Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vường quốc gia Tràm Chim – Khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới, thứ 4 của Việt Namx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.48 KB, 2 trang )

Vường quốc gia Tràm Chim – Khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới, thứ 4 của Việt Nam
Nguyễn Văn Hùng
Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim là một VQG đất ngập nước đầu tiên của đồng bằng sông
Cửu Long và của Việt Nam. Tràm Chim mang đầy đủ những đặc tính đa dạng sinh học của vùng
hạ lưu sông Mê Kông, đặc biệt loài chim hạc hay còn gọi là sếu đầu đỏ được ghi vào Sách đỏ thế
giới (có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu) đang sinh sống tại Tràm Chim. Tràm Chim là một
trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Bảo tồn đa dạng
sinh học tại đây cũng mang ý nghĩa bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo tồn các loài động, thực vật,
làm cơ sở cho tổ chức du lịch sinh thái và phát triển bền vững.
VQG Tràm Chim có tổng diện tích 7.313 ha, dân số sống xung quanh VQG khoảng 50.000
người, chiếm hơn 40% dân số toàn huyện Tam Nông, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông và Trung tâm
Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25 km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam -Campuchia,
tiếp giáp 5 xã: Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ, Phú Thành B, Tân Công Sính và thị trấn Tràm Chim.
Từ năm 1999, Tràm Chim đã lập hồ sơ xin gia nhập vào Công ước Ramsar. Đến cuối năm
2011, Ban thư ký Công ước Ramsar đã hoàn thành các thủ tục cuối cùng để công nhận và công bố
VQG Tràm Chim trở thành Khu ramsar thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam, sau vùng bãi
bồi cửa sông ven biển thuộc VQG Xuân Thủy (Nam Định); vùng ngập nước Bàu Sấu thuộc VQG
Cát Tiên (Đồng Nai) và hồ Ba Bể - VQG Ba Bể (Bắc Kạn). Theo các chuyên gia, Tràm Chim đã
đạt 7/9 tiêu chuẩn của Công ước Ramsar quốc tế.
Tràm Chim là nơi trú ngụ của 231 loài chim nước, trong đó có 32 loài quý hiếm như sếu đầu
đỏ, công đất, già đây, giang sen... đang có nguy cơ tuyệt chủng và 12 loài trong Sách đỏ Việt Nam.
Theo BirdLiíe, Tràm Chim là một trong 8 vùng chim quan trọng (IBA) của Việt Nam. Hàng năm,
khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp
Mười. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên với hơn 100 con đã bay về Tràm
Chim. Đặc biệt, có khoảng 60% quần thể sếu đầu đỏ đến Tràm Chim trong 6 tháng đầu năm (cả
thế giới có 1.500 con), mùa đông có nhiều loài chim nước di trú đến đây (có thể có tối đa 50.000
con). Bên cạnh đó, Tràm Chim có trung bình 5.178 con còng cọc trong khi toàn thế giới có
150.000 con.
Đồng thời, VQG có 130 loài thực vật bậc cao với 6 kiểu quần xã đặc trưng (lúa trời, sen,
năng, mồn mốc, cỏ ống và rừng tràm). Đá; cũng là nguồn thức ăn quan trọng; của hơn 130 loài cá


nước ngọt chiếm khoảng 40% số loài cá của đồng bằng sông Cửu Long và các loài lưỡng cư, bò
sát khác. Đặc biệt, loài Lúa Ma còn lại nhiều nhất ở đây. Như vậy, sinh cảnh của Tràm Chim
không tìm thấy ở bất cứ nơi nào thuộc Đông dương.
Ngoài ra, VQG Tràm Chim còn là một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Từ năm 2001 -
2012, Tràm Chim đã đón khoảng 5.000 đoàn khách du lịch với hơn 50.000 khách, trong đó 90 %
khách nội địa, 10 % khách quốc tế và 300 nhà nghiên cứu khoa học. Không những thế, nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú nơi đây đã hỗ trợ cuộc sống của 80% người dân, chẳng hạn những
đồng cỏ trù phú cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, các cây lấy gỗ cung cấp củi làm than nhiên
liệu và đặc biệt là nguồn cá dồi dào, cung cấp cho người dân địa phương.
VQG Tràm Chim đã và đang mang lại những lợi ích về mặt kinh tế cũng như môi trường
sinh thái cho người dân trong vùng như: Thực hiện chức năng bổ sung nước ngầm; Điều tiết lũ;
Cải thiện chất lượng nước cũng như tạo sinh cảnh, nơi ăn, chốn ở cho nhiều loài động, thực vật có
thể sinh sống được. Chính vì thế, VQG luôn đặt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác
hợp lý tài nguyên thiên nhiên lên hàng đầu. Hàng năm, VQG đã phối hợp với các ban, ngành tổ
chức từ 20 - 30 lớp truyền thông môi trường cho cộng đồng dân cư sống xung quanh Vườn nhằm
nâng cao nhận thức cho người dân về chức năng, ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng trong công tác
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ VQG ngày càng tốt hơn; tổ chức đốt cỏ chủ động
hạn chế cháy lan vào rừng tràm. Đồng thời, Tràm Chim cũng tiến hành kiểm soát sinh vật ngoại
lai, đặc biệt là cây mai dương (loài ngoại lai xâm hại) đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ
sinh thái Tràm Chim. Vườn còn phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức cho người dân xung
quanh sử dụng tài nguyên hợp lý bên trong Vườn để tạo công ăn việc làm vào mùa nước lũ, tài
nguyên được người dân sử dụng là: cá, củi, cỏ, rau. Đây là các loại tài nguyên sau khi sử dụng vẫn
có thể tái tạo, phục hồi và phát triển trở lại...
Hiện nay, áp lực trở ngại lớn nhất của Tràm Chim là vấn đề tăng dân số, đói nghèo dẫn đến
nạn khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên của Vườn như: Đánh bắt cá, rắn, rùa, mật ong, lấy
củi, bẫy chim, phá rừng và nguy hiểm hơn, họ dùng thuốc độc để bắt chim, xung điện để đánh bắt
cá... điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo tồn VQG Tràm Chim.
Khi Tràm Chim được gia nhập vào Công ước Ramsar, hy vọng rằng, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, nhất là các các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, các tổ chức
bảo vệ môi trường sẽ quan tâm Tràm Chim nhiều hơn. Rồi đây, Tràm Chim sẽ được sánh vai cùng

với các khu đất ngập nước thế giới, chung sức bảo vệ môi trường đất ngập nước ngày càng tốt đẹp
hơn.
TCMT 05/2012

×