Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Vai trò phụ nữ khmer nghèo trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.97 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
ĐẠI HỌC KHXH&NV

TRẦN THỊ THUẬN HẢI

VAI TRÒ PHỤ NỮ KHMER NGHÈO
TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA
-XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG HUYỆN MỸ XUYÊN
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

TP.HCM- 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
ĐẠI HỌC KHXH&NV

TRẦN THỊ THUẬN HẢI

VAI TRÒ PHỤ NỮ KHMER NGHÈO
TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA
-XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG HUYỆN MỸ XUYÊN
TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60.31.95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. THÁI THỊ NGỌC DƯ

TP.HCM- 2009



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn trước hết tơi xin chân thành gởi lời cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Địa lý và quý thầy cô các phòng
ban đã quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học
tập.
Kính gởi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Thái Thị Ngọc
Dư đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Gởi lời cảm ơn tới các Ban lãnh đạo, cán bộ ban xóa đói giảm nghèo,
hội phụ nữ, các chị em phụ nữ Khmer trên địa bàn huyện, xã, ấp.
Cho tơi kính gởi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ba, mẹ, chồng, chị và
bạn bè những người đã hết mực quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ, động viên cả về
vật chất lẫn tinh thần để tơi hồn thành khóa luận.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……. Tháng……năm……..
HVCH

Trần Thị Thuận Hải

1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện
theo sự hướng dẫn khoa học của TS. Thái Thị Ngọc Dư.
Các số liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính pháp lý q trình nghiên cứu
khoa học của luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người Cam Đoan

Trần Thị Thuận Hải

2

năm 2009


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sự khác biệt thể hiện qua việc phân loại giới tính và giới ................... 21
Bảng 2.2: Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long ....................................... 35
Bảng 2.3: Tiêu chí xếp hộ nghèo của người Khmer ấp Chắc Tưng, xã Tài Văn .. 49
Bảng 2.4: Những khó khăn mà các hộ phụ nữ Khmer nghèo huyện Mỹ Xuyên gặp
phải ..................................................................................................................... 52
Bảng 2.5: Những biện pháp đối phó của người nghèo huyện Mỹ Xuyên............. 54
Bảng 2.6: Tổng hợp xếp hạng các tổ chức mà các hộ phụ nữ Khmer nghèo được
tiếp cận................................................................................................................ 57

Bảng 3.7: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp của hộ Khmer nghèo tại ba xã nghiên
cứu

( đơn vị:%) ................................................................................................ 64

Bảng 3.8: Phân loại nhà ở trên địa bàn tại 3 xã nghiên cứu (đơn vị:%)................ 67
Bảng 3.9: Tình trạng nhà ở của hộ Khmer nghèo tại ba xã nghiên cứu (đơn vị:%) ..
............................................................................................................................ 68
Bảng 3.10: Tình trạng tài sản của hộ Khmer trên địa bàn nghiên cứu (đơn vị:%)
............................................................................................................................ 68
Bảng 3.11: Những hoạt động tạo thu nhập của hộ Khmer nghèo ở huyện Mỹ
Xuyên.................................................................................................................. 77
Bảng 3.12: Phân công lao động trong công việc sản xuất (đơn vị: %) ................. 79
Bảng 3.13: Hộ gia đình phụ nữ Khmer tham gia các hoạt động của địa phương
(đơn vị: tỷ lệ %) .................................................................................................. 80
Bảng 3.14: Phân cơng lao động trong gia đình phụ nữ Khmer nghèo (đơn vị:%) ....
............................................................................................................................ 82
Bảng 3.15: Phân biệt giữa phụ nữ và nam giới hoạt động trong 24 giờ của hộ
Khmer nghèo trên địa bàn nghiên cứu ................................................................. 82
Bảng 3.16: Vai trò của phụ nữ Khmer trong quyết định nguồn vay (đơn vị: %) .. 86
3


Bảng 3.17: Mức độ tiếp cận nguồn vốn vay của phụ nữ Khmer nghèo (đơn vị:%)
............................................................................................................................ 88
Bảng 3.18: Tỷ lệ tham gia của phụ nữ Khmer nghèo trong các lớp tập huấn ở 3 xã
nghiên cứu (đơn vị:%)......................................................................................... 90
Bảng 3.19: Mức độ tiếp nhận thông tin và hưởng thụ văn hóa của người nghèo
(đơn vị:%) ........................................................................................................... 91
Bảng 3.20: Các biện pháp áp dụng tránh thai của hộ phụ nữ Khmer huyện Mỹ

Xuyên (đơn vị:%)................................................................................................ 93
Bảng 3.21: Mức độ quyết định chung của các thành viên trong gia đình tại ba xã
nghiên cứu (đơn vị:%)......................................................................................... 95
Bảng 3.22: Mức độ đóng góp của các thành viên trong gia đình Khmer (đơn vị:
%) ....................................................................................................................... 96
Bảng 4.23: Nhận định về nguyên nhân nghèo so với các hộ khác trong ấp của 3 xã
nghiên cứu (đơn vị %) ....................................................................................... 116
Bảng 4.24: Nhận định chung theo mức độ dẫn đến nghèo của hộ phụ nữ Khmer tại
3 xã nghiên cứu (đơn vị %) ............................................................................... 117

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
+ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nguồn nước dùng cho sinh hoạt của hộ Khmer nghèo chia theo 3 địa
bàn (theo số liệu khảo sát tháng 1/2008) .............................................................. 71
Biểu đồ 3.2: Thể hiện sự phân chia giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác
và đất thổ cư của các hộ gia đình Khmer nghèo (đơn vị:%) ................................ 99

+ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Vòng luẩn quẩn đói nghèo của hộ phụ nữ Khmer nghèo .................... 50
Sơ đồ 3.2: Vấn đề không được đi học của con em phụ nữ Khmer nghèo.. ........... 74
Sơ đồ 4.3: Vấn đề “ nghèo đói” của hộ Khmer của hộ Khmer nghèo ................ 118

5


DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
+ BẢN ĐỒ

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xun
Bản đồ hành chính xã Viên Bình
Bản đồ hành chính xã Tham Đơn
Bản đồ hành chính xã Tài Văn
+ HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hội đua ghe ngo mừng lễ Ooc-om-boc của đồng bào Khmer ở Sóc
Trăng....................................................................................................................
......................................................................................................................... 38
Hình 2.2 : Thả đèn gió mừng lễ Ooc-om-boc của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng .
......................................................................................................................... 39
Hình 2.3: Quang cảnh chợ Sóc Trăng xưa kia. Ngày nay, quang cảnh đã khác
nhiều, mảnh đất trống phía trước là một dãy nhà nhưng kiến trúc chợ thì thì vẫn
như cũ .................................................................................................................
......................................................................................................................... 39
Hình 2.4: Quang cảnh Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ngày nay ..............
......................................................................................................................... 40
Hình 2.5: Quang cảnh chợ Mỹ Xuyên xưa, huyện Mỹ Xuyên- tỉnh Sóc Trăng..... ..
41
Hình 2.6: Ủy ban nhân dân xã Tài Văn, huyện Mỹ Xun – Sóc Trăng ............... 44
Hình 2.7: Nông dân trong mùa thu hoạch ở xã Tài Văn huyện Mỹ Xuyên ...........
......................................................................................................................... 45
Hình 2.8: Ngành nghề thủ cơng ở xã Tham Đơn huyện Mỹ Xun-Sóc Trăng.....
......................................................................................................................... 47
Hình 2.9: Nghề dệt chiếu truyền thống của đồng bào Khmer xã Viên Bình huyện
Mỹ Xuyên ............................................................................................................
......................................................................................................................... 48
6



Hình 3.10: Ngơi chùa khang trang của đồng bào khmer xã Viên Bình huyện Mỹ
Xun...................................................................................................................
......................................................................................................................... 65
Hình 3. 11 : Ngơi chùa khang trang và Sa La rộng lớn của đồng bào khmer xã
Viên Bình huyện Mỹ Xuyên................................................................................ 65
Hình 3.12: Lớp 8A2 trường THCS Tham Đơn (Mỹ Xun, Sóc Trăng) có 6/38
học sinh bỏ học, tỷ lệ 15,78%. Ảnh: Xuân Lương ............................................... 75
Hình 3.13: Nghề tiểu thủ cơng của xã Tham Đơn huyện Mỹ Xun ................... 77
Hình 3.14: Nhà tình thương của đồng bào Khmer xã Tài Văn huyện Mỹ Xuyên
.......................................................................................................................... 102
Hình 3.15: Gia đình chị L.T. Siêng thực hiện chương trình Giáo dục hành động.
Được sự tài trợ của Tổ chức “Bánh mì cho Thế giới” về cải thiện điều kiện sinh
sống, sức khỏe và lao động sản xuất .................................................................. 103
Hình 3.16: Hợp tác xã nơng nghiệp Evergrowth huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
có hơn 80% xã viên là người dân tộc Khmer được dự án nâng cao đời sống nơng
thơn ở Sóc Trăng (Chính Phủ Canada tài trợ khơng hồn lại) ............................ 104
Hình 3.17: Cơng khai dân chủ, nguồn vốn Chương trình 135 ở Mỹ Xuyên phát
huy hiệu quả và sử dụng đúng mục đích. Trong ảnh: chuyển giao con giống cho
các hộ nghèo ..................................................................................................... 105
Hình 3.18: Bà con Khmer học tập kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi giỏi ở xã
Tham Đơn huyện Mỹ Xun ............................................................................. 106
Hình 3.19: Các hộ thực hiện tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Tài Văn (Mỹ XuyênSóc Trăng) của Tổ chức “Bánh mì cho Thế giới”................................................ 107

Hình 3.20: Dự án nâng cao đời sống nơng thơn (chương trình CIDA của chính
phủ Canada) hỗ trợ chăn ni bị sữa cho bà con đồng bào Khmer .................... 109
Hình 3.21: Bà con Khmer được giải quyết việc làm qua các ngành công nghiệp,
tiểu thủ cơng huyện Mỹ Xun (Sóc Trăng) ...................................................... 109
Hình 3.22: Gia đình chị Tr.T. Siêng thốt nghèo nhờ Dự án ni bị sửa ở Xã Tài
Văn huyện Mỹ Xun ....................................................................................... 110
Hình 4.23: Khu chợ “tự phát” của người dân tại xã Tài Văn huyện Mỹ Xuyên . 119

7


Hình 4.24: Những lớp học dành cho con em đồng bào Khmer nằm trong khuôn
viên chùa Tà Mơn ở xã Viên Bình cịn thiếu rất nhiều cơ sở vật chất................. 120

8


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:

Bảo hiểm y tế

BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
CEMMA:

Ủy ban dân tộc và miền núi (Committee for Ethnic Minorities and

Mountainous Areas)
CIDA:

Tổ chức phát triển quốc tế Canada

DS-KHHGĐ: Dân số - kế hoạch hóa gia đình
ESCAP:

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp

Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)


GAD:

Giới và phát triển (Gender and Develoment)

GDP:

Thu nhập quốc dân

HDI:

Chỉ tiêu phát triển con người

HPN:

Hội phụ nữ

NGO:

Tổ chức phi chính phủ (non governmental organisation)

PHHS:

Phụ huynh học sinh

PQLI:

Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (Physical quality –of-life index)

PRA:


Phương pháp đánh giá nhanh cùng tham gia (Participatory rapid

appraisal)
TTg:

Thủ Tướng

UBND:

Ủy ban nhân dân

USD:

Đô la Mỹ

UNDP:

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

VSTP:

Vệ sinh thực phẩm

9


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................................................... 5
DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH.......................................................... 6
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... 7
MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề ................................................................................................... 13
II. Mục tiêu – phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................... 14
II.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 14
II.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 14
III. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 15
IV. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 15
V. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................... 15
VI. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 15
VI.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tài liệu ........................... 17
VI.2 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................ 17
VI.3 Phương pháp điều tra xã hội học...................................................... 17
VI.4 Phương pháp phân tích giới .............................................................. 18
VI.5 Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh cùng tham gia (PRA)....... 18

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI VÀ
GIẢM NGHÈO........................................................................ 19
1.1 Khái niệm về giới ...................................................................................... 19
1.2 Quan niệm từ “Phụ nữ trong phát triển” đến “ giới và phát triển” ...... 22
1.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nghèo và xóa đói giảm nghèo .. 24
1.3.1 Khái niệm về nghèo........................................................................... 24
10


1.3.2 Khái niệm giảm nghèo ..................................................................... 27
1.4 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo................................................................. 29

1.4.1 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của quốc tế..................................... 29
1.4.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam................................ 30
(i) Quá trình hình thành chuẩn nghèo.................................................. 30
(ii) Chuẩn nghèo nhìn từ góc độ giới .................................................... 32
(iii) Tiêu chí xác định xã nghèo............................................................. 33
(iv) Hộ nghèo....................................................................................... 33
1.5 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của tỉnh Sóc Trăng............................... 34

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC HỘ KHMER NGHÈO TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN TỈNH
SÓC TRĂNG .......................................................................... 35
2.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng và cộng đồng Khmer .............................. 35
2.1.1 Sự hình thành cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ ...................... 35
2.1.2 Đặc điểm chung về dân tộc Khmer................................................. 36
2.1.3 Vài nét đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng ...................... 37
2.2 Tổng quan về huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng ..................................... 39
2.2.1 Tỉnh Sóc Trăng................................................................................ 39
2.2.2 Huyện Mỹ Xuyên............................................................................. 41
2.2.2.1 Đặc trưng kinh tế huyện Mỹ Xuyên ........................................... 42
2.2.2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội của huyện Mỹ Xuyên....................... 42
2.2.3 Đặc điểm kinh tế-xã hội của 3 xã của huyện Mỹ Xuyên................ 44
(i) Xã Tài Văn ................................................................................... 44
(ii) Xã Tham Đôn.............................................................................. 46
(iii) Xã Viên Bình.............................................................................. 47
2.3 Vấn đề đói nghèo của các hộ phụ nữ Khmer huyện Mỹ Xuyên ............. 49
11


2.3.1 Nhận diện hộ Khmer nghèo với sự tham gia cộng đồng................. 49
2.3.2 Biện pháp đối phó của hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu ............. 53

2.3.3 Mạng lưới an sinh đối với hộ Khmer nghèo trên địa bàn nghiên cứu
.............................................................................................................. 56

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN VAI
TRÒ CỦA PHỤ NỮ KHMER TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ........................................................ 59
3.1 Thực trạng chung của các gia đình phụ nữ Khmer nghèo trên địa bàn
nghiên cứu ..................................................................................................... 59
3.1.1 Những hộ nghèo qua đặc điểm nhân khẩu học .............................. 59
3.1.2 Đặc điểm kinh tế và việc làm ......................................................... 62
3.1.2.1 Về ruộng đất ............................................................................. 62
3.1.2.2 Nhà ở và phương tiện sinh hoạt ................................................ 64
3.1.2.3 Điện, nước và điều kiện vệ sinh................................................. 70
3.1.3 Đặc điểm văn hóa và xã hội ............................................................ 72
3.2 Tình hình tham gia và sự chuyển biến vai trị của phụ nữ Khmer nghèo
trong đời sống kinh tế và xã hội.................................................................... 76
3.2.1 Tình hình tham gia của phụ nữ Khmer nghèo............................... 76
3.2.1.1 Phụ nữ trong lao động sản xuất ............................................... 76
3.2.1.2 Phụ nữ tham gia vào sinh hoạt cộng đồng và tổ chức đoàn thể . .80
3.1.2.3 Sự tham gia của phụ nữ trong gia đình ..................................... 81
3.1.2.4 Phụ nữ Khmer tiếp cận và sử dụng nguồn vốn .......................... 85
3.1.2.5 Sự tham gia của phụ nữ trong văn hóa và xã hội....................... 90
3.2.2 Sự chuyển biến vai trò của phụ nữ Khmer trong gia đình, cộng đồng
và xã hội ......................................................................................................... 94
3.2.2.1 Chuyển biến vai trò của phụ nữ trong gia đình....................... 94
3.2.2.1.1 Mức đóng góp và quản lý chi tiêu trong gia đình................. 95
3.2.2.1.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác và đất thổ cư . 98
12



3.2.2.2 Chuyển biến trong quan hệ cộng đồng .................................. 100
3.2.2.3 Những chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội .......... 100
3.3 Ảnh hưởng của chính sách đến việc nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc
Khmer huyện Mỹ Xuyên những năm qua.................................................. 101
3.3.1 Tác động của chính sách kinh tế-xã hội đối với việc nâng cao vị trí
phụ nữ Khmer nghèo .................................................................................. 101
3.3.2 Những hạn chế của các chính sách xã hội đối với cộng đồng dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng ................................................................................ 112

CHƯƠNG 4: ĐỀ NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ KHMER NGHÈO TRONG
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ..................................................... 116
4.1 Một vài nhận định chung ...................................................................... 116
4.2 Những giải pháp đề xuất đáp ứng nhu cầu của phụ nữ Khmer nghèo trên
địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 123
4.2.1 Giải pháp về vốn.............................................................................. 124
4.2.2 Giải pháp về khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật ........ 126
4.2.3 Giải pháp về nguồn lực và việc làm ................................................ 127
4.2.4 Nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa-tinh thần của phụ nữ nghèo nơng
thơn................................................................................................................ 129
4.2.5 Nhu cầu về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục ......................................... 130
4.2.6 Tiêu thụ tốt sản phẩm nông nghiệp- nhân tố quan trọng để giúp phụ
nữ nghèo ....................................................................................................... 133
4.2.7 Sự kết hợp giữa chống đói nghèo và chống bất bình đẳng giới...... 134
KẾT LUẬN................................................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 138
PHỤ LỤC...................................................................................................... 150

13



MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về hiện tượng nghèo khổ ở nông thôn mới
chỉ được triển khai tương đối có hệ thống trong vịng chục năm trở lại đây. Điều
này đáp ứng nhu cầu nhận biết các động thái của sự phân hóa các giai tầng xã hội
dưới tác động của sự chuyển đổi kinh tế, làm cơ sở cho việc xác lập các chính sách
xã hội phù hợp trong điều kiện kinh tế-xã hội mới nhằm thực hiện mục tiêu chiến
lược “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Cần nói thêm
rằng để thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ và công bằng xã hội trong điều kiện
kinh tế thị trường cần chú ý nghiên cứu nhằm góp phần làm thay đổi căn bản đời
sống vật chất cũng như tinh thần của người phụ nữ, mà phụ nữ nghèo ở nông thôn
đặc biệt là phụ nữ các dân tộc ít người là một trong những đối tượng cần quan tâm.
Họ là người vừa tham gia hoạt động sản xuất ngoài xã hội và cộng đồng, lại là
người trực tiếp chăm lo cơng việc gia đình nên cường độ và thời gian lao động
thường quá tải, trong khi mức thu nhập lại quá thấp.
Phụ nữ của các dân tộc ít người trong cả nước nói chung, cũng như phụ nữ
Khmer ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nói riêng đều có chung hồn cảnh khó
khăn về kinh tế gia đình. Trong 10 huyện, thị của tỉnh Sóc Trăng thì Mỹ Xuyên là
huyện tập trung dân tộc Khmer khá đông (sau huyện Vĩnh Châu) chiếm 38% dân
số trong toàn huyện (13.985 người), tỷ lệ hộ Khmer nghèo chiếm 52, 08% so với
26,41% hộ nghèo chung toàn huyện. Nguyên nhân chủ yếu là cịn hạn chế về ngơn
ngữ (khá nhiều người Khmer không thạo tiếng Việt), thiếu tư liệu sản xuất, khơng
có đất, thiếu đất hoặc đất đã bị cầm cố, sang nhượng, cộng với một phần do thiếu
vốn để sản xuất, đông con, nhưng người lao động trong hộ lại ít. Ngoài ra, tuy
sống xen kẽ với các dân tộc khác, nhưng đặc điểm cư trú của người Khmer có
những nét riêng, họ thường sống tập trung dầy đặc trong các phum, sóc trên các
giồng đất cát cao, xung quanh ngôi chùa, hai bên trục lộ giao thông hoặc ven kênh
rạch hay tập trung đông ở vùng sâu, vùng xa mà kết cấu hạ tầng phát triển kém,
giao thông đi lại khó khăn, thiếu cơng trình thủy lợi, điện, nước sạch, trường học,

14


trạm xá, chợ và các dịch vụ khác. Đây là khu vực Nhà nước cần có sự đầu tư thích
đáng về cơ sở hạ tầng cũng như các chính sách kinh tế-xã hội khác để nâng cao
đời sống người dân đặc biệt là người Khmer.
Trong bối cảnh đó, phụ nữ Khmer nghèo bị hạn chế rất nhiều trong cuộc
sống vật chất, mức độ bình đẳng giữa nam và nữ. Để hiểu rõ hơn thực trạng kinh
tế, văn hóa, xã hội và chuyển biến vai trò của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và
xã hội, nhằm xác định được nguyên nhân của tình trạng nghèo đói và những tác
động của chính sách đến đời sống phụ nữ đặc biệt là phụ nữ Khmer nghèo, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện đời sống, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
: “ Vai trò của phụ nữ Khmer nghèo trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”.
II. Mục tiêu – phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nhằm đánh giá một cách tổng quan về đời sống gia đình của người Khmer
nghèo tại 3 xã Viên Bình, Tài Văn và Tham Đơn thuộc huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc
Trăng, đề tài đưa ra mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu dựa trên các cứ
liệu khoa học và cơ sở khoa học để áp dụng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
đề tài.
II.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân nghèo của phụ nữ Khmer trong đời
sống kinh tế, văn hóa và xã hội;
- Từ đó tìm hiểu mức độ tham gia và sự chuyển biến về vị trí, vai trị của
phụ nữ Khmer trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế;
- Nêu lên những nhu cầu bức thiết của phụ nữ Khmer nghèo và đề xuất một
số giải pháp giúp phụ nữ và gia đình thốt nghèo, nâng cao hơn nữa vai trị phụ nữ
để góp phần phát triển một nền kinh tế năng động, nếp sống văn hóa tiến bộ, đậm
đà bản sắc dân tộc, có cuộc sống gia đình hài hịa trên cơ sở bình đẳng giới.
II.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ yếu là phụ nữ Khmer nghèo trong đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội, có so sánh đối chiếu với nam giới Khmer nghèo ở 3 xã Viên Bình,
Tài Văn, Tham Đơn trên địa bàn huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng.
15


III. Nội dung nghiên cứu
1. Những vấn đề lý luận về giới và giảm nghèo.
2. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng
Khmer trên địa bàn nghiên cứu.
3. Thực trạng và chuyển biến vai trò của phụ nữ Khmer trong quá trình
chuyển đổi kinh tế.
4. Đề xuất một số giải pháp đáp ứng nhu cầu nâng cao vai trò của phụ nữ
Khmer trong cộng đồng dân tộc.
IV. Câu hỏi nghiên cứu
1. Xã có những đặc điểm về địa lý tự nhiên, văn hóa, xã hội đặc trưng nào?
Với những đặc điểm đó có khó khăn và thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế hộ
gia đình của người Khmer đang sinh sống trong địa bàn nghiên cứu?
2. Phụ nữ Khmer nghèo gặp phải những khó khăn gì trong đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội? So với các dân tộc Kinh, Hoa thì phụ nữ Khmer gặp những trở
ngại nào khác? Lý do tại sao?
3. Phụ nữ Khmer nghèo có vai trị gì trong việc phát triển kinh tế hộ gia
đình, cộng đồng và xã hội? Và có cơ hội để thể hiện vai trị của mình trong gia
đình, cộng đồng và xã hội? Các loại hình lao động của phụ nữ ở địa bàn nghiên
cứu?
4. Phụ nữ trong địa bàn nghiên cứu được hưởng những chính sách nào
để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình và thốt nghèo đi lên? Nhu cầu về vay
vốn của họ có được đáp ứng đúng mức hay không?
V. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ năm 1987 đến nay, Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ

trong việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình, bình đẳng giới. Nhiều cơng trình nghiên
cứu trong lĩnh vực này đã được xuất bản, cùng một số sách, tạp chí, kỷ yếu hội
nghị trong và ngồi nước, tài liệu dịch của các tác giả nước ngoài. Hiện nay nhiều
bài nghiên cứu các chủ đề phụ nữ đã được giới thiệu trên các tạp chí, báo tuần, báo
hàng ngày. Về một số cơng trình có liên quan, trước hết phải kể:
16


- “ Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường” của tác giả
Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân, khái quát và phân tích đánh giá thực trạng đời sống
người phụ nữ nghèo, thấy được những khó khăn và nhu cầu của họ trong kinh tếxã hội.
- “ Phụ nữ, giới và phát triển” của tác giả Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc
Hùng ( 1996); và “ Xã hội học về giới và phát triển” của tác giả Lê Ngọc, Nguyên
Thị Mỹ Lộc, nêu lên những khía cạnh của giới và phát triển xã hội, của chính sách
phụ nữ, vai trị và vị trí của họ trong xu thế phát triển chung, mặt khác thấy được
tình hình và thực trạng của bình đẳng nam nữ nước ta.
- “ Gia đình, phụ nữ Việt Nam với đời sống, văn hóa và sự phát triển bền
vững” của tác giả Lê Thi, nêu lên vai trị, vị trí của gia đình và người phụ nữ trong
mối quan hệ và tác động lẫn nhau với đời sống, văn hóa, xã hội, cũng như sự phát
triển bền vững của môi trường tốt nhất cho phụ nữ Việt Nam.
- “ Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình, thời kì cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh
Khiếu góp phần phác họa bức tranh về thực trạng gia đình Việt Nam trên các
phương diện, cơ cấu chức năng các mối quan hệ giới, về đời sống, kinh tế, văn hóa
của gia đình trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Các tài liệu khác liên quan đến nghiên cứu vai trị, vị trí và chức năng của
người phụ nữ, nhưng rất ít tài liệu nghiên cứu liên quan đến các dân tộc ít người,
trong đó có nói đến là phụ nữ dân tộc Chăm, dân tộc Vân Kiều. Hiện nay rất ít tài
liệu hay đề tài nghiên cứu cụ thể về vai trò của phụ nữ Khmer, nhưng cũng có
những nghiên cứu như “ Văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” của tác

giả Thạch Voi ( 1993), hay “ Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc đồng
bằng sông Cửu Long” của tác giả Phan Thị Yến Trang (1993), khái quát lại lịch sử
hình thành và phát triển của dân tộc Khmer, khắc họa lại đời sống văn hóa, hoạt
động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của họ…Những nghiên cứu này không đi sâu
vào nghiên cứu phụ nữ Khmer trong những hộ gia đình nghèo. Do đó, việc nghiên
cứu vai trị và vị trí phụ nữ Khmer hiện nay đặc biệt là phụ nữ Khmer nghèo là rất
cần thiết. Đó là lý do chọn đề tài của tác giả.
17


VI. Phương pháp nghiên cứu
VI.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tài liệu
Tiến hành thu thập thơng tin, tư liệu từ nhiều nguồn sách, báo, tạp chí
chuyên đề, những hội thảo nghiên cứu về vai trò phụ nữ, các bài nghiên cứu, các
báo cáo của Hội Phụ nữ các trang web trên mạng nhằm tổng hợp, so sánh, phân
tích các vấn đề có liên quan đến đề tài.
VI.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát tại địa phương có người Khmer sinh sống nhằm thu thập
thông tin thực tế về điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế, vấn đề bình đẳng giới
trong phong tục tập qn, phân cơng lao động trong gia đình, sinh hoạt cộng đồng
của dân tộc Khmer.
VI.3 Phương pháp điều tra xã hội học
- Điều tra chọn mẫu theo bảng hỏi bao gồm những nội dung chính, phụ
được thiết kế theo một hệ thống cấu trúc thống nhất: Sử dụng phương pháp điều
tra định lượng theo bảng hỏi để thu thập thơng tin cần thiết có tính đại diện các địa
phương có đơng người Khmer sinh sống, đồng thời phản ánh một cách trung thực
đặc điểm của mỗi địa phương có người Khmer cư trú nhằm phân tích các mặt đời
sống của họ (tình trạng gia đình, vấn đề việc làm và thu nhập, tình trạng học hành,
tình trạng sức khỏe, mức độ quyết định sử dụng đất hay chi tiêu hằng ngày v.v…).
Các cuộc điều tra được tiến hành trên 3 ấp có tính đại diện cho 3 xã tại huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tổng số hộ được chọn khảo sát là 250 hộ, được phân bố
như sau: xã Tài Văn 98 hộ, Tham Đơn 100 hộ, Viên Bình 52 hộ.
- Phỏng vấn sâu: Trực tiếp phỏng vấn các nhân vật có liên quan như chủ
tịch UBND xã, Chủ tịch hội phụ nữ huyện, xã, Ban xóa đói giảm nghèo xã. Ngồi
ra cịn có các Hội viên hội phụ nữ xã và phụ nữ nghèo. Thơng qua đó tìm hiểu sâu
hơn những nguyên nhân khó khăn, tâm tư nguyện vọng và vai trò của phụ nữ
Khmer nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
- Phỏng vấn nhóm tiêu điểm nhằm bổ sung tư liệu và góp phần giải thích
những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán đối với quan niệm về giới, quan hệ giới,
nhu cầu và biện pháp đối phó, thơng qua ý kiến của phụ nữ Khmer nghèo.
18


VI.4 Phương pháp phân tích giới
Nhằm xác định vị trí, vai trò của nam giới – nữ giới trong gia đình, cộng
đồng và xã hội trên cơ sở bình đẳng giới.
VI.5 Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh cùng tham gia (PRA)
Nhằm hiểu được họ xác định cái nghèo như thế nào và họ thực hiện chiến
lược ổn định và tích lũy như thế nào trong cuộc sống. Hơn nữa cần phải nỗ lực tìm
hiểu nhu cầu của họ, vai trị của họ trong gia đình, cộng đồng và xã hội, điều quan
trọng là tìm hiểu mạng lưới hỗ trợ khác nhau mà người nghèo phụ thuộc.

19


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
GIỚI VÀ GIẢM NGHÈO
Những vấn đề có liên quan đến cơ sở lý luận về giới và giảm nghèo đã
được các nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành nghiên cứu và nêu ra các khái

niệm ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, để có được khái niêm về
giới và giảm nghèo một cách tương đối thuyết phục, chúng ta phải chờ đến cuối
thế kỷ XX, do đó các khái niêm về giới và giảm nghèo được trình bày sau đây chủ
yếu dựa vào các cơng trình nghiên cứu gần nhất, có các khái niệm tương đối hồn
chỉnh nhất để làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề tài.
1.1 Khái niệm về giới
Khái niệm giới xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh cuối những năm 1970,
sau đó nhanh chóng trở thành một phương pháp tiếp cận khoa học để nghiên cứu
và được vận dụng trong xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của nhiều quốc gia. Khoa học về giới được truyền bá về Việt Nam vào cuối những
năm 1980, trước đó chỉ có một khái niệm giới tính để chỉ những đặc trưng của
nam và nữ khơng phân biệt đặc tính đó có đặc tính sinh học và xã hội. Vậy, giới và
giới tính có khác nhau và vì sao chúng ta phải quan tâm đến vấn đế giới?
Hai khái niệm căn bản trong nghiên cứu về giới, cần phân biệt giới tính
(dịch từ tiếng Anh là Sex) và giới (dịch từ tiếng Anh là Gender).
Vậy thế nào là giới?
Thuật ngữ giới được dùng trong nghiên cứu về phụ nữ mang một ý nghĩa
khác, không phải để miêu tả các đặc điểm của giới tính sinh học: “ Giới là một
phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trị, thái độ và giá trị
của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho” 1 Giới là bao gồm các mối liên hệ
1

Thái Thị Ngọc Dư (2006), Tài liệu hướng dẫn học tập: Giới và phát triển, Đại
học Mở bán cơng Tp.HCM, 199 trang.(Trích dẫn trang 32)
20


và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội
cụ thể. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam
giới xét về mặt xã hội.

Ví dụ: nam giới thường nắm giữ các chức vị lãnh đạo, phụ nữ thường làm
các công việc thừa hành.
Giới tính là gì?
Giới tính chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới xét về mặt y – sinh học.
Sự khác biệt này có liên quan đến q trình tái sản xuất nịi giống, cụ thể là phụ nữ
có thể mang thai và sinh con, cịn nam giới là một trong các yếu tố tạo ra quá trình
thụ thai.
Từ hai khái niệm giới và giới tính có thể suy ra như sau:
Giới tính nói lên tính ổn định về tương quan giữa hai giới trong quá trình
sinh sản. Chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới là không thể thay đổi hay
chuyển dịch cho nhau. Giới tính là bất biến về thời gian cũng như khơng gian. Xét
về giới tính, phụ nữ cổ xưa cũng như phụ nữ ngày nay và phụ nữ ở mỗi vùng trên
trái đất đều giống nhau ở chức năng mang thai và sinh con, cũng giống như nam
giới giống nhau về vai trị sinh sản của mình.
Ngược lại với giới tính, giới ln ln biến đổi. Tương quan về địa vị của
nữ giới và nam giới không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi, tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội cụ thể. Ví dụ: địa vị xã hội của
người phụ nữ ngày nay hoàn toàn khác với thời phong kiến. Ngay cả ở thời kỳ
hiện nay thì địa vị của phụ nữ nơng thơn khơng hồn tồn giống với phụ nữ thành
thị. Vì vậy, khi nói đến quan hệ giới, cần quan tâm đến các đối tượng cụ thể và
hoàn cảnh xã hội của nó.

21


Bảng 1.1: Sự khác biệt thể hiện qua việc phân loại giới tính và giới
Giới tính

Giới


. Bẩm sinh

. Khơng tự nhiên có

. Sinh học

. Học được từ gia đình và xã hội

. Đồng nhất (ở mọi nơi đều giống nhau)

. Đa dạng (khác nhau giữa các xã hội)

. Không thể thay đổi, ví dụ: chỉ phụ nữ . Có thể thay đổi, ví dụ: Phụ nữ có thể
mới sinh con, chỉ có nam giới mới có làm Thủ Tướng, nam giới có thể chăm
tinh trùng.

sóc con cái.

Khái niệm thứ hai trong nghiên cứu giới thường được đề cập đến là khái
niệm bình đẳng xã hội giữa nam và nữ (được gọi tắt là bình đẳng nam – nữ hay
bình đẳng giới). Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
Nam giới và phụ nữ cùng có vị thế là bình đẳng và được tơn trọng như
nhau. Phụ nữ và nam giới cùng:
 Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong
muốn của mình.
 Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn
lực của xã hội và quá trình phát triển.
 Được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
 Được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực xã hội.

Khái niệm quan trọng thứ ba rất cần thiết được nghiên cứu sâu là vấn đề
phát triển năng lực, nâng cao vị trí và vai trị của người phụ nữ trong các hoạt động
xã hội, cộng đồng, tham gia một cách tích cực vào cơng tác quản lý và điều hành
xã hội. Cũng như ở khái niệm công bằng xã hội, cơng bằng, bình đẳng giới, khái
niệm phát triển năng lực hay cụ thể là nghiên cứu, đánh giá vai trò người phụ nữ
trong xã hội, sẽ cùng là mục tiêu và nội dung cơ bản của chính sách xã hội. vấn đề
nghiên cứu phát triển con người, sẽ được coi là động lực và điều kiện phát triển
kinh tế-xã hội, đồng thời là thước đo của tiến bộ xã hội.
22


×