Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Ck2 bs luận full 21 9 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 128 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ VĂN LUẬN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẠN CHẾ VẬN
ĐỘNG KHỚP VAI SAU CHẤN
THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT ĐỨC
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


HÀ NỘI – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ VĂN LUẬN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẠN CHẾ VẬN
ĐỘNG KHỚP VAI SAU CHẤN
THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT ĐỨC
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: CK 6272 0725
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN MẠNH KHÁNH




HÀ NỘI – 2021
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.
Phòng đào tạo sau đại học- Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Ngoại- Trường Đại học Y Hà Nội.
Ban giám đốc Bệnh viện Việt-Đức
Phòng lưu trữ hồ sơ - Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức
Đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khánh,
người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi tích lũy kiến thức và phương pháp
luận khoa học trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với các thầy trong hội đồng chấm
luận văn đã cho ý kiến q báu để tơi hồn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết, các
bạn đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2021
Tác giả

Vũ Văn Luận


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Văn Luận, học viên lớp chuyên khoa II khoá 33, chuyên ngành
ngoại khoa, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hạn chế vận động
khớp vai sau chấn thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” là của bản thân tôi
trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Mạnh
Khánh.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các thông tin và số liệu được thu thập phục vụ nghiên cứu là chính
xác, khách quan và trung thực. Luận văn này chưa từng được công bố tại bất
kỳ hội nghị khoa học nào.
4. Mọi thông tin và số liệu kế thừa từ những nghiên cứu khác đều được
trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2021

Tác giả

Vũ Văn Luận


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASES

: American Shoulder and Elbow Surgery Score

BĐVĐ


: Biên độ vận động

CT-Scanner

: Computed Tomography Scan (Phim chụp cắt lớp vi tính)

DASH
ESSSE

: Disabilites of the Arm, Shoulder, and hand (Đánh giá
chức năng vai, cánh tay, bàn tay)
: European Society for Surgery of the Shoulder and the
Elbow (Hiệp hội Phẫu thuật vai và khuỷu châu Âu)

MRI

: Magnetic resonance imaging (Phim chụp cộng hưởng từ)

OSS

: Oxford Shoulder Score

SPADI

: Shoulder Pain and Disability Index

SSL

: Subjective Shoulder Value


SST

: Simple Shoulder Test

TB

: Trung bình

UCLA

: Thang điểm của Đại học California, Los Angeles


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. Giải phẫu khớp vai với chức năng vận động..........................................3
1.1.1. Cấu trúc xương.................................................................................3
1.1.2. Các yếu tố giữ vững khớp vai..........................................................3
1.2. Định nghĩa, yếu tố nguy cơ, nguyên nhân cơ chế bệnh sinh................10
1.2.1. Định nghĩa......................................................................................10
1.2.2. Yếu tố nguy cơ...............................................................................11
1.2.3. Các nguyên nhân............................................................................12
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh............................................................................12
1.3. Triệu chứng và chẩn đoán....................................................................15
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng.....................................................................15
1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng..............................................................23
1.3.3. Chẩn đoán......................................................................................25
1.4. Điều trị hạn chế vận động khớp vai......................................................30
1.4.1. Điều trị nội khoa............................................................................30

1.4.2. Phẫu thuật nội soi khớp vai............................................................31
1.5. Tình hình nghiên cứu nội soi khớp vai điều trị hạn chế vận động khớp
vai sau chấn thương.....................................................................................31
1.5.1. Tình hình nghiên cứu nội soi khớp vai điều trị hạn chế vận động
khớp vai sau chấn thương trên thế giới....................................................31


1.5.3. Tình hình phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý khớp vai tại Việt Nam
.................................................................................................................32
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................34
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................34
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.......................................................34
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................34
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................34
2.3.1. Các bước tiến hành........................................................................34
2.3.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................35
2.4. Quy trình kỹ thuật nội soi khớp vai điều trị hạn chế vận động khớp áp
dụng trong nghiên cứu.................................................................................43
2.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................46
2.6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................46
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................47
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu.........................................47
3.1.1. Phân bố theo giới tính.........................................................47
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi.....................................................48
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp................................................49
3.1.4. Các bệnh lý mắc kèm.....................................................................49
3.2. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh bệnh nhân hạn chế vận động
khớp vai sau chấn thương............................................................................50
3.2.1. Triệu chứng đau.............................................................................50



3.2.2. Biên độ vận động khớp vai............................................................51
3.2.3. Đánh giá theo thang điểm Constant và UCLA..............................51
3.2.4. Bên khớp vai tổn thương................................................................52
3.2.5. Nguyên nhân chấn thương.............................................................52
3.2.6. Thời gian từ khi chấn thương đến lúc điều trị phẫu thuật và thời
gian điều trị bảo tồn trước phẫu thuật......................................................53
3.2.7. Đặc điểm chẩn đốn hình ảnh........................................................54
3.3. Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hạn chế vận động khớp vai sau chấn
thương..........................................................................................................54
3.3.1. Thời gian phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật...........................54
3.3.2. Thay đổi triệu chứng đau...............................................................55
3.3.3. Thay đổi biên độ vận động khớp vai.............................................57
3.3.4. Thay đổi theo các thang điểm........................................................61
3.3.5. Mức độ hài lòng của bệnh nhân.....................................................63
3.3.6. Biến chứng.....................................................................................64
3.3.7. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị................................64
Chương 4 BÀN LUẬN...................................................................................67
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu.........................................67
4.2. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh của bệnh nhân hạn chế vận
động khớp vai sau chấn thương...................................................................70
4.3. Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hạn chế vận động khớp vai sau chấn
thương..........................................................................................................76
KẾT LUẬN.....................................................................................................92


KIẾN NGHỊ....................................................................................................94



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biên độ vận động bình thường của khớp vai các động tác đưa trước,
dạng và xoay ngồi..........................................................................................26
Bảng 1.2. Tiêu chí chẩn đốn hạn chế vận động khớp vai theo các nhóm tác
giả....................................................................................................................27
Bảng 2.1. Đánh giá khách quan khớp vai (65 điểm).......................................39
Bảng 2.2. Thang điểm UCLA.........................................................................40
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của mẫu nghiên cứu...........................................48
Bảng 3.2. Tuổi trung bình của nam và nữ.......................................................48
Bảng 3.3. Các bệnh lý mắc kèm......................................................................50
Bảng 3.4. Triệu chứng đau trước phẫu thuật...................................................50
Bảng 3.5. Biên độ trung bình vận động khớp vai trước phẫu thuật................51
Bảng 3.6. Điểm Constant và UCLA trước phẫu thuật....................................51
Bảng 3.7. Phân bố theo bên tổn thương..........................................................52
Bảng 3.8. Phân bố theo thời gian từ khi chấn thương đến lúc điều trị phẫu
thuật.................................................................................................................53
Bảng 3.9. Thời gian điều trị bảo tồn trước phẫu thuật....................................54
Bảng 3.10. Tổn thương trên Xquang và cộng hưởng từ..................................54
Bảng 3.11. Thời gian phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật..........................55
Bảng 3.12. Triệu chứng đau trước và sau phẫu thuật 6 tháng.........................56
Bảng 3.13. Biên độ dạng trước và sau phẫu thuật 6 tháng..............................57
Bảng 3.14. Biên độ đưa trước khớp vai trước và sau phẫu thuật 6 tháng.......58
Bảng 3.15. Biên độ xoay trong khớp vai trước và sau phẫu thuật 6 tháng.....59
Bảng 3.16. Biên độ xoay ngoài khớp vai trước và sau phẫu thuật 6 tháng.....60
Bảng 3.17. Điểm Constant trung bình chức năng khớp vai trước mổ.............61
Bảng 3.18. Điểm Contant trung bình chức năng khớp vai sau mổ 6 tháng.....61


Bảng 3.19. So sánh kết quả điểm Constant trung bình chức năng khớp vai
trước và sau mổ 6 tháng..................................................................................61

Bảng 3.20. Điểm trung bình UCLA chức năng khớp vai sau mổ 6 tháng......62
Bảng 3.21. Phân loại kết quả chức năng khớp vai sau mổ theo điểm UCLA. 62
Bảng 3.22. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về kết quả phẫu thuật.................63
Bảng 3.23. So sánh kết quả điểm Constant trung bình chức năng khớp vai sau
mổ 6 tháng giữa nhóm nữ và nam...................................................................65
Bảng 3.24. So sánh kết quả điểm UCLA trung bình chức năng khớp vai sau
mổ 6 tháng của hai nhóm nam và nữ...............................................................66
Bảng 4.1. Các tiêu chí, thang điểm đáng giá kết quả sau phẫu thuật khớp vai
của các tác giả trên thế giới.............................................................................81
Bảng 4.2. Các tiêu chí, thang điểm đáng giá kết quả điều trị, can thiệp bệnh lý
khớp vai của một số tác giả Việt Nam............................................................82
Bảng 4.3. Các động tác của khớp vai được đánh giá biên độ vận động..........84
Bảng 4.4. Thời điểm bắt đầu tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.............87


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu khớp vai [5].......................................................................3
Hình 1.2. Khoảng trống chóp xoay [4]..............................................................6
Hình 1.3. Diện bám gân dưới vai......................................................................9
Hình 1.5. Cách khám tầm vận động khớp vai [15].........................................19
Hình 1.6. Các nghiệm pháp thăm khám khớp vai [6].....................................21
Hình 1.7. Chẩn đốn hạn chế vận động khớp vai có tiền sử chấn thương......28
Hình 2.1. Bệnh nhân ở tư thế nửa ngồi (tư thế beach chair)...........................44
Hình 2.2. Vị trí camera và dụng cụ.................................................................45
Hình 3.1. Phân bố theo giới tính của mẫu nghiên cứu....................................47
Hình 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp...............................................................49
Hình 3.3. Phân bố theo nguyên nhân chấn thương..........................................53
Hình 3.4. Thời gian từ khi chấn thương tới khi phẫu thuật phân khoảng thời
gian..................................................................................................................53
Hình 3.5. Triệu chứng đau trước và sau phẫu thuật (theo điểm VAS)............56

Hình 3.6. Biên độ dạng vai trước và sau phẫu thuật.......................................57
Hình 3.7. Biên độ đưa trước khớp vai trước và sau phẫu thuật......................58
Hình 3.8. Biên độ xoay trong khớp vai trước và sau phẫu thuật.....................59
Hình 3.9. Biên độ xoay ngồi khớp vai trước và sau phẫu thuật....................60
Hình 3.10. Mức độ hài lòng của bệnh nhân....................................................63


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạn chế vận động khớp vai định nghĩa là hạn chế cả tầm vận động
trong động tác chủ động và thụ động, đặc biệt là động tác xoay ngồi và đưa
trước. Định nghĩa này được Codman mơ tả vào năm 1934
Khớp vai là một khớp linh hoạt của cơ thể nhưng cũng dễ bị tổn
thương. Chức năng của khớp vai thực hiện được nhiều động tác, với biên độ
vận động rất lớn. Nhờ vậy, cánh tay có thể xoay theo ba chiều trong không
gian: các động tác đưa ra trước, ra sau, lên trên, dạng tay, xoay trong và xoay
ngoài [1]. Các tổn thương khớp vai sẽ làm hạn chế vận động và ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [2].
Gãy xương chi trên khá thường gặp chiếm 4-5% tất cả các loại gãy
xương, sau đó phần lớn tiến triển hạn chế vận động khớp vai do cứng khớp
sau chấn thương. Phần lớn trường hợp dự phòng tiến triển này bằng cách vận
động sớm.
Điều trị ban đầu với hạn chế vận động khớp vai sau chấn thương điều
trị nội khoa như vật lý trị liệu, tiêm corticoid, tập vận động dưới tê vùng hoặc
mê toàn thân… Điều trị phẫu thuật mở hay nội soi khớp vai khi điều trị nội
khoa thất bại. [3]
Vẫn còn nhiều tranh cãi về thời điểm nội soi giải phóng khớp vai. Điều
trị bảo tồn thất bại sau 6 tháng hiện được coi là chỉ định để tiến hành nội soi
khớp điều trị. Tuy nhiên với tính hiệu quả và an tồn của phẫu thuật, khuyến

cáo hiện tại nên tiến hành phẫu thuật nội soi khớp vai điều trị sớm hội chứng
hạn chế vận động khớp vai sau chấn thương, đặc biệt với bệnh nhân có hạn
chế rõ rệt hoặc nhu cầu phục hồi chức năng sớm. Một số tác giả đề nghị chỉ
định sớm nội soi khớp vai giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng với
những trường hợp hạn chế khớp vai nặng. [3]


2

Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, phẫu thuật nội soi điều trị hạn chế
vận động khớp vai sau chấn thương là thường quy. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật này và chưa có nhiều
nghiên cứu về yếu tố liên quan đến hạn chế vận động khớp vai sau chấn
thương nói chung. Vì vậy, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hạn chế
vận động khớp vai sau chấn thương tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức ” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh bệnh nhân hạn chế vận
động khớp vai sau chấn thương được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi hạn chế vận động khớp vai
sau chấn thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu khớp vai với chức năng vận động
1.1.1. Cấu trúc xương

Khớp vai hay còn gọi là khớp ổ chảo- cánh tay là một khớp hoạt dịch
có động tác linh hoạt và rộng rãi nhất cơ thể được cấu tạo bởi:
- Chỏm xương cánh tay: Tương ứng với khoảng 1/3 lồi cầu, hướng lên trên và
vào trong, tiếp khớp với ổ chảo xương vai.
- Ổ chảo xương vai: Có hình bầu dục, lõm lịng chảo, cao khoảng 35mm. rộng
khoảng 25mm, chỉ bằng 1/4 – 1/3 diện tích của chỏm cầu [1].

Hình 1.1. Giải phẫu khớp vai [5]
1.1.2. Các yếu tố giữ vững khớp vai
Về mặt giải phẫu, các yếu tố giữ vững khớp vai được chia thành hai
nhóm:
Các yếu tố giữ vững tĩnh: Sụn viền, bao khớp và dây chằng.
Các yếu tố giữ vững động: Cơ chóp xoay và gân nhị đầu.
Hai yếu tố này phối hợp với nhau chặt chẽ trong việc giữ vững khớp
ổ chảo-cánh tay. Xu hướng hiện đại về điều trị mất vững khớp vai hướng tới
việc phục hồi giải phẫu và chức năng bình thường.


4

1.1.2.1. Các yếu tố giữ vững tĩnh
Ổ chảo cánh tay
Ở tư thế đứng, cánh tay khép, xương bả vai tạo một góc ra trước
khoảng 300 so với lồng ngực, 30 lên trên so với mặt phẳng ngang và 200 ra
trước so với mặt phẳng đứng dọc giúp giữ vững phía dưới của khớp ổ chảocánh tay [1].
Cấu tạo và hình dạng mặt khớp
Bề mặt sụn khớp ổ chảo hình quả lê, rộng ở trên, hẹp ở bên dưới,
đường kính dọc khoảng 35mm và đường kính ngang khoảng 25mm. Ngược
lại, chỏm xương cánh tay có đường kính dọc khoảng 48mm, đường kính
ngang khoảng 45mm. Do đó bề mặt sụn hình cầu của chỏm lớn hơn 3 lần bề

mặt sụn của ổ chảo và trong hầu hết các tư thế chỉ khoảng 25-30% bề mặt sụn
chỏm xương cánh tay tiếp xúc với bề mặt sụn ổ chảo. Bề mặt sụn khớp dầy
lên ở trung tâm chỏm xương cánh tay, mỏng hơn ở ngoại vi và ngược lại
mỏng hơn ở trung tâm và dày hơn ở ngoại vi của ổ chảo. Do đó khớp vai hoạt
động như một khớp cầu- ổ chảo. [5]
Sụn viền
Sụn viền là một cấu trúc dạng sợi được dính với sụn khớp ổ chảo bằng
vùng sụn sợi.
Chức năng của sụn viền:
- Là cấu trúc mà các dây chằng bao khớp neo bám vào ổ chảo.
- Làm sâu thêm ổ chảo: Cắt bỏ sụn viền làm giảm 50% độ sâu của ổ chảo.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo. [4]
Dây chằng ổ chảo-cánh tay
Cấu trúc này là sự dày lên của bao khớp, có 3 dây chằng ổ chảo-cánh
tay: trên, giữa và dưới. Các dây chằng có kích thước và hình dạng thay đổi.


5

Các dây chằng này kết hợp với các yếu tố giữ vững tĩnh khác, cũng như
phối hợp nhịp nhàng với các yếu tố giữ vững động giúp giữ chỏm nằm trọng
tâm ổ chảo.
(1) Dây chằng ổ chảo-cánh tay trên
Nguyên ủy: Từ củ trên ổ chảo xương vai đến bám tận vào mấu động
lớn xương cánh tay.
Chức năng: Làm vững thêm cho khoảng trống chóp xoay. Chống sự
dịch chuyển xuống dưới và xoay ngoài của khớp vai khi cánh tay khép, hạn
chế sự dịch chuyển của chỏm ra sau khi cánh tay gấp trước, khép và xoay
trong, ngăn cản xu hướng di chuyển lên trước trên của chỏm [6].
(2) Dây chằng ổ chảo-cánh tay giữa

Nguyên ủy: Từ củ trên ổ chảo, cổ xương bả vai và sụn viền trên đến
bám tận vào nền mấu động bé xương cánh tay.
Chức năng: Hạn chế xoay ngoài và chống trật khớp vai ra trước ở tư thế
dạng vai 450. Hạn chế sự dịch chuyển xuống dưới của chỏm khi khép cánh tay
và xoay trong.
(3) Dây chằng ổ chảo-cánh tay dưới
Nguyên ủy: Từ sụn viền trước dưới và gờ ổ chảo xương vai đến bám
tận vào mấu động bé xương cánh tay.
Chức năng: Giữ vững phía trước dưới khớp vai, ngăn trật khớp vai ra
trước trong động tác dạng và xoay ngoài vai. Dải sau ngăn trật khớp vai ra sau
và xuống dưới. [7]
(4) Dây chằng quạ-cánh tay
Nguyên ủy: Dây chằng quạ- cánh tay gồm hai chẽ đều bám vào mỏm
quạ đến bám tận lần lượt bám vào mấu động lớn và mấu động bé. Giữa hai
chẽ có đầu dài gân nhị đầu cánh tay đi qua.


6

Chức năng: Giữ cho chỏm xương cánh tay nằm đúng ở trọng tâm của ổ
chảo xương vai. Ngoài ra, dây chằng này cùng với dây chằng ổ chảo- cánh tay
trên giữ cho chỏm xương cánh tay không bị trật xuống dưới khi khép vai và
trật ra sau trong các động tác gấp ra trước, khép và xoay ngoài khớp vai. [8]
Khoảng trống chóp xoay
Khoảng trống chóp xoay là vùng bao khớp nằm giữa bờ trên gân cơ
dưới vai và gân trên gai.
Trên hình ảnh siêu âm khớp vai, khoảng trống chóp xoay mở rộng nhất
khi vai xoay trong và kéo xuống dưới ở tư thế duỗi cánh tay tối đa.

Hình 1.2. Khoảng trống chóp xoay [4]

Bao hoạt dịch
Khớp vai có hai bao hoạt dịch lớn là bao hoạt dịch của khớp ổ chảocánh tay và bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai.
(1) Bao hoạt dịch khớp ổ chảo-cánh tay có các ngách, tạo thành các túi
cùng luồn lách vào các vị trí cần đệm đỡ như túi hoạt dịch bao bọc gân dài cơ
nhị đầu, bao này lấn xuống dưới dây chằng ngang cánh tay tới sát điểm bám
của cơ ngực lớn, để giúp cho gân nhị đầu trượt dễ dàng trong rãnh nhị đầu.
Túi cùng dưới mỏm quạ là túi hoạt dịch phình ra từ bao hoạt dịch khớp ổ
chảo-cánh tay để đệm lót vào dưới mỏm quạ. Nếp nách, là nếp gấp của bao
khớp tạo ra như một túi hoạt dịch ở phía dưới khi cánh tay khép sát thân
mình. Nếp nách sẽ mất đi khi dạng và giơ cánh tay lên trên do bao khớp phía
dưới căng ra.


7

(2) Bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai: Còn gọi là bao hoạt dịch dưới cơ
delta. Đây là bao hoạt dịch lớn lót bên dưới mỏm cùng vai và cơ delta xuống
tới hết điểm bám của gân cơ chóp xoay. Ngay dưới bao hoạt dịch là gân cơ
chóp xoay. Phía trước, bao hoạt dịch này phủ lên mặt trước gân cơ dưới vai.
Phía sau, bao hoạt dịch phủ lên mặt sau gân cơ dưới gai. Bao hoạt dịch này
giúp cho gân cơ chóp xoay trượt dễ dàng dưới cung cùng-quạ và cơ delta.
Bất kỳ một động tác nào của cánh tay như dạng, khép, gấp ra trước, ra sau
hoặc xoay cánh tay, đều làm cho hai mặt của bao hoạt dịch trượt trên nhau
[6].
1.1.2.2. Các yếu tố giữ vững động
Chóp xoay
Chóp xoay là tên gọi chung cho nhóm bốn gân bám vào đầu trên xương
xương cánh tay đó là gân dưới vai bám vào củ bé xương cánh tay, gân trên
gai, gân dưới gai bám vào củ lớn xương cánh tay và gân cơ tròn bé bám vào
phần sau, dưới củ lớn xương cánh tay. Ngoài ra tác giả Goutallier còn xem

đầu dài gân nhị đầu đoạn nằm trong khớp vai và trong rãnh nhị đầu cũng là
một phần của chóp xoay.

Hình 1.3. Các gân cơ chóp xoay [4]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×