Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện chợ mới tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.51 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN
VĂN

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ

TRẦN THANH TÙNG

MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG
TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở HUYỆN CH MỚI –
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SỬ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ : 5.03.10
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ CÔNG NGUYỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNGĐH KHXH VÀ NV

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ

TRẦN THANH TÙNG


MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG
TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở HUYỆN CH MỚI
– TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SỬ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ : 5.03.10
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ CÔNG NGUYỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2007



MỤC LỤC
Số trang

DẪN LUẬN
3

1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài

5

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đđề tài


9

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

10

6. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, CƯ DÂN VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN
14
CH MỚI
14
1.1. Điều kiện tự nhiên
14
1.1.1. Vị trí địa lý
14
1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
16
1.1.3. Chế độ khí hậu thủy văn
18
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
21
1.2. Cư dân
21
1.2.1. Cư dân ở huyện Chợ Mới trước năm 1975
23

1.2.2. Cư dân ở huyện Chợ Mới sau năm 1795
24
1.3. Các hoạt động kinh tế truyền thống
24
1.3.1. Nông nghiệp
27
1.3.2. Thủ công nghiệp
29
1.3.3. Trao đổi mua bán
30
1.3.4. Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TIÊU 36
BIỂU Ở HUYỆN CH MỚI
2.1. Sự hình thành và phát triển các nghề thủ công ở huyện Chợ Mới 36
36
2.1.1. Thời kỳ trước năm 1975

1


39
2.1.2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
2.2. Nghề đan đát
42
2.2.1. Sự phân bố của nghề đan đát
42
2.2.2. Nguyên vật liệu và kỹ thuật sản xuất
42
2.2.3. Phân loại sản phẩm
45

2.2.4. Tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm
47
2.3. Nghề mộc và chạm khắc gỗ
47
2.3.1. Sự phân bố của nghề mộc và chạm khắc gỗ
47
2.3.2. Nguyên vật liệu và kỹ thuật sản xuất
49
2.3.3. Phân loại sản phẩm
50
2.3.4. Tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm
51
2.4. Nghề đóng ghe xuồng
52
2.4.1. Sự phân bố của nghề đóng ghe xuồng
52
2.4.2. Nguyên vật liệu và kỹ thuật sản xuất
53
2.4.3. Phân loại sản phẩm
55
2.4.4. Tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm
56
2.5. Nghề vẽ tranh trên kiếng
56
2.5.1. Sự phân bố của nghề vẽ tranh trên kiếng
56
2.5.2. Nguyên vật liệu và kỹ thuật sản xuất
58
2.5.3. Phân loại sản phẩm
59

2.5.4. Tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm
63
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ VĂN 66
HÓA CỦA MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở
HUYỆN CH MỚI
3.1. Ý nghóa kinh tế – xã hội
66
3.2. Gía trị văn hóa
74
KẾT LUẬN
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
85
PHỤ LỤC
91

2


DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong tiến trình lịch sử từ buổi đầu khẩn hoang, lập làng cho đến nay,
ngoài sản xuất nông nghiệp và trao đổi buôn bán, cư dân ở huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang còn làm nhiều nghề thủ công. Sự phát triển của các
nghề thủ công ở huyện Chợ Mới đã góp phần không nhỏ vào việc giải
quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu đời sống trong sản xuất và sinh hoạt
thường ngày của cư dân, đặc biệt là đđối với cư dân ở khu vực nông thôn
tại địa phương.
Nhiều nghề thủ công ở huyện Chợ Mới đã xuất hiện khá sớm và lưu

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như nghề đan đát, nghề chằm nón
lá, nghề làm gốm, nghề dệt vải lụa, nghề chế biến mắm cá và nước mắm,
nghề mộc và chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe xuồng, nghề làm gạch ngói,
nghề vẽ tranh trên kiếng, nghề xe nhang… Một số nghề thủ công cũng đã
quy tụ nhiều hộ gia đình, nhiều nghệ nhân, những người thợ lâu năm, giàu
kinh nghiệm cùng tham gia lao động sản xuất và liên kết với nhau trong
hoạt động nghề nghiệp.
Hoạt động sản xuất của các nghề thủ công ở huyện Chợ Mới có quy
mô ngày càng mở rộng ra hơn trong thời gian vừa qua và hiện nay đã hình
thành một số làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống có tính tiêu
biểu như làng nghề đan đát mê bồ ở ấp Long Mỹ, xã Long Giang; làng
nghề chằm nón ở ấp An Bình, xã Hoà Bình và ở ấp An Bình, xã Hội An;
làng nghề làm dây keo ở ấp Mỹ Thanh, xã Mỹ Hội Đông; làng nghề mộc

3


và chạm khắc gỗ ở Chợ Thủ, xã Long Điền A, ở ấp Thị 2, thị trấn Mỹ
Luông, ở ấp Tấn Thành và ấp Tấn Qùi, xã Tấn Mỹ; làng nghề đóng ghe
xuồng ở ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp; làng nghề vẽ tranh kiếng ở Bà Vệ,
xã Long Điền B… Sản phẩm thủ công của một số làng nghề này có loại rất
độc đáo và nổi tiếng như chạm khắc gỗ, tranh vẽ trên kiếng…
Những nghệ nhân, người thợ giàu kinh nghiệm của các nghề và ở một
số làng nghề thủ công đã đào tạo, truyền thụ nghề nghiệp cho nhiều lớp
thợ kế tục mà trước hết là cho con cháu của họ theo phương thức “cha
truyền nghề, con nối nghiệp”.
Có thể nói, những nghề thủ công được hình thành và phát triển ở huyện
Chợ Mới nhìn chung đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và độc
đáo với những sản phẩm thủ công tiêu biểu tại mỗi làng nghề (hay xóm
nghề) của họ. Chúng biểu hiện và phản ánh sắc nét về đặc điểm, trình độ

phát triển kinh tế – xã hội, sắc thái văn hóa chung của một vùng đất, riêng
của mỗi nhóm nghề nghiệp và mỗi làng nghề (hay xóm nghề).
Trong bối cảnh kinh tế – xã hội ở Nam Bộ nói chung, tại tỉnh An Giang
và huyện Chợ Mới nói riêng có nhiều chuyển biến, thay đổi làm cho hoạt
động sản xuất của các nghề thủ công ở huyện Chợ Mới có lúc “thăng”, lúc
“trầm” và một số nghề thủ công cũng đã mai một dần. Đặc biệt là trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc
tế, hoạt động sản xuất của các nghề thủ công ở huyện Chợ Mới chịu tác
động mạnh bởi sự cạnh tranh rất quyết liệt của nền kinh tế thị trường.

4


Từ thực tế nói trên, luận văn này tập trung tìm hiểu về “Một số nghề
thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang” để phát
họa một bức tranh toàn cảnh về sự hình thành, phát triển của các nghề và
làng nghề (hay xóm nghề) thủ công, góp phần vào việc bảo tồn và phát
huy các giá trị kinh tế – xã hội và văn hóa truyền thống của các nghề và
làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ
Mới.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Ý nghóa khoa học
Luận văn này tập trung nghiên cúu, phân tích về sự hình thành, phát
triển của các nghề và làng nghề (hay xóm nghề) thủ công, đặc điểm kỹ
thuật – công nghệ sản xuất và loại hình sản phẩm thủ công, cung cách tổ
chức sản xuất, trao đổi sản phẩm thủ công và các mối quan hệ trao đổi
nghề nghiệp, giao lưu, tiếp biến văn hóa trong hoạt động sản xuất của các
nghề và làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống tiêu biểu ở
huyện Chợ Mới.
Trên cơ sở đó luận văn góp phần lý giải đặc điểm kinh tế – xã hội và

giá trị văn hóa truyền thống của các nghề và làng nghề (hay xóm nghề)
thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới trong bối cảnh kinh tế –
xã hội của trường hợp cụ thể ở một huyện nói riêng, hay rộng ra hơn đối
với tỉnh An Giang và vùng Tây Nam Bộ nói chung.
2.2. Ý nghóa thực tiễn

5


Luận văn nghiên cứu có hệ thống về một số nghề thủ công truyền
thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành nghề,
làng nghề (hay xóm nghề), bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị kinh
tế – xã hội và văn hóa truyền thống của các nghề và làng nghề (hay xóm
nghề) thủ công truyền thống tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể ứng dụng vào các lónh vực
khuyến công, khai thác du lịch văn hóa, sinh thái, góp phần giải quyết việc
làm và xóa đói giảm nghèo cho cư dân ở huyện Chợ Mới và bổ sung vào
các bộ sưu tập hiện vật về kỹ thuật – công nghệ sản xuất, loại hình sản
phẩm thủ công được trưng bày tại các bảo tàng cấp quốc gia và địa
phương.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Một số nguồn tài liệu, thư tịch cổ như “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý
Đôn [6], “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức [7], “Đại Nam
nhất thống chí (Lục tỉnh Nam Việt)” của Quốc sử quán Triều Nguyễn
[33]… viết về vùng đất và con người Nam Bộ có đề cập đến nghề nông và
nghề thủ công của các thành phần cư dân ở Nam Bộ, tại tỉnh An Giang và
huyện Chợ Mới. Đây là những nguồn tài liệu lịch sử có từ rất sớm để tìm
hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển các nghề thủ công

vào thời kỳ đầu khẩn hoang, lập làng của cư dân ở Nam Bộ nói chung, tại
tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới nói riêng.

6


Ngoài ra còn có chuyên khảo về “Kinh tế thủ công nghiệp và phát
triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn” của Bùi Thị Tân – Vũ Huy
Phúc [34] tập trung nghiên cứu, phân tích chính sách của triều Nguyễn đối
với thủ công nghiệp, tìm hiểu các công xưởng thủ công, nghề thủ công dân
gian, các phường, làng nghề và phân tích những chuyển biến kinh tế công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Việt Nam và Nam Bộ thời cận đại. Nguồn
tài liệu này góp phần nhận biết về quá trình phát triển của các nghề thủ
công ở Nam Bộ, tại tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới dưới triều Nguyễn
và trong giai đoạn lịch sử cận đại.
Trong giai đoạn hiện đại có tác phẩm “Xóm nghề và nghề thủ công
truyền thống Nam Bộ” của Phan Thị Yến Tuyết chủ biên [45] đã tìm hiểu,
giới thiệu các xóm nghề và nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Nam
Bộ. Tập sách đã phát họa một bức tranh khá sinh động về những xóm nghề
(hay làng nghề) và nhiều nghề thủ công truyền thống ở Nam Bộ, trong đó
có giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống tại tỉnh An Giang.
Bên cạnh đó, chuyên khảo về “Làng nghề thủ công truyền thống tại
Thành phố Hồ Chí Minh” của Tôn Nữ Quỳnh Trân và tập thể tác giả [24]
đã tìm hiểu, giới thiệu 56 xóm nghề, làng nghề, phố nghề, vùng nghề và
phân tích giá trị kinh tế, xã hội và văn hóa của làng nghề thủ công truyền
thống tại TP. Hồ Chí Minh. Tập sách có đề cập đến một số khái niệm về
nghề thủ công truyền thống, về làng nghề, về cộng đồng nghề nghiệp…
Những khái niệm này được tác giả vận dụng để nghiên cứu về một số
nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới.


7


Đặc biệt là công trình “Địa chí An Giang” của Ủy Ban nhân dân Tỉnh
An Giang [50], ở Phần III (Kinh tế), Chương II có viết về tiểu thủ công
nghiệp và công nghiệp, đề cập đến sự hình thành và phát triển tiểu thủ
công nghiệp và công nghiệp ở tỉnh An Giang trong lịch sử, các nghề thủ
công truyền thống và các ngành nghề công nghiệp đặc trưng, trong đó có
giới thiệu khái quát một số làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Chợ
Mới.
Các nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến thiên nhiên, con người, kinh
tế và nghề thủ công ở tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới trong “Địa chí An
Giang” trên đây và tư liệu điền dã mà tác giả đã trực tiếp phỏng vấn, sưu
tầm được là những nguồn tài liệu, tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài luận
văn này.
Ngoài ra, trong thời gian trước và sau năm 1975 còn có nhiều công
trình, bài viết có đề cập đến một phần hoặc liên quan đến nghề thủ công
truyền thống ở Việt Nam và trên địa bàn Nam Bộ cũng đã được sưu tập,
tham khảo, kế thừa và được liệt kê ở phần tài liệu tham khảo của luận văn.
4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghề thủ công – lónh vực hoạt động
kinh tế truyền thống của cư dân ở huyện Chợ Mới, biểu hiện tinh hoa nghề
nghiệp của một bộ phận cư dân chuyên về nghề thủ công và phản ánh các
giá trị kinh tế – xã hội, văn hóa của các nghề và làng nghề (hay xóm
nghề) thủ công truyền thống của một địa phương.
Phạm vi nghiên cứu :

8



- Về không gian, đề tài này tập trung tìm hiểu, nghiên cứu có hệ thống
và chuyên sâu một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu trên địa bàn
của một huyện – huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đó là nghề đan đát, nghề
mộc và chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe xuồng và nghề vẽ tranh trên kiếng.
- Về thời gian, đề tài được giới hạn chủ yếu trong giai đoạn hiện nay,
có mở rộng ra hơn đối với các giai đoạn lịch sử trước đây để tìm hiểu quá
trình hình thành vàphát triển của những nghề thủ công truyền thống huyện
Chợ Mới trong mối liên hệ đối sánh với các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội
truyền thống và hiện đại ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và Nam Bộ.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn này vận dung cơ sở lý thuyết chuyên ngành dân tộc học/
nhân học (nhân học kinh tế, nhân học văn hóa), tiếp cận nghiên cứu liên
ngành (kinh tế học, xã hội học và văn hóa học…) và nghiên cứu trường hợp
để nghiên cứu một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ
Mới với tính cách là một lónh vực hoạt động kinh tế truyền thống của cư
dân và là một dạng thức văn hóa của văn hóa sản xuất, phản ảnh đời sống
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của một bộ phận cư dân chuyên về
nghề thủ công.
Để tìm hiểu, nghiên cứu một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở
huyện Chợ Mới, luận văn này làm rõ thêm một số khái niệm sau đây:
Nghề thủ công là nghề được làm chủ yếu bằng tay với các công cụ – kỹ
thuật hỗ trợ, chưa có máy móc thay thế ở các khâu, các công đoạn sản

9


xuất. Sản phẩm của nghề thủ công có tinh xảo hay không phụ thuộc vào
đôi tay khéo léo của người thợ và kỹ năng, kỹ xảo của nghệ nhân.

Nghề thủ công truyền thống là nghề thủ công được hình thành và phát
triển lâu đời, truyền thụ từ thế hệ này sang thế khác trong gia đình, dòng
họ, xóm làng; đội ngũ thợ thủ công, nghệ nhân khá đông đảo, tập trung
trên địa bàn dân cư nhất định hợp thành xóm nghề hay làng nghề hay phố
nghề hay vùng nghề.
Hiện nay, cư dân ở huyện Chợ Mới tham gia sản xuất trong 22 ngành
nghề thủ công nghiệp khác nhau. Hoạt động sản xuất của các nghề thủ
công ở đây nhìn chung có quy mô khá lớn và tập trung, đã hình thành
nhiều làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống của địa phương.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU

6.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích định tính là chính
để phân tích các nguồn tài liệu thư tịch và nguồn tư liệu điền dã dân tộc
học của tác giả, trên cơ sở áp dụng các phương pháp quan sát tham dự,
phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố đối với hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ
công nghiệp và người thợ, nghệ nhân chuyên nghề thủ công ở huyện Chợ
Mới.
Ngoài ra, đề tài này còn áp dụng phương pháp thống kê để lượng hóa
các nguồn số liệu về lónh vực hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất tiểu
thủ công nói riêng của tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới; áp dụng phương
pháp so sánh lịch sử, so sánh vùng, địa phương để lần tìm các mối quan hệ

10


trong trao đổi nghề nghiệp, giao lưu văn hóa của một số nghề thủ công
truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới; áp dụng phương pháp phân tích
chính sách và tác động của chính sách đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội và tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.

6.2. Nguồn tư liệu :
Nguồn tư tiệu cơ bản để hoàn thành luận văn này được thể hiện chủ
yếu trong Chương 2 là nguồn tư liệu điền dã dân tộc học của tác giả tại các
làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ
Mới như làng nghề đan đát ở ấp Long Mỹ, xã Long Giang; làng nghề
chằm nón lá ở ấp An Bình, xã Hội An và ấp An Bình, xã Hoà Bình; làng
nghề dây keo ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hội Đông; làng nghề mộc và chạm
khắc gỗ khu vực Chợ Thủ tại các ấp Long Bình, Long Định, Long Thuận 2
và Long Thuận 1, xã Long Điền A, ở ấp Thị 2, thị trấn Mỹ Luông, ấp Tấân
Thạnh và ấp Tấn Qùi, xã Tấn Mỹ; làng nghề đóng ghe xuồng ở ấp Tây
Thượng, xã Mỹ Hiệp và làng nghề vẽ tranh trên kiếng ở Bà Vệ xã Long
Điền B.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

- Chương I : Giới thiệu tổng quan về thiên nhiên, cư dân và các hoạt
động kinh tế truyền thống ở huyện Chợ Mới. Chương này tập trung giới
thiệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đất đai, chế độ
khí hậu thủy văn và các nguồn tài nguyên thiên nhiên), về cư dân qua các
thời kỳ lịch sử và về các loại hình hoạt động kinh tế truyền thống (nông

11


nghiệp, thủ công nghiệp, trao đổi, buôn bán và khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên trong săn bắt, hái lượm).
- Chương II : Một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ
Mới. Chương này tập trung tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển
của các nghề và làng nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống ở huyện
Chợ Mới trong các thời kỳ lịch sử; vể sự phân bố nghề nghiệp, về nguyên
liệu và kỹ thuật sản xuất, về các loại hình sản phẩm thủ công, về cách

thức tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm của một số nghề thủ công
truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới như nghề đan đát, nghề mộc và
chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe xuồng và nghề vẽ tranh trên kiếng.
- Chương III : Ý nghóa kinh tế – xã hội và giá trị văn hóa của một số
nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở huyện Chợ Mới. Chương này phân
tích ý nghóa kinh tế – xã hội và giá trị văn hóa của những nghề và làng
nghề (hay xóm nghề) thủ công truyền thống ở huyện Chợ Mới, trong đó
chủ yếu tập trung phân tích một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu
như nghề đan đát, nghề mộc và chạm khắc gỗ, nghề đóng ghe xuồng và
nghề vẽ tranh trên kiếng.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
– Phụ Lục

12


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, CƯ DÂN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN CH MỚI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chợ Mới có diện tích tự nhiên là 354,91 km2 và dân số khoảng
350.197 người, gồm 16 xã, 2 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện Chợ
Mới hiện nay ở phía Tây giáp với huyện Châu Thành, phía Tây Bắc giáp
với huyện Phú Tân, phía Tây Nam giáp với thành phố Long Xuyên và
huyện Châu Phú của tỉnh An Giang; ở phía Bắc giáp với huyện Thanh
Bình, phía Đông giáp với thị xã Cao Lãnh và phía Đông Nam giáp với
huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp.
Huyện Chợ Mới là một trong bốn huyện cù lao (An Phú, Tân Châu,

Phú Tân và Chợ Mới) của tỉnh An Giang được bảo bọc bởi các nhánh sông
Tiền, sống Hậu và sông Vàm Nao. Đất đai ở đây giàu phù sa bồi đắp, chất
đất màu mỡ nên ruộng vườn thường xanh tốt quanh năm.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Huyện Chợ Mới nằm trong vùng đồng bằng phù sa do sông Tiền và
sông Hậu bồi đắp nên có địa hình khá bằng phẳng, độ cao từ 1m50 đến
3m00 so với mực nước biển. Địa hình ở đây có dạng cồn bãi (hay cù lao)
“tương tự như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dần hai beân” [50:104].

13


Vì vậy, có thể nói huyện Chợ Mới được thành lập trên nền đất cồn bãi của
các nhánh sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao.
Theo thống kê của tỉnh An Giang, huyện Chợ Mới có 4/8 cồn và cù lao
trên sông Tiền và 1/14 cồn và cù lao trên sông Hậu. Đó là cù lao Giêng
thuộc địa bàn xã Tấn Mỹ, xã Mỹ Hiệp và xã Bình Phước Xuân, cồn Cũ
thuộc địa bàn xã Bình Phước Xuân, cồn Phước thuộc địa bàn xã Mỹ
Luông, cồn Én thuộc địa bàn ấp Mỹ Long, xã Tấn Mỹ trên sông Tiền và
cồn An Thạnh thuộc địa bàn ấp An Thạnh, xã Hòa Bình trên sông Hậu…
Đất cồn bãi ở huyện Chợ Mới có hàm lượng dinh dưỡng cao, không
chứa ion gây độc cho cây trồng và có lớp phù sa mới rất dày [31:172] tạo
điều kiện rất thuận lợi cho cư dân nơi này làm ruộng trồng lúa, hoa màu và
lập vườn trồng cây ăn trái.
Cù lao Giêng là một trong những cù lao được hình thành lâu đời nhất
và có diện tích thuộc vào loại rộng lớn nhất (6.435ha) so với các cù lao
khác của tỉnh An Giang nói chung và ở huyện Chợ Mới nói riêng. Chiều
dài của cù lao Giêng kéo dài từ Chợ Thủ đến Cái Tàu (14,3km) và chiều
rộng tại nơi rộng nhất là 5km. Đây là một trong những địa điểm mà cư dân
địa phương đã tụ cư, lập nghiệp lâu đời nhất ở tỉnh An Giang. Hiện nay, cư

dân ở cù lao Giêng trồng lúa 3 vụ, hoa màu và cây ăn trái. Cồn Cũ và cồn
Phước đã được hình thành khá lâu và hiện đang trong giai đoạn ổn định.
Riêng cồn Én đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Cư dân ở các
cồn này trồng lúa và một ít hoa màu (cồn Cũ), trồng trái cây và hoa màu
(cồn Phước), trồng cây công nghiệp ngắn ngày (mía) và bắp, đậu (cồn
Én)…
14


Hệ thống sông rạch, kênh đào ở huyện Chợ Mới vừa là nguồn cung cấp
phù sa, nước ngọt cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa
phương, vừa là mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng cho việc đi lại,
vận chuyển và trao đổi, buôn bán trên địa bàn huyện, giữa huyện với
nhiều địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây
và hiện nay, cư dân ở huyện Chơ Mới đã tận dụng diện tích mặt nước của
hệ thống sông rạch, kênh đào trong huyện để nuôi trồntg thủy sản, tạo
nguồn thu nhập đáng kể đồng thời bổ sung vào ngân sánh kinh tế của hộ
gia đình và của địa phương.
…. Vàm Nao chữ đặt Hồi Hoa
Chỗ nhằm mũi nước chảy qua quanh dòng
Sông Sau sông Trước hai dòng
Phân ra hai ngã ngoài trong vận đào
Các ngã gần chảy nhập vào
Tục kêu là xứ Vàm Nao rõ ràng (chưa có chú thích)
1.1.3. Chế độ khí hậu thủy văn
Khí hậu ở huyện Chợ Mới mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa điển hình mà đặc trưng cơ bản của nó là nhiệt độ cao và
ít thay đổi trong năm, chế độ mưa phong phú và phân hóa rõ rệt theo hai
mùa gió: gió mùa đông bắc tương ứng với mùa khô và gió mùa tây nam
tương ứng với mùa möa.


15


Gió mùa tây nam mát và ẩm thổi vào đây từ tháng 5 đến tháng 11 hàng
năm, gây ra mùa mưa lũ. Còn gió mùa đông bắc thổi vào đây từ tháng 12
năm trước đến tháng 4 năm sau tạo ra mùa khô hanh và có phần nắng
nóng.
Địa bàn huyện Chợ Mới nằm sâu trong lòng vùng đồng bằng sông Cửu
Long nên ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở
đây khoảng 27,30, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, dao động từ 360 – 380,
nhiệt độ thấp nhất vào tháng 10, không dưới 180.
Ở huyện Chợ Mới có nhiều sông rạch. Hệ thống sông Tiền, sông Hậu,
sông Vàm Nao với các rạch nối sông Tiền với sông Hậu (Rạch Ông
Chưởng, rạch Cái Tàu Thượng…) và các kênh đào chằng chịt dọc ngang
như mạng nhện nên vùng đất này dễ bị tác động bởi quá trình thủy văn của
dòng chảy lũ, dòng chảy tràn gây ngập lụt, sụt lở hai bên bờ sông, kênh
rạch vào mùa mưa lũ và dòng chảy kiệt vào mùa khô nóng.
Vào mùa mưa lũ, nhất là từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, thường có
mưa to kéo dài ở thượng nguồn sông Mêkông, đầu nguồn sông Tiền và
sông Hậu làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở khu vực Đồng tháp Mười
và Tứ giác Long Xuyên. Trong thời gian này, trên địa bàn Chợ Mới thường
xảy ra lũ lụt. Lũ lụt vào mùa “nước nổi’ ở tỉnh An Giang nói chung và
huyện Chợ Mới nói riêng cũng đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và nhân
mạng của cư dân địa phương.
Con nước mênh mông
Trổ vàng bông điên điển

16



Anh có thương em thì ở lại đây
Can chi phải xuống biển lên rừng
Nói đi anh! Đừng có ngại ngùng
Chết thì chung nhau chết,
Chớ đừng vội xa nhau !
( Hát ru )
Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là chính quyền địa phương cần xây dựng
những công trình thủy lợi nhằm hạn chế lũ vào mùa nước nổi và thành lập
các cụm tuyến dân cư sống chung với lũ một cách chủ động cho người dân.
Hệ thống đê bao khép kin được xây dựng lâu nay đã đáp ứng được phần
nào nhu cầu chống lũ triệt để trên địa bàn huyện Chợ Mới.
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Là một huyện cù lao, nhiều cồn bãi, doi sông rạch, tài nguyên đất của
huyện Chợ Mới chủ yếu là trầm tích sông, gồm bột sét và cát mịn phân bố
dọc theo hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu và trầm tích đồng lụt cao do lớp
phù sa mịn hạt bồi lắng trong thời gian ngập lũ vào mùa nước nổi.
Các cồn sông, doi sông ở huyện Chợ Mới có thành phần chất đất chủ
yếu là cát thô và bột và được bồi đắp bởi phần trầm tích đáy của lòng sông
Hậu, sông Tiền, sông Vàm Nao và một số sông rạch khác. Trầm tích ở đầu
cồn thường có vật liệu thô, đuôi cồn thường có vật liệu mịn, còn thân cồn
có vật liệu xen kẽ giữa thô và mịn, như tác giả ………………………… đã nhận xét:
“Cồn sông là nơi có cơ cấu cây trồng rất đặc biệt, gồm các loại cây ăn trái

17


và màu, do đất có độ thoát nước tốt và tơi xốp nên thích hợp cho cây trồng”
[50:157].
Tài nguyên khoáng sản ở huyện Chợ Mới chủ yếu là cát sông, đất sét.

Cát vàng phân bố ở các cồn trên sông Tiền, sông Hậu được dùng làm vật
liệu cho việc san lấp mặt bằng, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng tại địa phương. Đất sét ở huyện Chợ Mới đã cung cấp nguồn
nguyên liệu khá dồi dào cho hoạt động sản xuất của các nghề làm gạch
ngói, làm gốm phát triển lâu nay tại địa phương.
Ở huyện Chợ Mới có thảm thực vật cỏ mọc tự nhiên như cỏ lồng vực,
cỏ lông công, cỏ cháo, rau bợ, rau om, rau mương… mọc trên các loại đất
ruộng phù sa; các loại cỏ chỉ, cam thảo nam, nhãn lồng, dền dền… mọc trên
vùng đất vườn trồng cây ăn trái, đất rẫy trồng hoa màu. Nhiều loại cỏ mọc
tự nhiên được dùng để chăn nuôi trâu bò, làm thuốc chữa trị nhiều loại
bệnh khác nhau. Nguồn thực vật nổi (tảo…) ở huyện Chợ Mới cũng rất
phong phú làm thức ăn tự nhiên cho cá tôm và các loại thủy sản khác.
Ven sông Tiền, sông Hậu và các sông, kênh, rạch lớn trên địa bàn
huyện Chợ Mới có nhiều cây bụi như cà na, gáo, bằng lăng, đế, sậy, nga,
điên điển, lục bình… Các loại tre trúc, cây gỗ cũng được trồng tại địa
phương và được sử dụng làm nguyên vật liệu cho nghề đan đát, nghề mộc
gia dụng, xây cất nhà cửa, đóng ghe xuồng… và lục bình trở thành loại
nguyên liệu được ưa chuộng đối với nghề đan đát ở huyện Chợ Mới và
nhiều nơi trong vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

18


Ngoài ra, trên địa bàn huyện Chợ Mới còn có thảm thực vật canh tác
như hệ canh tác lúa cao sản gồm các mô hình chuyên canh lúa (lúa đông
xuân – lúa hè thu, lúa đông xuân – hè thu – thu đông), mô hình luân canh
lúa – màu (lúa đông xuân – màu xuân hè – lúa hè), hệ canh tác màu (đậu
các loại, dưa các loại, bắp, mía…) và hệ canh tác cây ăn trái (xoài, ổi,
mãng cầu, nhãn, táo…). Trên vùng đất chuyên màu (đất rẫy), cư dân địa
phương thường trồng 2 – 3 vụ/năm. Nhiều loại cây trồng ở đây được cư

dân địa phương sử dụng làm nguyên vật liệu cho các nghề thủ công để chế
biến lương thực, thực phẩm.
Hệ động vật ở huyện Chợ Mới khá đa dạng, từ hệ động vật tự nhiên
cho đến hệ động vật nuôi.
Về hệ động vật tự nhiên trên cạn có nhiều loại chim, các loại rắn, trăn,
chuộc, dơi… Phân dơi là loại phân bón rất tốt cho cây trồng, nhất là đối với
cây tiêu, dưa hấu. Vì thế có một số hộ gia đình ở xã Hội An lâu nay sống
bằng nghề gom, bán phân dơi.
Về hệ động vật tự nhiên dưới nước có nhiều loài cá tôm, tép, ếch nhái,
cua còng, ốc, động vật nổi, động vật đáy… Theo kết quả điều tra ngư
loại của tỉnh An Giang năm 1992 thì vùng cồn bãi giữa sông Tiền, sông
Hậu và vùng nội đồng ven sông Hậu có 13 họ cá với 48 loài (cá tra, cá ba
sa, cá bông lau, cá cơm, cá thát lác, cá chạch, cá linh, cá cóc, cá ngựa, cá
lòng tong bay, cá ét, cá mè, cá thiểu, cá dảnh, cá he, cá heo, cá trê, các
leo, cá kết, cá chốt, cá lăng, cá rô, cá sặc rằng, cá sặc bướm, cá lưỡi trâu,
cá sơn bầu, cá lóc, cá lóc bông…) [50: 196]. Trước đây, ở khu vực sông
Vàm Nao còn có cá sấu (sấu lửa và sấu cá).
19


Hệ động vật nuôi ở huyện Chợ Mới có trâu bò, heo, vịt, gà, cá, tôm,
ếch, lươn, ba ba… Năm 2006, theo Báo cáo”Tổng kết hoạt động nông
nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Chợ Mới” (tháng 11/2006) thì
toàn huyện có 1.527 hộ nuôi thủy sản trên 134,4ha diện tích mặt nước ao
hầm, đăng quần, chân ruộng. Số lồng bè nuôi thủy sản ở huyện Chợ mới
hiện có 149 cái. Sản lượng thủy sản thu hoạch được trong 9 tháng của năm
2006 là 8.380 tấn (8.380 tấn cá và 10 tấn tôm).
Cá tôm tự nhiên và nuôi ở huyện Chợ Mới lâu nay đã cung cấp cho cư
dân địa phương nguồn thực phẩm chủ lực cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày,
nguồn nguyên liệu đa dạng cho việc chế biến khô, làm mắm, nước mắm

và là nguồn thương phẩm dồi dào cho việc trao đổi, mua bán, giao thương
với các vùng xung quanh và khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời
còn phục vụ cho việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
1.2. Cư dân
1.2.1. Cư dân ở huyện Chợ Mới trước năm 1975
Huyện Chợ Mới là một trong những nơi tụ cư lâu đời nhất (Châu Phú,
Châu Đốc, Tân Châu và Chợ Mới) của người Việt vào buổi đầu khai phá
vùng đất An Giang dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Lúc bấy
giờ, cư dân ở huyện Chợ Mới đã sinh sống tập trung khá đông đảo ở cù lao
Giêng và chợ Thủ. Ở cù lao Giêng có kiếng họ Nguyễn từ Bình Định di cư
vào đây tạo dựng cơ nghiệp tại bến đò Phủ Thờ tính đến nay đã qua 7 – 8
đời và địa bàn từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chûng còn có

20


một số gia đình mà ông bà của họ đã định cư từ thời Gia Long, Minh Mạng
hay lâu hơn (hơn 6 đời) [50:202].
Trong thời Pháp thuộc, cư dân ở tỉnh An Giang nói chung (gồm Long
Xuyên và Châu Đốc) phần lớn cư trú tập trung ở phía sông Tiền trên địa
bàn của huyện Tân Châu và huyện Chợ Mới. Vào năm 1917, huyện Chợ
Mới có 2 tổng, 14 thôn [50:93] và cư dân ở đây cư trú tập trung khá đông
đảo dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Chợ Mới có 2 tổng, 12 xã vào
năm 1957. Từ năm 1964 đến năm 1975, theo Niên giám thống kê Việt
Nam, năm 1973 của Viện quốc gia thống kê của chế độ Sài Gòn thì Chợ
Mới là một trong 4 đơn vị hành chính cấp quận (Châu Thành, Chợ Mới,
Huệ Đức và Thốt Nốt) của tỉnh An Giang, gồm có 12 xã,101 ấp với số dân
là 150.200 người vào năm 1964, 173.664 người vào năm 1967, 185.869
người vào năm 1970 và 235.500 người vào năm 1973. Đến năm 1973, Chợ

Mới là một trong những huyện có số cư dân đông đảo nhất xếp sau huyện
Châu Thành của tỉnh An Giang và huyện Châu Phú của tỉnh Châu Đốc lúc
bấy giờ.
Thành phần cư dân ở huyện Chợ Mới trước năm 1975 tuyệt đại đa số là
người Việt, có một số ít là người Hoa. Sự phân bố dân cư trước năm 1975 ở
huyện Chợ Mới chủ yếu là cư dân nông thôn và họ sinh sống tập trung trên
các cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Haäu.

21


1.2.2. Cư dân ở huyện Chợ Mới sau năm 1795
Theo điều tra dân số ngày 5/2/1976, dân số của huyện Chợ Mới có
253.584 người, trong đó có 875 người Hoa, 44 người Khmer và 01 người
Chăm, chiếm tỷ lệ 18,54% so với tổng dân số của tỉnh An Giang. Đến năm
1999, theo Tổng diều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999, huyện Chợ Mới
có số dân đông nhất so với các huyện khác của tỉnh An Giang là 353.118
người, Hiện nay, dân số của huyện Chợ Mới có 390.000 người. (Số liệu
thống kê năm 2003 của Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình huyện
Chợ Mới).
Còn theo Báo cáo tổng kết tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và
thủy sản ngày 1/7/2006, toàn huyện Chợ Mới có 78.251 hộ (50,95% hộ
nông nghiệp, 0,13% hộ lâm nghiệp, 0,84% hộ thủy sản, 18,63% hộ công
nghiệp, 1,99% hộ xây dựng, 17,91% hộ thương nghiệp, 1,87% hộ vận tải…)
với 343.010 nhân khẩu, trong đó có 218.479 nhân khẩu trong độ tuổi lao
động.
Cư dân ở huyện Chợ Mới hiện nay chủ yếu là người Việt chiếm đến
99% dân số của huyện, khoảng 1% còn lại đa số là người Hoa và một số ít
người Khmer, người Chăm... Đại bộ phận cư dân sinh sống bằng nghề
nông. Vì dân đông, ruộng đất ít nên có nhiều người đã đi khai hoang, mở

thêm đất ruộng ở các “đồng lớn” trong tỉnh An Giang, nhất là ở vùng tứ
giác Long Xuyên.

22


×