Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Lv ck2 thái 010 06 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 99 trang )

BỘ Y TẾ

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

VŨ HỒNG THÁI

SO SÁNH KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN
HÀM DƯỚI THEO PHÂN LOẠI PARANT II, III BẰNG MÁY
PHẪU THUẬT SIÊU ÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG
KINH ĐIỂN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

Hà Nội 2020


BỘ Y TẾ

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

VŨ HỒNG THÁI

SO SÁNH KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN
HÀM DƯỚI THEO PHÂN LOẠI PARANT II, III BẰNG MÁY
PHẪU THUẬT SIÊU ÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG
KINH ĐIỂN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Chuyên ngành: Răng hàm mặt



LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khang

Hà Nội 2020
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1. Sự hình thành, phát triển và liên quan của RKHD...............................3
1.1.1. Sự hình thành, phát triển của RKHD.............................................3
1.1.2. Liên quan của răng khôn hàm dưới...............................................4
1.2. Phân loại RKHD mọc lệch, ngầm khó..................................................6
1.2.1. Phân loại theo quan điểm phẫu thuật của Parant...........................6
1.2.2. Ủy ban phẫu thuật miệng của Mỹ năm 1971...............................10
1.2.3. Theo Peter Tets và Wifried Wagner............................................11
1.2.4. Theo A. Fare................................................................................11
1.2.5. Phân loại Pell, Gregory và Winter: Dựa vào 3 tiêu chuẩn...........11
1.2.6. Phân loại theo tiên lượng phẫu thuật của Pederson.....................13
1.3.7. Phân loại theo tiên lượng phẫu thuật của Pederson có bổ xung của
Mai Đình Hưng......................................................................................14
1.3. Tai biến và biến chứng RKHD mọc lệch, ngầm khó..........................15
1.4. Chẩn đốn và điều trị răng khơn hàm dưới.........................................16
1.4.1. Chẩn đốn biến chứng do răng khôn hàm dưới...........................16
1.4.3. Chỉ định phẫu thuật răng khôn hàm dưới....................................20
1.4.4. Phẫu thuật răng khôn hàm dưới...................................................20
1.5. Tai biến, biến chứng phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch, ngầm......22
1.5.1. Tai biến trong khi phẫu thuật răng khôn hàm dưới......................22

1.5.2. Diễn biến sau phẫu thuật..............................................................22
1.5.3. Biến chứng sau phẫu thuật...........................................................22
1.5.2. Điều trị các biến chứng do răng khôn hàm dưới..........................23
1.6. Một số nghiên cứu về răng khôn hàm dưới của các tác giả trong và
ngoài nước..................................................................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................27


2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân...................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................28
2.3.1. Thiết kế chung:............................................................................28
2.3.2. Cỡ mẫu.........................................................................................28
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin...................................................29
2.3.4. Công cụ thu thập thông tin...........................................................29
2.3.5 Các biến số nghiên cứu.................................................................29
2.3.6. Các bước tiến hành:.....................................................................31
2.3.7. Phẫu thuật nhổ RKHD lệch, ngầm khó:.......................................37
2.3.8. Theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật:..............................44
2.4. Tập hợp và xử lý số liệu:....................................................................48
2.5. Sai số và các biện pháp khống chế:....................................................48
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu:..................................................................48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................49
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân loại
Parant II, III của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103.. 49
3.1.1. Đặc điểm về tỷ lệ về tuổi.............................................................49
3.1.2. Đặc điểm tỷ lệ về giới..................................................................50
3.1.3. Đặc điểm về tư thế RKHD...........................................................50

3.1.4. Vị trí độ sâu RKHD so với răng hàm lớn thứ hai........................51
3.1.5. Đặc điểm về tương quan khoảng rộng xương..............................51
3.1.6. Đặc điểm về hình dáng chân răng của RKHD.............................52
3.1.7. Đặc điểm số lượng chân răng của RKHD....................................53
3.1.8. Đặc điểm liên quan chân răng khôn với ống thần kinh răng dưới54
3.1.9. Chỉ số độ khó của RKHD............................................................55


3.1.10. Biến chứng của RKHD..............................................................55
3.1.11. Tương quan giữa biến chứng của RKHD và tư thế mọc...........56
3.2. So sánh kết quả sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại
Parant II, III bằng máy phẫu thuật siêu âm và phương pháp nhổ răng kinh
điển tại Bệnh viện Quân y 103...................................................................58
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................65
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân loại
Parant II, III................................................................................................65
4.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhân..........................................................65
4.1.2. Đặc điểm tư thế mọc của RKHD.................................................66
4.1.3. Vị trí độ sâu RKHD mọc lệch, ngầm so với răng hàm lớn thứ hai67
4.1.4. Tương quan khoảng rộng xương..................................................68
4.1.5. Hình thể chân răng và số lượng chân răng...................................68
4.1.6. Theo quan hệ của ống răng dưới với RKHD...............................69
4.1.7. Chỉ số độ khó nhổ........................................................................69
4.1.8. Biến chứng mọc răng khơn..........................................................70
4.2. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại
Parant II, III tại bệnh viện Quân y 103......................................................71
4.2.1. Mức độ đau sau phẫu thuật..........................................................71
4.2.2. Mức độ sưng sau phẫu thuật........................................................72
4.2.3. Mức độ há miệng sau phẫu thuật.................................................73
4.2.4. Thời gian phẫu thuật....................................................................73

4.2.5. Tai biến trong phẫu thuật.............................................................74
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG


Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Bảng phân độ khó nhổ của Pederson....................................................13

1.2.

Bảng phân độ khó nhổ của Pederson có bổ xung của Mai Đình Hưng.14

3.1.

Đặc điểm về tỷ lệ về tuổi.......................................................................49

3.2.

Đặc điểm tỷ lệ về giới...........................................................................50

3.3.


Đặc điểm về tư thế RKHD....................................................................50

3.4.

Vị trí độ sâu RKHD so với răng hàm lớn thứ hai..................................51

3.5.

Đặc điểm về tương quan khoảng rộng xương.......................................51

3.6.

Đặc điểm về hình dáng chân răng của RKHD......................................52

3.7.

Đặc điểm số lượng chân răng của RKHD.............................................53

3.8. Đặc điểm liên quan chân răng khôn với ống thần kinh răng
dưới.......................................................................................................54
3.9.

Chỉ số độ khó của RKHD......................................................................55

3.10. Biến chứng của RKHD..........................................................................55
3.11. Mức độ đau sau phẫu thuật theo thời gian............................................58
3.12. Mức độ sưng nề sau phẫu thuật.............................................................59
3.13. Đánh giá mức độ há miệng sau phẫu thuật...........................................59
3.14. Đánh giá tình trạng tai biến trong phẫu thuật giữa................................60

3.15. Đánh giá tình trạng chảy máu sau phẫu thuật.......................................61
3.16. Đánh giá tình trạng tai biến viêm huyệt ổ răng sau phẫu thuật.............61
3.17. Đánh giá kết quả phẫu thuật sau 1 tháng...............................................62
3.18. Mối quan hệ giữa kết quả phẫu thuật của nhóm phẫu thuật sử dụng máy
siêu âm và thời gian nhổ răng khôn......................................................63
3.19. Mối quan hệ giữa kết quả phẫu thuật của nhóm mổ thường và thời gian
nhổ răng khôn........................................................................................63
3.20. Mối quan hệ giữa kết quả phẫu thuật và thời gian phẫu thuật chung của
2 nhóm...................................................................................................64


4.1.

So sánh tỉ lệ giới với các tác giả............................................................65

4.2.

So sánh tỷ lệ RKHD mọc lệch với các tác giả khác..............................67

4.3.

So sánh vị trí độ sâu của RKHD so với các tác giả khác......................67

4.4.

So sánh tương quan khoảng rộng xương với các tác giả khác..............68


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

3.1.

Tên biểu đồ

Trang

Tương quan giữa biến chứng viêm quanh thân răng khôn và tư thế răng
khôn.......................................................................................................56

3.2.

Tương quan giữa biến chứng sâu răng khôn và tư thế răng khôn........57

3.3.

Mức độ đau sau phẫu thuật theo thời gian............................................58

3.4

Thời gian thực hiện phẫu thuật giữa 2 nhóm........................................62


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1.


Phẫu thuật theo Parant I..........................................................................6

1.2.

Phẫu thuật theo Parant I..........................................................................7

1.3.

Phẫu thuật theo Parant II.........................................................................7

1.4.

Phẫu thuật theo Parant II.........................................................................7

1.5.

Phẫu thuật theo Parant II.........................................................................8

1.6.

Phẫu thuật theo Parant II.........................................................................8

1.7.

Phẫu thuật theo Parant III........................................................................8

1.8.

Phẫu thuật theo Parant III........................................................................8


1.9.

Phẫu thuật theo Parant III........................................................................9

1.10. Phẫu thuật theo Parant III........................................................................9
1.11. Phẫu thuật theo Parant IV........................................................................9
1.12. Phẫu thuật theo Parant IV........................................................................9
1.13. Phẫu thuật theo Parant IV......................................................................10
1.14. Phẫu thuật theo Parant IV......................................................................10
1.15. Tương quan của thân răng 8 và khoảng rộng xương.............................11
1.16. Độ sâu răng 8 so với mặt nhai răng 7....................................................12
1.17. Tương quan của trục răng 8 so với trục răng 7.....................................12
2.1.

Sensor....................................................................................................32

2.2.

Bộ dụng cụ giữ phim song song............................................................33

2.3.

Hình ảnh răng khơn hàm dưới trên XQKTS.........................................34

2.4.

Dụng cụ sử dụng nhổ răng phẫu thuật...................................................37

2.5.


Gây tê gai Spix......................................................................................37

2.7.

Tạo vạt lợi.............................................................................................38

2.8.

Mở xương..............................................................................................39


2.9.

Cắt thân răng.........................................................................................40

2.10. Lấy phần thân răng................................................................................40
2.11. Mài bờ xương sắc bằng mũi SG7D.......................................................40
2.12. Nạo ổ răng bằng mũi SG3, SG5............................................................41
2.10. Đo chỉ số sưng nề..................................................................................46
2.11. Đo mức độ há miệng.............................................................................46


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng khôn hàm dưới là răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi các răng
khác đã mọc ổn định, ở độ tuổi trưởng thành 18-25 xương hàm gần như
khơng cịn phát triển nữa nên thường bị kẹt, mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vì vậy
trong quá trình mọc hay gây biến chứng như: Viêm mô tế bào, sâu mặt xa
răng 7, sâu răng 8 hay tiêu xương nâng đỡ răng số 7, ngồi ra có thể gặp đau

dây thần kinh vùng đầu lan tỏa hoặc khu trú, có thể gặp Phlegmon (viêm tấy
lan tỏa), nặng hơn nữa gây nhiễm trùng huyết có thể tử vong [1], [2], [3], [4].
Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế khó khăn, ý thức vệ sinh răng miệng
của nhân dân chưa cao, những hiểu biết cơ bản về các tai biến do răng khơn
mọc lệch cịn hạn chế, việc khám sức khoẻ răng miệng định kỳ chưa được tiến
hành rộng rãi và thường xuyên. Khi răng gây ra các biến chứng, mới đến
khám tại các cơ sở răng hàm mặt. Vì vậy mà ảnh hưởng đến sức khoẻ, thời
gian, cũng như tốn kém kinh tế của xã hội.
Vấn đề nhổ bỏ RKHD mọc lệch, ngầm có nguy cơ hay đã gây ra tai
biến, biến chứng cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Phẫu thuật răng khơn
hàm dưới nhiều khi rất khó khăn vì RKHD lệch, ngầm thường đa dạng về vị
trí, hình thể, kích thước, thường kẹt ở giữa răng 7 và cành lên xương hàm
dưới hoặc ngầm sâu trong xương, mật độ xương ngày càng cứng chắc, chân
răng cũng rất bất thường về số lượng và hình thái, bệnh nhân há miệng hạn
chế... Q trình phẫu thuật nhổ răng khơn cũng có thể gây tổn thương cho các
mơ cứng, mơ mềm liên quan đến huyệt ổ răng nhổ. Có rất nhiều tai biến có
thể xuất hiện trong hay sau q trình phẫu thuật như đau, sưng, khít hàm,
viêm huyệt ổ răng khô, nhiễm trùng, hay là mất cảm giác ở môi do gây tổn
thương thần kinh răng dưới hoặc ở lưỡi do tổn thương thần kinh lưỡi, hoặc
thậm chí là gãy xương hàm hầu hết các bác sĩ phẫu thuật đều thống nhất mức
độ chấn thương trong khi phẫu thuật nhổ răng là những yếu tố quan trọng gây


2
biến chứng trong q trình hậu phẫu [5]. Chính vì thế phẫu thuật viên trước
khi phẫu thuật nhổ răng khôn cần đưa ra các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ
các tai biến và tăng khả năng hồi phục sau lành thương [6].
Hiện nay ở nước ta, phần lớn các đề tài đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, hình thể XQ của răng khơn hàm dưới mọc lệch ngầm. Các nghiên
cứu này chưa đi sâu vào đánh giá hiệu quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới

mọc lệch ngầm. Để góp phần hạn chế những biến chứng, nâng cao hơn nữa
hiệu quả và tính an tồn cho phẫu thuật nhổ RKHD mọc lệch ngầm chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh kết quả sau phẫu thuật răng khôn
hàm dưới theo phân loại Parant II, III bằng máy phẫu thuật siêu âm và
phương pháp nhổ răng kinh điển tại Bệnh viện Quân y 103” với mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân
loại Parant II, III của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Quân y 103.

2.

So sánh kết quả sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại
Parant II, III bằng máy phẫu thuật siêu âm và phương pháp nhổ răng
kinh điển tại Bệnh viện Quân y 103.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sự hình thành, phát triển và liên quan của RKHD
1.1.1. Sự hình thành, phát triển của RKHD
Quá trình hình thành và phát triển của RKHD cũng trải qua các giai đoạn
giống như các răng vĩnh viễn khác. Giai đoạn hồn thiện thân răng và canxi
hóa lúc khoảng 12-15 tuổi, giai đoạn hoàn thiện chân răng khoảng 18 - 25
tuổi [3]. Răng khơn hàm dưới có những đặc điểm riêng về sự phát triển, các
tai biến xảy ra trong q trình mọc và hậu quả của nó gây ra trong q trình
tồn tại mà các răng khác khơng có.
Mầm răng khơn hàm dưới có chung thừng liên bào với răng hàm lớn thứ

nhất và thứ hai. Từ tuần thứ 16 bào thai, từ bó tự do phía xa của lá răng
nguyên thuỷ hàm sữa thứ 2, xuất hiện một dây biều bì. Đó là nụ biểu bì của
mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ [7]. Sau biểu bì vẫn tiếp tục phát triển lan về
phía xa, cho nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 2 vào tháng thứ 9 thai
nhi. Cuối cùng nụ biểu bì của mầm răng khơn được hình thành khoảng 4-5
tuổi, mầm răng này chỉ xuất hiện trên phim Xquang lúc 8-9 tuổi .
Như vậy mầm răng 8 nằm sau mầm răng 7. Mầm răng 8 dưới có dây
nang răng khơng chỉ nối với lợi mà còn nối với cả dây nang răng của mầm
răng 6 và 7. Nhưng vì nó mọc sau cùng trên cung hàm lúc 18-25 tuổi, vì vậy
RKHD khi mọc lên thì chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, hướng từ sau
ra trước và sự mọc răng nằm theo một đường cong lõm ra phía sau. Mặt khác
do sự phát triển của xương hàm dưới ở góc hàm về phía sau khiến nó ln có
xu thế lệch gần - góc nhiều nhất. Chính hướng mọc răng này quyết định hình
dạng chân răng 8 mọc sau này.
Sự Canxi hóa răng khơn bắt đầu lúc 8-9 tuổi và hồn tất quá trình này
vào 2 giai đoạn [8]:


4
- Hồn tất sự can xi hóa thân răng lúc 12-15 tuổi.
- Hồn tất sự can xi hóa chân răng lúc 18-25 tuổi.
- Trong quá trình mọc răng 8 bao gồm 2 chuyển động.
- Chuyển động ở sâu: Mầm răng di chuyển theo trục của nó và sự phát
triển của xương hàm dưới. Chuyển động này xảy ra trong giai đoạn hình
thành thân răng khoảng từ 4-13 tuần.
- Chuyển động mọc lên: Bắt đầu từ khi hình thành chân răng, răng xoay
đứng dần, hướng về khoảng hậu hàm trượt theo mặt xa răng 7 để mọc vào ổ
miệng ổ độ tuổi 16-20.
Tuy nhiên do dây nang răng bị kéo và xương hàm có xu hướng phát triển
về phía sau, nên mặt nhai răng hàm thường có xu hướng húc vào cổ răng 7,

chân răng 8 thường có xu hướng kéo về phía sau
1.1.2. Liên quan của răng khơn hàm dưới
1.1.2.1 Liên quan với xương hàm dưới
Răng khôn hàm dưới thường nằm ở trong góc xương hàm dưới (góc được
tạo bởi thân ngang và cành cao xương hàm), lúc đầu ở trẻ nhỏ góc này khoảng
140 độ, sau đó giảm dần còn 120 độ - 125 độ ở người trưởng thành. Trục răng
khôn thường nghiêng so với cành ngang xương hàm dưới, góc hàm càng hẹp thì
răng khơn hàm dưới càng nhiều bất thường về vị trí, hình thể [9].
Khoảng cách từ mặt xa răng số 7 đến bờ trước cành cao hẹp khơng đủ
chỗ cho răng khơn mọc bình thường. Hay bị mọc ngầm hoặc kẹt vào cành
cao, mọc lệch khỏi cung hàm.
1.1.2.2 Liên quan với ống răng dưới
Ống răng dưới ở phần giữa cành lên, trước là gai spix, ống răng dưới tạo
thành một hình cong lõm ở trong lòng xương, điểm thấp nhất khoảng răng hàm
lớn thứ nhất, cách bờ xương hàm khoảng 4 -10mm. Đến khoảng răng cối nhỏ,
ống răng được chia đôi thành 2 nhánh nhỏ không bằng nhau. Nhánh nhỏ là
nhánh cửa chạy tiếp tục đường đi của ống răng dưới đi đến đường giữa, nhánh


5
thứ 2 lớn hơn chạy quặt lên ra sau thoát ra ngoài ở lỗ cằm. Ống răng dưới đi
ngay sát chân RKHD, trường hợp đặc biệt ống răng dưới đi giữa hai chóp chân
răng. Trong ống răng dưới có động mạch, tĩnh mạch, thần kính ống răng dưới
gây khó khăn, cũng như các tai biến xảy ra trong phẫu thuật RKHD [9].
1.1.2.3 Liên quan với răng số 7 cùng bên
Trục răng khơn có thể mọc lệch ngồi, xa, trong; hay gặp nhất là lệch
gần, khi mọc lên trên lợi răng khôn mọc lệch gần đâm vào mặt xa răng số 7
tạo thành một góc làm đọng thức ăn giữa hai răng khó vệ sinh. Các vi khuẩn ở
vùng đọng thức ăn này phát triển gây sâu răng, viêm tuỷ răng, viêm quanh
cuống… và gây tổn khuyết nhiều tổ chức cứng của răng [9].

1.1.2.4 Liên quan với các khoang giải phẫu
Răng khôn hàm dưới liên quan rất nhiều tới các khoang giải phẫu xung
quanh. Các khoang này chứa đựng tổ chức liên kết lỏng lẻo: mỡ, tuyến nước
bọt, bạch mạch, mạch máu, thần kinh... và được giới hạn bởi cân của các cơ.
Khi viêm nhiễm, mủ có thể theo các cơ hay đường bám của các cơ tới một
khoang nào đó [9].
- Khoang má: Giới hạn bởi bờ dưới ổ mắt, bờ dưới xương hàm, bờ trước
cơ cắn và rãnh mũi má. Khoang này có chứa cục mỡ Bichat, ống Stenon,
động tĩnh mạch mặt và nhánh thần kinh mặt của dây tai thái dương, đặc biệt
có cơ mút đi từ thân bờ xương chân răng hai hàm theo các răng hàm và dây
chằng chân bướm hàm tới mép.
- Khoang chân bướm hàm: Giới hạn bởi mặt trong cành lên xương hàm
dưói, cơ chân bướm trong, cơ chân bướm ngoài và mặt trước tuyến mang tai.
Khoang có chứa thần kinh lưỡi, thần kinh và mạch máu răng dưới.
- Khoang cung tiếp thái dương: Phía gị má hay dưói cơ thái dương liên
quan tới khoang chân bướm hàm dưới.
- Khoang họng bên: Bao quanh họng và thông với khoang họng sau,
khoang này cũng liên quan đến khoang chân bướm hàm dưới.


6
- Vùng cơ cắn: Giới hạn bởi bờ trước cơ cắn, cành lên và bờ xương hàm
dưới, trên là cung tiếp. Trong đó vùng cơ cắn có mạch máu thần kinh nơng đi
qua, cân cơ cắn trong có ống Stenon, cơ cắn và mạch máu thần kinh.
- Khoang hàm dưới: Giới hạn bởi khoang họng bên, mặt trong xương
hàm dưới và cân cơ hàm móng. Trong đó có chứa tuyến dưới hàm, ống
Wharton, hạch bạch huyết, động mạch mặt, thần kinh lưỡi và thần kinh XII.
- Khoang dưới lưỡi: Giới hạn trên là niêm mạc lưỡi, trong là cơ hàm
móng, cơ lưỡi ngồi và dưới là cơ cằm móng.
1.2. Phân loại RKHD mọc lệch, ngầm khó

RKHD mọc lệch, ngầm có rất nhiều cách phân loại, sắp xếp: mục đích
của việc phân loại là để tiên lượng và vạch ra kế hoạch phẫu thuật cho từng
loại cụ thể.
- Theo quan điểm của Parant dựa vào kỹ thuật phẫu thuật phải sử dụng
để phân loại.
-Theo Pell, Gregory và Winter dựa vào lâm sàng và X quang để phân loại.
1.2.1. Phân loại theo quan điểm phẫu thuật của Parant.
- Parant phân phẫu thuật RKHD lệch, ngầm ra 4 loại [10], [11].
* Loại I: Nhổ răng chỉ cẩn mở một phần xương ổ răng, tạo điểm tựa cho
bẩy bằng cách khoan một rãnh ở mặt ngoài gần răng 8, áp dụng cho các
trường hợp kích thước và hình dạng chân răng cho phép dùng lực xoay và kéo
răng lên. Chỉ định cho:
- Răng 8 dưới lệch gần, kẹt răng 7, hai chân tách rời nhưng thn và
thuận chiều bẩy răng (hình vẽ)

Hình 1.1. Phẫu thuật theo Parant I


7
Răng 8 dưới lệch gần góc, kẹt răng 7 chân chụm, cong xi chiều bẩy.

Hình 1.2. Phẫu thuật theo Parant I
* Loại II: Nhổ răng cần mở một phần xương ổ răng và cắt cổ răng: dùng mũi
khoan Tungsten để cắt ngang qua cổ răng 8, sau đó dùng bẩy để lấy một phần
thân răng và chân răng 8 lên. Chỉ định cho các trường hợp:
- Răng 8 dưới lệch gần ngang, thấp, kẹt răng số 7, chân chụm, thẳng hay
cong (hình vẽ).

Hình 1.3. Phẫu thuật theo Parant II
- Răng 8 ngầm đứng nằm ngầm sâu chân chụm to hay hai chân cong hình

móc câu.

Hình 1.4. Phẫu thuật theo Parant II


8
- Răng 8 ngầm sâu lệch xa góc, hay răng nằm ngang.

Hình 1.5. Phẫu thuật theo Parant II
- Răng 8 lệch phía lưỡi

Hình 1.6. Phẫu thuật theo Parant II
* Loại III: Nhổ răng cần phải mở xương ổ răng, cắt cổ răng và chia chân răng
. Chỉ định cho các trường hợp sau:
- Răng 8 kẹt, hai chân răng choãi ngược chiều nhau

Hình 1.7. Phẫu thuật theo Parant III
- Răng 8 ngầm, ngang, hai chân dạng

Hình 1.8. Phẫu thuật theo Parant III


9
- Răng 8 kẹt hai chân dạng nhỏ

Hình 1.9. Phẫu thuật theo Parant III
- Răng 8 kẹt hai chân cong ngược chiều bẩy.

Hình 1.10. Phẫu thuật theo Parant III
* Loại IV: Răng nhổ khó phải kết hợp nhiều thủ thuật, chỉ định cho các

trường hợp:
- Răng 8 nằm thấp sát với răng 7 đứng một mình do mất răng 6.

Hình 1.11. Phẫu thuật theo Parant IV
- Răng 8 nhiều chân, mảnh, xoè ra theo các hướng khác nhau, khó xác định
trên phim Xquang.

Hình 1.12. Phẫu thuật theo Parant IV


10
- Răng 8 to, kích thước chân răng lớn hơn kích thước thân răng.

Hình 1.13. Phẫu thuật theo Parant IV
- Răng 8 lệch gần ít, nhưng rất thấp

Hình 1.14. Phẫu thuật theo Parant IV
- Răng 8 nằm ngay trên ống răng dưới, hay ống răng dưới xuyên qua
răng 8, hoặc có một chân răng 8 uốn cong vào ơm vào ống răng dưới.
- Chân răng 8 dính vào xương ổ răng.
1.2.2. Ủy ban phẫu thuật miệng của Mỹ năm 1971
Thuật ngữ đối với các trường hợp lệch lạc của răng số 8 hàm dưới theo
tác giả được chia thành 3 loại [11]:
- Răng mọc ngầm là răng không mọc một phần hoặc hoàn toàn do
vướng răng khác bên cạnh, xương ổ răng hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên
của răng đó. Tuỳ theo tư thế giải phẫu của răng mà có các kiểu ngầm (chìm).
Một răng được chẩn đốn là ngầm chỉ khi nào quá tuổi mọc mà không mọc
được.
- Răng mọc lệch là răng đã mọc nhưng nằm ở tư thế bất thường trên
hàm, do không đủ chỗ trên cung hàm hoặc do di truyền.

- Răng không mọc là răng không xuyên qua được niêm mạc miệng sau
khi đã qua thời kỳ mọc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×