điện tử Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua cũng đã có rất nhiều chuyên gia, học giả,
dịch giả quan tâm đến vấn đề này, tham gia nghiên cứu và đƣa ra nhiều ý kiến để
giải quyết tình hình trên. Giảng viên tại các trƣờng đại học thuộc các chuyên
ngành có liên quan đến vấn đề này nhƣ Ngơn ngữ học, Báo chí và Truyền thơng,

Ngơn ngữ nƣớc ngoài, Xuất bản... cũng tham gia nghiên cứu và tranh luận sơi nổi
về đề tài này.
Trong đó có thể kể đến GS.TS Đinh Văn Đức, ngƣời đã thực hiện công trình
nghiên cứu Chính tả Việt, nhìn từ bản ngữ: Trường hợp ghi tên riêng nước ngoài
bằng chữ Việt. Tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trên, trong nghiên cứu này, GS.TS
Đinh Văn Đức cũng chỉ rõ thực trạng của việc ghi tên riêng nƣớc ngồi trên các
loại hình báo chí, truyền thông hiện nay. GS.TS Đinh Văn Đức cho rằng, từ nhiều
năm nay, việc tiếp xúc với ngơn ngữ ngƣớc ngồi đã trở nên tất yếu và có tính thời
sự cao, liên quan đến đời sống giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Gần tám trăm tờ
báo, hàng chục kênh truyền hình và phát thanh liên tục đƣa các loại hình thơng tin
đến khán giả và bạn đọc. Trong tình huống ấy, ơng khẳng định, một khi nƣớc ta
chƣa có luật ngơn ngữ, thì mỗi chủ thể truyền thơng đều có quyền tự tung, tự tác


9

theo ý chí riêng của mình, khơng có bất cứ sự can thiệp nào.

iện mạo tên riêng

nƣớc ngoài trong báo chí truyền thơng tiếng Việt hiện nay cũng theo đó mà tha hồ
tự phát.
Đặc biệt, nghiên cứu của ơng chính là một trong số ít những nghiên cứu đứng
về phía ý kiến nên phiên âm tên riêng nƣớc ngoài ra tiếng Việt. GS.TS Đinh Văn
Đức tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhƣng quan điểm của ông cho rằng chủ
trƣơng để nguyên dạng là không hợp lý bởi các lý do:
Thứ nhất, xuất phát điểm nhận thức ngôn ngữ học của ông là: “tôn trọng
cương v tuyệt đối của người bản ngữ, tơn trọng thuộc tính cơ bản của bản ngữ
iệt đ là ngôn ngữ đơn lập, phân tiết tiết tính”. Việc để nguyên dạng thức văn tự
tên riêng (chủ yếu là các nhân danh, địa danh tiếng châu Âu viết theo chữ Roman,

đặc biệt là tiếng Anh hiện nay) chính là trái với nguyên lý: bản ngữ là trên hết và
trƣớc hết.
Thứ hai, ông cho rằng: lập luận Tiếng Anh ngày nay là ngoại ngữ phổ biến và
thông dụng quốc tế, để nguyên dạng tên riêng thì mới gần với cách đọc nguyên
ngữ, mới dễ hiểu nhau, mới thuận lợi cho tiếp xúc quốc tế chính là sự nhầm lẫn
đáng tiếc về hội nhập. Để hội nhập thì cần tăng cƣờng ngoại ngữ, khi d ng ngoại
ngữ thì phải cố gắng tối đa phát âm theo bản ngữ của ngƣời ta.

ịn khi ta nói

tiếng Việt, đọc tiếng Việt mà lại ƣu tiên cho việc nhất nhất phải giống ngƣời ta là
hy sinh tiếng m đ và lợi ích của ngƣời bản ngữ. Ngƣời bản ngữ không bao giờ
hy sinh lợi ích này. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng

, tiếng Tây

an Nha đều có

chung mẫu tự Roman (Latin), nhƣng khơng có ngôn ngữ nào để nguyên dạng tên
riêng của tiếng khác (Thí dụ nhƣ so sánh

alifornia và

alifornie, Gen ve và

Geneva,…).
Nghiên cứu này khẳng định: Những báo nào để nguyên dạng tên riêng nƣớc
ngoài trong những bài viết là thực ra ngƣời ta mới chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ
của bộ phận tối thiểu đã quên đi lợi ích tối đa. à con cô bác của chúng ta ( 75



10

dân số là ít nhất) rất khó khăn khi đọc những tờ báo để nguyên dạng tên riêng
tiếng nƣớc ngoài, nhất là nguyên dạng tên các cuốn phim, tên bài hát, tên các sự
kiện văn hóa thể thao, âm nhạc mà không dịch ra tiếng Việt. Việc cho rằng để
nguyên dạng là sang trọng, hiện đại,… là biểu hiện tâm lý thiếu tự tin, s ng ngoại,
thích thể hiện bản thân, đây có thể xem là một biểu hiện của lệch chuẩn văn hóa.
Nghiên cứu của GS.TS Đinh Văn Đức đề xuất rằng: tình hình phiên âm hiện nay
khá phức tạp và đa dạng, cần phải mất nhiều thời gian và cần có nhiều tiếng nói
góp ý để đi đến thống nhất, vì thế rất cần một luật về ngơn ngữ và một cơ quan
đầu mối cho chuyện này.
Trong bài nghiên cứu F, J, W, Z và bảng chữ cái tiếng Việt, in trong Những
vấn đề ngữ văn (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN ),
PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Trang chỉ rõ một thực tế rất hiển nhiên là, trong công
việc viết lách, trong nhiều loại văn bản tiếng Việt, trong hoạt động giao tiếp truyền
thông ở nƣớc ta hiện nay, có sự tồn tại của những chữ cái F, J, W, Z. Chẳng hạn
nhƣ khi chuyển tự tên riêng nƣớc ngoài trên sách báo hay khi gọi tên một số loại
đối tƣợng (để đánh số trật tự hàng ghế trong nhà hát, ngƣời ta vẫn dùng các ký tự
F, Z,…trong khi đó lại khơng dùng những chữ cái Ă, Â, Ê, Ô, Ơ…trong bảng chữ
cái tiếng Việt). Những nhu cầu nhƣ thế là có thật trong giao tiếp, trên sách vở cũng
nhƣ trong lĩnh vực báo chí truyền thơng. Điều đáng nói là, những ký tự F, J, W, Z
lại khơng có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Tuy vậy, tác giả cho rằng đó không
phải là lý do buộc phải bổ sung chúng vào bảng chữ cái tiếng Việt. Theo quan
điểm của bài nghiên cứu, không nên đặt ra câu chuyện “bổ sung”, “cộng thêm ” 4
chữ cái F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt, mà vấn đề là cần phải thừa nhận
và khẳng định có 2 bảng chữ cái (Quốc ngữ & Latin) cùng song song tồn tại trong
thực tiễn ngữ văn ở Việt Nam từ trƣớc đến nay, với công dụng riêng không thể
phủ nhận của chúng.
Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Trang mặc dù không bàn nhiều

đến việc viết tên riêng nƣớc ngồi trên báo chí nhƣ thế nào mà chỉ tập trung làm rõ


11

vấn đề có nên thêm các chữ cái F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt khơng.
nhƣng có thể thấy vấn đề mà tác giả đặt ra chính là một khía cạnh liên quan cần
đƣợc xem xét trên thực trạng thiếu nhất quán trong cách viết tên riêng nƣớc ngồi
trên báo chí hiện nay. Có thể hiểu, nếu chúng ta thống nhất với cách viết để
nguyên dạng hay chuyển tự sang tiếng Anh thì F, J, W, Z cần đƣợc cân nhắc đƣa
vào bảng chữ cái của ta. Cịn nếu ta tiếp tục cách viết phiên âm thì F, J, W, Z
không cần thiết phải đƣợc thêm vào.
Trong bài nghiên cứu Mấy nhận xét về những từ gốc Anh trong tiếng Việt và
tiếng Hàn TS Trần Văn Tiếng đã nêu rõ rằng, trên thực tế việc viết tên riêng tiếng
nƣớc ngồi trên báo chí bằng phƣơng pháp phiên âm còn gặp phải nhiều bất cập
nhƣ: vấn đề nên hay không nên dùng dấu gạch ngang tách âm tiết của từ
(Washington: Oa-sinh-tơn > < Oasinhtơn), thêm hay không thêm dấu thanh
(Australia: Ôt-xtrây-lia > <Ốt-xtrây-lia, Arabia: Ả-rập> < A-rập), vấn đề xử lý thế
nào cho những trƣờng hợp bảng chữ cái tiếng Việt khơng có nhƣ f, j, z, w và các
tổ hợp phụ âm sr, sh, cr/kr, pr, fl, str, cl… (Shakespeare: Sếch-xpia > < Sếcxpia,Sếc-spia, Massachusetts: Ma-sa-su-set > < Mas-sa-chu-set, Bush: Bu-sơ…).
Điểm nổi bật của bài nghiên cứu này chính là việc tác giả đã chỉ ra đƣợc sự
mâu thuẫn, không thống nhất trong chinh bản thân cách viết phiên âm và gây
nhiều tranh cãi trong cộng đồng những ngƣời d ng phƣơng thức phiên âm khi viết
tên riêng nƣớc ngồi. Bài nghiên cứu cịn nhấn mạnh thêm rằng dù có cố gắng thế
nào thì việc dùng con chữ của một ngơn ngữ này (ví dụ nhƣ tiếng Việt) để phiên
âm từ ngữ của một ngôn ngữ khác (ví dụ nhƣ tiếng Anh) vẫn khơng phản ánh
đúng bản chất ngữ âm của từ cần phiên. Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ
nhận xét, đánh giá, chứ chƣa đề ra giải pháp, kiến nghị cho tình hình bất cập trên.
Tham gia nghiên cứu và bàn luận về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Đức Dân có
bài viết Viết tên riêng nước ngoài như thế nào đã chỉ rõ tên riêng nƣớc ngoài nhập

vào tiếng Việt trƣớc hết qua tiếng Trung Quốc, sau đó là tiếng Pháp và nay là tiếng


12

Anh. Do phải chịu tác động của những quy luật ngôn ngữ, những tên riêng này
thay đổi dần. Nghiên cứu này đã nêu đƣợc hai nguyên tắc của việc viết tên riêng:
thứ nhất là phải viết đúng theo mặt chữ nhƣ nó vốn có. Tác giả nhận định: “chúng
ta khơng hy vọng c được sách công cụ tra cứu chuẩn khi phiên âm tiếng nước
ngồi sang tiếng Việt vì mỗi ngơn ngữ đều có những đặc trưng ngữ âm riêng và
năng lực thẩm âm mỗi người mỗi khác.” Vì vậy, quan điểm của tác giả trong
nghiên cứu của mình là không nên phiên âm mà nên chuyển tự, trái ngƣợc với
quan điểm của GS.TS Đinh Văn Đức trong nghiên cứu Chính tả Việt, nhìn từ bản
ngữ: Trường hợp ghi tên riêng nước ngoài bằng chữ Việt đã đƣợc nêu ở trên.
GS.TS Nguyễn Đức Dân đề xuất: những nƣớc theo hệ chữ Latin thì tên riêng nên
đƣợc giữ nguyên dạng; với những nƣớc có hệ chữ khơng phải Latin, họ phiên tên
riêng sang chữ Latin thế nào thì chúng ta theo đúng nhƣ vậy. Nguyên tắc thứ hai
tác giả đề cập là phải tôn trọng những tên gọi truyền thống, quen thuộc – có từ
trƣớc 1945 và nay vẫn dùng – nhất là những tên gọi phù hợp với nguyên lý tiết
kiệm trong ngôn ngữ. Những tên riêng gốc Hán đã quen thuộc với tiếng Việt từ
lâu thì nên giữ nguyên nhƣ: Pháp, Anh, Đức, Nhật, Bỉ,

…Hay Luân Đôn,

ắc

Kinh, Hồng Kông…
Bên cạnh những nghiên cứu của các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu
ngơn ngữ học thì những ngƣời trong cuộc, các nhà báo, tờ báo cũng đã lên tiếng về
vấn đề này trên chính mặt báo của mình. Thí dụ, báo Thanh niên có đăng tải bài

Loạn phiên âm: giới ngôn ngữ học bức xúc. Bài viết miêu tả một cách khá chi tiết
về thực trạng phiên âm tên nƣớc ngồi trên báo chí cũng nhƣ trong các văn bản
tiếng Việt nói chung. Thơng qua bài báo này, Thanh niên đã phần nào thể hiện
quan điểm của mình về vấn đề này. Hay gần đây, trên báo điện tử VNexpress cũng
có bài viết tƣơng tự Loạn phiên âm tiếng nước ngồi. ài báo cịn đăng tải hẳn hoi
một danh sách các tên địa danh nƣớc ngoài và nhân vật nƣớc ngoài đƣợc phiên âm
ra tiếng Việt. Hầu hết các tên nƣớc ngoài sau khi đƣợc phiên âm ra tiếng Việt đều
rất thiếu nhất quán về mặt ngữ âm.


13

Ngồi những tài liệu nêu trên, nhóm nghiên cứu chúng tơi cũng đã tìm hiểu và
thống kê một vài ý kiến đề xuất những giải pháp cho vấn đề viết tên riêng tiếng
nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam. Những ý kiến sau đây của các
chuyên gia đƣợc trích dẫn từ các bài phỏng vấn trên báo chí:
Đầu tiên là hai ý kiến của GS.TS Bùi Thế Khánh và Tiến Sĩ Huỳnh Thị Hồng
Hạnh đƣợc đăng trong bài “Loạn” phiên âm trên Thanh niên Online ngày
2/5/2012.
Theo GS.TS Bùi Khánh Thế thì chúng ta cần có luật về ngôn ngữ. Cụ thể, ý
kiến ông đƣa ra nhƣ sau: “Với các từ ngữ có nguồn gốc nƣớc ngồi, trƣớc mắt nên
t y vào đối tƣợng ngƣời đọc mà có cách sử dụng khác nhau. Riêng với sách giáo
khoa và sách tham khảo, đối tƣợng ngƣời đọc là học sinh và sinh viên, nên có thể
dùng kết hợp cả từ nguyên ngữ và phiên âm ở lần đầu tiên và chỉ sử dụng một
trong hai cách ở các lần kế tiếp. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, theo tôi cần thiết phải
có luật riêng về ngơn ngữ để có cách sử dụng tiếng Việt chính xác và thống nhất.
Bởi lẽ, đây đang là vấn đề rất thời sự và cấp bách trong việc sử dụng tiếng Việt
hiện nay.”
TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh cho rằng nên có sự kết hợp giữa phiên âm và từ
nguyên gốc. “Việc sử dụng các từ ngữ có nguồn gốc nƣớc ngồi trong các Sách

giáo khoa, sách tham khảo và nhiều văn bản chính thống hiện nay khá phức tạp và
bất nhất. Chung quy lại thƣờng có 4 cách dùng: dùng nguyên ngữ hoặc chuyển tự
theo thông lệ quốc tế (với những ngôn ngữ không dùng theo hệ thống Latin), Hán
- Việt hóa các tên gọi, dịch theo nghĩa, phiên âm. Trong đó, phiên âm theo cách
đọc của ngƣời Việt đƣợc sử dụng khá phổ biến. Cách này có thể dễ đọc, dễ phát
âm với đa số mọi ngƣời nhƣng ngƣời đọc sẽ không biết đƣợc mặt chữ của từ
nguyên gốc. Còn nếu sử dụng các từ ngun ngữ vào văn bản thì khó với một số
đối tƣợng ngƣời đọc. Do vậy, tơi nghĩ có thể dùng theo lối phiên âm kèm từ
nguyên gốc hoặc ngƣợc lại dùng từ ngữ nguyên gốc và phiên âm bên cạnh.”


14

Ông Nguyễn Quý Thao - Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam đã nêu ý kiến
của mình về vấn đề tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam
trong bài “Loạn” phiên âm: Giới ngôn ngữ học bức xúc đăng trên Thanh niên
Online ngày 4/5/2012 nhƣ sau:
“Bộ GD-ĐT và NX

Giáo dục đã bàn vấn đề này rồi nhƣng nếu giữ nguyên

ngữ ở bậc tiểu học theo một số ý kiến đề nghị là không khả thi. Học sinh của
chúng ta ở rất nhiều vùng miền khác nhau. Do vậy, SGK hiện nay vẫn dùng phiên
âm và mở ngoặc nguyên ngữ trong lần đầu xuất hiện. húng tôi đã mời chuyên gia
của Viện Ngôn ngữ, của Viện Từ điển và

ách khoa để tìm giải pháp tốt nhất

nhƣng đi theo hƣớng nào cũng không thành công nhƣ mong muốn, công việc này
quá phức tạp. Sở dĩ có tình trạng ngay cả phiên âm trong SGK cũng khơng thống

nhất là vì hàng trăm tác giả viết sách khác nhau, mỗi tác giả có một quan điểm và
bản lĩnh của họ mà chúng tôi cũng không thể bắt ngƣời này phải theo ngƣời kia
đƣợc.
Khi đổi mới chƣơng trình, SGK sau năm 2015, với tình hình thực tế của nƣớc
ta thì quan điểm của chúng tơi là từ cấp THCS trở lên phải để nguyên ngữ tên
riêng của ngôn ngữ hệ chữ Latin, còn từ tiểu học trở xuống thì vẫn phải mở ngoặc
phiên âm để học sinh ở các vùng miền khác nhau có thể đọc đƣợc. Có một quy
chuẩn mang tầm quốc gia và thống nhất một cách sử dụng, không phải chỉ trong
SGK mà cả các ấn phẩm, báo chí... là điều mà chúng tơi mong muốn nhất”.
Bài “Loạn” phiên âm: Hậu quả nghiêm trọng đăng trên Thanh niên Online
ngày 3/5/2012 đã tổng hợp đƣợc những quan điểm giống nhau của PGS.TS Hoàng
ũng, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ và TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh về việc cần chuẩn
hóa các quy tắc về việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử
của Việt Nam. Cụ thể các ý kiến đƣợc trình bày nhƣ sau:
PGS.TS Hoàng

ũng cho rằng: “Nên để nguyên bản tên riêng các từ ngữ có

nguồn gốc là chữ Latin. Đối với những ngôn ngữ không phải là chữ Latin nhƣ


15

tiếng Bungary, Nga, Ả Rập… thì nên chuyển tự sang chữ Latin. Nhƣ vậy xem nhƣ
giải quyết đƣợc cái gốc của vấn đề.”
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ cho rằng: “Không nên phiên âm
sang tiếng Việt các từ ngữ nƣớc ngồi. Thay vào đó, nên sử dụng từ ngun ngữ
theo hệ thống chữ cái Latin. Bởi lẽ, việc phiên âm ở các vùng miền khác nhau sẽ
khó tránh khỏi sự không thống nhất.”
TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh cũng nhấn mạnh: “Ngay từ bậc tiểu học, ngƣời lớn

không nên tạo sự dễ dãi cho học sinh trong việc phiên âm. Tốt nhất nên cho học
sinh làm quen với từ nguyên ngữ từ đầu.”
Qua tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về vấn đề này trƣớc
đây, chúng tơi nhận thấy rằng dù có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là trái ngƣợc
và đối nghịch trong cơng cuộc tìm ra phƣơng án chung nhất cho việc viết tên riêng
nƣớc ngồi trên báo chí Việt Nam, nhƣng tất cả đều có một điểm chung đó là xác
định rõ thực trạng phức tạp và nguyên nhân trực tiếp cũng nhƣ nguyên nhân sâu xa
của nó, đồng thời ý thức đƣợc cần phải tìm ra giải pháp triệt để cho vấn đề này. Đó
cũng là mục tiêu mà chúng tơi muốn hƣớng tới trong bài nghiên cứu của mình.
Những bất cập mà truyền thông đại chúng đang gặp phải trong việc viết tên
riêng nƣớc ngoài nhƣ thế nào khiến cho ngƣời làm công tác truyền thông, kể cả
ngƣời làm việc trong những lĩnh vực có liên quan gặp rất nhiều lúng túng. Hơn
nữa, nó cịn ảnh hƣởng đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Một trong những
chức năng quan trọng của báo chí truyền thơng chính là “định hƣớng dƣ luận”. Vì
vậy, ngƣời làm báo phải có trách nhiệm đối với thơng tin, kiến thức mà mình
truyền tải cho cơng chúng. Nhƣ vậy có thể nói, ngay cả một tên riêng tiếng nƣớc
ngoài đƣợc viết trên mặt báo thì nhà nhà báo cũng phải viết chuẩn xác nhất có thể.
Trong bài nghiên cứu của mình, chúng tơi thống kê số liệu, nghiên cứu thực tế để
đƣa ra thực trạng, phân tích nguyên nhân, dựa trên số liệu khảo sát, tài liệu phỏng
vấn báo chí cùng những tƣ liệu từ những nghiên cứu trƣớc đó, để đƣa ra những


16

giải pháp cụ thể mà chúng tôi cho là khả thi và phù hợp với tình hình phát triển
của báo chí Việt Nam nói chung, báo in và báo điện tử nói riêng.

4. Lý do chọn đề tài
Dân số trên thế giới hiện nay ƣớc tính khoảng 7,3 tỷ ngƣời và sinh sống trải dài
trên khắp năm châu lục với khoảng hơn hai trăm quốc gia. Mỗi quốc gia, mỗi dân

tộc lại có một hay thậm chí là nhiều phong tục tập quán khác nhau. Sự đa dạng về
nguồn gốc dân tộc, phong tục sinh hoạt và giao tiếp đã dẫn đến sự đa dạng về ngôn
ngữ. Và với hơn hai trăm quốc gia trên toàn thế giới, chúng ta có đƣợc một kho
tàng ngơn ngữ vơ c ng vĩ đại. Theo một báo cáo điều tra của UNESCO thì trên thế
giới có 2700 thứ tiếng. Cịn theo thống kê của nhà ngôn ngữ học Michael Krauss
thuộc Đại học Alaska Fairbanks (Hoa Kỳ) thì từ xa xƣa nhân loại có đến 15.000
ngôn ngữ khác nhau nhƣng theo thời gian đến ngày nay thì thế giới chỉ cịn từ
2000 – 3000 ngơn ngữ. Trong đó có trên 1400 thứ tiếng khơng đƣợc công nhận là
thứ tiếng độc lập, hoặc sắp bị tiêu vong và chỉ có khoảng 500 thứ tiếng đã đƣợc
ngƣời ta nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ. Trên thế giới có khoảng mƣời ba thứ tiếng
mà số ngƣời sử dụng lên tới trên năm mƣơi triệu. Trong số đó tiếng Trung Quốc,
tiếng Ấn Độ, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga… đều có hơn
một trăm triệu ngƣời sử dụng trên toàn thế giới. Và với những thống kể trên, công
việc của những ngƣời làm báo thật sự rất khó khăn khi phải tìm ra cách viết tên
riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí sao cho phù hợp nhất.
Đó là bức tranh mn màu về thực trạng ngơn ngữ thế giới. Bây giờ, chúng ta
nhìn vào thực tế của Việt Nam, để nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của đất
nƣớc. Từ sau đổi mới năm 1986 đến nay, nƣớc ta không ngừng mở cửa hội nhập
với thế giới. Chúng ta gia nhập ASEAN, WTO và mới đấy nhất là trở thành một
thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN, cùng với việc tham gia hàng loạt các
tổ chức khác. Xu thế tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ buộc các quốc gia phải hợp
tác và hội nhập, tham gia sâu rộng hơn vào các vấn đề của thế giới, và đƣơng


17

nhiên, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những tin tức về thế giới xung
quanh ngày càng đƣợc độc giả Việt Nam quan tâm. Thực tế đó đã khiến cho tần
suất xuất hiện của tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam
ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, chúng ta vẫn chƣa tìm ra đƣợc giải pháp phù

hợp nhất để việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài, từ nhiều năm nay, giới khao học
và giới báo chí vẫn khơng ngừng cãi nhau với câu hỏi: Nên phiên âm hay nên giữ
nguyên dạng theo hệ chữ Latin?
Đối với mỗi tờ báo Việt Nam nói riêng và nền báo chí nƣớc nhà nói chung,
những bất cập trong việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngồi đơi khi có thể ảnh hƣởng
đến sự chuyên nghiệp và uy tín của báo chí. Độc giả phải tin và viết theo phiên
bản nào khi mà mỗi tờ báo mỗi cách viết khác nhau; cả nền báo chí khơng có một
cách viết thống nhất. Do vậy với đề tài nghiên cứu này, chúng tơi mong muốn sẽ
góp một phần cơng sức của mình, trong việc hồn thiện hơn những giải pháp cho
việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí.
Tìm ra đƣợc một cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài thống nhất cho báo chí,
chúng ta sẽ giải đáp đƣợc nhiều thắc mắc cho độc giả. Lâu nay, nhiều ngƣời vẫn
bối rối trong việc tra cứu khi gặp những tên riêng tiếng nƣớc ngồi khơng đƣợc
viết chính xác. Khó khăn này là cản trở rất lớn trong quá trình học tập, nghiên cứu
và phát triển tri thức của mỗi cá nhân.
Với những lý do đƣợc xem xét trên nhiều phƣơng diện, chúng tôi cho rằng việc
viết tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí là một đối tƣợng cần đƣợc nghiên cứu
một cách kỹ lƣỡng và sâu sắc.

5. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu thực trạng thiếu nhất quán
trong việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo chí Việt Nam, đặc biệt trong hai
loại hình báo in và báo điện tử. Nghiên cứu nguyên nhân của thực trạng để từ đó


18

đề xuất một số giải pháp hợp lí và khả thi nhằm chuẩn hóa việc viết tên riêng nƣớc
ngồi trên báo in và báo điện tử tiếng Việt.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm ra hƣớng giải pháp phù hợp nhất

để giải quyết đƣợc những tồn tại, bất cập trong việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài
trên báo in và báo điện tử Việt Nam.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bên cạnh mơ tả, cần phải phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng của việc viết tên
riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử tiếng Việt hiện nay.
Tìm hiểu xu hƣớng của các tịa soạn cũng nhƣ xu hƣớng của độc giả trong việc
tiếp cận với các tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử.
Tìm hiểu và phân tích những tranh cãi, những đề xuất xung quanh việc viết tên
riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử Việt Nam hiện nay.

7. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
thuộc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Đặc biệt chú trọng đến quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối liên hệ quan hệ giữa lƣợng và chất. Sự thay đổi về lƣợng khi đạt đến một mức nào đó,
cùng với sự tác động của các tác nhân có mối liên hệ quan hệ sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất. Quá trình này nếu không diễn ra suôn s , tức là sự thay đổi về lƣợng
quá nhiều nhƣng chất vẫn chƣa thay đổi để đáp ứng phù hợp, hoặc ngƣợc lại sẽ
làm nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết một cách triệt để nhằm giúp quá
trình phát triển đƣợc tiếp tục.


19

7.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu chúng tơi kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
trong quá trình thực hiện đề tài. Trong đó các phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng
bao gồm:
Phƣơng pháp miêu tả, phân tích: tài liệu trong và ngoài nƣớc. Phƣơng pháp này

nhằm làm rõ khái niệm tên riêng tiếng nƣớc ngoài và khảo sát những cách viết tên
riêng nƣớc ngồi trên báo chí Việt Nam từ trƣớc đến nay.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: khảo sát thực tế tình hình trên các tờ báo Việt
Nam; lựa chọn những tờ báo mang tính đại diện cao trong nền báo chí Việt Nam
hiện thời. Phƣơng pháp này nhằm nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng.
Phƣơng pháp phỏng vấn: khảo sát quan điểm của độc giả thông qua bảng hỏi
và phỏng vấn; phỏng vấn trực tiếp chun gia trong lĩnh vực ngơn ngữ học, báo
chí truyền thông. Phƣơng pháp này nhằm nắm bắt đƣợc quan điểm và nguyện
vọng thực tế của độc giả cũng nhƣ tiếp thu những nhận định từ phía chun gia để
từ đó đề xuất giải pháp hợp lí và khả quan.
Phƣơng pháp thống kê nhằm nắm chính xác những con số cụ thể về thực trạng
đang diễn ra của việc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên báo in và báo điện tử
Việt Nam hiện nay.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học với việc lấy ý kiến bạn đọc về cách thức trình
bày tên riêng tiếng nƣớc ngồi trên báo in và báo điện tử tiếng Việt, bạn đọc đánh
giá vấn đề này có tác động nhƣ thế nào đến cách tiếp nhận thông tin, xu hƣớng của
độc giả trong cách tiếp nhận tên riêng tiếng nƣớc ngoài.

8. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đối tƣợng của đề tài nghiên cứu là cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài trên
báo in và báo điện tử tiếng Việt.


×