Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận báo in XU THẾ PHÁT TRIỂN của báo IN – HƯỚNG đi TRONG THỜI đại “số hóa và KIM TIỀN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.04 KB, 25 trang )

Đề tài : XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO IN – HƯỚNG ĐI TRONG
THỜI ĐẠI “SỐ HÓA VÀ KIM TIỀN”.

A) Mở đầu
I) Báo in – ra đời và khẳng định.
1)Báo in trong nền báo chí hiện đại đa phương tiện.
Báo chí – hoạt động truyền thông, chính trị, kinh tế, giải trí phát triển đa
dạng dưới nhiều loại hình. Trong sự vận động lịch sử văn hóa nhân loại,
báo chí ra đời khá muộn. Phải đến cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII,
những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở một số nước châu Âu. Ở nước ta,
báo in bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX. Ngày nay, nói
đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như báo in, thông tấn, họa
báo, phát thanh, truyền hình, nói đến tuần báo, nhật báo, tập san, tạp chí,
bản tin, các loại chương trình phát thanh, chương trình truyền hình hết
sức phong phú, đa dạng. Sự đa dạng của báo chí còn thể hiện ở loại hình
các sản phẩm, tài liệu được sử dụng trong các ấn phẩm định kì, trong các
chương trình hát song. Ngoài các loại tác phẩm, tài liệu thuộc về báo chí,
còn có thể thấy sự xuất hiện của văn, thơ, nhạc, kịch, hội họa, điêu khắc,
…trong các tác phẩm báo chí. Sự đa dạng của báo chí ngày càng tăng lên.
Điều ấy đặt ra một vấn đề thắc mắc quan tâm cho nhưng loại hình báo chí
truyền thống – ra đời trước so với sự hiện đại vượt bậc của báo chí “sinh
sau đẻ muộn”
Báo in – báo giấy ra đời tính tới nay cũng đã hơn năm thế kỉ. Từ cái thuở
sơ khai của công việc làm báo với loại giấy và mực in còn ở chất lượng
kém cho tới nay với kỹ thuật và công cụ hiện đại tiên tiến luôn nhận được
sự ưu đãi của năng lực sáng tạo của các nhà báo. Nói thế để thấy chất
lượng của báo giấy luôn được đánh giá cao nhất. Trải qua nhiều thời gian,
từ vị thế độc tôn về cung cấp thông tin cho tới khi phải cạnh tranh với các
1



loại hình báo chí “con cháu”, báo in cũng trải qua nhiều thăng trầm, phải
cạnh tranh để khẳng định cái chất riêng và hòa chung vào tính đa dạng
của hoạt động báo chí – góp phần định hướng cho cả nền báo chí.
Những năm trở lại đây, kinh tế khủng hoảng, công nghệ tiến những bước
vũ bão, các loại hình báo chí trẻ ra đời – phát thanh, truyền hình, báo
mạng trực tuyến ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng doanh thu cũng như thị
hiếu độc giả của báo in. Sống trong một nền báo chí đa phương tiện, thế
mạnh của công nghệ lấn át sức hấp dẫ tới từ bao giấy, báo in phải thay
đổi để khẳng định chân giá trị của báo chí.
2)Trong thời đại số hóa báo in cần định hướng thay đổi cách làm
báo.
Thế giới – quốc tế vận động liên tục, báo chí bị cuốn theo vào vòng xoáy
hỗn mang và điên cuồng. Mọi mặt của đời sống ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Báo chí bị ảnh hưởng bởi chính trị, kinh tế, chiến tranh, công nghệ.
Liên tục trong thời gian gần đây, ngành báo in ở nhiều nước có nền báo
chí phát triển nhất thế giới đang dần xuống dốc và có nguy cơ sụp đổ rất
cao. Chỉ trong vòng vài tháng qua kể từ khi sảy ra cuộc khủng hoảng tài
chính thì làng báo Mỹ liên tiếp chứng kiến sự chia tay của một số tờ báo
vốn rất có tên tuổi trên thế giới.
Mỹ: 10 báo in lớn có nguy cơ “sập tiệm”
+ Philadelphia Daily News do công ty Philadelphia Newspapers
LLC sở hữu
+ Tờ Minneapolis Star Tribune do công ty St. Paul Pioneer Press sở
hữu
+ The Miami Herald công ty sở hữu là McClatchy
+ The Detroit News, một trong hai tờ báo ngày của thành phố biển
Detroit của bang Michigan

2



+ The New York Times rao bán 21 trong số 52 trụ sở hoặc văn
phòng đại diện
+ Báo San Francisco Chronicle, Chicago Sun Times, NY Daily
News, Fort Worth Star Telegram và Cleveland Plain Dealer cũng sẽ
phải đóng cửa vào cuối năm nay và họ có kế hoạch sẽ chuyển thành
báo điện tử trong năm tới.
Pháp: Hai đại gia trong làng báo là Le Figaro và Le Monde
vừa tiến hành cắt giảm không thương tiếc một loạt nhân sự. Trong khi đó,
hai tờ báo kinh doanh của Pháp là Les échos và La Tribune thì vừa được
rao bán.
Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu nhất xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Lượng độc giả bị sút giảm nhanh chóng dẫn đến thiều hụt
kinh phí và những khoản nợ nần chồng chất. Nguyên nhân thứ hai chính
là sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông khác (báo hình,
báo nói, báo mạng và cả loại hình báo chí công dân – blogger). Nguyên
nhân thứ ba chính là ngay trong bản thân tờ báo in đã có những nhược
điểm: Nguyên liệu tự nhiên (gỗ rừng) ngày càng cạn kiệt, nguyên liệu
nhân tạo thì đắt đỏ; tốc độ phân phối quá chậm (bằng cơ giới) nếu so sánh
với tốc độ tính bằng giây của báo số; gần như không có khả năng cập
nhật, chỉnh sửa trong khi tính “động” và tính “tương tác” là hai ưu điểm
vượt trội của báo số…Mặc khác trong nguyên liệu mực in báo có chất chì
rất có hại cho sức khỏe. Theo một số liệu nghiên cứu cho biết có
khoảng 90% lượng báo sau khi đọc bị thảy trực tiếp ra môi trường, trong
khi chỉ 10% được tái chế. Như vậy có thể kết luận rằng báo in là một loại
hình báo chí không thân thiện với môi trường. Báo in cũng đồng thời là
loại báo mà độc giả phải tốn tiền trong khi internet người đọc gần như
miễn phí. Thêm một đặc điểm nữa đó là báo mạng tích hợp đầy đủ những
loại hình truyền thông khác, nội dung phong phú hơn rất nhiều và hoàn
toàn có thể diễn đạt được đầy đủ diễn biến trên cùng một trang báo.


3


Báo in muốn tự tin khẳng định chỗ đứng? Phải thay đổi! Trước sự gồng
mình chống chọi với cơn bão khủng hoảng tài chính và sự bùng nổ của
sức mạnh truyền thông thì ngành công nghiệp báo in cần có những
phương thức mới để tồn tại.
3)Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Khảo sát – phân tích tài liệu.
4)Kết cấu tiểu luận: ba phần
- Mở đầu
- Nội dung nghiên cứu
- Kết luận

B) Nội dung nghiên cứu đề tài.

I) Xu thế phát triển của báo giấy trong lý luận nghiên cứu.
Hàng trăm năm phát triển và phấn đấu. Báo in đã giành, ghi dấu nhiều
thành tựu trong lịch sử. Đầu tiên, phải kể tới sự có mặt của báo in trên
toàn thế giới. Phải đến cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, những tờ báo
đầu tiên mới xuất hiện ở ột số nước châu Âu. Ở Bỉ, tờ Niewe Tydigen ra
đời năm 1605, ở Đức, tờ Aviso – 1609, ở Anh – 1622, ở Pháp – 1631, ở
Tây Ban Nha – 1641, ở Mỹ - 1690. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX,
nhiều tờ báo danh tiếng trên thế giới ra đời: Tờ NEWYORK TIMES
(được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1851), tờ The Guardian (1921),…Ở
Việt Nam, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, và nhất là vào những năm 20
của thế kỉ trước, báo chí Việt Nam đã đạt được sự phát triển quan trọng.
4



Cả nước có hơn 70 tờ báo và tạp chí được xuất bản bằng các chữ Quốc
ngữ, chữ Pháp và chữ Hán.
Báo chí – báo in phát triển cả về cách trình bày và sự trang trọng. Sơ khai
của báo giấy, những dòng tin ngắn ngủi được đưa lên trang giấy nhòe,
ngả màu, mực in thì đen xì và dễ dính bẩn. Sự phát triển của công nghiệp
in ấn tạo nên cho tờ báo nguồn nguyên liệu in ấn chuẩn mực. Máy ảnh –
công cụ của những phóng viên báo ra đời góp phần làm chất lượng của tờ
báo thay đổi, sinh động và hấ dẫn hơn hẳn. Sự phát triển của khổ báo
cũng làm nên nét đặc sắc trong quá trình đi lên của báo giấy: từ khổ dọc,
sang khổ ngang, dài – ngắn khác nhau.
Chât lượng các bài viết trên báo in cũng là hoàn toàn vượt trội với những
nét riêng biệt. Do đặc thù của khổ báo, thời gian sáng tạo bài viết nên
người viết báo in có khả năng sáng tạo hay hơn hẳn các loại hình báo chí
khác. Ngôn từ câu cú được phản ánh trên báo in là nét hơn cả. Có thể nói,
tinh hoa của báo chí tồn tại trong lòng báo in từ xưa cho tới nay.
II: Thực tiễn sự phát triển của báo in trong thời đại số và khủng
hoảng kinh tế.
1) Báo in – Tìm lợi thế từ cạnh tranh trong gia đình báo chí hiện
đại.
Báo in đang chịu sức ép cạnh tranh rất mạnh của báo mạng, đó là điều
không ai phủ nhận. Tuy nhiên, liệu báo in có bị báo mạng “đánh bại”, đó
lại là điều không ai dám khẳng định. Thực tế ở nước ta, những tờ báo có
tôn chỉ mục đích rõ ràng, xác định rõ đối tượng bạn đọc chủ yếu thì mặc
dù có suy giảm số lượng nhưng không nhiều. Tốc độ phát triển của báo
mạng hiện đang rất nhanh, nhưng thực tế tại Việt Nam chỉ có 4 cơ quan
thuần túy là báo điện tử, gồm báo điện tử Đảng Cộng sản, Vietnamnet,
VnExpress và VnMedia. Còn lại phần lớn báo điện tử và trang tin điện tử
5



là do các tờ báo in phát triển rộng ra. Chi phí cho hoạt động của hầu hết
các báo mạng “ăn theo” báo in này đều phải có sự hỗ trợ từ báo in. Dù đã
bắt đầu có suy nghĩ có nên thu tiền truy cập báo mạng hay không, nhưng
cho đến nay, chưa có tờ báo nào dám thực hiện và vì vậy, không ít báo
mạng vẫn tiếp tục “sống” nhờ vào báo in. Báo mạng đang làm giảm
lượng phát hành của báo in, đó là một thực tế ai cũng có thể nhận thấy.
Hiện nay, người ta bắt đầu quan tâm tới những vấn đề cụ thể và bàn sâu
hơn về các sự kiện. Thực tế báo chí ở nước ta cũng đã minh chứng, theo
điều tra của Cục Báo chí, trong đợt suy giảm kinh tế vừa qua, những tờ
báo nào có tôn chỉ mục đích rõ ràng, xác định rõ đối tượng bạn đọc chủ
yếu của tờ báo thì mặc dù có suy giảm nhưng không nhiều, còn với
những tờ báo thông tin mang tính chung chung, tổng hợp thì suy giảm
mạnh.
2) Báo in tồn tại bao lâu!
Internet đã làm thay đổi tận gốc nhiều ngành công nghiệp như du lịch,
viễn thông, âm nhạc, điện ảnh... và bây giờ đến lượt báo chí cũng cảm
thấy sức ép.
Suy giảm doanh số chỉ là một khía cạnh trong quá trình suy giảm toàn
diện ảnh hưởng của báo in trong đời sống xã hội. Báo in không còn độc
quyền phổ biến những thông tin như giá cổ phiếu và rao vặt. Từ ngày
13/3 vừa qua, báo The New York Times đã cắt bỏ phần thông tin biểu giá
cổ phiếu trên các ấn bản của mình vì người đọc đang có xu hướng chuyển
sang tìm các thông tin đó trên Internet.
Báo in cũng không còn độc quyền đưa các thông tin sốt dẻo, kịp thời về
mọi sự kiện xảy ra trong đời sống vì sự cạnh tranh mạnh mẽ của truyền
hình, truyền thanh và nhất là Internet.

6



Nhắc tới sự ra đời và lên ngôi của Internet, ta phải chú ý ngay tới tố độ
phát triển như vũ bão của công cụ này. Với Internet, mọi thứ được chia sẻ
cực kì nhanh chóng và dễ dàng. Hàng trăm, hàng ngàn trang Web, cổng
thông tin điện tử ra đời, là nơi người ta trao đổi thông tin, tìm kiếm dữ
liệu một cách cực kì hiệu quả. Nếu như cách đây năm mươi năm, để xem
một bộ phim người ta phải mất cả buổi để ngồi trong phòng chiếu. Thì
giờ đây, với mạng thông tin toàn cầu giúp chúng ta có thể ngồi ngay tại
bạn học, bạn làm việc, thậm chí là ngay tại giường để tận hưởng cảm giác
giải trí. Và Internet cũng không giới hạn hay gò bó các tầng lớp với nhu
cầu được giải trí. Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối mạng, tất cả mọi
người đã được nắm trong tay cách tự đáp ứng nhu cầu của mình. Mạng
thông tin toàn cầu còn là nơi giao lưu trực tuyến của mọi người. Thông
tin! Thông tin! Hai từ được nhắc tới nhiều nhất với Internet. Báo chí là
phương tiện thông tin đại chúng, vậy nên dù là người kém hiểu biết nhất
cũng dễ hiểu rằng Internet kết hợp với Báo chí sẽ cho ra đời phương thức
chuyền tải thông tin, sự kiện, hiện tượng một cách nhanh nhất, hiện đại
nhất. Báo mạng điện tử ra đời. Báo mạng ra đời gắn liền với những tờ báo
điện tử đầu tiên, những tờ báo uy tín – những tờ báo tích hợp công nghệ,
mang tới cho người đọc cảm giác được đáp ứng tất cả. Báo mạng tich hợp
công nghệ truyền tin đa phương tiện. Giờ đây, bài báo không chỉ gồm
những con chữ đơn giản dạng text mà còn mang trong nó những tiến bộ
của giải trí như âm thanh (sound), hình ảnh (image), phim (video), đồ
họa, công cụ tương tác. Phải thấy thế mạnh của báo mạng làm lu mờ đi
các tính năng của cá loại hình bao chí khác. Đối với báo in, mọi người rất
dễ nhận thấy sự lép vế trong cuộc cạnh tranh với báo mạng về chất lượng
truyền tải nội dung.
Báo in cũng không còn độc quyền đưa các thông tin sốt dẻo, kịp thời về
mọi sự kiện xảy ra trong đời sống vì sự cạnh tranh mạnh mẽ của truyền
hình, truyền thanh và nhất là Internet. Cái thời mà báo in còn là độc tôn

7


trong làng báo thế giới và Việt Nam, mọi thông tin được coi là sốt dẻo
nhất, nóng nhất đều được đưa lên các mặt báo giấy và chỉ có báo giấy
mới có thông tin chính thống nhanh tới như vậy. Sự xuất hiện của truyền
thanh, truyền hình làm lu mờ dần tính nhanh chóng của thông tin do báo
giấy đưa ra. Đơn giản vì phát thanh và truyền hình có ưu thế vượt trội
hơn hẳn về công nghệ lấy và truyền tin. Nhưng với Internet thì thông tin
được coi là không cần “xảy ra” bời vì tốc độ truyền tải của nó là quá
nhanh. Với một thiết bị kết nối Internet (laptop, smartphone,…), sự kiện
gì vừa xảy ra coi như được lập tức chia sẻ với mọi người. So sánh tốc dộ
đưa tin của Báo in với Báo mạng. Sự việc được báo in đưa lên phải mất
hai mươi tư tiếng hay qua một đêm (đới với nhật báo) mới tới được tay
độc giả. Báo mạng thì sao? Một cách nhanh chóng nhất thông tin sẽ được
đăng tải lên trang nhất của tờ báo. Nếu coi báo in là báo ngày thì ta sẽ gọi
báo mạng là báo giờ. Chất lượng phục vụ của hai loại hính báo chí này ra
sao? Khác nhau hoàn toàn. Báo giấy – ta nhận được được lượng thông tin
tương đương song chất lượng thì đâu thể sánh bằng báo mạng. Sự kiện,
sự việc ấy được mang tới độc giả chỉ là những con chữ màu đe, bức ảnh
đen trắng. Vẫn sự kiện ấy, để báo mạng đưa tin, người đọc sẽ nhận được
lượng thông tin dư thừa. Họ được tiếp nhận thông tin, sự kiện dưới nhiều
dạng (text, hình ảnh, video,…). Đó là sự đáp ứng nhu cầu vượt trội của
báo mạng so với báo giấy.
Với những ưu điểm hơn hẳn kế trên của báo mạng so với báo giấy, người
đọc có thể hình dung được sự lép vế của báo giấy trong việc câu khách,
hút độc giả, xuất hiện mối tâm lý lo ngại về sự tồn tại của báo in truyền
thống.
Ưu thế của báo in là chất lượng nội dung nhưng cần tạo ra những “điểm
đến trực tuyến” chứ không đơn giản là đặt nội dung tin, bài lên trang web.

Báo in cần cung cấp cho người đọc những loại tin bài mới, những con
đường để tìm kiếm thông tin, tổ chức nội dung và cả những cách thức
8


giao tiếp, chia sẻ ý tưởng với các độc giả khác. Nói tới nội dung của báo
in, ta không cần phải bàn cãi về sức hút toát lên từ ngôn từ của nó. Người
sử dụng báo in làm công cụ để truyền tải thông điệp sẽ sử dụng những
ngôn từ hay nhất, sắc sảo nhất. Kẻ sử dụng báo giấy làm nơi sáng tạo
nghệ thuật sẽ cho ra đời những câu chữ sáng đậm chất nghệ sĩ. Có được
sự vượt trội về nội dung ấy là do ưu thế của báo giấy trong việc cho ra
đời một tác phẩm báo chí. Họ có đủ thời gian để sáng tạo câu chữ, đủ
biên tập để rèn rũa ý tưởng và đu thông minh để chọn lọc vấn đề. Còn
báo mạng thì sao? Ngần ấy thời gian song họ lại bị lợi nhuận chi phối.
Nóng – nhanh, họ luôn bị ám ảnh bởi hai tính từ ấy. Làm sao lây thông
tin cho nhanh, đưa thông tin càng sớm càng tốt. “Nhanh ẩu đoản” – báo
mạng cũng như vậy, các bài viết xuất hiện nhan nhản các lỗi chính tả,
cách áp dụng ngôn từ, thiếu ý tưởng sáng tạo về nội dung báo chí. Nhưng
khuyết điểm ấy càng làm nổi bật thính “chu toàn” của báo giáy trong chat
lượng phục vụ bạn đọc.
Trong thời đại hiện nay, báo in lại có những bước tiến rụt rè mặc cho
những ưu thế hơn hẳn báo mạng. Báo in cần cung cấp cho người đọc
những loại tin bài mới, những con đường để tìm kiếm thông tin, tổ chức
nội dung và cả những cách thức giao tiếp, chia sẻ ý tưởng với các độc giả
khác. Nhiều tờ báo đến nay vẫn e ngại việc để cho người đọc nhận xét về
tin bài của mình. Báo in truyền thống thường giống như một cuộc đối
thoại chỉ một bên phát biểu, bạn đọc ít có cơ hội bày tỏ quan điểm với tòa
soạn. Nhưng với Internet thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Bạn đọc không
chỉ chia sẻ ý kiến với tòa soạn mà cả với đông đảo bạn đọc khác và tờ báo
phải làm cho điều này diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Trang web của BBC là

một thí dụ: họ dành chỗ cho người đọc bình luận về phần lớn tin tức mà
họ vừa phổ biến. Báo chí cần phải chấp nhận rằng người khác sẽ viết
những ý kiến khác về bài báo mà họ đã viết và họ cần liên kết với những
ý kiến đó để trình bày vấn đề một cách đầy đủ và phong phú hơn, đó
9


chính là văn hóa của Internet. Nếu muốn giữ bạn đọc thì các tờ báo phải
học cách làm thông tin trong thời đại tin học bên cạnh việc cung cấp
những bài tường thuật và phân tích chất lượng cao. Nói cách khác, báo in
và các phương tiện truyền thông truyền thống khác phải tích hợp nhiều
tính năng mà các cổng thông tin điện tử (portal) cung ứng nhưng không
hy sinh chất lượng nội dung gắn liền với tên tuổi của mình. Trong tương
lai, tờ báo nào không cung cấp được thông tin chất lượng cao hoặc thiếu
các công cụ truy xuất, tổ chức và phổ biến thông tin như một cổng thông
tin điện tử thực thụ thì sẽ sớm nhường độc giả cho các đối thủ được tổ
chức tốt hơn và có nguồn thông tin quan trọng hơn. Khi băng thông rộng
nảy nở với tốc độ chóng mặt trên khắp thế giới thì Internet không chỉ có
chữ và ảnh chụp mà có rất nhiều thứ khác. Công nghệ web 2.0 sẽ còn
mang lại nhiều điều kỳ diệu hơn nữa trong lĩnh vực phổ biến và lưu trữ
thông tin. Điều đáng tiếc là các chủ báo thường ít quan tâm tới những
thay đổi như vũ bão ấy nói gì đến chuyện tích hợp chúng vào kế hoạch
kinh doanh của mình. Công nghiệp báo chí đang đối mặt với những thay
đổi sâu sắc nhưng không phải không vượt qua được. Công chúng vẫn
muốn đọc tin và vẫn cần thông tin, song để đáp ứng nhu cầu ấy thì báo
chí cần suy nghĩ nghiêm túc về các hoạt động trực tuyến chứ không thể
xem đó chỉ là một dịch vụ phụ trội, một cái bóng của báo in truyền thống.
3) Nét tươi mới trong hướng đi.
Suy thoái kinh tế thế giới cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của các loại
hình báo chí khác như phát thanh, truyền hình và đặc biệt là báo mạng

điện tử đã khiến ngành báo in gặp rất nhiều khó khăn. Báo in đang chịu
sự cạnh tranh quyết liệt từ các loại hình truyền thông khác như phát
thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Báo in Việt Nam sẽ “sống” như thế
nào trong bối cảnh hiện nay và tương lai? Đó là câu hỏi không dễ trả lời.
Sự vật, hiện tượng mới ra đời sẽ phủ định cái cũ. Các loai hình báo chí
cũng vậy. Báo chí mới xuất hiện sẽ làm nhàm chán loại hình cũ. Song
10


không thể thay thế. Báo mạng điện tử, truyền hình, phát thanh không thể
thay thế báo giấy trong văn hóa đọc, nhất là môi trường làm báo và
thưởng thức báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau, song đa phần đều khẳng định báo in
sẽ vẫn tồn tại cùng các loại hình khác. Thậm chí với đặc điểm riêng của
Việt Nam, báo in còn “rộng cửa” để sống. PGS.TS Đinh Văn Hường,
Chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH & NV
(Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định: “Sự khó khăn hiện nay là khó
khăn chung của cả làng báo do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chứ
không riêng gì báo in. Vì báo in cân đong đo đếm được nên nó bộc lộ rõ
hơn các loại hình báo chí khác. Về mặt lí luận, thì mỗi loại hình báo chí
có một vai trò, chức năng riêng, tồn tại độc lập không thể thay thế được
cho nhau. Không chỉ Việt Nam mà thế giới họ cũng đã đi trước chúng ta
nhiều trong nghiên cứu về vấn đề này. Có thể khẳng định đây là thời
điểm bắt buộc báo in phải đổi mới chứ không phải là sự suy sụp dẫn đến
biến mất”.
Một blogger khi nói về sự tồn tại của báo in trong thời đại Internet đã
hóm hỉnh: “Báo in không bao giờ bị sập, không bị "mất mạng". Báo in có
thể đi cùng bạn khắp nơi mà không cần mang theo laptop, PDA, không
cần phải có wireless. Bạn có thể đọc báo khi đang đứng, đang ăn, đi trên
xe buýt…”. Quả thực, báo mạng nhanh và tiện lợi nhưng có những phân

khúc thị trường mà báo mạng khó lòng vươn tới, hoặc muốn vươn tới thì
còn rất lâu nữa. Trước hết là những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo,
những vùng mà muốn đạt được trình độ sử dụng công nghệ để lướt mạng
đọc tin vẫn cần thời gian dài. Đặc biệt là với Việt Nam, thị trường nông
thôn chiếm gần 80% dân số là một vùng rộng lớn cho báo in khai thác.
Bên cạnh đó, tại các môi trường lao động ngoài văn phòng, lao động
trong nhà máy, các ngành phục vụ, những người hay di chuyển..., thì lựa
chọn thông tin số 1 vẫn là báo in. Trong lịch sử phát triển báo chí, khi
11


truyền hình ra đời, người ta từng dự đoán đến “cái chết” của phát thanh.
Nhưng sự thực thì ngược lại, đến nay hai loại hình này đã và đang tồn tại
song hành và bổ sung cho nhau khá tốt. Không còn là điều ngạc nhiên khi
có người bật ti vi xem bóng đá nhưng lại tắt tiếng để lắng nghe radio bình
luận. Do vậy, có nhiều cơ sở để khẳng định rằng sự ra đời của báo mạng
điện tử sẽ không phải là sự kết thúc của báo in.
Báo in sắp tới sẽ phải có cuộc cách mạng lớn trên nhiều mặt. Ngoài xu
hướng chung là thu hẹp khổ giấy vừa để tiết kiệm chi phí vừa để tăng tính
tiện dụng, báo in sẽ phải tiến hành tăng kỳ, tăng số lần in để bảo đảm tính
thời sự tốt hơn. Thực tế này cũng đã và đang diễn ra khi một số báo tuần
đã lên thành báo ngày như Thanh Niên, Tuổi Trẻ... Các tờ báo cũng sẽ tận
dụng sự phát triển của công nghệ để phục vụ cho mình. Thông qua
Internet, một tờ báo sẽ tiến tới được in ở nhiều nơi hơn, rút ngắn thời gian
chuyển báo đến tay bạn đọc. Công nghệ - từ được nhắc tới thường xuyên
trong thế kỷ XXI này. Chúng ta có thể chứng kiến sức mạnh của công
nghệ trong những năm gần đây. Những chiếc máy tính bảng, những chiếc
điện thoại thông minh đang làm rất tốt công việc của mình đó là hỗ trợ,
giúp đỡ con người trong công việc, giải trí. Nếu áp dụng công nghệ hiện
đại, thông minh vào nghề làm báo thì sao? Quá tuyệt. Báo mạng điện tử

đã cho kết quả. Nhưng với báo in, áp dụng công nghệ hóa phương thức
truyền thông – số hóa cách đăng bài chắc chắn sẽ làm nên một cuộc cách
mạng trong làng báo. Với những giá trị chất lượng vốn có của mình cộng
với số hóa công nghệ, chắc chắn bó in sẽ tiến tới phục vụ bạn đọc chuyên
nghiệp hơn.
Cho tới nay, Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về thị trường độc giả,
chưa phân luồng độc giả do đó hầu hết các tờ báo đều hướng đến mục
tiêu trở thành một tờ báo tổng hợp. Đó là lí do mà mua 3-4 tờ báo cũng
không khác gì mua 1 tờ vì hầu hết tin tức trên các báo là giống nhau. Do
vậy, thông tin chung thì thừa mà những nhu cầu riêng cho từng đối tượng,
12


tầng lớp thì vô cùng thiếu. Để bù đắp cho điều đó, trong thời gian tới, có
thể số lượng phụ san, phụ trương... của báo in Việt Nam sẽ phát triển
mạnh. “Báo in sẽ phải có sự phân luồng rõ hơn đối với độc giả. Những
độc giả ổn định lâu bền sẽ là chỗ dựa của báo in trong tương lai. Các nội
dung sẽ thiết thực hơn với đời sống, đặc biệt là những thông tin về dịch
vụ, thị trường..”, PGS.TS Đinh Văn Hường đánh giá.
Một số độc giả khi được hỏi đã cho rằng, trong một vài năm tới, cuộc
cách mạng của báo in Việt Nam sẽ nằm ở khâu phát hành. Sẽ không phải
là báo nằm sạp chờ đợi mà báo sẽ được đem đến tận nhà, mỗi khi ta thức
dậy là đã có báo trên bàn để vừa ăn sáng vừa có thể đọc báo. Cũng trong
cuộc tranh luận không hồi kết về tương lai của báo in, các độc giả trẻ có
cái nhìn khá mới: “Trong một tương lai không xa, báo in sẽ phải thay đổi
một số giá trị truyền thống của mình như in ra giấy, phát hành tận tay...
mà sẽ thay vào đó là những bản in bằng điện tử. Độc giả ai thích thì in ra
còn không thì đọc luôn phiên bản trên máy. Nói một cách khác, Internet
sẽ nối dài báo in”.
Làng báo in Việt Nam trong cuộc vật lộn với khó khăn đã và đang chứng

kiến nhiều thử nghiệm. Thời gian qua, sự ra đời và nhanh chóng tàn lụi
của báo phát hành buổi chiều, hay sự kéo dài khổ báo theo chiều dọc... dù
chưa đem lại kết quả song cũng đã cho thấy nỗ lực của báo in Việt Nam
trong việc tìm hướng đi mới.
4) Báo in không mất nhưng phải thay đổi để tồn tại
Trước sự gồng mình chống chọi với cơn bão khủng hoảng tài chính và sự
bùng nổ của sức mạnh truyền thông thì ngành công nghiệp báo in cần có
những phương thức mới để tồn tại.
Thật vậy, kinh tế hiện nay đnag là thứ chi phối mạnh mẽ nhất mọi mặt
của đời sống. Kinh tế nắm quyền quyết định mọi mặt của sự phát triển.
Nếu bạn không đủ mạnh về tài chính, thì bạn không đủ lực để duy trì sự
13


phát triển của mộ ván đề gì cả. Báo chí cũng vậy, nhất là báo in, loại hình
báo chí phải chi trả một lượng lớn ngân sách vào việc in ấn, xuất bản, vừa
tốn kém vừa làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đối với tốc độ của
công nghệ số hóa, các loại hình báo chí hiện đại hoàn toàn làm chủ trong
cuộc đua về truyền tin, giải trí – đó là thiệt thòi và hạn chế của báo giấy.
Một tác giả người nước ngoài cho rằng báo in hiện đang trong giai đoạn
khủng hoảng, cũng như những ngành công nghiệp khác báo in cũng sẽ
tìm ra chiến lược mới để tồn tại. Điều đó không có nghĩa là báo in sẽ sống
được dễ dàng mà tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, khu vực nhưng nhất
thiết phải có một chiến lược đúng đắn. Một sự lựa chọn tất yếu cho báo in
hiện nay thay vì mở rộng quy mô, đội ngũ người làm báo thì các tòa soạn
nên đầu tư về phương tiện kỹ thuật, trình độ chuyên môn, nâng cao tay
nghề cho phóng viên, đổi mới nội dung và phương thức đưa tin. Theo
một công bố của Hiệp hội Báo tin thế giới (WAN) trong "Đổi mới trong
báo in" đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy, nhiều tờ báo in đã sống sót
trong sự cạnh tranh khốc liệt của báo chí điện tử nhờ tích hợp các ban

chuyên môn trong toà soạn, thay đổi cách trình bày, đổi mới website, bổ
sung báo chí công dân, đồ hoạ, phụ trương... Theo Time, với ông trùm
Rupert Murdoch thì tiên liệu rằng những công cụ kỹ thuật số trong tương
lai sẽ là trợ thủ đắc lực giúp tạo ra các cơ hội mới cho các tờ báo để thu
về các khoản lợi nhuận kếch xù. Ông cho hay: “Loại thiết bị đó hiện vẫn
chưa xuất hiện ở Anh. Nhưng đó là một chiếc máy mới rất tuyệt với có
tên là Kindle. Với thiết bị này bạn hoàn toàn có thể lưu trữ từ 6 tới 10
cuốn sách trong đó hoặc bạn có thể có một tờ báo đặt mua dài hạn.”
Theo tôi trong một tương lai không xa người ta cũng sẽ được đọc tờ báo
in hằng ngày nhưng tờ báo này hiện trên màn hình vi tính – Đó chính là
một dạng mới của nhật báo -ePaper. Bởi vì suốt mấy thề kỷ qua báo in
gần như giữ vị trí độc tôn không thể thiếu mỗi ngày đối với nhiều người.
Và khi internet xuất hiện đã làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của độc
14


giả. Do đó có thể dựa vào đặc điểm này để nguời đọc có thể đọc được tờ
nhật báo ngay trên mạng internet. Hay có thể đổi mới chất liệu của tờ báo
in chẳng hạn và nếu như khắc phục được những nhược điểm mà báo in
mắc phải thì báo in hoàn toàn có thể tồn tại được. Nói tóm lại, báo in vẫn
sẽ tồn tại nếu như biết thay đổi mô thức truyền thông, có sự tham gia của
công đồng, đồng thời có tính tuông tác lớn. Có làm được những điều này
thì ranh giới giữa chủ thể truyền thông với độc giả ngày càng xóa mờ,
báo in sẽ còn đất sống.
5) Trích dẫn ý kiến chuyên gia về sự tồn tại của báo in cũng như
ngành báo chí Mỹ - ý kiến của Michael Hirschorn với bản dịch của Phạm
Văn.
Hầu như mọi lời tiên đoán về cái chết của các phương tiện truyền thông
cũ đều ấn định một khoảng thời gian dài và thuận tiện cho ngày cuối cùng
của báo in – ngày ấy tin tức loan đi hoàn toàn qua điện toán, và các máy

in báo ngừng quay giữa một bộ sưu tập đèn chụp ảnh, các buổi họp báo,
và những kỷ niệm não lòng. Phần lớn các tiên đoán này đều cho rằng có
một giai đoạn chuyển biến dần dần, gần giống như các đồi cát di chuyển,
như thay đổi cách cư xử, như chuyển đổi các mô hình, rồi tương lai kỹ
thuật số từ từ hiện hình. Người ta nghĩ rằng các cơ sở hiện có – New
York Times, Washington Post, Wall Street Journal – sẽ là những nhóm
thực hiện việc chuyển hoá ấy, họ phải trải qua thử thách nhưng họ vẫn là
các nguồn tin sớm nhất, có ưu thế nhất.
Nhưng nếu các phương tiện truyền thông cũ chết nhanh hơn thì sao? Nếu
một trận bão thổi đến và xoá sạch các đồi cát thì sao? Nhất là, nếu tờ New
York Times đóng cửa thì sao – chẳng hạn vào tháng Năm này?
Tất nhiên là có thể xảy ra. Báo cáo thu nhập của Công ty New York
Times hồi tháng Mười 2008 cho thấy phải có các biện pháp quyết liệt
trong 5 tháng tới, nếu không tờ báo sẽ không trả được món nợ khoảng
400 triệu đô la. Với khoản nợ hơn một tỉ đô la đã có trong sổ sách, dự trữ
15


tiền mặt tính đến tháng Mười 2008 chỉ còn 46 triệu đô la, và không có
cách chắc chắn nào để xoay xở kiếm thêm vốn (gần đây khả năng trả nợ
của công ty bị đánh tụt xuống hạng junk status, tức hạng thấp nhất),
tương lai của tờ báo xem ra không khá.
Khi nhắc đến tình hình khó khăn sẽ gặp trong tháng Năm 2009, Công ty
Times tuyên bố thẳng hồi tháng Mười: “Để phân tích việc sử dụng tiền
mặt của chúng tôi, chúng tôi đang đánh giá các dàn xếp về tài chính trong
tương lai. Căn cứ trên những trao đổi giữa chúng tôi với các chủ nợ,
chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể xử lý món nợ và các nghĩa vụ tín
dụng của mình khi đến hạn.” Ngay lập tức, Henry Blodget, chủ trang
mạng Silicon Alley Insider, đưa ra lời phân tích sắc bén nhất về những cố
gắng của Công ty Times, ông viết: “‘Chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể

xử lý được’? Nghĩa là: Có khả năng chúng tôi không thể xử lý được.”
Khủng hoảng tín dụng của tờ New York Times xảy ra vào lúc số phát
hành giảm liên tục và càng lúc càng nhanh, lợi tức quảng cáo bị giảm
mạnh, và tình hình kinh tế tệ hại nhất trong gần 80 năm. Cho đến tháng
12/2008, giá cổ phần của tờ báo đã xuống thấp đến mức trên lý thuyết có
thể mua cả công ty với giá một tỉ đô la. Cựu biên tập viên điều hành
(executive editor) Abe Rosenthal của tờ New York Times thường nói ông
không thể tưởng tượng được một thế giới không có tờ Times. Có lẽ chúng
ta nên bắt đầu tưởng tượng.
Dù vậy, khả năng tờ New York Times đóng cửa hoàn toàn vào tháng Năm
2009 tương đối ít. Nó có thể kéo dài cuộc sống của nó bằng nhiều cách.
Công ty Times đã cắt bớt tiền lời cổ phần, vốn là nguồn lợi tức chính cho
chủ nhân của tờ báo là gia đình Sulzberger, nhưng họ cũng là lý do đã
làm kiệt quệ công ty đúng vào lúc cần đầu tư đáng kể vào các phương
tiện truyền thông mới. Công ty có thể bán phần của mình trong toà nhà
rực rỡ do Renzo Piano thiết kế – tốn của công ty khoảng 600 triệu đô la
để xây và hoàn tất năm 2007, nhiều năm sau khi chuyện kinh doanh chính
16


của tờTimes rõ ràng gặp mối đe doạ của kỹ thuật số. (Công ty đã dùng giá
trị của toà nhà để vay tiền). Công ty có thể bán tờ The Boston Globe –
hay đóng cửa nó hoàn toàn, vì chính công ty đã thừa nhận rằng trong thời
điểm này khó bán các cơ sở truyền thông. Công ty có thể bán cổ phần của
mình trong đội banh Boston Red Sox, dẹp hay bán vài cơ sở nhỏ hơn, hay
trút gánh trang mạng About.com, vụ mua bán một cơ sở trên mạng hoàn
toàn thầm lặng, vụ này hầu như là nguồn duy nhất có thu nhập tăng trong
danh mục đầu tư của Công ty Times. Với những bước này, hay sau những
bước này, tiếp theo sẽ là cắt giảm mạnh số nhân viên, bất kể biên tập viên
điều hành Bill Keller hứa hẹn gì khác.

Có thể David Geffen, Michael Bloomberg, hay Carlos Slim sẽ mua tờ
New York Times để làm một món trưng bày và giúp công ty khỏi trải qua
cảnh khổ cắt giảm nhân viên này. Ngay cả Rupert Murdoch, sau khi trả
giá quá cao cho tờ Wall Street Journal, hình như cũng ngấm nghé đem
thêm tờNew York Times vào danh mục đầu tư của ông ta. Nhưng kinh
nghiệm của Sam Zell, ông ta nhúng chân vào cơn ác mộng vang dội của
Công ty Tribune hiện đã phá sản, chắc chắn sẽ làm dịu bớt nhiệt huyết
của tất cả mọi người, trừ những tay tài phiệt kiêu căng nhất. (Và trong khi
kinh tế thế giới đang đổ nhào chung quanh họ, các tay tài phiệt không còn
tài phiệt như trước nữa). Mặt khác, Google hay Microsoft hay ngay cả
CBS cũng có thể mua tờ Times với giá rẻ, chẻ nó ra thành nhiều phần, rồi
biến nó thành máy viết tin để đánh bóng thêm bộ mặt trang mạng sẵn có
của họ.
Bất kể việc gì xảy ra trong vài tháng tới, tờ New York Times sẽ phải thay
đổi đáng kể và trầm trọng. Chẳng bao lâu – sớm hơn hầu hết chúng ta
nghĩ – báo in sẽ không còn hiện hữu, và tờ New York Times dưới dạng
chúng ta biết ngày nay cũng mất theo. Và có thể sẽ có nhiều công ty như
vậy. Hồi tháng 12/2008, Fitch Ratings, một nhóm chuyên ghi nhận tình
hình tài chính của các công ty truyền thông, đã tiên đoán rất nhiều tờ báo
17


sẽ chết: “Fitch tin rằng sẽ có thêm nhiều tờ báo và nhiều nhóm báo vỡ nợ,
đóng cửa và thanh lý trong năm 2009, và vài thành phố có thể sẽ không
có báo in hàng ngày trong năm 2010.”
Sự sụp đổ của nhật báo in sẽ mang nhiều ý nghĩa. Đối với những người
lớn tuổi còn muốn ra cửa mỗi sáng Chủ nhật để nhặt một ấn bản New
York Times, sự phá sản này mang ý nghĩa chấm dứt một loại hình thái văn
minh vốn là dấu ấn trong cuộc sống trưởng thành của chúng ta. Sự phá
sản này cũng mang ý nghĩa chấm dứt một loại đời sống đô thị hầu như

phóng khoáng của hàng ngàn người viết, nhà báo, và trí thức thuộc tầng
lớp trung lưu sắc sảo, cho đến nay họ đã sống một cuộc sống tinh thần có
phần quyến rũ. Và sự phá sản này sẽ hủy hoại nghiêm trọng khả năng làm
lực lượng bảo vệ dân chủ của báo chí. Những người chủ trương thuần
internet có thể cho rằng mạng điện tử sẽ phát sinh một tầng lớp mới
không chuyên nghiệp gồm các nhà báo-công dân để lấp chỗ trống, nhưng
ít nhất cho đến nay vẫn chưa ai trên mạng thay thế được các tổ chức đã có
kinh nghiệm lâu đời trong việc thu lượm và loan báo tin tức – chưa nói
đến khả năng, chẳng hạn, gửi phóng viên bay từ Mumbai qua Islamabad
để giải mã các mối phức tạp trong cuộc xung đột Ấn-Pakistan.
Bước chuyển tiếp có vẻ thích hợp nhất cho tờ New York Times và các báo
khác là đổi sang chỉ phát hành trên mạng (có lẽ ấn bản Chủ nhật có lời
vẫn được in). Phần lớn độc giả của tờ Times đã đọc nó trên mạng. Trang
mạng nytimes.com khoe là có 20 triệu người đọc trong tháng Mười 2008,
và là trang mạng tin tức đứng thứ năm trên internet về mặt tổng số người
vào đọc. (Số người đọc trong tháng Mười được tăng thêm nhờ cuộc bầu
cử, nhưng vẫn…) Trong khi đó, báo in chỉ bán được cho một triệu độc
giả mỗi ngày và đang giảm dần, và ấn bản Chủ nhật là 1,4 triệu (cũng
giảm), nhưng qua trực giác người ta biết mạng điện tử đã đưa
tờ Times đến đông độc giả hơn gấp nhiều lần.

18


Tất nhiên vấn đề hắc búa là một triệu độc giả trả tiền mua báo in để được
cầm tờ báo và họ mang đến hàng trăm ngàn đô la cho một trang quảng
cáo, họ mang thu nhập lại cho tờ báo nhiều hơn 20 triệu độc giả trên
mạng, số độc giả này không trả tiền và không mang lại lợi nhuận. Ước
tính bình thường cho thấy sản phẩm trên mạng điện tử chỉ có thể trả
lương cho 20% số nhân viên hiện tại; giảm bớt nhân viên như vậy sẽ làm

hại rất lớn (trong ngắn hạn) đối với khả năng thu lượm tin tức của tờ New
York Times.
Nếu chúng ta nghe vài tiếng kêu hú mà không thấy cái xác đang quằn
quại của ngành báo chí kiểu cũ và có chất lượng cao, đó là vì công chúng
nói chung đã quen đánh giá thấp các ký giả và ngành báo chí. Mạng
internet đã đóng góp rất lớn vào việc khuyến khích việc đọc tin một cách
lười nhác, trong khi đó hầu như xóa bỏ sự khác biệt đầy ý nghĩa giữa các
tờ báo. Câu chuyện từ Bắc Kinh hiện ra trên trang Google của tôi có thể
đến từ nơi khác. Khi các khả năng làm tin dàn trải ra và dùng chung tin
của nhau, bản tin đó cũng có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào: một bản tin
của Los Angeles Times sẽ xuất hiện trên Washington Post, hay ngược lại.
Nhưng đường lối kinh doanh của New York Times từ thời Abe Rosenthal
làm biên tập hồi thập niên 1970, khi tạp chí New York lần đầu tiên đe doạ
thế mạnh của tờ nhật báo đối với giới trung lưu bình dân lớp trên – và
được vô số tờ báo khác khắp nước bắt chước – cách kinh doanh ấy đã
ngấm ngầm làm hại giá trị vốn đã được công nhận đối với nghề làm báo
đứng đắn. Nấp dưới danh nghĩa “phục vụ”, tờ New York Times đã bước
dần tới phong cách rẻ tiền nhằm kiếm lời tạm bợ. Escapes!
Styles! Tmagazine(s)! (Du lịch! Thời trang! Tạp chí T! tạp chí thời trang
của tờTimes!). Dạo ấy, trò rẻ tiền này giúp tài trợ các văn phòng ở nước
ngoài, tài trợ bài tường thuật về hoạt động kinh doanh, và vô số người có
tham vọng viết bài đăng 5 kỳ để đoạt giải Pulitzer. Nhưng đường lối kinh
doanh ấy dần dần làm hại nền móng của danh hiệu báo chí, bằng cách
19


làm cho tờ báo cảm thấy phù phiếm. Các bài rẻ tiền dễ đọc hơn các bài
tường thuật không mang lại lợi nhuận về nạn đói ở Sudan, nhưng nó
không là loại bài độc giả nhớ sau khi đọc xong. Chẳng mấy người rươm
rướm nước mắt khi đọc câu kết luận của “Thời trang Thứ Năm” chẳng

hạn, dù các phân tích mua sắm hàng tuần thường rất hấp dẫn.
Một tờ New York Times sau thời đại báo in sẽ như thế nào? Người ta buộc
phải có một kế hoạch mang lại lợi nhuận trên mạng điện tử, vì thế một
trang mạng có thể bắt đầu trộn các bài tường thuật nguyên thủy
củaTimes với bài viết được Times chấp nhận từ các nguồn tin khác đưa
thẳng vào. Việc này cho phép tờ Times tiếp tục nhãn hiệu trực-tiếp-từUpper-West-Side [nơi đặt toà soạn] của mình lên toàn cầu mà không cần
phải trải người ra từng tấc đất. Trong viễn ảnh lạc quan, các phóng viên
còn lại – giờ đây nhiều người trở thành phóng-viên-kiêm-blogger – có thể
dùng hiểu biết đáng kể của mình để trộn báo cáo của riêng họ với báo cáo
của người khác, cho chúng ta một cái nhìn tổng hợp gần hiện thực hơn về
thế giới, không bị vướng mắc vì sự thiếu hữu hiệu của dạng báo chí
truyền thống. Độc giả của New York Times rốt cuộc có thể thực sự thấy
nhiều hơn họ hiện thấy, qua các nguồn tin rải rác khắp thế giới, và đến
được các khu vực và các vấn đề khó tường thuật trong một xuất bản phẩm
chung chung.
David Remnick, biên tập viên The New Yorker, mới đây trong một buổi
điểm tâm dành cho giới truyền thông, vạch ra rằng blog và báo cáo địa
phương từ Mumbai vào lúc những giờ phút đầu tiên của cuộc tấn công
khủng bố hồi tháng 11/2008 không thiếu các sự kiện đáng kể. Cũng thế, ở
New Orleans sau vụ bão Katrina. Tôi nhớ đã theo dõi một cách ngấu
nghiến vụ khủng hoảng ở Lebanon năm 2006 qua nhiều nguồn tin, tin của
nhật báo Haaretz ở Do Thái chẳng hạn, không vì thế mà không đáng
quan tâm hoặc không đáng tin cậy bằng tin của tờ New York Times.
Giống như các bệnh viện lân cận hợp tác mua máy MRI đắt tiền, các
20


nguồn tin báo chí sẽ khám phá ra rằng mạng điện tử cho phép (thôi được,
bắt buộc) họ tập trung vào việc phát triển chuyên môn trong một phạm vi
vấn đề và quan tâm hẹp hơn, trong khi giúp phóng viên từ các nơi khác

và xuất bản phẩm khác tìm độc giả mới.
Trong viễn ảnh này, trang mạng nytimes.com bắt đầu giống với phiên bản
lớn hơn, hay hơn, và ít thiên lệch hơn của Huffington Post, cho đến khi
có ai thông minh hơn hoặc nhiều tiền hơn xuất hiện. Trang mạng
Huffington Post là khuôn mẫu đầu tiên của tương lai báo chí: một liều
thuốc tổng hợp tốt, một chỗ đông người viết bài, và là một đóng góp ngày
càng lớn cho việc tường thuật sốt dẻo. Tổng hợp này cho phép trang
HuffPo tiêu thụ tin tức mà độc giả của nó quan tâm nhất với chi phí thấp
nhất, trong khi đó tập trung tài nguyên của mình vào các khu vực có ảnh
hưởng cao nhất. Điều HuffPo không có, ít nhất là chưa có, là một ban
cộng tác có thể vạch hướng đi, thực hiện các cuộc điều tra sâu, hay đem
tin sốt dẻo. Nhưng tờNew York Times sau thời báo in sẽ có.
Hiển nhiên, trong ngắn hạn sẽ cắt bớt ký giả. Nếu 80% nhân viên của
tờNew York Times rốt cuộc bị mất việc, nhiều người trong số họ sẽ không
tìm được việc làm trong nghề báo. Nhưng về lâu dài, ngành báo chí
không còn gánh nặng phải gói gọn một sản phẩm tin tức nhiều mục vào
một gói thời-trang-hoành-tráng lớn hơn, khung cảnh ấy có thể là môi
trường để chứng tỏ tại sao một bài tường thuật thật sự là quan trọng, và
tại sao nó thậm chí đáng được người ta trả tiền. Các phóng viên giỏi nhất
sẽ sống sót, và cuối cùng sẽ lớn mạnh. Một số sẽ được trang HuffPo lôi
kéo (HuffPo đang kiếm bạc triệu trong khi các báo in cạnh tranh với nó
thua lỗ) và phóng viên giỏi cũng sẽ được các nhóm cạnh tranh lôi kéo;
cạnh tranh tất yếu sẽ phát sinh để bắt chước mô hình kinh doanh của
HuffPo. Hoặc ngay cả các nhóm tin nhỏ hơn cũng lôi kéo phóng viên
giỏi, như Talking Points Memo, các nhóm này thấy rằng giữ chi phí điều
hành ở mức thấp sẽ cho phép họ có lời nhờ tin tức có chất lượng cao. Và
21


một số phóng viên sẽ thành công khi trở thành phóng viên độc lập.

Những người như Thomas Friedman, Paul Krugman, và Andrew Ross
Sorkin (biên tập viên của blog thương mại DealBook, blog này là con bò
vàng của tờ New York Times) sẽ rất có giá trên thị trường. Đối với họ và
nhiều người khác, kinh nghiệm tốt để trở thành “một nhãn hiệu riêng” có
thể làm say sưa, và có lẽ lợi lộc nhiều hơn là làm thành viên của một
nghiệp đoàn tranh đấu để tăng thêm vài phần trăm lương trong lần ký hợp
đồng sắp tới.
Cuối cùng, cái chết của tờ New York Times – hay ít nhất của bản in của
nó – sẽ là một khoảnh khắc tình cảm, và một cú đấm mạnh vào ngành báo
chí Mỹ. Nhưng có phải là thảm hoạ không? Trong lâu dài, có lẽ là không.

C) Kết luận.
Báo in – loại hình báo chí truyền thống tồn tại trong suốt chiều dài của
lịch sử ngành báo chí vẫn tiếp tục phát triển đi lên mặc dù gặp phải không
ít khó khăn, thậm chí là sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành nghề các loại hình báo chí trẻ và hiện đại. Không chỉ là vấn đề ở nước ta mà
trên thế giới vấn đề về sự tồn tại của loại hình báo chí lâu đời nhất này
cũng được bàn luận rất nhiều. Đa số kết luận đều khẳng định cá tính riêng
của báo in không không thể cạnh tranh trực tiếp với các loại hình báo chí
trẻ hơn. Hướng đi trong thời gian tới đó là đổi mới cách làm báo in ứng
với cách phát hành áp dụng công nghệ song song với đó là giữ nguyên
bản sắc của báo in. Thời đại “số hóa và kim tiền” – báo in cũng phải
chuyển mình sắc sảo.

22




TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cơ sở lý luận báo chí

Internet

23


MỤC LỤC

24


HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
-----------

TIỂU LUẬN
MÔN: NHẬP MÔN BÁO IN
Đề tài:

XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO IN – HƯỚNG ĐI
TRONG THỜI ĐẠI “SỐ HÓA VÀ KIM TIỀN”.

Người hướng dẫn

: TS. Hà Huy Phượng

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Hải Huân

Lớp


: Báo mạng K31

HÀ NỘI, 12/2012

25


×