Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các mối quan hệ gia đình trong thành ngữ tục ngữ của việt nam và hàn quốc = 베트남과 한국의 속담속에 나타나는 가족관계에 대한 비교연구 công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.6 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG THÀNH NGỮ
-TỤC NGỮ CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

베트남과 한국의 속담속에 나타나는 가족관계에 대한 비교연구

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Shin Wonseok, 010VNH1 (Khóa 2010-2014)
Thành viên: Kang Yunja, 010VNH1 (Khóa 2010-2014)
Park Hyeyeon, 010VNH1 (Khóa 2010-2014)
Hwang Sarah, 010VNH1 (Khóa 2010-2014)

Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Giới. Khoa Việt Nam học


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 6
1. K HÁI NIỆM THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ VÀ GIA ĐÌNH.................................................. 6
1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của thành ngữ và tục ngữ .................... 6
1.2. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của gia đình .......................................... 7
2. THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC, KHẢO SÁT DƯỚI GÓC ĐỘ CÁC
MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH ........................................................................................... 8
2.1. Quan hệ vợ chồng ......................................................................................... 8


2.2. Quan hệ giữa cha mẹ và các con ................................................................ 29
2.3. Quan hệ anh chị em .................................................................................... 59
2.4. Quan hệ nàng dâu với mẹ chồng ................................................................ 63
2.5. Quan hệ con rể với nhà vợ .......................................................................... 71
2.6. Các mối quan hệ gia đình khác .................................................................. 75
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử, văn hóa, xã hội của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm giống
nhau do cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo
ở khu vực văn hóa Đơng Á tương tự nhau, cùng có lịch sử chiến tranh khá giống nhau.
Vì lý do đó, chúng ta có thể suy ra là tình cảm, suy nghĩ và thế giới quan của hai dân
tộc cũng có nhiều điểm giống nhau. Vì thế, việc so sánh, phân tích cách thể hiện tình
cảm và cách suy nghĩ của người Việt Nam và Hàn Quốc trong ngôn ngữ hai nước có
thể khơng những giúp phát triển phong phú về mặt ngơn ngữ mà cịn cung cấp những
tài liệu quan trọng trong việc tìm hiểu nước đối tượng dưới góc độ văn hóa – xã hội.
Trong mối quan hệ ngày càng phát triển về các mặt, đặc biệt là mặt kinh tế, việc
hôn giữa người Việt và người Hàn ngày càng nhiều, khiến cho việc tìm hiểu quan
niệm về gia đình của nước đối tượng ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Ở Việt Nam,
phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là 294,280 người trong 13 năm, giai đoạn từ
năm 1998 đến 2010 và trong số đó, số lượng người kết hôn với người Hàn Quốc là
35,000(21). Như vậy, nhiều gia đình Việt – Hàn đang sống tại Hàn Quốc và Việt Nam
sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Mối quan hệ trong gia đình Việt – Hàn này ảnh hưởng đến
không chỉ bản thân các cặp vợ chồng mà cả với đôi bên thông gia tại các nước. Hơn
nữa, nó cịn ảnh hưởng đến con cái được sinh ra trong các gia đình đa văn hóa này.

Những gia đình đa văn hóa này có thể gặp phải các vấn đề về gia đình bởi vì sự khác
biệt của quan niệm sống. Vì thế nếu phân tích về điểm giống nhau và khác nhau trong
quan niệm gia đình của văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc thì sẽ giúp cho hai dân tộc
đến gần nhau hơn, có sự thơng cảm vì thế dễ dẫn đến sự hịa hợp khi kết hợp nhau
dưới một mái nhà. Vì những lý do này, nhóm chúng tơi chọn việc so sánh và phân tích
thành ngữ-tục ngữ về gia đình của Việt Nam và Hàn Quốc làm đề tài để thực hiện việc
nghiên cứu .


2

2. Mục đích nghiên cứu
Tâm điểm của việc nghiên cứu này gồm 2 điểm sau:
Thứ nhất là việc mở rộng cách sử dụng ngôn ngữ nhờ sự so sánh phân tích về
thành ngữ của hai nước. “Thành ngữ là bộ phận quan trọng trong kho tàng từ vựng
của một ngôn ngữ. Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng
nói dân tộc. Cùng với từ, nó được dùng rộng rãi phục vụ cho việc giao tiếp một cách
phong phú, đa dạng. Nói chung, dùng thành ngữ sẽ làm cho lời ăn tiếng nói giàu hình
ảnh, gây ấn tượng hơn, biểu đạt ý kiến, suy nghĩ có khi tinh tế, súc tích, hay hơn.”(7,
tr.15)

Như vậy, thành ngữ là vốn từ vựng có giá trị vơ cùng nên khi so sánh phân tích

thành ngữ nước mình với thành ngữ nước khác thì chúng ta có cơ hội được khám phá
và áp dụng các biểu hình đa dạng của ngơn ngữ nước đó.
Thứ hai là sẽ giúp mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục được
gìn giữ và ngày càng phát triển hơn. Như chúng ta đã biết, khái niệm “Gia đình” tồn
tại ở trong suy nghĩ, văn hóa của tồn nhân loại, đồng thời nó vừa là cấu trúc ảnh
hưởng đến xã hội nhiều nhất vừa là một đơn vị cơ bản của cuộc sống. Hơn nữa, Việt
Nam và Hàn Quốc có điểm giống nhau khi cùng là những xã hội mà đơn vị ‘Gia đình’

được xem là đơn vị trung tâm của mọi quan hệ xã hội. Điều này dễ dàng được nhìn
thấy. Ví dụ, ở Hàn Quốc, trong quan hệ tiền bối-hậu bối thân mật thì thường sử dụng
trong xưng hô như ‘형[anh trai (từ vựng nam giới sử dụng)]’, ‘누나[chị gái (từ vựng
nam giới sử dụng)]’, ‘오빠[anh trai (từ vựng nữ giới sử dụng)]’, tại tiệm ăn quen thì
thực khách gọi chủ tiệm là ‘이모[dì]’ và đối với cha mẹ bạn thì việc gọi ‘아버지[cha]’,
‘어머니[mẹ]’ là một biểu hiện thân mật trong văn hóa của nước này. Hiện tượng này
diễn ra mạnh hơn tại Việt Nam. Ví dụ, trong xã hội Việt Nam, cách xưng hô cơ bản là
“anh”, “chị”, “em”, dành cho tài xế thì gọi là “bác tài”, tơn xưng dành cho nữ giới thì
gọi là “cơ”, dành cho khách hàng lớn tuổi thì gọi là “bà”… Khi nhìn vào những hiện
tượng này thì chúng ta có thể nhận ra là hai nước Việt-Hàn có tổ chức xã hội chặt chẽ


3

thơng qua “gia đình”. Vì vậy, những khái niệm xuất hiện nhiều trong những thành ngữ
- tục ngữ là khái niệm về gia đình. Thơng qua điều này, việc phân tích về quan niệm
gia đình của hai dân tộc có thể có nhiều ý nghĩa khơng chỉ dưới góc độ ngơn ngữ học
mà cịn cả xã hội học nữa.
3. Tình hình nghiên cứu:
Tại Việt Nam và Hàn Quốc, việc sưu tập và nghiên cứu các tài liệu văn học truyền
miệng được chú trọng, đặc biệt là thành ngữ. Kết quả là có nhiều từ điển thành ngữ và
sách nghiên cứu đã được xuất bản. Tuy nhiên, nghiên cứu phân tích so sánh về thành
ngữ với nước khác chỉ mới bắt đầu và chưa có tài liệu, cơng trình nghiên cứu nào
được thực hiện. Ở Việt Nam cũng vậy, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu
nào thực hiện đề tài này.
Ở Hàn Quốc thì đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu về giáo dục thành ngữ Hàn
Quốc dành cho học viên tiếng Hàn người Việt Nam” năm 2003 của Won Su Eun thuộc
Trường Đại học Kyung Hee là đề tài duy nhất đề cập đến vấn đề này. Luận văn này
trình bày những cách học tập bằng các thành ngữ trong chương trình giáo dục Hàn
Quốc để người Việt Nam đang học tiếng Hàn có thể áp dụng một cách hữu ích. Về

điều này, tác giả luận văn sau khi trình bày các định nghĩa về khái niệm, chức năng và
đặc điểm của các chuyên gia người Việt Nam và Hàn Quốc, rồi chia thành ngữ Hàn
Quốc ra từng chủ đề và biên dịch sang tiếng Việt. Đồng thời, đặt những thành ngữ
tương tự của Việt Nam và phân tích so sánh điểm giống nhau và khác nhau có thể là
căn cứ quan trọng để khơng chỉ độc giả Việt Nam mà còn độc giả Hàn Quốc hiểu biết
văn hóa hai nước nên luận văn này là tài liệu quan trọng. Nhưng các chủ đề của thành
ngữ quá rộng nên những thành ngữ ở các chủ đề chi tiết không đủ và độ sâu nghiên
cứu hơi thiếu, và theo chúng tơi đó là điểm đáng tiếc của luận văn này.
Có một cơng trình biên dịch thành ngữ Hàn Quốc có so sánh với thành ngữ Việt
Nam được thực hiện bởi một nhóm sinh viên thuộc khoa Việt Nam học, Đại học
KHXH và NV-Tp Hồ Chí Minh. Nhóm sinh viên này - với chủ nhiệm đề tài là Jeong
Seung Hun cùng bảy thành viên đã tiến hành biên dịch cuốn: “Thành ngữ-tục ngữ Hàn


4

Quốc” của Shim Hu Seop. Trong cơng trình này, các tác giả còn so sánh với một số
câu thành ngữ gần nghĩa, cung cấp tài liệu thiết thực cho những người Việt Nam muốn
nghiên cứu về thành ngữ Hàn Quốc và ngược lại.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu và biên dịch này trên, chúng tôi thấy cho đến
nay chưa có cơng trình vào thực hiện đề tài như chúng tơi đang thực hiện. Vì vậy, có
thể xem đây là cơng trình đầu tiên. Chúng tơi hy vọng giúp những người quan tâm
hiểu biết thêm về quan niệm gia đình ngày xưa của Việt Nam và Hàn Quốc là như thế
nào.
4. Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Giới hạn đề tài:
Như trên đã nói, chủ đề của thành ngữ-tục ngữ là rất nhiều. Trong phạm vi bài nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến chủ đề Gia đình và các mối quan hệ xoay xung
quanh trục gia đình mà thơi.
Về tài liệu, chúng tơi chỉ sử dụng các câu thành ngữ và tục ngữ lấy từ các sách và tài

liệu đã xuất bản, các cơng trình nghiên cứu đã được công bố như sau:
Việt Nam
Nguyễn Lực, Lương Văn Đăng (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội.
Nguyễn Lực (2009), Thành ngữ tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh niên.
Nguyễn Lực (2009), Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh niên.
Nguyễn Lân (2011), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học.
Hàn Quốc
Won Su Eun (2003), Nghiên cứu về giáo dục thành ngữ Hàn Quốc dành cho học
viên tiếng Hàn người Việt Nam, Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Kyung Hee.


5

Jeong Seung Hun (2007), “Biên dịch quyển “Thành ngữ-tục ngữ Hàn Quốc” của
Shim Hu Seop sang tiếng Việt”, Sinh viên nghiên cứu khoa học - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,.
Lê Huy Khảng – Lê Huy Khoa (2008), Tục ngữ - thành ngữ tiếng Hàn, Nhà xuất
bản Trẻ
4.2. Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi thực hiện đề tài này:
Trước khi thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu Việt Nam
và Hàn Quốc, dịch tài liệu Hàn sang Việt. Sau đó, trong q trình thực hiện đề tài,
nhóm chúng tơi sử dụng chủ yếu ba phương pháp sau:
- Phân tích
- So sánh
- Tổng hợp
5. Đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất là việc mở rộng cách sử dụng ngôn ngữ nhờ sự so sánh phân tích về
thành ngữ của hai nước.
Thứ hai là sẽ giúp mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục được

gìn giữ và ngày càng phát triển hơn.
Thứ ba là cung cấp các thành ngữ và tục ngữ Hàn Quốc (đã được dịch sang tiếng
Việt) cho những người Việt Nam có quan tâm tham khảo.
Cung cấp thêm tư liệu cho sinh viên các khoa Việt Nam học, Hàn Quốc học, Đông
phương học có nghiên cứu về đề tài có liên quan.


6

PHẦN NỘI DUNG

1. Khái niệm thành ngữ-tục ngữ và gia đình
1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của thành ngữ và tục ngữ
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về định nghĩa thành ngữ và tục ngữ của các học
giả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, sau đó xem xét về chức năng và đặc diểm của nó.
Nguyễn Lân đã định nghĩa thành ngữ và tục ngữ trong cơng trình của mình như sau:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm. Thí dụ: ăn
sổi ở thì, ba vng bảy trịn, cơm sung cháo dền, nằm sương gối đất...
Tục ngữ là những câu hồn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét
về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc
một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội... Thí dụ: Đồng tiền liền khúc
ruột; trong nhà chưa tỏ, ngồi ngõ đã hay; ở hiền thì gặp lành; chết trong cịn
hơn sống đục; đói cho sạch, rách cho thơm; bỡn q hóa thật; gió heo may
chuồn chuồn bay thì bão”(5, tr.6)
Các định nghĩa về tục ngữ đó khơng khác với các định nghĩa của học giả Hàn
Quốc. Lee Ki Moon nói rằng “tục ngữ là văn học dân gian được ngày ngày sử dụng
hiệu quả trong hội thoại bình thường, do vậy nó làm cho các sinh hoạt thường ngày
khô khan trở nên phong phú hơn, sinh động hơn”(16). Còn Kim Myeong Jin cho rằng
“tục ngữ là một di sản ngôn ngữ của dân tộc ta được truyền lại bằng miệng từ xa xưa,
trong câu ngắn đó có châm biếm, phê phán hoặc là bài học. Hơn nữa trong tục ngữ có

khơng chỉ trí tuệ và trí khơn mà cũng thấm nhuần cả lịch sử, văn hóa và phong tục.”(15,
tr.5)

Cịn trong luận văn của mình, Kim Eun Joo cho rằng “tục ngữ là nghệ thuật ngôn

ngữ dân tộc được cả nước sử dụng rộng rãi từ người bình dân đến tầng lớp học vấn
cao, đồng thời là di sản văn hóa vĩ đại của chúng ta nó thể hiện một cách súc tích các
sinh hoạt, các bài học bằng cách ẩn dụ, tượng trưng.”(14, tr.37) Như vậy tục ngữ có một


7

số đặc điểm, sắp xếp lại thì có thể đưa ra ba kết luận sau đây:
“Thứ nhất, về mặt nội dung, tục ngữ là sản phẩm xã hội nên phản ánh tính lịch
sử, tính dân tộc và tính truyền thống.
Thứ hai, về mặt chức năng, tục ngữ là sản phẩm của chân lý và trí tuệ phổ
biến xuất xứ từ kinh nghiệm sinh hoạt nên truyền đạt được kinh nghiệm sống
cho thế hệ sau.
Thứ ba, về mặt hình thức, tục ngữ có tính đơn giản vì nó được truyền từ
miệng của nhiều người. Nhưng ngược lại với hình thức đơn giản, khi được sử
dụng ý nghĩa của tục ngữ có thể trở nên mạnh hơn, hiệu quả hơn.”(12, tr.13-15)
1.2. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của gia đình
“Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện
việc duy trì nịi giống và chăm sóc con cái. Các mối quan hệ gia đình cịn được gọi là
mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ
sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con ni.”(2, tr.54)
“Gia đình là một nhóm xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hơn
nhân hoặc huyết thống, tâm-sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất tinh thần ổn
định trong các thời điểm lịch sử nhất định.”(10, tr.8)
“Có thể nghĩ rằng, với chúng ta, gia đình phải là:

-

Một tổ chức cơ sở gồm những người liên kết với nhau bằng huyết thống và
nghĩa tình.

-

Tổ chức ấy có mục đích thiêng liêng là xây dựng cho cơ sở đất nước một tổ ấm
cả về tinh thần và vật chất.

-

Tổ chức ấy có nhiều chức năng, nhưng chức năng lớn nhất, thiêng liêng nhất là
chức năng giáo dục.

-

Cuối cùng, tổ chức ấy có nhiệm vụ là sản sinh và giữ gìn văn hóa dân tộc.”(3, tr.15)


8

2. Thành ngữ-tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc, khảo sát dưới góc độ các mối quan
hệ gia đình
2.1. Quan hệ vợ chồng
2.1.1. Vai trò của người vợ và người chồng
Quan hệ hơn nhân là mối quan hệ được hình thành sau khi người đàn ông và phụ
nữ lập gia đình với nhau. Từ thời q khứ đến nay, nó được coi là yếu tố cốt lõi tạo
nên mối quan hệ gia đình.
Điểm quan trọng nhất trong quan hệ vợ chồng là sự tin tưởng, có trách nhiệm và yêu

thương nhau.
Mối quan hệ giữa vợ chồng tại Hàn Quốc ngày xưa khơng phải là mối quan hệ bình
đẳng mà là mối quan hệ phục tùng vì trung tâm của gia đình Hàn Quốc truyền thống là
mối quan hệ cha-con. Đạo đức như thế trong mối quan hệ gia đình hình thành dưới
ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và trong quan hệ vợ chồng cũng như trong các mối
quan hệ khác, các vai trò và trách nhiệm của hai vợ chồng được coi trọng. Mặc dù
người vợ chỉ tồn tại dưới sự phục tùng chồng và khơng có bất kỳ một quyền gì nhưng
vai trị của vợ là quan trọng hơn cả.
Tục ngữ (1),(2),(5-10) có nghĩa là tầm quan trọng của việc sống với vợ tốt (thông
minh và hiền lành. Điều này có nghĩa rằng một người vợ tốt có thể làm cho một gia
đình sung sướng, đầm ấm, hạnh phúc). Tục ngữ (1) nói rằng mặc dù là vợ xấu, khơng
tốt nhưng nó tốt hơn sự vắng mặt của vợ, tức là nói lên tầm quan trọng về sự tồn tại
của vợ. Tục ngữ (3) cũng nói rằng, có vợ xấu tốt hơn sự vắng mặt của vợ. Còn tục ngữ
(5) thì người chồng coi vợ mình là “kho tàng”, có nghĩa là rất q hiếm và khơng thể
thiếu được. Tục ngữ (6),(7) nói rằng kết hơn với một người vợ tốt là phúc lớn nhất
trong cuộc đời. Trái lại, tục ngữ (8),(9) nói rằng nếu kết hơn với một người vợ khơng
tốt, nó là một trong những bất hạnh lớn nhất trong suốt cuộc đời. Qua những tục ngữ
này, ta có thể biết được việc kiếm được vợ tốt là việc hết sức quan trọng đối với người


9

đàn ơng. Và yếu tố “tình u” khơng thể thiếu trong mối quan hệ vợ chồng, cũng được
biểu hiện rõ ở trong mối quan hệ vợ chồng truyền thống. Tục ngữ (3),(4) biểu hiện
tình yêu của người chồng đối với người vợ. Đặc biệt là tục ngữ (4) có nghĩa là nếu
người chồng thấy vợ mình rất dễ thương và quý giá thì tất cả mọi thứ xung quanh vợ
đều trông quý giá. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên tục ngữ
Hàn Quốc và tục ngữ Việt Nam có khuynh hướng tương tự nhau. Tục ngữ
(3),(9),(17),(19),(40),(51) nói về tầm quan trọng của người vợ. Tục ngữ (3),(9),(51)
biểu hiện rõ về sự hy sinh của vợ đối với người chồng. Tục ngữ (17) nói về việc người

vợ chăm sóc chồng rất kỹ để tạo hạnh phúc cho gia đình. Qua đó, ta biết được dù có
bất kỳ tình trạng nào, người vợ vẫn ln là một người an ủi chồng, vất vả lo cho
chồng và giúp đỡ chồng. Ngồi tình u, cịn một điều khơng thể thiếu trong quan hệ
vợ chồng nữa, đó là sự chung thủy. Tục ngữ (10) nói rằng ở bất kỳ tình trạng nào,
người vợ chỉ nhìn vào chồng mình. Có thể nói là sự chung thủy có ý nghĩa quan trọng
đối với cả hai bên vợ chồng.
Như đã nói trên, cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho
giáo nên người đàn ơng có thực quyền trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế.
Như vậy, nếu người đàn ông sống phụ thuộc vào vợ thì người đó bị người ta phàn nàn,
bị coi thường và bị cho là một người khơng có năng lực gì cả. Nó biểu hiện rõ ở tục
ngữ (28),(32). Tiếp theo, điều đáng chú ý đến là tục ngữ (30),(33). Tất nhiên, vai trò
nam nữ của cả hai nước rất rõ ràng do sự tác động của tư tưởng Nho giáo nhưng
những tục ngữ này lại có quan điểm ngược lại với quan điểm của thời xưa. Đó là phụ
nữ ln ln kém hơn nam. Cịn tục ngữ (48),(49) thì biểu hiện tấm lịng của người vợ
đối với người chồng. Có vẻ như người vợ hy sinh tất cả cho chồng.
Nói chung, vai trị vợ và chồng của hai quốc gia hơi giống nhau do cả hai quốc gia
đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Người phụ nữ sống phụ thuộc vào người
chồng. Cịn nam giới thì được coi là trụ cột cho cả gia đình. Nhưng vợ chồng phải
hiểu công việc của nhau, chiều chuộng nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vợ chồng
sống với nhau không thể “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Vợ chồng có tâm ý hịa
hợp, gia đình mới vững bền, hạnh phúc. Vợ chồng là cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Ở


10

đây, việc làm của mỗi người có thể khác nhau nhưng cùng chung một mục đích : xây
dựng gia đình hạnh phúc. Cho nên vợ là người bạn đời giúp chồng làm nên sự nghiệp,
thấu hiểu ước mơ, hoài bão của chồng và cùng chồng chia sẻ những ngọt bùi cay đắng.
Ngược lại, người chồng phải hiểu được ý của vợ, thơng cảm những nỗi khó nhọc vất
vả của vợ và có thái độ quan tâm chăm sóc vợ. Ngồi tình thương u, người chồng

cịn có một nghĩa vụ của một đấng nam nhi đối với phụ nữ yếu đuối. Người chồng cịn
chăm sóc, giúp đỡ vợ về mọi mặt, tạo điều kiện cho vợ luôn tiến bộ.

Thành ngữ - tục ngữ Hàn Quốc

(1) 못된 아내가 효자보다 낫다.
Có vợ hư cịn hơn có con hiếu thảo.

(2) 열 자식이 악처 하나만 못하다.
Mười con không bằng một vợ không tốt.

(3) 제 사랑 제가 끼고 있다.
Vợ là người mà người chồng luôn mang theo bên mình.

(4) 마누라가 귀여우면 처갓집 쇠 말뚝 보고도 절한다.
(아내가 사랑스럽고 소중한 마음이 생기면 처갓집의 것은
무엇이나 다 사랑스러워진다는 뜻.
Có vợ đẹp thì thấy cái cột nhà vợ, người chồng cũng chào.
(Có vợ đẹp thì u tất cả những gì thuộc về vợ.)


11

(5) 좋은 아내는 집안의 보배.
Vợ tốt là bảo bối của gia đình.

(6) 어진 아내는 일생의 복이요, 못된 아내는 삼대 흉년이다.
Có vợ hiền là phúc, có vợ xấu là họa ba đời.

(7) 이복 저복 해도 처복이 최고다.

Khơng gì bằng phúc của vợ.

(8) 아내 나쁜 것은 천년 원수, 된장 신 것은 일년 원수.
(아내를 잘못 만나면 평생을 그르치는 것이 된다는 것.)
Vợ xấu là kẻ thù một trăm năm, còn đậu tương chua là kẻ thù
một năm.
(Lấy khơng đúng người vợ thích hợp thì cả đời không thể hạnh
phúc.)

(9) 물과 불과 악처는 삼대 재액.
(아내를 잘못 만나는 것이 인생의 큰 불행임을 이름.)
Nước, lửa và vợ xấu là ba tai ương.
(Cưới nhầm vợ là sự bất hạnh lớn trong cuộc đời.)

(10) 집안에 어진 아내가 있으면 남편은 곤란한 일을 만나지

않는다.
(집에 현명한 아내가 있으면 남편의 곤란한 일도 아내의


12

내조로 피할 수 있게 된다는 뜻.)
Nếu có người vợ thơng minh tháo vát thì chồng khơng gặp
những chuyện đau đầu.

(11) 남편은 두레박 아내는 항아리.
Chồng là trái bầu, vợ là cái chum.
(Chồng là người kiếm tiền, vợ là người quản lý.)


(12) 여편네 벌이는 쥐 벌이.
(여자가 버는 돈은 집안 살림에 별로 도움이 안 된다는 말.)
Việc kiếm tiền của phụ nữ cũng giống như việc thu thập thực
phẩm của con chuột.
(Tiền mà phụ nữ kiếm rất ít nên khơng có nhiều lợi ích cho gia
đình.)

(13) 여자는 제 고장 장날을 몰라야 팔자가 좋다.
(여자는 바깥 세상일은 알 것 없이 집안에서 살림이나
알뜰히 하는 것이 행복하다는 말.)
Niềm hạnh phúc của phụ nữ là không biết những việc ngồi xã
hội, chỉ làm tốt những cơng việc trong gia đình.
(Hạnh phúc của người phụ nữ là được làm những việc trong gia
đình.)


13

Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam

(1) Nàng Bân may áo cho chồng
(Nàng Bân theo truyền thuyết, là người phụ nữ nghèo muốn may
áo cho chồng, nhưng may xong áo thì đã hết rét, nên trời(!) kéo
dài mùa rét đến tháng ba, gọi là rét nàng Bân) nói người vợ
nghèo nhưng rất yêu thương chồng.

(2) Chồng cha vợ mẹ
(vợ chồng do cha mẹ gây dựng. “Lên Lai Châu ngày xưa, đâu có
phải là chồng cha vợ mẹ như ở làng mà hầu hết đều là chồng theo
vợ đuổi” (Nguyễn Tuân, “Sông Đà”). “Tôi với cô, trước kia lấy

nhau cũng là chồng cha vợ mẹ có sêu tết gả bán...”

(3) Gái có cơng chồng chẳng (khơng) phụ
(Người có cơng sẽ khơng bị quên ơn, sẽ được đến đáp hoặc bỏ
sông sức ra làm việc gì thì được bù lại. “Anh cứ tích cực tham
gia việc ấy, sau này hồn thành chắc chắn có phần anh, gái có
cơng chồng chẳng phụ!”.”Gái có công chồng không phụ, trang
trại của anh ngày càng phát triển rộng lớn nhất vùng, với nhiều
loại cây con có giá trị”

(4) Thuận vợ thuận chồng
(Vợ chồng nhất trí, đồng lòng)

(5) Chồng chài, vợ lưới, con câu
(Cha chài, mẹ lưới, con câu)

(6) Chồng cưới vợ cheo
(Vợ chồng lấy nhau hợp pháp( trong chế độ cũ))


14

(7) Chồng giận thì vợ bớt lời = Chồng giận thì vợ làm lành
(Lời khuyên người vợ nhường nhịn chồng để gia đình được n vui.)

(8) Chồng khơn thì nổi cơ đồ
(Nói đến vai trị quan trọng của người chồng trong việc xây dựng
gia đình)

(9) Chồng sang vì vợ

( Nói những người vợ có ảnh hưởng đến danh vọng của người chồng)

(10) Chồng ta áo rách ta thương, chồng người áo gấm xơng hương
mặc người.
(Ca tụng tình chung thủy của người vợ)

(11) Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi
(chê những người vợ thấy chồng thấy chồng yêu lại bắt nạt chồng)

(12) Chung gối chung chăn
(Nói vợ chồng ăn ở với nhau)

(13) Có phúc lấy được vợ già, sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh
(ý bênh vực cho những người lấy được vợ nhiều tuổi hơn)

(14) Có tiền vợ vợ chồng chồng, khơng tiền chồng đơng, vợ dồi
(chê những cặp vợ chồng coi đồng tiền hơn tình nghĩa)

(15) Có vợ có chồng như đũa có đơi
(ca ngợi sự hịa thuận giữa vợ và chồng)


15

(16) Coi vợ già như chó nằm nhà gác
(chê những kẻ làm chồng không yêu quý vợ khi vợ về già)

(17) Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời
(lời khuyên những người vợ nên nhường nhịn chồng để bảo đảm
hạnh phúc gia đình)


(18) Cơm trắng ăn với chả chim, chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no.
(câu nói đùa để khen những gia đình đầy đủ, êm ấm)

(19) Của anh anh mang, của nàng nàng xách
(chê những anh chồng không tương trợ vợ)

(20) Của chồng công vợ
(của cải trong nhà là của chung của vợ và chồng, không nên tách
bạch)
(21) Củi mục lành đun, chồng lành dễ khiến, chồng khôn khó chiều
(giễu những người đàn bà thích lấy chồng hiền để dễ bắt nạt)

(22) Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về
(mang tính chất phong kiến vì vợ chồng là bình đẳng, cùng
khuyên nhủ nhau, chứ khơng phải dạy nhau)

(23) Đạo vợ, nghĩa chồng
(nói lên tình nghĩa gắn bó giữa vợ với chồng)

(24) Đầu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
(râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon)

(25) Đêm nằm nghĩ lại mà coi, lấy chồng hay chữ như soi gương vàng.


16

(nói lên niềm tự hào của người vợ lấy chồng có học thức)


(26) Đêm nằm thì ngày o o, chồng yêu chồng bảo: Ngáy cho vui nhà
(yêu vợ, yêu cả thói quen xấu của vợ)

(27) Đi đâu có anh, có tôi, người ta mới biết là đôi vợ chồng
(người ta thường dùng câu này để đùa vợ chồng một người bạn
gặp khi gặp họ đi với nhau)

(28) Đuổi gà cho vợ
(chê kẻ đàn ơng khơng có tài năng gì,chỉ sống nhờ vợ)

(29) Gái có chồng như rồng có vây
(ca ngợi những cặp vợ chồng tốt đôi, thương yêu, giúp đỡ lẫn
nhau)

(30) Gái ngoan làm quan cho chồng
(trong chế độ cũ, có những người đàn bà giỏi hơn chồng trong
việc xử lý công việc)

(31) Hai vợ chồng son, đẻ một con hóa bốn
(phàn nàn là sinh con thêm vất vả hoặc túng thiếu)

(32) Làm trai rửa bát quét nhà, vợ gọi thì: Dạ, bẩm bà tơi đây
(lời nói đùa chế giễu những anh chồng hèn)

(33) Lệnh ông không bằng cồng bà
(lời nói đùa để chế các ơng chồng sợ vợ)

(34) Loan phụng hòa minh



17

(nói vợ chồng đồn kết, thương u nhau)

(35) Mảnh chồng quan hơn đàn chồng dân
(Đây là tâm lý của người phụ nữ thời xưa còn hám được làm vợ
tầng lớp quan lại)

(36) Một là vợ, hai là nợ
(lời phàn nàn của người chồng lấy phải một người vợ không tốt)

(37) Năm con năm nhớ, mười vợ mười thương
(lời chống chế của người lắm vợ nhiều con)

(38) Ngỡ rằng cây cả bóng cao, thiếp lăn mình vào phơi nắng cùng
mưa
(lời than phiền của một phụ nữ trong chế độ cũ, tưởng lầm rằng
lấy người tài giỏi thì được nhờ vả, ai ngờ lại phải chịu bao nỗi
gian truân)

(39) Người ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa
(xem câu: tôi tớ xét cơng, vợ chồng xét nhân nghĩa)

(40) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi
(nói lên vai trị đảm đang của những người vợ lấy chồng nghèo)

(41) Nhất vợ, nhì trời
(câu nói đùa giễu người sợ vợ hoặc q trọng vợ)

(42) Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai

(câu nói đùa những người vợ bắt nạt chồng vì cho rằng chồng
không đẹp trai)


18

(43) Nồi đồng lại úp vung đồng
(vợ chồng tương xứng với nhau)

(44) Nồi tròn vung méo úp sao cho vừa
(hai người tính tình khác nhau thì khó trở nên vợ chồng hoặc khó
ăn với nhau lâu dài)

(45) Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình
(lời than phiền của người vợ lấy phải người chồng đần độn)

(46) Sáng trăng trải chiếu hai hàng, bên anh đọc sách bên nàng quay
tơ.
(nói lên cảnh sống hịa thuận của đôi vợ chồng nhà nho trong chế
độ cũ)

(47) Thà rằng làm lẽ thứ mười, cịn hơn chính thất những người đần
ngu
(lời than phiền của người vợ lấy phải người chồng ngu)

(48) Thương chồng nên phải gắng công, nào ai xương sắt da đồng chi
đây
(nói tấm lịng hi sinh của người vợ chịu vất và gian khổ vì chồng)

(49) Thương chồng phải bồng con ghẻ

(trong chế độ đa thê, vợ nọ con kia rất rắc rối, nhưng cũng có
những người vợ thương chồng phải ni con khơng phải của
mình)

(50) Trai ni vợ để gầy mịn, gái ni chồng ốm béo tròn cối xay


19

(so sánh những người chồng tốt với những người vợ ích kỉ)

(51) Vì chàng thiếp phải mị cua, những như thân thiếp thì mua mấy
đồng
(nói lên cơng sức của người vợ lo lắng cho chồng)

(52) Võng anh đi trước võng nàng theo sau
(vợ được hưởng sự vẻ vang của chồng)

(53) Vợ chồng là nghĩa già đời, ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
(lới khuyên trong quan hệ vợ chồng khơng nên tính hơn thiệt)

(54) Vợ chồng như đũa có đơi
(ca ngợi vợ chồng hịa thuận)

(55) Vợ chồng như mặt trăng, mặt trời
(chê những cặp vợ chồng không hỏa thuận, luôn luôn mâu thuẫn
với nhau)
(56) Xưa kia ăn những của chồng, kiếm được một đồng đủng đỉnh ăn
riêng
(chê những người vợ ích kỉ đối với chồng)


2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng trong xã hội trước đây
Ngày nay, quan hệ vợ chồng là dân chủ bình đẳng. Mọi kế hoạch, mọi cơng việc
trong gia đình, vợ chồng đều bàn bạc thống nhất và cùng nhau thực hiện. Cơng việc
này có thể người chồng là chính, người vợ là phụ. Cơng việc khác có thể người vợ là
chính, người chồng là phụ. Tùy theo hồn cảnh, tùy theo chức năng cơng việc mà vợ


20

chồng có thể đổi ngơi. Nhưng ngày xưa thì dù trong điều kiện nào, người chồng vẫn là
trụ cột của gia đình. Và người vợ ln hy vọng chồng mình là người đàn ơng đại diện
cho gia đình, dũng cảm, cương quyết giải quyết mọi tình huống khó khăn. Sự thật này
có thể tìm thấy trong tục ngữ Hàn Quốc (3),(4),(6),(7),(8),(9)-(13),(16) và tục ngữ Việt
Nam số (3),(4),(5),(6),(9),(10),(12),(19).
Đặc biệt, thông qua tục ngữ Hàn Quốc số (6),(7), ta biết được người chồng trong gia
đình truyền thống đóng vai trị quan trọng phù hợp với cương vị người đứng số một
trong gia đình như chịu trách nhiệm đối với sinh kế của các thành viên trong gia đình,
và những khó khăn lớn nhỏ, cả trong nhà lẫn ngồi nhà.
Và thơng qua tục ngữ Hàn Quốc số (15), ta biết được người vợ đóng vai trị phù hợp
với cương vị người nội trợ. Người vợ chịu trách niệm đối với những công việc cụ thể
trong nhà, việc không cần mất nhiều sức lực, nhưng đồng thời người vợ cũng đóng vai
trị quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định tinh thần cho các thành viên trong gia
đình. Như vậy, vai trị giữa người vợ và người chồng được phân chia đúng theo giới
tính một cách nghiêm khắc.
Qua các câu thành ngữ - tục ngữ trên, chúng ta thấy người chồng đóng vai trị trụ cột
giúp người vợ có cuộc sống ổn định trong xã hội, người vợ thì giúp con và chồng có
tinh thần ổn định. Chính vì vậy, người vợ và người chồng trong xã hội truyền thống
duy trì được sự hịa hợp và hịa thuận trong cuộc sống hơn nhân. Ta tìm thấy tinh thần
hịa thuận giữa vợ và chồng được thể hiện trong tục ngữ Việt Nam số (8), (17). Mặc

dù quan hệ giữa vợ chồng trong xã hội phong kiến bất cơng, khơng bình đẳng nhưng
những người thời xưa khơng phải chỉ có khinh khi người vợ mà vẫn coi trọng các giá
trị của người vợ. Nó được thể hiện trong tục ngữ Việt Nam các số (13),(18). Mặt khác,
ta thấy được những lời khen vợ lấy được chồng khôn ngoan trong tục ngữ Việt Nam
số 14,16.
Theo quan niệm xưa, tình nghĩa vợ chồng cơ bản nhất là tấm lòng chung thủy. Vợ
chồng sống với nhau trước sau phải thủy chung như một. Đặc biệt, đối với người vợ,
sự chung thủy và vâng phục được xem là một điều quan trọng như tính mạng của


21

mình. Khi người phụ nữ đi lấy chồng thì dù cho gặp phải hoàn cảnh nào cũng phải
sống chết ở bên nhà chồng, chỉ nương nhờ ở chồng con, chứ khơng nương nhờ, cậy
trơng ở ai khác được (chính vì vậy mà người chồng phải ý thức được trách nhiệm của
mình đối với suốt cuộc đời của người vợ).
Qua tục ngữ Việt Nam số (2) và tục ngữ Hàn Quốc số (18),(22),(23),(24), ta có thể
biết được tấm lịng chung thủy của người xưa.
Và ở xã hội ngày xưa của hai quốc gia, người chổng có thể lấy nhiều vợ. Đối với phụ
nữ, sự việc đó người chồng khơng nên làm. Nhưng hồi xưa, phụ nữ khơng có quyền
phản kháng gì mà chỉ dám đưa ra những lời than thở. Đó là lý do mà tục ngữ có nhiều
câu nói phản ánh tâm trạng của người phụ nữ có chồng đa thê và những lời phàn nàn
người chồng lấy nhiều vợ.
Ta có thể biết được cảm xúc của người vợ mà có người chồng lấy nhiều vợ thơng
qua tục ngữ Hàn Quốc số (3),(4).

Thành ngữ - tục ngữ Hàn Quốc

(1) 더러운 처와 악한 첩이 빈 방보다 낫다.
(밤의 잠자리에는 나빠도 없는 것보다 낫다는 뜻)

Có vợ xấu và thiếp khơng tốt cịn hơn có phịng trống.

(2) 술은 초물에 취하고 사람은 후물에 취한다.
(전처 보다 후처에 반한다는 뜻)
Rượu say từ ly đầu, người say từ ly sau.
(Ý nói là người vợ sau tốt hơn người vợ trước)


22

(3) 계집 둘 가진 놈의 창자는 호랑이도 안 먹는다.
Ruột của người có hai vợ đến hổ cũng khơng ăn.

(4) 두 계집 둔 놈의 똥은 개도 안 먹는다.
Phân của người có hai vợ đến chó cũng khơng ăn.

(5) 첩정은 삼 년, 본처정은 백 년.
Tình nghĩa của người làm lẽ được ba năm, của vợ được trăm
năm.

(6) 집안이 화합하려면 베개 밑 송사는 듣지 않는다.
(아내의 하소연이나 요구를 그대로 믿고 행하지 말아야
한다는 뜻)
Nếu muốn gia đình êm ấm hịa thuận thì đừng nghe những lời
than vãn dưới gối.

(7) 장닭이 울어야 날이 새지.
(남편이 주장이 되어 집안일을 잘 처리해 나가야 한다는 뜻.)
Gà trống có gáy thì một ngày mới bắt đầu.
(Người chồng có đóng vai trị trụ cột thì mọi việc trong nhà mới

làm tốt được.)

(8) 구름은 바람 따라 모이고, 바람 따라 흩어진다.


23

(부인은 남편을 따라 움직이게 된다는 뜻.)
Mây tụ hay tan cũng tùy vào gió.
(Hành động của người vợ tùy vào người chồng.)

(9) 여자는 높이 놀고 낮이 논다.
(여자는 시집가기에 따라서 귀해지기도 하고 천해지기도
한다는 말.)
Phụ nữ chơi ở nơi cao, chơi ở nơi thấp.
(Phụ nữ lấy chồng theo chồng, lệ thuộc vào địa vị cao quý hoặc
địa vị thấp kém của chồng.)

(10) 여자는 남자 손에 뭍은 밥풀이다.
Phụ nữ giống như hạt cơm dính ở tay người đàn ông.
(Người phụ nữ luôn ở bên cạnh người đàn ông.)

(11) 여편네 팔자는 윷가락과도 같다.
(남편 만나기에 따라 잘 살수도 못 살수도 있다는 뜻.)
Số phận người phụ nữ giống thanh Yut.
(Phụ nữ có cuộc sống tốt hay khơng đều phụ thuộc vào mình
gặp người chồng như thế nào)

(12) 여편네 팔자는 뒤웅박 팔자라.
(여자 팔자는 어떤 남자를 만나느냐에 달려있다는 말.)

Số phận của người phụ nữ là số phận của quả bầu.


×