Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Việc sử dụng thùng rác công cộng của cư dân thành phố hồ chí minh trong năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị 2009 (nghiên cứu trường hợp trước bệnh viện chợ rẫy đoạn đường nguyễn chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.37 MB, 154 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA
LẦN THỨ 12 NĂM 2010

TÊN CƠNG TRÌNH :

VIỆC SỬ DỤNG THÙNG RÁC CƠNG CỘNG CỦA
CƯ DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM THỰC
HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ 2009
(Nghiên cứu trường hợp trước Bệnh viện Chợ Rẫy đoạn đường
Nguyễn Chí Thanh từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam Đế)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: LĨNH VỰC XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC

Mã số cơng trình : ………………………………………….


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 12 NĂM 2010

TÊN CƠNG TRÌNH :


VIỆC SỬ DỤNG THÙNG RÁC CƠNG CỘNG CỦA
CƯ DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ 2009
(Nghiên cứu trường hợp trước Bệnh viện Chợ Rẫy đoạn đường
Nguyễn Chí Thanh từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam
Đế)

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: LĨNH VỰC XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC

Họ và Tên tác giả, nhóm tác giả
Trưởng nhóm: Trịnh Văn Hay
- Huỳnh Phương Duyên
- Nguyễn Thị Bình
- Nguyễn Thị Nhung
- Lê Thùy Linh

Giới tính
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ

Sinh viên năm thứ
4
4
4
4
4


Người hướng dẫn: Thạc sĩ Xã hội học Trần Thị Bích Liên, Khoa Xã hội học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..............................................................................................................1
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG ........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 12
1.1 Lý thuyết áp dụng .................................................................................................... 12
1.2 Các khái niệm ........................................................................................................... 18
1.3 Khung phân tích ...................................................................................................... 21
1.4 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 21
1.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÙNG RÁC CÔNG CỘNG CỦA CƯ DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY ................................ 25
2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 27
2.3 Thực trạng sử dụng thùng rác công cộng ............................................................... 29
2.4 Nhận thức, thái độ, thói quen của người dân về việc sử dụng thùng rác công cộng
......................................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THÙNG RÁC
CÔNG CỘNG CỦA CƯ DÂN TRƯỚC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY .................................42
3.1 Các lý do trực tiếp từ thùng rác công cộng ............................................................. 42
3.2 Sự tác động của yếu tố kiểm soát xã hội đến việc sử dụng thùng rác công cộng ...46
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................71
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 73




1

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Rác thải và ơ nhiễm mơi trường là vấn đề "nóng" của Thành phố Hồ Chí Minh trong
nhiều năm qua. Năm 2008 – năm Thành phố thực hiện cuộc vận động nếp sống văn minh đô
thị và cuộc vận động này tiếp tục được triển khai sang năm 2009 nhưng còn nhiều trở ngại –
đặc biệt về vấn đề vệ sinh môi trường. Tại một số khu vực trên địa bàn Thành phố (nhất là ở
các trường học, bệnh viện, chợ…) vẫn tồn tại một số vấn đề: rác thải, nước thải, phóng uế,
lấn chiếm lịng lề đường… Trước Bệnh viện Chợ Rẫy là điểm nóng về lấn chiếm lòng lề
đường mà hậu quả kéo theo là rác thải vẫn cịn là vấn đề khó giải quyết. Thùng rác công
cộng đã được lắp đặt trong khuôn khổ của cuộc vận động, nhưng việc sử dụng thùng rác
công cộng dường như vẫn còn là điều rất đáng quan tâm. Các đơn vị chức năng đã vào cuộc
nhiều lần nhưng tình trạng trên chưa được cải thiện đáng kể. Trên thực tế một số những nổ
lực góp phần giữ vệ sinh và lắp đặt thùng rác công cộng và các hoạt động trong khuôn khổ
cuộc vận động nếp sống văn minh đô thị nhưng kết quả sử dụng thùng rác cơng cộng ra sao,
tình trạng vệ sinh tại khu vực này như thế nào? Đề tài là một câu trả lời hữu ích cho hoạt
động giữ gìn vệ sinh tại địa bàn này, một số phát hiện sẽ đem lại nhiều suy nghĩ cho các nhà
hoạt động thực tiễn.
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội với việc sử
dụng thùng rác công cộng của cư dân tại địa bàn nghiên cứu, từ đó nêu lên những suy nghĩ
mang tính khuyến nghị nhằm góp phần cải thiện vấn đề sử dụng thùng rác công cộng hiện
nay tại địa bàn nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này lý thuyết kiểm soát xã hội là lý thuyết được sử dụng xuyên suốt
quá trình tiếp cận và phân tích vấn đề nhằm làm rõ mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội và
việc sử dụng thụng thùng rác công cộng của người dân tại địa bàn nghiên cứu. Ngồi ra
nghiên cứu này cịn vận dụng một số lý thuyết khác như: lý thuyết về hành động xã hội, lý
thuyết về sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết lối sống.

Bên cạnh đó, đề tài làm rõ một số khái niệm như: Chuẩn mực xã hội (Theo Rodney
Stark, Nguyễn Xuân Nghĩa), Sự sai lệch xã hội (Nguyễn Xuân Nghĩa), Nhận thức (GS – PTS
Nguyễn Như Ý) và Thái độ (GS – PTS Nguyễn Như Ý, Trần Hữu Quang). Đồng thời, đề tài


2

cịn đưa ra khung phân tích, giả thuyết nghiên cứu cụ thể nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu
của đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp thu thập thơng tin
định tính (Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng
vấn sâu ) và Phương pháp thu thập thông tin định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi). Với 150 bảng hỏi phát ra để thu thập thông tin của người dân (tạm trú, thường trú, dân
buôn bán, khách vãng lai) nhằm lấy ý kiến của người dân về vấn đề sử dụng thùng rác công
cộng của dân cư tại địa bàn nghiên cứu và công tác quản lý của chính quyền các cấp, hoạt
động quản lý của chính quyền địa phương về việc lắp đặt thùng rác cơng cộng (số lượng,
chất lượng, cách bố trí. Đồng thời đề tài kết hợp với phương pháp mã hóa và xử lý thông tin
(Xử lý bằng phần mềm SPSS) nhằm đưa ra những con số, những ý kiến thực tế của người
dân để chứng minh cho nội dung của đề tài nghiên cứu.
Từ thông tin thu được của cuộc nghiên cứu đã cho thấy rác thải ở trước Bệnh viện Chợ
Rẫy xuất hiện từ các hoạt động sinh hoạt, mua bán, ăn uống của cư dân sinh sống, khách
vãng lai, xe ôm, gánh hàng rong… Các hoạt động này diễn ra liên tục và nhiều đã làm cho
lượng rác thải ở khu vực này tăng lên mặc dù có đội vệ sinh công cộng đi thu gom rác hàng
ngày. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, mỗi nhóm đối tượng có mức độ xả rác khơng
đúng nơi quy định khác nhau, người dân kinh doanh cố định sử dụng thùng rác công cộng
nhiều nhất, người dân tạm trú sử dụng thùng rác cơng cộng ít nhất. Sở dĩ có tình trạng này là
vì tính chất, đặc trưng của các loại hình kinh doanh, bn bán và cư trú của mỗi đối tượng.
Một trong những nội dung nghiên cứu mà đề tài quan tâm là về nhận thức, thái độ, thói
quen của người dân về việc sử dụng thùng rác công cộng tại địa bàn nghiên cứu. Do nhận
thức về vệ sinh mơi trường kém, cộng với thói quen làm theo người xung quanh, chính vì

vậy mà người dân tại khu vực này họ chưa hình thành thói quen bỏ rác vào thùng rác cơng
cộng.
Bên cạnh đó số lượng thùng rác công cộng thiếu đã ảnh hưởng đến việc sử dụng thùng
rác của người dân nơi đây. Hơn nữa, cách bố trí thùng rác cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng không nhỏ đến hành vi xả rác bừa bãi, không sử dụng thùng rác của họ.
Đồng thời, trong nghiên cứu này yếu tố kiểm soát xã hội phi chính thức được nói đến là
dư luận cộng đồng có khả năng kiểm soát đối với các hành vi của người dân. Qua kết quả
nghiên cứu cho thấy dư luận cộng đồng tại đây chưa đủ mạnh để tác động đến hành vi bỏ rác


3

đúng nơi quy định và sử dụng thùng rác công cộng của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Chính quyền địa phương ở đây còn thiếu trách nhiệm về quản lý, kiểm tra, giám sát vệ sinh
môi trường. Hoạt động này chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở nên không đủ tính răn đe, chế tài
chưa đủ mạnh, người dân khơng sợ nên họ vẫn xả rác bừa bãi. Chính vì vậy cần có sự thay
đổi phù hợp để nâng cao vai trị và hiệu quả của cơng tác kiểm tra, xử phạt đối với thực tế
đời sống tại địa bàn trước Bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay.
Như vậy, việc sử dụng thùng rác cơng cộng rõ ràng có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm
soát xã hội, để người dân không bỏ rác bừa bãi và sử dụng thùng rác cơng cộng nhiều hơn thì
cần lưu tâm cải thiện yếu tố thuộc về các hoạt động kiểm soát xã hội bao gồm ngăn ngừa và
trừng phạt.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu cho thấy vệ sinh môi trường trước Bệnh viện Chợ Rẫy
chưa được đảm bảo, số lượng thùng rác cơng cộng ít, khoảng cách và cách bố trí khơng
thuận tiện đã dẫn tới việc người dân ít sử dụng thùng rác cơng cộng. Hơn nữa hoạt động
kiểm sốt xã hội chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, các cấp chính
quyền cần quy định lại cơ chế xử phạt, trao quyền quản lý thùng rác công cộng cho người
dân và cần xem xét lại cách bố trí, lắp đặt thùng rác cơng cộng sao cho hợp lý với tình hình
thực tế tại địa bàn để người dân có thể sử dụng thùng rác cơng cộng đạt hiệu quả hơn. Bên
cạnh đó, cần nâng cao ý thức cộng đồng của người dân trong việc sử dụng thùng rác công

cộng phải trở thành mục tiêu hành động của chính quyền địa phương.


4

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả
nước, q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở đây diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là
sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường, vệ sinh công
cộng, nước thải, rác thải... “Năm 2008, mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh thải ra 5.700 tấn
chất thải rắn sinh hoạt (rác), bao gồm chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học, viện
nghiên cứu, công sở, chợ và siêu thị, nhà hàng và khách sạn, từ công tác quét đường,…”1.
Trước thực trạng này, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng nhu
cầu phát triển, Thành phố đã đề ra nhiều chương trình, nhiều biện pháp nhằm giảm bớt sự ô
nhiễm và bảo vệ môi trường.
Năm 2008 – năm Thành phố thực hiện cuộc vận động nếp sống văn minh đô thị và
cuộc vận động này tiếp tục được triển khai sang năm 2009. Nhưng trên thực tế tình trạng vệ
sinh mơi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được cải thiện, tại một số khu vực trên
địa bàn Thành phố (nhất là ở các trường học, bệnh viện, chợ…) vẫn tồn tại một số vấn đề:
rác thải, nước thải, phóng uế, lấn chiếm lịng lề đường… Điển hình như trước Bệnh viện Chợ
Rẫy - một trong những Bệnh viện lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh - lượng người tập trung
tại khu vực này rất đơng, vì thế nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới rác thải. Thùng rác công
cộng đã được lắp đặt trong khuôn khổ của cuộc vận động, nhưng việc sử dụng thùng rác
cơng cộng dường như vẫn cịn là điều rất đáng quan tâm. Theo Báo cáo kết quả thực hiện
nếp sống văn minh đô thị 2008 của Phường 4 Quận 11 – địa bàn đối diện với Bệnh viện Chợ
Rẫy thì “Kết quả đạt được cịn hạn chế, thiếu tính vững chắc. Tình trạng mất vệ sinh mơi
trường cịn diễn ra, việc xả rác không đúng nơi quy định vẫn chưa được cải thiện nhất là khu
vực đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy đường Nguyễn Chí Thanh”. Tại sao vẫn cịn tồn tại tình

hình trên? Nhiều ý kiến cho rằng người dân thiếu ý thức nên đã dẫn đến tình trạng trên,
nhưng có phải chỉ vì vậy hay cịn ngun nhân nào khác? Ở đây yếu tố kiểm soát xã hội có
vai trị gì trong việc điều chỉnh hành vi của cư dân trong việc ứng xử với rác thải. Kết quả
như vậy phải chăng là do cơ chế kiểm soát xã hội chưa thực sự hiệu quả?
1

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, “Tài liệu tập huấn: Thu phí vệ sinh và phí bảo vệ mơi
trường tại Thành phố Hồ Chí Minh”, liên cơ quan Sở Tài nguyên và Mơi trường – Sở Tài chính –
Cục thuế Thành phố.


5

Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Việc sử dụng thùng rác
công cộng của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh trong năm thực hiện nếp sống văn minh
đô thị 2009” (Nghiên cứu trường hợp trước Bệnh viện Chợ Rẫy đoạn đường Nguyễn Chí
Thanh từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam Đế) là chủ đề nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, vấn đề rác thải và xử lý rác thải đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu với những quy mô khác nhau. Liên quan tới vấn đề này đã có một số đề tài
nghiên cứu như:
2.1 Đề tài “Các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn Thành phố. Hồ Chí Minh,
thực trạng và các đề xuất bổ sung”, Tiến sĩ. Hoàng Thị Kim Chi chủ nhiệm.
- Nội dung: Đã nêu lên được nguyên nhân và thực trạng gây nên sự tồn đọng rác thải
trên địa bàn là do sinh hoạt của người dân, mà phần lớn do hiện tượng lấn chiếm lòng lề
đường để bán hàng rong, rác thải không được bỏ đúng nơi quy định, khơng được thu gom xử
lí đúng theo quy định. Người dân phần lớn còn chạy theo lợi nhuận mà quên đi luật pháp đã
quy định. Bên cạnh những tồn tại đó thì đề tài cũng đã nêu lên được những đề xuất thu gom
rác bổ sung như tăng cường thêm những công cụ thu gom rác thải. Tăng thêm một số lượng

công nhân vệ sinh cùng xe chuyên chở rác thải sinh hoạt hàng ngày, và một số hình thức thu
gom cụ thể như: Từng hộ gia đình phải có thùng rác riêng, phải đổ đúng nơi quy định, thực
hiện tốt những nội dung mà pháp luật đã đề ra để giảm bớt lượng rác thải sinh hoạt bừa bãi
khắp nơi. Cơng nhân của Cơng ty Cơng trình đơ thị làm việc phải nhiệt tình, trách nhiệm
hơn.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này là phân tích dữ liệu định tính và dữ liệu đinh
lượng thơng qua cơng cụ bảng hỏi cho người dân và thảo luận nhóm đối với Ủy ban Nhân
Dân thành Phố cùng cán bộ Sở Tài ngun mơi trường. Bên cạch đó đề tài cịn sử dụng một
số lý thuyết như: Lý thuyết phân tầng, lý thuyết kiểm soát xã hội, lý thuyết cấu trúc chức
năng để nghiên cứu những hành vi dẫn đến thực trạng rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn
thành phố.
- Ưu điểm: Cơng trình này đã nêu lên được một số ưu điểm về vấn đề thu gom rác thải
sinh hoạt tại địa bàn thành phố, thực trạng và các đề xuất bổ sung cho những tồn tại đang gặp
phải.


6

- Hạn chế của đề tài: Đề tài còn đi vào phân tích quá rộng địa bàn nghiên cứu, khi
nghiên cứu chưa đề cập được nhận thức cũng như thái độ của người dân trước hành vi ứng
xử với rác thải, đồng thời cũng chưa nêu lên được tình hình kiểm sốt xã hội và các hình thức
xử phạt những người không chấp hành bỏ rác đúng nơi quy định của người dân. Thiết nghĩ,
nghiên cứu nên khoanh vùng để làm rõ hơn nhận thức, thái độ của người dân thành phố trong
hành vi xả rác bừa bãi; làm rõ tình hình kiểm sốt xã hội để thấy được hành vi ứng xử với rác
của người dân diễn ra như thế nào và cách giải quyết tốt nhất.

2.2 Luận án Tiến sĩ chuyên ngành môi trường năm 2001: “Thực trạng và giải pháp
trong việc sử dụng pháp luật để bảo vệ mơi trường tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Văn Hợp.
- Nội dung: Tác giả đã khái quát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật của nhà nước

Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, khái quát hệ thống quản lý và hiện trạng
thi hành pháp luật bảo vệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các vấn đề phân
cấp quản lý, giám sát mơi trường. Bên cạnh đó tác giả phân tích vai trị của các cấp từ Ủy ban
nhân dân Thành phố cho đến Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đến các sở ban ngành trong
Thành phố, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong việc thực thi pháp luật bảo vệ mơi trường,
phân tích tình hình thực thi pháp luật và đánh giá thực hiện, hạn chế của các văn bản pháp
luật đó cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của hệ thống
quy phạm pháp luật.
- Phương pháp: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tư liệu sẵn có: sưu tập thống
kê các văn bản pháp luật, tài liệu tư liệu thống kê từ các sở ban ngành có liên quan đến bảo
vệ mơi trường. Từ đó hệ thống, phân tích tổng hợp, đánh giá mối liên hệ giữa văn bản và
thực tiễn. Kết quả áp dụng rút ra nhận định về thực trạng và đề ra giải pháp.
- Ưu điểm: Nội dung của nghiên cứu này có liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi
đang tiến hành. Hệ thống pháp lý là cơ sở của yếu tố kiểm sốt xã hội chính thức. Đánh giá
của tác giả giúp chúng tơi có cái nhìn xác thực về tác động của hệ thống pháp luật bảo vệ môi
trường trong xã hội, cái được và cái chưa được của nó…
- Hạn chế: Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả mới chỉ khái quát hệ thống quản lý và
hiện trạng thi hành pháp luật bảo vệ mơi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các
vấn đề phân cấp quản lý giám sát môi trường ở các cấp chính quyền tại Thành phố Hồ Chí


7

Minh. Trong việc khai thác yếu tố kiểm soát xã hội tác giả nghiêng về mảng ngăn ngừa mà
cụ thể ở đây là các văn bản pháp luật của nhà nước, chứ chưa đi sâu nghiên cứu về trừng
phạt.
2.3 Luận văn tốt nghiệp cử nhân Xã hội học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2004: “Tìm hiểu hệ thống thu gom rác dân lập và việc thể chế hóa lực lượng
này”, trường hợp điển cứu tại Quận 11, sinh viên Hà Thị Ân.
- Nội dung: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạng của hệ thống thu gom rác sinh

hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập tại địa bàn
nghiên cứu, cũng như phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thể chế hóa lực
lượng này.
- Phương pháp: Cơng trình này sử dụng các phương pháp thu thập thơng tin Xã hội
học: phân tích tư liệu sẵn có, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát.
- Ưu điểm: Đề tài đã làm rõ được thực trạng thu gom rác thải trên địa bàn thành phố,
đồng thời gợi ý cho chúng tôi về việc xây dựng một mơ hình thu gom rác có hiệu quả, giúp
tơi có thêm kiến thức và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu của mình đúng đắn hơn.
- Hạn chế: Trong đề tài này việc thể chế hóa lực lượng thu gom rác dân lập chỉ mới là
một ý tưởng. Đồng thời tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động thu gom mà
chưa đưa ra giải pháp mang tính ứng dụng thực tế.

2.4

Đề tài: “Nhận thức, thái độ về vệ sinh môi trường của cư dân thành phố Hồ

Chí Minh trong năm 2008 – năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” (Nghiên cứu thực
hiện trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và kênh Thị Nghè,
quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) – do K11 Khoa Xã hội học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
- Nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung vào việc phân tích nhận thức, thái độ của người
dân về vệ sinh môi trường và cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị như: Nhận
thức về môi trường, trách nhiệm bảo vệ môi trường, thái độ của người dân về cuộc vận động.
Qua đó đã phản ánh được thực trạng vệ sinh môi trường trước và sau cuộc vận động, đặc biệt
là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ của người dân trong cuộc thực hiện nếp
sống văn minh đô thị.


8


- Phương pháp: Đề tài đã sử dụng các phương pháp thu thập thơng tin Xã hội học:
phân tích tư liệu sẵn có, bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
- Ưu điểm: Đã đưa ra và chứng minh nhận thức, thái độ, mối quan hệ giữa chính
quyền và người dân chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời đề tài này
cũng đã chỉ ra được nguyên nhân tác động đến nhận thức và thái độ của người dân trong việc
thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
- Hạn chế : Đề tài chưa nêu lên được sự tác động của kiểm soát xã hội đến nhận thức,
thái độ của người dân. Trong phần đưa ra nguyên nhân tác động đến nhận thức thái độ của
người dân thì đề tài chỉ mới đưa ra được nguyên nhân là do hoạt động của chính quyền,
nguyên nhân học vấn, nghề nghiệp, nhóm xã hội mà chưa chỉ ra được nguyên nhân văn hóa
mà cụ thể là phong tục tập quán, lối sống của người dân. Đặc biệt là chưa đề cập đến nguyên
nhân kiểm soát nội tại ảnh hưởng đến nhận thức thái độ của người dân trong việc thực hiện
nếp sống văn minh đô thị. Ngồi ra một số giải pháp mà nhóm thực hiện đề tài đưa ra cịn
mang tính chất chung chung chưa cụ thể.

2.5 Trong tác phẩm “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp” của GS.TSKH
Phạm Ngọc Đăng, Nhà xuất bản Xây dựng năm 2004.
- Nội dung: Trong tác phẩm này vấn đề quản lý môi trường tại đô thị và khu công
nghiệp được nghiên cứu một cách khá tồn diện và sâu sắc, trong đó quản lý mơi trường đô
thị được thể hiện trên nhiều nội dung phong phú. Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề
chất thải rắn sinh hoạt và y tế ở đô thị đang ngày càng gia tăng. Tác giả đã phân tích một
trong những ngun nhân chính của thực trạng nói trên chính là khả năng thu gom và xử lý
rác thải còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra.
- Ưu điểm: Qua tác phẩm này, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng đã phân tích một cách khá
sâu sắc và tồn diện về vấn đề quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Với nội dung
chất thải rắn sinh hoạt và y tế, tác giả đã cung cấp một khung phân tích cũng như các số liệu
phân tích hữu ích cho nghiên cứu trong việc đánh giá tình trạng ơ nhiễm và phân tích các
biện pháp thu gom, xử lý rác thải.
- Hạn chế: Ở góc độ quản lý mơi trường (đặc biệt là đối với chất thải rắn), nhìn chung
tác giả phân tích các tác nhân ảnh hưởng vẫn cịn hạn hẹp, chưa đi vào các yếu tố xã hội, lối



9

sống... như một trong những yếu tố cần nghiên cứu để đưa ra biện pháp góp phần giải quyết
vấn đề trên.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1

Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội và việc sử dụng thùng rác công cộng của cư dân tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị 2009 (Nghiên cứu
trường hợp trước Bệnh viện Chợ Rẫy đoạn đường Nguyễn Chí Thanh từ đường Thuận Kiều
đến đường Lý Nam Đế).

3.2 Khách thể nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu chúng tơi tập trung nghiên cứu ở các nhóm khách thể như sau:
 Nhóm dân cư sinh sống tại địa bàn nghiên cứu: Là người dân cư trú tại địa bàn nghiên
cứu, trực tiếp thực hiện những hành vi tương tác với môi trường xung quanh, đặc biệt là ứng
xử với việc sử dụng thùng rác công cộng – đối tượng quan tâm chính của đề tài.
 Nhóm dân cư kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu: Bao gồm người kinh doanh cố định
cũng như kinh doanh di động (nhân viên buôn bán tại các cửa hàng, người làm nghề xe ôm,
bán hàng rong…). Họ là những người làm việc thường xuyên tại địa bàn nghiên cứu và có
tương tác với mơi trường xung quanh nơi họ làm việc.
 Khách vãng lai: Là những người đi lại trên địa bàn nghiên cứu.
 “Nhóm quản lý”- kiểm sốt: Là những tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ chức, phụ trách
công tác vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu như lực lượng kiểm sốt xã hội của
Chính quyền các cấp, bộ phận quản lý môi trường (Thanh tra xây dựng của Phường 4,
Phường 7 Quận 11 và Phường 12 Quận 5).

 Đội ngũ làm công tác dịch vụ cơng ích (nhân viên vệ sinh) tại địa bàn nghiên cứu.

3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Trong năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị 2009.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn trước Bệnh viện
Chợ Rẫy đoạn đường Nguyễn Chí Thanh từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam Đế.


10

4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1 Mục tiêu chung
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội với việc sử dụng thùng rác công cộng
của cư dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Nêu lên những suy nghĩ mang tính khuyến nghị nhằm góp phần cải thiện vấn đề sử
dụng thùng rác công cộng hiện nay tại địa bàn nghiên cứu.
4.2

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu việc lắp đặt thùng rác công cộng: số lượng, khoảng cách lắp đặt, kiểu
dáng, mẫu mã, kích thước.
- Tìm hiểu việc sử dụng thùng rác công cộng của cư dân tại địa bàn nghiên cứu: nhận
thức, thái độ, hành vi của họ.
- Những yếu tố tác động tới việc sử dụng thùng rác công cộng:
+ Các lý do trực tiếp từ thùng rác công cộng: số lượng, khoảng cách lắp đặt, vệ
sinh, kiểu dáng, mẫu mã, kích thước.
+ Các hình thức hoạt động của cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô
thị: Tuyên truyền, vận động, pano…
+ Nhận thức, thái độ, thói quen của người dân về việc sử dụng thùng rác công

cộng và dư luận cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
+ Vai trò của chế tài: hoạt động kiểm tra, giám sát, xử phạt…
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ lý thuyết kiểm soát xã hội, đồng thời một bước cụ thể hóa khái niệm
kiểm sốt xã hội trong lĩnh vực mơi trường (ở việc lắp đặt và quản lý việc sử dụng thùng rác
công cộng).
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trị của kiểm sốt xã hội đối với việc sử dụng
thùng rác công cộng tại địa bàn nghiên cứu trên thực tế là như thế nào. Qua đó góp phần đưa
ra một số suy nghĩ mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao việc sử dụng thùng rác công cộng
của cư dân.


11

Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khi nghiên cứu các môn học
như : Xã hội học mơi trường, Địa lí mơi trường, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương
pháp nghiên cứu xã hội học… cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khuyến nghị. Phần nội dung đề tài gồm 3
chương:


Chương 1 Cơ sở lý luận



Chương 2 Thực trạng sử dụng thùng rác công của cư dân Thành phố Hồ Chí


Minh trước Bệnh viện Chợ Rẫy.


Chương 3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thùng rác công cộng của

cư dân trước Bệnh viện Chợ Rẫy


12

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý thuyết áp dụng
Thực hiện đề tài “Việc sử dụng thùng rác cơng cộng của cư dân Thành phố Hồ Chí
Minh trong năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị 2009” (Nghiên cứu trường hợp trước
Bệnh viện Chợ Rẫy đoạn đường Nguyễn Chí Thanh từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam
Đế), lý thuyết kiểm soát xã hội là lý thuyết được sử dụng làm cơ sở lý luận xuyên suốt q
trình tiếp cận và phân tích vấn đề. Ngồi ra, nghiên cứu này còn vận dụng một số lý thuyết
khác như: lý thuyết về hành động xã hội, lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết lối sống.
1.1.1

Lý thuyết kiểm soát xã hội

a. Khái niệm
Khái niệm kiểm soát xã hội được các nhà xã hội học đưa ra nhiều định nghĩa khác
nhau.
Theo Nguyễn Xuân Nghĩa, “Những phương thức mà một xã hội ngăn ngừa sự lệch lạc
và trừng phạt những người lệch lạc thường được gọi là sự Kiểm sốt xã hội (Social

control)”2.
Rodney Stark thì cho rằng: “Mọi nỗ lực mang tính tập thể để nhằm đảm bảo rằng,
từng thành viên trong tập thể là tuân thủ theo những chuẩn mực, đều là những hình thức
kiểm sốt xã hội”3.
Theo Tiến sĩ Vũ Cao Đàm “Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị
cùng các chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát hành vi của các cá nhân, các
nhóm vào các khn mẫu đã được thừa nhận là đúng và cần phải làm theo”4. Janovitz thì
cho rằng “Kiểm sốt xã hội là khả năng của một nhóm xã hội, hay của cả xã hội trong việc

2

Nguyễn Xuân Nghĩa, Xã Hội Học, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Mở - Bán công Tp.HCM, năm 2003,
trang 161.
3
Rodney Stark: Xã hội học, Đại học Tổng hợp Washington (Bản dịch ra tiếng Việt của trung tâm Xã hội học,
H.2001, trang 76) (dẫn theo: Nguyễn Đình Tấn, Xã hội học, NXB Lý luận Chính trị, H.2005, trang 269).
4
Vũ Cao Đàm “Xã hội học môi trường”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2001.


13

điều tiết chính mình”. Hay “Những phương thức mà một xã hội ngăn ngừa sự lệch lạc và
trừng phạt những người lệch lạc thường được gọi là sự kiểm soát xã hội”5.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tấn nêu lên: “Kiểm sốt xã hội là q trình hoạt
động của chủ thể (nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng) nhằm đưa ra những
thiết chế tổ chức chính thức cũng như những tác động phi chính thức giúp cho việc điều
chỉnh các hành vi sai lệch, khuyến khích những hành vi chuẩn mực, góp phần tạo ra trật tự
và sự phát triển ổn định, bình thường của xã hội”6.
Theo Từ điển Xã hội học, Black coi “kiểm sốt xã hội là “mọi q trình” mà qua đó

con người định nghĩa hành vi lệch chuẩn và phản ứng theo nó”. Clark và Gibb coi: “kiểm
sốt xã hội là các phản ứng xã hội đối với hành vi được định nghĩa là lệch lạc và cụ thể là
vượt quá mức cũng như đã vi phạm chuẩn”…
Như vậy, kiểm sốt xã hội mang một số đặc trưng và có các yếu tố cấu thành như sau:
- Kiểm soát xã hội là quá trình xây dựng và sử dụng các thiết chế xã hội, các yếu tố xã
hội nhằm tác động vào quá trình điều chỉnh, hướng dẫn hành vi con người theo những chuẩn
mực, quy tắc nhất định của xã hội.
- Kiểm sốt xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội, hướng tới sự phát triển bình thường, ổn
định của xã hội.
- Kiểm soát xã hội gắn chặt với trật tự xã hội, sai lệch xã hội, chuẩn mực xã hội và q
trình xã hội hóa.
- Kiểm sốt xã hội bao gồm cả những yếu tố tác động chính thức và phi chính thức.
b. Các hình thức kiểm sốt xã hội
Theo các tác giả Nguyễn Minh Hịa và Nguyễn Đình Tấn, kiểm sốt xã hội bao gồm
kiểm sốt ngoại tại và kiểm sốt nội tại. Trong đó, kiểm sốt ngoại tại được chia thành kiểm
sốt phi chính thức và kiểm sốt chính thức:


Kiểm sốt xã hội từ ngoại tại:

Cơ chế kiểm sốt xã hội từ bên ngồi dùng để bảo vệ trật tự xã hội, khi mà quá trình xã
hội hóa khơng thành cơng, cá nhân khơng thể hoặc khơng muốn nội tâm hóa các giá trị, chuẩn
mực và quy tắc xã hội. Đối với các cá nhân không sợ hãi sự trừng phạt, không cảm nhận được
điều phạm tội, không hề xấu hổ, không tỏ ra ăn năn hối hận…thì phải giữ trật tự xã hội bằng
5

Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003.
6
Nguyễn Đình Tấn, Xã hội học, Nxb Lý luận Chính trị, năm 2005, trang 270.



14

hệ thống kiểm sốt từ bên ngồi mới có hiệu quả. Đó là sự chế diễu, tẩy chay, khinh khi, dè
bỉu và trừng phạt. Với áp lực từ bên ngoài, cá nhân phải sự hãi sự trừng phạt hoặc tẩy chay của
cộng đồng. Kiểm soát xã hội ngoại tại được thể hiện ra ở cơ chế phi chính thức và chính thức.
- Kiểm sốt phi chính thức:
Là loại kiểm sốt xã hội không phải do một thiết chế và tổ chức xã hội có chức năng rõ
ràng tiến hành. Nó tồn tại trong các nhóm sơ cấp như gia đình, bạn bè, nhóm làm việc hay các
nhóm nhỏ khác. Các nhóm xã hội sơ cấp thực hiện được việc kiểm sốt các thành viên trong
nhóm mình vì các nhóm đó giữ một số vai trò khá đặc biệt trong đời sống của cá nhân, chúng
chiếm giữ hầu hết các quan hệ xã hội của cá nhân. Phạm vi của kiểm sốt xã hội khơng chính
thức thường được biểu hiện qua sự chế giễu, xã lánh, ly khai, khinh bỉ,… Hiệu lực của loại
kiểm sốt này rất lớn, bởi vì sự thừa nhận hoặc ruồng bỏ của các nhóm (gia đình, bạn bè…) có
tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi cá nhân. Đánh mất sự thừa nhận này,
cá nhân sẽ mất tất cả.
-

Kiểm sốt chính thức:

Hình thức kiểm sốt xã hội chính thức tồn tại trong một số thiết chế xã hội và một vài cơ
quan trọng yếu. Các tổ chức đó bao gồm: cơ quan cảnh sát, tòa án, nhà tù, các trung tâm giáo
dục thanh thiếu niên hư, trại phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện… hệ thống kiểm sốt
chính thức bao giờ cũng có các điều luật, các quy tắc thành văn do các tổ chức đảm nhiệm
thực thi các điều luật đó bằng các hình phạt theo quy định, ứng với từng loại hành vi sai lệch.
Kiểm sốt phi chính thức và chính thức có quan hệ tương hỗ với nhau nhằm duy trì trật
tự xã hội cần thiết.



Kiểm sốt nội tại (tự kiểm soát):

Nhằm mục tiêu là các hành vi phải được những khuôn mẫu xã hội chấp nhận, tất cả các
thành viên trong xã hội sẽ phải hành động sao cho hành động đó được xã hội chấp nhận. Để
được như vậy, trước hết, các thành viên của xã hội phải suy ngẫm về cái đúng, cái sai, cái
thích hợp và khơng thích hợp của hành vi. Khi mọi người đã nội tâm hóa được các quy tắc xã
hội thì sẽ đưa đến việc họ biết sợ hãi sự trừng phạt nếu phạm lỗi, hổ thẹn với chính mình khi
làm một hành vi khơng thích hợp và căm ghét những kẻ phạm tội. Nếu một khi các thành
viên của xã hội tỏ ra không tôn trọng và không hiểu các qui tắc xã hội thì việc kiểm sốt xã
hội rất khó khăn. Các hình thức của kiểm sốt xã hội nhằm rèn luyện và điều tiết chỉ có hiệu
quả khi mà cá nhân biết tự nội tâm hóa.


15

Lý thuyết này cho thấy, bất kỳ hành vi nào của con người đều chịu sự ảnh hưởng của
yếu tố kiểm sốt xã hội. Sự kiểm sốt ấy có thể khuyến khích, động viên sự nỗ lực của cá
nhân, nhóm hay cộng đồng trong việc phát huy những hành vi có lợi, phù hợp với những
chuẩn tắc chung của cộng đồng, thông qua sự khen thưởng, nêu gương, truyền thông báo chí
và các chính sách xã hội khác… Mặc khác, các yếu kiểm soát của xã hội cũng sẽ tác động
đến cá nhân, nhóm hay cộng đồng nhằm giảm thiểu những hành vi tiêu cực, “lệch chuẩn”,
ảnh hưởng xấu đến đời sống chung của cộng đồng. Điều này được thực hiện thông qua các
chế tài, luật định, hay sự chê bai, xa lánh của cộng đồng.
Như vậy, trong việc sử dụng thùng rác công cộng bất kỳ hành vi ứng xử khơng đúng
nào cũng sẽ chịu sự kiểm sốt xã hội. Kiểm sốt nội tại trước hết là q trình tự kiểm sốt
của mỗi cá nhân. Tiếp đó là sự kiểm soát xã hội đối với hành vi xử sự không đúng của mỗi cá
nhân, bao gồm dư luận của cộng đồng chung quanh, chế tài của nhà nước thông qua các quy
định của pháp luật. Cuộc vận động văn minh đô thị, một mặt để phát động phong trào văn
minh trong lối sống, bảo vệ môi trường. Mặt khác, thể hiện những kỳ vọng của xã hội đối với
người dân, nhằm góp tay bảo vệ mơi trường chung. Đó khơng chỉ là sự điều tiết, kiểm sốt

bên ngồi mà còn đánh vào nội tâm bên trong, hướng con người vào những giá trị chuẩn
mực, cách ứng xử văn hoá giữa con người với con người trong xã hội.

1.1.2 Lý thuyết hành động
Đây là đề tài nghiên cứu về hành động của con người, do vậy, lý thuyết hành động xã
hội có vai trị rất đặc biệt trong nghiên cứu và phân tích vấn đề.
Thuyết hành động xã hội cho rằng: “con người là những cá nhân sáng tạo và đổi mới,
nhưng con người do xã hội tạo ra và hành vi con người được thực hiện trong bối cảnh những
mối quan hệ xã hội theo khuôn mẫu với những người khác. Hành động xã hội không thể tách
khỏi những kiềm chế thực tế hay khỏi kiểm soát xã hội”7.
Đề tài vận dụng lý thuyết hành động của Max Weber trong việc lý giải những nhân tố
thuộc về chủ quan thúc đẩy cá nhân hành động trong những tình huống ứng xử với việc sử
dụng thùng rác công cộng. Theo ông, con người, bên cạnh việc phản xạ với các kích thích từ
mơi trường bên ngồi, cịn suy nghĩ và lựa chọn những cách ứng xử sao cho có trí tuệ và tuân

7

Phạm Thủy Ba dịch, “Nhập môn xã hội học”, Nxb Khoa học xã hội, trang 39.


16

theo tình cảm của mình. Có những động cơ sau đây thúc đẩy hành động của cá nhân, mà theo
Max Weber đó là: “phục tùng truyền thống theo thói quen, hành vi hợp lý có xúc cảm được
định hướng tới một giá trị cuối cùng và hành vi hợp lý được định hướng tới mục đích trần
tục”.
Như vậy, theo Max Weber con người có bốn kiểu hành động xã hội, bao gồm:
Thứ nhất, hành động hợp lý về mục đích, đây là loại hành động có suy nghĩ, cân nhắc
trong việc lựa chọn phương tiện để hướng tới một mục đích đã được hoạch định từ trước.
Hai là, hành động hợp lý về giá trị: Chủ thể hành động luôn có sự cân nhắc, để chắc

rằng hành động đó là phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Ba là, hành động mang tính truyền thống: Đây là loại hành động xuất phát từ thói
quen, được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống.
Bốn là, hành động theo tình cảm hay cảm xúc. Đây là hành động khó nhận biết vì nó
thường đi kèm với một số kiểu hành động khác. Nó thể hiện tính cách đặc thù của mỗi cá
nhân và có sự chi phối mạnh mẽ đến hành động của cá nhân đó.
Vận dụng lý thuyết hành động của Max Weber vào đề tài này để tìm hiểu những động
cơ hợp lý về mục đích, hợp lý về giá trị, mang tính truyền thống hay theo tình cảm cảm xúc
của cư dân trong việc sử dụng thùng rác công cộng tại địa bàn nghiên cứu.

1.1.3 Lý thuyết lối sống
Lý thuyết Lối sống cho rằng: mọi hoạt động sống của con người đều bị chi phối bởi
nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố khách quan của môi trường sống và các yếu tố chủ quan
của con người đó8. Hành vi ứng xử của cá nhân được xác định trên cơ sở bản thân họ đánh giá
hoạt động sống của mình trong tương quan với điều kiện sống.
Hành vi ứng xử của cá nhân trong quá trình sống xuất phát từ những tình huống sống
cụ thể, được quy định bởi những điều kiện sống trực tiếp, ổn định và sự đánh giá chủ quan
của cá nhân về ý nghĩa của các điều kiện đó, về sự ảnh hưởng của chúng đối với việc tiếp
nhận chất lượng cuộc sống của họ. Chính trong q trình này, tính tích cực hành động và tính
mục đích được nâng cao hơn rất nhiều. Để đi đến hành động, cá nhân có sự suy xét và sàng
lọc những sự tác động bên ngoài, những kỳ vọng của xã hội và đánh giá hoàn cảnh sống của
bản thân, lập trường của mình...
8

PGS, TS Trần Thị Kim Xuyến “Tập bài giảng xã hội học lối sống”.


17

Ứng dụng quan điểm này vào đề tài nghiên cứu, hành vi ứng xử của người dân trước

Bệnh viện Chợ Rẫy trong việc sử dụng thùng rác công cộng là một hoạt động sống, một biểu
hiện của lối sống cá nhân. Các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, tư tưởng - văn hóa, nhân
khẩu, sinh thái… là những yếu tố khách quan, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của người
dân tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan: quan niệm sống, lợi ích – nhu
cầu, các định hướng giá trị… quyết định lập trường sống và hành vi của cá nhân.
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn gồm 3 phường: Phường 4, Phường 7 thuộc
Quận 11 và Phường 12 thuộc Quận 5, mà các khách thể nghiên cứu ở đây có các điều kiện
sống tương đối khơng đồng đều về các mặt: kinh tế, chính trị - xã hội, đặc điểm nhân khẩu xã
hội. Hơn nữa, mỗi người dân trong mỗi địa bàn lại là một cá thể độc lập, có quan điểm sống
và lập trường riêng, do vậy hành vi ứng xử của họ với môi trường sống cũng sẽ khác nhau.
Vì vậy khi vận dụng lý thuyết này chúng tôi sẽ quan tâm đến những điểm khác biệt về điều
kiện sống cũng như những quan niệm chủ quan của các nhóm dân cư tại địa bàn nghiên cứu
dẫn đến những ứng xử khác nhau trong việc sử dụng thùng rác công cộng như thế nào.

1.1.4 Lý thuyết lựa chọn hợp lí
Lí thuyết hành vi nguyên thủy cho rằng con người bị chi phối bởi những tác động của
môi trường, nếu mơi trường thay đổi thì ứng xử của con người cũng thay đổi theo. Các nhà
nghiên cứu hành vi chỉ quan tâm tới những biểu hiện chung nhất của con người chứ không
quan tâm đến động cơ của từng cá nhân riêng lẻ. Trong khi đó, thuyết lựa chọn hợp lí của
nhà tâm lí học người Mĩ, Coleman lại quan tâm đến động cơ của những thay đổi trước sự
kích thích khác nhau từ mơi trường của con người.
Lí thuyết này cho rằng: “khi một cá nhân nhận được một loạt những kích thích từ bên
ngồi thì khơng phải cá nhân ấy ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả, mà sẽ tiến hành lựa
chọn những kích thích nào phù hợp với bản thân để đáp lại, cịn những kích thích nào tỏ ra
khơng phù hợp, khơng mang lại lợi ích thì sẽ bị khước từ hoặc loại bỏ”9.
Cùng một lúc, con người đón nhận nhiều kích thích khác nhau, tuy nhiên khơng phải
kích thích nào cũng khiến con người hành động. Chỉ có những kích thích mang lại hứng thú,
mang lại lợi ích, giá trị cho họ, phù hợp với họ thì họ mới hành động. Cách thức hành động
9


TS. Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), “Nhập môn Xã hội học”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2002, trang
142.


18

cũng khác nhau ở mỗi người vì bản thân mỗi chủ thể hành động đều có những định hướng
giá trị, những mục đích khác nhau trong cuộc sống.
Ứng xử với rác thải qua việc sử dụng thùng rác công cộng là một dạng hành động có
sự lựa chọn hợp lý của các chủ thể. Sự lựa chọn này dựa trên sự phù hợp hoặc lợi ích nào?
1.2 Các khái niệm
1.2.1 Chuẩn mực xã hội
Theo Rodney Stark, “chuẩn mực là những quy tắc hành vi có giá trị phổ biến mà việc
tuân thủ nó được những thành viên khác của xã hội trông đợi và thừa nhận”10. Theo Nguyễn
Xuân Nghĩa, “trong q trình xã hội hóa, nền văn hóa đặt ra, hình thành nên những giá trị,
chuẩn mực là để củng cố các định chế xã hội và đồng thời thiết lập một hệ thống kiểm sốt
xã hội”11. Khi nói đến cái chuẩn mực là ta nói đến cái cần phải, cái nghĩa vụ và mệnh lệnh
của hành vi. Nó là những địi hỏi đối với hành vi, là khn mẫu của hành vi. Khơng thể có
một xã hội trật tự, ổn định, phát triển bình thường mà lại khơng có sự hiện diện của các
chuẩn mực, những chủ thể duy trì và phổ biến các chuẩn mực, cũng như những thành viên
trong xã hội tự giác tuân theo chuẩn mực.
Chuẩn mực xã hội góp phần tạo nên cấu trúc của hệ thống xã hội và có ý nghĩa như là
sự định hướng hành động, mục tiêu, giá trị, tri thức và xúc cảm. Cơ sở của kiểm soát xã hội
là hệ thống chuẩn mực, là việc những hành vi của cá nhân trong xã hội có phù hợp với chuẩn
mực hay không.
Những chuẩn mực không phải là bất biến mà luôn vận động và biến đổi theo thời gian,
đặc biệt là trong những biến đổi có tính chất bước ngoặt “cách mạng” của xã hội. Việc thiết
chế hóa và thơng qua tuyên truyền, giáo dục, cùng với quá trình xã hội hóa, những chuẩn
mực sẽ trở thành cái chung cho toàn xã hội. Nếu hành vi của cá nhân và nhóm xã hội phù
hợp với chuẩn mực xã hội sẽ được các chủ thể điều hành xã hội và cộng đồng chấp nhận,

biểu dương, khen thưởng; nếu sai lệch với các chuẩn mực xã hội sẽ bị nhắc nhở, điều chỉnh,
phê phán, ngăn chặn, trừng phạt.

10

Rodney Stark: Xã hội học, Đại học tổng hợp Washington (Bản dịch ra tiếng Việt của Trung tâm Xã hội
học), 2001, trang 76.
11
Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Mở - Bán cơng Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003.


19

Chuẩn mực được tạo nên từ xã hội và chính nó lại là yếu tố định hướng hành động,
mục tiêu, giá trị… của con người nhằm ổn định và phát triển xã hội.
Như vậy, chuẩn mực xã hội chính là cơ sở, là chỗ dựa để thực thi hành vi kiểm soát xã
hội. Đề tài này sẽ cố gắng làm sáng tỏ chuẩn mực - mà cụ thể là những quy tắc hành vi có
giá trị phổ biến trong ứng xử với rác thải và việc sử dụng thùng rác công cộng tại địa bàn
nghiên cứu này như thế nào? Nó có biến đổi gì khơng theo thời gian?
1.2.2 Sự sai lệch xã hội
Là khái niệm phản ánh bất kì hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của xã hội
hoặc một nhóm xã hội, đi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực đã được chấp nhận của xã hội
hay nhóm xã hội đó. Cũng theo tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa, “Lệch lạc (deviance) là lối ứng
xử vi phạm các quy tắc, chuẩn mực của một xã hội hay của một tổ chức xã hội nhất định.
Nhãn hiệu người lệch lạc được gán cho những ai vi phạm hay chống lại những chuẩn mực
được đánh giá cao nhất của xã hội, đặc biệt là những chuẩn mực của nền văn hóa thống trị,
của tầng lớp thống trị”12.
Sai lệch xã hội là một hiện tượng khách quan, tồn tại song hành với chuẩn mực xã hội.
Bất cứ xã hội nào cũng đều nảy sinh những sai lệch xã hội nhất định. Trước hết, sai lệch xã

hội thường là những hành vi xuất phát từ động cơ riêng lẻ của cá nhân hay nhóm xã hội
nhưng khơng phù hợp với chuẩn mực chung.
Trong nghiên cứu này sẽ xem xét những hành vi không phù hợp với mong đợi và
những chuẩn mực của xã hội. Những hành vi này xuất phát từ những động cơ nào và đó là
những hành vi của các nhóm xã hội nào? Mức độ vi phạm các chuẩn mực ra sao của nó ra
sao?
1.2.3 Nhận thức
“Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy,
nhận biết và hiểu biết về thế giới khách quan, quá trình ấy cứ đi từ cảm giác đến tri giác, từ
tri giác đến tri thức”13.

12

Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003.
13

GS - PTS Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng tin,
1998.


20

Trong q trình nhận thức, con người có thể đạt được những trình độ nhận thức khác
nhau. Trong đề tài này xem xét sự hiểu biết của người dân về về công tác tổ chức, quản lý và
sử dụng thùng rác công cộng, cũng như những hiểu biết của họ về cuộc vận động thực hiện
nếp sống văn minh đô thị.

1.2.4 Thái độ
Theo Từ điển tiếng Việt, thái độ được hiểu là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành

động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”14.
Hay thái độ là “cái làm cho một ca nhân phản ứng theo một kiểu nhất định khi gặp
một đối tượng hay hồn cảnh nào đó. Thái độ thường khơng phải là cái mà cá nhân tự mình
xác lập, mà là hệ quả của những tác động từ môi trường xung quanh”15.
Theo Từ điển Xã hội học (G.Endruweit và G.Trommsdorff), thái độ (với nghĩa
“attitude” tiếng Anh) của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân tố
chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng.
Cụ thể, để tìm hiểu về thái độ của người dân đối với việc sử dụng thùng rác công cộng,
nghiên cứu khảo sát những định hướng giá trị của các nhóm dân cư khác nhau, đánh giá mức
độ quan tâm của họ đối với các vấn đề về rác thải và sử dụng thùng rác công cộng trong cuộc
vận động thực hiện nếp sống văn minh đơ thị. Đồng thời, nghiên cứu cịn quan tâm tìm hiểu
những biểu hiện của thái độ từng nhóm dân cư thông qua phản ứng của họ đối với các hành
vi sai lệch.

14

GS - PTS Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng tin,
1998.
15
Trần Hữu Quang “Xã hội học nhập môn”, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM 1993.


21

1.3 Khung phân tích
Giá trị chuẩn mực trong
cộng đồng

Cuộc vận động nếp sống
văn minh đô thị 2009


Sử dụng thùng
rác công cộng

Kiểm sốt xã hội

Trừng phạt

Ngăn ngừa

TRCC: số
lượng,
khoảng cách
lắp đặt, kích
thước, kiểu
dáng, mẫu mã

Tun
truyền, vận
động: pa nơ,
áp phích, hội
họp…

Phi
chính
thức

Sử dụng

Khơng sử

dụng

Chính
thức

1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Đặc điểm của thùng rác cơng cộng (số lượng, khoảng cách lắp đặt, kích
thước, kiểu dáng, mẫu mã) đã làm hạn chế việc sử dụng thùng rác công cộng của cư tại địa
bàn.
Giả thuyết 2: Các biện pháp chế tài chưa hợp lý và chưa tác động liên tục đến người
dân là nguyên nhân hạn chế việc sử dụng thùng rác công cộng của cư dân.
Giả thuyết 3: Việc bỏ rác đúng nơi quy định chưa trở thành hành vi khuôn mẫu trong
cộng đồng.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng 4 phương pháp thu thập thông tin của xã hội học:
1.5.1.1 Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có


×