Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Văn học nữ hải ngoại việt nam tại hoa kỳ báo cáo tổng kết đề tài khcn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 228 trang )

Mẫu R08
Ngày nhận hồ sơ
Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

(Do CQ quản lý ghi)

h

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài:
Văn học nữ hải ngoại Việt Nam tại Hoa Kỳ

Tham gia thực hiện
TT
1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
TS. Trần Lê Hoa Tranh

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

2.

Thư ký

3.



Tham gia

4.

Tham gia

5.

Tham gia

6.

Tham gia

7.

Tham gia

8.

Phối hợp

9.

Phối hợp

10.

Phối hợp


Điện thoại

Email

0908290772

hoatranhtran@yahoo.
com

TP.HCM, tháng 09 năm 2013


MỤC LỤC

TÓM TẮT ........................................................................................................... 1
DẪN NHẬP ..........................................................................................................
.......... 3
PHẦN MỘT DI DÂN VÀ VĂN HỌC DI DÂN CHÂU Á TẠI HOA KỲ
..................................................................................................................... 8
1.1. Di dân và cộng đồng di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ ................................................... 8
1.2. Văn học di dân châu Á tại Hoa Kỳ ........................................................................ 13
PHẦN 2 PHÁC THẢO VĂN HỌC DI DÂN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ ..........
................................................................................................................. 45
2.1. Báo chí Việt Nam và các tờ báo văn học tại Hoa Kỳ ............................................. 45
2.2. Vài nét về văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ .................................................... 56
2.3. Các thế hệ nhà văn Việt Nam tại Hoa Kỳ .............................................................. 71
2.4. Những đóng góp của văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ ................................... 77
PHẦN BA DIỆN MẠO VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ ................
..................................................................................................................... 92

3.1. Các thế hệ nhà văn nữ ........................................................................................... 92
3.2. Một số đặc điểm chính của văn học nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ................................ 95
4.1. Các nhà văn nữ sáng tác bằng tiếng Việt ......................................................... 125
4.2.

Các nhà văn nữ viết văn bằng tiếng Anh (dịng chính) ................................ 138

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 155
THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................. 158
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 165


1

TÓM TẮT
(Tối đa một trang A4)
Văn học di dân Việt Nam trên toàn thế giới là một phần của văn học Việt Nam, và của văn
học thế giới (trong đó có văn học các nước mà tác giả là cơng dân ở đó). Với hơn ba triệu cơng dân
gốc Việt sống, làm việc, sinh ra khắp nơi trên toàn thế giới, chúng ta đã có một mảng văn học
phong phú và đầy màu sắc.
Có thể kể đến những khu vực văn học di dân Việt Nam có nhiều thành quả văn học: khu vực
Bắc Mỹ (bao gồm Hoa Kỳ, Canada, nhiều nhất là ở Hoa Kỳ), khu vực Tây Âu (bao gồm Anh, Pháp,
Đức…nhiều nhất là Pháp), khu vực Đông Âu và Liên Bang Nga (nhiều nhất là Nga), khu vực châu
Úc (nhiều nhất là Úc), khu vực châu Á (nhiều nhất là các nước Đông Nam Á)…Và như vậy, thực ra
cơng trình của chúng tơi mới chỉ chạm vào một phần nhỏ của bức tranh toàn cảnh văn học di dân
Việt Nam trên thế giới, mặc dù, đó là khu vực có đơng người Việt, và đơng nhà văn gốc Việt sinh
sống nhất (hơn một nửa).
Ban đầu, mục đích của chúng tôi chỉ là nghiên cứu về văn học di dân nữ gốc Việt ở Hoa Kỳ.
Nhưng rồi, trong quá trình nghiên cứu và bắt tay vào viết, chúng tôi nhận thấy rằng, thực ra, những
khái niệm và lý luận về văn học di dân ở Việt Nam gần như là những khoảng trống, mà phần này thì

những sách tiếng Anh lại có rất nhiều. Ngồi ra, chúng tơi muốn gắn kết văn học di dân nữ gốc Việt
tại Hoa Kỳ trong bối cảnh văn học di dân gốc Á tại Hoa Kỳ nói chung, và văn học nữ Hoa Kỳ nói
riêng, vì vậy mà các nội dung trong cơng trình có nhiều hơn so với mục tiêu và đề cương ban đầu
mà chúng tơi đặt ra, đó là phần nghiên cứu về văn học di dân gốc Á tại Hoa Kỳ (Nội dung 1, là
phần thêm vào nhưng chúng tôi cho là cần thiết). Phần phác thảo về văn học di dân Việt Nam tại
Hoa Kỳ (nội dung 2) cũng là phần chúng tôi đầu tư và viết kỹ, vì có nhìn thấy rừng, thì mới nhìn
thấy cây. Hai nội dung sau, chúng tơi xốy vào văn học nữ di dân Hoa Kỳ, bao gồm việc giới thiệu
những nhà văn nữ, các thể tài sáng tác, đặc điểm của văn học nữ di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ…
Chúng tơi có các phần phụ lục bao gồm danh sách các nhà văn nữ và phần phỏng vấn mà
chúng tôi đã tiến hành trong thời gian làm nghiên cứu.


2

ABSTRACT (Tối đa một trang A4)
Vietnamese Immigrant Literature is part of Vietnamese Literature and World Literature
(including the new countries that our writers living). With over 3 million Vietnamese people live
and work all over the world, we have a rich and diversity literary part.
We can count many areas that gain Vietnameses literary’s achievement such as: North
America ( The US and Canada, especially in the US), West Europe (England, German, France...,
especially in France), East Europe and Russia (especially in Russia), Oceania (especially in
Australia), Asia (especially in South East Asia)...So, our project has just touched in a piece of the
panorama picture of Vietnamese Immigrant Literature, although it is the biggest part (over a half of
Vietnamese Immigrant people live in the US).
Our first purpose, is to concerntrate to Vietnamese American Women Literature. But, when
we carry on this project, we realize that in our country, we have no systematic project about
Immigrant Literature. So we try to translate some theory points from English to Vietnamese, put the
Vietnamese American Women Literature to the common picture of Asian American Literature, and
American Women Literature. Our content is richer than our first purpose with 4 parts: Introduction
to Asian American Literature, Vietnamese American Literature, Vietnamese American Women

Literature, and Introdution some famous Vietnamese American women writers.
We also have some appendixes: a list of Vietnamese American women writers and in other
countries, and some interviews that we carried during the time in the US.


3

DẪN NHẬP
Năm 2010, chúng tôi nhận được một học bổng của Chương trình Học giả
Fulbright sang Hoa Kỳ, nghiên cứu dự án về văn học di dân nữ Việt Nam tại
Hoa Kỳ. Trước khi chuẩn bị cho đề tài này, chúng tơi hầu như khơng tìm hiểu
đến văn học di dân trừ một vài nhà văn di dân Việt Nam tại châu Âu.
Nhưng trong suốt thời gian qua, từ khi bắt tay vào làm thuyết minh để được
chọn cho chương trình Học giả (năm 2009), khi ở Mỹ trong thời gian 6 tháng
(9/2010-3/2011), và đến khi quay trở về, thực hiện đề tài cấp Đại học Quốc gia
trong vòng hơn 2 năm (5/2011-8/2013), chúng tôi mới thấy sự cần thiết, sức hấp
dẫn đi cùng với độ khó khăn, gian nan của đề tài.
Là vì dưới nhiều góc độ nghiên cứu như văn học, xã hội học, nữ quyền học…
thì văn học nữ hải ngoại là một đối tượng nghiên cứu rất thú vị. Nó mang đặc
tính của một nền “văn học di dân”, khi những nhà văn bị tách khỏi mơi trường
văn hóa quen thuộc của mình và bị đẩy vào một mơi trường văn hóa xa lạ mà họ
phải hấp thu. Theo chúng tôi, việc tiến hành đề tài trên là cần thiết trong bối cảnh
nhiều tác phẩm của văn học nữ hải ngoại đã được dịch, giới thiệu, đoạt giải ở
Việt Nam (Thuận, Linda Lê, Đoàn Minh Phượng, Lý Lan, Nguyễn Thị Minh
Ngọc, Việt Linh, Miêng…)
Trong xu hướng văn học tồn cầu hóa, văn học Việt Nam cũng đang trên
đường hội nhập. Ví dụ như gần đây, chúng ta đã, đang chứng kiến nhiều tương
đồng giữa văn học nữ Việt Nam trong nước và văn học nữ khu vực: Trung Quốc,
Nhật Bản… (văn học linglei, văn học viết về tính dục, văn học mạng…). Vì vậy,
việc tìm hiểu về văn học nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng là một mối quan tâm hứa

hẹn sức hấp dẫn. Đây là cộng đồng di dân châu Á khá đông ở Hoa Kỳ. Tìm hiểu
về cộng đồng nhà văn nữ di dân Việt Nam sẽ giúp chúng tôi soi sáng một số vấn


4

đề liên quan đến “văn học di dân”, “văn học nữ”, “văn học thế giới”… Chúng tơi
nghĩ rằng cơng trình này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về tư liệu giảng dạy,
nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng, cũng như văn học nói chung. Ngồi ra,
đối với xã hội, chúng ta cũng cần những nghiên cứu để gắn kết văn học hải ngoại
vào văn học trong nước, xem đó như là một bộ phận của văn học quốc gia trong
bối cảnh giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới đang ngày càng mở rộng.
Việc tìm hiểu về văn học hải ngoại gần đây đã được tiến hành nhưng chưa có
những nghiên cứu một cách hệ thống. Một số nhà nghiên cứu như Nguyễn
Thanh Sơn, Lý Lan, Nguyễn Quang Thiều… được sự tài trợ của những tổ chức
phi chính phủ đã sang Hoa Kỳ để thực hiện những nghiên cứu về văn học hải
ngoại; khi về nước họ có một số bài báo, bài phỏng vấn nhỏ trên các báo, tạp chí
nhưng vẫn chưa có những cơng trình giới thiệu đầy đủ chân dung văn học hải
ngoại. Rải rác có một số cơng trình như bài viết của Phạm Quốc Ca, các khóa
luận, nghiên cứu khoa học của sinh viên làm về Linda Le, Thuận…Nhưng
nghiên cứu về văn học hải ngoại tại Hoa Kỳ thì chưa có cơng trình hệ thống nào.
Các học giả trong nước cũng đòi hỏi những nghiên cứu cụ thể về văn học hải
ngoại, ví dụ như Nguyễn Huệ Chi xem văn học Việt Nam trước 1975 và văn học
Việt Nam ở hải ngoại là một phần không thể tách rời khỏi văn học dân tộc và cần
phải được đối xử một cách nghiêm túc, được đưa vào những tuyển tập văn học
trong tương lai 1
Tìm hiểu về văn học hải ngoại nói chung, về các nhà văn nữ tại Hoa Kỳ nói
riêng là một động thái cho thấy chính sách đồn kết dân tộc, thiện chí hồ giải,
hồ hợp của nhà nước ta. Thơng qua đó, giới thiệu một phần nhỏ những hoạt
động của các nhà văn tại nước ngoài. Mở ra cái nhìn mới và tồn diện về văn học

1

chuyển dẫn từ bài “Đường về diệu vợi” của Nguyễn Bá Chung:

/>

5

hải ngoại, thúc đẩy việc tìm hiểu về cộng đồng di dân ngày càng sâu sắc hơn.
Khi thực hiện công trình này, chúng tơi biết mình đang đi trên một con đường
hẹp, chênh vênh, ít người đi và khó đi. Do đó, chúng tơi xác định:
Một là, vì chúng ta chưa có một cơng trình nào thực sự hệ thống về văn học
hải ngoại và văn học nữ ở hải ngoại, cơng trình của chúng tơi cần giới thiệu vừa
khái qt vừa cụ thể. Do đó chúng tơi chia cơng trình ra làm bốn nội dung lớn
như sau:
Nội dung 1: Điểm qua những khái niệm về di dân- văn học di dân và văn học di
dân châu Á tại Hoa Kỳ
Nội dung 2: Phác thảo văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ (phần này nội dung
sẽ phong phú nhất, vì thế, ở nội dung 3, chúng tơi sẽ khơng nhắc lại một số ý):
bao gồm:
- Tình hình báo chí-văn học (xuất bản, phê bình, giới thiệu…)
- Những giai đoạn của văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Những đặc điểm của văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Cách thức phân định các thế hệ nhà văn di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Những đóng góp của văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ
Nội dung 3: Diện mạo văn học nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Nguồn gốc, tuổi đời, nghề nghiệp, các thế hệ viết văn…
- Một số đặc điểm chính của văn học nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ: gia đình,
nguồn cội, Tổ quốc, mẹ và con gái…
Nội dung 4: Giới thiệu một số gương mặt tiêu biểu của văn học nữ Việt Nam tại

Hoa Kỳ
Chúng tôi cũng cung cấp một số phụ lục, đó là danh sách các nhà văn di dân
nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ và các nước khác (có thể chưa đầy đủ), một số bài


6

phỏng vấn các nhà văn nữ chúng tôi thực hiện trong quá trình làm đề tài ở Hoa
Kỳ.
Hai là, vì biết chưa có một cơng trình hệ thống nào, nên phương thức chủ
yếu mà chúng tôi sử dụng là mô tả, giới thiệu, cung cấp thơng tin. Chúng tơi ít có
những phân tích sâu và áp dụng một phương pháp phê bình cụ thể mà thực ra
nếu áp dụng cho đề tài này sẽ rất hay, ví dụ phương pháp phê bình tiểu sử, phê
bình nữ quyền, phê bình hậu thuộc địa… Chúng tôi hy vọng các phương pháp
này sẽ được áp dụng trong những cơng trình sâu hơn, chun biệt về các tác
phẩm hoặc tác giả của chúng tôi trong tương lai hoặc của các nhà nghiên cứu đi
sau.
Ba là, chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu bao gồm: gần một nửa là các
sách/bài tiếng Anh viết về văn học Mỹ gốc Á để viết phần văn học di dân châu Á
tại Hoa Kỳ (nội dung 1) và văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ (nội dung 2),
chúng tơi có tham khảo một số đặc điểm của văn học Mỹ gốc Á mà chúng tơi
nghĩ có thể áp dụng cho văn học di dân Việt Nam: ví dụ: mẹ và con gái, thế hệ
“bánh mì thịt”… là những thuật ngữ chúng tôi lấy từ các sách này. Trong một số
sách tiếng Anh cũng có giới thiệu vài gương mặt nhà văn nữ Việt Nam tại Mỹ,
chúng tôi cũng có dịch ra để viết ở nội dung 4. Ngồi ra, mảng sách tiếng Anh
cịn có những tác phẩm của các tác giả Việt Nam viết bằng tiếng Anh (bao gồm
sáng tác và phê bình, tiểu luận…). Về mảng sách tiếng Việt: chúng tôi sử dụng
các tác phẩm của các nhà văn Việt Nam sống tại Mỹ, có một số chưa được phép
phổ biến tại Việt Nam nhưng do đặc thù của đề tài, chúng tôi vẫn phải sử dụng.
Một số tài liệu trên mạng chúng tôi lấy được trong thời gian nghiên cứu tại Hoa

Kỳ nhưng về Việt Nam thì trang mạng đó khơng vào được nữa, hoặc trang mạng
đó cũng khơng được phép phổ biến tại Việt Nam, hoặc các tờ tạp chí/báo cũng
trong tình trạng như vậy.


7

Bốn là, thực sự cần phải rào trước đón sau và cẩn trọng như vậy, vì chúng
tơi nghĩ rằng cơng trình của mình vẫn cịn nhiều sơ suất. Trong hồn cảnh chỉ có
sáu tháng để tìm hiểu, tiếp xúc với các nhà văn ở Mỹ và thời gian hai năm đọc,
nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi không thể thực hiện một cách hoàn hảo và
chỉn chu đề tài này. Nhưng với tâm huyết của một nhà nghiên cứu, đi kèm với ý
thức dân tộc, chúng tôi nghĩ rằng nếu mình khơng làm, thì biết bao giờ mới có
người làm? Vì vậy mà cũng xin thể tất những nhược điểm chắc chắn có trong
cơng trình này.


8

PHẦN MỘT
DI DÂN VÀ VĂN HỌC DI DÂN CHÂU Á TẠI HOA KỲ

1.1. Di dân và cộng đồng di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ
Di cư hay di dân được coi là đặc trưng của loài người. Từ nguồn gốc lúc đầu
là ở Châu Phi, các nhóm người đã tỏa đi những vùng đất khác của hành tinh này.
Sự di cư thường kéo theo sự phổ biến các tư tưởng văn hoá, tập quán kỹ thuật,
lối sống, cách thức sinh hoạt… từ vùng này sang vùng khác. Sự truyền bá canh
tác nơng nghiệp từ nhóm người mới đến tới nhóm người bản địa cho phép tăng
nhanh sản lượng lương thực. Nguyên nhân di cư của các nhóm lớn dân số trước
đây thường là do thừa dân số, sức ép dân số quá lớn, thiếu tài nguyên cơ bản. Ví

dụ: sự di cư từ châu Âu sang châu Mỹ, Úc, New Zeland…
Bản chất con người ln muốn gắn bó với mảnh đất thân thuộc, với những gì
gần gũi bởi vậy việc rời bỏ tổ quốc để đến sinh sống ở một đất nước khác, một
nền văn hóa khác đa phần đều không phải là ý muốn tự thân của người di dân.
Ngồi lí do tìm kiếm một vùng đất mới tốt hơn để lập nghiệp thì lí do chủ yếu
thường thuộc về chính trị: chiến tranh, biến loạn, các cuộc thanh trừng khiến cho
sự sinh tồn của họ bị đe dọa và họ buộc phải di cư.
Lịch sử Hoa Kỳ - vùng đất mới- nói cách khác là lịch sử di dân. Từ thế kỷ
XVI, người Tây Ban Nha, Pháp, Anh đã đặt chân đến lục địa Hoa Kỳ, và tiếp
theo sau đó là các dân tộc khác từ châu Âu, châu Phi, châu Á… Hoa Kỳ là “nơi
mọi thứ hòa trộn” (“melting pot”- “lẩu thập cẩm”) với khẩu hiệu “tất cả chúng ta
đều là di dân”. Từ khoảng 1960, châu Âu khơng cịn là nguồn chủ yếu cung cấp
dân sang Mỹ nữa mà thay vào đó là châu Á và châu Mỹ Latin.


9

Cộng đồng di dân đông nhất tại Hoa Kỳ là Mexico. Cịn trong số các cộng
đồng châu Á, đơng nhất là Trung Quốc.
Trong bài viết Theorizing Asian America: On Asian American and
Postcolonial Asian Diasporic Women Intellectuals của Yang, Lingyan1, tác giả
đưa ra một định nghĩa về cộng đồng di dân Mỹ gốc Á như sau: “nhấn mạnh tình
trạng Mỹ gốc Á như một cộng đồng sắc tộc thiểu số trong biên giới Hợp chủng
quốc, và dưới “bối cảnh di dân” có nghĩa là “nhấn mạnh Mỹ gốc Á như một
thành tố trong tồn bộ các dân tộc có nguồn gốc châu Á”.
Định nghĩa này của Yang hiểu rằng cụm từ “Asian American” có nghĩa là Hoa
Kỳ gốc Á (chúng tơi có nhấn mạnh chữ Hợp chủng quốc). Chúng tơi sẽ bám theo
định nghĩa này của Yang khi viết về cộng đồng Hoa Kỳ gốc Á (Asian
American), vì có một số định nghĩa khác rộng hơn (xem Asian American là bao
gồm toàn bộ Bắc Mỹ, cả Hoa Kỳ và Canada) mà chúng tơi sẽ nhắc đến ở các

phần sau khi có dịp.
Cộng đồng gốc Á tại Hoa Kỳ như vậy có thể thấy bao gồm nhiều sắc dân:
Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam, Campuchia,
Indonesia…Đặc điểm của cộng đồng gốc Á là chỉ số hòa nhập với xã hội Mỹ
khá thấp. Trong cơng trình nghiên cứu mang tựa đề “Separate but Equal: Asian
Nationalities in the U.S” (Biệt lập nhưng ngang hàng: Các sắc dân châu Á tại
Hoa Kỳ), hai tác giả John R.Logan và Weiwei Zhang thuộc khoa Xã hội học, Đại
học Brown University, đã khảo sát 6 cộng đồng gốc châu Á có hơn một triệu dân
tại Mỹ: Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.
Dựa trên các dữ liệu thống kê từ các cuộc điều tra dân số của chính quyền Mỹ
tại ba thời điểm 1990, 2000 và 2010, bài nghiên cứu đã xem xét và so sánh sự
phát triển cũng như các đặc điểm về mặt xã hội và kinh tế của từng nhóm người
1

Journal of Asian American Studies, Volume 5, Number 2, June 2002, pp. 139-178.


10

châu Á nói trên. Nghiên cứu tìm thấy mức độ khác nhau của tách biệt giữa các
nhóm người Mỹ gốc Á. Người gốc Việt, Ấn Độ và Trung Quốc tách ra khỏi khu
vực người da trắng tương tự như người gốc Châu Mỹ Latin. Đặc biệt là tại
những khu vực tập trung nhiều người gốc Á sinh sống, ví dụ như China Town ở
San Francisco, Little Saigon ở Orange County... Người Mỹ gốc Nhật ít có tính
tách biệt nhất1.
Ngồi ra, toàn bộ sáu cộng đồng gốc châu Á này đều có mức sống ngang
bằng, thậm chí cịn cao hơn người Mỹ da trắng.
Cho đến nay chưa có sự thống kê chính xác về số lượng người Việt Nam
hiện đang sống ở nước ngoài. Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt
Nam, có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống trong gần 90 nước trên

thế giới.
Riêng về người Việt, bản nghiên cứu cho thấy là vào năm 2010, số dân Việt
Nam tại Mỹ lên đến 1.737.433 người, tăng gần gấp ba so với số 614.547 người
của năm 1990. Đông dân nhất vẫn là cộng đồng người Hoa - hơn 4 triệu người theo sau là người Philippines (hơn 3,4 triệu) và người Ấn (3,1 triệu). Đông gần
bằng người Việt là dân Hàn Quốc (1,7 triệu), và người Nhật (1,3 triệu).
Các nhóm châu Á nói chung đều có những chỉ số tương đương – thậm chí tốt
hơn - so với cộng đồng người Mỹ da trắng, ví dụ chỉ số nghề nghiệp, chỉ số độ
tuổi kết hôn…và như vậy là cao hơn người Mỹ da đen (Negro) hay người Mỹ
gốc châu Mỹ Latin (Hispanics).
Cộng đồng Việt Nam di dân tại Mỹ như vậy dao động trong khoảng hơn 1,5
triệu người2 đến 1,7 triệu người, chiếm hơn một nửa số lượng người Việt Nam di
1

/>
goc-chau-my-la-tinh/ 25 tháng 6 năm 2013, 22:50
2

/>

11

dân trên toàn thế giới, là cộng đồng di dân lớn thứ 7 ở Mỹ và thứ 3 hoặc thứ 4
trong cộng đồng di dân châu Á ở Mỹ (sau Trung Quốc, Ấn và Philippines), có
vận tốc hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ khá nhanh và rất thành công. Người Mỹ gốc
Việt là một trong những nhóm người nhập cư mới nhất tại Hoa Kỳ, nhất là trong
cộng đồng gốc Á. Các cộng đồng khác đã có thế hệ di dân thứ 3,4s thậm chí thứ
5, cịn cộng đồng Mỹ gốc Việt chỉ mới bắt đầu có thế hệ thứ 3. Cho nên đây là
nhóm có tỷ lệ lai chủng tộc thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á. Theo
điều tra năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói
tiếng Việt ở nhà, tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông tại Hoa

Kỳ. Quá nửa số người Việt tập trung ở các tiểu bang California (647.589 người,
39,8%: Orange County- Quận Cam, San Jose), Texas (227.968 người, 12%:
Houston, Dallas), bang Washington (75.843 người), Florida (65.772 người),
Virginia (59.984)1.
Lịch sử di dân của người Việt đến các nơi trên thế giới có nhiều thành phần,
nhiều giai đoạn. Có thể thấy rõ những giai đoạn sau đây có số người Việt di dân
rất đông:
- Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2, chủ yếu người Việt di dân sang Pháp,
châu Âu, đa số là thành phần đi lính cho Pháp, thân nhân với lính Pháp.
- Giai đoạn đi học ở châu Âu, Mỹ, Nhật… trước 1975, chủ yếu là thành phần trí
thức.

1

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, các thành phố đông dân

nhất, độ tuổi, nghề nghiệp... trong bài viết: “Dân số Việt Nam tại Hoa Kỳ”
Chúng tôi không đưa thông tin vào cơng trình vì nghĩ rằng khơng
cần thiết.


12

-

Giai đoạn “tường nhân” ở Nga, Đức và các nước Đông Âu… sau khi Liên Xô
sụp đổ (1991), một số người Việt vẫn ở lại không về nước, chủ yếu là thành phần
công nhân lao động hợp tác, sinh viên đi học…

- Hiện nay: các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, một số nước trong khu vực như Thái

Lan, Indonesia, Malaisia… cũng có một số lượng người Việt sinh sống, học tập,
làm việc theo nhiều con đường: đi học, hợp tác lao động (nhân sự phổ thông),
nhân sự cao cấp và trung cấp…
- Giai đoạn 1975: một số lượng lớn người Việt sang Hoa Kỳ (nhiều nhất) và 1 số
nước khác.
- Cả 4 thành phần đầu đều liên hệ mật thiết với trong nước, khác với thành phần
người Việt sang Mỹ sau 1975 đa số bằng con đường vượt biên hay chính thức
(HO)1 thì gần như tách rời với chính trị trong nước. Có thể gọi là tính chất di dân
(Việt kiều ở châu Âu) và tính chất lưu vong (Việt kiều ở Mỹ). Ví dụ: đọc Phạm
Thị Hồi (Việt kiều ở châu Âu) sẽ thấy mạng talawas đề cập đến tình hình trong
nước rất nhiều, mối quan tâm của họ khơng phải là cộng đồng tị nạn mà là tình
hình quốc nội, họ khơng nói nhiều về Võ Phiến, Phạm Duy, mà là về Nguyễn
Huy Thiệp, hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, những bài phê bình của Trần Mạnh
Hảo…
Người Việt di cư đến Hoa Kỳ đột biến với số lượng lớn từ sau biến cố
30/4/1975. Trước năm 1975, số người Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ khoảng 15.000
người hầu hết là vợ con các quân dân người Mỹ đã từng phục vụ ở miền Nam
Việt Nam, hoặc du học sinh, nhân viên ngoại giao đồn Việt Nam Cộng Hịa.
Nhưng sau 1975, con số này tăng lên đến hơn 200.000 người. Tiếp theo đó là
giai đoạn “thuyền nhân” những năm 1980 được cộng đồng quốc tế can thiệp và
1

Chúng tôi không kể số ít người Việt sang Mỹ bằng con đường đi học, kết hơn, làm việc... vì

nhóm này tham gia vào việc viết văn không nhiều.


13

gửi sang các nước, nhiều nhất là Hoa Kỳ và châu Âu làm tăng con số lên hơn

600.000 người. Đến những năm 1990, là những người Việt định cư tại Hoa Kỳ
theo dạng đoàn tụ, HO (người Việt tại Hoa Kỳ gọi vui thế hệ này là tầng lớp “phi
nhân”).
Isabelle Thuy Pelaud cho rằng, giai đoạn sau 1975, số lượng người Việt Nam
đột biến tăng tại Hoa Kỳ là giai đoạn Hoa Kỳ có số người nhập cư đơng nhất từ
xưa đến nay, chỉ sau số lượng người Do Thái đến Hoa Kỳ sau chiến tranh thế
giới II mà thôi1.
1.2. Văn học di dân châu Á tại Hoa Kỳ
1.2.1. Sơ lược một số khái niệm và các giai đoạn của văn học di dân châu
Á tại Hoa Kỳ
Danh từ Văn chương/Văn học Di Dân (Emigrant Literature/ Literature of
Immigrant) thường được dùng để chỉ một mảng văn chương xuất hiện ở Âu-Mỹ
từ trên 100 năm nay.
Đi cùng với khái niệm văn học di dân còn là một số khái niệm gần có nội
hàm tương đương hoặc hẹp hơn sau: Văn học/ văn chương hải ngoại (Oversea
Literature), văn học/ văn chương ngoài nước, Văn học/ văn chương lưu vong/lưu
đày, văn học/ văn chương thiểu số, văn học/văn chương dịng chính…2
Trong Từ điển văn học3 khơng có mục từ nào định nghĩa hoặc giới thiệu các
khái niệm trên.
Các khái niệm này đều do các nhà nghiên cứu đặt ra theo quan điểm cá nhân,
có tính chất tương đối. Việc gọi tên chủ yếu xuất phát từ các đặc điểm của lực
lượng sáng tác như: quan điểm chính trị, tâm thế, ngơn ngữ sáng tác... Tuy vậy,
1

This is All I Choose to Tell, Isabelle Thuy Pelaud, Temple University Press, 2011, tr.8

2

Ở đây xin thống nhất dùng khái niệm “văn học”-NV


3

Từ điển văn học, bộ mới- NXB Thế Giới 2004


14

phổ biến và có khả năng bao quát hơn cả theo chúng tôi vẫn là khái niệm “văn
học di dân” bởi dù là hải ngoại, lưu vong, thiểu số hay dịng chính thì chủ thể
sáng tạo cũng là những người dân di cư, đang sống và sáng tác ở một đất nước
khác với cố quốc của họ.
Khi gọi tên văn học di dân, Bùi Vĩnh Phúc muốn định danh là văn học ngồi
nước. Đưa ra một phân tích đặc sắc, ông cho rằng: Hai chữ Hán Việt “hải ngoại”
không sát nghĩa bằng hai chữ thuần Việt “ngồi nước”. Vì “hải ngoại” chỉ có
nghĩa là “ngồi biển”, trong khi “ngồi nước” có nghĩa là “ngồi nước Việt
Nam”.
Theo ơng, chữ nước ở đây không phải là hải (là thủy) mà là quốc. Vậy muốn
diễn tả đúng ý ngồi nước Việt Nam thì tiếng Hán Việt phải dùng là quốc ngoại
chứ không phải là hải ngoại. Nhưng vẫn theo ông, âm vang của từ ngoài nước
làm ta cảm thấy gần gũi với đất nước và người Việt hơn là khi dùng từ quốc
ngoại1.
Sự phân tích của Bùi Vĩnh Phúc khá chi tiết, cịn Thụy Khuê, cũng trong bài
viết “Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000”, thì cho rằng
“hải ngoại hay ngoài nước đều như nhau trong tiếng Việt: Chữ nước trong danh
từ đất nước, có hàm nghĩa nước là thủy, như nước sông, nước biển, mà chữ quốc
của người Trung Hoa khơng có. Và có lẽ ít ngơn ngữ nào trên thế giới diễn tả
được hình ảnh đất nước với hai yếu tố xương thịt cơ bản tác thành nên nó: đất và
nước như tiếng Việt2. Nếu khơng có đất và nước thì khơng có sự sống, khơng có
1


chuyển dẫn từ bài “ Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000”

/>2

Lan Cao trong Monkey Bridge, cũng đã định nghĩa “ một phần đất và nước từ quận Ba Xuyên

(quê ngoại cô-NV) là từ đồng bằng sông Mekong. Đó là “đất nước”(country) trong tiếng Việt- là
kết hợp của “đất”(earth) và “nước”(water)”- Xem Monkey Bridge, Lan Cao, Penguin Books
1997, tr.5.


15

vật và người. Hai yếu tố cơ bản này, đất-nước gắn bó với xác thịt và linh hồn dân
tộc, đã được Bình Ngun Lộc trải, bầy, đúc, tả trong tồn bộ tác phẩm của ơng.
Ngồi ra nước biển cịn có liên hệ tử sinh với người vượt biển, thành phần chủ
chốt của văn học Việt Nam hải ngoại. Vậy nước trong chữ hải (biển) cũng là
thành tố của đất nước. Và hải ngoại chỉ là một cách nói khác, để chỉ những gì
ngồi đất nước”. Do đó hải ngoại và ngoài nước là những từ tương đương.
Tuy nhiên thuật ngữ văn học hải ngoại mang tính chất địa lý nên không rõ
nét bằng thuật ngữ văn học di dân (mang tính địa-chính trị). Nhưng cũng bởi sự
phức tạp về lực lượng sáng tác nên văn học di dân luôn là một khái niệm mang
nội hàm rộng và không ổn định. Ở mức phổ biến, bao quát nhất, nó dùng để chỉ
dòng văn học của cộng đồng cư dân của một nước tồn tại, phát triển ở các nước
khác (trong mối quan hệ với nền văn học trong nước vốn bị cách biệt bởi khoảng
cách, giới hạn địa lí (thường là biển cả). Khái niệm này lại ngày càng mở rộng
biên độ khi mà trong bối cảnh tồn cầu hóa việc dịch chuyển của con người
nhiều hơn và dễ dàng hơn. Trong bối cảnh ấy, danh từ “nhà văn di dân” có thể
được dùng cho cả những nhà văn khơng định cư ở nước ngoài mà chỉ “tạm cư”
một thời gian, thời điểm nhưng sáng tác của họ mang tâm thế tha hương và viết

về những vấn đề mà người di dân gặp phải trong quá trình định cư, sinh sống.
Quan điểm này cũng được nhà nghiên cứu Hàn Quốc Seiwoong Oh (trong cuốn
Encyclopedia of Asian-American Literature) đồng tình khi ơng liệt kê cả những
nhà văn gốc Á sống tại Mỹ, không loại trừ những nhà văn đến Mỹ làm việc, du
lịch.
Khái niệm văn học lưu vong/lưu đày (Exiled Literature) là chỉ tính chất lưu
vong của nền văn học, khơng nhất thiết phải thuộc về văn học di dân, ngay cả
sáng tác của những nhà văn trong nước cũng có thể có tính chất này.
Theo Linda Le: “Lưu vong ở đây có hai nghĩa, hai dạng: những người lưu


16

vong xa xứ, bị dứt khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn và những kẻ lưu vong trên
chính đất nước họ, xa lạ với xã hội xung quanh họ.
Trong tiểu thuyết thứ nhất của tôi đã được dịch ra tiếng Việt - Vu khống, có
hai nhân vật chính đều là những kẻ “lưu vong kép”: cả hai đều đến từ những
nước “Chà Chệt” Á Đông, một người lưu vong sống trong bệnh viện của những
người điên, một người viết văn trẻ sống trong tâm trạng lưu vong vì viết bằng
tiếng Pháp mà lại không phải là người Pháp - một nhà văn nữ trẻ giống như tôi đã quên tiếng mẹ đẻ.” 1
Theo Thụy Khuê: “Lưu vong vừa là một tình trạng (người bị xa nước), vừa
là một tâm trạng (nhớ nước). Có người khơng xa nước nhưng vẫn nhớ nước như
Bà Huyện Thanh Quan. Từ tâm trạng nhớ nước xảy ra hành động hướng về đất
nước dưới nhiều hình thức, trong đó có sinh hoạt văn chương: viết bằng tiếng
Việt. Như vậy, lưu vong là động cơ thúc đẩy con người hướng về nước, nhưng
trong văn học tính chất lưu vong chỉ là một ý thức, đặc điểm của mỗi tác giả:
- Lưu vong, theo nghĩa đối kháng chính quyền xuất hiện trong những hồi
ký chính trị, cải tạo.
- Lưu vong, theo nghĩa nhớ nước: Sâu sắc trong thơ Phạm Tăng, trong văn
Võ Đình, khơi động ở thời kỳ đầu, qua những tác phẩm như Đất Khách của

Thanh Nam, Thơ Cao Tần, v.v... Càng về sau càng dịu đi, nhường chỗ cho tính
chất hội nhập và hịa hợp.
Truyền thống văn học lưu vong, khởi sinh từ những năm đầu thế kỷ, khi
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, từ hải ngoại gửi những tâm văn, huyết thư về
nước. Tiếp nối truyền thống ái quốc lưu vong là dòng nghệ thuật thuần túy

1

“Tôi cố ý viết hoa hai từ Đất Nước”, Linda Le, Báo Tuổi Trẻ 15/10/2010 />
hoa-Giai-tri/Van-hoc/405710/toi-co-y-viet-hoa-2-tu-dat-nuoc.html


17

những năm 30, khi các họa sĩ đầu tiên của Việt Nam như Mai Thứ, Vũ Cao
Đàm, Lê Phổ, Lê Thị Lựu... xuất dương và định cư tại Pháp.
Sau họ là lớp thứ nhì, với những tên tuổi như Lê Bá Đảng, Võ Đình, Phạm
Tăng, v.v... cùng thời với những nhà biên khảo như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Trọng
Hiệp, Trương Đình Hịe v.v...” 1
Tất cả những lớp nhà văn đi trước này là tiền thân của văn học nghệ thuật
Việt Nam hải ngoại hơm nay. Vì vậy, khi gói gọn văn học Việt Nam hải ngoại
trong phạm vi những tác phẩm của người Việt di tản và gọi chung là văn học lưu
vong, có nghĩa là chúng ta đã đơn giản hóa các tính chất của văn học di dân.
Trong đội ngũ những nhà văn di dân, có người viết bằng tiếng mẹ đẻ, và
dòng văn học này được gọi là Văn học thiểu số (Minority/ Ethnic Literature);
hoặc viết bằng tiếng nước sở tại, được gọi là Văn học dòng chính (Mainstream
Literature), ví dụ đang ở Mỹ thì viết bằng tiếng Anh, đang ở Pháp thì viết bằng
tiếng Pháp (trường hợp của Linda Lê ở Pháp; Nam Le ở Úc; Monique Trương,
Cáp Kim, Amy Tan ở Mỹ…). Có một số quan điểm tranh luận ở vấn đề ngơn
ngữ, ví dụ như Nguyễn Mộng Giác cho rằng nói đến văn học di dân thì chỉ giới

hạn các nhà văn viết bằng tiếng mẹ đẻ 2. Văn học di dân không thể bao gồm các
nhà văn viết bằng tiếng sở tại. Những nhà văn này, ơng xếp họ vào văn học dịng
chính. Quan điểm này cũng được nhà văn, dịch giả Trịnh Y Thư tán thành. Trịnh
Y Thư cho rằng văn học di dân phải đáp ứng hai yêu cầu: 1, Phải viết bằng tiếng
mẹ đẻ (yêu cầu này quan trọng nhất) và 2, Nói được những vấn đề của di dân và

1

“ Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000”

/>2

Project Diaspora, Nguyễn Mộng Giác, chương trình của William Joiner Center tài trợ năm

2001-2002: Sơ thảo về các giai đoạn thành hình và phát triển của giịng văn xi ở hải ngoại từ
1975 đến nay (tài liệu lưu hành nội bộ).


18

văn học di dân1. Như vậy, các nhà văn di dân viết văn dịng chính sẽ khơng đáp
ứng tiêu chí thứ nhất và đương nhiên họ được gọi là nhà văn Mỹ chứ không phải
là nhà văn Mỹ gốc Việt. Nhà văn Thụy Khuê cũng đồng ý quan niệm này:
“Nguồn gốc và ngôn ngữ là hai yếu tố xác định "quốc tịch" nghệ thuật, dù biết
rằng nghệ thuật khơng có và không cần quốc tịch. Riêng đối với văn chương, thì
ngơn ngữ là yếu tố xác định. Những phần tử như địa lý, chính trị,... chỉ là những
tiết tố có thể có ảnh hưởng đến bản chất nghệ thuật và tư tưởng của tác giả.”2
Chúng tôi quan niệm văn học di dân mang tính chất cởi mở, nghĩa là nó dung
nạp cả những nhà văn thuộc văn học thiểu số viết bằng tiếng mẹ đẻ, và cả những
nhà văn thuộc văn học dịng chính. Một số tác phẩm của các nhà văn dịng chính

có thể được xếp vào cả văn học nước sở tại lẫn văn học dân tộc, quan trọng
khơng phải ở ngơn ngữ mà là những gì họ phản ánh trong tác phẩm của mình có
nói lên được những vấn đề về nguồn cội (identity), về quê hương, về va đập văn
hóa hai dân tộc hay khơng mà thôi.
Văn học di dân, như vậy, theo quan điểm của người viết bao gồm sáng tác
được viết bằng hai loại ngơn ngữ chính: ngơn ngữ thiểu số (tức ngơn ngữ của
cộng đồng dân tộc) và ngôn ngữ nước sở tại (cụ thể ở đây là tiếng Anh). Nếu
chọn viết bằng ngơn ngữ thiểu số thì sẽ dễ dàng hơn vì đó là ngơn ngữ máu thịt,
vì có một lượng độc giả cố định của cộng đồng mình, nhưng đồng thời cũng đối
mặt với những khó khăn là lượng độc giả biết tiếng mẹ đẻ ngày càng ít đi. Khó
khăn của dịng văn học này cịn là “miếu lớn khơng nhận, chùa nhỏ không thu”,
nghĩa là văn học nước sở tại cũng khơng thu nhận, mà văn học dịng chính ở
1

Phỏng vấn riêng, nhà văn Trịnh Y Thư, 5/2012

2

“ Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000”

/>

19

trong nước cũng khơng đồng tình (ví dụ như Cao Hành Kiện ở Trung Quốc hay
Nhã Ca ở Việt Nam…), họ ở trong thế chênh vênh và nghịch lí như vậy.
Gia nhập vào hàng ngũ những nhà văn di dân viết bằng tiếng Anh cũng lại là
một chọn lựa không dễ dàng. Khi chọn lựa viết bằng tiếng nước di dân, những
nhà văn này lại đối mặt với một khó khăn khác là phải cạnh tranh với những nhà
văn Hoa Kỳ viết thuần thục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, và còn phải cạnh tranh

với cả những nhà văn thuộc cộng đồng thiểu số khác cũng viết bằng tiếng Anh
như Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… sống ở Mỹ.
Như vậy, theo quan niệm của chúng tôi, cách gọi văn học di dân chính xác
hơn cách gọi văn học hải ngoại (hay ngoài nước), nội hàm rộng hơn (hoặc có
khác) cách gọi văn học lưu vong (hay lưu đày), và nó bao hàm cả một số nhà
văn di dân viết ở văn học dịng chính lẫn văn học thiểu số. Tuy vậy, theo thói
quen, cách gọi văn học hải ngoại vẫn được chấp nhận.
Từ những năm 1970, sách của các nhà văn gốc Á đã được xuất bản tại Mỹ,
sớm nhất là vùng phía Bắc bang Califonia, nơi có nhiều cộng đồng gốc Á sinh
sống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Philipine…Các
nhà văn gốc Á đã phải chật vật tìm bản sắc riêng cho mình vì cứ nghĩ đến gốc Á
là người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc. Những nghiên cứu mới đầu về văn học di
dân Mỹ gốc Á thường tập trung vào những nhận định mang tính xã hội học, nhân
học và thường chỉ tập trung vào Trung Quốc. Nhưng, dần dần, người ta thấy
rằng chú ý phân tích theo hướng văn hóa, lịch sử xã hội mới là những nghiên cứu
có ý nghĩa.
Từ năm 1965, khi luật di dân được chính phủ Mỹ cơng nhận, thì văn học di
dân mang một sắc thái khác. Cùng với sự khơi gợi của cao trào nữ quyền thứ hai
và chủ nghĩa nữ quyền của thập niên 60, những nhà văn di dân gốc Á như
Maxine Hong Kingston, Amy Tan (Trung Quốc), Philip Kan Gontada, Cynthya


20

Kadohata (Nhật Bản), Chang-rae Lee, Younghill Kang (Hàn Quốc), Carlos
Bulosan, Jose Garcia Villa (Philippin), Bharati Mukherjee, Ved Mheta (Ấn Độ),
Le Ly Hayslip, Lan Cao (Việt Nam)… 1 đã viết về họ, những di dân góp phần
làm nên lịch sử Mỹ như một thành viên chứ không phải chỉ là một sự lệ thuộc
như trước kia. Lịch sử nước Mỹ, thành công của nước Mỹ đã phải ghi nhận công
sức của họ: từ những người Hoa làm đường xe lửa ở San Francisco, đến những

người Việt làm nên bộ mặt thành phố San Jose… từ đóng góp của những y tá
gốc Phi, những công ty phần mềm gốc Ấn, đến những tiệm nail (tiệm làm móng
tay) gốc Việt…
Dịng văn chương da-màu-mới, trong bối cảnh di dân đương đại ít than vãn
hơn, ít dùng những hồi ức không tưởng về truyền thống lịch sử của họ để đòi chỗ
đứng xứng đáng gần trung tâm hơn trong cộng đồng dân tộc Mỹ. Những mô tả
về những người ở quê hương không nằm trong quá khứ mà thường là những tiến
trình đang xảy ra, vì những quan hệ xuyên quốc gia vẫn tiếp diễn, nếu khơng
muốn nói chúng đã biến thành kinh nghiệm phổ quát của đa số con người trên
mặt đất ở thế kỷ chúng ta. Bởi lẽ, những quan hệ xuyên quốc gia ngày nay đã trở
nên phổ biến, chuyện du lịch, làm việc, định cư tại một nước khác khơng cịn là
chuyện xa lạ hay thiểu số để trở thành một đề tài đắm đuối. Sáng tác xuyên quốc
gia của những nhà văn Việt Nam như Lí Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Việt
Linh, Đỗ Hồng Diệu, Phan Việt, Dương Thuỵ, Ngơ Thị Giáng Uyên… (Việt
1

Danh mục những nhà văn di dân gốc Á được thống kê trong nhiều tuyển tập của Hoa Kỳ, xin kể

một số cuốn sách tiêu biểu: Asian American Literature, cuốn sách công phu và khá đầy đủ do
Lawrence J. Trudeau chủ biên, cuốn này được trích dẫn trong nhiều luận án, và được xem như
một tài liệu tin cậy. Những nhà văn gốc Á chúng tôi dịch và trích dẫn, phần lớn lấy trong cơng
trình này. Ngồi ra, có thể kể thêm cơng trình của Harold Bloom, một chuyên gia uy tín về văn
học: Asian American Women Writers, cuốn sách tập trung giới thiệu các nhà văn nữ gốc Á với
nhiều bình luận của các nhà nghiên cứu.


21

Nam), Lư Tân Hoa, Trương Duyệt Nhiên, Quách Tiểu Lộ, Hồng Ảnh, Kha Lăng
Yến… (Trung Quốc), H.Murakami… (Nhật)… là những ví dụ cho thấy khái

niệm “văn học di dân” ngày nay mang tính chất tồn cầu (chữ dùng của Nguyễn
Hưng Quốc là giải lãnh thổ hóa) và được hiểu với một biên độ rất rộng.
Trong cuốn sách Asian American Literature (Văn học Mỹ gốc Á) của Bella
Adams1, tác giả đã lược sử các giai đoạn của văn học di dân châu Á, chúng tôi
nhận thấy cách phân kỳ các giai đoạn của văn học di dân châu Á tại Hoa Kỳ
trong cơng trình này khá thú vị và rõ ràng theo sự thay đổi lịch sử. Xin tóm tắt
dưới đây:
- Những năm 1880 đến những năm 1920: đây là giai đoạn người châu Á bắt đầu di
dân đến Hoa Kỳ, số lượng cịn ít ỏi, các cộng đồng châu Á bị miệt thị, coi
thường dưới quan điểm “thượng đẳng” của người Mỹ. Bella Adams dùng từ
“American way of Looking” (cách nhìn của người Mỹ). Quan điểm này cũng
được Elaine H.Kim nhắc đến trong cuốn Asian American Literature, an
Introduction to the Writings and Their Social Context2, bằng chứng là những nhà
văn Mỹ như Jack London trong Chinago, Mark Twain trong John Chinaman in
New York thường miêu tả người Trung Quốc – đại diện cho người Mỹ gốc Ámột cách ngớ ngẩn, ngô nghê và đáng thương.
- Những năm 1930-1950: sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ bắt đầu có những
chính sách thay đổi với người nhập cư. Giai đoạn này, người nhập cư châu Á bắt
đầu trỗi dậy, hòa nhập với văn hóa Mỹ. Họ đấu tranh với tệ phân biệt chủng tộc
để có thể bình đẳng hơn. Văn học châu Á tại Mỹ giai đoạn này khởi sắc và nhận

1

Asian American Literature, Bella Adams, Edinburgh University Press Ltd, 2008.

2

Asian American Literature, an Introduction to the Writings and Their Social Context, Elaine

H.Kim, Temple University Press, 1982, tr.11-15.



22

được sự quan tâm của độc giả, cịn là vì có sự kết hợp giữa văn hóa Mỹ và văn
hóa dân tộc các nước châu Á.
- Thập niên 1960-1970: văn học di dân châu Á tập trung phơi bày những góc
khuất của các cộng đồng châu Á tại Mỹ: những khu phố Tàu, phố Nhật, Hàn
Quốc…đồng thời, họ quay về khám phá bản sắc của dân tộc họ, để không bị hịa
tan trên đất Mỹ. Elaine Kim gọi tính chất này là “cố định, khép kín, chặt chẽ…”1
-

Thập niên 1980: cùng với đạo luật Di Dân (1965), việc kết thúc chiến tranh ở
Việt Nam cũng thúc đẩy số lượng di dân châu Á sang Mỹ nhiều hơn. Giai đoạn
này, chúng ta chứng kiến tác phẩm của các nhà văn gốc Á lớn lên ở Mỹ, sáng tác
như họ là một “công dân quốc tế” (“Between World”- giữa thế giới, chữ dùng
của Bella Adams, so sánh với trường hợp của Linda Le, nhà văn Pháp gốc Việt).
Đặc biệt thành công là các nhà văn nữ như Amy Tan (gốc Trung Quốc), Bharati
Mukherjee (gốc Ấn), Wendy Law Jone (gốc Myanmar)…

- Những năm 1990- nay: văn học gốc Á bắt đầu đánh dấu sự khác biệt của mình
tại thị trường văn học Hoa Kỳ: không đồng nhất, lai ghép và đa dạng. Cùng với
sự bùng nổ của những ngành “công nghiệp thay thế”, văn học đã là một phần của
nó, và phát triển nhanh chóng. Đề tài chủ yếu được khai thác là những “khám
phá táo bạo của giới tính và tình dục”, những tác phẩm đồng tính Mỹ gốc Á
khơng chỉ về nói về tình dục (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển
đổi giới tính người Mỹ gốc Á) mà còn về chủng tộc và quốc gia (hai chủng tộc,
hải ngoại và người Mỹ gốc Á xuyên quốc gia). Ở giai đoạn này, văn học Mỹ gốc
Á còn xuất hiện tác phẩm của những nhà văn di tản, ví dụ như các nhà văn
Campuchia chạy trốn chế độ Pol Pot (Dith Pran với Những đứa trẻ Campuchia ở
Cánh đồng chết: Children of Cambodia’s Killing Fields (1997), Sophal Leng

1

Asian American Literature, an Introduction to the Writings and Their Social Context, Elaine

H.Kim, Sđd, tr.184


23

Stagg với: Nghe tôi nào: Hear Me Now (1996), Chanrithy Him với Khi chiếc
thuyền thủy tinh vỡ: When Broken Glass Floats (2000)…), các nhà văn Việt
Nam ra đi sau 1975 (Le Ly Hayslip: Khi trời và đất đổi chỗ nhau: When Heaven
and Earth Changed Places (1989) và Trẻ em của chiến tranh, Phụ nữ của hịa
bình: Child of War, Woman of Peace (1993)…, Lan Cao với Cầu khỉ: Monkey
Bridge (1997)…)
Giai đoạn từ 1990 đến nay đánh dấu sự khởi sắc của văn học gốc Á tại Hoa
Kỳ, điều này cũng được ghi nhận trong cuốn A Companion to Asian American
Studies do Kent A.Ono chủ biên, phần 2, bài của Lisa Lowe, bà dùng đúng từ
của Bella Adams, không đồng nhất, lai ghép và đa dạng, làm nên sự khác biệt
với văn học Hoa Kỳ để cho thấy sự trưởng thành và lớn mạnh của văn học gốc
Á1. Điều này có thể thấy rất rõ nếu soi chiếu văn học viết bằng tiếng Anh của các
nhà văn di dân thế hệ thứ hai của Việt Nam. Giai đoạn này chúng ta mới có
Monique Truong, Andrew Lam, Aimee Phan… Nhà phê bình nữ gốc Việt,
Isabelle Thuy Pelaud cũng dùng từ “lai ghép” (hybridity) để nói đến những đặc
điểm tổng quát của cộng đồng di dân gốc Việt mà chúng tôi sẽ phân tích kỹ
trong các phần sau của cơng trình khi đi sâu vào văn học nữ di dân Việt Nam2.
1.2.2. Giới thiệu một số cộng đồng văn học di dân gốc Á
Khi nói đến khái niệm các nhà văn Mỹ gốc Á (Asian American Writers),
chúng tôi giới hạn các nhà văn gốc Á sinh sống ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, một số
nhà nghiên cứu cho rằng nhà văn Mỹ gốc Á được tính là khu vực Bắc Mỹ, bao

gồm cả Canada3. Trong số các cộng đồng di dân gốc Á ở Mỹ, chúng ta thường
1

A Companion to Asian American Studies, edited by Kent A.Ono, Blackwell Publishing Ltd,

2005, tr. 254.
2

This Is All I Choose to Tell, Isabelle Thuy Pelaud, Temple University Press 2011, tr.44.

3

Xem Negotiating Identities: an Introduction to Asian American Women's Writing của Helena

Grice, Manchester University Press 2002, phần giới thiệu, tr.2. Bà định nghĩa văn học Mỹ gốc Á


×