CỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA
KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
KẾT NỐI MẠNG LƯỚI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
NĂM 2021
2
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC THI
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC/CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà nẵng
Tóm tắt: Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp là hoạt động nền tảng và triển khai định
kỳ trong các trường Đại học/cơ sở giáo dục. Hoạt động này nhằm cung cấp các kiến
thức, kỹ năng, tâm thế cũng như kinh nghiệm khởi nghiệp cho các bạn sinh viên. Hoạt
động này cũng kiến tạo ra hai nguồn lực quan trọng cho bất kỳ hệ sinh thái nào hướng
tới thành cơng trong cả ngắn hạn và dài hạn, đó là các sáng lập khởi nghiệp Founder và
các dự án khởi nghiệp- tiền thân doanh nghiệp khởi nghiệp. Bài viết nhằm đưa ra mục
tiêu của cuộc thi khởi nghiệp và tập trung tạo ra giá trị cho đối tượng khách hàng cuộc
thi khởi nghiệp: sinh viên. Từ đó tác giả phân tích các vấn đề khó khăn mà cuộc thi khởi
nghiệp thường gặp phải và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc thi. Bên cạnh đó,
bài báo cịn gợi ý các tài liệu cũng như nguồn lực hỗ trợ cho các vườn ươm/cơ sở hỗ trợ
khởi nghiệp bên trong trường Đại học/cơ sở giáo dục.
Từ khóa: ý tưởng khởi nghiệp, nguồn nhân lực, nghề nghiệp, nghiên cứu khoa
học, đào tạo
1. Giới thiệu
Trong thời gian qua, Việt Nam đã hình thành nhiều vườn ươm, trung tâm doanh
nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường Đại học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, Đà nẵng, Vinh… Các hoạt động liên kết hệ sinh thái quy mô vùng như sự kiện
Techfest vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia mạng lưới hệ
sinh thái khởi nghiệp, Miền Trung-Tây nguyên… nhằm kết nối hoạt động khởi nghiệp
giữa các địa phương. Với vai trò hỗ trợ hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát
triển toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc Gia là tổ chức khoa học và công nghệ
công lập trực thuộc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ
Khoa học và công nghệ) gắn kết nhằm kết nối hoạt động khởi nghiệp giữa các địa phương
với kế hoạch phát triển tổng thể của Việt Nam. Một trong những chiến lược để đào
tạo ra nguồn nhân lực có tư duy và năng lực khởi nghiệp đó là sự kết nối giữa các
trường Đại học với các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp để phát triển nhân lực [1].
741
Trong những năm qua, các trường Đại học/cơ sở giáo dục không ngừng thúc đẩy phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, các cuộc thi Ý tưởng khởi
nghiệp là hoạt động thường được tổ chức nhất và cũng là hoạt động mà các đơn vị quan
tâm. Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp tại các trường Đại học/cơ sở giáo dục thông nhằm
giúp cho các sinh viên có cơ hội được trình bày ý tưởng và được Ban giám khảo chọn
lọc, đánh giá ý tưởng và sau đó phát triển ý tưởng để thực thi, có khả năng tiến tới tạo
dựng doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cuộc thi nên được thiết kế và xây dựng theo với mục đích cao nhất là phát triển
một doanh nghiệp khởi nghiệp, vì vậy yêu cầu đảm bảo đạt được các mục tiêu thơng qua
các chuỗi hoạt động được trình bày tiếp theo sau đây:
Thứ nhất, sau khi các sinh viên nộp hồ sơ dự thi thì có các hoạt động đào tạo kiến
thức cơ bản giúp cho các bạn có tư duy khởi nghiệp và nhận thức đúng về khởi nghiệp.
Thứ hai, hoạt động đào tạo cung cấp kiến thức và công cụ giúp cho người học
phát hiện ra những vấn đề có thể biến thành những cơ hội đột phá để từ đấy có thể kiến
tạo ra ý tưởng khởi nghiệp.
Thứ ba, các bạn tiếp tục sẽ phát triển và hồn thiện ý tưởng khởi nghiệp của mình
khi có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như phương diện thị trường, tiêu chuẩn công nghệ
cũng như nguồn lực, khả năng quản lý thực thi. Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các
phần nói trên, các bạn sẽ phải trình bày báo cáo và trả lời những câu hỏi được gọi vắn
tắt là pitching. Song hành với các vòng trên sẽ có nhiều các hoạt động đào tạo, coaching,
và mentoring để chọn ra các ý tưởng và nhóm thực thi tốt nhất. Thông qua việc tham
gia cuộc thi, các sinh viên sẽ có được mạng lưới kết nối gồm các chuyên gia, thầy cô,
các đại diện ban ngành và đông đảo nhất là các bạn cùng có đam mê khởi nghiệp để
cùng nhau đi tiếp con đường cùng sáng lập, phát triển doanh nghiệp [2].
2. Các vấn đề khó khăn khi triển khai cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp
Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp ở trường Đại học/cơ sở giáo dục có mục tiêu kiến
tạo mơi trường nhằm động viên, khích lệ cho sinh viên có cơ hội thể hiện ý tưởng khởi
nghiệp và phát triển hoàn thiện ý tưởng dự thi một cách hồn hảo nhất. Thơng qua cuộc
thi, các bạn sinh viên sẽ cố gắng hết mình nhằm phát huy năng lực, áp dụng kiến thúc
và rèn luyện kỹ năng. Trong một số cuộc thi lớn tại các đơn vị sẽ có các chương trình
giúp cho các bạn thành lập cơng ty và bắt đầu chính thức dự án khởi nghiệp dựa trên ý
tưởng cuộc thi. Trên thực tế, đa phần tại các trường hoặc tỉnh do thiếu nguồn lực đặc
biệt về nguồn lực về tài chính cũng như nguồn lực về giảng viên/mentor nên chỉ dừng
lại ở phần ý tưởng. Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp thường được tổ chức rất thường xun
và có quy mơ rộng khắp trên tất cả các đơn vị. Tuy nhiên, trên thực tế, để triển khai các
cuộc thi này, chúng ta có thể gặp rất nhiều các vấn đề khó khăn như sau:
01- Chất lượng của tồn đội nhóm sinh viên tham gia
Các bạn sinh viên chủ động tham gia vào cuộc thi nhưng thật sự các bạn chưa
hiểu được ý nghĩa cũng như giá trị của cuộc thi. Có nhiều bạn sinh viên đặt câu hỏi như
742
“Em khơng muốn mở doanh nghiệp thì như vậy em tham gia vào cuộc thi Ý tưởng khởi
nghiệp sẽ nhận được giá trị gì ?” … Ngồi ra, cịn có các bạn sinh viên đó tham gia với
tư cách là thành viên để đủ số lượng quy định số thành viên của nhóm, hoặc để có tên
lấy thành tích chứ chưa tham gia với thành viên thật sự có đóng góp chính và quan trọng.
Các yếu tố như thời gian và các hoạt động trong cuộc thi cũng ảnh hưởng khá nhiều tới
các hoạt động học tập. Thật vậy, thông thường một cuộc thi sẽ kéo dài khoảng 02-03
tháng và sẽ chắc chắn trùng với thời gian học tập chính khóa, thậm chí là kỳ thi giữa kỳ
hay cuối kỳ. Thông thường, các đề tài chất lượng tốt thường đến từ các bạn năm gần
cuối và cuối nhưng trong khoảng thời gian này, các bạn đó phải hồn thành nhiều hoạt
động học tập như thực tập, đồ án môn học chuyên ngành, tốt nghiệp hoặc chuẩn bị xin
việc…
02- Hệ thống chuyên gia
Để tổ chức cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp thành công, chúng ta sẽ cần rất nhiều
các chuyên gia và giảng viên. Theo kinh nghiệm tác giả, Ban tổ chức sẽ cần các chuyên
gia như sau:
- Cố vấn và giảng viên khởi nghiệp: Các chuyên gia am hiểu cũng như có nhiều kinh
nghiệm thực chiến về q trình kiến tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp từ ý tưởng tới
hiện thực – thành lập và vận hành doanh nghiệp.
- Chuyên gia vận hành và quản trị doanh nghiệp: Các chuyên gia sẽ giúp đào tạo và phát
triển các hệ thống, ngun tắc và cơng cụ vận hành doanh nghiệp, ví dụ kế hoạch kinh
doanh, kế hoạch marketing, vận hành nhân sự…
- Chuyên gia về công nghệ: các chuyên gia này sẽ giúp về phần công nghệ, khoa học
liên quan tới ý tưởng.
- Đội ngũ Coach/Mentor: các chuyên gia này sẽ tạo cảm hứng, hướng dẫn phát triển khả
năng lãnh đạo và giúp cho các bạn tham gia cuộc thi vượt qua các khó khăn thách thức
gặp phải trong cuộc thi. Các Coach/Mentor này tốt nhất nên là chính các chuyên gia
trong ba mục trên để tư vấn song hành trong quá trình hình thành và kiến tạo ý tưởng.
743
03- Truyền thơng và marketing
Cuộc thi địi hỏi triển khai rất nhiều các hoạt động marketing và truyền thông.
Ban tổ chức cần phải xây dựng fanpage, nhóm Zalo, kênh Youtube, viết nội dung và
phát triển các video truyền tải mục tiêu, kết quả cũng như thành tích cuộc thi. Lý do tại
sao cuộc thi đòi hỏi các hoạt động truyền thơng marketing, đặc biệt trên khơng gian số?
Đó chính là các bạn sinh viên ngày nay bản chất là công dân số, vì vậy ban tổ chức phải
sử dụng cơng cụ của sinh viên để tăng khả năng tương tác cao nhất. Các hoạt động này
chiếm nguồn lực không nhỏ của Ban tổ chức. Hoạt động truyền thông và marketing cịn
giúp thúc đẩy thương hiệu nhằm hấp dẫn để có thể kêu gọi các bạn sinh viên tham gia
vào cuộc thi nhiều hơn trong tương lai cũng như truyền tài các giá trị và các lợi ích có
được từ cuộc thi khởi nghiệp tới cộng đồng sinh viên và hệ sinh thái khởi nghiệp địa
phương.
04- Phối hợp tổ chức
Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp đòi hỏi gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận khác
nhau ở trong đơn vị. Ví dụ cụ thể là Ban giám hiệu/Lãnh đạo đưa ra chủ trương và định
hướng, Đồn Thanh niên và phịng Cơng tác sinh viên thực hiện truyền thông, thúc đẩy,
động viên sinh viên tham gia cuộc thi và chủ trì cơng tác tổ chức. Tiếp đến, Ban Cố vấn
khởi nghiệp chịu trách nhiệm chuyên môn và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương
và quốc gia. Bên cạnh đó, các Khoa chuyên môn: hỗ trợ chuyên môn trong các hội thảo
giảng dạy hoặc coach/mentor cho sinh viên. Phòng ban hoặc Trung tâm phụ trách quan
hệ doanh nghiệp chịu trách nhiệm kết nối với doanh nghiệp nhằm kêu gọi các hỗ trợ về
kinh phí tài chính cũng như các hỗ trợ chuyên môn trong giảng dạy và đào tạo. Để thực
hiện tốt và đồng bộ cách hoạt động trên cần có một ban tổ chức có tất cả thành viên tham
gia từ các bộ phận nói trên đảm bảo cuộc thi thành công.
05- Hệ thống tài liệu
Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp địi hỏi rất nhiều các tài liệu cơng cụ biểu mẫu
hướng dẫn câu hỏi và trả lời đảm bảo tính chuyên nghiệp trong vận hành và tổ chức.
Các biểu mẫu cơ bản này cũng là thách thức với các trường tổ chức cuộc thi lần đầu.
Các biểu mẫu này tuy nhỏ nhưng đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng, uy
tín của cuộc thi.
06- Tài chính cho cuộc thi
Để tổ chức cuộc thi đòi hỏi nguồn kinh phí nhất định cho bốn hạng mục: chi phí
tổ chức và vận hành sự kiện trong cuộc thi và vận hành hàng ngày của cuộc thi như điện
thoại, mua tài khoản dạy online…; Chi phí về truyền thơng; Chi phí cho chuyên gia
thực hiện đào tạo và hướng dẫn; Chi phí cho nhóm tổ chức và quản lý cuộc thi. Trong
bốn hạng mục này chi phí đào tạo và hướng dẫn là khoản chi quan trọng và quyết định
thành công của cuộc thi. Theo kinh nghiệm của tác giả, chi phí này cần được hoạch định
khoảng 40- 50% ngân quỹ cuộc thi.
07- Chương trình đào tạo
744
Đảm bảo chuyên môn là thách thức quan trọng nhất trong tổ chức cuộc thi. Các
đơn vị mới tổ chức cuộc thi thường khó kêu gọi các giảng viên cũng như chun gia đào
tạo, Coach/Mentor có uy tín và kinh nghiệm. Các chuyên gia khởi nghiệp uy tín thường
tập trung hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Như đã đề cập, cuộc thi khởi
nghiệp cần nhiều tri thức từ nhiều thành phần giảng viên nên các tỉnh, địa phương khó
có thể tập hợp được đầy đủ lực lượng như tại các thành phố lớn. Một lý do khách quan
nữa đó là các tỉnh, địa phương ít có các doanh nghiệp lớn, quy mơ quốc gia nên nguồn
chuyên gia cho khởi nghiệp cũng hạn chế rất nhiều.
08- Ban giám khảo cuộc thi
Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp có chất lượng địi hỏi một Ban giám khảo có uy
tín, có chun mơn và có kinh nghiệm, cơng bằng. Ban giám khảo là thành phần quan
trọng hấp dẫn các bạn sinh viên tham gia cuộc thi. Ban giám khảo tốt giúp lựa chọn công
bằng các ý tưởng khởi nghiệp tốt, hỗ trợ các nhóm trong cuộc thi phát triển và xây dựng
ý tưởng tốt hơn. Để giải quyết các vấn đề nói trên nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc thi,
các vườn ươm cần tập trung trả lời câu hỏi “Khách hàng của cuộc thi Ý tưởng khởi
nghiệp là ai?” để từ đó phát hiện ra các vấn đề của khách hàng và đưa ra các giải pháp
xử lý nâng cao tính hiệu quả một cách hệ thống. Khách hàng của cuộc thi Ý tưởng khởi
nghiệp chính là các bạn sinh viên, có thể mở rộng ra cho thanh niên, và các học sinh cấp
3. Hiệu quả cuộc thi cần xét trên tiêu chí số lượng và chất lượng, cụ thể là số lượng để
thúc đẩy cho các bạn sinh viên tham gia càng nhiều càng tốt, trong khi đó về chất lượng
là tính sáng tạo, đổi mới, khả năng thực thi, và triển vọng thị trường của ý tưởng khởi
nghiệp. Bên cạnh giá trị về khởi nghiệp thì cuộc thi cũng là một cơng cụ tích hợp với
nội dung học tập tại đại học như kỹ năng, kiến thức, thái độ và quan trọng nhất kết nối
với nghiên cứu khoa học và học tập thực tiễn.
Theo kinh nghiệm tại Đại học Đà Nẵng nói chung và tại trường Bách khoa-Đại
học Đà nẵng nói riêng, khi tổ chức cuộc thi chúng tôi luôn luôn truyền tải giá trị của
cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp không những đào tạo về khởi nghiệp mà còn kiến tạo các
giá trị khác giúp cho sinh viên trả lời được câu hỏi lớn nhất đã nêu “Em khơng muốn
mở doanh nghiệp thì như vậy em tham gia vào cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sẽ nhận
được giá trị gì?”. Khi một bạn sinh viên tham gia vào cuộc thi, giá trị lớn nhất của sinh
viên đó có được chính là q trình sáng tạo dựa vào nghiên cứu khoa học để đưa ra giải
pháp xử lý một vấn đề hay là một cách thức để tạo ra giá trị của xã hội. Nếu nhìn nhận
trên góc cạnh này thì cuộc thi là một cơng cụ hiệu quả để giúp cho sinh viên phát triển
nghề nghiệp, phát triển được năng lực sáng tạo và nghiên cứu, rèn luyện các tri thức liên
quan công nghệ và phát triển các kỹ năng, trau dồi thái độ. Quan trọng nhất của cuộc thi
giúp cho các em phát triển những tâm thế quan trọng của lao động thế kỷ 21 như tâm
thế phát triển Growth Mindset, tâm thế chủ động trách nhiệm. Hơn thế nữa các bạn sẽ
được rèn luyện phát triển khả năng lãnh đạo khi tham gia vào các nhóm phát triển ý
tưởng.
III. Các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng và tác động của cuộc thi
745
Từ triết lý đó, cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp là một thành phần quan trọng trong
hệ thống đào tạo và phát triển sinh viên hướng tới nghề nghiệp vững chắc khi tốt nghiệp.
Cuộc thi ý tưởng là sân chơi, ở đó các bạn sinh viên có thể trưởng thành vượt lên chính
mình thơng qua học tập qua dự án - ý tưởng khởi nghiệp. Trong các cuộc thi Ý Tưởng
khởi nghiệp, chúng tôi luôn luôn lồng ghép các hoạt động để nhắm tới mục tiêu kép đó
là phát triển nghề nghiệp và khởi nghiệp cho các bạn sinh viên. Các cuộc thi đều có
những buổi đào tạo các kỹ năng cho sinh viên tham dự, ví dụ như tư duy sáng tạo, giải
quyết vấn đề và tư duy thiết kế. Ban tổ chức chủ trương mời các chuyên gia là từ các
doanh nghiệp để nhằm tạo ra mối quan hệ giữa các bạn sinh viên với doanh nghiệp để
giúp sinh viên hiểu và nhận thức về nghề nghiệp. Có thể nói, cuộc thi ý tưởng khởi
nghiệp nếu lên kế hoạch và vận hành tốt sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong việc làm sau
khi tốt nghiệp.
Ban tổ chức cuộc thi cũng cần xây dựng các mối kết nối với các hội doanh nghiệp,
các cựu học sinh cũng như các đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp của vùng và quốc
gia. Thông qua các mối kết nối này nhà trường sẽ nhận được các sự hỗ trợ về tài liệu về
giảng viên về kinh nghiệm triển khai các cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp. Một cách tiếp
cận thú vị đó là ban tổ chức cần tiếp cận các bạn startup đã tham gia các cuộc thi lớn và
quy mô cả nước để nhận được các kinh nghiệm, tài liệu và các tri thức trong các cuộc
thi đó. Một trong những tiêu chí chọn lựa chuyên gia cho cuộc thi khởi nghiệp bên cạnh
việc có chun mơn và và tâm huyết, các chuyên gia cần sở hữu một số lượng tài liệu
cũng như các công cụ và sẵn sàng chuyển giao miễn phí cho ban tổ chức. Các chuyên
gia này sẽ là nguồn lực con người quý giá nhằm xây dựng và hoàn thiện cuộc thi Ý
tưởng khởi nghiệp tại các trung tâm và tỉnh xa trong những bước đi đầu tiên.
Cuộc thi chính là một hoạt động vơ cùng quan trọng trong quá trình đào tạo phát
triển nhân lực, vì vậy chương trình cần phải được đầu tư nhằm có được bài giảng hệ
thống cho tồn bộ các hoạt động của cuộc thi. Bài giảng kiến tạo nền tảng chun mơn
cho cuộc thi vì nó được kế thừa sử dụng cho những cuộc thi ở các năm kế tiếp. Bài giảng
cần được phát triển theo những mục đã nêu ở trên về khởi nghiệp cũng như các kiến
thức kinh doanh sau khi thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp [3]. Bên cạnh đó, cuộc thi
cần tích cực tìm kiếm và đưa vào thư viện tri thức các tài liệu chuyên mơn có liên quan
tới khởi nghiệp. Chi tiết các tài liệu được nêu trong phụ lục của bài viết.
Như đã nói ở trên. cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp cần phải có một lực lượng Coach
và Mentor phong phú. Có thể nói lực lượng chuyên gia này kiến tạo những giá trị sắc
bén và khác biệt của cuộc thi, Tầm quan trọng của Coach và Mentor còn nhằm giúp cho
các bạn sinh viên phát triển về nghề nghiệp bên cạnh khởi nghiệp. Trong quá trình Coach
và Mentor, các chuyên gia sẽ chia sẻ rất nhiều các định hướng về công nghệ cũng như
các thách thức khi làm việc như thế nào. Thơng qua q trình tương tác với Coach và
Mentor, các bạn sinh viên còn học được cách làm việc cách tư duy của các chuyên gia.
Theo kinh nghiệm của tác giả, thời gian đào tạo và thời gian Coach và Mentor lần lượt
là 50 %.
746
Hiện tại, công nghệ, công cụ và nền tảng số phát triển rât nhanh cho phép một
trung tâm xa trung ương vẫn có thể tiếp cận hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
hiệu quả. Các trung tâm tổ chức cuộc thi nên tận dụng nền tảng online mạnh mẽ nhằm
chuyển đổi số các hoạt động hỗ trợ về khởi nghiệp. Ban tổ chức cuộc thi cần tập trung
số hóa tất cả hoạt động từ đào tạo cố vấn, truyền thông kết nối trong cuộc thi. Các tài
liệu hỗ trợ cho cuộc thi cũng được đưa lên trên mạng để nhằm giúp cho các bạn học
sinh, sinh viên có thể tiếp cận dễ ra các nguồn tư liệu hơn.
Bí quyết cuối cùng để tổ chức cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp chính là nếu như ban
tổ chức khơng có nội lực vững vàng thì triển khai các cuộc thi cũng như các hoạt động
hỗ trợ khởi nghiệp khác sẽ tốn rất nhiều nguồn lực bởi vì nếu đơn vị 100% phải nhờ các
chuyên gia và giảng viên từ bên ngồi thì chi phí sẽ rất cao. Bên cạnh đó, nếu khơng có
lực lượng chun gia tại chỗ thì các đơn vị tổ chức khó có thể tự đào tạo hấp thụ tri thức
từ bên ngồi để có thêm nội lực tự thực hiện các cuộc thi sau này. Vì vậy, các đơn vị
muốn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất phải có một hoặc hai chuyên gia được
đào tạo đầy đủ về các kiến thức cơ bản của khởi nghiệp. Các chuyên gia này sẽ chính
là đầu tàu hoặc cầu nối để kết nối toàn bộ với hệ sinh thái khởi nghiệp trên cả vùng và
của cả nước để mang về những nguồn lực như đã trao đổi nhằm thực thi cuộc thi Ý
tưởng khởi nghiệp. Các chuyên gia này sẽ giúp cho đơn vị tổ chức phát triển cuộc thi
bền vững với tri thức kiến tạo doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp, tri thức lãnh đạo…
dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo [4].
IV. Kết luận:
Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp là hoạt động căn bản và quan trọng nhất trong bất
kỳ một tỉnh, một trường đại học hay một vườn ươm khởi nghiệp. Để chuẩn bị phát triển
cuộc thi từ gốc, đơn vị tổ chức cần phát triển một hoặc hai chuyên gia cốt lõi để sau đó
các chuyên gi a này kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đem về
nguồn tri thức, nhân lực và quan trọng nhất tiếp thu tri thức bên ngồi để chuyển hóa
thành tri thức nội tại bên trong. Thơng qua q trình tương tác trực tiếp và online, cuộc
thi ý tưởng khởi nghiệp sẽ trở thành nam châm hút dần các nguồn lực tri thức, tài chính,
chun gia, quan hệ và cơng nghệ giúp cho đơn vị phát triển bền vững. Tất cả các hoạt
động trên cần dựa trên nguyên lý nền tảng cuộc thi khởi nghiệp không những phát triển
cho khởi nghiệp mà còn phát triển nghề nghiệp cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ứng dụng công nghệ 4.0, Nguyễn Văn Thái,
Nguyễn Quang Như Quỳnh, Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết năm học 2019-2020- trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh.
[2] Khởi nghiệp ngay – Sạt nghiệp luôn,Vũ Tuấn Anh, Nhà xuất bản Thanh niên, 2019
[3] Sách Khởi Nghiệp Kinh Doanh - Lý Thuyết, Quá Trình, Thực Tiễn, Donald F
Kuratko, phiên bản 10, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019.
747
[4] Sách Mở Cửa Khởi Nghiệp – Nhiều tác giả-Sách trong hội nghị trung ương đoàn
nhiệm kỳ 2017-2022, Nhà Xuất bản trẻ.
748