Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 151 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 7
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN: ................................................................................... 7
2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC): .................................................................. 8
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐMC: ........................................................................ 10
1.1. CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN:................................................................................. 13
1.2. THỰC TRẠNG KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC............................................ 13
1.2.1. Vị TRÍ VÀ GIỚI HẠN VÙNG QUY HOẠCH........................................... 13
1.2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................... 14
1.2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI....................................... 17
1.2.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN 25
1.2.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI,
KỸ THUẬT, VÀ MÔI TRƯỜNG .................................................................................. 28
1.2.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ CÁC ƯU THẾ
PHÁT TRIỂN 40
1.3. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH................................................. 55
1.3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN....................................................................... 55
1.3.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030....................................................................................................................... 55
1.3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG............................. 67
1.3.5. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH ......................................... 80
1.4. PHẠM VI CỦA ĐMC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH ........... 84
1.4.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐMC ....................................................... 84
1.4.2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN: ...... 84
2


2.1 DIỄN BIẾN QUÁ KHỨ VÀ THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH................................................................................................................................ 86


2.1.1. VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ......................... 86
2.1.2. VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC. 87
2.1.3. RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC ............................................................ 91
2.1.4. MÔI TRƯỜNG ĐẤT................................................................................... 92
2.1.5. VẤN ĐỀ CHẤT THẢI RẮN....................................................................... 93
2.1.6. TÌNH TRẠNG ÚNG LỤT, SẠT LỞ ĐẤT.................................................. 94
2.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN........ 95
2.2.1. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .................................................... 95
2.2.2. XU HƯỚNG SUY GIẢM NGUỒN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT,
NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TRONG TRƯỜNG
HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN. ............................................................................ 95
2.2.3. XU HƯỚNG SUY GIẢM NGUỒN TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRÊN CẠN
VÀ DƯỚI NƯỚC TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRONG KHU
VỰC TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU
DU LỊCH HỒ NÚI CỐC. ................................................................................................ 95
2.2.4. XU HƯỚNG SUY GIẢM NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU DU LỊCH HỒ
NÚI CỐC DO MỞ RỘNG VÀ XÂY DỰNG MỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH
DOANH, DỊCH VỤ. ....................................................................................................... 96
3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY
HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH QUỐC GIA HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI
NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................................................ 97
3.1.1. CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................ 97
3.1.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU
LịCH QUỐC GIA HỒ NÚI CỐC ................................................................................. 102

3



3.1.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỀ QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU............... 105
3.2. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH VÙNG ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ...... 107
3.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI................................. 108
3.3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG .................................................................................................... 108
3.3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG THÀNH PHẦN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................. 119
3.3.3. TÓM TẮT CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH LŨY VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MÔI
TRƯỜNG ...................................................................................................................... 132
4.1. TỔ CHỨC THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH
ĐMC.................................................................................................................................. 133
4.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN.............................. 1333
5.1. GẮN KẾT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 138
5.2. RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN GẮN KẾT VỚI BVMT ........................................... 138
5.2.1. VÌ SAO CẦN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH............................................ 138
5.2.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ................... 140
5.3. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐTM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG VÙNG
1401
5.3.1. CÁC LOẠI DỰ ÁN CẦN CHÚ TRỌNG LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO
ĐTM 140
5.3.2. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT LƯU Ý VỀ DỤ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI
HÌNH DỰ ÁN ............................................................................................................... 141
5.4. TRIỂN KHAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ TỔNG
HỢP MÔI TRƯỜNG Ở VÙNG HỒ NÚI CỐC............................................................ 142
5.4.1. THIẾT LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ........................................................ 142
4



5.4.2. TRIỂN KHAI PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG, XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG CÁC VÙNG MÔI TRƯỜNG VÙNG DU LỊCH HỒ NÚI CỐC ..................... 142
5.4.3. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HÓA TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP MÔI
TRƯỜNG VÙNG VÙNG DU LỊCH HỒ NÚI CỐC .................................................... 143
5.4.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN SINH VẬT
143
5.4.5. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC. 1451
5.4.6. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN .................................... 147
5.4.7. PHÒNG NGỪA ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................. 147
5.5. THIẾT LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
VÙNG DU LỊCH HỒ NÚI CỐC .................................................................................. 1478
5.5.1. MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI
TRƯỜNG CỦA VÙNG VÙNG DU LỊCH QUỐC GIA HỒ NÚI CỐC ...................... 147
5.5.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG . 148
5.5.3. CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TRẮC .................... 148
5.5.4. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC ..................................................... 148
5.5.5. MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ.................. 149
5.5.6. ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC .......................................................... 150
5.5.7. QUAN TRẮC CHẤT THẢI RẮN............................................................. 150
5.5.8. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
QUY HOẠCH ............................................................................................................... 151
6.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU.................................................. 152
6.1.1. TÀI LIỆU, SỐ LIỆU DO CHỦ ĐẦU TƯ CUNG CẤP ............................ 152
6.1.2. TÀI LIỆU, SỐ LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐMC .............. 153
6.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHị................................................................................ 155

5


1. KẾT LUẬN...................................................................................................... 155
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 156

6


MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm của khu vực Việt Bắc, cửa ngõ vào khu vực Đông Bắc,
trung tâm của giao thông vận tải và trao đổi kinh tế giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền núi
biên giới phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế và văn hóa chính trị của tỉnh
Thái Nguyên, là một thành phố công nghiệp luyện kim, cơ khí và giáo dục đào tạo. Trong
những năm đầu tiên được tái thành lập, tỉnh Thái Nguyên đã có điều kiện tự nhiên, lịch sử,
văn hóa đa dạng, nhất là khu vực xung quanh Hồ Núi Cốc và các mối liên kết tiềm năng khác
có thể hấp dẫn du lịch. Với tốc độ phát triển văn hóa và kinh tế - xã hội trong những năm qua,
Thái Nguyên được xác định với vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội và văn hóa của khu vực
Việt Bắc. Thái Nguyên trở thành vành đai du lịch của Hà Nội, là trung tâm kết nối khách du
lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội và các tỉnh đồng bằng như Hải Phòng, Quảng Ninh,.. và
ngược lại.
Với tất cả những cơ hội nhằm tăng trưởng kinh tế - xã hội, khu du lịch Hồ Núi Cốc có
tiềm năng cao nhất được phát triển để thu hút thị trường du lịch mới. Dự kiến trong tương lai,
du lịch và đô thị tại Thái Nguyên sẽ phát triển với một tốc độ chưa từng thấy. Kết quả là, khu
vực đã được đề cập trong một số nghị quyết, quyết định và kế hoạch của Chính phủ để đảm
bảo rằng hiện tại khu du lịch Hồ Núi Cốc đang được thực hiện một cách nghiêm túc trong
công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước Hồ Núi Cốc. Tuy nhiên, tỉnh Thái
Nguyên nói chung và khu quy hoạch Hồ Núi Cốc nói riêng đã phải đối mặt với một số vấn đề
bao gồm: nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ nghèo đói cao, mạng lưới giao thông không đầy đủ,

hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp kém như thiếu nước, điện…, và đặc biệt là ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn và nước thải. Vì vậy, Dự án quy hoạch khu du lịch Quốc gia Hồ Núi
Cốc nhằm mục đích cải thiện và giải quyết các vấn đề hiện tại cũng như tạo ra các khu dân cư
mới và các khu du lịch trong tương lai, trong khi vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có. Kế hoạch phát triển cần phải cẩn trọng và toàn diện trong các phương án được
đề xuất và triển khai thực hiện.
Tất cả những lợi thế trên cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của chính quyền
tỉnh, sự ủng hộ, tạo điều kiện của các Bộ, ngành Trung ương đã tạo cho Thái Nguyên có
những bước phát triển rất nhanh, mạnh về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây.
Sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc trong giai đoạn đã được tổ chức thực hiện theo
“Quy hoạch chung khu vực Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên” theo Quyết định phê duyệt số
5076/2001/QĐ-UB, ngày 26/12/2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên; Sau một số năm thực
hiện đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay Quy hoạch trên không còn phù
hợp cả về không gian và thời gian. Hơn nữa, thực tế hiện nay cho thấy tình hình du lịch khu
du lịch Hồ Núi Cốc cũng như của tỉnh Thái Nguyên đã có những thay đổi lớn.
7


Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO), thị trường cho phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của đất nước đã được mở rộng
nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức mới
phải vượt qua.
Bối cảnh phát triển mới đòi hỏi phải triển khai nghiên cứu xây dựng mới “Quy hoạch
khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc - tỉnh Thái Nguyên” cho thời kỳ đến năm 2020 với tầm
nhìn dài hơn (đến năm 2030) làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển phù hợp
cho những năm trước mắt, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của vùng, đồng thời đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội ngày càng cao, thiết thực xây dựng Thái Nguyên trở thành một khu vực
phát triển năng động.
Thực hiện Quyết định số 218/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 1 năm 2010 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt kết quả chỉ định gói thầu tư vấn Lập “Quy hoạch xây dựng

vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến 2020”.
“Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến 2020”
là cơ sở để Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, du lịch phấn
đấu thực hiện mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành thành phố du lịch. Trên cơ sở các quan
điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển mang tầm chiến lược, báo cáo Quy hoạch được Tỉnh
ủy, UBND tỉnh, các Sở, ngành ở Thái Nguyên xem xét cho ý kiến trước khi trình phê duyệt.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 80/2006/CP ngày 09/08/2006 và Nghị
định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong phát
triển kinh tế - xã hội, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Liên danh đơn vị tư
vấn lập quy hoạch lập Báo cáo Đánh giá Môi trường chiến lược (ĐMC) cho “Quy hoạch xây
dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm
2030”. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐMC được tuân thủ theo các quy định pháp
luật về môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lập báo cáo ĐMC cho
các dự án quy hoạch. Báo cáo này sẽ do UBND tỉnh Thái Nguyên thẩm định và phê duyệt.

2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC):
Báo cáo ĐMC “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái
Nguyên đến 2020” được lập dựa trên những căn cứ pháp lý và kỹ thuật sau đây:
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

8


- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ quy định
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 Chính Phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính Phủ về bảo
tồn và phát triển đất ngập nước.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và
Cam kết bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, việc tiến hành ĐMC của Quy hoạch này còn dựa vào căn cứ của một số văn
bản pháp luật có liên quan sau đây:
- Luật Khoáng sản, năm 1996.
- Luật Tài nguyên nước, năm 1998;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, năm 2005.
- Luật Di sản văn hóa, năm 2001.
- Luật Đất đai, năm 2003.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Giao thông vận tải đường bộ, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 01 tháng 7 năm 2006.
- Nghị quyết số 37/NQTW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về Phương
hướng phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ đến năm 2010.
- Quyết định số 58/2007/QD-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020.

- Thông tư số 38/TB-VPCP ngày 06 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ, về việc thông
báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái
9


Nguyên về các dự án quy hoạch khu du lịch hồ Núi Cốc vào mạng lưới du lịch quốc gia trước
đó đã được ghi trong danh mục dự án đầu tư cho giai đoạn 2006-2010 kèm theo Quyết định
số 58/2007/QD-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Thủ Tướng.
- Công bố số 1339/TB-BVHTTDL ngày 14 Tháng 4 năm 2008, về việc thông báo kết
luận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với
lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Công bố số 209/TB-BXD ngày 26 tháng 6 năm 2008, về việc thông báo kết luận của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và ý kiến của lãnh đạo
tỉnh Thái Nguyên về việc phát triển thế mạnh và tiềm năng vốn có của khu vực hồ Núi Cốc
nhằm góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung và của Thành phố Thái Nguyên nói
riêng.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ,
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Văn bản số 758/SXD-KTQHXD ngày 24/8/2010 của Sở Xây dựng Thái Nguyên v/v
đổi tên đồ án từ Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020, thống nhất là Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020.


3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐMC:
Liên danh Đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Dhevanand và Công ty TNHH R.K.V
Engineering Consultant của Thái Lan với Công ty cổ phần Trung Tín - Việt Nam), phối hợp
với Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - trường Đại học Xây dựng tiến hành lập Báo cáo
ĐMC cho Dự án “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên
đến 2020”. Tổ chức lập Báo cáo ĐMC có nhiệm vụ tổ chức hội thảo, thu thập tài liệu cần
thiết có liên quan và góp ý xây dựng báo cáo ĐMC. Bên cạnh đó, quá trình ĐMC cũng có sự
tham vấn đối với một số Sở, Ban ngành như: Giao thông, Du lịch, Tài nguyên Môi trường...
Nhóm nòng cốt thực hiện ĐMC:

10


Một nhóm nòng cốt được thành lập nhằm thực hiện các kỹ thuật đánh giá, chuẩn bị tài
liệu cho các cuộc họp tham vấn các bên và tổng hợp các ý kiến góp ý để xây dựng báo cáo
ĐMC. Nhóm này được thành lập với các thành viên là các chuyên gia về ĐMC của Viện
Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; các chuyên viên đã
trải qua các ĐMC đối với Chiến lược - Quy hoạch - Kế hoạch phát triển vùng, ngành… và
các lớp đào tạo giảng viên về ĐMC (TOT) do Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức. Thành
phần nhóm nòng cốt gồm:
Ông Sathirut Tandanand – Chủ nhiệm đồ án
Ông Lê Nguyên Minh - PGS.TS - Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội.
Ông Phạm Văn Lương - NCS - Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội.
Ông Nguyễn Huy Tiến - NCS - Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc Hòa - NCS - Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội.
Ông Phùng Tửu Bôi - TS - Viện Quy hoạch rừng.

Nhóm nòng cốt được triệu tập họp nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu và tham vấn
ý kiến đóng góp từ các thành viên, tạo sự đồng thuận trong việc nhận định các vấn đề môi
trường và đánh giá các mục tiêu phát triển.
Cách tiếp cận chính nhằm thu hút sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành của tỉnh và
các chuyên gia môi trường là các cuộc hội thảo tại các thời điểm phân tích chính của ĐMC,
hoặc các tài liệu được gửi đến các cơ quan, cá nhân nhằm tham vấn ý kiến đóng góp xây dựng
báo cáo.
Các cuộc hội thảo đã nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của các thành viên
tham gia nhằm đưa ra những nhận định, khuyến nghị cần xem xét trong ĐMC.
Hội thảo lần 1: Giới thiệu tổng quan về ĐMC và kế hoạch thực hiện ĐMC đối với Quy
hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc Gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; xác định phạm vi của ĐMC.
Hội thảo lần 2: Rà soát dự thảo “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi
Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và các mục tiêu môi trường
quốc gia và của tỉnh Thái Nguyên; Xác định các vấn đề môi trường chính cần xem xét trong
ĐMC.
Hội thảo lần 3: Xem xét xu hướng quá khứ và thực trạng các vấn đề môi trường chính.

11


Hội thảo lần 4: Xu hướng các vấn đề môi trường chính theo phương án số "0" và khi
triển khai “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Những khuyến nghị chính đối với “Quy hoạch xây dựng
vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”.

12



Chương I.
NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
DU LỊCH QUỐC GIA HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.1. CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN:
Cơ quan chủ quản của bản Quy hoạch là UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Xây dựng là cơ
quan tham mưu giúp UBND tỉnh chủ trì lập Quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia Hồ
Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với sự tư vấn của Liên
danh giữa Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam) với Công ty TNHH Dhevanand và Công ty
THHH Tư vấn Kỹ thuật R.K.V (Thái Lan).

1.2. THỰC TRẠNG KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC
1.2.1. Vị trí và giới hạn vùng quy hoạch
Vùng du lịch Hồ Núi Cốc cách phía Tây Nam trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km,
cách phía Bắc Vườn quốc gia Tam Đảo 10km và cách Thủ đô Hà Nội 100km.
Khu vực nghiên cứu Quy hoạch xây dựng Vùng Hồ Núi Cốc có diện tích 18.940,77ha
(189,4km2), bao gồm 03 xã thuộc Thành phố Thái Nguyên (Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân
Cương), 05 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Đại Từ (Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ,
Quân Chu và Thị trấn Quân Chu), và 01 xã thuộc huyện Phổ Yên (xã Phúc Tân).
Giới hạn Vùng quy hoạch như sau:
+ Phía Đông: giáp các xã Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà (Thành phố Thái Nguyên)
và xã Bình Sơn (thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên);
+ Phía Tây: giáp dãy núi Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) và các xã Cát Né, Kỳ Phú, Văn
Yên (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên);
+ Phía Nam: giáp dãy núi Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) và xã Phúc Thuận (huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên);
+ Phía Bắc: giáp các xã An Khánh, Cù Vân, Hà Thượng, Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên).


13


Hồ Núi Cốc có diện tích khoảng 2.500ha (25km2) nằm ở giữa Vùng quy hoạch, trên địa
bàn các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ và Phúc Tân.
Bảng 1.1. Diện tích đất tự nhiên phân theo đơn vị hành chính vùng QH
TT

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Thành phố Thái Nguyên

5.452,2

1

Xã Phúc Xuân

1.853,0

2

Xã Phúc Trìu

2.116,3

3


Xã Tân Cương

1.482,9

Huyện Đại Từ

10.053,1

4

Xã Tân Thái

5

Xã Bình Thuận

6

Xã Lục Ba

7

Xã Vạn Thọ

8

Xã Quân Chu

9


Thị trấn Quân Chu

10

1.942,4
936,9
1.356,9
856,0
4.259,6
701,3

Huyện Phổ Yên

3.435,5

Xã Phúc Tân

3.435,5

Tổng cộng

18.940,8

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên

1.2.2. Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Khí hậu và thủy văn
a. Khí hậu
Vùng quy hoạch có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều; mỗi năm
có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông và mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc

Việt Nam.
b. Lượng mưa
Vùng quy hoạch thuộc vùng mưa nhiều của tỉnh Thái Nguyên do ảnh hưởng của dãy
Tam Đảo. Một năm bình quân có 198 ngày mưa và chia làm 2 mùa khô và mùa mưa. Mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 8085% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8 và ít nhất vào tháng 1 hàng năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm là H=2.007mm. Lượng mưa cao nhất Hmax=
3.008mm và thấp nhất Hmin=977mm.

14


Một số trận mưa lịch sử gây ra lũ đặc biệt lớn trên sông Cầu và gây ra ngập úng trong
thành phố Thái Nguyên:
- Ngày 9-10/8/1968:
- Từ 1-7giờ ngày 26/7/1973:
- Ngày 25/7/1959:

Lượng mưa 118,7mm.
Lượng mưa 312mm.
Lượng mưa 544mm.

c. Tình hình gió, bão
Khu vực này ít ảnh hưởng trực tiếp của bão vì có vị trí xa biển. Theo số liệu thống kê,
chỉ có một cơn bão ngày 02/7/1964 đổ bộ qua tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) với
lực gió cấp 9, đôi khi gió giật cấp 10.
Không giống như các tỉnh miền núi phía Bắc khác phải chịu gió mùa đông lạnh hàng
năm, vùng quy hoạch được bao bọc bởi ba dãy núi cao có chức năng như tấm chắn gió trong
suốt mùa đông (gồm: Dãy Tam Đảo kéo dài từ tây bắc xuống đông nam; Dải Ngân Sơn chạy
từ Bắc Kạn đến huyện Võ Nhai ở phía Đông Nam-Đông Bắc; Dãy Bắc Sơn chạy theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam). Đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại đây.

d. Nhiệt độ và độ ẩm
Các kiểu mẫu nhiệt độ tại vùng quy hoạch trong các năm tương đối giống nhau. Thông
thường, tháng 8 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 28-290C và tháng 1 là
tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 15-170C. Sự khác biệt giữa các tháng nóng
nhất và lạnh nhất là khoảng 13-140C, khá cao so với các vùng khác của cả nước. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 22,0-23,00C.
Trong năm, tổng số giờ nắng khoảng từ 1.300-1.700 giờ và tổng số ngày có mây
khoảng 200 ngày.
Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất là 2-2,5milibar, cao nhất là 30-32,5 milibar và độ ẩm tương
đối trung bình khá thấp vào khoảng 80%.
* Tóm lại, khí hậu vùng nghiên cứu quy hoạch có nhiệt độ gió mùa, nóng ẩm với lượng
mưa khá phong phú, thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp. Khí hậu chia theo mùa rõ
rệt tạo thuận lợi cho việc xây dựng.
e. Thủy văn, sông hồ
Vùng nghiên cứu quy hoạch chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Công. Sông
Công bắt nguồn từ núi Ba Lan thuộc huyện Định Hoá, dài khoảng 96km với diện tích lưu vực
khoảng 951km2 và độ dốc bình quân khoảng 1,03%. Lưu lượng bình quân mùa lũ khoảng
3,32m3/s và mùa cạn là khoảng 1,03m3/s. Đoạn qua vùng quy hoạch dài 8,86km.
Sông Công chảy qua Hồ Núi Cốc tại địa phận thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Đây là hồ quan trọng nhất với chức năng điều tiết nước
15


phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên và vùng hạ lưu, cung
cấp nước bổ xung cho sông Cầu, đồng thời là khu du lịch của thành phố. Hồ Núi Cốc có diện
tích trung bình khoảng 2.500ha, dung tích trung bình khoảng 160.000.000m3, dung tích lũ
khoảng 200.000.000m3. Đập điều tiết chính có cao độ đỉnh đập là +50,0m và đáy đập là
+24,0m.
Ngoài ra, vùng nghiên cứu quy hoạch còn có rất nhiều ao, hồ nhỏ được sử dụng để tưới
cho các nương chè, ruộng lúa và vườn cây ăn trái. Một số được sử dụng để nuôi trồng thủy

sản.
Vùng nghiên cứu quy hoạch cũng như toàn tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm
lớn nhưng việc khai thác và sử dụng lại có hạn.
1.2.2.2. Đặc điểm địa hình, địa chất công trình và địa chất thuỷ văn
a. Địa hình
Vùng nghiên cứu quy hoạch thuộc dạng địa hình miền núi, bao gồm:
- Khu vực núi cao và trung bình: tại phía Đông Bắc xã Phúc Xuân và Tân Thái, phía
Tây Nam xã Tân Cương, phía Tây xã Bình Thuận và Lục Ba, phía Tây và Nam xã
Quân Chu, hầu hết xã Phúc Tân. Cao độ ≥+80,0m, cao độ ngọn núi cao nhất là
+1.264,0m (tại xã Quân Chu)
- Khu vực gò đồi thấp và trung bình: tại phía Đông và Bắc xã Tân Cương, phía Đông xã
Phúc Xuân và Phúc Trìu, phía Bắc xã Bình Thuận và Quân Chu. Cao độ từ +50,0m
đến +80,0m.
- Khu vực Hồ Núi Cốc: tại phía Tây xã Phúc Trìu, phía Nam xã Phúc Xuân và Tân
Thái, phía Đông Nam xã Bình Thuận, phía Tây xã Lục Ba và Vạn Thọ; phía Bắc và
Đông Bắc xã Phúc Tân. Cao độ mực nước điều tiết là +46,2m đến +48,25m. Cao độ
đỉnh đập là +50,0m.
Khu vực nghiên cứu bố trí quy hoạch xây dựng công trình ven Hồ Núi Cốc có cao độ từ
+50,0m đến +60,0m, hầu hết nằm ven các sườn đồi và các ruộng xen kẽ với độ dốc nền từ 5%
đến 15%.
b. Địa chất công trình
Đất đai vùng nghiên cứu quy hoạch chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ phiên thạch
sét, Macma axít, bao gồm các loại đất chính sau:
- Đất Pheralit vàng đỏ phân bố trên toàn vùng.
- Đất Pheralit vàng nâu phân bố rải rác toàn vùng.
- Đất dốc tập chung nhiều ở phía Bắc, Đông Bắc vùng quy hoạch.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch được dự báo nằm trong vùng có động đất cấp 6.
16



c. Địa chất thuỷ văn
Nước ngầm khu vực này do nước Hồ Núi Cốc cung cấp nên khá phong phú. Nước
ngầm cách mặt đất 3-10m tuỳ theo vị trí.
1.2.2.3. Địa chất tài nguyên
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó
nhiều loại có ý nghĩa quan trọng như sắt, than đá (đặc biệt là than mỡ).
Hiện nay, trong vùng quy hoạch có nhóm tụ khoáng chì-kẽm phân bố tại khu vực nam
xã Đại Từ, phía Đông Tam Đảo. Quặng hóa nằm trong đá lục nguyên – carbonat tuổi Đevon.
Mỗi tụ khoáng có một thân quặng dài 180-600m, dày 0,2-3,2m và một số mạch quặng nhỏ.
Thành phần của quặng gồm galenit, sphalerit, chalcopyrit, pyrit, burnonit và các khoáng vật
thứ sinh của Pb, Zn, Fe,… Tổng hàm lượng chì - kẽm trong quặng thường đạt 10%. Các tụ
khoáng đều có quy mô nhỏ, trữ lượng trên dưới 10 ngàn tấn kim loại mỗi tụ khoáng.
Ngoài ra, khu vực Đại Từ còn có graphit mạch nhỏ, xâm tán hay ổ nhỏ trong đá trầm
tích hay đá xâm nhập, tạo thành đới rộng 10-15m. Grphit dạng vảy có kích thước 0,1-2mm.
Hàm lượng từ 15-40%.
Tuy nhiên, trong vùng nghiên cứu quy hoạch chưa có tài nguyên khoáng sản nào được
khai thác.

1.2.3. Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Kinh tế
a. Khái quát chung toàn tỉnh Thái Nguyên
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên hiện đạt khoảng 15,05%/năm,
thấp hơn tăng trưởng bình quân cả nước là 22,3%. Tuy nhiên con số này đã cao hơn con số
được xác định trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ XVII của tỉnh năm 2010 và hiện vẫn
cao hơn con số dự kiến 12-12,5%/năm 2010-2020 (theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày
04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020)
Theo văn phòng thống kê tỉnh Thái Nguyên, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và các
ngành dịch vụ đang được thúc đẩy phát triển mạnh trong tỉnh. Năm 2000, cơ cấu GDP của
tỉnh là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 36,15%; công nghiệp và xây dựng 32,55%; dịch

vụ 31,3%, các lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đương nhau. Đến năm 2009, cơ cấu GDP đã có
sự chuyển biến rõ rệt, tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống còn 22,51%
(giảm 14 điểm %); công nghiệp và xây dựng tăng lên 43,77% (tăng 11 điểm %). GDP năm
2009 của tỉnh tăng gấp 2,35 lần so với năm 2000 và tăng gâp 1,52 lần so với năm 2005.
17


Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của tỉnh.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Trong giai đoạn 2004-2009, tỷ lệ lao động nông
nghiệp chỉ giảm nhẹ từ 72,74% xuống 68,33% (giảm ~4 điểm %, chỉ bằng ½ tốc độ giảm
trung bình của cả nước), tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ tăng chậm, từ 11,65% và
15,61% lên tương ứng 14,52% và 17,15%.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2009 đạt 12,76 triệu đồng, gấp 2,4 lần so
với năm 2005, nhưng chỉ bằng 75% mức bình quân cả nước.
Xu hướng chung cho thấy phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh Thái Nguyên vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai để đáp ứng tốc độ phát
triển chung của quốc gia.
b. Vùng nghiên cứu quy hoạch
Vùng nghiên cứu quy hoạch có đặc thù phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp, nông
nghiệp và mặt nước (Hồ Núi Cốc, sông Công), do vậy nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng chính trong nền kinh tế. Việc phát triển du lịch khu vực Hồ Núi Cốc chưa tạo
ra được nhiều việc làm trong lĩnh vực này. Việc làm du lịch trực tiếp và các dịch vụ gián tiếp
mang tính thời vụ (theo mùa du lịch).
Theo ước tính, hiện nay tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh
tế vùng quy hoạch khoảng 55%, 10% và 35%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 810%/năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động (khoảng
gần 80%), còn lại là lao động công nghiệp và dịch vụ (~20%). Tỷ lệ lao động thời vụ và thất
nghiệp cao.
Thu nhập bình quân đầu người tại vùng quy hoạch đạt 12,44 triệu đồng/năm (gần bằng
mức thu nhập bình quân của tỉnh) nhưng thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp tại
đây chỉ đạt 6,1 triệu đồng/năm (bằng khoảng 48% mức thu nhập bình quân của tỉnh).

Nói chung, vùng nghiên cứu quy hoạch có mức độ phát triển kinh tế thấp hơn mức
trung bình của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
Bảng 1.2. Hiện trạng các chỉ tiêu kinh tế vùng quy hoạch
TT Hạng mục

2007

2008

2009

1

Tổng thu nhập quốc dân (tỷ đồng)

354,13

438,55

554,08

2

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/năm)

8,10

9,94

12,44


3

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm)

20,41

23,84

26,34

4

Cơ cấu kinh tế:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

60,3
9,2
30,5

58,1
9,9
32,0

54,7
10,2
35,1
18



Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các xã thuộc
vùng quy hoạch.
c. Các cơ sở kinh tế chủ yếu phát triển vùng quy hoạch
Công nghiệp và xây dựng: Công nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế
chung của vùng quy hoạch. Chỉ có một số cơ sở sản xuất gạch nhỏ, chế tạo các dụng cụ lao
động hay sửa chữa nhỏ của tư nhân phục vụ nhu cầu nội vùng tại Phúc Xuân, Tân Thái, thị
trấn Quân Chu.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của vùng
quy hoạch.
- Trồng lúa: Tập trung ở các xã BÌnh Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ nơi có địa hình thấp và
bằng phẳng. Tuy nhiên các khu vực nông nghiệp tại các xã ven hồ chịu ảnh hưởng
của lũ, bị ngập lụt nên năng suất lao động không cao. Giá trị sản xuất trung bình đạt
khoảng 40 triệu đồng/ha.
- Trồng chè và chăn nuôi: Tập trung ở Đại Từ, Tân Cương, Quân Chu và một số khu
vực ven Hồ Núi Cốc. Sản xuất chè là thế mạnh và tiềm năng chính của vùng quy
hoạch nói riêng và của tỉnh nói chung. Tốc độ tăng trưởng ngành chè đạt trung bình
9,4%/năm. Năng suất bình quân đạt trên 9 tấn chè /ha. Giá trị sản xuất trung bình
đạt trên 60 triệu đồng/ha. Sản phẩm chè Tân Cương sau chế biến có giá trị cao,
trung bình 120-160 nghìn đồng/kg, có loại chè móc câu trị giá 450-550 nghìn
đồng/kg.
- Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp tập trung tại các khu vực núi và đồi, (chiếm 46,7%
diện tích tự nhiên toàn vùng quy hoạch). Tuy nhiên với chức năng phòng hộ, việc
khai thác rừng bị hạn chế. Việc trồng mới rừng chưa được phát triển mạnh.
- Thủy sản: Với diện tích mặt nước lớn (Hồ Núi Cốc và khu vực xung quanh hồ), thủy
sản tại vùng quy hoạch đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây, góp
phần vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Năng suất bình quân trên 3
tấn/ha. Giá trị sản xuất trung bình đạt trên 80 triệu đồng/ha.
Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ có chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ tốt hơn cho sản

xuất, kinh doanh, du lịch và nhu cầu của dân cư. Hoạt động thương mại có sự chuyển đổi
mạnh và có sự liên kết thông thương với bên ngoài vùng. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, dịch vụ máy tính, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục, đào tạo, thể dục thể thao đang
từng bước phát triển.
Riêng về du lịch: Theo văn phòng thông kê tỉnh Thái Nguyên, du lịch trên địa bàn tỉnh
năm 2009 đóng góp 223,04 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,36% trong tổng GDP của tỉnh và chỉ chiếm
3,68% trong GDP dịch vụ. Khu vực du lịch Hồ Núi Cốc chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong

19


cơ cấu chung. Theo thống kê, số lượng khách du lịch và doanh thu từ các cơ sở du lịch chính
trong vùng quy hoạch như sau:
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Khách sạn, Du lịch Hồ Núi Cốc
giai đoạn 2007-2009
Năm

Số lượng khách du lịch (người)

Doanh thu (tỷ đồng)

2007

240.000

15,6

2008

258.000


14,3

2009

300.000

16,0

Nguồn: Kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 và tầm
nhìn chiến lược đến năm 2020
Hiện nay, hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch còn hạn chế.Các điểm du lịch hấp dẫn
đang hoạt động trong vùng quy hoạch gồm:
- Hồ Núi Cốc:
+ Khu vực hồ lướt sóng;
+ Tham quan các đảo, bán đảo trong và xung quanh hồ;
+ Khách sạn, nhà nghỉ, các trung tâm thư giãn;
+ Núi, suối và rừng tự nhiên xung quanh hồ và khu vực ven Tam Đảo;
+ Cảnh quan thiên nhiên xung quanh và trong hồ với 89 hòn đảo;
+ Huyền thoại Cung: Khu du lịch văn hóa được xây dựng bởi Công ty CP Thương mại
Du lịch Thái Nguyên kết hợp với Công ty CP Khách sạn du lịch công đoàn Hồ Núi Cốc. Hệ
thống các hang động nhân tạo được xây dựng trên diện tích 3.000m2 với công viên nước và
các hoạt động thể thao khác.
- Đền Bà Chúa thượng ngàn;
- Khu vực trồng chè Tân Cương;
Các khách sạn và nhà nghỉ phía Đông Bắc Hồ Núi Cốc có tổng công suất 644 giường,
bao gồm:
- Nhà nghỉ Công Đoàn:

150 giường


- Khách sạn Thái Dương :

100 giường

- Khu nhà nghỉ Ngành Than:

140 giường

- Khu nhà nghỉ Ngành Thuế:

75 giường

- Khu vực nhà nghỉ Người có công:

75 giường

- Khu nhà nghỉ Quân đội:

50 giường
20


- Nhà nghỉ Đông Hồ:

30 giường

- Khách sạn nhà nghỉ Phương Nam:

24 giường


d. Những chương trình, dự án đầu tư trong vùng
Những chương trình đã, đang đầu tư và đã có kế hoạch dự kiến đầu tư trong vùng quy
hoạch bao gồm:
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp: Dự án quy hoạch và bố trí dân cư, hỗ trợ sản xuất
cho nhân dân 3 xã vùng ngập Hồ Núi Cốc (Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ); Dự án kiên cố hóa
kênh chính Hồ Núi Cốc.
Ngành công nghiệp: Dự án thủy điện nhỏ sau Hồ Núi Cốc.
Ngành giao thông vận tải: Dự án nâng cấp đường 261 (Đại Từ - Phổ Yên), Dự án
đường nối từ hầm Tam Đảo tới Hồ Núi Cốc. Các dự án ngoài vùng quy hoạch nhưng có ảnh
hưởng trực tiếp: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Dự án đường hầm Tam Đảo
(Vĩnh Phúc) - Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); Dự án đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội.
Ngành thương mại du lịch: Dự án quy hoạch Khu du lịch Hồ Núi Cốc vào mạng lưới
Du lịch trọng điểm quốc gia; Dự án hạ tầng du lịch Hồ Núi Cốc; Dự án Khu du lịch sinh thái
và vui chơi có thưởng ở phía Tây Nam Hồ Núi Cốc; Dự án sân golf Hồ Núi Cốc;…
1.2.3.2. Dân số, xã hội
a. Dân số, lao động, nghề nghiệp và di dân
Dân số: Năm 2009, tổng dân số là 41,87 nghìn người, mật độ trung bình là 235
người/km2. Xã Bình Thuận tập trung đông dân cư nhất trên 5,74 nghìn người, mật độ trung
bình cao nhất 597 người/km2. Xã Quân Chu và Phúc Tân có mật độ dân số thấp nhất 91
người/km2. Hai xã này nằm ở phía Nam của hồ, chủ yếu là đất lâm nghiệp có địa hình dốc.
Bảng 1.4. Hiện trạng dân số và tăng trưởng dân số vùng quy hoạch
Tổng dân số (nghìn người)

Tốc độ TTDS (%/năm)

2007

2008


2009

2007

2008

2009

Thành phố Thái Nguyên

15,18

15,3

15,53

0,80

0,79

1,50

1

Xã Phúc Xuân

4,73

4,77


4,87

0,85

0,85

2,10

2

Xã Phúc Trìu

5,40

5,45

5,53

0,93

0,93

1,47

3

Xã Tân Cương

5,05


5,08

5,13

0,60

0,59

0,98

Huyện Đại Từ

22,74

22,94

23,17

0,93

0,88

1,00

4

Xã Tân Thái

3,26


3,30

3,34

1,24

1,23

1,21

5

Xã Bình Thuận

5,59

5,67

5,74

1,27

1,43

1,23

6

Xã Lục Ba


3,88

3,93

3,98

1,31

1,29

1,27

TT

Đơn vị hành chính

21


Tổng dân số (nghìn người)

Tốc độ TTDS (%/năm)

2007

2008

2009

2007


2008

2009

Xã Vạn Thọ

3,15

3,16

3,19

0,64

0,32

0,95

8

Xã Quân Chu

3,46

3,45

3,45

0,00


-0,29

0,00

9

Thị trấn Quân Chu

3,40

3,43

3,47

0,89

0,88

1,17

Huyện Phổ Yên

3,12

3,14

3,17

0,65


0,64

0,96

10

3,12

3,14

3,17

0,65

0,64

0,96

41,04

41,38

41,87

0,86

0,83

1,18


TT

Đơn vị hành chính

7

Xã Phúc Tân

Tổng số

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các xã trong vùng quy hoạch cung cấp
Giai đoạn trước 2008, các xã Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba có tốc độ tăng trưởng dân
số cao (>1,2%/năm), các xã còn lại tăng trưởng thấp (<1%/năm). Tốc độ tăng trưởng dân số
toàn vùng quy hoạch chỉ đạt <0,9%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên của các
tỉnh miền núi và trung du là 1,1-1,2%/năm. Điều này cho thấy có sự di cư ra khỏi vùng quy
hoạch, chủ yếu là lao động đi làm việc ở các khu vực phát triển hơn.
Tuy nhiên, đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên của toàn vùng quy hoạch
đạt 1,18%/năm, trong đó các xã Phúc Tân, Phúc Trìu, Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba có tốc
độ tăng trưởng dân số cao (1,1-2,1%/năm). Điều này phản ánh đúng mức độ phát triển kinh tế
- xã hội đã tốt hơn tại vùng quy hoạch.
Lao động và nghề nghiệp: Lao động chiếm trên 57% dân số vùng quy hoạch, tập trung
chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (gần 80% tổng số lao động). Tỷ lệ lao động thời vụ và
thất nghiệp cao tại khu vực này. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động của vùng quy hoạch nói
riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung diễn ra chậm.
Bảng 1.5. Hiện trạng lao động vùng quy hoạch
TT

Đơn vị hành chính


Tỷ lệ lao động trong
tổng dân số (%)

Tổng số lao động
(nghìn người)
2007

2008

2009

2007

2008

2009

Thành phố Thái Nguyên

8,24

8,31

8,42

54,3

54,3

54,2


1

Xã Phúc Xuân

2,57

2,59

2,64

54,3

54,3

54,2

2

Xã Phúc Trìu

2,93

2,96

3,00

54,3

54,3


54,2

3

Xã Tân Cương

2,74

2,76

2,78

54,3

54,3

54,2

Huyện Đại Từ

13,05

13,37

13,76

57,4

58,3


59,4

4

Xã Tân Thái

2,02

2,05

2,08

62,0

62,1

62,3

5

Xã Bình Thuận

3,28

3,33

3,57

58,7


58,7

62,2

6

Xã Lục Ba

2,41

2,45

2,47

62,1

62,3

62,1
22


TT

Đơn vị hành chính

Tổng số lao động
(nghìn người)


Tỷ lệ lao động trong
tổng dân số (%)

2007

2008

2009

2007

2008

2009

7

Xã Vạn Thọ

1,67

1,86

1,87

53,0

58,9

58,6


8

Xã Quân Chu

1,87

1,86

1,90

54,0

53,9

55,1

9

Thị trấn Quân Chu

1,80

1,82

1,87

52,9

53,1


53,9

Huyện Phổ Yên

1,75

1,85

1,86

56,1

58,9

58,7

10

1,75

1,85

1,86

56,1

58,9

58,7


23,04

23,53

24,04

56,1

56,9

57,4

Xã Phúc Tân

Tổng số

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các xã trong vùng quy hoạch cung cấp
Nghề nghiệp chủ yếu của lao động trong vùng nghiên cứu quy hoạch là nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và thương mại, dịch vụ phục vụ dân sinh và du lịch. Các nghề khác, đặc
biệt là TTCN không có điều kiện phát triển. Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng chỉ chiếm chưa tới 5% tổng số lao động. Các ngành nghề phục vụ du lịch cũng chỉ phát
triển mạnh vào mùa du lịch (từ tháng 5 đến tháng 9). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động dịch vụ chỉ đạt
dưới 16%. Ngoài mùa du lịch, lao động dịch vụ sang làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp.

23


Bảng 1.6. Hiện trạng cơ cấu lao động vùng quy hoạch

Năm 2007
TT

Các ngành kinh tế

1

Nghìn
người

Năm 2008

Năm 2009

%/
năm

Nghìn
người

%/
năm

Nghìn
người

%/
năm

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,24


79,17

18,74

79,64

19,12

79,53

2

Công nghiệp và xây dựng

1,16

5,03

1,16

4,93

1,17

4,87

3

Dịch vụ


3,64

15,80

3,63

15,43

3,75

15,60

Tổng cộng

23,04

100

23,53

100

24,04

100

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các xã trong vùng quy hoạch cung cấp
Di dân: Di dân là hiện tượng phổ biến ở các vùng nông thôn chậm phát triển (chủ yếu
dựa trên phát triển nông nghiệp) hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ di dân tại vùng

nghiên cứu quy hoạch mới ở mức thấp, khoảng 0,1-0,2%/năm. Điều này cho thấy du lịch có
thể phát huy được tiềm năng tại đây nếu có những giải pháp và chính sách thu hút hấp dẫn.
b. Dân tộc, truyền thống văn hóa
Dân tộc: Có 9 dân tộc sinh sống trên địa bàn vùng quy hoạch, bao gồm Tày, Nùng,
Dao, H'mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa và Kinh. Trong vùng nghiên cứu quy hoạch, người
Kinh là dân tộc chiếm đa số (86,95%). Các dân tộc còn lại thì nhiều nhất là Nùng (3,69%),
tiếp theo là Sán Dìu (3,24%), Dao (3,15%) và Tày (2,28%).
Bảng 1.7. Hiện trạng dân số các dân tộc vùng quy hoạch
TT

Đơn vị
hành chính

Dân số (người)
Kinh

Tày

Nùng

Sán
Dìu

Sán
Chay

Dao

H’
mông


Hoa

Khác

TP Thái Nguyên

13.789

186

997

479

12

11

1

0

47

1

Xã Phúc Xuân

4.169


58

504

124

3

-

-

-

8

2

Xã Phúc Trìu

4.696

82

410

319

8


10

1

-

4

3

Xã Tân Cương

4.924

46

83

36

1

1

-

-

35


Huyện Đại Từ

19.586

687

515

856

67

1.301

71

9

74

4

Xã Tân Thái

3.033

68

67


96

7

3

56

-

10

5

Xã Bình Thuận

5.418

120

64

87

15

9

-


-

22

6

Xã Lục Ba

3.682

57

176

17

21

4

13

-

6

7

Xã Vạn Thọ


2.576

306

145

130

4

5

-

4

24

8

Xã Quân Chu

1.654

25

13

497


9

1.241

1

5

5

9

TT Quân Chu

3.223

111

50

29

11

39

1

-


7

Huyện Phổ Yên

3.021

81

33

21

6

5

0

0

4

10

3.021

81

33


21

6

5

-

-

4

Xã Phúc Tân

24


TT

Đơn vị
hành chính

Dân số (người)
Sán
Dìu

Sán
Chay


Dao

H’
mông

Hoa

Khác

1.545

1.35
6

85

1.317

72

9

125

3,69

3,24

0,20


3,15

0,17

0,02

0,30

Kinh

Tày

Nùng

36.396

954

86,95

2,28

Tổng số
Tỷ lệ (%)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các xã trong vùng quy hoạch cung cấp
Truyền thống văn hóa: Các nhóm dân tộc tại vùng quy hoạch có đời sống, văn hóa rất
đặc trưng và giàu bản sắc. Họ vẫn giữ cho mình cách nghi lễ được bảo tồn từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Các lễ hội truyền thống và nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc
Tày, Nùng, Dao, Sán Chay như: Điệu hát then; câu sli, câu lượn; điệu múa rối Tày, múa sư tử,

các trò chơi dân gian nếp văn hoá nhà sàn, cách sống quần cư theo làng bản,.... Dựa vào đó,
du lịch văn hóa có khả năng phát triển tại đây. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp gìn giữ, bảo
tồn và phát huy, các giá trị truyền thống này sẽ mai một dưới tác động của di dân và phát triển
kinh tế.
c. Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình: ~1,18%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng lao động trung bình:

~1,2%/năm;

- Tốc độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trung bình: Không giảm, có xu hướng gia
tăng;
- Tốc độ tăng tỷ trọng lao động công nghiệp trung bình: Không tăng, có xu hướng giảm
dần;
- Tốc độ tăng tỷ trọng lao động dịch vụ trung bình: Không tăng, có xu hướng giảm dần.

1.2.4. Tình hình phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn
1.2.4.1. Tình hình phát triển đô thị
Vùng nghiên cứu quy hoạch phần lớn nằm ngoài hệ thống phát triển đô thị của tỉnh
Thái Nguyên (trừ thị trấn Quân Chu). Tuy nhiên, đây là điểm phát triển du lịch trọng yếu của
tỉnh nên chịu ảnh hướng và tác động mạnh của các đô thị xung quanh, đặc biệt đây là không
gian nghỉ ngơi, giải trí gắn liền với thành phố Thái Nguyên. Trong toàn vùng nghiên cứu quy
hoạch, tỷ lệ dân cư đô thị chỉ đạt ~8,3%, tỷ lệ đất đô thị (thị trấn Quân chu) chỉ đạt ~4,7%.
Thành phố Thái Nguyên: Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh (từ 01/9/2010). Quy hoạch
xây dựng và phát triển thành phố Thái Nguyên hiện nay được thực hiện theo Quyết định số
278/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đồ án Điều
25


chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 với tính chất là

“trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch của tỉnh Thái
Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và
giáo dục đào tạo của cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía
Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng”.
Dân số hiện tại của thành phố Thái Nguyên khoảng trên 330 nghìn người với trên 70%
dân số sống ở đô thị. Tốc độ gia tăng dân số khu vực đô thị cao, trung bình khoảng
2,7%/năm. Hệ thống hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội phát triển tương đối, đáp ứng được nhu
cầu của người dân thành phố và một số vùng phụ cận. Thành phố có xu hướng ngày càng mở
rộng về phía Tây Nam và dự kiến sẽ mở rộng tới gần Vùng nghiên cứu quy hoạch Hồ Núi
Cốc. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển
này. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển của vùng quy hoạch Hồ Núi Cốc, đặc biệt
là các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương.
Thị trấn Quân Chu: Nằm trong vùng quy hoạch và thuộc huyện Đại Từ, là đô thị loại
V với dân số hiện nay thấp (3,47 nghìn người), tổng diện tích đất tự nhiên là 701,25ha, trong
đó đất ở chiếm 28,93ha. Khu vực này phát triển chậm, kết nối với các khu vực khác thông
qua tỉnh lộ 261. Do dân cư ít, việc quản lý đô thị thuận lợi và có kiểm soát.
1.2.4.2. Tình hình phát triển điểm dân cư nông thôn
Tổng diện tích đất ở khu dân cư vùng quy hoạch là 452,9ha (không kể thị trấn Quân
Chu 28,93ha), tổng dân số là 38,40 nghìn người, đạt chỉ tiêu đất ở rất khác biệt giữa các xã
trong vùng quy hoạch, dao động từ 86m2/người (xã Tân Cương) đến 176,6m2/người (Xã Lục
Ba).

26


×