Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Một số vấn đề pháp lý về quản lý và cấp lý lịch tư pháp so sánh giữa pháp luật, thực tiễn của việt nam và anh quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.38 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ VÀ CẤP
LÝ LỊCH TƢ PHÁP: SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT,
THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VÀ ANH QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ VÀ CẤP
LÝ LỊCH TƢ PHÁP: SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT,
THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VÀ ANH QUỐC
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Mã số: 60380108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Thị Thùy Dƣơng
Học viên: Nguyễn Quốc Liêm
Khóa: 1 – Bình Dƣơng

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, được


sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Trần Thị Thùy Dương. Nội dung nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Khi tôi
sử dụng những số liệu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều có trích dẫn và
chú thích rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Nguyễn Quốc Liêm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ................................................................................2
3. Mục đích của nghiên cứu .....................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu ................4
7.Kết cấu luận văn ....................................................................................................4
CHƢƠNG 1. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LÝ LỊCH
TƢ PHÁP VÀ CẤP LÝ LỊCH TƢ PHÁP GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT LIÊN HIỆP VƢƠNG QUỐC ANH..................................................6
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của pháp luật lý lịch tư pháp Việt Nam và Anh
Quốc ..........................................................................................................................6
1.2 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến lý lịch tư pháp .........................................8
1.2.1 Về tên gọi lý lịch tư pháp ............................................................................8
1.2.2 Về cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp...........................................9
1.2.3 Các cấp độ của Phiếu Lý lịch tư pháp ......................................................10
1.2.4 Về quyền yêu cầu cung cấp lý lịch tư pháp ..............................................16

1.2.5 Về quyền con người khi áp dụng pháp luật Luật Lý lịch tư pháp............17
1.2.6 Về vấn đề xóa án tích trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ........................18
1.2.7 Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp .....................................................................22
1.2.8 Lý lịch tư pháp liên quan đến vấn đề nghề nghiệp hoặc cấm đảm nhiệm
chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã ......................................24
1.2.9 Các khiếu nại liên quan đến lý lịch tư pháp .............................................25
1.3 Một số đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp
dụng pháp luật lý lịch tư pháp tại Việt Nam từ kết quả so sánh với Luật Cảnh sát
Anh Quốc 1997.......................................................................................................26
1.3.1 Kiến nghị cụ thể hóa quy định về quyền yêu cầu, trường hợp yêu cầu nộp
Phiếu Lý lịch tư pháp tại Luật Lý lịch tư pháp ..................................................26


1.3.2 Đề xuất bổ sung nội dung cho phép người giám hộ trẻ em đến dưới 18
tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự được quyền thay mặt họ yêu cầu
cấp lý lịch tư pháp ..............................................................................................27
1.3.3 Hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp ............................................................27
1.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lý lịch tư pháp
............................................................................................................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................29
CHƢƠNG 2. THỦ TỤC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƢ
PHÁP TẠI VIỆT NAM VÀ ANH QUỐC .............................................................30
2.1 Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Việt Nam và lý lịch hình sự tại Anh
Quốc ........................................................................................................................30
2.1.1 Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho người dưới 14 tuổi......................31
2.1.2 Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã và đang cư
trú tại Việt Nam ..................................................................................................33
2.1.3 Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho cá nhân đã, đang công tác trong
quân đội ..............................................................................................................34
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý

lịch tư pháp tại Việt Nam và Anh Quốc ................................................................35
2.3 Một số kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về thủ tục áp dụng pháp luật
quản lý lý lịch tư pháp tại Việt Nam ......................................................................38
2.3.1 Kiến nghị bãi bỏ quy định cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho đối tượng là
người dưới 14 tuổi ..............................................................................................38
2.3.2 Kiến nghị thống nhất cơ quan cấp lý lịch tư pháp thành một đầu mối ....39
2.3.3 Kiến nghị sửa đổi quy định nộp giấy xác nhận tạm trú của người nước
ngoài trong hồ sơ yêu cầucấp Phiếu Lý lịch tư pháp.........................................39
2.3.4 Đề xuất xây dựng và thực hiện mơ hình thống nhất cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp quốc gia 1 cấp........................................................................................40
2.3.5 Kiến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp số hóa, tự động hóa theo
mơ hình máy chủ PNC của Anh Quốc ...............................................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .....................................................................................42
KẾT LUẬN LUẬN VĂN .........................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định
hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá
nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường
hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản1. Lý lịch tư pháp của cá
nhân được cấp dựa trên cơ sở dữ liệu hồ sơ tư pháp cá nhân được quản lý và lưu trữ
bởi Bộ Tư pháp mà đại diện là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư
pháp địa phương, đến 31/12/2015 tổng số hồ sơ tư pháp được lưu trữ tại Bộ Tư pháp
là 1.496.977 hồ sơ. Theo thống kê của Bộ Tư pháp giai đoạn từ 01/7/2010 đến
31/12/2015, các Sở Tư pháp trong cả nước đã cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho

1.224.278 trường hợp2 để làm các thủ tục: xin việc làm, thành lập doanh nghiệp,
xuất cảnh, du học, xuất khẩu lao động. Như vậy, việc cấp lý lịch tư pháp có ý nghĩa
to lớn đối với các cá nhân trong các trường hợp cần thiết, là một xác nhận giúp cho
người bị kết án sau khi xóa án tích được tái hịa nhập với cộng đồng. Đồng thời, cơ
sở dữ liệu lý lịch tư pháp được cập nhật và quản lý bởi Bộ Tư pháp cũng phục vụ
đắc lực công tác quản lý nhân sự, hoạt động thống kê tư pháp, và công tác xét xử tại
tịa án.
Với vị trí và tầm quan trọng như vây, ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung
và tại Liên hiệp Vương quốc Anh3 nói riêng, việc quản lý lý lịch tư pháp được hình
thành từ rất lâu. Tại Anh Quốc, các quy định pháp luật về lý lịch tư pháp có tính ổn
định cao, đáp ứng được u cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của công dân. Cơ quan
quản lý có nhiều kinh nghiệm và cơng tác quản lý lý lịch tư pháp có tác dụng tích
cực đối với các hoạt động tố tụng, quản lý nhà nước, bảo đảm quyền công dân.
Hiện nay tại Việt Nam, với sự ra đời của Luật Lý lịch tư pháp vào ngày
17/6/2009 hoạt động quản lý lý lịch tư pháp đã đi vào ổn định. Đặc biệt từ khi ứng
dụng dịch vụ công cung cấp lý lịch tư pháp trực tuyến ra đời vào năm 2016, công tác
này đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn
một số vướng mắc bất cập phát sinh từ công tác quản lý lý lịch tư pháp như: vấn đề
1

Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp (Luật số 28/2009/QH12) của Quốc Hội 12 ban hành ngày 17/6/2009
(sau đây gọi tắt là Luật Lý lịch tư pháp).
2
Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành công tác Luật Lý lịch tư pháp, Hội nghị tổng kết 05
năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
3

Sau đây gọi tắt là Anh Quốc.



2

phù hợp giữa Luật Lý lịch tư pháp và Bộ Luật Hình sự năm 20154; vấn đề đảm bảo
nguyên tắc tôn trọng quyền con người và các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong Hiến pháp năm 20135; cùng với một số vướng mắc trong q trình thực tiễn
cơng tác cấp và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Vì vậy, pháp luật Việt Nam về vấn đề quản lý và cấp lý lịch tư pháp cần được
so sánh, đối chiếu với pháp luật về lý lịch hình sự của Anh Quốc, là một quốc gia có
bề dày thành tích về hoạt động lập pháp và hành pháp trên thế giới. Qua kết quả so
sánh tác giả có cái nhìn tồn diện về ưu điểm, những hạn chế, bất cập cần khắc phục,
cũng như những giá trị có thể tham khảo, tạo cơ sở cho những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về quản lý
và cấp lý lịch tư pháp: so sánh giữa pháp luật, thực tiễn của Việt Nam và Anh
Quốc” làm đề tài luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ trước đến nay đã có một số bài báo nghiên cứu khoa học đánh giá về thực
trang công tác cấp lý lịch tư pháp và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ở một số
ngành. Cụ thể như:
- Bài “Thực tiễn công tác phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu
Lý lịch tư pháp”, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương, đăng trên tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số tháng 4/2014. Tác giả đã nêu và phân tích thực trạng cơng tác tra cứu
và xác minh thông tin nhân thân để thực hiện việc cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở
Tư pháp. Đề xuất một số giải pháp nghiệp vụ nâng cao hiệu quả công tác tra cứu
xác minh thông tin phục vụ công tác cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
- Bài “Công tác cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của Tòa án – Thực trạng và
giải pháp”, tác giả Đào Thị Minh Thủy, đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số
tháng 4/2014. Tác giả thống kê số liệu về dữ liệu lý lịch tư pháp của cơ quan Tòa án
cung cấp cho cơ quan quản lý lịch tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và đánh giá ưu điểm,
hạn chế của công tác. Một số vướng mắc, bất cập và những kiến nghị đề xuất hoàn

thiện quy trình cung cấp thơng tin lý lịch tư pháp từ cơ quan Tịa án.

4

Bộ Luật Hình sự năm 2015 (Luật số 100/2015/QH13) của Quốc Hội 13 ban hành ngày 27/11/2015 (sau đây
gọi tắt là Bộ Luật Hình sự năm 2015).
5
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28/11/2013 (sau đây gọi tắt là
Hiến pháp năm 2013).


3

- Bài báo cáo “Tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” của Bộ Tư
pháp ngày 06/5/2016 tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 thi hành Luật lý lịch tư
pháp. Báo cáo đã đánh giá toàn diện về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
quản lý lý lịch tư pháp sau hơn 05 năm triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp.
Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu khoa học thì chưa có cơng trình khoa học
nào nghiên cứu về lý lịch tư pháp, đặc biệt là dưới giác độ luật so sánh. Như vậy, đề
tài: “Một số vấn đề pháp lý về quản lý và cấp lý lịch tư pháp: so sánh giữa pháp
luật, thực tiễn của Việt Nam và Anh Quốc” là một đề tài tương đối mới, có ý nghĩa
lý luận, thực tiễn trong khoa học pháp lý của Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích của nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những quy định của pháp luật Anh Quốc và Việt Nam về quản
lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp.
- So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật
Anh Quốc và Việt Nam, rút ra những giá trị pháp lý có thể tham khảo từ các quy
định của pháp luật Anh Quốc về quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp.
- Chỉ ra những vướng mắc, bất cập về pháp lý trong thực tiễn áp dụng pháp
luật quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp.

- Đề xuất những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật quản lý lý lịch tư
pháp và cấp lý lịch tư pháp. Trên cơ sở có tham khảo một số quy định của pháp luật
Anh quốc về vấn đề này.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn:
- Quy định của pháp luật Việt Nam và Anh Quốc về quản lý lý lịch tư pháp
và cấp lý lịch tư pháp.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp
tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Về cơ sở pháp lý: Luật Cảnh sát Anh Quốc 19976 (Police Act 1997 part
V) của Anh Quốc phần thứ V quy định về lý lịch hình sự; Luật Lý lịch tư pháp Việt
Nam và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Trong một số trường

6

Luật Cảnh sát Anh Quốc năm 1997 phần 5 quy định về lý lịch hình sự (Police Act 1997 part V Criminal
record) (sau đây gọi tắt là Luật Cảnh sát Anh Quốc 1997).


4

hợp phân tích về thực tiễn áp dụng pháp luật tác giả có dẫn chiếu văn bản hành
chính của các cơ quan quản lý hành chính liên quan.
- Về thời gian: các quy định của pháp luật, số liệu thống kê ở Việt Nam, sử
dụng trong luận văn được thống kê từ giai đoạn tháng 01/7/2010 đến 31/12/2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng bộ phương pháp phân tích, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong tồn bộ luận văn nhằm phân tích

các quy định của pháp luật, làm sáng tỏ quy định pháp luật và chỉ ra những bất cập,
chồng chéo cần khắc phục; phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật để đánh giá thực
trạng, tạo cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập, tổng hợp và trình bày số
liệu liên quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch
tư pháp, nhằm khái quát được đặc trưng cơ bản của thực trạng áp dụng pháp luật
quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp hiện nay.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh quy định của pháp luật,
thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam và Anh Quốc; từ đó, rút ra những giá trị
pháp lý có thể tham khảo từ các quy định của pháp luật Anh Quốc về quản lý lý lịch
tư pháp và cấp lý lịch tư pháp.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu
Dự kiến các kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài sẽ là:
- Chỉ ra những giá trị pháp lý có thể tham khảo từ các quy định của pháp luật
Anh Quốc về quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp.
- Chỉ ra những vướng mắc, bất cập về pháp lý trong thực tiễn áp dụng pháp
luật quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý lý lịch tư pháp
và cấp lý lịch tư pháp. Trên cơ sở có tham khảo một số quy định của pháp luật Anh
quốc về vấn đề này.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng trong công tác quản lý
nhà nước về quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp, Sở Tư
pháp, và cơ quan có liên quan như Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát.
7.Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn có các phần chính sau:


5

Chương 1: So sánh quy định của pháp luật quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý

lịch tư pháp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh Quốc
Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp


6

CHƢƠNG 1. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LÝ
LỊCH TƢ PHÁP VÀ CẤP LÝ LỊCH TƢ PHÁP GIỮA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT LIÊN HIỆP VƢƠNG QUỐC ANH
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của pháp luật lý lịch tƣ pháp Việt Nam và Anh
Quốc
Lịch sử pháp luật về lý lịch tư pháp của Việt Nam bắt đầu khá sớm, bắt đầu
từ thời phong kiến nhà Lý năm 1075. Kéo dài cho đến thời Pháp thuộc, tòa án giữ
trách nhiệm quản lý và cấp lý lịch tư pháp cá nhân tại phòng lục sự. Thuật ngữ lý
lịch tư pháp được chính phủ Bảo Đại chính thức sử dụng trong quy định của pháp
luật Việt Nam kể từ tháng 9/1951.
Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2009, công tác quản lý và cấp lý lịch tư
pháp được thực hiện theo quy định tại Nghị định và thông tư. Từ ngày 01/7/2010
hoạt động quản lý nhà nước về quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp được
điều chỉnh bằng các văn bản sau:
- Luật Lý lịch tư pháp Luật số 28/2009/QH12 về quản lý lý lịch tư pháp;
- Nghị định 111/2010/NĐ-CP7 của Chính phủ ngày 23/11/2010 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;
- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA8
BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phịng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra
cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;
-Thông tư 63/2011/TT-BCA9 của Bộ Công an ngày 07/9/2011 về biểu mẫu
thi hành án hình sự.


7

Nghị định 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Lý lịch tư pháp (sau đây gọi tắt là Nghị định 111/2010/NĐ-CP).
8

Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP8 ngày 10/5/2012 của Bộ Tư
pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phịng hướng dẫn
trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (sau đây gọi tắt là Thông tư
liên tịch số 04/2012/ TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP).
9

Thông tư 63/2011/TT-BCA. ngày 07/9/2011 về biểu mẫu thi hành án hình sự (sau đây gọi tắt là thơng tư
63/2011/TT-BCA).


7

Phạm vi điều chỉnh của Luật Lý lịch tư pháp10 là trình tự, thủ tục cung cấp,
tiếp nhận, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp; lập Lý lịch tư pháp; tổ chức và quản lý
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về lý lịch
tư pháp.
Mục tiêu Luật Lý lịch tư pháp11: Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có
hay khơng có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa
án tuyên bố phá sản; Ghi nhận việc xố án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án
tái hoà nhập cộng đồng; Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình
sự; Hỗ trợ cơng tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản
lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Luật lý lịch tư pháp vận hành theo 3 nguyên tắc12: Lý lịch tư pháp chỉ được

lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết
định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp
luật; thơng tin lý lịch tư pháp phải đầy đủ, chính xác; và bảo đảm tơn trọng bí mật
đời tư của cá nhân.
Đối tượng chịu sự quản lý về lý lịch tư pháp13: Cơng dân Việt Nam bị kết án
bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án Việt Nam, Toà án nước
ngoài; Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu
lực pháp luật; Cơng dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên
bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có
thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phịng và cơ
quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thơng tin lý lịch tư pháp14.
Đối tượng được quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, theo quy định tại
Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp, gồm có: Cơng dân Việt Nam, người nước ngoài đã
hoặc đang cư trú tại Việt Nam; Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp
Phiếu Lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; Cơ quan nhà
10

Điều 1 Luật Lý lịch tư pháp.
Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp.
12
Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp.
13
Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp.
11

14

Điều 6 Luật Lý lịch tư pháp.



8

nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý
lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh,
thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hành vi bị cấm trong Luật Lý lịch tư pháp15: Khai thác, sử dụng trái phép, làm
sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp; Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự
thật; Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; Tẩy xoá, sửa chữa, giả
mạo Phiếu Lý lịch tư pháp; Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái
thẩm quyền, không đúng đối tượng; Sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp của người khác
trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.
Thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư pháp, theo
quy định tại Điều 12 và 13 Luật Lý lịch tư pháp là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc
gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp.
Tại Anh Quốc, các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp được điều chỉnh
bởi:
- Luật Cảnh sát Anh 1997 (Police Act 1997 criminal record) phần V16.
- Một số luật khác có nội dung điều chỉnh liên quan như: Luật Trẻ em Anh
năm 2004 (The Children Act 2004)17; Luật Trẻ em và vị thành niên 1963 (Children
and Young Persons Act 1963 chapter 1937)18; Luật Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn
thương (Safeguarding Vulnerable Groups Act 2006)19; Luật Tái hòa nhập cộng
đồng Anh Quốc 1974 (Rehabilitation of Offenders Act 1974)20.
1.2 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến lý lịch tƣ pháp
1.2.1 Về tên gọi lý lịch tư pháp
Tại Việt Nam, lý lịch tư pháp được khái niệm tại khoản 1 điều 2 Luật Lý lịch
tư pháp, là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của
15


Điều 8 Luật Lý lịch tư pháp.
Tồn văn Luật Cảnh sát Anh 1997
/>16

phần

17

V

Criminal

record

truy

cập

tại

Luật Trẻ em Anh năm 2004 (The Children Act 2004 chapter 31) (sau đây gọi tắt là Luật Trẻ em Anh
2014).
18
Luật Trẻ em và vị thành niên 1963 (Children and Young Persons Act 1963 chapter 1937) (sau đây gọi tắt
là Luật Trẻ em và vị thành niên Anh 1963).
19
Luật Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương (Safeguarding Vulnerable Groups Act 2006 chapter 47) (sau đây
gọi tắt là Luật bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương 2006).
20
Luật Tái hòa nhập cộng đồng Anh Quốc 1974 (Rehabilitation of Offenders Act 1974 No 1023) (sau đây

gọi tắt là Luật Tái hòa nhập cộng đồng Anh Quốc 1974).


9

Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh
nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Tại Anh Quốc, Luật Cảnh sát Anh 1997 phần 5 có tựa đề là criminal record
“lý lịch hình sự”. Tên gọi này chỉ rõ, đích danh những gì sẽ được ghi nhận trong
bản lý lịch tư pháp cá nhân : chỉ có những tội hình sự. Mục đích hướng đến của lý
lịch hình sự là ghi nhận án tích của người bị kết án hình sự. Hạn chế một số cá nhân
tham gia vào một số nghề nghiệp hoặc giữ một số giấy phép vì lợi ích và an ninh
chung của cộng đồng.
Về bản chất, lý lịch tư pháp của Việt Nam và lý lịch hình sự của Anh Quốc là
tương đồng nhau. Tuy nhiên, tên gọi của các văn bản này là khác nhau. “Lý lịch
hình sự” phản ánh tư duy pháp lý rõ ràng, chính xác của người Anh: ghi nhận tội
hình sự của cá nhân. Tên gọi lý lịch tư pháp của Việt Nam đa nghĩa, được hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Vì vậy, thông tin ghi nhận trong lý lịch tư pháp bao gồm cả
quyết định hành chính của tịa án cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản
lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án
tuyên bố phá sản. Hoặc, trong báo cáo dự thảo lần 1 “Những định hướng lớn xây
dựng dự án Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi” trình Chính phủ của Bộ Tư pháp tháng 8
năm 2016 của Bộ Tư pháp có đề xuất bổ sung đối tượng quản lý lý lịch tư pháp là
pháp nhân thương mại phạm tội. Mặc dù, đề xuất trên đã tạo ra nhiều ý kiến tranh
luận trái chiều về sự phù hợp và mục đích quản lý nhà nước, nhưng rõ ràng đề xuất
là phù hợp với tên gọi Luật lý lịch tư pháp21.
1.2.2 Về cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp
Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp là trung tâm lý lịch
tư pháp quốc gia trực thuộc Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp địa phương, theo quy

định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp lý lịch
tư pháp cho các trường hợp sau: công dân Việt Nam mà không xác định được nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú; người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. Các Sở Tư
pháp địa phương cấp lý lịch tư pháp cho các trường hợp: công dân Việt Nam
thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Như vậy, nhìn chung cơ quan có thẩm
quyền cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam là Bộ Tư pháp và cơ quan trực thuộc. Từ khi
21

Tuy nhiên, đề xuất này đã được loại bỏ khỏi dự thảo lần 2 ngày 04/04/2017 trình Quốc Hội của Chính phủ.


10

Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực cho đến 31/12/2015 tổng số Phiếu Lý lịch tư pháp
được cấp là 1.224.278 phiếu, gần gấp đôi số phiếu được cấp trong 10 năm thực hiện
Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA22.
Tại dự thảo lần 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Lý lịch tư pháp tại
mục 19 sửa đổi Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp có quy định, cho phép cá nhân yêu cầu
cấp Lý lịch tư pháp được quyền lựa chọn nơi cấp lý lịch tư pháp. Theo đó, cơng dân
Việt Nam thường trú, tạm trú ở nhiều nơi hoặc người nước ngoài đã và đang cư trú
tại Việt Nam nộp ở Sở Tư pháp nơi cư trú hoặc Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp (là
tên gọi mới tại dự thảo thay cho tên gọi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia); người
Việt Nam cư trú ở nước ngoài nộp hồ sơ ở Sở Tư pháp nơi thường trú trước khi xuất
cảnh hoặc Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp. Quy định của pháp luật cho phép lựa
chọn nơi nộp hồ sơ là nhằm tạo thuận lợi cho công dân và người Việt Nam ở nước
ngồi khi có u cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Điều này của dự thảo nếu được
Quốc Hội thơng qua, có hiệu lực pháp luật sẽ là một bước tiến lớn trong công tác
cải cách thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
Tại Anh Quốc, Bộ Ngoại giao là cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch hình sự,

theo mục 112 phần V Luật Cảnh sát Anh 1997. Thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp
theo luật pháp Anh Quốc khác biệt hoàn toàn so với luật pháp Việt Nam. Nhận định
đầu tiên, Bộ Ngoại giao cấp lý lịch hình sự có vẻ như khơng phù hợp với nhiệm vụ
ngoại giao. Tuy nhiên, xem xét thời điểm ra đời của Luật Cảnh sát Anh 1997, thời
điểm này Anh Quốc đã là thành viên của EU, hội nhập sâu với thế giới, công dân
Anh Quốc làm việc sinh sống tại khắp nơi trên thế giới; công dân các quốc gia khác
cũng đến sinh sống và làm việc tại Anh Quốc. Luật pháp nước Anh giao quyền cho
cơ quan ngoại giao cấp lý lịch hình sự xuất phát từ nguyên nhân này.
1.2.3 Các cấp độ của Phiếu Lý lịch tư pháp
Tại Việt Nam, theo quy định Điều 41của Luật Lý lịch tư pháp Phiếu Lý lịch
tư pháp có hai cấp độ: phiếu số 1 và phiếu số 2. Phiếu số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan
tổ chức khi có yêu cầu, quy định tại khoản 1 và 3 của Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp.
Nội dung Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 ngồi những thơng tin về danh tính thì nếu
khơng có án tích hoặc đã được xóa án tích hay đại xá thì ghi là khơng có án tích;
người khơng bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác
xã theo quyết định tun bố phá sản thì ghi “khơng bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
22

Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp, tháng 8/2016.


11

thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; hoặc người bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì
ghi “bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Riêng mục cấm đảm nhiệm thành lập quản lý doanh nghiệp nếu cá nhân, tổ chức
khơng có u cầu thì phiếu số 1 không ghi nhận.
Phiếu số 2 cấp cho cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2
Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp. Nội dung chính của phiếu 2 tương tự như phiếu số 1

tuy nhiên phần án tích thì mặc dù đã xóa án tích vẫn ghi nhận đầy đủ tình trạng án
tích và thời gian được xóa án tích. Riêng mục cấm đảm nhiệm ghi nhận tương tự
như phiếu số 1, nhưng mục này luôn được ghi nhận trong lý lịch không theo yêu
cầu của cá nhân, tổ chức như phiếu số 1.
Phần định danh trên Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và 2 có nội dung thể hiện số
chứng minh nhân dân, hoặc số hộ chiếu của cá nhân. Tuy nhiên, quy định này
khơng tương thích với nội dung của các bản án hình sự của tịa án hiện nay. Theo
khoản 2 Điều 224 Bộ Luật Tố tụng hình sự 200323 hoặc khoản 2 và 3 Điều 260 của
Bộ Luật Tố tụng hình sự 201524, phần định danh của bị cáo gồm họ tên, ngày tháng
năm sinh, địa chỉ, quê quán, nghề nghiệp…, khơng có số chứng minh nhân dân,
hoặc số hộ chiếu. Việc không ghi nhận số chứng minh nhân dân của cá nhân lên bản
án đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý lý lịch tư pháp và cấp lý lịch tư
pháp25. Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp ln đề nghị tịa án cung cấp thêm số chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người phạm tội, nhằm mục đích xác định chính
xác cá nhân phạm tội. Vướng mắc về định danh người phạm tội đã được sửa đổi bổ
sung tại dự thảo lần 2 ngày 04/4/2017 của Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi bổ sung,
trình Quốc Hội. Theo khoản 13 Điều 1 dự thảo, Điều 42 của Luật Lý lịch tư pháp
được bổ sung thêm số thẻ căn cước công dân, số định danh cá nhân hoặc số hộ
chiếu của người được cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Việc sửa đổi bổ sung này góp phần
hoàn thiện nội dung của Phiếu Lý lịch tư pháp. Hệ quả pháp lý của việc sửa đổi bổ
sung là nếu dự thảo được Quốc Hội thông qua, ban hành luật, cần phải sửa đổi bổ
23

Bộ Luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 của Quốc Hội khóa 11 ban hành ngày 26/11/2003, có hiệu lực
ngày 01/7/2004 (sau đây gọi tắt là Bộ Luật Tố tụng dân sự 2013).
24
Bộ Luật Tố tụng hình sự số 110/2015/QH13 của Quốc Hội khóa 13 ban hành ngày 27/11/2015, có hiệu lực
ngày 01/7/2016 (sau đây gọi tắt là Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
25
Tạ Thị Minh Lý, 2016, Kết quả khảo sát về thực hiện Luật Lý lịch tư pháp ở 05 địa phương và một số kiến

nghị sửa đổi luật


12

sung khoản 2 và 3 Điều 260 của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015. Nội dung sửa đổi,
bổ sung thêm số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, hoặc số hộ chiếu của
bị cáo.
Tại Anh Quốc, có 5 loại lý lịch hình sự được Bộ Ngoại giao cấp. Loại thứ
nhất, (Criminal conviction certificate gọi tắt là Basic Disclosures) phiếu về tội hình
sự đã kết án gọi tắt là phiếu cơ bản26. Đối với phiếu loại cơ bản thì theo Luật Tái
hịa nhập cộng đồng Anh Quốc 1974 (Rehabilitation of Offenders Act 1974) khơng
ghi nhận các tội hình sự mà đã được xóa án tích.. Cá nhân nếu có nhu cầu một Phiếu
Lý lịch hình sự loại cơ bản thì phải nộp đơn trực tuyến hoặc trực tiếp, đóng đủ lệ
phí. Phiếu có thể được cấp trực tiếp, qua bưu điện, dịch vụ công trực tuyến27.
Loại thứ hai, (Criminal Record Certificate gọi tắt là Standard Disclosures)
Phiếu Lý lịch hình sự tiêu chuẩn gọi tắt là phiếu nền. Nội dung phiếu nền tương tự
như phiếu cơ bản, tuy nhiên ghi nhận cả hình phạt cảnh cáo, tội đã được xóa án tích.
Phiếu nền được Bộ Ngoại giao cấp hạn chế hơn phiếu cơ bản. Điều kiện cấp phiếu
nền: thứ nhất, nộp lệ phí, trừ trường hợp yêu cầu cấp phiếu để xin việc tình nguyện
viên ở những tổ chức từ thiện; thứ hai, đơn xin cấp phiếu nền của của cá nhân, kèm
theo giấy yêu cầu của tổ chức rằng cá nhân phải nộp phiếu nền cho họ. Nhằm
hướng đến mục tiêu có thể loại trừ những cá nhân không đủ điều kiện hành nghề
trong một số nghề nghiệp nhất định, hoặc để nhận nuôi con nuôi28.
Loại thứ 3 (Enhanced criminal record certificates gọi tắt là Enhanced
Disclosures) lý lịch hình sự nâng cao gọi tắt là phiếu nâng cao hoặc phiếu tăng
cường29. Phiếu này tương tự như phiếu nền về hình phạt cảnh cáo hoặc án tích, tuy
nhiên tại điểm (7) và (8) của mục 115 Luật Cảnh sát Anh 1997, có quy định rằng Bộ
Ngoại giao sẽ yêu cầu viên chức trưởng và tổng tham mưu trưởng của lực lượng
cảnh sát cung cấp thông tin và quan điểm về sự phù hợp của cá nhân với vị trí việc

làm, hoặc nuôi con nuôi. Nguồn thông tin của cảnh sát cung cấp trong lý lịch tư
pháp có từ thơng tin lưu ý của cảnh sát địa phương, thông tin tình báo về cá nhân.
Để được cấp phiếu tăng cường này cá nhân phải nộp đơn, nộp lệ phí trừ trường hợp
để xin việc tình nguyện viên ở những tổ chức từ thiện. Kèm theo giấy yêu cầu của
tổ chức rằng cá nhân phải nộp phiếu tăng cường, nhằm loại trừ những cá nhân
26

Mục 112 của Luật Cảnh sát Anh Quốc 1997 phần V
Mục 112 của Luật Cảnh sát Anh Quốc 1997 phần V.
28
Mục 113 của luật cảnh sát phần V
27

29

Mục 115 của luật cảnh sát phần V


13

không đủ điều kiện hành nghề trong một số nghề nghiệp nhất định, hoặc để nhận
nuôi con nuôi. Tại mục 115 của Luật Cảnh sát Anh Quốc 1997 phần V có liệt kê
một số ngành nghề cần phải cấp lý lịch hình sự tăng cường như: chăm sóc, giáo dục
trẻ em, vị thành niên, người tàn tật, người già; nuôi con nuôi, kinh doanh casino, xổ
số, kinh doanh đánh bạc, mở nhà trẻ. Một bản sao của phiếu tăng cường này sau đó
được gửi thẳng đến cho người yêu cầu phiếu tăng cường để kiểm tra.
Loại thứ 4 (Enhanced criminal record certificates: judicial appointments and
Crown employment) lý lịch hình sự nâng cao cho tịa án hoặc Hồng gia30. Mẫu lý
lịch này được cấp cho cá nhân để giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của tòa án hoặc
cuộc gặp mặt với Hoàng gia về vấn đề việc làm. Nội dung của phiếu lý lịch mẫu 4

tương tự như mẫu phiếu lý lịch tăng cường, tuy nhiên các quy định về sự phù hợp
với vị trí việc làm được quy định chặt chẽ và khắt khe hơn so với mục 115 của Luật
Cảnh sát Anh 1997.
Loại thứ 5 (Criminal Record Certificate Crown employment)31 lý lịch hình
sự nền đối với các vị trí việc làm cho Hồng gia. Loại lý lịch hình sự này khơng phổ
biến, vì chỉ dành cho 1 chủ thể duy nhất là những cá nhân muốn có vị trí việc làm
cho Hồng gia. Nội dung của phiếu lý lịch loại thứ 5 tương tự như nội dung của
phiếu lý lịch nền, kèm theo một số yêu cầu riêng biệt dành cho Hoàng gia.
Như vậy, về cơ bản ở cả hai quốc gia Việt Nam và Anh Quốc đều phân chia lý
lịch tư pháp ra thành các cấp độ từ thấp đến cao. Tuy nhiên, sự phân chia của Anh
Quốc chi tiết hơn Việt Nam, mục đích hướng đến của từng loại Phiếu Lý lịch cũng
tỉ mỉ và rõ ràng hơn. Luật Anh Quốc chỉ định tổ chức yêu cầu Phiếu Lý lịch nền
hoặc tăng cường nêu quy định pháp luật cho phép một yêu cầu như thế, đồng thời
cũng liệt kê rõ ràng hoặc dẫn chiếu điều luật của từng đạo luật cụ thể ngành nghề
cần Phiếu Lý lịch hình sự tăng cường. Yêu cầu bảo mật thông tin cá nhân được đề
cao, tổ chức theo quy định của pháp luật cần có phiếu nền hoặc phiếu tăng cường
nhưng nếu khơng có sự đồng ý của cá nhân thì Bộ Ngoại giao cũng khơng cấp
Phiếu Lý lịch hình sự nâng cao hoặc tăng cường.
Trở lại tình hình thực tế tại Việt Nam, yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp mẫu
2 chiếm một tỷ lệ tương đối. Nhưng cơ quan quản lý nhà nước chưa quản lý được
hết mục đích sử dụng phiếu số 2 của cá nhân. Tính trên tồn quốc từ ngày
30

Mục 116 Luật Cảnh sát Anh 1997.

31

Mục 114 Luật Cảnh sát Anh 1997.



14

01/7/2010 cho đến hết ngày 31/12/2015 tổng số phiếu số 1 được cấp là 1.012.385
phiếu, phiếu số 2 được cấp là 228.194 phiếu chiếm tỷ lệ là 22,54% 32.

Tỷ lệ phiếu số 2 trên số
phiếu số 1
Phi ếu s ố 1
Phi ếu s ố 2

Biểu đồ số 1. Tỷ lệ cấp phiếu số 2 so với phiếu số 1 trên toàn quốc, giai đoạn
từ 01/7/2010 đến 3/12/201533.
Năm 2016, Bộ Tư pháp phối hợp với chương trình USAID GIG34, tổ chức
khảo sát chuyên sâu tại 5 địa phương Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Phú Yên, Bình
Định. Nhằm đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Kết quả khảo
sát về mục đích xin cấp lý lịch tư pháp của cá nhân; thống kê số lượng cá nhân đã
từng bị yêu cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 như sau:
60
50
Cho nhập, thôi trở lại QT

40

Nuôi con nuôi

30

Cấp chứng chỉ hành nghề
Tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại VN


20

Thành lập doanh nghiệp
Khác

10
0
Tỷ lệ %

32

Báo cáo tổng kết năm năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp tháng 8/2016.
Báo cáo tổng kết năm năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp tháng 8/2016
34
USAID GIG dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của cơ quan phát triển quốc tế của Hoa
Kỳ tại Việt Nam, chương trình khảo sát này thuộc đề án hỗ trợ thực thi pháp luật hội nhập quốc tế tại Việt
33

Nam


15

Biểu đồ số 2. Kết quả khảo sát về mục đích xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại
5 địa phương Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Phú n, Bình Định của chương trình
USAID GIG35
90

80
70


60
50

Đã từng

40

Chưa từng

30
20
10
0
Tỷ lệ %

Biểu đồ số 3. Thống kê cá nhân đã từng hoặc chưa từng bị yêu cầu nộp Phiếu
Lý lịch tư pháp mẫu 2 tại 5 địa phương Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Phú Yên,
Bình Định của chương trình USAID GIG 36.
Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy mục đích sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp
của các đối tượng khảo sát chủ yếu là cho nhập, thôi và trở lại quốc tịch, du học.
Phiếu Lý lịch tư pháp loại này hầu hết nộp cho cơ quan ngoại giao nước ngồi tại
Việt Nam. Trong số nhóm đối tượng khảo sát thì có 22,45% đã từng bị tổ chức u
cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp mẫu 2, và 77,55% chưa bị yêu cầu nộp phiếu số 2.
Kết quả khảo sát tại 5 địa phương trên khá trùng khớp với tỷ lệ số lượng phiếu số 2
trên phiếu số 1 được cấp trên toàn quốc, giai đoạn 01/7/2010 đến 31/12/2016, là
22,54% trên 77,46%37.

35


Tạ Thị Minh Lý, 2016, Kết quả khảo sát về thực hiện Luật Lý lịch tư pháp ở 05 địa phương và một số kiến
nghị sửa đổi luật
36

Tạ Thị Minh Lý, 2016, Kết quả khảo sát về thực hiện Luật Lý lịch tư pháp ở 05 địa phương và một số kiến
nghị sửa đổi luật
37

Báo cáo tổng kết năm năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp tháng 8/2016


16

1.2.4 Về quyền yêu cầu cung cấp lý lịch tư pháp
Tại Việt Nam, quyền yêu cầu được cấp lý lịch tư pháp gồm: cá nhân và một
số tổ chức, theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp. Theo đó, tổ chức gồm: cơ quan tiến
hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Theo
Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, cá nhân có quyền yêu cầu cấp phiếu mẫu 1 để biết về
lý lịch tư pháp của mình. Tuy nhiên, thời gian qua việc sử dụng phiếu mẫu 2 còn
chưa đúng mục đích, như đã phân tích tại mục 1.2.3 của luận văn. Vì vậy, trong dự
thảo lần 2 ngày 04/4/2017 trình Quốc Hội, Chính phủ đã đề xuất sửa đổi Điều 41,
theo đó phiếu mẫu 2 chỉ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng, sử dụng cho mục
đích tố tụng. Nếu đề xuất này được thông qua, việc cấp phiếu số 2 khơng quản lý
được mục đích sử dụng; yêu cầu nộp phiếu số 2 tràn lan làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích cá nhân sẽ chấm dứt.
Tại Anh Quốc, cá nhân có quyền yêu cầu cấp lý lịch hình sự. Các tổ chức
cũng có quyền u cầu cấp Phiếu Lý lịch hình sự, đối với phiếu nền (Criminal
Record Certificate gọi tắt là Standard Disclosures) và phiếu nâng cao (Enhanced
criminal record Certificate gọi tắt là Enhanced Disclosures), phiếu nâng cao cho tịa
án và hồng gia, phiếu xin việc làm cho hoàng gia38. Nhưng tổ chức phải chỉ ra quy

định của pháp luật cho phép tổ chức sử dụng lý lịch hình sự của cá nhân, và đặc biệt
có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân. Khi đó, 1 bản lý lịch hình sự sẽ được gửi
đến cho tổ chức yêu cầu.
Qua đây tác giả nhận thấy rằng: quy định của pháp luật Anh Quốc có chặt
chẽ hơn về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, và tôn trọng quyền tự do của cá nhân
so với quy định của Luật Lý lịch tư pháp Việt Nam. Tại Việt Nam, từ năm 2012
tình trạng lạm dụng yêu cầu cá nhân phải nộp Phiếu Lý lịch tư pháp mẫu 2 ngày
càng gia tăng. Một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài như Hoa Kỳ, Canada,
Newzeland, Phần Lan, Na Uy yêu cầu cá nhân là công dân Việt Nam và người nước
ngồi có thời gian cư trú tại Việt Nam phải nộp phiếu số 2 nộp khi thị thực nhập
cảnh hoặc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện. Bên cạnh đó, nhiều doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp trong nước đã yêu cầu cá nhân
phải nộp Phiếu Lý lịch tư pháp mẫu 2 khi xin việc làm39. Mặc dù, theo quy định của
38

Từ mục 112 đến mục 116 của Luật Cảnh sát Anh 1997

39

Tờ trình về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp trình Chính

phủ.


17

pháp luật Việt Nam họ không được sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 phục vụ cho
công việc quản lý của mình40. Điều này làm ảnh hưởng đến chính sách nhân đạo của
pháp luật hình sự Việt Nam, và vấn đề tái hịa nhập cơng đồng của người đã từng có
án tích.

1.2.5 Về quyền con người khi áp dụng pháp luật Luật Lý lịch tư pháp
Tại Anh Quốc, vấn đề bảo vệ quyền tự do, bí mật cá nhân, chống phân biệt
đối xử được thực thi theo Công ước Bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản
(Conventin for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms). Theo
phụ lục 12 của cơng ước cấm chính phủ phân biệt đối xử với bất kỳ quyền hợp pháp
nào; trường hợp ngoại lệ Điều 18, phải được vận dụng theo đúng mục đích của cơng
ước. Vì vậy, Luật Cảnh sát Anh Quốc 1997 từ mục 112 đến mục 116, quy định
phiếu nền và phiếu tăng cường chỉ được cấp khi tổ chức sử dụng có đơn yêu cầu,
kèm dẫn chiếu quy định của pháp luật cho phép sử dụng; cá nhân có nhu cầu, và
chấp nhận bằng văn bản. Bộ Ngoại giao xem xét, cấp phiếu nền hoặc phiếu tăng
cường.
Tại Việt Nam, Hiến pháp 2013 các quy định về quyền con người và quyền
nghĩa vụ cơng dân có một vị trí hết sức quan trọng. Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia
đình được pháp luật bảo đảm an tồn41.
Trong khi đó trên thực tế, mẫu lý lịch tư pháp số 2 được cấp hiện nay chỉ căn
cứ vào yêu cầu của cá nhân. Cơ quan quản lý tư pháp không nắm được cá nhân sử
dụng mẫu này vào việc gì, nộp cho tổ chức cá nhân nào; tổ chức, cá nhân khác yêu
cầu cá nhân nộp phiếu số 2 có được phép sử dụng chúng một cách hợp pháp hay
không? Việc sử dụng lý lịch tư pháp của các cá nhân tràn lan như hiện nay đã trực
tiếp vi phạm đến quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân. Lợi ích của các cơ quan
hoặc cá nhân đã chối bỏ, phủ nhận hay xâm phạm đến bí mật tự do của một cá nhân
khác; đồng thời xuất hiện sự phân biệt đối xử.
Tuy nhiên có một thực tế khác phải suy nghĩ, theo kết quả khảo sát của Bộ
Tư pháp và AUSIAD GIG hơn 55% đối tượng khảo sát không phân biệt được sự

40

Báo cáo “Những định hướng lớn xây dựng dự án Luật Lý lịch tư pháp sửa đổi” của Bộ Tư pháp tháng

8/2016 trình Chính phủ.
41

Điều 16 Hiến pháp Việt Nam 2013


18

khác biệt giữa mẫu phiếu số 1 và phiếu số 2; hơn 31% có hiểu nhưng khơng đầy đủ
về sự khác biệt này. Từ kết quả khảo sát này cho thấy bản thân đối tượng cũng chưa
nhận thức hết quyền được bảo vệ bí mật tư pháp của mình.
60

50

40
Hiểu rõ

30

Hiểu ít
Không hiểu

20

10

0
Tỷ lệ %


Biểu đồ 4. Thống kê tỷ lệ cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp phân
biệt được sự khác biệt giữa Phiếu Lý lịch tư pháp mẫu 1 và mẫu 2 tại 5 địa phương
Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Phú n, Bình Định của chương trình USAID GIG
42

1.2.6 Về vấn đề xóa án tích trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Tại Anh Quốc, vấn đề xóa ghi nhận phạm tội cho Phiếu Lý lịch hình sự cơ
bản căn cứ vào Luật tái hịa nhập cộng đồng 1974, Luật Hình sự 2012 chương 8 từ
mục 13943. Cụ thể như sau:
- Tù nhân và thanh thiếu niên phạm tội bị kết án từ 2.5 năm đến 4 năm, kể cả
án treo, thời gian xóa ghi nhận là 7 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt; tù nhân
và thanh thiếu niên bị kết án từ 6 tháng đến 2.5 năm, kể cả án treo, thời gian xóa ghi
nhận là 4 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt; bị kết án dưới 6 tháng thời gian
xóa ghi nhận là 2 năm hoặc 1.5 năm cho thanh thiếu niên dưới 18 tuổi tại thời điểm
xin Phiếu Lý lịch hình sự cơ bản;
- Đối với hình thức phạt tiền thời gian xóa ghi nhận là 1 năm.

42

Tạ Thị Minh Lý, 2016, Kết quả khảo sát về thực hiện Luật Lý lịch tư pháp ở 05 đại phương và một số kiến
nghị sửa đổi luật
43

/>

19

- Hình phạt là giáo dục cộng đồng hoặc giáo dưỡng trẻ em, thời gian xóa ghi
nhận từ 1 năm đến 2 năm nếu hình phạt khơng chỉ định thời gian.
- Các lưu ý, cảnh báo, khiển trách không hiển thị trên PNC. Cảnh báo có điều

kiện xóa ghi nhân khi điều kiện kết thúc.
- Ngoại lệ, giảm ½ thời gian ghi nhận đối với trường hợp thiếu niên dưới 18
tuổi xin Phiếu Lý lịch hình sự cơ bản, trừ trường hợp bị kết án dưới 6 tháng44.
Pháp luật Việt Nam về xóa án tích được quy định tại chương 10 Bộ Luật
Hình sự năm 2015. Xóa án tích có đương nhiên xóa án tích, và xóa án tích theo
quyết định của tịa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, và xóa án tích cho
người dưới 18 tuổi.
- Xóa án tích khi bị kết án do lỗi vơ ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và người được miễn hình phạt khơng bị coi là có án tích45; Như vậy,
đối với trường hợp này thì lý lịch tư pháp phiếu số 1 của cá nhân được ghi nhận là
khơng án tích ngay tại thời điểm tịa án tun án.
- Đương nhiên xóa án tích46 nếu chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết
thời gian thử thách án treo, chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác
của bản án và không phạm tội mới trong thời hạn 01 năm đối với trường hợp bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; 02
năm đối với trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 03 năm đối với trường hợp bị phạt tù
trên 05 năm đến 15 năm; 05 năm đối với trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù
chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án; nếu người bị kết án đang chấp
hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải
chấp hành dài hơn thời hạn nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ
hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung (trừ thời hạn đối với
hình phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng được giảm án).
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi
hành án, người đó khơng phạm tội mới trong thời hạn nêu trên. Khi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện nêu trên thì Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 của cá nhân đã từng phạm tội
44

Xem thêm Disclosure of convictions_0.pdf


45

Điều 69 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

46

Điều 70 Bộ Luật Hình sự năm 2015.


20

sẽ được ghi nhận là khơng án tích, trừ các tội Xâm phạm an ninh quốc gia (Chương
XIII) và các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh
(Chương XXVI) khơng được đương nhiên xóa án tích.
Theo khoản 1 Điều 2 của Luật Lý lịch tư pháp, khái niệm lý lịch tư pháp lý
lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án. Như vậy, từ khái niệm trên có thể hiểu
rằng lý lịch tư pháp ghi nhận thơng tin về án tích của cá nhân từ khi bản án có hiệu
lực pháp luật và tình hình thi hành án của cá nhân. Trong giai đoạn từ 01/7/2010
đến 31/12/2015, tòa án nhân dân các cấp đã cung cấp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp 982.066 hồ sơ, cơ quan thi hành án dân sự đã cung cấp 685.947
hồ sơ47. Đây được đánh giá là một thành công trong việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ
liệu về án tích của quốc gia.
Theo khoản 1b Điều 33 của Luật Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp có trách
nhiệm ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp, khi xác định người bị kết án
có đủ điều kiện đương nhiên được xố án tích theo quy định của Bộ Luật Hình sự
năm 2015. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 thì căn cứ vào bản án có hiệu
lực và tình trạng thi hành án mà cơ quan tư pháp ghi nhận tình trạng đương nhiên
xóa án tích của cá nhân. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 70 Bộ Luật Hình sự năm
2015, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong

hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong
hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm
tội mới. Như vậy, điều kiện đương nhiên xóa án tích là bản án có hiệu lực pháp lực,
tình hình thi hành án và tình trạng thực hiện hành vi phạm tội mới. Quy định này
dẫn đến tình trạng là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gặp nhiều khó
khăn khi xác định thơng tin về vấn đề đương nhiên xóa án tích cá nhân, bởi vì cơ sở
dữ liệu hiện nay chỉ có bản án có hiệu lực pháp luật và hồ sơ thi hành án dân sự, mà
khơng có dữ liệu về hành vi phạm tội mới và quá trình tố tụng.
Khi khơng được đương nhiên xóa án tích thì thẩm quyền xóa án tích thuộc
tịa án. Tịa án quyết định xóa án tích căn cứ vào tính chất tội phạm đã thực hiện,
thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án. Thời hạn xóa án
tích theo quyết định của Tịa án được xác định là từ khi chấp hành xong hình phạt
chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ
47

Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp


×