Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tiếng đàn ghi ta của lorca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.27 KB, 4 trang )

Thanh Thảo là nhà thơ đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới thơ Việt. Ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân
cho nền thơ Việt đương đại là một nhà thơ có mối quan tâm đặc biệt đối với những con người có nhân cách
và nghĩa khí dù số phận có thể ngang trái. Trong mạch cảm hứng ấy, nhà văn đã viết “Đàn ghi-ta của
Lorca”, in trong tập “Khối vuông ru-bích” (1985). Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt
mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới
mẻ. Đàn ghita của Lorca là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy sáng tạo ấy. Bài thơ thể hiện chân dung đẹp
đẽ của nghệ sĩ Lorca trong sự ngưỡng mộ, lòng đồng cảm và sự tiếc thương sâu sắc của tác giả TT. Xuyên
suốt bài thơ, song hành với hình tượng Lorca là hình tượng cây đàn. Tiếng đàn cất lên tiếng lòng của Lorca
trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là linh hồn, là tinh thần của Lorca, và hơn hết là số phận của nhà thơ vĩ
đại này:Đây được xem là thành công nhiều mặt của Thanh Thảo mà ngay đoạn đầu của bài thơ cũng đã rất
đặc sắc:
Mở đầu bài thơ, ta hình dung ra 1 kgian TBN đặc thủ, 1 đất nước của những làn điệu ghita du dương- Tây
Ban cầm, cả tấm áo choàng matador khoác trên mình các đấu sĩ:
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
Thanh Thảo giới thiệu với bạn đọc hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca qua những âm thanh, sắc màu, hình ảnh
có tính tượng trưng, gợi liên tưởng đa chiều. Ấn tượng về những tiếng đàn bọt nước sao quá mỏng manh,
như người nghệ sĩ Lor-ca chỉ với cây ghi ta và vần thơ mang theo khát vọng tự do dân chủ, một mình chiến
đấu với bè lũ Phrăng-cô độc tài phát xít. Đây quả là một sự tương phản khắc nghiệt giữa “tiếng đàn bọt
nước” với “áo choàng đỏ gắt”, gợi ra khung cảnh một đấu trường giữa võ sĩ với bò tót. Nhưng đây không
hề là cuộc đấu để khẳng định sức mạnh của cơ bắp, mà là một cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của
công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật của chàng nghệ sĩ tâm huyết
tài năng Lor-ca với nền nghệ thuật cằn cỗi già nua. Dù ở cương vị nào, chúng ta cũng nhận ra đây là cuộc
đấu không cân sức, Lor-ca đang rất đơn độc trên hành trình lí tưởng gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con
đường đời đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân.
Thanh Thảo đã gợi vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ :” tiếng đàn bọt nước” Bọt
nước dường như là hiện thân của số phận tiếng đànm thật mong manh, ngắn ngủi và dễ vỡ. Câu thơ tuy


giản dị nhưng khắc hoạ rõ nét định mệnh phũ phàng, chông gai đang đón chờ người nghệ sĩ tài hoa phía
trước. Nếu như “tiếng đàn” khiến ta nghe được âm thanh, “bọt nước” gợi ta thấy được hình ảnh, thì câu thơ
trên là kết quả của sự kết hợp tài tình giữa cơ quan thính giác với thị giác để ta có thể cảm nhận tiếng đàn 1
cách rõ nét và sâu sắc. TT đã rất thành công khi cấu tạo nên hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh
cảm giác, gây ấn tượng cho người đọc. “Những tiếng đàn bọt nước” trở thành âm vang của trái tim khát
khao giao hòa với cuộc sống rộng lớn hay khát khao sự đồng điệu chăng? Mượn hình ảnh bọt nước để nói
về tiếng đàn Lorca quả là sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo. Sáng tạo này còn được thể hiện ở câu thơ tiếp:
“Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
“Tấm áo choàng đỏ gắt” nhắc ta nhớ tới những đấu trường bò tót truyền thống ở TBN . Thế nhưng, trong
bối cảnh chính trị ngột ngạt và căng thẳng lúc bấy giờ, thì đây lại là một đấu trường xã hội bạo lực và đẫm
máu giữa nền chính trị độc tài và khát vọng dân chủ tự do, cũng như nền nghệ thuật già nua với khát vọng
cách tân, đổi mới nghệ thuật. Dù trong đấu trường chính trị, nghệ thuật hay số phận thì Lorca mãi là người
đấu sĩ đơn độc và cô đơn.
Nếu như câu thơ đầu nói lên sinh mệnh ngắn ngủi của Lorca thì câu thơ này là sự lí giải cho sinh mệnh ấy
bằng sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ _ chiến sĩ Ph. G. Lorca. Cũng có lẽ vì sứ mệnh cao cả ấy mà nhân
cách Lorca càng ngời sáng và tiếng đàn Lorca càng ám ảnh hơn:
“li-la li-la li-la”
Giữa bầu không khí sôi sục của bạo lực, của máu, tiếng đàn ghi-ta vẫn cất lên du dương và êm đềm :”lila
lila lila” như muốn xoa dịu, trấn an con người, góp phần xua đi sự hiện diện của bạo tàn, tội ác nơi đây.
Đặc biệt, câu thơ còn vẽ ra 1 bức tranh đầy ý nghĩa : Giữa cánh đồng xơ xác đầy gai nhọn, sự chết chóc bao
trùm, ta chợt nhận ra sự xuấ hiện của loài hoa màu tím: lila-loài hoa đặc trưng cho xứ sở TBN, còn có cái
tên khác thật đẹp: tử điinh hương. Loài hoa ấy như biểu tượng của sự kiên cường, sức sống, đem lại hoà
bình nơi tội ác đang ngự trị. Như vậy, chỉ với 1 dòng thơ “lila lila lila”, tác giả TT đã khéo léo hoà quyện
hai yếu tố âm thanh và màu sắc để phác lên nỗi buồn mang mác, dìu dịu của người nghệ sĩ lãng du, yêu tự
do khi đứng trước tỉnh cảnh rối ren của nước nhà.
Như vậy, dù ở góc độ nào, ta cũng nhần ra đây là cuộc đấu không cân sức, Lorca đang rất đơn đọc trên
hành trình lí tưởng đầy gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con đường đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng
hát hộ thân.
Câu thơ miên man với những thanh bằng khiến không gian như càng được trải rộng hơn, bao la hơn. Trên
không gian ấy, người nghệ sĩ Lorca vẫn không ngần ngại dấn bước, nhưng hình như không chủ định nên

mới… “đi lang thang”. Có phải vì nơi Lorca đến, “miền đơn độc”, không phải là một nơi chốn cụ thể nào
mà chỉ là sự đơn độc của con người trong không gian? Và sự đơn độc là vì nơi đây vẫn còn hoang sơ, chưa
dấu chân người?
Lorca, trên hành trình của mình, đang khai phá những miền đất mới, những chân trời nghệ thuật mới. Mà
hành trang người nghệ sĩ ấy mang theo là “vầng trăng chếnh choáng”. Câu thơ gây ấn tượng về một vầng
trăng dập dềnh, xô lệch, nhập nhòa. Và “chếnh choáng” hình như là một từ chỉ trạng thái hơn là một từ láy
tượng hình. Một vầng trăng có tâm trạng, bởi vì người nhìn nó có tâm trạng. Người nghệ sĩ Lorca như đang
chìm trong thế giới vô thức, nơi ngự trị của “cái tôi đa ngã”, “cái tôi chưa biết”, “cái tôi rất yêu tự do”.
“Chếnh choáng”, hay chính là trạng thái say mê, xuất thần trong sáng tạo thi ca.
Nhưng sao trạng thái ấy lại diễn ra trên một yên ngựa “mỏi mòn”? Người nghệ sĩ Lorca vẫn đeo đuổi
những khát vọng của mình, nếu có mỏi mòn thì đó là vì năm tháng dài dằng dặc trong người nghệ sĩ cô đơn
mà thôi! Ta thấy liền ba câu:
“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
đều có sự song hành của sự đơn độc và sự vận động. Bức tranh hiện lên là bức tranh của những hoang mạc
dãi đầy ánh trăng mà trên đó có bóng người nghệ sĩ với cây đàn ghi-ta đi lang thang một người một ngựa…
Lấy trăng làm bầu bạn, lang thang trên yên ngựa tiến về 1 nơi vô định, Lorca gợi cho ta nhớ về chàng hiệp
sĩ Đôn Kihote nổi tiếng của nhà văn Xécvantec. Nhưng nếu Đôn Kihote bước tới phía trước với niềm hứng
khởi trên con đường làm hệp sĩ, thì Lorca lại cất bước lang thang với nỗi buồn vô hạn trên con đường nghệ
thuật còn bế tắc. Nếu Đôn Kihote có người giám mã trung thành Xancho Panxa kề cận, thì Lorca chỉ có
mảnh trăng cô đơn làm tri kỉ. Như vậy, dù ở phương diện nào, Lorca mãi lad 1 thi sĩ, 1 chiến sĩ cô độc , lẻ
loi với lí tưởng , mục đích nghệ thuật riêng.
Vậy là, chỉ với sáu câu thơ đầu, Thanh Thảo đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng gián đoạn nhưng
rõ nét về Ph.G. Lorca, một chiến sĩ, một nghệ sĩ dũng cảm, yêu tự do, có sự nghiệp vĩ đại nhưng sinh mệnh
ngắn ngủi và cô đơn. Đoạn thơ với những sáng tạo độc đáo, giàu chất nhạc và chất họa còn cho thấy cả
những nỗ lực đổi mới thơ ca của Thanh Thảo, một con người cũng rất tâm huyết với thơ ca
Trong cuộc đấu khốc liệt này, Lor-ca luôn bị ám ảnh về cái chết, nhưng không ngờ nó lại đến với ông quá
sớm, đến ở cái tuổi ba tám, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa! “Con chim hoạ mi Tây Ban Nha”
không còn lên tiếng hót. Thanh Thảo đã cất lên lời thơ đầy xót tiếc ngậm ngùi:

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
Càng chiến đấu, Lorca càng say mê, càng “hát nghêu ngao». Nhưng phũ phàng thay « đường chỉ tay đã
đứt », định mệnh đã khiến chàng nghệ sĩ du ca của chúng ta phải dở dang hành trình khát vọng. Phát súng
của bọn phát xít đã đánh hạ Lorca đáng thương. Thanh Thảo thốt lên sững sờ «bỗng kinh hoàng ». Như
không tin vào mắt mình nữa. Cả dân tộc Tây Ban Nha bàng hoàng, cả thế giới nín lặng, bản giao hưởng
chùng xuống rồi lại vút cao lên theo « máu anh phun như lửa đạn cầu vồng ». Thanh Thảo tạo dựng cái
chết đầy bi phẫn của người anh hùng một cách tức tưởi bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Đối lập giữa niềm
tin, tình yêu và lạc quan, khát vọng « hát nghêu ngao »với sự thật phũ phàng « áo choàng bê bết đỏ ». Đó
là màu máu của Lorca làm tấm áo choàng đỏ gắt càng thêm «bê bết đỏ». Đối với Lorca, anh luôn dự cảm
về cái chết nhưng anh cũng không thể ngờ rằng cái chết lại đến với mình nhanh đến thế. Anh đã từng thốt
lên «Tôi không muốn nhìn thấy máu ! ». Nhưng máu đã đổ. Người kiếm sĩ muốn một cái chết vinh quang
giữa đấu trường cùng với đôi kiếm sắc nhưng lại bị kẻ thù hành hình một cách lén lút bất minh. Nhưng
Lorca chấp nhận như người cách mạng đã chấp nhận «Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Gươm kề cổ súng
kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa». Và vì chấp nhận, người anh hùng đã ung dung, bình thản ra giữa
pháp trường «chàng đi như người mộng du». Mộng du là trạng thái của tâm hồn đã rời thể xác nhưng
không có nghĩa là biến mất khỏi thể xác. Tâm hồn và tinh thần của Lorca đã gửi tất cả vào cuộc tranh đấu
và vì thế bước chân mộng du đã hóa thành những bước chân anh hùng. Càng tiếc thương chàng nghệ sĩ bao
nhiêu chúng ta lại càng căm phẫn tội ác bấy nhiêu. Và Lorca đã hi sinh nhưng những kẻ thất bại lại chính là
bè lũ phát xít. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được thân xác của Lorca nhưng không thể hủy diệt được sức
sống của anh đang bung nở giữa bản hòa tấu trầm hùng mang âm hưởng của những tiếng Ghita nồng nàn vi
diệu:
Ngay ở câu đề từ bài thơ :” Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và
ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình
quá sớm, ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa và bao nhiêu hoài bão, khát vọng còn
dang dở. Vậy nên “chàng đi như người mộng du”, đầy bàng hoàng và đau đớn , khi con đường nghệ thuật

biết bao công sức gây dựng, như 1 toà lâu đài nguy nga tráng lệ , giờ đành bỏ hoang.
ở khổ thơ này, tác giả tập trung khắc đẫm ấn tượng về cái chết bi phẫn . để làm nổi bật điều này nhà thơ
thanh thảo đã sử dụng hai biện pháp tu từ nổi bật là phép đối lập và phép nhân hóa: sự đối lập giữa tình yêu
cái đẹp với thế lực dã man tàn bạo.
Bài thơ đã rất thành công khi tạo dựng một tượng đài Lorca bằng ngôn ngữ của thơ và âm nhạc. Với lối thơ
không viết hoa đầu dòng, cảm xúc liền mạch, Thanh Thảo đã mang đến cho người đọc một mĩ cảm hiện đại
giàu tính sáng tạo. Sự trộn lẫn giữa trường phái tượng trưng siêu thực và sức sáng tạo của Thanh Thảo đã
cho ra đời một tuyệt bút đầy ngẫu hứng giàu chất nhạc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×