Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ DÂN TỘC, GIAI CẤP TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội có rất nhiều dạng quan hệ giữa người với người. Trong đó
quan hệ giai cấp và quan hệ dân tộc là hai mối quan hệ cơ bản và có tác động
mạnh mẽ và trực tiếp tới bản thân con người nói riêng và của toàn xã hội nói
chung. Mác- Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân
tộc và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau rất chi tiết, khoa học, có hệ
thống và được ứng dụng vào việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, khi nào và ở đâu vấn đề
giai cấp và và vấn đề dân tộc không được kết hợp một cách đúng đắn, quan điểm
giai cấp, vấn đề dân tộc được vận dụng, xử lý một cách cứng nhắc và giáo điều
hoặc bị coi nhẹ thì cách mạng sẽ không chỉ gặp khó khăn mà thậm chí còn bị tổn
thất nặng nề.
Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lịch
sử của dân tộc cũng là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giai cấp mang tính lịch sử
trong cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân, trong khối đại đoàn kết
toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh
đạo. Vì vậy nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc là rất cần thiết.

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ DÂN TỘC, GIAI CẤP TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lý luận vấn đề dân tộc và giai cấp chủ yếu khái quát trên quan điểm chủ
nghĩa Mác- Lênin và lý luận quốc tế cộng sản.
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề giai cấp
Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, Lê Nin định nghĩa: “ Người ta gọi là
giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ
trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ
của họ( thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa


nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã
hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít
nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn ngừơi, mà tập đoàn này có
thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị
khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Mỗi giai cấp có những đặc trưng riêng, giai cấp không phải là sản phẩm
của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định
trong lịch sử. Mỗi giai cấp về bản chất là thể thống nhất của các mặt đối lập vì
vậy muốn hiểu được đặc trưng của giai cấp phải đặt nó trong hệ thống các giai
cấp đối lập với nó. Giai cấp có bốn đặc trưng cơ bản sau:
Khác nhau về việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong cùng xã hội. Đây là đặc
trưng quan trọng nhất vì nó chi phối các đặc trưng còn lại. Tập đoàn người nào
nắm tư liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm giữ
những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Ví dụ: Trong chế độ chiếm
hữu nô lệ bao gồm giai cấp chủ nô và nô lệ. Trong chế độ phong kiến bao gồm
giai cấp địa chủ và nông nô. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa bao gồm giai cấp tư
sản và vô sản. Trong đó chủ nô, địa chủ phong kiến, tư bản là những tập đoàn
người nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trở thành giai cấp thống trị. Nô lệ,
nông nô và vô sản là giai cấp bị trị.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khác nhau về vai trò quản lý, phân công lao động xã hội: Tập đoàn nào
nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trực tiếp tham gia việc phân công quản lý.
Khác nhau về phân phối sản phẩm: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất
sẽ trực tiếp đứng ra phân phối vì vậy sẽ được hưởng nhiều sản phẩm.
Khác nhau về địa vị trong nền sản xuất: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản
xuất trong tay sẽ đứng vị trí cao nhất.
Như vậy giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là phạm
trù kinh tế- xã hội có tính chất lịch sử.
Nguồn gốc hình thành giai cấp: Mác chỉ ra rằng: “ Sự tồn tại của giai cấp

chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển của lịch sử nhất định của sản xuất”.
Ví dụ: Trong xã hội công xã nguyên thuỷ: lực lượng sản xuất thấp kém,
công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá, gậy gộc dẫn đến năng suất lao động chưa cao,
chưa có sản phẩm dư thừa vì vậy chưa có chế độ người bóc lột người dẫn đến
chưa hình thành giai cấp. Cuối xã hội nguyên thủy xuất hiện công cụ sản xuất
bằng kim loại làm năng suất lao động tăng, lực lượng sản xuất phát triển, dẫn
đến phân công lao động, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, tư hữu thay
công hữu, hình thành xã hội giai cấp. Xã hội nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên
trong lịch sử loài người: giai cấp chủ nô và nô lệ.
Giai cấp được hình thành từ 2 nguồn gốc : Nguồn gốc sâu xa là do sự
phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ nhất định. Nguồn gốc trực tiếp là sự
ra đời của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Có 2 con đường dẫn tới sự hình thành giai cấp: thứ nhất, những kẻ có chức
có quyền trong thị tộc, bộ lạc dùng quyền uy của mình để chiếm đoạt tư liệu sản
xuất làm của riêng từ đó hình thành giai cấp thống trị. Thứ hai, tù binh bắt được
trong những cuộc chiến tranh bị biến thành nô lệ, còn bao gồm cả những người
nghèo khổ trong thị tộc, bộ lạc bị mất hết tư liệu sản xuất.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc:
Dân tộc là khái niệm chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân
dân một nước có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có
ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi những quyền lợi về:
chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mác-Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc
một cách khoa học. Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ
nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế

quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ
từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ
bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc,
bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp
công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Nguồn gốc hình thành dân tộc: Dân tộc ra đời cùng với sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản và có 2 con đường hình thành: hình thành từ nhiều bộ tộc và hình
thành từ một bộ tộc. Hình thành từ nhiều bộ tộc: con đường này thường gắn với
các nước ở Tây Âu vì chủ nghĩa tư bản ở đây ra đời sớm, phát triển mạnh. Hình
thành từ một bộ tộc: thường gắn với các nứơc Đông Âu, chũ nghĩa tư bản ra đời
muộn, yếu, không đủ sức chiến thắng hoàn toàn thế lực phong kiến
Mác- Ăngghen chỉ ra dân tộc có bốn đặc trưng sau :
Thứ nhất, Cộng đồng về lãnh thổ: Lãnh thổ là chủ quyền không thẻ chia
cắt, là nơi sinh tồn, phát triển và là nền tảng hình thành nên tổ quốc của mỗi
quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, Cộng đồng về kinh tế: Kinh tế là yếu tố thống nhất của một quốc
gia. Sự tương đồng và phù hợp về lợi ích càng lớn tính thống nhất của dân tộc
càng cao, sự cách biệt và đối lập về lợi ích giữa các bộ tộc dân tộc càng cao.
Thứ ba, Cộng đồng về ngôn ngữ: Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của
dân tộc mình nhưng trong một quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cũng có một ngôn
ngữ chung thống nhất. Ngôn ngữ là nền tảng văn hoá đồng thời là di sản tinh
thần của mỗi dân tộc.
Thứ tư, Cộng đồng về văn hoá: Văn hoá là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết
cộng đồng dân tộc thanh một khối thống nhất. Mỗi dân tộc có nét đặc trưng văn
hóa riêng, phong phú và đa dạng.
Dân tộc có tính ổn định, bền vững: đảm bảo bởi nguyên tắc pháp lý cao,
tông trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu
sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, và chỉ ra hai
xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc và biểu hiện trong thời đại ngày
nay là :
Xu hướng 1: Những quốc gia, khu vực gồm nhiều cộng đồng dân cư có
nguồn gốc tộc người khác nhau làm ăn, sinh sống đến một thời kỳ nào đó có sự
trưởng thành ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, từ đó tách
khỏi nhau thành lập các dân tộc độc lập. Ví dụ: Liên Xô tách thành Liên Bang
Nga và một số nước xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa: Các dân tộc có quyền tự quyết
định vận mệnh của mình như tự do lựa chọn chế độ chính trị, con đường phát
triển của dân tộc mình.
Xu hướng 2: Các dân tộc muốn liên hiệp với nhau dựa trên nguyên tắc bình
đẳng nhằm có sự giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản xuất hiện nhu
cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc. Ví dụ: Liên minh châu Âu EU:
sử dụng đồng tiền chung, nhân dân đi lại giữa các nước rất dễ dàng. Ý nghĩa:
Tạo sự tự chủ, phồn vinh do những tinh hoa, những giá trị của những dân tộc
hoà nhập, bổ sung cho nhau. Những giá trị chung hoà quyện đó không xoá nhoà
những đặc thù dân tộc mà ngược lại, nó bảo lưu, giữ gìn, phát huy những tinh
hoa, bản sắc dân tộc.
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và giai cấp
Giai cấp và quan hệ giai cấp có vai trò quyết định tới sự hình thành xu
hướng phát triển, bản chất xã hội của dân tộc, tính chất quan hệ giữa các dân tộc
với nhau.
Giai cấp nào lãnh đạo dân tộc nào thì dân tộc đó mang bản chất của giai
cấp đó.
Ví dụ: Phương thức sản xuất TBCN: giai cấp tư sản phù hợp với phương
thức sản xuất này đã nắm quyền lãnh đạo ở các nước phương Tây, các dân tộc
này mang bản chất của giai cấp tư sản( năng động, thực dụng, coi trọng lợi ích,
có nền kinh tế phát triển nhưng cũng luôn tồn tại những bất ổn về chính trị…)

Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc. Áp
bức giai cấp là cơ sở của áp bức dân tộc.
Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời. Trong lịch sử nhân
loại, giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm nhưng khi giai cấp mất đi dân tộc
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vẫn tồn tại lâu dài. Muốn hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân
tộc thì phải nhận thức rõ vai trò của nhân tố kinh tế.
Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường
của một giai cấp nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, chỉ trên
lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn
đề dân tộc. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác-Ăngghen đã đề cập mối
quan hệ dân tộc và giai cấp: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách
thống trị của giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc.
Mác kêu gọi “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền,
phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành giai cấp dân
tộc,... không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Cũng theo Mác –
Ăngghen, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích dân tộc- lợi ích của
mình với các lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ có xoá bỏ áp
bức, bóc lột giai cấp thì mới xoá bỏ áp bức dân tộc, đem lại độc lập thật sự cho
dân tộc mình và cho dân tộc khác. Tuy nhiên, Mác và Ăngghen không đi sâu
nghiên cứu vấn đề dân tộc vì ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong
cách mạng tư sản, đối với Mác, vấn đề dân tộc chỉ là thứ yếu so với vấn đề giai
cấp.
Thời đại Lênin, khi CNĐQ đã trở thành một hệ thống thế giới, cách mạng
giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản, Lênin mới phát
triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lênin cho rằng,
cách mạng vô sản ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không liên minh
với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Khẩu hiệu của Mác
được bổ sung: “vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại.”

Lênin đã thực sự “đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các
nước thuộc địa.”
Như vậy, có thể thấy chủ nghĩa Mác- Lênin luôn đề cao vấn đề giai cấp,
cho rằng vấn đề dân tộc lệ thuộc vào vấn đề giai cấp, là một bộ phận của vấn đề
giai cấp. Ngoài ra, chủ nghĩa Mác- Lênin còn khẳng định: ở mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định, việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc bao giờ cũng thuộc về một giai
cấp tiêu biểu. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin căn cứ và khái quát dựa trên
tình hình châu Âu nên nó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn ở đây.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×