Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng xe đạp công cộng thông minh trong khu đô thị đại học quốc gia thành phố hồ chí minh công trình nghiên cứu khoa học sinh viên giải nhất cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2019
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA XE ĐẠP
CCTM TRONG KHU ĐƠ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Lê Thu Trang
Thành viên: Trần Thị Ngọc Hân
Nguyễn Thanh Phương
Nguyễn Kiều Diễm Trinh
Đào thị Tương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019


ĐHQG-HCM
Trường
ĐHKHXH&NV

Ngày nhận hồ

Do P.QLKH-DA ghi
Mẫu: SV 00

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP


TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 - 2019

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA XE ĐẠP CCTM TRONG KHU ĐÔ THỊ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phần tham gia thực hiện đề tài

TT

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Họ và tên

Điện thoại

Email

1.

Lê Thu
1 Trang

2.

Trần Thị Ngọc Hân


Tham gia

0383624211

3.

Nguyễn Thanh Phương

Tham gia

0342793172

4.

Nguyễn Kiều Diễm Trinh

Tham gia

0988979195

5.

Đào Thị Tương

Tham gia

0382963399

0378780333


Hồ sơ gồm
TT
1.
2.

TP.HCM, tháng 05 năm 2019

Tên văn bản
Thuyết minh đề
tài
Văn bản khác



Khơng










ĐHQG-HCM
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV
Khoa: ĐÔ THỊ HỌC
Đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA
XE ĐẠP CÔNG CỘNG THÔNG MINH
TRONG KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC
GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày ……tháng…… năm 2019

Ngày ……tháng…… năm 2019

Người hướng dẫn

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi họ tên)

(Ký và ghi họ tên)

Ngày ……tháng…… năm 2019

Ngày ……tháng…… năm 2019

Chủ tịch Hội đồng

Phòng QLKH-DA

(Ký và ghi họ tên)

(Ký và ghi họ tên)

TP. HỒ CHÍ MINH, 2019



i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................................viii
DẪN NHẬP ............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................................... 2
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2
6.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: ................................................................. 3
6.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: ................................................................... 3
7. Thời gian và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
8. Kết cấu đề tài .................................................................................................................... 5
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................... 7
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................ 7
1.1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 10
1.2. Các khái niệm .............................................................................................................. 12

1.2.1. Các khái niệm chính ............................................................................................. 12
1.2.2. Các khái niệm liên quan....................................................................................... 14
1.3. Lý thuyết tiếp cận đề tài .............................................................................................. 15
1.3.1. Lý thuyết Cấu trúc - Chức năng ........................................................................... 15
1.3.2. Lý thuyết nhu cầu .................................................................................................. 16
1.3.3. Lý thuyết hành vi ................................................................................................... 17
1.4. Nguồn gốc và đặc điểm của hệ thống xe đạp CCTM ............................................... 17
1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng xe đạp CCTM .................................................. 19
1.5.1. Tiêu chí về chất lượng xe đạp CCTM ..................................................................... 20
1.5.2. Tiêu chí về chất lượng dịch vụ mơ hình xe đạp CCTM .......................................... 20
1.5.3. Tiêu chí về quy hoạch mơ hình xe đạp CCTM ........................................................ 21
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 23
2.1. Thực trạng sử dụng xe đạp CCTM của sinh viên tại Khu đô thị ĐHQG-HCM........... 23
2.1.1. Tổng quan về giao thông trong khu đô thị ĐHQG .............................................. 23
2.1.2. Đánh giá hiệu quả thực trạng sử dụng xe đạp CCTM trong khu đô thị ĐHQG 28
2.1.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................... 28
2.1.2.2. Đánh giá về tiêu chí chất lượng xe đạp CCTM ................................................... 34
2.1.2.3. Đánh giá về tiêu chí chất lượng dịch vụ xe đạp CCTM ...................................... 49
2.1.2.4. Đánh giá về tiêu chí quy hoạch mơ hình xe đạp CCTM ...................................... 64


ii
2.1.2.5. Nhu cầu của sinh viên đối với việc sử dụng xe đạp CCTM trong tương lai ............... 70
2.1.2.6. Tính khả thi về việc mở rộng mơ hình xe đạp CCTM cho TP.HCM ................... 79
2.2. Đề xuất giải pháp ......................................................................................................... 84
2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của dự án ........................................... 84
2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xe đạp .................................................................. 84
2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ xe đạp CCTM .......................................... 86
2.2.4. Giải pháp quy hoạch mơ hình xe đạp CCTM ......................................................... 87

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................... 92
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 98
BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................................................ 98
PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................................................... 101
PHỎNG VẤN SÂU ........................................................................................................... 110


iii

LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng nhóm Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do nhóm nghiên cứu tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Thành
phố Hồ Chí Minh nói chung và Đai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


iv

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng xe đạp công
cộng thông minh trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” nhóm
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của khoa Đô thị
học đã tạo cơ hội cho nhóm có thể tham gia nghiên cứu, mở rộng hiểu biết. Đặc biệt,
nhóm xin chân thành biết ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Đồn Diệp Thùy Dương đã tận
tình giúp đỡ nhóm trong q trình nghiên cứu và nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình
xử lý số liệu cũng như hồn thành bài nghiên cứu. Nhóm cũng chân thành cảm ơn sự hỗ

trợ nhiêt tình của anh Nguyễn Thiện Thông - Giám đốc Dự án Easy Move; Anh Trần
Minh Cường - Phó giám đốc trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư, chịu trách nhiệm
quản lý dự án Easy Move tại Khu đô thị ĐHQG-HCM cung cấp các tài liệu, thơng tin
cần thiết cho nhóm hồn thành bài nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu, khó tránh những sai sót, nhóm rất mong các thầy cơ
bỏ qua và giúp nhóm hồn thiện bài nghiên cứu tốt hơn. Nhóm rất mong nhận được ý
kiến đóng góp từ phía thầy, cơ để nhóm học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và hồn
thiện nghiên cứu hơn nữa.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCTM

CCTM

Đại học Bách khoa

ĐH BK

Đại học Công nghệ thông tin

ĐH CNTT

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐH KHXH&NV


Đại học Kinh tế - Luật

ĐH KTL

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc tế

ĐH QT

Ký túc xá

KTX

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Giờ

h

Mét

m

Hecta


Ha

Kilomet

Km


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow……..............................................................…...16
Hình 2.1. Giới thiệu dự án Easy Move...…….………………..........................…........25
Hình 2.2. Cấu tạo của E-Bike.…….……………………..….………………...............26
Hình 2.3. Trạm xe E-Bike tại KTX khu B trong giai đoạn thí điểm.............................27
Hình 2.4. Bảng hướng dẫn mới được bổ sung…….………………..............................27
Hình 2.5. Hai trạm xe ở KTX khu A và KTX khu B…….……………….....................28
Hình 2.6. Địa điểm các 5 trạm E-Bike…….………………………..............................29
Hình 2.7. Làn đường dành cho xe đạp…….………………………...............................41
Hình 2.8. Đèn xe đạp…….……………………….........................................................85
Hình 2.9. Chng xe đạp…….……………….………..................................................85
Hình 2.10. Đề xuất các trạm mới tại khu đô thị ĐHQG-HCM…………..…...............89


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kiểm định mối liên hệ giữa phương tiện di chuyển và người đã sử dụng E-Bike . 32
Bảng 2.2. Kiểm định Z-Test giữa Vấn đề gặp phải trong khi sử dụng với mong muốn sử dụng
tiếp tục ...................................................................................................................................... 40
Bảng 2.3. Bảng kiểm định T-Test của Mức độ an toàn của các loại phương tiện ................... 45

Bảng 2.4. Bảng kiểm định T-Test của Sức khỏe của các loại phương tiện ............................. 46
Bảng 2.5. Bảng kiểm định T-Test của tính phù hợp về Thời gian của các loại ....................... 47
Bảng 2.6. Bảng kiểm định T-test của chi phí của các loại phương tiện ................................... 54
Bảng 2.7. Kiểm định Z-Test giũa Khó khăn ở bước quét mã QR với mong muốn sử dụng tiếp
tục E-Bike ................................................................................................................................. 57
Bảng 2.8. Kiểm định Z-Test giữa Khó khăn ở bước kết thúc với mong muốn sử dụng tiếp tục
E-Bike ....................................................................................................................................... 60
Bảng 2.9. Kiểm định Z-Test giữa Lý do chưa sử dụng với mong muốn trải nghiệm E-Bike.. 78
Bảng 2.10. Mối quan hệ của Sinh viên năm với Mục đích sử dụng E-Bike ............................ 98


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ phần trăm sinh viên các trường tham gia mẫu khảo sát...................29
Biểu đồ 2.2: Sinh viên năm…………………………………………...........................29
Biểu đồ 2.3: Nơi ở hiện tại……………………………………………........................30
Biểu đồ 2.4: So sánh nơi ở của người đã sử dụng và người chưa sử dụng...................30
Biểu đồ 2.5: Phương tiện di chuyển…………………………………………..............31
Biểu đồ 2.6: Mối quan hệ giữa phương tiện di chuyển với sử dụng E-Bike.................31
Biểu đồ 2.7: Mức độ ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng......................................32
Biểu đồ 2.8: Mục đích sử dụng E-Bike…………………...………………..................34
Biểu đồ 2.9: Tần suất sử dụng.......................................................................................34
Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lòng về chất lượng kết cấu E-Bike......................................36
Biểu đồ 2.11: Mức độ hài lòng về chất lượng kết cấu E-Bike......................................36
Biểu đồ 2.12: Đề xuất thiết kế…….……………........................………......................37
Biểu đồ 2.13: Khó khăn khi sử dụng E-Bike... …….……………........................……39
Biểu đồ 2.14: Khó khăn trong khi sử dụng tác động đến mong muốn sử dụng trong
tương lai…………........................……………......………………...............................39
Biểu đồ 2.15: Đánh giá theo tính phù hợp về an tồn, thời gian, sức khỏe……….…..44

Biểu đồ 2.16: Đánh giá tính phù hợp của các phương tiện cơng cộng theo các tiêu
chí…………........................……………......………………...........................….........44
Biểu đồ 2.17: Độ an toàn tác động đến mong muốn sử dụng E-Bike..............................45
Biểu đồ 2.18: Yếu tố sức khỏe tác động đến mong muốn sử dụng E-Bike …….….......46
Biểu đồ 2.19: Yếu tố thời gian tác động đến mong muốn sử dụng E-Bike .....................47
Biểu đồ 2.20: Phương tiện công cộng bảo vệ môi trường nhất …….…....……...........48
Biểu đồ 2.21: Khung giờ sử dụng E-Bike…….………………...............................…..50
Biểu đồ 2.22: Đánh giá khung giờ hoạt động của dịch vụ...…….……..........…………51
Biểu đồ 2.23: Tính phù hợp về chi phí của E-Bike…….…………........……................53
Biểu đồ 2.24: Chi phí tác động đến mong muốn sử dụng...…….……..........…………..53
Biểu đồ 2.25: Đề xuất giá sử dụng trong tương lai…….…..…………….....................55
Biểu đồ 2.26: Khó khăn trong bước đăng ký/ đăng nhập…….………………..............56
Biểu đồ 2.27: Khó khăn ở bước quét mã QR tác động đến mong muốn sử dụng trong
tương lai…….………………........................…….………………........................…...56
Biểu đồ 2.28: Mức độ hài lòng đối với người trực trạm…….………………................58


ix

Biểu đồ 2.29: Khó khăn ở bước kết thúc tác động đến mong muốn sử dụng trong tương
lai…….………………........................…………….……………….............................60
Biểu đồ 2.30: Trạm xuất phát…….………………........................................................65
Biểu đồ 2.31: Sinh viên các năm đã từng sử dụng…….………………........................65
Biểu đồ 2.32: Trạm đến……………………………………………..............................67
Biểu đồ 2.33: Trường của các sinh viên đã từng sử dụng…………………….………67
Biểu đồ 2.34: Mức độ hài lịng vị trí đặt các trạm hiện tại (5 trạm)…………….…….69
Biểu đồ 2.35: Đề xuất bổ sung trạm………………………………………….……….69
Biểu đồ 2.36: Lý do chưa sử dụng E-Bike …..…….………………....................…......70
Biểu đồ 2.37: Mong muốn tiếp tục sử dụng E-Bike………………………………...…71
Biểu đồ 2.38: Lý do muốn tiếp tục sử dụng E-Bike trong tương lai……….............….72

Biểu đồ 2.39: Lý do không mong muốn tiếp tục sử dụng E-Bike trong tương lai….….72
Biểu đồ 2.40: Lý do chưa sử dụng E-Bike khác…………………….…………...........75
Biểu đồ 2.41: Lý do mong muốn sử dụng trong tương lai của người chưa sử dụng…….76
Biểu đồ 2.42: Lý do không mong muốn sử dụng trong tương lai của người chưa sử
dụng…………………………………………………………………………………...76
Biểu đồ 2.43: Lý do chưa sử dụng tác động đến mong muốn trải nghiệm e-bike trong
tương lai……………………………………..…….………………........................……...77
Biểu đồ 2.44. Ý kiến về độ khả thi của mơ hình khi mở rộng…………………………..81
Biểu đồ 2.45: Có sử dụng nếu mơ hình mở rộng ra TP.HCM không?.............................81
Biểu đồ 2.46: Lý do muốn sử dụng nếu mở rộng mơ hình E-Bike……...…….............82
Biểu đồ 2.47: Lý do khơng sử dụng nếu mở rộng mơ hình E-Bike................................82
Biểu đồ 2.48: Lý do khơng biết sử dụng nếu mở rộng mơ hình E-Bike hay
khơng……………………………………………………………………………….....82
Biểu đồ 2.49: Những khó khăn TP.HCM có thể gặp khi mở rộng mơ hình E-Bike…..83


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Khu đô thị ĐHQG-HCM là khu vực nằm trên địa phận quận Thủ Đức, TP.HCM
và một phần Dĩ An của Bình Dương. Theo quy hoạch chung ĐHQG-HCM, tổng diện
tích khu đất của dự án là 643,7ha, phục vụ quy mô đào tạo 50.000 sinh viên. Sau 20
năm hình thành và phát triển, khu đơ thị ĐHQG-HCM đang hướng tới xây dựng khu
đô thị đại học kiểu mẫu. Đến nay diện mạo khu vực này được thay đổi rõ rệt hiện nơi
đây tập trung rất nhiều trường đại học được liên thông với nhau về không gian. Để
đáp ứng điều kiện ăn ở và học tập cho số lượng lớn sinh viên các trường, KTX ĐHQGHCM đã được xây dựng và là KTX lớn nhất Việt Nam. Song song đó, mạng lưới giao
thơng đã được hình thành cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, khu đô thị ĐHQG
xứng tầm là nơi học tập kiểu mẫu của sinh viên trong và ngoài nước. Những cơng
trình chính được xây dựng trong khu ĐHQG-HCM như: các trường, KTX, thư viện

ĐHQG, nhà sách v.v... đều dần được hoàn thiện và cố gắng tạo những kết nối về mặt
công năng, phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt của các thành phần dân cư trong
đô thị ĐHQG, mà phần đơng chính là sinh viên. Tuy nhiên, bài tốn về việc di chuyển
đến các điểm cơng trình thiết yếu ấy cũng là một trong những nội dung mà ĐHQG
quan tâm khi hiện tại, sinh viên mất nhiều thời gian nếu đi bộ; còn sử dụng phương
tiện xe buýt lại không thể đáp ứng được tất cả những địa điểm cần đến và thường quá
tải vào giờ cao điểm; các phương tiện khác như xe máy lại vượt khả năng về kinh tế
của phần đông sinh viên.
Nhận thấy nhu cầu của sinh viên trong việc đi lại tại làng đại học là rất lớn, đồng
thời mong muốn biến nơi đây thành một đô thị văn minh, hiện đại, phù hợp với mục
tiêu giáo dục đạt chuẩn quốc tế, lãnh đạo ĐHQG-HCM đã triển khai thí điểm dự án
Easy Move với 100 chiếc xe đạp thông minh (E-Bike) sử dụng năng lượng mặt trời.
ĐHQG-HCM là đô thị đại học đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương tiện công cộng
công nghệ cao phục vụ cộng đồng. Dự án xe đạp thông minh được đánh giá không
chỉ tiết kiệm thời gian di chuyển cho sinh viên mà còn là một phương tiện cơng cộng
thân thiện với mơi trường, kích thích sự giao lưu, mở mang kiến thức của sinh viên
hơn khi giờ đây việc di chuyển giữa các địa điểm giáo dục, giải trí trở nên dễ dàng
hơn. Vấn đề áp dụng mơ hình xe đạp cơng cộng thời gian qua cũng nhận được sự
quan tâm rất lớn từ chính quyền TP.HCM nhằm giải quyết ùn tắc giao thơng và ô
nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người dân đang
sinh sống và làm việc tại đơ thị này.
Với những tính cấp thiết trên, nhóm chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng xe
đạp công cộng thông minh trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ ứng dụng của phương tiện này đối với


2

đối với đối tượng đặc thù của khu đô thị ĐHQG chính là sinh viên dựa trên những
tiêu chí về chất lượng của phương tiện, cách đăng kí và chi trả phí khi sử dụng dịch

vụ, quy hoạch khơng gian trạm đặt để xe, mức độ hài lòng của sinh viên đối với
chương trình thí điểm này v.v... Từ đó, nhóm đề xuất một số giải pháp nhằm khắc
phục và nâng cao chất lượng các vấn đề xoay quanh xe đạp CCTM khơng chỉ cho
ĐHQG-HCM nói riêng mà cịn đối với TP.HCM nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá các tiêu chí về chất lượng của hệ thống xe đạp công cộng thông minh
trong việc đáp ứng nhu cầu của sinh viên tại khu đơ thị ĐHQG-HCM;
- Tìm hiểu tần suất sử dụng xe đạp CCTM của sinh viên tại khu đô thị ĐHQGHCM;
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của mơ hình xe đạp CCTM
trong ĐHQG. Đồng thời cho thấy tiềm năng của mơ hình này đối với cộng đồng người
dân TP.HCM nói chung.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hệ thống xe đạp CCTM có đáp ứng được những tiêu chí về chất lượng trong
q trình sử dụng khơng?
- Tần suất sử dụng xe đạp CCTM của sinh viên tại khu đô thị ĐHQG-HCM như
thế nào?
- Tính khả thi của dự án Easy Move trong khu đơ thị ĐHQG-HCM nói riêng và
TP.HCM nói chung ra sao?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Các tiêu chí về hệ thống xe đạp công cộng thông minh trong việc đáp ứng nhu
cầu của sinh viên tại khu đô thị ĐHQG-HCM đã đạt được chất lượng;
- Tần suất sử dụng xe đạp CCTM của sinh viên tại khu đô thị ĐHQG-HCM cao;
- Dự án Easy Move có tính khả thi cao khi áp dụng trong ĐHQG và TP.HCM.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả sử dụng của xe đạp CCTM;
- Khách thể: sinh viên sống và học tập trong ĐHQG-HCM, ban quản lý dự án,
chính quyền ĐHQG-HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm nghiên cứu thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau:



3

6.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn:
Trong đề tài này, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn từ các
nguồn: thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM, thư viện trường ĐH KHXH&NV TP.HCM,
thư viện khoa Đơ thị học; tạp chí, bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí tiêu
chuẩn quốc tế; trang web chính phủ, trang web chuyên ngành; các sách, báo, tạp chí,
các kết quả nghiên cứu khoa học về đánh mức độ ứng dụng, về xe đạp CCTM cùng
một số tài liệu liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Dựa trên sự tổng hợp thơng
tin từ các tài liệu đó để làm nền tảng cho phần cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
6.2.1. Phương pháp định tính:
Phỏng vấn sâu:
Chúng tơi phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên sống và sinh hoạt trong đô thị ĐHQG
để biết được nhiều thông tin chi tiết như nhu cầu, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của
sinh viên khi có dự án. Bên cạnh đó, nhóm tiến hành phỏng vấn Phó giám đốc trung
tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý dự án Easy Move tại Khu
đô thị ĐHQG-HCM nhằm thu thập nguồn tin về những lý do, cách quản lý, mục đích
của dự án khi đưa dự án về KTX thử nghiệm; Ngồi ra, nhóm có cuộc phỏng vấn sâu
với đại diện công ty Tân Kỷ Nguyên – Giám đốc dự án xe đạp CCTM trong khu đô
thị ĐHQG để biết rõ về thông tin chi tiết của dự án, các cơng văn chính thức xây dựng
dự án và các văn bản liên quan đến dự án. Những dữ liệu thu thập được qua q trình
phỏng vấn sâu giúp nhóm nghiên cứu hiểu thêm được những vấn đề chi tiết hơn về
dự án và những thông tin mà khảo sát bằng bảng hỏi chưa khai thác được. Đồng thời
cũng là một cách để so sánh, đối chiếu lại với những dữ liệu thu nhận được từ khảo
sát bảng hỏi, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Quan sát:
Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát có tham dự các hoạt động sử dụng xe đạp

CCTM trong ĐHQG-HCM để thu thập được những thông tin về chất lượng dịch vụ,
tần suất sử dụng cũng như nhu cầu của sinh viên. Nhóm tiến hành quan sát 4 lần/tuần
vào khung giờ 6 giờ đến 7 giờ và từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ. Lý do nhóm chọn hai
khung giờ này là vì đây là hai khung giờ cao điểm mà số lượng xe được lấy ra để sử
dụng, số lượng xe mang về trạm khá nhiều. Về địa điểm, trong giai đoạn thí điểm mơ
hình xe đạp CCTM từ tháng 04/2018 – 07/2018 nhóm quan sát ở 05 trạm. Tuy nhiên,
sau giai đoạn thí điểm, nhóm quan sát hai trạm KTX khu A và KTX khu B, vì Ban
quản lý dự án chỉ cho hoạt động ở hai trạm này còn các trạm khác đã ngưng hoạt động
và khơng có xe đạp tại các trạm. Việc lựa chọn khung giờ và địa điểm phù hợp với


4

khung giờ của nhóm nghiên cứu và địa điểm thuận tiện nhằm giúp nhóm có thể quan
sát, thu thập thơng tin và có cái nhìn khách quan hơn trong khi nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp định lượng:
Điều tra bằng bảng hỏi:
Đối với đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tơi muốn tìm hiểu hiện trạng của
việc ứng dụng thí điểm hệ thống xe đạp công cộng thông minh, đồng thời đánh giá
hiệu quả sử dụng của nó với đối tượng chính là sinh viên của ĐHQG-HCM. Do đó,
nhóm sử dụng điều tra bảng hỏi với số lượng mẫu là 200 sinh viên, trong đó gồm 100
sinh viên đã sử dụng phương tiện xe đạp CCTM và 100 sinh viên chưa sử dụng
phương tiện xe đạp CCTM với phương pháp chọn mẫu phi xác suất với cách chọn
mẫu thuận tiện.
Xử lý thông tin:
Nhóm nghiên cứu sử dụng cơng cụ SPSS để xử lý các số liệu đã thu thập được
sau khi khảo sát. Ứng dụng công nghệ SPSS trong các bước như tần suất, tỉ lệ, kiểm
định Chi bình phương, kiểm định T-Test và kiểm tra Tỉ lệ cột Z-Test.
Kiểm định T-Test, nhóm áp dụng kiểm định Independent-Samples T-Test sự
khác biệt trung bình biến lượng với các giá trị khác nhau của một biến định tính hay

khơng.
Kiểm tra Tỉ lệ cột Z-Test (hay còn gọi là Thử nghiệm Z) là một loại thử nghiệm
giả thuyết, xem xét các hàng của bảng một cách độc lập và so sánh các cặp cột, kiểm
tra xem tỉ lệ người trả lời trong một cột có khác biệt đáng kể so với tỉ lệ trong cột
khác hay không. Tỉ lệ là số lượng trong ô được chia cho cột. Báo cáo khảo sát thu
thập dữ liệu tự động gán ID một ký tự cho mỗi cột trong thử nghiệm. Khi có sự khác
biệt giữa bất kỳ cặp tỉ lệ nào ở mức ý nghĩa đã chọn, Báo cáo khảo sát sẽ hiển thị ID
của cột chứa tỉ lệ nhỏ hơn bên dưới nội dung ô của ô có tỉ lệ lớn hơn.
Lưu ý: ID cột chỉ được áp dụng cho các thành phần bảng hiển thị. Các yếu tố ẩn
không được xem xét khi xác định ID cột dưới dạng chuỗi.
Kiểm tra giả thuyết chỉ là một cách để bạn tìm hiểu xem kết quả từ một bài kiểm
tra là hợp lệ hay có thể lặp lại. Ví dụ, nếu ai đó nói rằng họ đã tìm thấy một loại thuốc
mới chữa ung thư, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng đó có thể là sự thật. Một bài kiểm tra giả
thuyết sẽ cho bạn biết nếu nó có thể đúng, hoặc có thể khơng đúng. Kiểm tra AZ, được
sử dụng khi dữ liệu của bạn được phân phối bình thường.
Sử dụng kiểm tra Z trong trường hợp:
- Cỡ mẫu lớn hơn 30. Nếu không, hãy sử dụng thử nghiệm t.
- Điểm dữ liệu nên độc lập với nhau. Nói cách khác, một điểm dữ liệu khơng
liên quan hoặc không ảnh hưởng đến điểm dữ liệu khác.


5

- Dữ liệu nên được phân phối bình thường. Tuy nhiên, đối với cỡ mẫu lớn (trên
30) thì điều này không phải lúc nào cũng quan trọng.
- Dữ liệu nên được chọn ngẫu nhiên từ một quần thể, trong đó mỗi mục có cơ
hội được chọn như nhau.
- Cỡ mẫu phải bằng nhau nếu có thể.
Hàng: Thử nghiệm này so sánh tỉ lệ trong mỗi hàng được hình thành từ một loại
biến. Thử nghiệm không được thực hiện trên các hàng được hình thành từ các yếu tố

phi thể loại, chẳng hạn như con số cơ sở và giá trị trung bình.
Cột: Đối với mỗi hàng danh mục, thử nghiệm so sánh các cặp cột được hình
thành từ các loại biến, kiểm tra xem tỉ lệ người trả lời trong một cột có khác biệt đáng
kể so với tỉ lệ trong cột khác hay không.
Báo cáo khảo sát không kiểm tra các cột được hình thành từ các thành phần
hoặc cột khơng thuộc danh mục trong đó tất cả các giá trị bằng không. Thử nghiệm
không thể được thực hiện trên các bảng có chứa hơn 52 cột danh mục nếu muốn yêu
cầu một mức ý nghĩa hoặc 26 cột danh mục nếu muốn yêu cầu hai mức ý nghĩa và
cần tối thiểu hai cột danh mục.
7. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2019
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị ĐHQG-HCM.
8. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
Phần mở đầu giới thiệu những yếu tố cấu thành nên đề tài như lý do chọn đề tài,
mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và
khách thể nghiên cứu, thời gian và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
mà đề tài mang lại.
- Phần nội dung
Phần này gồm 02 chương, 7 tiết:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 1 sẽ làm rõ các khái niệm được đề cập trong đề tài, tổng quan về tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước, các lý thuyết tiếp cận đề tài, đồng thời, khái
quát về hệ thống xe đạp công cộng thông minh trên thế giới như nguồn gốc và đặc
điểm, điểm nổi bật và hạn chế cùng với các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng.


6


Chương 2. Kết quả nghiên cứu
Chương 2 mô tả thực trạng sử dụng xe đạp công cộng thông minh của sinh viên
tại Khu đơ thị ĐHQG-HCM song song đó là đánh giá hiệu quả sử dụng của nó. Từ
đó, đưa ra các giải pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng xe đạp công
cộng thông minh.
- Phần kết luận
Phần kết luận sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu dựa trên các tiêu chí đánh giá, đánh
giá và đề xuất làm tiền đề cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan
đến đề tài này trong tương lai. Đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho chính
quyền, các nhà quản lý, quy hoạch đơ thị trong việc áp dụng dự án xe đạp công cộng
nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt
hạn chế và nâng cao chất lượng của dự án xe đạp CCTM. Những đề xuất này là một
kênh tham khảo hữu ích có thể nghiên cứu áp dụng cho khu đô thị ĐHQG-HCM và
kỳ vọng có thể nhân rộng cho những khu vực khác của TP.HCM.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu ngồi nước
Khái niệm chia sẻ xe đạp thông minh lấy tiền đề từ giao thông bền vững. Mơ
hình xe đạp CCTM là hệ thống cho th xe đạp tự động và người sử dụng phải trả
một mức phí nhất định hoặc miễn phí, đa số hệ thống hiện nay sử dụng ứng dụng trên
điện thoại di động thơng minh vào mục đích sử dụng xe hay mở khóa xe. Mơ hình
cho th xe đạp khá phổ biến ở các nước Âu Mỹ và trên thế giới như Mexico, Pháp,

Trung Quốc, Nhật Bản v.v... Đây là đề tài được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm
nghiên cứu theo nhiều khía cạnh như nghiên cứu thực trạng áp dụng mơ hình hay sử
dụng khoa học kỹ thuật trong cải thiện mơ hình.
Nhiều đề tài, báo cáo khoa học nghiên cứu, phân tích tình hình áp dụng mơ hình
xe đạp CCTM như:
Bài báo nghiên cứu “The Role of Smart Bike-sharing Systems in Urban
Mobility” (2009), Peter MIDGLEY: Chia sẻ xe đạp thông minh là một hệ thống cung
cấp nhanh và dễ dàng, thay đổi mơ hình kinh doanh và áp dụng các kỹ thuật mới. Tác
giả mô tả quá trình hình thành và triển khai hệ thống chia sẻ xe đạp. Hệ thống bắt
nguồn từ La Rochelle, Pháp và lan sang các nước ở châu Âu như Ý, Tây Ban Nha,
Đức v.v... hệ thống đang hoạt động trên 78 thành phố 16 quốc gia với khoảng hơn
70000 chiếc xe đạp. Bài báo giúp hiểu thêm phương thức vận hành hệ thống áp dụng
thẻ thông minh hoặc điện thoại di động để thuê xe đạp; bố trí các trạm ở những nơi
truy cập dễ dàng từ các trạm giao thông công cộng trong thành phố; thời gian hoạt
động và chi phí cho mỗi lần sử dụng dịch vụ của hệ thống. Từ đó, tác giả đã tìm ra
được những hạn chế của hệ thống như: cịn thiếu sự tơn trọng giữa người đi xe đạp,
người đi bộ và người lái xe; các chương trình vẫn chưa được hỗ trợ về mặt tài chính;
hệ thống xuất hiện hỗ trợ việc di chuyển và giảm bớt tác động xấu đến môi trường;
đề xuất các điều kiện tiên quyết để thực hiện đảm bảo tính di động đơ thị bền vững.
Tác giả khuyến khích đi lại bằng xe đạp, đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở hạ tầng
xe đạp như đất và đường dành cho xe đạp giúp đi xe an toàn, thuận tiện và đảm bảo
đủ chỗ đỗ xe v.v... Thơng qua bài báo khoa học, nhóm học hỏi một số kinh nghiệm
nhất định từ hệ thống chia sẻ xe đạp thông minh và là tiền đề để chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài của nhóm.
“Visualization of the mobility patterns in the bike-sharing transport systems in
Mexico City” (2016), L.A. Moncayo-Martínez: bài báo khoa học nghiên cứu và phân
tích các dữ liệu từ cuộc khảo sát quá trình di chuyển bằng xe đạp giữa các trạm ở
thành phố Mexico từ năm 2010 đến 2015. Lý do người dân Mexico sử dụng xe đạp



8

là phục vụ cho sức khoẻ (60%) và 30% để tránh giao thông. Bài báo nêu rõ những ưu
điểm và khuyết điểm trong hệ thống di chuyển giữa các trạm và các nhà quản lý trạm
nhằm để các nhà khoa học phát triển các phương pháp cân bằng lại hệ thống trong
việc sử dụng xe đạp công cộng. Từ bài báo, nhóm tiếp cận những rủi ro có thể xảy ra
trong q trình vận hành mơ hình tại Việt Nam nói chung và tại ĐHQG-HCM nói riêng.
Nhiều nhà khoa học, tác giả cũng nghiên cứu các thiết bị, ứng dụng khoa học
công nghệ cho hệ thống xe đạp CCTM thêm nhiều tiện ích:
Chien-Nan Lee đã nghiên cứu đề tài “The design and implementation of the EBIKE physiological monitoring prototype system for cyclists” (2011) đưa ra một
vịng tay thơng minh có hệ thống theo dõi trạng thái sinh lý của người đi xe đạp mọi
lúc và cung cấp cho họ thông tin quản lý sức khỏe. Trong những trường hợp thông
thường, hệ thống này cũng có thể ghi lại khoảng cách và tốc độ đạp xe để tính tốn
số lượng calo bị đốt cháy của người đi xe đạp, cung cấp một số thông tin liên quan
đến quản lý sức khỏe. Hệ thống định vị và cảm biến sinh lý được tích hợp, bảo vệ an
tồn người đi xe đạp, có khả năng theo dõi các tín hiệu sinh lý (như nhịp tim và nhiệt
độ) của người đi xe đạp mọi lúc, tốc độ ghi mỗi giờ và gửi tọa độ GPS trong trường
hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống sẽ gửi một cuộc gọi những người
lân cận và ngay lập tức truyền tọa độ GPS yêu cầu hỗ trợ từ nhân viên y tế thông qua
tin nhắn GSM. Đây là thiết bị hiện đại áp dụng trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến
trong q trình phát triển hệ thống E-Bike và cần được nhân rộng.
“A real time multi-objective cyclists route choice model for a bike-sharing
mobile application” (2017) của Simon Ruffieux: bài báo khoa học nghiên cứu thông
qua các ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ cho người đi xe đạp lựa chọn chuyến
đi thông minh nhất trong thời gian nhanh nhất. Với mục tiêu này, đầu tiên bài báo
khoa học giới thiệu cách nhìn của con người về xe đạp cùng với những lợi ích mà nó
cung cấp. Thứ hai, hệ thống cho thuê xe đạp đưa ra hệ thống cho thuê xe đạp và các
bước thuê xe thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Thứ ba, giới thiệu, phân
tích và thiết lập ứng dụng lựa chọn tuyến đường thông minh qua ứng dụng di dộng.
Tác giả đưa ra ứng dụng tiện ích và đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Ứng dụng

này cần được triển khai thực hiện và đề ra những định hướng phát triển trong tương lai.
“The role of a non- profit organization-run public bicycle-sharing programme:
the case of Kitakyushu, Japan” (2013), Nakamura, Abe, có thể tạm dịch là “Vai trò
của một tổ chức phi lợi nhuận – vận hành chương trình chia sẻ xe đạp cơng cộng:
trường hợp thành phố Kitakyushu, Nhật Bản”. Ở bài viết này, tác giả đã giới thiệu hệ
thống chia sẻ xe đạp công cộng tại thành phố Kitakyushu, Nhật Bản; ngồi ra, cịn đề
cập đến các nghiên cứu trước đây về hệ thống này; bên cạnh đó, tác giả đi sâu hơn
vào việc phân tích các dự án và người dùng hệ thống chia sẻ xe đạp cơng cộng. Đối
với các mơ hình trước đây tác giả đã đánh giá tầm quan trọng cũng như vai trò của tổ


9

chức phi lợi nhuận (NPOs) với tư cách là nhà điều hành và từ đó xem xét áp dụng mơ
hình phi lợi nhuận với Nhật Bản. Đối với các dự án xe đạp công cộng tại Nhật Bản,
tác giả đã nêu ra các thông tin về dự án, đây là mơ hình có quy mơ nhỏ, thường sử
dụng 116 xe đạp hỗ trợ điện với 10 trạm nối. Chi phí chi trả cho việc thuê xe một giờ
là 105 yên tối đa 1 ngày là 525 yên và theo tháng là 5250 n. Bên cạnh đó, bài viết
cịn cho thấy được vai trò của hệ thống này trong việc cải thiện môi trường địa
phương, cộng đồng địa phương v.v... thúc đẩy sự phát triển cộng đồng. Nó được đề
xuất trong nghiên cứu trong tương lai nên tiến hành chuyên sâu hơn phân tích khơng
gian xã hội, đánh giá và so sánh chéo các chương trình tương đương với chương trình
đó ở Kitakyushu. Bài viết này là tiền đề để kiểm tra các chương trình sử dụng xe đạp
điện so với xe đạp bình thường và xem xét các đề án quy mơ lớn hơn các yếu tố có
thể dẫn đến các mơ hình sử dụng khơng gian xã hội khác nhau của xe đạp cơng cộng.
Mơ hình xe đạp chia sẻ hay xe đạp công cộng đã diễn ra phổ biến ở nhiều quốc
gia trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ cho đến châu Á đều có mơ hình này theo nhiều
phương thức khác nhau. Có thể kể đến:
Dịch vụ Ttarungi - Seoul (Hàn Quốc): được xây dựng trên năm khu vực trọng
điểm để chia sẻ xe đạp với 150 trạm chia sẻ xe đạp và khoảng 2.000 xe đạp công

cộng. Các trạm xe đạp công cộng được lắp đặt gần ga tàu điện ngầm, trạm xe buýt,
khu chung cư và văn phịng chính phủ. Hệ thống Ttarungi được vận hành thông qua
trang web của hệ thống www.bikeseoul.com hoặc ứng dụng điện thoại thơng minh.
Tại đây người dùng có thể đăng ký, thanh tốn và thậm chí kiểm tra số lượng xe đạp
có sẵn cho thuê tại mỗi trạm. Điểm đặc biệt ở hệ thống này là người dùng có thể kiểm
tra xem quãng đường, thời gian mà họ đã sử dụng cũng như họ đã đốt cháy được bao
nhiêu calo.
Santander Cycles của Luân Đôn: Với số lượng 11.000 xe đạp, 800 trạm (2018)
thì hệ thống đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dùng. Santander Cycles là hệ
thống xe đạp thông minh với điểm thiết kế đặc biệt ở đèn laser trước xe. Laser chiếu
màu xanh lá cây khoảng 15 dặm giúp người dùng giảm góc mù cũng như cảnh báo
người lưu thông trên đường, làm giảm đáng kể những va chạm khơng đáng có. Hệ
thống vận hành thu phí bằng cách trả qua thẻ tính dụng khi đăng nhập vào hệ thống
đăng ký sử dụng dịch vụ. Santander Cycles thành cơng ở Ln Đơn nhờ có sự hỗ trợ
mạnh mẽ của chính phủ trong nhiều phương diện đặc biệt là lập kế hoạch cơ phát
triển cơ sở hạ tầng cho xe đạp;
Trong bài nghiên cứu “Literature review of shared smart bicycle system” đã cho
chúng ta một cái nhìn tổng quan về tình hình, định hướng phát triển của xe đạp cơng
cộng nói riêng và hệ thống giao thông công cộng ở một số nước phát triển nói chung
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Quy về một hướng chung, ta thấy


10

rằng hệ thống xe đạp thông minh nếu muốn áp dụng vào thực tiễn trong một đơ thị
thì chủ yếu phải xuất phát từ sự phát triển chung của thành phố. Cần hệ thống hóa và
áp dụng theo quy trình từ thiết kế dự án, quản lý dự án, vận động chính sách, huy
động xã hội để đem lại một kết quả tốt. Đồng thời cần chú ý đến cơ chế và khuyến
khích để xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ và phát triển xe đạp cơng
cộng. Bên cạnh đó cần quan tâm đến chi phí đầu tư và vận hành, hệ thống trạm để

tăng kết nối. Đặc biệt hơn cả là cần có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng xe
đạp, các chương trình và phong trào thúc đẩy người dân đi xe đạp, bởi đó chính là hạt
nhân để tạo ra một lối sống đạp xe trong thành phố và để đối phó với các rào cản, đặc
biệt là rào cản về văn hóa xã hội. Từ nghiên cứu này có thể rút được kinh nghiệm cho
Việt Nam trong tiến trình hình thành nên hệ thống giao thơng cơng cộng nói chung và
hệ thống xe đạp thơng minh nói riêng trong tiến trình hồn thiện tồn bộ hệ thống này.
Từ các bài báo khoa học, chúng tôi biết được các phương thức hoạt động cũng
như hướng phát triển tương lai của các mơ hình xe đạp cơng cộng trên thế giới. Từ
đó, có cái nhìn khách quan về nhu cầu sử dụng cũng như mức độ ứng dụng các mơ
hình so với thực tiễn ở TP.HCM nói chung và khu đơ thị ĐHQG nói riêng. Tuy nhiên
các bài báo khơng đề cập đến đối tượng là sinh viên, cũng như khơng nói riêng về
khu đơ thị đại học nào. Đây cũng là tính mới của đề tài nghiên cứu của nhóm.
1.1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong nước
Mơ hình xe đạp công cộng là một hệ thống giao thông công cộng mới tại Việt
Nam. Khởi điểm là các các khu du lịch áp dụng mơ hình này nhằm tạo sự thuận tiện
cho du khách trong quá trình di chuyển, chẳng hạn như mơ hình xe đạp tại Cửa Lị,
mơ hình xe đạp BISTA tại Nha Trang, mơ hình cho th xe đạp đơi tại Vũng Tàu, Đà
Lạt, mơ hình xe đạp công cộng Yourbike tại thành phổ Đà Nẵng v.v... Bên cạnh
những mơ hình cho th xe đạp cơng cộng trên cũng cịn các loại hình khác như tour
xe đạp ở Huế, tour xe đạp Hà Nội - Đền Hùng. Các loại hình du lịch bằng xe đạp này
là một trong những hoạt động nhằm cổ động phong trào đi xe đạp và rèn luyện sức
khỏe bằng cách đi xe đạp, đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Ngồi việc
áp dụng mơ hình xe đạp cơng cộng trong du lịch cịn có các hình thức áp dụng trong
cơng tác phục vụ quản lý trật tự an tồn xã hội như việc nhân rộng mơ hình cảnh sát
khu vực tuần tra bằng xe đạp tại thành phố cần thơ. Tuy nhiên, các mơ hình cho th
vẫn xuất hiện một cách tự phát nhằm mang lại lợi nhuận, chưa có sự nghiên cứu thấu
đáo về cơng tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng mơ hình cũng như việc ứng dụng các
thành tựu từ các nước tiên tiến còn nhiều hạn chế. Vì thế, để tăng thêm lợi ích của hệ
thống xe đạp cơng cộng tích hợp với việc bảo vệ môi trường giảm bớt gánh nặng cho
hệ thống giao thông và các vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực đơ thị, Thủ

tướng chính phủ đưa ra yêu cầu cho 5 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng,


11

Đà Nẵng, Cần Thơ thực hiện “Đề án thí điểm phát triển cung cấp dịch vụ xe đạp công
cộng trong khu vực trung tâm Thành phố” theo văn bản Số 148/TTg-KTN ngày 27
tháng 01 năm 2014. Sự xuất hiện của mơ hình đã tạo cảm hứng cho nhiều tác giả tiến
hành nghiên cứu.
Về chương trình ứng dụng mơ hình xe đạp thơng minh có các đề tài:
Dự án “Chương trình xe đạp công cộng và việc đưa xe đạp vào sử dụng ở khu
vực trung tâm” (2016), đã thúc đẩy các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp triển
khai thực hiện trong khu trung tâm quận 1 TP.HCM. Đây là một trong những tiền đề
cho nhóm sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM nghiên cứu đề tài “Tính
khả thi của chương trình xe đạp cơng cộng và việc đưa xe đạp vào sử dụng ở khu vực
trung tâm TP.HCM” (2016) do Võ Minh Phúc chủ nhiệm. Đề tài đã nêu rõ các yếu
tố tác động đến việc thực hiện chương trình: quy hoạch, chính sách, kinh nghiệm cũng
như nhu cầu của người dân. Từ đó, tác giả đưa ra nhận định về tính khả thi khi thực
hiện chương trình là 60%. Kết quả này được đánh giá là chưa cao cho việc áp dụng mơ
hình xe đạp cơng cộng trong khu trung tâm thành phố. Đề tài là cơ sở giúp nhóm tìm
ra những hạn chế, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Với đề tài mơ hình xe đạp CCTM, năm 2013 nhóm sinh viên - Nguyễn Thị Anh
Thư (Chủ nhiệm) thực hiện đề tài “Mơ hình xe đạp cho th tại TP.HCM – Địa chỉ
áp dụng: ĐHQG-HCM” đã xuất sắc giành giải nhất lĩnh vực Phát triển cộng đồng
2013. Đề tài đưa ra một dự án rất tính khả thi và hiệu quả về xây dựng mơ hình cho
th xe đạp trong khu ĐHQG-HCM. Mơ hình có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu di
chuyển của các sinh viên trong khu đô thị, đồng thời nâng cao nhận thức cho sinh
viên về rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường v.v... Đây là mô hình mới khởi nguồn
cho các dự án về phương tiện giao thông công cộng, là tiền đề phát triển của dự án Easy
Move. Tuy nhiên, với việc áp dụng mô hình này có nhiều hạn chế như thiết kế xe đơn

giản với loại khóa thơng thường làm cho việc quản lý xe chưa hiệu quả. Nhân viên khó
kiểm sốt trong trường hợp người thuê để xe không đúng trạm, mất xe v.v...điều đó
làm cho việc tìm kiếm xe tốn nhiều thời gian và rất khó có thể tìm được xe trả về trạm.
Đề tài này là cơ sở tiền đề giúp nhóm chúng tơi nghiên cứu sâu hơn về mức độ ứng
dụng và nhu cầu sử dụng xe đạp CCTM.
Những nghiên cứu về ĐHQG-HCM có thể kể đến: Dự án Quy hoạch Làng đại
học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những
năm 1960; “Dự án hoàn thiện và phát triển tổ chức đào tạo, nghiên cứu công nghệ
thông tin trong ĐHQG-HCM” (2002) của Trương Minh Vệ. Bên cạnh đó cịn có các
đề tài nghiên cứu về đặc điểm dân cư, nhu cầu của các cá thể hoạt động trong khu đô
thị: “Thực trạng nhà trọ và khả năng đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên làng ĐHQGHCM” do Nguyễn Thị Tố Uyên chủ nhiệm (2017); Khảo sát đặc điểm dân cư trong
khu Đô thị ĐHQG-HCM phục vụ định hướng nghề nghiệp sau tái định cư do Nguyễn


12

Thị Vân Hồi Tâm chủ nhiệm (2017). Có nhiều đề tài nghiên cứu về ĐHQG-HCM
nhưng chủ yếu là về đời sống của người dân hay sinh viên, rất ít nghiên cứu về việc
đáp ứng nhu cầu về việc đi lại của sinh viên học tập và sinh hoạt tại đây. Do đó đề tài
nghiên cứu về hiệu quả sử dụng xe đạp rất cần thiết, đăc biệt là khi đã có chương trình
thí điểm, việc thực hiện đề tài để biết được nhu cầu đi lại và mức độ ứng dụng của
chương trình xe đạp CCTM.
Về ứng dụng cơng nghệ tiên tiến:
Việc ứng dụng công nghệ vào phương tiện giao thơng nói chung và xe đạp nói
riêng trên thế giới diễn ra phổ biến (như chúng tôi đã đề cập ở trên) nhưng rất ít được
ứng dụng ở Việt Nam. Đến nay, chỉ có một số nghiên cứu về ứng dụng cơng nghệ
tiên tiến vào phương tiện giao thơng, có thể kể đến như: Đặng Trọng Văn (2006)
“Ứng dụng mô hình Mobile để dự báo mức độ ơ nhiễm khơng khí do giao thơng vận
tải tại TP.HCM”; hay sử dụng công nghệ vào việc quản lý hệ thống giao thông công
cộng của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), đây là đơn vị tiên phong triển

khai phần mềm quản lý điều hành xe buýt - Bus WebGPS. Hiện thực hóa việc ứng
dụng khoa học cơng nghệ vào quản lý điều hành xe buýt, Transerco đã đưa vào hoạt
động Trung tâm điều hành xe buýt thông minh và phần mềm timbuyt.vn trên thiết bị
di động1. Các đề tài trên đa phần nghiên cứu về ứng dụng của công nghệ thông tin
vào phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên cho đến nay có rất ít nghiên cứu
về tính ứng dụng công nghệ thông tin cũng như mức độ ứng dụng vào xe đạp CCTM.
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều sự quan tâm đến chủ đề nghiên cứu về các
phương tiện giao thơng cơng cộng. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định như
chưa đi sâu vào nghiên cứu vào hiệu quả sử dụng của xe đạp CCTM. Vì vậy, nhóm
chúng tơi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng xe đạp công cộng thông
minh trong Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm
hiểu và đánh giá mức độ ứng dụng của xe đạp CCTM. Đồng thời đề ra một số giải
pháp nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu sinh viên.
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Các khái niệm chính
❖ Xe đạp
Theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2009, nhà xuất bản Đà Nẵng: Xe đạp có hai hoặc
ba bánh, tay lái nối với bánh trước, dùng sức người đạp cho xe chuyển động.

1. Nguyễn Tiến (2017), Ứng dụng công nghệ trong tổ chức giao thông và vận hành xe buýt, Nhân dân Điện
tử
truy cập ngày 06/09/2018.


13



Công cộng


Theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2009, nhà xuất bản Đà Nẵng: Công cộng thuộc
về mọi người hoặc để phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.


Xe đạp cơng cộng

Như vậy có thể hiểu xe đạp cơng cộng chính là mơ hình cho th xe đạp tại các
trạm ở ga tàu điện, vỉa hè hay công viên v.v... Một số cách thức quản lý cho hệ thống
xe đạp cơng cộng chính là việc trả phí thơng qua thẻ từ của hệ thống và sử dụng thoải
mái, sau khi sử dụng chỉ cần trả xe đạp về trạm.


Xe đạp CCTM

Theo Dự án giao thông công cộng Easy Move, xe đạp CCTM (E-Bike) là xe đạp
có cấu tạo và thiết kế của khá giống xe đạp bình thường. Tuy nhiên, phần rổ có trang
bị tấm pin mặt trời, cung cấp năng lượng vận hành khóa điện tử và bộ định vị GPS sau
yên xe.
Hệ thống xe đạp CCTM là hệ thống cho thuê xe đạp tự động, người dùng khai
thác dịch vụ qua phần mềm E-Bike được cài đặt trên điện thoại di động thông minh.
Chỉ cần đăng ký tài khoản và xác nhận thơng tin cá nhân là có thể sử dụng dịch vụ. Xe
đạp được đặt cố định tại các trạm, để kết thúc quá trình di chuyển, người dùng phải đưa
xe vào đúng trạm và khóa xe.


Hiệu quả sử dụng

Trong định nghĩa của từ điển Anh Việt, năm 2013, nhà xuất bản Khoa học Xã
hội: Hiệu quả (Efficiency) là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như
lao động, vốn, máy móc v.v...) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu

quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật,
xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu
ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết
quả đầu ra đó.
Theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2002, nhà xuất bản TP.HCM: Hiệu quả được
định nghĩa là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Khái niệm sử dụng là đem
dùng vào mục đích nào đó.
Từ những định nghĩa trên, hiệu quả sử dụng được hiểu là kết quả đạt được đúng
theo những tiêu chí đã đặt ra trong q trình thực hiện mục đích nào đó.
Như vậy, hiệu quả sử dụng xe đạp CCTM là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các
yếu tố về mặt kinh tế – tài chính, xã hội, mơi trường và phát triển bền vững và nó
được đánh giá thông qua hiệu quả thực hiện của dự án thí điểm xe đạp CCTM trong
khu đơ thị ĐHQG-HCM.


×