Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Tổng quan tình hình dịch văn học pháp ở việt nam 2000 2015 công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ
……..……..

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình:

Tổng quan tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam
2000 – 2015

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Thúy Mai An

(Văn 4A, 2012 – 2016)

Thành viên: Thái Thị Huyền

(Văn 4A, 2012 – 2016)

Phạm Thị Khánh Hoàng (Văn 4A, 2012 – 2016)
Lộ Châu Bích Phương

(Văn 4B, 2012 – 2016)

Người hướng dẫn:
ThS. Lê Thụy Tường Vi, Bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Văn học – Ngôn ngữ

NĂM 2016




LỜI CẢM ƠN!
Được sự đồng ý của Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh cùng Giảng viên hướng dẫn – Th.S Lê Thụy
Tường Vi, cho đến ngày hơm nay nhóm chúng tơi đã thực hiện và hồn thành đề
tài “Tổng quan tình hình văn học dịch Pháp ở Việt Nam 2000- 2015”.
Trước hết, chúng tôi gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Thư viện IDECAF – Viện Trao đổi Văn hóa Pháp TP.HCM, Thư viện Khoa
học Tổng hợp TP.HCM,… cùng các nhà sách trên địa bàn TP.HCM đã tạo điều
kiện cho nhóm chúng tơi học tập, tìm hiểu và nghiên cứu trong suốt thời gian tiến
hành đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở khoa Văn học và Ngôn ngữ đã truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua, giúp chúng tơi
có tri thức và tâm huyết để hồn thành đề tài. Đồng thời, xin cảm ơn khoa đã mang
đến cho nhóm chúng tơi một đề tài khá mới mẻ và thú vị, giúp chúng tơi có cái
nhìn khái quát hơn về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam.
Nhóm chúng tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên hướng dẫn
– ThS. Lê Thụy Tường Vi đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng tơi, chỉnh sửa và bổ
sung những thiếu sót trong đề tài. Cô đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng
tơi hồn thành đề tài của mình.
Cảm ơn gia đình đã ln bên chúng con, ln là điểm tựa vững chắc cho chúng
con học tập tốt. Cảm ơn những người bạn thân, các bạn lớp Văn học khóa 20122016 đã đóng góp, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm làm bài đạt hiệu quả tốt, giúp
cho việc hoàn thành đề tài này một cách trọn vẹn hơn.
Mặc dù nhóm đã cố gắng rất nhiều để thực hiện đề tài này một cách hoàn thiện
nhất. Tuy nhiên do các thành viên trong nhóm mới bắt đầu làm quen với nghiên
cứu khoa học cấp trường, kiến thức và kinh nghiệm, khả năng tổng qt cịn hạn
chế nên thiếu sót là điều khơng thể tránh khỏi. Vậy, nhóm chúng tơi rất mong muốn
nhận được sự góp ý của q Thầy Cơ để đề tài được hồn chỉnh hơn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ thể hiện tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam về thể loại trong giai đoạn
2000 – 2015 (Đơn vị: %) .............................................................................................34
Biểu đồ thể hiện tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam thống kê theo số lượng bản
in trong giai đoạn 2000 – 2015 (Đơn vị: %) ...............................................................36
Biểu đồ thể hiện tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam phân loại theo cổ điển – hiện
đại (Đơn vị: %) ............................................................................................................40
Biểu đồ thể hiện tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam thống kê theo thể loại (Đơn
vị: %) ................................................................................................................................................. 43 


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................. 1
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ......................................... `11
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài ...................................... 15
6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 15
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 15
8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 16
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
1.1. Bối cảnh văn hóa Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

1.1.1. Sơ lược lịch sử, địa lý, văn học Pháp ................................................. 17
1.1.2. Bối cảnh văn hóa Việt – Pháp từ 1858 – 2000 ................................... 21
1.1.3. Bối cảnh văn hóa Việt – Pháp từ 2000 – 2015

............................... 25

1.2. Quỹ văn hóa Pháp tài trợ dịch thuật ở Việt Nam ........................................... 27
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH DỊCH VĂN HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM:
BÁO CÁO SỐ LIỆU
2.1. Miêu tả cơng việc ............................................................................................ 32
2.2. Kết quả thống kê
2.2.1. Nhóm 1: Dịch văn học Pháp trên các tạp chí ở Việt Nam trong giai đoạn
2000 – 2015 ........................................................................................................... 34
2.2.2. Nhóm 2: Xuất bản và tái bản tác phẩm Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn
2000 – 2015


2.2.2.1. Thống kê theo số lượng bản in ................................................ 36
2.2.2.2. Thống kê theo tác phẩm cổ điển và hiện đại .......................... 40
2.2.2.3. Thống kê theo thể loại ............................................................. 43
CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH DỊCH VĂN HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM:
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH
3.1. Nhận xét chung ............................................................................................... 48
3.2. So sánh tình hình dịch văn học Pháp với tình hình dịch văn học Nga, Hàn ở Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2015
3.2.1. Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước khác ............................ 53
3.2.2. Điểm giống nhau trong tình hình dịch văn học Pháp, Nga, Hàn ở
Việt Nam ............................................................................................................... 57
3.2.3. Điểm khác nhau trong tình hình dịch văn học Pháp, Nga, Hàn ở
Việt Nam

3.2.3.1. Về hiện tượng văn học ............................................................. 57
3.2.3.2. Về tình hình dịch văn học Pháp, Nga, Hàn trên tạp chí ......... 59
3.2.3.2. Về tình hình dịch văn học Pháp, Nga, Hàn qua các tác phẩm
được xuất bản, tái bản ........................................................................... 59
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC 1. TÁC PHẨM VĂN HỌC PHÁP – NGA – HÀN XUẤT BẢN TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 ................................................................ 72
PHỤ LỤC 2. TÁC PHẨM VĂN HỌC PHÁP CƠNG BỐ TRÊN CÁC TẠP CHÍ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 ................................................................. 168
PHỤ LỤC 3. TÁC PHẨM VĂN HỌC NGA – HÀN CƠNG BỐ TRÊN CÁC TẠP
CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ........................................................ 180


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thế kỷ trước, hoạt động dịch thuật tác phẩm văn học Pháp đã có ở
nước ta. Nền văn học dịch Pháp gắn kết và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
văn học Việt Nam. Văn chương Việt Nam nói chung và tình hình dịch văn học nói riêng
ln địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài
“Tổng quan tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam 2000 – 2015” chúng tơi có điều
kiện để tiếp cận và khảo sát những tác phẩm văn học Pháp được dịch ở Việt Nam. Thơng
qua đề tài này hy vọng nó sẽ làm rõ được phần nào diện mạo cũng như sự vận động của
hoạt động dịch thuật văn học Pháp ở nước ta.
Hoạt động dịch tác phẩm Pháp đã có ở nước ta từ lâu nên số lượng tác phẩm này
khá nhiều, cần có những số liệu thống kê rõ ràng. Từ số liệu thống kê ta sẽ hiểu rõ hơn
về sự giao lưu văn hóa, văn học hai nước qua các chặng đường. Nên việc tìm hiểu tình
hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015 là đề tài cần thiết. 2000

– 2015 là giai đoạn gần đây nhất nên chưa có đề tài nào thống kê cụ thể số lượng tác
phẩm Pháp được dịch ở Việt Nam. Qua đề tài, chúng tôi hy vọng mang đến cho mọi
người những con số cần thiết về tình hình dịch thuật này.
Khi thực hiện đề tài, chúng tơi mong đề tài này có thể trở thành một tài liệu tham
khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và những sinh viên đã và đang quan tâm đến tình
hình dịch văn học Pháp ở nước ta.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chúng tơi khảo sát, thống kê nguồn tài liệu liên quan đến việc dịch văn học Pháp trên
các tạp chí: Văn học, Văn học nước ngoài, Văn Nghệ, các số báo từ năm 1997-2015,
cùng một số luận văn, luận án và các trang báo điện tử.


2

Có thể chia nguồn tài liệu trên thành hai nhóm: thứ nhất là lý thuyết dịch văn học, thứ
hai là tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam.
Nhóm thứ nhất có các bài viết đáng lưu ý sau: về khái niệm dịch văn học và những vấn
đề xung quanh lý thuyết dịch, các lý thuyết này đã có từ lâu đời ở nước ta và cũng có
nhiều bài viết, bài nghiên cứu đá động đến vấn đề này. Ở đây, chúng tơi chỉ trình bày
một số bài tiêu biểu về nội dung này.
Cao Việt Dũng. (5->6-2006). “Suy nghĩ về dịch thuật”. Văn học nước ngoài, 3,
190-199. Bài viết cho thấy cách nghĩ của ông về dịch thuật. Theo quan điểm của ơng thì
dịch thuật phải giữ được tính chất của văn bản gốc. Cao Việt Dũng định nghĩa “Dịch
thuật là công việc chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác,
với điều kiện cốt tử là văn bản sau phải thật “giống” văn bản trước. “Giống” ở đây nghĩa
là được một văn bản mới giữ nguyên được các tính chất và hiệu quả ban đầu của văn
bản gốc”.
Nguyễn Văn Hiệu. (2007). “Ý thức văn hóa trong dịch thuật văn chương ở Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”. Văn học, 1,131-141. Bài viết thể hiện quan
điểm của tác giả về việc phiên dịch sẽ đóng vai trị quan trọng trong một nền văn hóa.

Trong bài viết ơng cho thấy nếu nghiên cứu vai trò phiên dịch ở Việt Nam giai đoạn
cuối thế kỷ XIX – 1945 cần phải chú ý đến bối cảnh văn hóa. Dịch thuật văn chương
trong những năm đầu thế kỷ XX khơng tách rời bối cảnh văn hóa – lịch sử. Dịch thuật
văn chương sẽ luôn gắn liền với ý thức xã hội. Như trong thập niên 1930, phong trào
dịch thuật truyện Tàu có tính thị trường nở rộ ở miền Bắc và ở miền Nam thập niên đầu
thế kỷ XX, dịch thuật văn chương theo hướng giới thiệu những kiệt tác mới. Sau thời
gian đó, mọi người cịn phải nhìn nhận thêm nghiên cứu dịch thuật văn chương khơng
những được tiếp nhận từ mặt văn hóa mà cịn phải có cái nhìn từ tiếp nhận văn học.
Nhiều dịch giả đã chọn dịch những tác phẩm có lối hành văn theo kiểu cách đặc biệt
như của Proust hay Duhamel. Nhưng với những tác phẩm đặc biệt như thế thì rất kén
độc giả và chắc hẳn có rất ít độc giả miền Nam có thể hiểu. Từ đó, có thể thấy một nền
dịch thuật bao giờ cũng phải gắn liền với các yếu tố: văn hóa, văn học,… Dịch thuật


3

khơng những gắn liền các yếu tố đó mà cịn chi phối, tác động đến sự phát triển của một
nền văn hóa hay văn học. Bài viết khơng nêu lên định nghĩa dịch văn học, mà hầu hết
đề cập đến nền dịch thuật gắn liền với nền văn hóa.
Hà Phạm Phú. (6-2014). “Ý kiến nhỏ về dịch văn học”. Văn học nước ngoài, 6,
181-183. Bài viết là những suy nghĩ, ý kiến của ông về định nghĩa dịch văn học. Ơng
cho rằng dịch có nghĩa là q trình chuyển đổi sản phẩm của một ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác. Nhưng phải trên cơ sở đảm bảo về nội dung và ý nghĩa. Như ông định
nghĩa “Dịch là đưa vào ngơn ngữ những sản phẩm tương đương có khả năng tái hiện
một cách tự nhiên gần sát nhất những thông tin của ngơn ngữ gốc”.
Nguyễn Chí Thuật. (1->2-2002). “Hãy dành cho dịch giả và dịch thuật vị trí xứng
đáng”. Văn học nước ngồi, 1, 171-176. Trong bài viết, Nguyễn Chí Thuật nêu lên quan
điểm của ông về phiên dịch cũng như mảng văn học dịch ở nước ta. Ông cho rằng, phiên
dịch hay dịch thuật rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Phiên dịch đã có từ lâu
đời và trong bất kỳ sự giao lưu nào cũng cần tới nó. Quan trọng hơn, dịch thuật cịn là

loại hình truyền thơng quan trọng trong giao tiếp ngơn ngữ quốc tế. Cũng nhờ có dịch
thuật mà sự giao lưu và phát triển của nước ta với các nước bạn ngày càng tốt đẹp và
gắn kết hơn. Độc giả của Việt Nam có tiếp cận và mở rộng tầm nhìn của mình ra thế
giới hay khơng, một phần cũng nhờ vào bản dịch với số lượng lớn tác phẩm dưới dạng
văn tự. Trên tinh thần đó, bản dịch rất quan trọng trong việc truyền thơng thành tựu văn
hóa của mỗi dân tộc. Bài viết của ông nhắc đến Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu
1975 đã khẳng định dịch thuật là tấm hộ chiếu giúp cho một nền văn hóa có mặt trên
tồn thế giới. Từ một số ý trên, ơng muốn nêu lên quan điểm của mình: Nếu thời đại
ngày nay là thời đại của dịch thuật thì chúng ta phải thừa nhận vai trị dịch giả.
Lộc Phương Thủy. (11-2003). ‘‘50 năm giới thiệu và nghiên cứu văn học nước
ngoài ở Viện Văn Học’’. Văn Nghệ, 1, 73-81. Bài viết này tác giả không đề cập đến định
nghĩa dịch văn học, mà chỉ nói đến đội ngũ dịch văn học Pháp ở Việt Nam. Theo bài
viết của ông thì đội ngũ dịch sách Pháp không ai được đào tạo chính quy tại Pháp. Nếu
các giai đoạn trước thì những dịch giả ở Viện nghiên cứu văn học Pháp thế kỷ XX chỉ


4

dừng lại ở việc giới thiệu tác phẩm của một vài nhà văn Pháp. Vào giai đoạn sau, đội
ngũ dịch văn học Pháp ở Việt Nam đã phác thảo được bức tranh tồn cảnh một nền văn
học Pháp. Qua đó, cho thấy càng ngày tình hình dịch văn học Pháp hay đội ngũ dịch văn
học Pháp càng phát triển ở Việt Nam. Chính những hoạt động dịch thuật, dịch sách đã
làm cho nền văn học chúng ta trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Đối với lý thuyết dịch, đã có nhiều bài viết định nghĩa dịch văn học là gì, đội ngũ
dịch văn học Pháp và những nhân tố tác động đến tình hình dịch. Nguồn tài liệu xoay
quanh vấn đề này rất phong phú. Bàn về lý thuyết dịch văn học thì trên tạp chí: Văn học,
Văn học nước ngoài dành hẳn một chương trong một số báo cho những vấn đề đề cập
đến tình hình này.
Thơng qua một số bài viết về lý thuyết dịch, nhóm chúng tôi đã đưa ra một số khái niệm
như sau:

 Khái niệm dịch văn học
Theo Giáo sư Vương Hướng Viễn: ‘‘Dịch văn học là công tác chuyển đổi ngôn ngữ của
tác phẩm văn học, từ ngơn ngữ nước ngồi thành ngơn ngữ bản địa, từ đó làm chuyển
đổi chủ thể tiếp thu tác phẩm từ độc giả nước ngoài thành độc giả bản địa’’.
Nguyễn Hồng Oanh. (5->6-2005). “Một số vấn đề lý luận về văn học dịch và dịch văn
học?”. Văn học nước ngồi, 3, 195-219. Ơng định nghĩa dịch văn học như sau ‘‘Dịch
văn học là quá trình chuyển một tác phẩm văn học từ thứ ngôn ngữ này sang thứ ngơn
ngữ khác, đó chính là q trình của hành vi, hay nói cách khác đó khơng phải là khái
niệm về một chủ thể hay một thực thể’’.
Cao Việt Dũng. (5->6-2006). “Suy nghĩ về dịch thuật”. Văn học nước ngoài, 3, 190199. Có định nghĩa ‘‘Dịch thuật là cơng việc chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ này
sang một ngôn ngữ khác, với điều kiện cốt tử là văn bản sau phải thật “giống” văn bản
trước. “Giống” ở đây nghĩa là được một văn bản mới giữ nguyên được các tính chất và
hiệu quả ban đầu của văn bản gốc’’.


5

 Một số lý thuyết liên quan đến dịch văn học
Nhân tố tác động đến tình hình dịch văn học của một nước bao gồm: văn hóa,
lịch sử, địa lý,… Để một tác phẩm được dịch và phù hợp với thị hiếu độc giả Việt Nam
thì nền văn hóa nước ta và văn hóa nước bạn cần có sự giao lưu với nhau.
Trong dịch thuật, đội ngũ dịch là quan trọng nhất. Nên dịch giả lúc nào cũng đóng
vai trị quan trọng trong khía cạnh văn học dịch của một nền văn học. Hoạt động dịch
thuật từ một ngôn ngữ nước ngồi sang tiếng Việt đã có từ thế kỷ XIV ở nước ta. Đến
thế kỷ XX, đặc biệt từ những năm 30 của lịch sử hiện đại khi sự giao lưu quốc tế trở
thành một nhu cầu phổ biến thì dịch thuật văn học từng bước trở thành một hiện tượng
văn hóa đặc sắc, một ngành Khoa học có đội ngũ, có lý luận, có cơ quan xuất bản đặc
trách. Tính tới nay, đội ngũ chuyên nghiệp dịch thuật văn học trong cả nước lên tới 200
người. Những dịch giả hợp thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Hội
Nhà văn Việt Nam và có tạp chí Văn học nước ngồi chun đăng các tác phẩm văn học

dịch, là diễn đàn lý luận trao đổi kinh nghiệm dịch thuật. Cả nước có hơn 40 nhà xuất
bản ấn hành tác phẩm văn học dịch.
Tóm lại, các nhân tố: văn hóa, xã hội, đội ngũ dịch giả có tác động rất lớn đến
việc dịch tác phẩm văn học. Hoạt động dịch thuật có phát triển hay khơng đều phụ thuộc
vào sự giao lưu văn hóa giữa hai nước và sự phát triển về đội ngũ dịch giả của đất nước
đó.
Nhóm thứ hai, về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015
hầu như chưa có bài viết nào liên quan đến tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam
trong 15 năm này. Chỉ có những bài viết hay nghiên cứu một phần nào khía cạnh liên
quan đến đề tài trong các giai đoạn trước nhưng cũng cho thấy được sự quan tâm của
những nhà nghiên cứu về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam.
Trần Hinh. (4-1997). ‘‘Văn học Pháp đang đi về đâu?’’. Văn học nước ngoài, 4,
238-246. Trong bài viết, tác giả Trần Hinh đã cho biết cách thức các nhà xuất bản ở Việt
Nam xuất bản sách Pháp như thế nào? Tại Việt Nam, phần lớn các Nhà xuất bản in sách


6

văn học Pháp đều có tài trợ của Chính phủ Pháp, để in ra nếu không bán được cũng
không bị lỗ vốn. Tất nhiên có những cuốn sách được tài trợ bán chạy, nhưng phải thật
sự hấp dẫn, hấp dẫn ngay từ cái “tít”. Trong bài viết tuy tác giả khơng đề cập trực tiếp
đến tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam mà chỉ nhắc đến việc xuất bản sách Pháp.
Nhưng chính từ tình hình xuất bản sách mà ta có thể suy ra được tình hình dịch tác phẩm
văn học Pháp ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Hoàn. (2007). “Vai trò của dịch thuật văn chương và sự phát triển
của văn học Việt Nam”, Văn học, 2, 13-18. Tác giả đề cập đến việc dịch thuật những tác
phẩm văn học. Trong bài viết ông đề cập đến việc dịch thuật văn học ở Việt Nam theo
hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: Công việc dịch thuật văn học từ cuối thế kỷ XIX đến
1945. Khoảng thời gian dịch thuật đầu ở nước ta chủ yếu là phiên âm từ chữ Nôm sang
chữ Quốc ngữ qua các tác phẩm như: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,… hay dịch các sách

kinh điển Hán học từ chữ Hán sang Quốc ngữ: Trung dung, Mạnh Tử,… Thời gian sau
hầu hết các tác phẩm được dịch từ văn học Pháp như: Thơ ngụ ngôn La Fontaine, các
vở kịch: Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng của Moliere, Mai nương lệ cốt
của Alexandre Dumas, Những kẻ khốn nạn của Victor Hugo, Truyện miếng da lừa của
Honoré de Balzac,… Giai đoạn thứ hai: Công việc dịch thuật văn học từ 1945 đến nay.
Lúc này, công việc dịch thuật văn học nước ngồi ở nước ta khơng cịn là cơng việc tự
phát, mà đã có sự tổ chức, có kế hoạch xuất bản của Nhà nước và đoàn thể nhân dân
thực hiện. Sau Hiệp định Genève năm 1954, miển Bắc Việt Nam được giải phóng, từ
bối cảnh lịch sử thuận lợi nên việc dịch và xuất bản các tác phẩm văn học nước ngoài
được mở rộng về số lượng bản in ngày càng nhiều. Trong bài viết, tác giả đã giới thiệu
được những tác phẩm văn học Pháp được dịch ở nước ta từ rất sớm.
Đặng Anh Đào. (3-2001). ‘‘Về dịch văn học ở Việt Nam mấy năm nay: Những
vấn đề đặt ra’’. Văn học nước ngoài, 3, 3-6. Bài viết đề cập đến khoảng thời gian tác
phẩm văn học Pháp được dịch ở Việt Nam là vào những năm thế kỷ XX. Ông cho biết
trong khoảng thời gian 1984-1989 các nhà xuất bản ở nước ta xuất bản khoảng 100 đầu
sách Pháp. Các số liệu trong bài viết chỉ là các con số chung chung, không nêu trực tiếp
các tác phẩm văn học Pháp được dịch ở Việt Nam trong giai đoạn đó.


7

Trần Phương. (10-2004). “Văn học Pháp ở Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ”. Văn
học, 10, 160-164. Trong bài viết, tác giả đề cập trực tiếp đến tình hình dịch văn học Pháp
ở Việt Nam những năm của thế kỷ XX. Vào 1913, trên tạp chí Đơng Dương có bản dịch
Những kẻ khốn nạn của V.Hugo do Nguyễn Văn Vĩnh dịch. Trong khoảng thời gian từ
1955-1957 khơng có bất cứ đầu sách Pháp nào được in ra. Từ 1958, tác giả văn học Pháp
trở lại với người đọc Việt Nam là V.Hugo. Sách văn học Pháp được dịch đến tận thời
điểm trước 1975, chủ yếu là những tên tuổi như: Maupassant, Dumas, La Fontaine,
Balzac, Hugo, Molière. Vào khoảng thời gian 1984-1989 sách dịch văn học Pháp bất
ngờ chiếm tỉ lệ áp đảo so với văn học Trung Quốc và Nga. Theo nhà nghiên cứu Lộc

Phương Thủy, kể từ năm 1986 hướng dịch thuật văn học Pháp ở nước ta có những
chuyển biến rất mạnh. Đặc biệt kể từ khi Trung tâm văn hóa Pháp xuất hiện tại Hà Nội,
TP.HCM và Huế thì văn học Pháp là nền văn học nước ngoài đến với người đọc Việt
Nam một cách hệ thống nhất. Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là một thước đo, một cái
mốc khẳng định sự đúng đắn của người đọc Việt Nam trong nền văn học Pháp. Số liệu
bài viết cung cấp tuy chỉ là những con số mang tính khái quát qua các năm nhưng tác
giả đã liệt kê được các tác phẩm văn học Pháp được dịch ở nước ta trong khoảng thời
gian đó.
Phùng Kiên. (9->10-2007). ‘‘Cấu trúc truyện kể Khơng gia đình và tiếp nhận ở
Việt Nam’’. Văn học nước ngoài, 5, 96-110. Bài viết đề cập đến việc dịch, xuất bản và
tái bản tác phẩm Khơng gia đình ở Việt Nam. Khơng gia đình được dịch ra tiếng Việt ít
nhất bốn lần, cho đến năm 1987 được tái bản lần thứ sáu theo bản dịch của Huỳnh Lý.
Năm 1958, Hà Mai Anh giới thiệu ở thị trường miền Nam một bản dịch với tên gọi Vơ
gia đình. Sách bán chạy đến mức năm 1967 tái bản tới lần thứ ba tại NXB Sống Mới.
Năm 2003, NXB Văn hóa - Thơng tin giới thiệu một bản dịch tác phẩm Khơng gia đình
của Phạm Văn Vĩnh. Tác giả đã liệt kê một cách cụ thể tác phẩm Khơng gia đình được
dịch, xuất bản và tái bản mấy lần ở Việt Nam. Bài viết khơng nêu lên tình hình dịch văn
học Pháp ở nước ta mà chỉ nêu lên tác phẩm kinh điển Khơng gia đình đang nhận được
nhiều ưu ái của dịch giả Việt.


8

Nguyễn Phú Phong. (10-10-2009). “Ảnh hưởng của văn học Pháp vào văn học
Việt Nam”. Bài viết đăng trên trang khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. Trong bài viết, tác
giả nhắc lại bài viết của Phạm Đán Bình đăng ở Cahiers d’Etudes Vietnamiennes (Tập
san Việt Học), số 10 phát hành năm 1989. Phạm Đán Bình đã lập một bản kê rất công
phu theo niên đại những bản dịch tác phẩm văn học nước ngoài sang Việt ngữ:
+ Năm 1884 ở nước ta có bản dịch đầu tiên của Trương Minh Ký là tác phẩm
Chuyện Phang-Sa diễn ra quốc ngữ (16 truyện ngụ ngôn của La Fontaine).

+ Năm 1886, được sự tài trợ của Hội đồng Thuộc a Nam K thuc Phỏp
(Conseil Colonial de la Cochinchine Franỗaise) xuất bản sách cùng chủ đề Chuyện
Phang-Sa diễn ra quốc ngữ (gồm 150 truyện ngụ ngôn của La Fontaine dịch ra dưới thể
văn xuôi và thơ lục bát).
+ Năm 1887, tác phẩm Les aventures de Télémaque (1699) được dịch giả Trương
Minh Ký dịch sang tiếng Việt: Tê-lê-mạc phiêu lưu ký. Tác phẩm được dịch ra tiếng
Việt theo thể thơ lục bát và đăng ở Gia Định báo từ 20/06/1885.
+ Năm 1914, tác phẩm Le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas được
dịch giả Trần Chánh Chiếu dịch và Imprimerie de l'Union, Saigon ấn hành.
+ Năm 1917, Phạm Quỳnh dịch ra văn xuôi với ba bài thơ trong tập Fleurs du
Mal là: Spleen (U ut), La Ranỗon (Chuc mỡnh) v Recueillement (Bỡnh tĩnh) được
đăng trong Nam Phong số 5, phát hành năm 1917.
+ Năm 1921, học sinh năm thứ ba Quốc Tử Giám dịch tác phẩm Nuit chez les
sauvages de l'Amérique (Đêm vắng ở khoảng giã bên Tân Thế Giới) đăng ở Nam Phong
số 47.
+ Năm 1921, tác giả Lamartine đuợc dịch ra 5 lần, trong đó đã bốn lần với bài Le
lac (Cái hổ) và một lần với bài L’Automne (Mùa thu), cả năm bài đó đều xuất hiện trên
Nam Phong số 48, 49, 51.
+ Năm 1923, tác phẩm Sonnet (sur la mort de Marie) của Ronsard được dịch
sang tiếng Việt là: Một người con gái từ trần. Cùng năm đó, tác phẩm Le vase brisé của
Sully Prudhomme được dịch sang tiếng Việt với tên: Cái bình vỡ.


9

+ Năm 1924, tác phẩm L'étoile du soir của Musset được dịch ở nước ta với tên:
Hỏi sao hôm, tác phẩm Lorsque le laboureur được dịch với tên: Nhà sét đánh cháy, cả
hai tác phẩm đều được đăng trên Nam Phong số 88.
+ Năm 1925, tác phẩm Hymne (Mort pour la patrie) của Victor Hugo được dịch
sang tiếng Việt là: Vị quốc vong thân đăng ở Nam Phong số 91 và tác phẩm Oceano Nox

được dịch với tên: Những kẻ đắm tàu đăng ở Nam Phong số 93.
+ Năm 1927, tác phẩm Les trois mousquetaires của A. Dumas được Nguyễn Văn
Vĩnh dịch thành Truyện Ba chàng ngự lâm pháo thủ. Cùng trong năm đó, tác phẩm Les
aventures de Télémaque của Fenelon được Nguyễn Văn Vĩnh dịch thành Tê-lê-mặc
phiêu lưu ký.
+ Năm 1928, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch những tác phẩm sang tiếng Việt
như: tác phẩm Les misérables của V.Hugo dịch thành Những kẻ khốn nạn, tác phẩm Les
contes dịch thành Truyện trẻ con, tác phẩm La peau de chagrin dịch thành Truyện Miếng
da lừa, tác phẩm Le malade imaginaire dịch thành Người bệnh tưởng, tác phẩm L'avare
dịch thành Người biển lận, tác phẩm Le misanthrope dịch thành Giả đạo đức, tác phẩm
Le bourgeois gentilhomme dịch thành Trưởng giả học làm sang.
+ Năm 1932, tác phẩm Histoire du chevalier des Grieux et de Manon Lescault
của Abbé Prévost được dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch sang tiếng Việt với tên: Mainương Lệ-cốt
+ Năm 1939, tác phẩm Le chant de ceux qui s'en vont sur mer (Les Châtiments)
của Victor Hugo được Tường Vân dịch sang tiếng Việt với tên: Từ giã Tổ quốc (Tiếng
hát của kẻ vượt bể khơi đi), đăng ở Tao Đàn số 13, phát hành năm 1939.
Ngoài những tác phẩm liệt kê trên, bài viết còn thống kê các tác giả Pháp có số
lượng tác phẩm được dịch ra tiếng Việt gồm: Victor Hugo dẫn đầu với 27 tác phẩm,
Lamartine: 16 tác phẩm, Musset: 11 tác phẩm, Verlaine: 10 tác phẩm, Ronsard: 6 tác
phẩm, Sully Prudhomme: 6 tác phẩm.
Đây là bài viết thống kê gần như đầy đủ nhất các tác phẩm văn học Pháp được
dịch ở nước ta những năm thế kỷ XIX, XX.


10

Trong tạp chí: Văn học, Văn học nước ngồi mỗi khi kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của
một tác giả hay một sự kiện gì đó ở Pháp thì tạp chí sẽ có một số riêng biệt dành cho
chun đề về tình hình đó. Chẳng hạn khi kỉ niệm 200 năm sinh Victor Hugo, tạp chí
Văn học nước ngồi, số 2, phát hành năm 2002, đã dành hẳn số này cho việc dịch tác

phẩm của Victor Hugo như: dịch giả Đào Duy Hiệp dịch tác phẩm Mặt trời lặn và Phạm
Nguyên Phẩm dịch các tác phẩm: Ánh trăng, Lời cuối cùng, Nhớ lại đêm mồng bốn,…
Ngồi ra, trong tạp chí Văn học, số 10, phát hành năm 2004 có một chuyên san tiểu
thuyết Pháp thế kỷ XX. Trong số này, các tác giả như Đặng Thị Hạnh, Đào Duy Hiệp,
Lộc Phương Thủy,…họ đã có những bài viết về tập truyện, tiểu thuyết Pháp Cơ gái bị
cầm tù, Đi tìm thời gian đã mất,… Đó là những bài viết nói sâu về tiểu thuyết Pháp. Tuy
những bài viết không liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng qua đó cho thấy sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam dành cho văn học Pháp.
Văn học Pháp là nơi sản sinh ra nhiều thiên tài văn học. Nên ở nước ta, có nhiều cơng
trình nghiên cứu đề cập đến tác giả, tác phẩm Pháp. Về các cơng trình nghiên cứu này
hầu hết chỉ quan tâm đến một khía cạnh tác giả hoặc tác phẩm của Pháp, điển hình như:
Nguyễn Thị Thanh An (2015), Đặc trưng tiểu thuyết Saint- Exupéry. Luận văn
Thạc Sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP.HCM.
Nguyễn Việt Phương Dung (2009), Khảo sát đặc điểm và phương thức trần thuật
trong tiểu thuyết Marc Lévy. Luận văn Thạc Sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, TP.HCM.
Hà Thị Thu Hằng (2008), Những cách tân của tiểu thuyết mới Pháp trong tác
phẩm Người Tình của M.Duras. Luận văn Thạc Sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn, TP.HCM.
Huỳnh Thị Trúc Linh (2010), Một vài phương diện xây dựng nghệ thuật tiểu
thuyết của Alain Robbe Grillet. Luận văn Thạc Sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn, TP.HCM.


11

Nguyễn Tường Vy (2012), Nghệ thuật xây dựng truyện trong tiểu thuyết
Gillaume Musso. Luận văn Thạc Sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn, TP.HCM.
Tóm lại, về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam trên luận văn hầu như chưa có cơng

trình nghiên cứu.
Phần tài liệu liên quan phần nào đến đề tài này chỉ có các bài viết được đăng trên các
tạp chí, cịn cơng trình luận văn thì khơng có tài liệu nào liên quan trực tiếp đến đề tài.
Những bài viết trên các tạp chí hầu hết đề cập đến tình hình dịch văn học Pháp ở Việt
Nam những năm thế kỷ XIX, XX. Còn trong độ khoảng 15 năm gần đây, tức là từ 20002015, trong giai đoạn này chưa có bài viết nào liên quan trực tiếp đến đề tài trên ba tạp
chí mà chúng tơi khảo sát.
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Lý do chọn đề tài
Văn học nước ta được hình thành lâu đời và ngày càng phát triển rực rỡ khi có
sự tiếp xúc với nhiều dịng văn học nước ngoài. Đặc điểm nổi bật trong lịch sử văn học
Việt Nam là sự giao lưu rất sớm với các dịng văn học nước ngồi. Tiêu biểu cho sự tiếp
xúc và giao lưu đó chính là việc dịch các tác phẩm văn học nước ngồi ra tiếng Việt.
Dịng văn học dịch là cầu nối các nền văn học và văn hóa với nhau. Chúng tơi chọn đề
tài này bởi sinh viên ngành xã hội nói chung và sinh viên nghiên cứu về văn học nói
riêng rất quan tâm đến văn học trong bối cảnh văn hóa khơng ngừng biến đổi ở Việt
Nam những năm gần đây.
Thứ hai, chọn đề tài này bởi dòng văn học dịch sẽ giúp chúng tôi tiếp cận và khai
thác các tác phẩm văn học của thế giới (trong đó chủ yếu là tác phẩm văn học Pháp).
Việc dịch sách ở nước ta phát triển rầm rộ hơn trong những năm hịa bình. Ngày nay,
nhờ hoàn cảnh thuận lợi những tác phẩm dịch được xuất bản và giới thiệu đến công
chúng một cách rộng rãi hơn. Vào thế kỷ XIX, những dịch giả nước ta không chỉ dịch
sách Hán tự sang chữ Nôm, mà lúc này những bản dịch của sách Tây Âu dần dần được
xuất hiện. Đến thế kỷ XX, hầu hết đều là sách dịch văn Trung Quốc, văn Pháp. Chính


12

nhờ việc dịch văn học mà các tác phẩm của thế giới đến với công chúng Việt Nam dễ
dàng hơn, trong đó có nền văn học Pháp. Tác phẩm văn học Pháp luôn nhận được sự
ủng hộ của đông đảo bạn đọc Việt Nam. Đó là một trong những lý do thiết yếu để chúng

tôi chọn đề tài.
Thứ ba, Pháp là quốc gia có nền văn học rực rỡ, là cái nôi ra đời của nhiều trường
phái văn học như Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa hiện thực phê phán,...và cũng là nơi
sản sinh ra nhiều thiên tài văn học mang tầm vóc thế giới, ít nhiều đều ảnh hưởng sâu
sắc đến nền văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Việc những tác
phẩm văn học Pháp được dịch ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa
nền văn học, văn hóa hai nước.
Thứ tư, chúng tơi chọn đề tài này vì dịch văn học Pháp ở Việt Nam đã xuất hiện
từ rất lâu nhưng có những lúc lắng xuống, lại có những lúc trở nên sơi động và đó là chủ
đề rất cần sự nghiên cứu, tìm tịi để lý giải. Văn học dịch thuật Pháp xuất hiện lần đầu ở
nước ta từ năm 1884 do Trương Minh Ký dịch truyện ngụ ngôn của La Fontaine (Theo
bài viết của Phạm Đán Bình đăng ở Tập San Việt Học, số 10, phát hành năm 1989).
Năm 1887 có bản dịch của Trương Minh Ký với tác phẩm Tê-lê-mạc phiêu lưu ký của
Fenelon. Năm 1913 trên tạp chí Đơng Dương đã có bản dịch văn học Pháp với nhan đề
Những kẻ khốn nạn của Nguyễn Văn Vĩnh. Văn học Pháp và văn học Việt Nam đã có
mối giao lưu từ xa xưa hình thành một truyền thống lâu dài. Tình hình dịch văn học
Pháp ở Việt Nam có lúc phát triển nhưng cũng có lúc “chững” lại và trải qua bao thời
gian tồn tại, phát triển cho đến ngày hôm nay con đường dịch thuật văn học Pháp đã
chiếm một vị trí quan trọng trong dịng chảy văn học Việt Nam.
Qua những lí do khách quan đó, chúng tơi muốn tìm hiểu một cách cụ thể nhất
trong phạm vi có thể về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam. Nhằm tìm hiểu một
cách rõ ràng số lượng tác phẩm được dịch, số lượng bản in được xuất bản của văn học
Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015. Từ đó, để có thể đánh giá chính xác hơn
vai trị của văn học dịch Pháp đối với nền văn học nước nhà trong giai đoạn từ đầu thiên
niên kỷ đến nay.


13

3.2. Mục tiêu của đề tài

Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như giáo dục,
nghiên cứu, xuất bản,...về mặt số liệu cũng như lý thuyết.
Thông qua đề tài giúp chúng tôi hiểu rõ hơn sự tiếp xúc văn hóa giữa hai nước
Việt – Pháp.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Thông qua đề tài, nhóm chúng tơi cung cấp số liệu cụ thể về số lượng tác phẩm
văn học Pháp được dịch ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015.
Ngoài cung cấp những số liệu, chúng tôi sẽ đưa ra một số lý thuyết liên quan đến
hoạt động dịch thuật văn học Pháp ở Việt Nam như: đội ngũ dịch thuật tác phẩm Pháp,
tình hình xuất bản các đầu sách Pháp ở nước ta, thị hiếu độc giả Việt Nam,...
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp như: khảo sát, thống kê, phân loại:
Dùng phương pháp khảo sát để khảo sát các tác phẩm Pháp ở các thư viện, nhà
sách. Chủ yếu khảo sát số lượng các tác phẩm văn học Pháp được dịch sang tiếng Việt
vào khoảng thời gian 2000-2015. Phần này sẽ được thể hiện một cách rõ ràng nhất ở
chương II, mục mô tả công việc.
Dùng phương pháp thống kê để có thể thống kê một cách đầy đủ nhất các tác
phẩm Pháp đã được khảo sát ở trên.
Dùng phương pháp phân loại để có thể phân loại tác phẩm theo thể loại, mốc thời
gian và số lượng bản in của các sách Pháp được xuất bản ở Việt Nam. Phương pháp
thống kê, phân loại sẽ được thể hiện rõ nhất ở chương II, mục kết quả thống kê.
Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Dùng phương pháp phân tích để phân tích đề tài và các nguồn tài liệu liên quan
đến đề tài, từ đó ta sẽ vạch ra được những ý chính và quan trọng cần làm cho đề tài.


14

Dùng phương pháp tổng hợp để tổng hợp một cách khái quát nhất những nguồn
tài liệu đã được phân tích ra.

Phương pháp so sánh: dùng phương pháp này để so sánh tác phẩm Pháp được dịch ở
Việt Nam với tác phẩm các nước khác nước khác được dịch ở nước ta. Để có thể khái
quát được các mốc sự kiện và cho thấy rõ mục đích cần so sánh, nên chúng tôi lấy mốc
giai đoạn 2010-2015 để so sánh. Phương pháp này sẽ được thể hiện rõ ở chương III,
mục so sánh.
Phương pháp liên ngành: ngoài lĩnh vực ngành văn học ra cịn kết hợp nghiên cứu các
ngành có liên quan mật thiết với ngành văn như ngành văn hóa và ngành sử học hay
địa học.
Sử dụng khái niệm văn hóa để làm rõ vấn đề hơn. Áp dụng khái niệm văn hóa
vào chương I, mục bối cảnh văn hóa Việt – Pháp. Từ bối cảnh ta có thể hiểu và phân
tích sâu hơn về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam.
Sử dụng khái niệm lịch sử, địa lý, để có thể hiểu rõ ranh giới nước Pháp. Bởi từ
đó ta có thể xác định chính xác tác phẩm nào thuộc văn học Pháp. Cũng từ các vấn đề
văn hóa, lịch sử, địa lý của nước Pháp ta có thể hiểu hơn về các mối quan hệ và sự tương
đồng giữa hai nước Pháp – Việt.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình dịch, xuất bản, tái bản tác phẩm văn học Pháp trên tạp chí, sách.
5.2. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn đề tài
Xét trên phương diện đề tài, nhóm chúng tơi thống kê, tập hợp, xử lý số liệu bản
dịch từ văn học Pháp được các nhà xuất bản phát hành trong giai đoạn 2000-2015. Chúng
tôi đến tìm các bản lưu tác phẩm cũ tại thư: Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM,
Thư viện IDECAF – Viện Trao đổi Văn hóa Pháp TP.HCM, Thư viện Khoa học Xã hội
TP.HCM, Thư viện Trung tâm – ĐHQG TP.HCM, Thư viện trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn TP.HCM, Thư viện Bình Dương. Đồng thời, đến các nhà sách sách


15

trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh để tìm các tác phẩm vừa được in trong vài năm

trở lại đây.
6. Đóng góp mới của đề tài
Văn học dịch Pháp đã phần nào giúp chúng ta hiểu được nền văn học của nước
bạn. Đồng thời giúp công chúng Việt Nam có cơ hội tiếp cận các tác phẩm kinh điển,
biết được tình hình văn học ở Pháp và cũng biết được một số tác giả, tác phẩm nổi
tiếng của Pháp. Mỗi tác phẩm văn học đều thể hiện được tài năng, sự nghiệp văn
chương của mỗi tác giả. Và tình hình văn học dịch ln là vấn đề quan tâm của các
nhà nghiên cứu, nó sẽ được tìm hiểu tiếp tục trong tương lai với nhiều góc nhìn mới,
nhiều vấn đề mới.
Đề tài sẽ đóng góp những số liệu cụ thể về số lượng tác phẩm Pháp được dịch
ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015, giới hạn trong phạm vi những tác phẩm được
dịch phải có nguyên tác tiếng Pháp. Thông qua những con số thống kê, phân loại cụ
thể về những tác phẩm được dịch này, từ đó sẽ có được những số liệu chính xác, sinh
động để tìm hiểu tình hình văn học dịch ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Góp một cái nhìn khái qt tương đối tồn diện, cụ thể về số lượng các tác phẩm
văn học Pháp được dịch ở Việt Nam. Đồng thời, biết được vị trí và ảnh hưởng của
tình hình dịch văn học Pháp trong đời sống văn học ở Việt Nam. Trên phương diện
đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát các tác phẩm văn học Pháp trong giai đoạn từ 2000 đến
2015, cùng với sự tham khảo nhiều tài liệu từ các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tơi
giải quyết vấn đề một cách khái quát, tạo điều kiện tiền đề cho những nghiên cứu sau
này. Đề tài là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên có nhu cầu
tìm hiểu và học tập và cũng là một phần tài liệu cho giới nghiên cứu chuyên nghiệp.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong công tác nghiên cứu và giáo dục đào
tạo. Qua số liệu thống kê có hệ thống và tương đối chính xác các tác phẩm văn học Pháp


16


để phục vụ nhu cầu dạy học và nghiên cứu trong nhà trường. Cũng như cho mọi người
nhìn thấy tổng quan nhất về tình hình tiêu thụ, xuất bản thể loại văn học này trên thị
trường Việt Nam.
8. Kết cấu của đề tài
Bao gồm cấu trúc sau:
Chương I. Bối cảnh văn hóa Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015
Ở chương này, chúng tơi sẽ giới thiệu bối cảnh văn hóa Việt – Pháp ở thời kỳ đầu và
quan trọng hơn là giai đoạn 2000 – 2015. Tiếp theo, nói đến quỹ văn hóa Pháp tài trợ
dịch thuật ở Việt Nam.
Chương II. Tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam: Báo cáo số liệu
Ở chương này, chúng tôi nêu lên phần miêu tả công việc và kết quả thống kê các bản
dịch tác phẩm văn học Pháp trong giai đoạn 2000 – 2015 nhóm tìm kiếm được ở thư
viện và các nhà sách. Kết quả thống kê sẽ thể hiện một cách cụ thể qua các biểu đồ.
Sau đó, nhận xét tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam qua các biểu đồ thể hiện.
Chương III. Tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam: Một số nhận xét và so sánh
Ở chương này, chúng tơi so sánh tình hình dịch văn học Nga, văn học Hàn ở Việt Nam
với tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015.
Phần cuối là nhận xét tổng thể và kết luận.

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
1.1. Bối cảnh văn hóa Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015
Khi xác định tình hình dịch thuật văn học của một nước cần phải dựa vào các yếu tố:
văn hóa, lịch sử, xã hội,... Văn hóa là một trong những điều cần thiết và có sự tương


17

quan rất lớn với nền dịch thuật văn học. Pháp sớm xâm lược nước ta nên nó có sự ảnh
hưởng tác động rất lớn đối với Việt Nam về mọi mặt đời sống văn học cũng như đời

sống xã hội. Muốn hiểu về tình hình dịch văn học Pháp ở Việt Nam, chúng ta phải biết
về bối cảnh văn hóa giữa Việt – Pháp. Từ bối cảnh văn hóa đó ta sẽ biết được tình hình
dịch thuật văn học Pháp ở Việt Nam có thuận lợi hay khơng?
1.1.1. Sơ lược lịch sử, địa lý, văn học Pháp
 Khái quát lịch sử nước Pháp
Vào giữa thế kỷ XVII, nước Pháp đã trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập
quyền và còn được coi là một quốc gia hùng mạnh ở Tây Âu.
Tên gọi quốc tế của nước Pháp là France. Nước Pháp là thủ đô do người Frank thuộc
tộc người German xây dựng lên. Và tên gọi ‘‘Frank’’ có từ một sự bắt nguồn khác. Các
võ sĩ Frank có một loại binh khí chủ yếu là một loại lao, những mũi lao được gọi là
‘‘Franca’’. Nguyên nhân sâu xa các tên gọi ‘‘France’’ và ‘‘Frank’’ chính từ đó mà ra.
(Theo Văn Sính Nguyên (2004), Anh và Pháp (Nguyễn Hồng Lân dịch), NXB Trẻ,
TP.HCM, tr.93)
 Khái quát địa lý nước Pháp
Vị trí: nước Pháp nằm ở phía Tây của Châu Âu, giữa Đại Tây Dương và Địa
Trung Hải. Lãnh thổ của Pháp nằm ở Tây Âu nhưng nước Pháp còn một số lãnh thổ ở
Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực.
Ranh giới: phía Nam giáp Tây Ban Nha, phía Đơng giáp Italia, Thụy Sĩ, Đức,
phía Bắc giáp Luxembua, Bỉ.
Địa hình nước Pháp gần giống một hình lục giác lớn. Nước Pháp là nước lớn nhất
Tây Âu và cũng là nước đứng thứ hai trên tồn châu Âu chỉ sau Nga. Qua đó, có thể
thấy nước Pháp là một trong những nước hùng vĩ, vững mạnh.


18

Trong số 60 triệu dân Pháp thì họ đều tự xưng là người France. Người Pháp hiện
nay được hợp thành từ nhiều dân tộc cổ đại khác nhau, chủ yếu là người Frank, trong đó
bao gồm người Gaul, người Roman…
Người Pháp được gọi là ‘‘người Pháp’’, bởi tiếng Pháp là ngơn ngữ chung của

họ.
 Văn học Pháp
Như đã nói, vào thế kỷ XVII nước Pháp trở thành nhà nước quân chủ chuyên chế. Đồng
thời, giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học thành văn của dân tộc Pháp đó cũng là
thế kỷ XVII.
Văn học thế kỷ XVII có ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn ra đời chủ nghĩa cổ điển
Giai đoạn 2: giai đoạn thịnh mãn của chủ nghĩa cổ điển
Giai đoạn 3: giai đoạn chủ nghĩa cổ điển rơi vào cảnh tàn lụi
Tác giả nổi tiếng trong nền văn học Pháp thế kỷ XVII là: Molière, Malherbe, La
Fontaine,…
Văn học Pháp thế kỷ XVIII:
Với nội dung và hình thức mới vào thế kỷ XVIII văn học Pháp đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trong đời sống văn học. Những sự đổi mới trong nền văn học như sự
tiếp thu và phủ định nền văn học cổ điển. Văn học thế kỷ XVIII chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Đầu thế kỷ đến 1715): giai đoạn báo hiệu thời đại mới.
Giai đoạn 2 (1715 – 1750): đặt nền móng cho phong trào khai sáng.
Giai đoạn 3 (1750 – 1789): giai đoạn sôi nổi và phong phú, sự xuất hiện Bách
khoa toàn thư.


19

Giai đoạn 4 (1789 – 1799): phát triển thể loại văn chương báo chí và hùng biện.
Văn chương Pháp XVIII mang màu sắc chính trị (tranh đấu, chống sự phi lý) và
màu sắc triết học (tư tưởng triết học về con người). Tác giả tiêu biểu: Montesquieu,
Voltaire, Diderot,…
Nền văn học thế kỷ XVIII đánh dấu bước ngoặt so với thế kỷ XVII, giữa hai nền
văn học khơng có sự đoạn tuyệt mà có sự nối tiếp.
Văn học Pháp cuối thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tình

cảm và đây là thời kỳ tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Chủ nghĩa lãng mạn được
coi như hiện tượng văn học mở đầu cho thế kỷ XIX, đánh dấu mốc quan trọng trong nền
văn học Pháp.
Tác giả tiêu văn học Pháp thế kỷ XVIII như: J. J. Rousseau, A. Lamartine,
Alexandre Dumas cha, Georges Sand, Victor Hugo,...
Văn học Pháp thế kỷ XIX: vào năm 1820 đến năm 1860 xuất hiện văn học hiện thực
phê phán Pháp.
Văn học thời kỳ này mang tính chân thật, khả năng quan sát nhà văn đối với hiện
thực. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này như: Stendhal, Honoré de Balzac, Gustave Flaubert,
Guy de Maupassant,…
Những năm 60 của thế kỷ XIX xuất hiện chủ nghĩa tự nhiên trong nền văn học
Pháp. Chủ nghĩa này loại trừ những yếu tố hư cấu, tưởng tượng và thái độ sùng bái của
nhà văn đối với khoa học. Tác giả tiêu biểu như: Émile Zola,…
Văn học Pháp thế kỷ XX:
Vào thế kỷ XX ở Pháp nói riêng và các nước phương Tây nói chung, con người
dần hé lộ cái nhìn bi quan, u ám với cuộc đời và ý thức sự mong manh trong bản thân
mỗi con người chúng ta. Từ đó, xuất hiện văn học phi lý, khi càng đi sâu vào thế giới
càng thấy bất lực. Có sự xuất hiện văn học hiện đại, đây cịn là tư tưởng phản duy lý.
Quan điểm hồi nghi duy lý trong đời sống vừa mang màu sắc mỹ học, vừa mang màu


20

sắc triết học là nền tảng cơ bản nhất. Văn học thời kỳ này đề cao tính ngẫu nhiên, mơ tả
vô thức, nhà văn phải thể hiện các vấn đề xã hội.
Tác giả tiêu biểu văn học Pháp thế kỷ XX như: André Gide, Jean Paul Sartre,
Albert Camus,…
Văn học Pháp vào thế kỷ XX còn được biết đến với phong trào nữ quyền. Phong
trào này đã xuất hiện từ thế kỷ XV, XVII, XVIII, XIX nhưng đến thế kỷ XX mới đánh
dấu bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đấu tranh địi quyền bình đẳng giới. Theo

định nghĩa thì “Văn học nữ quyền Pháp thế kỷ XX được định nghĩa như một thể loại
sáng tác văn chương với một chủ thể - khách thể năng động: người phụ nữ trong q
trình giải phóng mang tính lịch sử”. Tác giả Beauvoir (1908 – 1986) có thể coi là một
nhà lý luận tiên phong của chủ nghĩa nữ quyền.
Ngoài ra, vào thế kỷ XX trong dịng chảy văn học Pháp cịn có những nhà văn
giành giải Nobel như: Romain Rolland (1866 – 1944), Anatole France (1844 - 1924),
André Gide (1869 - 1951) v Franỗois Mauriac (1885 - 1970)Cho thy vn hc Phỏp
th kỷ XX ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.
Qua từng thế kỷ về văn học Pháp đã trình bày ở trên, có thể giúp mọi người hình dung
một cách rõ hơn nền văn học Pháp. Đó là nền văn học sản sinh ra đời nhiều nền chủ
nghĩa và là nơi có nhiều tác giả nổi tiếng, tác phẩm kinh điển.
Nói tóm lại, chúng tơi xác định một tác giả hay tác phẩm có thuộc dịng văn học Pháp
hay khơng, dựa vào các yếu tố sau:
Tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Pháp.
Tác phẩm văn học được viết bởi công dân Pháp. Đồng thời, cũng có nghĩa văn
học do những người sống ở Pháp tuy nói bằng ngơn ngữ khác (tức là không thuộc công
dân Pháp) nhưng phải viết bằng ngôn ngữ Pháp. Như văn học được viết bằng tiếng Pháp
nhưng bởi các công dân của các nước khác như: Bỉ, Thụy Sĩ, Canada, Senegal,
Morocco,...nhóm này được gọi với tên chung là Văn học khối Pháp ngữ.


×