Tải bản đầy đủ (.pdf) (434 trang)

Đề tài Báo cáo: Ảnh hưởng của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 434 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC:
“XÂY DỰNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”
MÃ SỐ KX.03/06-10
*****



ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU, BẮC MỸ
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ

Mã số: KX.03.09/06-10
(BÁO CÁO TỔNG HỢP)



Chủ nhiệm đề tài: TSKH. LƯƠNG VĂN KẾ
Tổ chức chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





8120


Hà Nội – 2010



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.03/06-10
*****


ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU, BẮC MỸ
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ
Mã số: KX.03.09/06-10


BÁO CÁO TỔNG HỢP





Chủ nhiệm đề tài: TSKH. LƯƠNG VĂN KẾ
Tổ chức chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








Hà Nội – 2010




DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
1. TSKH. Lương Văn Kế
2. TS Trần Văn La
3. PGS.TS. Lâm Bá Nam
4. PGS.TS Đinh Công Tuấn
5. GS.TS. Hồ Sĩ Quý
6. PGS.TS.Lê Bộ Lĩnh
7. TS. Lê Thế Quế
8. TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
9. PGS.TS. Ngô Văn Doanh
10. PGS.TS. Đỗ Thu Hà
11. PGS.TS. Phạm Quang Minh
12. ThS. Nguyễn Ngọc Mạnh
13. ThS.Nguyễn Thị Nga

Cùng một số nhà khoa học

14. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
15. GS.TS.Hoàng Vinh
16. GS.Vũ Dương Ninh
17. PGS.TS.Lê Văn Sang
18. TS. Bùi Hồng Hạnh
19. TS.Đặng Huy Trinh
20. PGS.TS. Hoàng Khắc Nam
21. TS Nguyễn Văn Cư

22. TS. Vũ Đăng Hinh




ii
NỘI DUNG

MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TOÀN CẦU HÓA
VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA 21
CHƯƠNG I
TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ 23
I. TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁCH TIẾP CẬN 23
1.1 Khái niệm Toàn cầu hoá, Bản địa hoá và Khu vực hoá 23
1.2. Các phương pháp tiếp cận Toàn cầu hóa 28
II CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG 30
2.1 Cách phân kỳ Toàn cầu hóa 30
2.2 Các giai đoạn của Toàn cầu hóa 31
III TOÀN CẦU HÓA VĂN HÓA 34
3.1 Đặc điểm của Toàn cầu hóa văn hóa ngày nay 34
3.2 Nội dung của Toàn cầu hóa văn hóa 36
3.3 Vai trò của nhân tố văn hóa trong Toàn cầu hóa 51

CHƯƠNG II
VĂN HÓA VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA
TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA 57
I KHÁI NIỆM VĂN HÓA, VĂN MINH VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA 57
1.1 Khái niệm văn hóa và khái niệm văn minh 57

1.2 Bản sắc văn hóa 60
II CÁC CẤP ĐỘ KHÔNG GIAN VĂN HÓA 61
2.1 Các loại hình văn hóa của nhân loại 61
2.2 Các cách xác định không gian văn hóa 63

iii
2.3 Đặc trưng của không gian văn hóa khu vực 66
2.4 Văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa 69
III TIÉP XÚC VĂN HOÁ TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HOÁ 70
3.1 Khái niệm và mô hình tiếp xúc văn hoá 70
3.2 Tiếp xúc ngôn ngữ 73
3.3 Liên văn hoá 75

PHẦN THỨ HAI
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU VÀ BẮC MỸ 79

CHƯƠNG III
CỘI NGUỒN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU
81
I ĐĂC TRƯNG CỘI NGUỒN CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU 81
1.1 Cội nguồn Trung Cận Đông 81
1.2. Cội nguồn bản địa: Cội nguồn văn minh Hy Lạp cổ đại 82
1.3. Cội nguồn Thiên chúa giáo 84
II ĐẶC TRƯNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU 85
2.1. Đặc trưng các thành tựu thời Hy Lạp – La Mã cổ đại 85
2.2. Đặc trưng các thành tựu thời Trung cổ 87
2.3. Đặc trưng văn hoá thời kỳ Phục hưng và Khai sáng 88
2.4 Thành tựu văn minh Châu Âu thế kỷ XIX: Hiện đại hoá 89
2.5 Đặc trưng văn hoá Tây Âu thế kỷ XX 91


CHƯƠNG IV
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU
99
I. GIÁ TRỊ CHÂU ÂU CƠ BẢN: TƯ DUY DUY LÝ VÀ NỀN DÂN CHỦ 99
1.1 Khái niệm giá trị 99
1.2 Tư duy duy lý 100
1.3 Giá trị dân chủ và văn hoá chính trị Tây Âu 103

iv
II CÁ NHÂN LUẬN 110
2.1 Khái niệm 110
2.2 Quá trình hình thành cá nhân luận Châu Âu 111
III TƯ DUY KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 115
3.1 Đặc điểm của tư duy khoa học Phương Tây 115
3.2 Đặc điểm của tư duy giáo dục Phương Tây 114
IV TƯ DUY KINH TẾ: CÂN BẰNG GIỮA TĂNG TRƯỞNG
VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG, TIẾN BỘ XÃ HỘI

119
V TÂM TÍNH CON NGƯỜI CHÂU ÂU 123
5.1 Khái niệm tâm tính (Mentality) 123
5.2 Một số đặc điểm tâm tính người Châu Âu 124
CHƯƠNG V
CỘI NGUỒN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN HOÁ MỸ 133
I. CỘI NGUỒN VĂN HÓA MỸ 133
1.1 Vấn đề ranh giới Mỹ và Bắc Mỹ 133
1.2 Cội nguồn di dân châu Âu và ưu thế của người Anh 133
1.3 Sự hình thành nền văn hoá chủ đạo mang đặc trưng Anglo-Saxon 135
II NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HÓA MỸ 138
2.1 Nhà nước pháp quyền dân chủ 138

2.2 Văn hoá đại chúng 141
2.3 Thành tựu khoa học công nghệ 144
CHƯƠNG VI
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ BẮC MỸ 146
I. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ MỸ 146
1.1 Cá nhân luận và sự tự lập 146
1.2 Giấc mơ Mỹ: Sự bình đẳng về cơ hội và sự cạnh tranh 151
1.3 Thành đạt về vật chất và sự cần cù lao động 152

v
1.4 Tính táo bạo, chấp nhận rủi ro và năng lực sáng tạo 157
1.5 Tính thẳng thắn và quyết đoán 164
1.6 Mức độ sâu sắc vừa phải của các mối liên hệ 165
II. TÍNH THỰC DỤNG – QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MỸ TIÊU BIỂU 166
2.1 Lịch sử hình thành chủ nghĩa thực dụng Mỹ 166
2.2 Đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ 167
III CHỦ NGHĨA LIÊN BANG VÀ ĐA DẠNG VĂN HÓA 169
3.1 Chủ nghĩa liên bang 169
3.2 Đa dạng văn hóa 170
IV ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA KINH TẾ MỸ 173
4.1 Mô hình kinh tế quốc dân của Mỹ nhìn từ khía cạnh văn hoá 173
4.2 Văn hoá doanh nghiệp Mỹ 175
V TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA VĂN HOÁ MỸ VÀ VĂN HOÁ CANADA 178
5.1 Tính chất đa văn hoá của Canada 178
5.2 Ảnh hưởng to lớn của văn hoá Mỹ 179

PHẦN THỨ BA
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU, BẮC MỸ
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI & KINH NGHIỆM ỨNG XỬ 183


CHƯƠNG VII
CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN BÁ VĂN HÓA MỸ VÀ TÂY ÂU

185
I MỤC ĐÍCH TRUYỀN BÁ VĂN HOÁ CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY 185
1.1 Mục đích kinh tế 185
1.2 Mục dích chính trị 186
1.3 Mục đích văn hóa 187
II PHƯƠNG THỨC TRUYỀN BÁ VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC TÂY ÂU 189
2.1 Thông qua truyền bá Thiên chúa giáo 189

vi
2.2 Thông qua Chủ nghĩa thực dân 190
2.3 Thông qua truyền thông đại chúng 193
2.4 Thông qua các cơ quan đại diện và trao đổi văn hóa, giáo dục 194
III CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN BÁ VĂN HÓA CỦA MỸ 195
3.1 Khái quát về ảnh hưởng của văn hóa Mỹ trên thế giới 195
3.2 Những tiền đề truyền bá văn hóa Mỹ 197
3.3 Các phương thúc truyền bá văn hoá Mỹ ra nước ngoài 200

CHƯƠNG VIII
TIẾP XÚC VÀ ẢNH HƯỞNG QUA LẠI
GIỮA VĂN HÓA CHÂU ÂU VÀ VĂN HÓA BẮC MỸ
214
I ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU ĐỐI VỚI BẮC MỸ 214
1.1 Các giai đoạn tiếp xúc giữa văn hóa Tây Âu và văn hóa Mỹ 214
1.2 Kết quả ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu đối với văn hóa Mỹ 216
II ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI TÂY ÂU 217
2.1 Hình ảnh nước Mỹ ở châu Âu 217
2.2 Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với Tây Âu 218

III ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU, BẮC MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG ÂU 221
3.1 Ảnh hưởng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1945-1990) 221
3.2 Ảnh hưởng từ 1990 đến nay 226

CHUƠNG IX
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU, BẮC MỸ
ĐỐI VỚI CHÂU Á
238
I ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI TRUNG ĐÔNG 238
1.1 Ảnh hưởng của lối sống Phương Tây 238
1.2 Ảnh hưởng về văn hoá chính trị và truyền thông 240
II ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ 242
2.1 Đặc điểm của ảnh hưởng Phương Tây đối với văn hóa Ấn Độ 242

vii
2.2 Tiếp biến văn hóa Phương Tây tại Ấn Độ 244
III ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI ĐÔNG Á 246
3.1 Đặc điểm của xã hội Đông Á cổ truyền 246
3.2 Ảnh hưởng đối với Nhật Bản 247
3.3 Ảnh hưởng đối với Trung Quốc 251
3.4 Ảnh hưởng đối với Hàn Quốc 258
3.5 Ảnh hưởng đối với Đông Nam Á 261

CHƯƠNG X
KINH NGHIỆM TIẾP THU, VẬN DỤNG VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY

270
I NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA
PHƯƠNG TÂY

270
1.1 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các phương pháp ứng
xử với văn hóa Phương Tây

270
1.2 Các nguyên tắc ứng xử với văn hóa Phương Tây 272
II KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU TRONG ỨNG XỬ
VỚI VĂN HÓA MỸ
275
2.1 Kinh nghiệm Tây Âu đối với văn hóa Mỹ 275
2.2 Kinh nghiệm Đông Âu và Nga 278
III KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á TRONG ỨNG XỬ
VỚI VĂN HÓA MỸ VÀ TÂY ÂU
281
3.1 Kinh nghiệm từ Ấn Độ 281
3.2 Kinh nghiệm của các nước Đông Á và Đông Nam Á 280
IV NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU, BẮC MỸ 294
4.1 Những thách thức bên trong 294
4.2 Sự bất đồng giữa Mỹ và Tây Âu 295
4.3 Những thách thức bên ngoài 296

viii
PHẦN THỨ TƯ
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÂY ÂU, BẮC MỸ
ĐỐI VỚI VIỆT NAM


297

CHƯƠNG XI

CỘI NGUỒN VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
299
I NHỮNG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM 299
1.1 Những quan điểm đánh giá 299
1.2 Các giá trị cơ bản của văn hoá Việt Nam 302
1.3 Một số hạn chế cơ bản trong truyền thống văn hoá Việt Nam 308
II BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM TRONG TIẾP XÚC VĂN HÓA 313
2.1 Bản sắc và hội nhập văn hoá 313
2.2 Bản sắc văn hoá Việt Nam trong tiếp xúc với Phương Tây 314
CHƯƠNG XII
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU, BẮC MỸ ĐẾN NĂM 1975

318
I ẢNHHƯỞNG GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1954 318
1.1 Đặc điểm ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây đối với Việt Nam 318
1.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây trên một số lĩnh vực 322
II GIAI ĐOẠN 1954 -1975 329
2.1 Ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây ở miền Bắc 329
2.2 Ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây ở miền Nam 330

CHƯƠNG XIII
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU, BẮC MỸ
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1975

335
I ĐẶC ĐIỂM TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY ĐỐI
VỚI VIỆT NAM
335
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam 335
1.2 Đặc điểm sự tiếp xúc với văn hoá Phương Tây từ năm 1975 336


ix
II ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC 338
2.1 Trên lĩnh vực văn hoá chính trị 338
2.2 Trên lĩnh vực văn hóa giải trí 347
2.3 Trên lĩnh vực văn chương và nghệ thuật 348
2.4 Trên lĩnh vực đạo đức, lối sống 350
III VAI TRÒ CỦA VIỆT KIỀU TRONG TIẾP THU VĂN HOÁ
TÂY ÂU, BẮC MỸ
355
3.1 Tình hình cộng đồng người Việt ở nước ngoài 355
3.2 Chính sách phát huy vai trò của Việt kiều 357
IV ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH TIẾP THU VĂN HÓA
PHƯƠNG TÂY Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ
359
4.1 Tính khoan dung, cởi mở 359
4.2 Tốc độ tiếp biến nhanh 360
4.3 Tính chất bất thuận và gián đoạn 361
4.4 Ảnh hưởng tích cực của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ 362
CHƯƠNG XIV
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY

364
I NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC 364
1.1 Thách thức chính trị 364
1.2 Thách thức về truyền thông 366
1.3 Thách thức của Toàn cầu hóa 367
II THÁCH THỨC RIÊNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 367
2.1 Tác động của mặt trái kinh tế thị trường 367

2.2 Tàn dư của tư duy tiểu nông và tư tưởng đạo đức phong kiến 368
III CÁC NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ VỚI VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY 369
3.1 Nguyên tắc tôn trọng nhưng bình đẳng 369

x
3.2 Nguyên tắc chọn lọc tinh hoa và có bài bản 370
3.3 Nguyên tắc kế thừa và phát huy 371
3.4 Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài 371
IV NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 372
4.1 Cần nhận thức rõ và đúng bối cảnh hội nhập của văn hoá Việt Nam 372
4.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 372
4.3 Vai trò của giáo dục và khoa học trong hội nhập văn hoá 376
4.4 Vai trò của thông tin và truyền thông 379
4.5 Vai trò của đối thoại và đoàn kết tôn giáo 379
4.6 Vai trò của Việt kiều 380
KẾT LUẬN 383
TÀI LIỆU THAM KHẢO 403
PHỤ LỤC

ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

1
MỞ ĐẦU

I. Về sự cần thiết, cấp bách của đề tài
Trong các trung tâm tư liệu về Châu Âu và Hoa Kỳ cũng như nghiên cứu về văn
hoá thế giới nói chung, ví dụ Trung tâm tư liệu về Châu Âu thuộc Viện nghiên cứu Châu
Âu, Phòng đọc cuả Trung tâm Hoa Kỳ học của Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng như
tại Trung tâm Thông tin - thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân vă
n và và

Thư viện Khoa Quốc tế học của Trường này với hàng nghìn đầu sách bằng ngoại ngữ,
chúng tôi không tìm thấy một bộ sách nào mang tên gọi gần giống như tên đề tài này.
Một đề tài nghiên cứu tương tự của các trung tâm nghiên cứu quốc tế và văn hoá ở Việt
Nam cũng chưa thấy xuất hiện. Một công trình tầm cỡ đề cập đến vấn đề này cũng chưa
ra đờ
i. Đây chính là một khoảng trống lớn cần được bù lấp sớm một cách trách nhiệm
nhất trong bối cảnh nước ta đã hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và thực hiện
chính sách mở cửa rộng rãi chưa từng thấy, kể cả trên lĩnh vực văn hoá.
Năm 2006-2007 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử cho quá trình hội nhập quố
c
tế không những của nền kinh tế nước ta, mà còn là buớc ngoặt của sự phát triển ý thức
con người Việt Nam: Chúng ta không chỉ là công dân của Việt Nam, mà đồng thời còn là
công dân bình đẳng hoàn toàn của "thế giới phẳng" - thế giới toàn cầu hoá. Trong quá
trình toàn cầu hoá mạnh mẽ đó, các quốc gia hay các nền văn hoá phi Phương Tây trong
đó có Việt Nam đã tiếp xúc với văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ
ở những mức độ và khía cạnh
khác nhau. Vai trò to lớn của công nghệ văn hoá và thị trường văn hoá đầy uy lực của các
nước Tây Âu, Bắc Mỹ mà người ta quen gọi là "Phương Tây" đều được các học giả
khẳng định. Các sản phẩm văn hoá của các cường quốc kinh tế Âu-Mỹ đã theo chân các
phương tiện truyền thông khổng lồ, theo các sứ giả, các công ty xuyên quốc gia và hàng
triệu khách du lịch của họ mà xâm nh
ập vào đời sống của cư dân các nước, trong đó đáng
kể nhất là xâm nhập vào các nước đang phát triển và các quốc gia phi Phương Tây. Sự
sụp đổ của các nhà nước theo chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, kể cả siêu cường Liên Xô là
biểu hiện hùng hồn nhất về vai trò quan trọng của truyền bá văn hoá trong thế giới toàn
cầu hoá. Do đó người ta nói đến "tam giác quỉ" ở thế kỷ XXI là
Bản sắc - Văn hoá -
Truyền thông.
1


Trong thế giới toàn cầu hoá đầy bất công do dựa trên luật chơi của các cường quốc
Phương Tây đó, các quốc gia và nền văn hoá phi Phương Tây đứng trước những vấn đề
nan giải. Họ muốn tham dự vào cuộc chơi không cân sức này nhằm đối chọi lại thế giới
Phương Tây, cái thế giới luôn xem bản sắc và đặc thù của các quốc gia phi Phương Tây

1
Wolton, D.: Toàn cầu hoá văn hoá, tr. 7.
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

2
như là kẻ thù và là mục tiêu yêu sách của họ trong các quá trình thương lượng quốc tế.
Vấn đề nan giải của các quốc gia phi Phương Tây thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa hội nhập
kinh tế, tiếp thu yếu tố ngoại lai và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữa phát triển và bảo
tồn văn hoá, giữa lối sống tự do cá nhân đầy hấp dẫn của Phương Tây và nền nế
p cộng
đồng truyền thống. Tất thảy đang làm cho thang giá trị vốn có của xã hội lung lay. Tình
hình đó đòi hỏi các chính khách và những người, những tổ chức có trách nhiệm của mỗi
quốc gia và toàn xã hội phải có một cách nhìn toàn diện và biện chứng về sản phẩm văn
hoá và chỉnh thể nền văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ và ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến toàn
toàn bộ nền vă
n minh nhân loại nói chung trong đó có Việt Nam trong thời đại toàn cầu
hoá.
Trên thực tế ở nước ta, trong khi ta đã có những bước tiến dài về phát triển kinh tế,
chính trị và đang đứng trước những thách thức, những cơ hội lớn lao của quá trình hiện
đại hoá, một quá trình không thể nào tách rời việc tiếp thu các giá trị và yếu tố của văn
hoá Âu-Mỹ, thì việc xây dựng nền văn hoá "tiên tiến đậm đ
à bản sắc dân tộc" lại đang có
nhiều vấn đề nan giải, thậm chí là khủng hoảng: khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng hệ
thống giá trị, mất định hướng phát triển, mơ hồ về lí tưởng, xa rời đời sống dân tộc và
đất nước. Sự đánh đồng tính hiện đại và tiên tiến chân chính với sự "Tây phương hoá"

(Tây Âu, Bắc Mỹ hoá) ở một bộ
phận không nhỏ dân chúng là hiện tượng lầm lẫn dễ
thấy, đặc biệt là ở thế hệ trẻ (thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên).
Do đó, cần có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các nền văn hoá
của khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và ảnh hưởng của nó đến thế giới và Việt Nam - xét cả hai
mặt tích cực và tiêu cực - để đáp ứng được đòi hỏi bức thi
ết của sự nghiệp hiện đại hoá
nền kinh tế và nền văn hoá của nước ta.
II. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ các qui luật chung của toàn cầu hoá, trong đó có toàn cầu
hoá văn hoá:
Quan sát sự vận động của xã hội nói chung và của các cá nhân công dân nói riêng,
người ta dễ dàng nhận thấy dấu ấn của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ thật là phổ biến và mạnh
mẽ
: Phim truyền hình và trong các rạp chiếu bóng, Videoclips, các bản nhạc (trên đĩa
CD, VCD, iPod), nhạc đại chúng (Pop Music), nhạc đường phố (nhạc Hip hop), cái ăn
(bánh Humburger, Kentuky-Chicken, Xúc xích Đức, kem Wall, nước uống Coca-cola,
Pepsi v.v ), cái mặc (quần Jeans, áo Polo, complett, váy ngắn), nhà cửa (căn hộ và văn
phòng), đi lại (ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay), quân sự (quân trang, vũ khí, quân dụng),
trường học (từ mẫu giáo đến đại học), văn học nghệ thuật (lý luận và phê bình văn học,
văn chương, hội ho
ạ, âm nhạc thính phòng, v.v cho đến kết cầu vĩ mô của một xã hội:
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

3
mô hình nhà nước, chính phủ, các thiết chế xã hội (công đoàn, hội nghề nghiệp, doanh
nghiệp, chính đảng). Vậy vấn đề là ở chỗ phải làm sáng tỏ các động lực, nội dung và
cách thức toàn cầu hoá các yếu tố văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ đến các khu vực, khiến cho
các yếu tố này trở thành "chuẩn văn hoá" phổ quát của thời đại.
- Làm sáng tỏ những nét đặc thù của từng khu vực văn hoá trên thế

giới trong tiếp
xúc với văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ:
Trong quá trình toàn cầu hoá văn hoá và tiếp xúc với văn hoá Âu-Mỹ, địa vị và vai
trò của các yếu tố văn hoá và các nền văn hoá có nhiều đặc điểm không giống nhau. Văn
hoá của các dân tộc nhược tiểu, các quốc gia chậm phát triển thuộc các khu vực Châu
Phi, Mỹ Latinh, và một phần lớn của Châu Á cũng như Đông Âu (bao gồm cả Liên bang
Nga) đã và đ
ang chịu sức ép ngày càng gia tăng trước sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các
yếu tố và giá trị văn hoá đến từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ - khu vực mà giới nghiên
cứu quốc tế quen gọi một cách định kiến là Phương Tây.
Cũng trên phương diện lý luận, ở Việt Nam cũng như nhiều nước phi Phương Tây
khác tồn tại một quan điểm thiếu khách quan cho rằng v
ăn hoá Phương Tây chủ yếu chỉ
chứa đựng các yếu tố tiêu cực, đồng nhất văn hoá Âu-Mỹ với chủ nghĩa cá nhân (với
nghĩa tiêu cực/ích kỷ), chủ nghĩa "duy lí tàn nhẫn", chủ nghĩa kỹ trị, những lối sống
hưởng thụ, tự do phóng đãng, đồi trụy; thậm chí đồng nhất văn hoá Mỹ với ma tuý, đĩ
điếm và coi văn hoá Mỹ như là bi
ểu hiện của chủ nghĩa đế quốc về văn hoá. Những quan
điểm thiếu khách quan đó dẫn đến những cách ứng xử mang tính tiêu cực: nhân danh giữ
gìn truyền thống và bản sắc văn hoá mà kêu gọi chống lại toàn bộ "sự xâm nhập" của văn
hoá Tây Âu, Bắc Mỹ.
Do đó, vấn đề cấp thiết là phải làm sáng tỏ và tái xác nhận những yếu tố bả
n sắc
chủ đạo tạo nên sức sống mãnh liệt và sức lan toả toàn cầu của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ.
Nói một cách khác, cần thiết phải làm rõ đâu là giá trị đặc thù và giá trị phổ biến của nền
văn hoá khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, nhằm góp phần thay đổi cách nhìn thiếu khách quan
nói trên.
- Nhận thức đúng đắn quá trình truyền bá văn hoá Phương Tây ra thế giới và đến
Việt Nam:
Văn hoá Tây Âu, Bắ

c Mỹ (hay nói gọn hơn là văn hoá Phương Tây) đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến văn hoá các dân tộc và các khu vực trên toàn cầu, từ Đông Âu,
Trung Đông đến Châu Phi, Đông Á và Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ nay, tạo nên bộ mặt
văn minh của nhân loại. Việc phân tích và định vị lại đúng đắn quá trình ảnh hưởng văn
hoá của Phương Tây đối với các phần còn lại của thế gi
ới sẽ góp phần làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận về tiếp xúc văn hoá trên các phương diện: Mục đích truyền bá văn hoá của
các nước Phương Tây, các phương thức truyền bá văn hoá, cách thức ứng xử của các dân
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

4
tộc trước ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây và kết quả của quá trình tương tác văn hoá
giữa Phương Tây và các dân tộc khác. Điều cốt yếu ở đây là cần so sánh để làm sáng tỏ
những qui luật chung và những nét đặc thù của các quốc gia và khu vực trong tiếp xúc,
tiếp thu, vận dụng và phát huy các yếu tối văn hóa Phương Tây. Bởi vì chính sự khác biệt
trong ứng xử đã đưa đến nh
ững kết quả hết sức khác nhau của các quá trình tiếp biến văn
hoá và từ đó quyết định con đường và trình độ phát triển khác nhau của các dân tộc.
- Góp phần vào lý luận và chính sách xây dựng con người và văn hoá Việt Nam
thời đại toàn cầu hoá:
Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hoá đã bước sang giai đoạn thứ ba - giai đoạn
toàn cầu hoá của cá nhân (theo cách nói của Friedman trong tác phẩm Thế giới phẳng) kể
từ đầu th
ế kỷ XXI, thì trên phương diện lý luận và thực tiễn xây dựng nền văn hoá Việt
Nam, chúng ta cần phải nhận thức rõ, mỗi cá nhân con người Việt Nam không những
phải mang những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc với hàng ngàn năm văn hiến, mà còn
phải được giáo dục theo tinh thần của nhân loại và thời đại chúng ta. Vậy thực chất của
vấn đế toàn cầu hoá vă
n hoá là ở đâu? Làm thế nào để con người mới và nền văn hoá mới
Việt Nam vừa thấm đượm bản sắc dân tộc, lại vừa có đủ tri thức tiên tiến và phong cách

hiện đại của nhân loại? Trong khi đó, việc nghiên cứu một cách khoa học và mang tính
hệ thống ở cấp nhà nước về quá trình tiếp xúc văn hoá, tiếp thu yếu tố tinh hoa của văn
hoá nước ngoài trong thời đại toàn cầu hoá ch
ưa được thực hiện tuơng xứng. Nó cũng là
bước tiếp nối và bổ sung hữu hiệu cho việc nghiên cứu văn hoá và con người phục vụ
việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá.
- Góp phần vào phương pháp luận khoa học nghiên cứu khu vực học, toàn cầu học
và về bản sắc văn hoá và tiếp xúc văn hoá:
Lâu nay ở Việt Nam các học giả nói nhiề
u đến giao lưu văn hoá và tiếp xúc văn
hoá giữa Việt Nam và các nền văn hoá xung quanh, nhưng đó đều là những nghiên cứu
mang tính kinh nghiệm, cụ thể (empirical studies). Các vấn đề về phương pháp luận hiện
đại của khoa học nghiên cứu về các khu vực quốc tế, về văn hoá và về tiếp xúc văn hoá
chưa được đẩy mạnh, chẳng hạn vấn đề phương pháp nghiên cứu liên ngành
(interdisciplinary studies) và đa ngành (multidisciplinary studies) trong khu vự
c học và
toàn cầu học (area studies, global studies); hàng loạt khái niệm trong hệ vấn đề về bản sắc
văn hoá, bản sắc dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc cũng cần được hệ thống hoá và hiệu
chỉnh đúng đắn. Vậy là trong đề tài mang tính khu vực học và toàn cầu học này, hệ vấn
đề nêu trên sẽ được làm sáng tỏ và tạo thành cơ sở chung cho toàn bộ quá trình nghiên
cứu của đề tài nói riêng và góp phần quan tr
ọng về mặt lí luận trong nghiên cứu văn hoá
dân tộc, văn hoá khu vực, tiếp xúc văn hoá và hoạt động liên văn hoá.
Đề tài cũng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nhiều lĩnh vực:
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

5
- Đối với đào tạo trên đại học và nghiên cứu chuyên sâu về khu vực Âu-Mỹ
- Đối với thiết lập giao lưu và hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và các nước Âu-Mỹ
- Đối với việc nâng cao dân trí

- Đối với định hình lối sống hiện đại của thanh thiếu niên
- Đối với chính sách động viên Việt kiều ở các nước Âu-Mỹ đóng góp vào sự
nghiệp hiện đại hoá đất nướ
c nhất là trên lĩnh vực khoa học, đào tạo, pháp luật và kinh
doanh.
Với toàn bộ những cơ sở trên, có thể khẳng định, việc hình thành và triển khai đề
tài nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam
là thực sự cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài, cả về lý luận lẫn thực
tiễn, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng nền văn hoá và con người mới Việt Nam trong
thời đại toàn cầu hoá.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên lý thuyết, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao quát toàn bộ các nền văn hoá
của thế giới. Vì đề tài không chỉ đề cập đến các nền văn hoá ở hai khu vực Tây Âu và
Bắc Mỹ, mà còn toàn bộ các nền văn hoá ngoài khu vực Âu-Mỹ chịu ảnh h
ưởng từ các
nền văn hoá Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhưng ai cũng rõ rằng trong thời đại ngày nay có quốc
gia nào mà không chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hoá Mỹ và Châu Âu, ngay cả khi được
hạn chế về thời gian “trong quá trình toàn cầu hoá”? Vậy nên về mặt lý thuyết đối tượng
nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các nền văn hoá thế giới.
Tuy nhiên việc tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu ở qui mô như thế
là điều
không tưởng. Trước một tình hình như vậy, để đạt được các mục tiêu nhận thức và thực
tiễn đã nêu trên, đề tài buộc phải hạn định phạm vi đối tượng khảo sát cho phù hợp với
điều kiện khách quan và chủ quan của công việc nghiên cứu. Hướng hạn chế thứ nhất, về
mặt thời gian, đề tài chỉ đưa vào phạm vi khảo sát các nề
n văn hoá khu vực của thế giới
từ thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa thực dân đến nay (thế kỷ XVI-thế kỷ XXI). Bởi vì chỉ từ
khi chủ nghĩa tư bản Phương Tây bành trướng ra các khu vực phi Phương Tây để tìm
kiếm tài nguyên và thị trường thì mới bắt đầu quá trình toàn cầu hoá (quan điểm của K.

Marx, xem Chương I). Ở đây có thể có vấn đề: việc truyền giáo trên toàn c
ầu có nên được
coi là quá trình toàn cầu hoá không? Và nếu thừa nhận quá trình truyền giáo trước hết là
truyền bá Thiên chúa giáo là một quá trình toàn cầu hoá, thì phạm vi khảo sát của đề tài
có thể truy ngược về đến thời kỳ Trung cổ (thế kỷ V) thậm chí đến thời La Mã cổ đại.
Tuy nhiên nếu quan niệm toàn cầu hoá trước hết là toàn cầu hoá kinh tế thì chúng ta có
thể tránh được việc mở rộng thái quá phạm vi khảo sát của đề tài. Và chúng tôi chấp nhận
quan điểm này. Cũng theo cách hạn chế về thời gian, để “khoanh vùng” hẹp hơn nữa đối
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

6
tượng phân tích, đề tài sẽ tập trung vào các thời kỳ cao điểm của quá trình văn hoá
Phương Tây tác động đến thế giới. Đó là hai giai đoạn: thời kỳ chủ nghĩa thực dân và
thời kỳ từ năm 1989 trở lại đây.
Hướng hạn chế thứ hai, về mặt không gian, nếu quan niệm mỗi nền văn hoá tương
ứng với một quốc gia thì ph
ạm vi khảo sát sẽ bao quát 192 nền văn hoá quốc gia trải ra
trên tất cả bề mặt trái đất. Để hạn định lại phạm vi đối tượng cho phù hợp, đề tài đưa ra
hai hướng hạn định: (i) Phân chia toàn cảnh văn hoá thế giới thành một số khu vực liên
quốc gia, xem mỗi khu vực như thế là một đơn vị khảo sát; cụ thể là các khu vực sau: khu
vực Đông Á, khu vực Đông Nam Á, khu v
ực Trung Đông và Châu Phi, khu vực Nam Á
(Ấn Độ), khu vực Đông Âu, khu vực Tây Âu, khu vực Bắc Mỹ. Còn các khu vực khác nữa
như Trung Á, châu Đại Dương không được đưa vào phạm vi khảo sát vì các khu vực văn
hoá đó ít có liên quan đến các vấn đề của văn hoá Việt Nam. Riêng khu vực Mỹ Latin
cũng không được khảo sát riêng, mà chỉ được đề cập chung trên một số khía cạnh về ảnh
hưởng của văn hoá Phươ
ng Tây, vì trên thực tế khu vực này vốn là con đẻ của văn hoá
Phương Tây, mang bản sắc văn hoá Phương Tây nhưng kém phát triển hơn mà thôi. (ii)
Ngoài việc phân tích các nét chung của từng khu vực văn hoá ra, trong mỗi khu vực chọn

ra một số nền văn hoá quốc gia điển hình hay trọng tâm, chẳng hạn ở khu vực Đông Nam
Á chỉ tập trung vào Thái Lan và Singapore, trong đó Thái Lan tiêu biểu cho văn hoá
Đông Nam Á lục địa theo Phật giáo, còn Singapore tiêu biểu cho quốc gia Đ
ông Nam Á
hải đảo có sự pha trộn văn hoá rõ nét và phát triển theo Phương Tây thành công nhất ở
Đông Nam Á. Tương tự như vậy Ấn Độ được coi là quốc gia chủ chốt và tiêu biểu cho
khu vực Nam Á; Liên bang Nga đại diện cho Đông Âu.
Xét cả về chiều không gian và chiều thời gian, văn hoá Việt Nam chiếm một vị trí
quan trọng hàng đầu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Theo đó phạm vi khảo sát ảnh
hưởng củ
a văn hoá Âu-Mỹ đối với Việt Nam sẽ bao gồm hai giai đoạn lớn: (A) giai đoạn
từ thế kỷ XIX đến năm 1975 với sự hiện diện liên tục của chủ nghĩa thực dân trên lãnh
thổ Việt Nam; (B) giai đoạn từ 1975 đến nay khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất
và không có sự hiện diện của cộng đồng người Âu-Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam. Sự phân
chia các giai
đoạn tiếp xúc của văn hoá Việt Nam với văn hoá Phương Tây như vậy là có
căn cứ thực tiễn lịch sử đặc thù của Việt Nam. Giai đoạn đầu tiên (A) có thể chia làm hai
thời kỳ kế tiếp nhau: (a1) Thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX – năm 1954 với sự hiện diện của
người Pháp ở Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi lấy mốc năm 1954 ch
ứ không phải năm 1945
(năm Việt Nam tuyên bố độc lập) vì trên thực tế thời gian kháng chiến (1946-1954) vẫn
có sự hiện diện liên tục của Pháp trên toàn cõi Việt Nam, nhất là ở các đô thị - trung tâm
văn hoá của cả nước. (a2) Thời kỳ 1954 – 1975 có đặc điểm là kể từ năm 1954 niền Bắc
Việt Nam (bắc vĩ tuyến 17) đã hoàn toàn vắng bóng người Pháp và Bắc Việt Nam về cơ
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

7
bản đoạn tuyệt với văn hoá Phương Tây; nếu có sự tiếp xúc nào đó thì đều là gián tiếp, bị
‘khúc xạ’ bởi lăng kính ‘xã hội chủ nghĩa’ đến từ Liên Xô và Đông Âu. Trong khi đó ở
miền Nam (tính từ vĩ tuyến 17) vẫn có sự hiện diện liên tục của cộng đồng người Phương

Tây và văn hoá Phương Tây (Pháp và sau đó là Mỹ), nhất là ở Sài Gòn và các đô thị
khác. Có thể nói Vi
ệt Nam vẫn duy trì mối tiếp xúc liên tục với văn hoá Phương Tây
thông qua văn hoá ở miền Nam. Giai đoạn lớn thứ hai (B) tính từ 30 tháng Tư năm 1975
đến nay có đặc điểm là văn hoá Việt Nam chỉ tiếp xúc gián tiếp với văn hoá Phương Tây
thông qua các văn hoá phẩm và các hệ thống thông tin và truyền thông, chứ không còn
điều kiện trực tiếp cọ sát với cộng đồng người Âu-Mỹ và văn hoá củ
a họ như năm 1975
trở về trước nữa. Tuy nhiên giai đoạn này cũng có thể chia thành hai thời kỳ: (b1) Từ
1975 đến cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 với đặc điểm nền kinh tế và xã hội
đóng cửa, khép kín đối với Phương Tây; (b2) Từ cuối thập niên 1980 - đầu thập niên
1990 đến nay khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế
ngày càng m
ạnh mẽ. Nhờ chính sách cải cách này trong bối cảnh toàn cầu hoá mạnh mẽ
và sâu sắc mà văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trở lại và tiếp nhận mạnh mẽ các
yếu tố văn hoá bên ngoài, nhất là từ các nước phát triển Âu-Mỹ. Diện mạo văn hoá Việt
Nam đã biến đổi vô cùng sâu sắc và mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá và Tây phương
hoá. Do tình hình lịch sử phức tạp nói trên, việ
c khảo sát quá trình tiếp xúc của văn hoá
Việt Nam và ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây đối với Việt Nam chắc chắn đem lại
nhiều điều thú vị.
IV. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Nguồn tài liệu mà đề tài tham khảo và sử dụng là rất rộng lớn, có thể lên đến hàng
ngàn đầu sách và bài viết, cả bằng tiếng Việt và ngoại ngữ, cả củ
a tác giả trong nước và
tác giả nước ngoài, trong đó chủ yếu là các tác giả nước ngoài. Mức độ sử dụng tài liệu là
rất khác nhau, trong đó chúng tôi đặc biệt coi trọng các tài liệu liên quan đến đường lối
chính sách văn hoá của Đảng và Nhà nước ta. Tiếp theo là các công trình nghiên cứu
công phu của các tác giả nước ngoài. Và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong
nước cũng được đề tài khai thác đến mức cao nhất có thể. Dưới đây đề tài đi

ểm ra và
phân tích sơ lược một số công trình nghiên cứu chủ yếu theo hai nhóm: các công trình
nước ngoài và các công trình trong nước.
Các học giả ngoài nước:
Vấn đề văn hoá Âu-Mỹ và ảnh hưởng của nó đối với thế giới đã được giới học giả
nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về ảnh hưởng của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ trong thời đại toàn cầu hoá t
ừ những
năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Những công trình sớm nhất ra đời ở thế kỷ XIX đến
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

8
đầu thế kỷ XX cùng với cao trào của chủ nghĩa thực dân ở Tây Âu. Khi đó, các học giả
Phương Tây (Âu-Mỹ) hoặc những người bản xứ do Phương Tây đào tạo và nuôi dưỡng
chủ yếu là ca tụng sự kỳ vĩ của nền văn hoá Phương Tây và công lao "khai hoá văn minh"
của Phương Tây. Tuy nhiên, họ - trước hết là các tác giả bản xứ, cũng kêu gọi và khích lệ
công cuộc đổi mới xã hộ
i và kinh tế theo mô hình Phương Tây nhằm chấn hưng đất nước.
Đã xuất hiện các học giả kiêm nhà cải cách nổi tiếng ở Châu Á như: Yukichi Fukuzawa
(Nhật Bản), Khang Hũu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn, Hồ Thích (Trung Quốc).
Gần đây chủ đề về văn hoá Phương Tây cổ điển vẫn tiếp tục được nghiên cứu, trong đó
có một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việ
t. Về các công trình nước ngoài được
dịch ra tiếng Việt, chúng ta có thể kể tên, ví dụ các bộ sách đồ sộ: Nền tảng văn minh
Phương Tây của nhóm tác giả Koshlansky, Geary và O'Brien, Lịch sử văn minh Phương
Tây của một tập thể tác giả với sự chủ biên của M. Chambers và B. Hanawalt, Văn hoá
thế kỷ XXI của M. Fragonard
2
, và Văn minh Phương Tây của C. Brinton, J.B. Christopher
và R.L. Wolf. Gần đây nhất là bộ sách (tóm lược) Nghiên cứu lịch sử nhân loại (Study of

History) của nhà sử học lừng danh người Anh thế kỷ XX Arnold J. Toynbee.
Trong công trình thế kỷ Nghiên cứu lịch sử nhân loại xuất bản năm 1946,
Toynbee đã dụng công và đã thành công trong việc thiết kế một phương pháp luận lịch sử
khách quan để phân tích đánh giá toàn bộ
quá trình tiến hoá của nền văn minh nhân loại.
Toynbee còn chỉ ra qui luật của sự diệt vong, sự lan toả và phát triển mạnh mẽ của các
nền văn minh. Một kết luận cực kỳ quan trọng mà Toynbee rút ra là, nhân loại kể từ thế
kỷ XVI đã bước sang kỷ nguyên của nền văn minh Phương Tây, bất chấp việc các xã hội
có muốn hay không và các học giả có thừa nhận hay không. Những tiền đề c
ơ bản của nó
là: tư duy duy lý và sáng tạo nhất là khoa học công nghệ, kinh tế thị trường và phồn vinh
vật chất, chế độ dân chủ và tự do…
Trong công trình Văn hoá thế kỷ XX, tác giả Fragonard cho rằng, hầu hết các yếu
tố hay thành tựu được gọi là “văn hoá thế kỷ XX” đều thuộc về văn hoá Phương Tây.
Cũng dễ hiểu vì tác giả là người Tây Âu nhìn văn hoá theo cách của Phương Tây. Tuy
nhiên,
điều đó cũng không phủ nhận được đóng góp của công trình này cho việc nghiên
cứu văn hoá nhân loại thế kỷ XX.
Vấn đề bản sắc và các biện pháp tạo dựng bản sắc của văn hoá Châu Âu, Mỹ và
Phương Tây đã được bàn đến trong hàng loạt công trình của các học giả nước ngoài. Nổi
tiếng nhất và sớm nhất là tác phẩm kinh điển Nền dân trị Mỹ của nhà xã h
ội học Pháp
Alexis Toquille.
3
Cho đến ngày nay, sau gần hai thế kỷ - tác phẩm ra đời từ năm 1830 -

2
Michel Fragonard: Văn hoá thế kỷ XX - Từ điển lịch sử văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1999
3
Tocquille, Alexis: Nền dân trị Mỹ. Phạm Toàn dịch. Hà Nội , 2007.

ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

9
người ta vẫn còn phải kinh ngạc về sự hiểu biết tinh tế, sâu sắc và toàn diện về xã hội và
văn hoá Mỹ. Trong những năm thập niên 1960-1980 ở Châu Âu người ta đã biên soạn cả
một ‘Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại’ mang tính phổ cập kiến thức, trong đó
tập trung vào văn minh Phương Tây, chẳng hạn Văn minh Hoa Kỳ của J Piere Fichou,
Các nền văn minh thờ
i tiền Colomb của H. Lehmann, Người Berbère của J. Servier,
Những nền văn minh đầu tiên của Địa Trung Hải của J. Gabriel-Leroux, v.v… Từ thập
niên 1990 trở lại đây, việc nghiên cứu xã hội Âu-Mỹ và các vấn đề văn hoá toàn cầu
được gia tăng chưa từng thấy và văn hoá trở thành một chủ đề cơ bản của nghiên cứu
chính trị và quan hệ quốc tế. Trong cuốn sách Các triết thuyết l
ớn (Người dịch: Huyền
Giang, Hà Nội 1999), D.Foldscheid phân tích hàng chục lý thuyết lớn từ cổ chí kim trên
thế giới, nhưng hầu hết các lý thuyết đó đều có gốc gác từ Châu Âu.
4
Bên cạnh đó còn có
khá nhiều công trình phản ánh trình độ tư duy triết học và trừu tượng hoá cao độ của con
người Phương Tây về hiện thực và tư duy như: "The first New Nation. The United States
in Historical and Comparative Perspective" của S.M. Lipser (New York . London 1979),
"Văn hoá. Bản sắc. Châu Âu" của tập thể tác giả do R. Viehoff và R.T. Segers chủ biên
(Frankfurt/M. 1999), "Xã hội dân sự và nền dân chủ Mỹ" của M. Walzer (Berlin 1993)
v.v
Trong công trình đồ sộ Lịch sử văn minh Phương Tây của Koshlansky, Geary và
O'Brien (NXB V
ăn hoá thông tin, Hà Nội, 2005), các tác giả khẳng định văn hoá Châu
Âu đương đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hoá bình dân và văn hoá đại chúng
năng động vốn đều có xuất xứ từ nước Mỹ như điện ảnh, truyền hình, games, ca nhạc
v.v Trong công trình The western civilization: A brief history, nhà sử học Mỹ Jackson

J. Spielvogel thuộc Đại học Pensylvania đã phân tích khá sâu sắc sự khác biệt giữa hai
khái niệm vă
n minh và nền văn minh
5
. Quan điểm về 8 nền văn minh rất gần gũi với
quan điểm của Huntington trong tác phẩm gây tranh cãi Sự va chạm của các nền văn
minh. Các công trình nghiên cứu về xã hội và văn hoá Mỹ hiện đại có nhiều phát hiện
mới mẻ như cuốn Lịch sử mới của nước Mỹ của Eric Foner (Hà Nội, 2003), cuốn Những
trào lưu mới trong xã hội Mỹ của Mark J. Penn (Hà N
ội, 2009) đã phân tích 75 xu hướng
tiềm ẩn sức mạnh to lớn làm thay đổi tương lai nước Mỹ.
Các vấn đề toàn cầu hoá và ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây đối với thế giới
trong quá trình toàn cầu hoá cũng trở thành một trọng điểm nghiên cứu từ gần 20 năm trở
lại đây của các học giả Âu-Mỹ. Chẳng hạn các công trình: National Identity and
Internation Relations của W. Bloom (Cambridge University Press,1990),
Toàn cầu hoá

4
Kremer-Marietti,A.: : Luân lý, Người dịch:Nguyễn Văn Quảng, Bùi Văn Lung dịch, Hà Nội 2004
5
Spielvogel, Jackson J. : The western civilization: A brief history, Peking University Press, 2006.
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

10
văn hoá của D. Wolton (bản tiếng Việt. Hà Nội, 2006). Công trình Sự va chạm của các
nền văn minh (nguyên văn tiếng Anh: The clash of civilization and the remarking of
wolrd order) ra đời năm 1996 của S. Huntingon (Mỹ, đã được xuất bản bằng tiếng Việt
năm 2005) là một dấu ấn tiêu biểu bộc lộ quan điểm chính thống của một bộ phận giới
nghiên cứu ở Phương Tây về toàn cầu hoá và vai trò của v
ăn hoá.

Một người Đức nổi tiếng, chuyên gia về toàn cầu hoá là Ulrich Beck mà tác phẩm
đã được dịch ra trên 30 ngôn ngữ trên thế giới, đã công bố một loạt tác phẩm trong đó
nêu bật những khái niệm quan yếu của vấn đề toàn cầu hoá và sự xung đột giữa các chế
độ và khu vực. Một số tác phẩm của ông gần đây nhất là: Toàn cầu hoá là gì? (Was ist
Globalisierung?); Thảm hoạ hay là sự khởi đầ
u mới (Katastrophe oder Neubeginn?) Xã
hội rủi ro (Weltrisikogesellschaft -Auf der Suche nach der verlorenen Sicherheit). Hai
công trình của nhà báo Mỹ T. L. Friedman: Chiếc Lexus và cây ô liu (Hà Nội 2005), và
Thế giới phẳng (Hà Nội, 2006) lại nhấn mạnh đến tính đồng nhất của thế giới nhờ giải
quyết được hàng loạt trở ngại trong khoa học công nghệ, kinh tế và chính trị. Trong công
trình Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển,
6
các học giả H R. Hemmer, Bubl,
Krueger và Marienburg đã phân tích một cách toàn diện tác động của toàn cầu hoá đối
với các nước đang phát triển và những thách thức gay gắt đặt ra đối với các nước này,
trong đó có Việt Nam.
Trong tác phẩm Toàn cầu hoá văn hoá (2001), học giả người Pháp Dominique
Wolton đã đề cập đến một loạt vấn đề quan trọng về mặt lý luận như: sự khác biệt giữa
thông tin và truyền thông, ch
ủ nghĩa đa nguyên hiện đại, chủ nghĩa đại đồng, bản sắc và
văn hoá tập thể, tam giác nóng Văn hoá - Truyền thông - Bản sắc, khả năng chung sống
giữa các nền văn hoá và liên quan với hệ thống chính trị. Về khả năng cùng chung sống
giữa các nền văn hoá Châu Âu, tác giả đã có một nhận định chí lý rằng: Những người
sáng lập ra Liên minh Châu Âu đã bắt đầu bằng kinh tế
. Đó là một may mắn. Vì "nếu bắt
đầu bằng văn hoá, thì có lẽ những người Châu Âu vẫn còn mãi tranh cãi nhau, trong khi
với kinh tế, họ đã xích lại gần nhau" (tr. 236).
Cũng về chủ đề toàn cầu hoá và văn hoá, trên Diễn đàn Bắc Kinh The harmony of
civilizations and prosperity for all (Hài hoà các nền văn minh và phồn vinh cho tất cả)
được tổ chức thường niên từ 2004 đến nay theo sáng kiến của giới tinh hoa Trung Quốc,

các phát biểu đến từ nhiều nhân v
ật quan trọng của thế giới. Mục đích chính trị của diễn
đàn là tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc. Các vấn đề về văn hoá và tôn giáo ở

1.
6
Hemmer, / Bubl / Krueger / Marienburg: Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển. Khoa Quốc tế học dịch,
Hà Nội, 2001.

ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

11
Đông Nam Á dưới tác động của toàn cầu hoá đã trở thành chủ đề của các diễn đàn quốc
tế chẳng hạn Hội thảo tại Kuala Lumpur (Malaysia) năm 2002 do Hiệp hội Hoa Kỳ học
Malaysia chủ trì. Các báo cáo khoa học được tập hợp lại trong công trình mang tên
Religious Pluralism in Democratic Societie. Challenges and Prospects for Southeast
Asia, Europe, and the United States in the New Millennium do K.S. Nathan chủ biên
(Singapore. Kuala Lumpur 2006).
Những biến đổi vĩ đại của đất nước Ấn Độ gần 20 năm trở lại đ
ây là tâm điểm của
giới nghiên cứu quốc tế ở Tây Âu và Hoa Kỳ. Về ảnh hưởng của văn hoá Phương Tây
đối với Ấn Độ, có thể kể đến các công trình sau đây: A Cultural History of India của
Basham của A.L.(Oxford University Press, Oxford India Paperbacks, 1999), Buck, C. H.
với công trình Fairs and Festivals of India, (New Delhi, India, 2002), Kinsley. Về tiếp
biến văn hoá ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, có rất nhiều công trình nghiên cứu thú
vị. Chẳng hạn về đặc trư
ng của đời sống văn hoá đương đại ở Nhật Bản, Schneider và
Silverman đã dành hàng trăm trang viết trong công trình Xã hội học toàn cầu để phân
tích, lí giải và ca ngợi sự kết hợp hiếm có giữa văn hoá truyền thống Phương Đông và
văn minh Phương Tây. Đặc biệt là công trình của giáo sư Tadao Umesao: Lịch sử nhìn từ

quan điểm sinh thái học. Ông đã đưa ra một phưong pháp tiếp cận các n
ền văn minh từ so
sánh yếu tố địa lý sinh thái. Từ đó đi đến nhận định văn minh Nhật Bản là thuộc về loại
hình văn minh Phuơng Tây vì có bối cảnh sinh thái địa lý tương tự Tây Bắc Âu (nước
Đức).
7

Nghiên cứu trong nước:
Trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận đại cương về xây dựng con người mới và văn hoá
mới Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó có đề cập ít nhiều
đến vấn đề lý luận tiếp thu yếu tố văn hoá ngoại lai, đã có 2 Chương trình khoa học công
nghệ cấp quốc gia do GS.VS. Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, với 18 đề tài được triển
khai liên tục trong giai đoạn 1997-2005. Chương trình KHXH-04 (1997-2000) mang tên
"Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" có
6 đề tài, và KHXH-05 (2001-2005) mang tên "Phát triển văn hoá con người và nguồn
nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" có 12 đề tài. Nét đặc sắc của
các công trình nghiên cứu qui mô lớn trên là vận dụng nhiều ý tưởng chỉ đạo trong đường
lối của Đảng và chính sách của nhà nước về hội nh
ập quốc tế, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc và con người Việt Nam tiên tiến trong thời đại toàn cầu hoá.
Về văn hoá Châu Âu, văn hoá Mỹ và toàn cầu hoá văn hoá, chủ yếu mới chỉ có
các công trình viết riêng về từng nền văn hoá và cũng chỉ ở bước đầu, chứ chưa có công

7
Umesao, Tadao: Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học, Người dịch: Nguyễn Đức thành , Hà Nội, 2007.
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

12
trình nào mang tính hệ thống về toàn bộ nền văn hoá Âu-Mỹ. Người ta có thể phân chia
lịch sử việc nghiên cứu văn hoá Phương Tây ở Việt Nam làm hai giai đoạn lớn: (1) Giai

đoạn trước năm 1954 và (2) Giai đoạn sau 1954. Cuối thế kỷ XIX đã có hàng loạt công
trình nghiên cứu và giới thiệu về văn hoá, xã hội, tôn giáo Phương Tây của hai cha con
Trương Vĩnh Ký, Trương Vĩnh Tống và các nhà trí thức tiền bối Tây học khác xuấ
t hiện
ở miền Nam (Sài Gòn). Bằng các công trình đó, họ đã trở thành học giả quan trọng đầu
tiên nghiên cứu về Phương Tây và là người bắc nhịp cầu giao lưu văn hoá Đông Tây.
Nhưng phải đến giai đoạn những năm 20-30 đầu thế kỷ XX thì mới bùng nổ các
công trình nghiên cứu uyên bác và đầy hứng khởi về văn hoá, văn minh Pháp gắn với các
tên tuổi lẫy lừng của các nhà văn hoá uyên thâm c
ả Nho học và Tây học như Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi. Các tác phẩm quan trọng và có giá trị của ông gần đây
được tập hợp trong bộ sách Thượng Chi văn tập (5 tập in chung, Nxb. Văn học, Hà Nội,
2006).
Giai đoạn từ 1954 đến 1975 ở Việt Nam là giai đoạn lịch sử đặc biệt, trong đó
miền Nam luôn đặt dưới sự thống trị của Phương Tây, trướ
c hết là ở Sài Gòn và các đô
thị khác. Trên lĩnh vực tư duy lý luận văn nghệ, một số nhà nghiên cứu gần đây đánh giá
rằng: ở một phương diện nào đó, sự tiếp biến các khuynh hướng lý luận - phê bình
phương Tây (ở miền Nam thể hiện những khát vọng đổi thay và sáng tạo để nhanh chóng
đuổi kịp Phương Tây
8
.
Giai đoạn từ năm 1975 đến 1990 việc nghiên cứu về Phương Tây bị chững lại bởi
lý do khác biệt ý thức hệ, giống như tình trạng ở miền Bắc suốt những năm 1954-1975
trước đó. Chỉ từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, nhất là từ 1990 trở đi, việc nghiên cứu
về văn hoá Phương Tây mới được khôi phục. Tuy nhiên, tầm bao quát vấn đề, chi
ều sâu
chất lượng của các công trình còn nhiều hạn chế. Có lẽ nở rộ hơn cả là các sách giới thiệu
sơ lược về văn hoá các nước nhằm phục vụ du học, du lịch, kinh doanh. Cũng có một số
công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học về triết học Phương Tây nhưng đa phần cũng

còn khá sơ lược hoặc tri thức khá cũ kỹ
9
. Về văn hoá Âu-Mỹ, phần lớn các cuốn sách
nghiên cứu đều mang tên kiểu như Phác thảo chân dung, Hồ sơ văn hoá, v.v mang
tínhh chất đất nước học (Landeskunde). Ta có thể kể đến các công trình Hồ sơ văn hoá
Mỹ (1995) và Phác thảo chân dung văn hoá Pháp (1999) của Hữu Ngọc, Đặc trưng văn
hoá Mỹ (Báo cáo kết quả đề tài cấp bộ của Lê Thế Quế, 2006), Liên bang Mỹ - Đặc trư
ng
xã hội - Văn hoá của Nguyễn Thái Yên Hương (2006), các công trình chuyên khảo Phác
thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại (2004) và Thế giới đa chiều - Lý thuyết

8
Trần Hoài Anh: Các tài liệu đã dẫn.
9
Ví dụ: Những vấn đề triết học Phương Tây thế kỷ XX, Kỷ yếu hội thảo quốc tế năm 2007 do khoa Triết học,
Trường ĐHKHXH&NV chủ trì. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.
ĐỀ TÀI KX03.09/06-10 – MỞ ĐẦU

13
và kinh nghiệm nghiên cứu khu vực của Lương Văn Kế (chủ trì đề tài). Ngoài ra còn có
hàng trăm bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc, ChÂu-Mỹ
ngày nay, Thông tin khoa học xã hội, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (Bộ văn hoá thông tin), Tạp chí
Khoa học xã hội (Đại học Quốc gia Hà Nội); các báo cáo khoa học trong các hội thảo khoa học quốc tế
và trong nước về toàn cầu hoá và h
ội nhập của Việt Nam. Có thể dẫn ra đây quan điểm của một số tác
giả:
Trong cuốn Hồ sơ văn hoá Mỹ, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc là người đầu tiên ở Việt
Nam tiếp cận một cách hệ thống và khá khách quan các hiện tượng văn hoá Mỹ. Công
trình này gợi mở nhiều suy nghĩ trong xã hội và giới nghiên cứu văn hoá về bản sắc của

văn hoá Mỹ
và sức mạnh đặc biệt của nó. Còn trong cuốn Liên bang Mỹ - Đặc trưng xã
hội - văn hoá, tác giả Nguyễn Thái Yên Hương lại tiếp cận theo hướng mở rộng từ đặc
thù thể chế chính trị Mỹ đến đặc thù văn hoá, xem văn hoá Mỹ là sự cởi trói khỏi các
định kiến Châu Âu phù hợp với đặc thù một quốc gia đa chủng hỗn tạp và luôn luôn sống
động. Có quan đi
ểm gần gũi trong cách nhìn về văn hoá Mỹ là đề tài Đặc trưng văn hoá
Mỹ của Lê Thế Quế (ĐHQG Hà Nội, 2006). Đóng góp có ý nghĩa của đề tài là dành một
chương để nói về ảnh hưởng của văn hoá Mỹ trên thế giới và Việt Nam.
Về văn hoá Pháp và ảnh hưởng của văn hoá Pháp đối với Việt Nam, có rất nhiều
sách, bài báo đã đề cập, trước hết là trên lĩ
nh vực văn học, ngôn ngữ, báo chí, giáo dục,
hội hoạ. Thậm chí đã có cả một dự án nghiên cứu về giao lưu văn hoá Việt-Pháp. Kết quả
của dự án này được tập hợp trong cuốn sách mang tên: Giao lưu văn hoá & Ngôn ngữ
Việt-Pháp do Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam chủ trì (Tp Hồ
Chí Minh 1999). Còn trong cuốn Phác thảo chân dung văn hoá Pháp, với phong cách
báo chí hóm hỉnh và sinh động, Hữ
u Ngọc đã phác hoạ ra những đặc trưng cơ bản của
nền văn hoá Pháp kỳ vĩ, những "tính cách Pháp" (chẳng hạn tính hài hước, tính nhân văn
phổ biến), một số đại diện của văn hoá Pháp, và đặc biệt về ảnh hưởng của văn hoá Pháp
đối với văn hoá Việt Nam thông qua con người Hồ Chí Minh.
Trong cuốn Phác thảo chân dung đời sống văn hoá Đức đương đại củ
a Lương
Văn Kế (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004), tác giả đã dành hẳn một chương bàn về
khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá nói chung; dành một mục quan trọng để bàn về các
bản sắc văn hoá Châu Âu và biểu hiện của nó trong văn hoá Đức. Công trình đi sâu phân
tích đặc điểm của các lĩnh vực chủ yếu của đời sống văn hóa Đức với tư cách m
ột nền
văn hoá lớn và điển hình của văn hoá Châu Âu. Còn trong công trình Thế giới đa chiều.
Lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu khu vực (2007) mang tính phương pháp luận trong

nghiên cứu khu vực quốc tế, trong đó có nghiên cứu khu vực học văn hoá, Lương Văn Kế
đã tiếp cận vấn đề văn hoá khu vực và tiếp xúc văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá từ

×