Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 54 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên mấu chuyển xương đùi (LMCXĐ) là những gãy ngoài
khớp, vùng chuyển tiếp giữa thân xương đùi và cổ xương đùi.
Cấu trúc xương vùng mấu chuyển bao gồm phía ngồi là vỏ xương
mỏng, bên trong là xương xốp và có nhiều mạch máu đến ni dưỡng. Ở
người già vùng LMCXĐ là khu vực hay bị loãng xương nên đã trở thành
điểm yếu và dễ bị gãy khi có lực tác động vào vùng đầu trên xương đùi.
Trên thế giới, tỉ lệ bệnh nhân gãy vùng LMCXĐ có xu hướng
tăng trong từng năm, tại Mỹ tỉ lệ gãy LMCXĐ tăng gấp 3 lần từ năm
1965 - 1989, đặc biệt gặp nhiều ở những bệnh nhân có độ tuổi 66 - 76,
tỉ lệ nữ : nam trong gãy LMCXĐ cũng thay đổi từ 2:1 đến 8:1. Ở Pháp
mỗi năm có khoảng 3 - 5 nghìn người bị gãy xương vùng háng[13]. Tại
Việt Nam theo tác giả Nguyễn Trung Sinh (1983) bệnh viện Việt Đức
trong giai đoạn 1980-1982 có 134 bệnh nhân bị gãy xương vùng háng
trong đó 85% có độ tuổi trên 60, 50% bệnh nhân bị gãy LMCXĐ [16].
Hiện nay chưa có thống kê cụ thể tỉ lệ gãy LMCXĐ nhưng cùng với sự
gia tăng về tỉ lệ chấn thương về TNGT và TNLĐ làm tăng tỉ lệ gãy
LMCXĐ.
Với cơ chế chấn thương hay gặp là ngã đập vùng mấu chuyển xuống
nền cứng, cũng gặp những trường hợp lực tác động trực tiếp vào vùng
háng, một số ít là do tác dụng theo trục dọc của xương.
Cùng với sự phát triển của y học thì các phương pháp điều trị gãy
LMC xương đùi cũng phát triển theo, trước năm 1930 những bệnh nhân
gãy xương vùng háng được bó bột phải nằm trên giường lâu ngày
(phương pháp bảo tồn) vì vậy gây ra nhiều biến chứng phúc tạp (loét
vùng cùng cụt, viêm phổi, viêm đường tiết niệu…), kết quả là phần lớn
1


bệnh này chết trong một thời gian ngắn sau điều trị. Sau năm 1930 các
phương pháp điều trị khác đã ra đời làm giảm tỉ lệ bệnh nhân tử vong


do biến chứng hoặc do điều trị như : Kết hợp xương bên trong với đinh
ba cạnh của Smith-Petersen (1930), đinh Luzius (1950), đinh Harris
(1964), đinh Ender (1970), đinh Gamma (1985), hiên nay được sử dụng
rộng rãi nhất là nẹp gấp góc liền khối (A.O, DHS, DCS…). Đây là
phương pháp kết hợp xương có nhiều ưu điểm (cố định chắc, đạt được
giải phẫu xương về vị trí ban đầu, bệnh nhân hồi phục sớm…). Tuy có
nhiều thành cơng nhưng vẫn có hạn chế nhất định (tiến hành phẫu thuật
trong thời gian dài, mất máu nhiều, dễ nhiễm khuẩn… ) với phương
pháp này địi hỏi bệnh nhân phải có tình trạng sức khỏe tốt, chính vì
vậy đã trở thành một hạn chế lớn đối với những bệnh nhân cao tuổi.
Khắc phục hạn chế này, năm 2005 các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức
đã lựa chọn phương pháp đóng đinh nội tủy Ender dưới màn huỳnh quang
tăng sáng để điều trị gãy LMCXĐ cho những bệnh nhân cao tuổi không đủ
điều kiện sức khỏe tiến hành phẫu thuật .
Để góp phần đánh giá sơ bộ kết quả điều trị gãy LMCXĐ bằng
phương pháp trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phẫu
tḥt đóng đinh kín nội tủy Ender dưới màn huỳnh quang tăng sáng
trong điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi” nhằm
mục tiêu sau:



Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng những bệnh nhân cao

tuổi bị gãy liên mấu chuyển xương đùi.



Đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật đóng đinh kín nội tủy


Ender dưới màn huỳnh quang tăng sáng.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1
1.1.1

Một vài đặc điểm về người cao tuổi:
Tỉ lệ người cao tuổi và sự thay đổi trên thế giới và Việt Nam:
Theo định nghĩa của WHO thì Người cao tuổi là những người có tuổi

thọ từ 60 trở lên. Tính đến năm 2009, cứ 9 người thì sẽ có 1 người từ 60
tuổi trở lên đang sống trên thế giới [1].
Theo dự báo của Liên hợp quốc, vào thời điểm 2050, cứ 5 người sẽ
có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Và hiện nay, số người già chủ yếu đang sống
tại các quốc gia phát triển. Số liệu tại các châu lục chỉ ra rằng, cứ 10 người
sẽ có 1 người già hiện đang sống tại châu Á và sẽ khơng có sự khác biệt so
với các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe, tuy nhiên sự khác biệt lại nằm ở
Châu Phi, nơi có số người cao tuổi thấp nhất trên thế giới, cứ 19 người thì
chỉ có 1 người có tuổi trên 60 [1].
Hiện tại, người cao tuổi nhất được tính là những người từ 80 tuổi trở
lên chiếm khoảng 14% trong tổng số những người từ 60 tuổi trở lên. Theo
tính tốn vào năm 2050, người từ 80 tuổi trở lên sẽ còn tăng hơn nữa và sẽ
chiếm khoảng 20% trong tổng số người già vào thời điểm đó. Số người
sống từ 100 tuổi trở lên sẽ tăng gấp 9 lần, từ 454.000 người năm 2009 lên
đến 4,1 triệu người vào năm 2050 [1].
Thế giới đã chứng kiến sự thay đổi ấn tượng của tuổi thọ trung bình
trên thế giới, tuổi thọ trung bình đã tăng được thêm 20 tuổi kể từ năm 1950

đến 2000, đến 2009 tuổi thọ trung bình trên thế giới là 68 tuổi. Tuy nhiên,
tuổi thọ trung bình tính từ 60 tuổi trở lên còn phụ thuộc vào từng quốc gia
trên thế giới. Ở những nước phát triển tuổi thọ trung bình thường cao hơn
của những nước đang phát triển vì chất lượng cuộc sống của những nước
này cao hơn và trình độ về y học cũng tiến bộ hơn [1].
3


Tuổi thọ trung bình của nữ giới bao giờ cũng cao hơn của nam ở tất
cả mọi độ tuổi, mặc dù vậy vẫn có một số ít nam giới cao tuổi hơn nữ.
Theo tính tốn của Liên Hợp Quốc, vào năm 2009 chỉ có 83 nam/100 nữ
trong độ tuổi 60 hoặc hơn 60, nhưng đến tuổi 80 thì chỉ có 59 nam/100 nữ.
Ở nhiều nước có thu nhập cao thì tỷ lệ người già tham gia vào thị trường
lao động thấp hơn so với các nước thu nhập thấp. Ở những nước phát triển
chỉ có 24% nam giới trên 60 tuổi đang hoạt động kinh tế so với 47% ở các
nước đang phát triển [1].
Trong khi đó, số nữ giới trên 60 tuổi đang hoạt động kinh tế ở các
nước phát triển là 14% so với các nước đang phát triển là 24%. Những
người già ở các nước đang phát triển vẫn phải làm việc nhiều hơn so với
người già ở các nước phát triển do được hệ thống an ninh xã hội quan tâm
hoặc nếu có thì tỷ lệ người cao tuổi nhận được phúc lợi rất thấp, không đủ
đáp ứng cho bản thân họ [1].
Người cao tuổi tại Việt Nam có tỉ lệ ngày càng tăng lên, 7,08%
(1979) - 7,19% (1989) - 8,12% (1999)[1]. Bệnh hay gặp chủ yếu là: bệnh
hơ hấp (19,63%), bệnh tiêu hóa (18,25%), tim mạch (13,32%), tiết niệu
(1,64%)… phân loại sức khỏe của người già thấy đa số sức khỏe kém
(62,71%), loại trung bình ít (36,52%), loại tốt hiếm (0,75%) [1]. Hiện nay tỉ
lệ người già là 10% dân số, đó là do chất lượng cuộc sống tăng lên và sự
quan tâm chăm sóc đến người cao tuổi được xã hội quan tâm hơn.
1.1.2


Đặc điểm các bệnh lý người cao tuổi:

 Chủ yếu là các bệnh lý mạn tính khơng lây nhiễm.
 Bệnh lý thường là đa bệnh phối hợp .
 Có các triệu chứng thường khơng điển hình và phát triển âm thầm,
các bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
 Dễ gặp tác dụng phụ của thuốc nếu phải điều trị.
4


 Dinh dưỡng người già cũng giảm đi. Do nhu cầu năng lượng giảm và
hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm lại [1].
1.1.3

Các bệnh mạn tính hay gặp:

 Bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
 Bệnh nội tiết, đái tháo đường
 Ung thư
 Bệnh hơ hấp mạn tính
 Bệnh xương khớp (lỗng xương, thối hóa khớp)
 Bệnh tâm thần (sa sút trí tuệ, trầm cảm)
 U tuyền liệt tuyến ở nam và các bệnh liên quan đến thay đổi
hoocmon ở nữ.
 Giảm thị lực.
 Giảm thính lực [1].
1.1.4

Những khó khăn trong điều trị bệnh cho người cao tuổi:

Chính vì các đặc điểm trên làm cho những bệnh nhân cao tuổi trở

nên khó khăn trong việc chẩn đốn và điều trị dẫn đến những biến chứng
nặng nề và dễ tử vong.
Ngoài ra những người cao tuổi là đối tượng hay bị các tai nạn sinh
hoạt và tai nạn giao thông do sức khỏe giảm sút, các cơ quan bị giảm chức
năng (cơ teo yếu, khớp thối hóa, khớp biến dạng, …), rối loạn thăng bằng,
sa sút trí tuệ, rối loạn về thính giác, thị giác…
Đối với điều trị ngoại khoa thì đối tượng người già ln là một khó
khăn trong các phuẫ thuật do:


Bệnh nhân có nhiều bệnh mạn tính phối hợp: tim mạch, hơ

hấp, nội tiết… gây khó khăn cho gây mê, các phẫu thuật lớn và điều
trị sau phẫu thuật.

5




Tình trang loang xương ở người già làm khó khắn cho các

phương pháp nẹp vít thơng thường và khó làm vững sau mổ.


Chăm sóc sau mổ với bệnh nhân cao tuổi luoonn đòi hỏi phải

làm sớm để tránh biến chứng nhưng khơng thể làm qua nhanh và vội

vàng vì bệnh nhân có sự phục hồi chậm hơn so với người trẻ tuổi.


Tâm lý người già ln thay đổi vì vậy phải có sự hiểu biết để

động viện, khích lệ bệnh nhân phối hợp trong điều trị.


Các biến chứng sau mổ: viêm phổi, viêm tắc mạch phổi, viêm

tắc mạch chi, loét… thường là nguyên nhân dẫn tới tử vong ở người
cao tuổi.


Vì vậy điều trị phẫu thuật cho người cao tuổi địi hỏi phải

ln khám tổng thể, phát hiện các bệnh lý mạn tính kèm theo đẻ phối
hợp với các bác sĩ gẫy mê trong quá trình phẫu thuật, chăm saoc sau
mổ cũng phải luôn theo dõi bệnh nhân để phát hiện các biến chứng dẽ
gây tử vong cho bệnh nhân.
Cùng với những khó khăn đó thì phương pháp điều trị gãy LMCXĐ
ở người cao tuổi cũng gặp nhiều trở ngại do không thực hiện được phẫu
thuật lớn, phục hồi chức năng bị hạn chế và thường tử vong vì các biến
chứng.
1.2 Sơ lược giải phẫu vùng cổ, mấu chuyển xương đùi:
1.2.1

Giải phẫu vùng mấu chuyển xương đùi:

1.2.1.1 Vùng mấu chuyển lớn (gồm 2 mặt và 4 bờ):

 Mặt trong dính vào vùng cổ, phía sau là một hố ấn ngón tay
 Mặt ngồi lồi hình 4 cạnh, ở trên và dưới có hai gờ liên quan với búi
thanh mạc của cơ mơng lớn và cơ mơng nhỡ
 Bờ trên có một diện để cơ tháp bám vào
 Bờ dưới có một diện để cơ rộng ngoài bám vào
6


 Bờ trước có gờ để cơ mơng nhỡ bám vào
 Bờ sau liên tiếp với mào liên mấu sau có cơ vng đùi bám vào
Nhìn trước

Nhìn sau
Chỏm
Hố chỏm đùi
Cổ
Đường nối lật lại bao khớp
Mấu chuyển lớn
Mấu chuyển nhỏ

Đường gian mấu
Mào gian mấu

Hình 1: Giải phẫu vùng cổ mấu chuyển xương đùi theo Netter[30].
1.2.1.2 Vùng mấu chuyển bé:
 Núm ở phía dưới và sau cổ khớp, từ núm có 3 đường tỏa ra
 Một đi xuống dưới, gặp đường giáp để cơ lược bám vào
 Hai đường khác chạy lên trên đi vào cổ khớp
Mấu chuyển bé là nơi bám tận của cơ thắt lưng chậu
1.2.1.3 Chỏm:

Hình cầu (khoảng 2/3 khối cầu) hướng lên trên, vào trong, chếch
ra trước
1.2.1.4 Cổ khớp:
Cổ khớp ở giữa chỏm và các mấu chuyển, chếch xuống dưới và ra
ngoài. Dài khoảng 30 - 40 mm hình ống, dẹt phía trước sau, có 2 mặt, 2 đầu
và 2 bờ.
 Mặt trước phẳng có bao khớp che phủ
7


 Mặt sau: lồi chiều thẳng lõm bề ngang chỉ có 2/3 trong là có
bao khớp che phủ
 Bờ trên ngắn nằm ngang
 Bờ dưới dài chéo
 Đầu trong dính vào mỏm có nhiều mạch máu
 Đầu ngồi to liên quan đến các mấu chuyển


Phía trước giới hạn bởi một đường giới hạn bởi MCL đến MCB,

đường liên mấu phía sau giới hạn bởi một bờ rõ hơn là mào liên mấu bao
khớp dính vào 2/3 ngồi của cổ khớp khơng dính vào.


Cổ khớp hợp với thân xương đùi một góc 130º gọi là góc nghiêng, cổ

khớp khơng ở cùng một mặt phẳng với thân xương đùi, khi chiếu trục của
cổ liên tiếp lên hai ồi cầu thì thấy góc nghiêng là khoảng 15 - 20 gọi là góc
xiên [6].
1.2.2



Mạch máu nuôi dưỡng cổ xương đùi:
Mạch máu nuôi dưỡng vùng cổ xương đùi nghèo nàn và ít vịng nối,

ở người già động mạch vùng hõm chỏm xương đùi thường hay bị tắc hoặc
chít hẹp.


Tác giả Crock đã mơ tả động mạch vùng cổ xương đùi chia làm 3

nhóm:


Vịng động mạch ngoài khớp ở nền cổ xương đùi



Các nhánh lên của độnng mạch ngồi khớp



Động mạch dây chằng trịn

8


Hình 2: mạch máu ni dưỡng cổ xương đùi
1.2.3



Giải phẫu vi thể vùng đầu trên xương đùi:
Cấu trúc vùng cổ mấu chuyển là vùng xương xốp, vách xương quanh

vùng cổ là vách xương mỏng hơn thân xương được tăng cường bởi các bè
xương đó là:


Bè xương nén ép chính kéo dài từ vách xương phía trong tại nền
cổ đến dưới sụn của chỏm.



Bè xương căng giãn chính chạy từ vách ngoài xương đùi qua
vùng mấu chuyển lớn dọc theo phần trên cổ dưới vách xương, cắt
ngang qua bè nén ép chính tới dưới sụn của chỏm phía trong.



Bè xương căng giãn phụ bắt đầu ở vách xương đùi phía ngồi
dưới bè xương căng giãn chính hướng vào phía cổ.



Bè xương nén ép phụ bắt đầu từ vùng vách xương của mấu
chuyển bé chạy tới mấu chuyển lớn.

9



Nhóm chính chịu nén ép

Nhóm bè mấu chuyển lớn

Nhóm chính chịu lực căng

Tam giác Ward
Nhóm phụ chịu nén ép
Nhóm phụ chịu lực căng

Hình 3: Cấu trúc cổ xương đùi theo Ward, Harty và griffin [23]


Như vậy các bè xương tạo thành các vùng chịu lực tốt đó là:
 Mào meckel đó là đường cong phía dưới của cổ xương đùi.
Các hệ quạt tập trung lại, đường này đậm vôi nên rất khỏe.
 Tâm mỏm xương đùi, đường nối dài của hệ vòm và hệ quạt
với nhau, tạo nên sự vững chắc của tâm chỏm.



Có hai điểm yếu đó là:
 Điểm ở giữa cổ xương đùi nơi này là nơi không giao nhau của
các bè xương chịu lực, điểm này có ở mọi lứa tuổi do cấu trúc
bè xương tạo nên,
 Vùng tâm mấu chuyển nơi chỉ có một bè nén ép phụ mà
khơng có bè căng giãn phụ đi qua là nơi loãng xương tối đa
ở người già [23].

10



1.2.4

Đặc điểm sinh lý và chức năng của khớp háng:
Khối mấu chuyển là nơi bám của nhiều cơ to khỏe (cơ dạng, cơ đùi,

cơ thắt lưng chậu…) bám vào, đảm bảo chức năng nâng đỡ khung chậu và
phần trên cơ thể, giúp cho sự hoạt động của khớp háng được linh hoạt với
biên độ của khớp háng như sau:
 Gấp / duỗi: 120˚/0˚/20˚
 Dạng / khép: 60˚/0˚/50˚
 Xoay trong / xoay ngoài: 30˚/0˚/40˚ [6].
1.3 Sơ lược phân loại GLMCXĐ:
Trên thế giơi hiện nay có nhiều cách phân loại GLMCXĐ như theo
A.O, Evans, Ramadier, Decoud, Lavarde, Muller…[29],[30,[ 31].
Tại Việt Nam thì hiện nay đang áp dụng các trường phái sau:
1.3.1

Phân loại tổn thương theo A.O:

Nhóm A1: Gãy mấu chuyển đơn giản:
A1.1: Gãy nền cổ mấu chuyển
A1.2: Gãy có sự va chạm vào cựa về phía đầu ngoại vi
A1.3: Gãy thân mấu chuyển
Nhóm A2: Gãy mấu chuyển với nhiều mảnh:
A2.1 Chỉ có một mảnh gãy trung gian
A2.2 Có hai mảnh gãy trung gian
A2.3 Có lớn hơn hai mảnh gãy trung gian
Nhóm A3: Gãy liên mấu chuyển:

A3.1 Đường gãy lộn ngược đơn giản
A3.2 Đường gãy ngang đơn giản
A3.3 Với đường gãy ở thân nền mấu chuyển, 1 mảnh trung gian là MCB

11


Hình 4: Phân loại theo AO[22, 24].

12


1.3.2

Phân loại theo Evans:

Hình 5: Phân loại theo Evans[30].
 Kiểu 1: Gãy LCM không di lệch.
 Kiểu 2: Gãy rời LMC.
 Kiểu 3: Gãy LMC, mất sự chống đỡ phía dưới do vỡ 3 mảnh
MCL.
 Kiểu 4: Gãy LMC, mất sự chống đỡ ở giữa do vỡ rời MCB.
 Kiểu 5: Phối hợp kiểu 3 và 4.
 Kiểu xiên chéo đảo ngược.

13


1.4 Sơ lược về điều trị phẫu thuật gãy LMCXĐ:
1.4.1


Trên thế giới:

1.4.1.1 Phương pháp điều trị khơng phẫu thuật:
Thời kì trước những năm 1930 các bệnh nhân GLMCXĐ đều được
điều trị bảo tồn bằng các phương pháp như:

 Phương pháp bó bột:
Những năm 1909, Whitmann A. đã đưa ra phương pháp bó bột
ngực - chậu - lưng - chân để điều trị gãy đầu trên xương đùi. Nhưng
với phương pháp này có nhiều biến chứng như: cứng khớp, loét do tỳ
đè, viêm phổi do nằm lâu… Năm 1941, Hubmer báo cáo 132 bệnh nhân
điều trị tại bệnh viên Charite – Berlin bằng bột Whitman kết quả: 6%
liền xương, 18% đạt kết quả xấu về cơ năng, 76% kết quả xấu. Hiện
nay phương pháp này ít được ứng dụng [23].

 Phương pháp kéo liên tục:
Năm 1902 , Steimanm dùng đinh xuyên qua lồi cầu đùi vng góc
với cung sắt hình móng ngựa và hệ thống rịng rọc có quả tạ để điều trị gãy
xương đùi. Phương pháp này được thực hiện như sau: Bệnh nhân đặt đùi
trên giá đỡ, bàn chân vng góc với đùi hay hơi xoay ngồi, xun đinh
kirschner hoặc đinh Steinanm qua lồi cầu xương đùi được đặt với hệ thống
dịng dọc với khung kéo tạ có trọng lượng từ 1/6 – 1/8 trọng lương cơ thể.
Bệnh nhân có thể tập vận động các khớp khác trong quá trình kéo tạ, sau 10
tuần thì cho bệnh nhân tập đi với nạng [31].
Với phương pháp này cùng với chăm sóc điều dưỡng tốt cũng đã
giảm được các biến chứng do nằm lâu nhưng tỉ lệ lệch chi, biến dạng chi
vẫn còn cao.

14



Hiện nay phương pháp kéo liên tục chỉ dùng để chuẩn bị cho bệnh
nhân trước mổ hoặc bệnh nhân không có chỉ định mổ.
1.4.1.2 Phương pháp điều trị phẫu thuật:
Từ những năm sau 1930, Sminth – Peterson đã đưa ra phương pháp
điều trị gãy cổ - LMCXĐ bằng mổ cố định ổ gãy với đinh 3 cạnh. Tiếp theo
là sử dụng nẹp vít thẳng với hai vít xương xốp xuyên vào cổ chỏm xương
đùi và nẹp vào thân xương bằng các vít xương cứng. Nhưng dụng cụ cố
định này chịu lực tỳ kém, nên thời gian tập luyện sau mổ còn dài [28].
Năm 1950, Lezius dùng đinh dẫn đầu cong để kết hợp xương cho
GLMCXĐ. Đinh được đóng từ vị trí giao nhau của 1/3 trên và 1/3 giữa ở
mặt trong của xương đùi qua ổ gãy vào cổ chỏm xương đùi [25].
Năm 1964, Kuntcher G. đóng đinh ở phía trên sát mỏm trên lồi
cầu trong xương đùi, ở vị trí vỏ xương mảnh và mềm nên đường mổ
vào xương nhỏ [31].
Năm 1970, Ender và Simon đã chế tạo loại đinh nhỏ có thể uốn
cong theo mẫu của đinh Rush cỡ 3/16 inch, đã được thay đổi thành
dạng dẹt có lỗ và dễ uốn cong. Bệnh nhân được nằm ngửa trên bàn
chỉnh hình, gây mê hoặc gây tê, nắn chỉnh dưới màn huỳnh quang tăng
sáng, rạch da dài 4cm bắt đầu từ mỏm trên lồi cầu trong xương đùi, qua
lỗ thủng vừa tạo đóng từ 2 - 4 đinh vào lòng ống tủy qua ổ gãy xuyên
vào nằm trong cổ chỏm xương đùi. Ưu điểm của phương pháp này là
bệnh nhân có thời gian mổ ngắn, ít mất máu, khơng mở vào ổ gãy, áp
dụng tốt với những bệnh nhân có tình trạng xương thối hóa mỡ, ổ gãy
dập nát khơng vững, bệnh nhân cao tuổi có sức khỏe yếu, kèm theo
những bệnh lý mạn tính [15],[24],[31].

15



Hình 6: Đinh Ender sau khi phẫu thuật
Năm 1985, đinh Gamma được bệnh viên Royal Halifax thuộc
vương quốc Anh sử dụng để điều trị cho bệnh nhân gãy vùng dưới mấu
chuyển và LMCXĐ. Đinh Gamma là một đinh nội tủy ngắn, có chốt
ngang ở phía đầu ngoại vi, kết hợp với vị trí trượt đặt vào mỏm xương
đùi. Độ dài của đinh có nhiều kích cỡ, đinh có góc mở ≤ 7˚ [31],[27].

Hình 7: Đinh Gamma trong xương sau khi được phẫu thuật
Năm 1967, Callender đã cải tiến các dụng cụ và đưa vào sử
dụng tại Mỹ. Từ đó đến nay dụng cụ này vẫn được áp dụng và cải tiến
khơng ngừng điển hình là DHS của AO được coi là dụng cụ chuẩn
trong hệ thống SHS. Dụng cụ DHS nằm trong cổ chỏm xương đùi chịu
16


được lực tải theo trục xương đùi là 350 kg mới xuyên thủng chỏm
xương đùi [24][26].
1.4.2

Điều trị gãy LMCXĐ ở Việt Nam:
Tại Việt Nam có nhiều phương pháp điều trị gãy LMCXĐ khác nhau,

từ điều trị bảo tồn đến phẫu thuật kết hợp xương.
Năm 1997, tác giả Đoàn Việt Quân đã báo cáo 65 bệnh nhân điều
trị gãy LMCXĐ tại bệnh viện Việt Đức bằng các phương pháp như sau:
 Điều trị bó bột

10 bệnh nhân


 Xuyên kim kirstchner qua da

13 bệnh nhân

 Nẹp + vít xốp + vít xương chắc

14 bênh nhân

 Dùng 2 vít xốp

18 bệnh nhân

 Đinh nội tủy

10 bệnh nhân

Trong đó có 55 trường hợp bệnh nhân được khám lại với kết quả
như sau. 30 bệnh nhân tốt. 10 bệnh nhân khá, 10 bệnh trung bình, 5
bệnh nhân xấu [3].
Năm 1999, tác giả Lương Viên đã nhận xét 14 trường hợp điều trị
gãy LMCHXĐ bằng nẹp, vít AO. Kết quả như sau; có 6 bệnh nhân ở độ
tuổi dưới 50, 6 bệnh nhân ở độ tuổi 50 - 70, 2 bệnh nhân trên 70 tuổi,
trong đó có 13 bệnh nhân gãy đơn giản và 1 bệnh nhân gãy phức tạp.
kết quả sau mổ tốt 100% [7].
Năm 2002, tác giả Nguyễn Tiến Bình đã báo cáo kết quả 35
trường hợp đóng đinh nội tủy Ender tại bệnh viện quân đội 108. Với kết
quả như sau, toàn bộ 35 trường hợp đều liền sẹo kì đầu, cắt chỉ sau 10 12 ngày sau phẫu thuật, 5/35 trường hợp bó bột chống xoay, kiểm tra
lại bệnh nhân ở tháng thứ 3có 30/35 bênh nhân đi lại được, 1 trường
hợp tử vong sau khi ra viện do viêm phổi suy hô hấp. Số bệnh nhân
17



được kiểm tra thấy chức phận khớp gối và khớp háng gần như bình
thường. Kiểm tra trên phim X.quang can xương phát triển không bị to
xù, không bị biến dạng, 24/34 trường hợp liền xương tốt. những bệnh
nhân còn lại tuy hình ảnh liền xương chưa rõ nhưng bệnh nhân vẫn tỳ
nén tốt không bị đau [15].
Năm 2002, tác giả Nguyễn Hữu Thắng đã báo cáo kết quả điều
trị gãy vững LMCXĐ bằng nẹp gấp góc liền khối tại bệnh viên Việt
Đức cho 55 bệnh nhân. Kết quả như sau: khám lại cho 50 bệnh nhân từ
7 - 31 tháng sau mổ có tỉ lệ bệnh nhân đạt loại tốt và rất tốt là 82%,
bệnh nhân đạt kết quả trung bình là 14%, kém là 4% [12].
Năm 2004, tác giả Trần Hồng Vinh báo cáo kết quả điều trị 73
trường hợp gãy LMCXĐ tai bệnh viên Việt Đức bằng nẹp vít khám lại
cho 67 bệnh nhân sau mổ, có kết quả như sau: Kết quả tốt là 80,6%, kết
quả trung bình là 10,4%, kết quả kém là 9% [18].

18


Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 20 bệnh nhân được chẩn đốn gãy kín LMCXĐ do chấn
thương ở độ tuổi từ 60 trở lên. Điều trị bằng phương pháp đóng đinh kín
Ender dưới màn huỳnh quang tăng sáng tại khoa PTCS bệnh viện Việt Đức
từ tháng 1 - 2008 đến tháng 12 - 2010.

2.1.1

Chỉ định phẫu thuật:


Bệnh nhân gãy kín vùng LMCXĐ.



Bệnh nhân cao tuổi sức khỏe yếu, không đủ điều kiện thực hiện

phẫu thuật lớn.

2.1.2

Bệnh nhân không đủ điều kiện gây mê.
Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân gãy LMCXĐ nhưng không điều trị bằng đinh Ender.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả hồi cứu và tiến cứu
2.2.1

Nghiên cứu hồi cứu: (7 bệnh nhân)


Thu thập bệnh án những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào viện từ

tháng 1 - 2008 đến hết tháng 12 - 2009 tại phòng hồ sơ bệnh viện Việt Đức.



Thực hiện nghiên cứu hồi cứu hồ sơ và tài liệu của bệnh nhân,

kiểm tra kết quả bằng việc viết thư mời khám lại đến bệnh nhân, thư trả lời
câu hỏi ghi sẵn vào phiếu kiểm tra , khám lại bệnh nhân theo hẹn.

19


2.2.2

Nghiên cứu tiến cứu: (13 bệnh nhân)


Tiến hành nghiên cứu bệnh nhân vào viện do gãy LMCXĐ có

chỉ định đóng đinh kín nội tủy Ender từ tháng 1 – 2010 đến hết 12 – 2010.


Hỏi và ghi nhận từ bệnh nhân thu thập các thông tin cần thiết,

ghi nhận các chỉ số xét nghiệm và x.quang khi vào viện.


Trực tiếp xem kĩ thuật đóng đinh Ender.



Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau mổ, khi ra viện, kết quả khám


lại, các biến chứng…
2.2.3

Các thông tin nghiên cứu:

2.2.3.1 Các thông tin chung:


Họ tên, tuổi, giới, nghề nhiệp, địa chỉ



Ngày vào viện, ngày ra viện

2.2.3.2 Các thông tin về lâm sàng:


Lý do vào viện.



Nguyên nhân chấn thương



Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động.



Bệnh lí kèm theo:




Hỏi tiền sử bệnh tật và khám phát hiện các bệnh lí kèm theo.
Bệnh tim mạch:
Hỏi tiền sử bệnh tim mạch, cơn đau thắt ngực, cao huyết áp…

và các thuốc điều trị
Nghe tim phát hiện các tiếng thổi tâm thu, tâm trương, phát hiện
loạn nhịp tim (ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn…),
Đo huyết áp: đánh giá chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương, đo huyết áp 2 tay, đo huyết áp lúc nằm và lúc đứng để phát hiện các
bệnh lí tim mạch.
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×