Hạ tầng khởi nghiệp – Nền tảng bền vững quốc gia khởi nghiệp
Lời tòa soạn: Ths Vũ Tuấn Anh Trưởng Dự Án Khởi Nghiệp Cộng Đồng Hoasen Group có hơn
20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp chia sẻ hai bài viết tâm huyết nhằm giúp
cho chúng ta có những góc nhìn sâu sắc về khởi nghiệp trong thời gian qua và định hướng
phát triển bền vững trong thời gian tới.
Trong năm 2016 các hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam diễn ra sôi nổi và đồng loạt. Chính phủ
đã thể hiện rõ quyết tâm thúc đẩy khởi nghiệp tại Việt Nam thành nền tảng phát triển kinh tế
thơng qua đổi mới mơ hình kinh doanh và phát triển. Trên bình diện các địa phương, chúng ta
đều thấy các hoạt động khởi nghiệp diễn ra mạnh mẽ và sơi động. Tuy nhiên gạt bỏ những
thành tích đó, khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều trăn trở nếu như chúng ta muốn
Việt Nam trở thành Quốc Gia Khởi Nghiệp. Các vấn đề nổi cộm đó như sau:
01- Thiếu tầm nhìn ,sứ mệnh và giá trị cho tồn bộ quốc gia khởi nghiệp: Chúng ta nói rất nhiều
về Quốc Gia Khởi Nghiệp Việt Nam trong năm 2016. Tuy nhiên Quốc Gia Khởi Nghiệp đó có
tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị rõ ràng nhằm định hướng Việt Nam khác biệt và tương đồng với
các mẫu hình khởi nghiệp trên thế giới như thế nào. Chúng ta chưa giải được bài tốn chúng ta
muốn gì thì rất khó định hướng tới thành cơng. Thiếu đi những yếu tố cốt lõi và nền tảng, Quốc
Gia Khởi Nghiệp Việt Nam chắc chắn không thể nào thành công bền vững.. Chúng ta cần xác
định rõ những giá trị chúng ta muốn từ Quốc Gia Khởi Nghiệp gắn kết với kế hoạch phát triển
tổng thể của Việt Nam. Những giá trị này sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ chương trình và hoạt
động khởi nghiệp. Quan trọng hơn nữa tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cần bắt nguồn từ những
điểm mạnh mà Việt Nam chúng ta sở hữu ví dụ nơng nghiệp, thân thiện, nguồn nhân lực trẻ, vị
trí địa lý...
02- Thiếu nhạc trưởng và bản kế hoạch tổng thể cả nước /vùng/địa phương: Khởi nghiệp cần
có một nhạc trưởng và bản kế hoạch tổng thể Master Plan cho toàn bộ quốc gia. Bảng Master
Plan này sẽ là định hướng cho các địa phương triển khai các hoạt động khởi nghiệp thống nhất
tạo kết quả tối đa. Bên cạnh đó chúng ta chưa thấy một nhạc trưởng phụ trách chính cho tổng
thể kế hoạch khởi nghiệp. Đây cũng là vấn đề của nhiều ngành tại Việt Nam.
03-Các hoạt động khơng có tính đột phá: Trên bình diện rộng chúng ta có thể thấy sự nhàm
chán đã xuất hiện trong các phong trào khởi nghiệp như những cuộc thi khởi nghiệp, hội thảo
khởi nghiệp, các hoạt động kết nối. Các hoạt động đó đã được thúc đẩy tối đa nhưng giá trị gia
tăng rất thấp thậm chí cịn mang giá trị âm ngược lại. Để Việt Nam trở thành Quốc Gia Khởi
Nghiệp, chúng ta rất cần các hoạt động và chương trình mang tính chất đột phá tạo ra những
giá trị vượt trội. Nhìn chung, các hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn mang nặng tâm lý an
toàn.
04- Thiếu các hoạt động dài hạn và hệ thống: Các hoạt động khơng mang tính chất dài hạn
thường chỉ kéo dài nhiều nhất là 3 tháng. Các hoạt động không hướng tới tạo ra các nền tảng
khởi nghiệp có thể được sử dụng bởi nhiều công ty, cá nhân khởi nghiệp để gia tăng giá trị.
Các chương trình hoạt động mang tính chất địa phương- một tỉnh thành phố tuy nhiên lại
hướng tới giải quyết các vấn đề mang tính chất đa khu vực thậm chí quốc tế ví dụ phát triển
sản phẩm ra thị trường quốc tế.
05- Chưa tạo ra những đầu vào vững chắc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp: Muốn thúc đẩy
số lượng và chất lượng của doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng ta cần tạo ra những đầu vào tốt
về chất lượng và nhiều về số lượng. Đâu vào của doanh nghiệp khởi nghiệp thường đề cập tới
đầu tư. Tuy nhiên đầu tư tài chính chỉ là một phần trong cơng thức 5 M cần thiết để xây dựng
doanh nghiệp bao gồm Manpower / nhân lực, Machine/ Máy móc trang thiết bị, Material/
Nguyên vật liệu, Money / Tiền bạc, Method/ cách thức – sáng tạo đổi mới.
06- Thiếu sự kết hợp và kế thừa giữa các hoạt động và chương trình khởi nghiệp: Các hoạt
động và chương trình khởi nghiệp khơng mang tính chất kế thừa và kết hợp theo chiều ngang.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy trong các cuộc thi khởi nghiệp qua các năm nhưng hình thức và
giá trị khơng thay đổi là bao nhiêu. Trong cùng một thành phố hay địa phương có thể trong
cùng thời gian diễn ra các sự kiện na ná giống nhau dẫn tới nguồn lực sử dụng không hiệu quả.
07- Các hoạt động dư thừa không hiệu quả: Các hoạt động thường giống nhau dẫn tới dư thừa
và lãng phí tài ngun. Khơng gian làm việc chung là một ví dụ cụ thể. Tại TP HCM có hàng
chục khu khơng gian làm việc chung dẫn tới chi phí thuê sụt giảm – hao tổn nguồn lực các đơn
vị hỗ trợ khởi nghiệp và tỷ lệ sử dụng rất thấp do thiếu stratup. Trong khi đó có rất nhiều hoạt
động cần được đầu tư nguồn lực hỗ trợ cho khởi nghiệp như trang thiết bị, vốn mồi.
08- Khơng có hệ thống đo lường mức độ hiệu quả đồng nhất : Khơng có đo lường có nghĩa là
khơng kiểm sốt được hiệu quả. Tồn bộ các hoạt động khởi nghiệp cần có hê thống chỉ tiêu
đo lường thống nhất từ trung ương tới địa phương tới từng đơn vị/ chức năng hỗ trợ khởi
nghiệp tại địa phương . Bên cạnh đó hệ thống chỉ tiêu đo lường này cần đo được sự phối hợp
giữa các chức năng hỗ trợ trong một địa phương/ tỉnh khởi nghiệp và giữa các địa phương với
nhau.
Khởi nghiệp Việt Nam đang được đầu tư rất nhiều nguồn lực tài chính, cam kết, nhân lực từ
các cấp, ngành cũng như trong xã hội. Tuy nhiên các nguồn lực đó chưa có được một khung
hệ thống nhằm kết nối và cộng hưởng sức mạnh của từng nguồn lực. Năm 2017, chúng ta rất
cần có một cách tiếp cận mới kế thừa những cái đã thực hiện được và hạn chế những điểm
chưa hiệu quả nhằm thúc đẩy Việt Nam trở thành Quốc Gia Khởi Nghiệp. Hạ Tầng Khởi Nghiệp
chính là nền tảng của nhiệm vụ quan trọng đó.
Quốc gia khởi nghiệp: Cần hạ tầng khởi nghiệp vững mạnh
Mọi nguồn lực đầu tư cần hướng tới tạo dựng hạ tầng khởi nghiệp và vận hành hiệu quả hệ
sinh thái khởi nghiệp dựa trên hạ tầng khởi nghiệp sẵn có.
Trong năm 2016, tơi nhận được lời nhờ giúp đỡ của ba tỉnh nhằm xây dựng kế hoạch khởi
nghiệp của tỉnh/địa phương hưởng ứng phong trào Quốc Gia Khởi Nghiệp. Các tỉnh hiện tại
ngay cả TP HCM và Hà nội đang cố gắng xây dựng kế hoạch nhằm thúc đẩy khởi nghiệp có nội
dung tương tự nhau như nguồn lực cam kết, số lượng mục tiêu startup hình thành và các hạng
mục thực thi. Cách làm đó tưởng chừng hiệu quả nhưng về mặt bản chất thì lại đi ngược với
startup.
Eric Ries tác giả sách Khởi Nghiệp Tinh Gọn – kinh thánh khởi nghiệp có đề cập: khởi nghiệp là
nhằm giải quyết bài toán cả đầu bài lẫn cách giải đều không rõ ràng. Mỗi tỉnh và địa phương
đều không biết rõ bối cảnh khởi nghiệp của mình như thế nào và giải bài tốn đầu ra.
Thơng thường bài tốn đầu ra được quy đổi bằng số doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trên
địa bàn thành phố/tỉnh. Câu hỏi lãnh đạo hay hỏi các giám đốc vườn ươm và các chuyên gia
phụ trách thúc đẩy khởi nghiệp tại địa phương như: “ Đã ươm được bao nhiêu doanh nghiệp
rồi?, Đã ươm được bao nhiêu doanh nghiệp thành cơng? Đã có công ty nào gọi vốn thành công
chưa? Sao lâu thế mà chưa có kết quả gì? Có cần đầu tư hay khơng?”
Các câu hỏi đó chỉ phù hợp với vận hành và quản lý các công việc khi chúng ta đã biết rõ đầu
bài. Địa phương có đầu tư 500 tỷ cho khởi nghiệp nhưng trả lời cùng với 500 tỷ thì có đảm bảo
được 100 doanh nghiệp Startup hay khơng thì chúng ta khơng trả lời được. Nếu đầu tư gấp đơi
1000 tỷ thì có đảm bảo 100 doanh nghiệp hay không, câu trả lời cũng không đảm bảo. Startup
là mơi trường rủi ro rất lớn và khơng có gì đảm bảo rằng chúng ta nhận được kết quả cho dù
đầu tư rất nhiều về nguồn lực và thậm chí nhiều hơn.
Hạ tầng khởi nghiệp là đáp án giải quyết vấn đề khó khăn trên. Thay vì chúng ta quan tâm và
sử dụng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp là chỉ số đo lường hiệu quả startup, chúng ta có
thể sử dụng hạ tầng khởi nghiệp làm thước đo. Logic của vấn đề đó là một Quốc Gia Khởi
Nghiệp cần có một hạ tầng khởi nghiệp vững mạnh và bền vững.
Mọi nguồn lực đầu tư cần hướng tới hai việc: Tạo dựng hạ tầng khởi nghiệp và vận hành hiệu
quả hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên hạ tầng khởi nghiệp sẵn có. Nếu chúng ta làm tốt cả hai
việc thì sẽ đảm bảo số lượng startup hình thành với nguồn lực hiệu quả nhất. Theo quan điểm
tác giả, các địa phương nên lập kế hoạch chi tiết để xây dựng hạ tầng khởi nghiệp của tỉnh kết
nối tạo dựng hạ tầng khởi nghiệp của cả nước. Hạ tầng khởi nghiệp bao gồm các thành phần
như sau:
Hạ tầng khởi nghiệp xã hội: Hạ tầng khởi nghiệp xã hội đề cập mức độ xã hội đánh giá, nhìn
nhận và ủng hộ phong trào startup. Hạ tầng xã hội là thành phần quan trọng nhất tạo nền tảng
cho tất cả các hoạt động khởi nghiệp. Mức độ xã hội dung nạp và ủng hộ startup sẽ kích thích
cho các sáng lập viên tạo dựng công ty. Tại Việt Nam, hạ tầng khởi nghiệp xã hội này cịn yếu
vì chúng ta chưa có một văn hóa khởi nghiệp tích cực. Một thành tố quan trọng trong hạ tầng
khởi nghiệp xã hội đó chính là các sở ban ngành thuộc nhà nước. Tâm thế và thái độ của hệ
thống này đóng vai trị quan trọng trong hạ tầng khởi nghiệp xã hội.
Hạ tầng khởi nghiệp khách hàng: Khách hàng là nguồn đầu tư từ xã hội cho startup thông qua
mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ startup. Khách hàng đóng vai trị quan trọng nhất quyết định
sự tồn vong của startup. Chính phủ là nhân tố quyết định chính tiến hành thúc đẩy xây dựng xu
hướng tiêu dùng và ủng hộ cho các sản phẩm startup.
Hạ tầng khởi nghiệp pháp lý: Hạ tầng khởi nghiệp pháp lý bao gồm các bộ luật và nghị định quy
định môi trường pháp lý cho khởi nghiệp triển khai. Chúng ta có thể thấy trong năm 2016, hạ
tầng pháp lý này đang được nhà nước hoàn thiện đầy đủ.
Hạ tầng khởi nghiệp nhân lực: Hạ tầng khởi nghiệp nhân lực bao gồm các trường đại học, các
trung tâm đào tạo nhằm cung cấp nhân lực cho khởi nghiệp bao gồm sáng lập, quản lý và nhân
viên khỏi nghiệp. Hạ tầng khởi nghiệp nhân lực còn bao gồm các đơn vị cung cấp dịch vụ nhân
sự như tuyển dụng và đào tạo cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong hạ tầng khởi nghiệp nhân
lực vai trò cộng đồng giảng viên và chuyên gia giảng dạy và đào tạo khởi nghiệp đóng vai trị
then chốt nhất.
Hạ tầng khởi nghiệp thơng tin: Hạ tầng khởi nghiệp thơng tin này chính là nền tảng các startup
có thể sử dụng cho sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó hạ tầng khởi nghiệp thơng tin có thể
hiểu là hệ thống thơng tin hỗ trợ toàn bộ cho các hạ tầng khởi nghiệp khác. Ví dụ tồn bộ các
giảng viên và chun gia coaching/mentoring được cập nhật trên hệ thống thông tin . Bất kỳ
startup nào cũng có thể biết và tiếp cận nhận sự trợ giúp.
Hạ tầng khởi nghiệp tri thức: Hạ tầng tri thức bao gồm các tri thức khởi nghiệp ví dụ khởi
nghiệp tinh gọn, design thinking áp dụng trong khởi nghiệp. Nó cịn chứa đựng các thành tố
nhằm thúc đẩy sự trao đổi và phát triển của tri thức trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Hạ tầng khởi
nghiệp tri thức có thể bao gồm các thư viện tri thức, các hoạt động coaching/mentoring, các
chương trình chuyển giao cơng nghệ từ nước ngoài.
Hạ tầng khởi nghiệp tri thức nhằm đảm bảo nguồn tri thức cho hệ sinh thái khởi nghiệp được
tiếp nhận, tồn trữ và đưa vào sử dụng hiệu quả trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Một ví dụ cụ thể
của sự thiếu vắng hạ tầng khởi nghiệp tri thức đó chính là Design Thinking – tư duy về sáng tạo
và đổi mới. Design thinking đã được áp dụng rất nhiều trong đổi mới sáng tạo tại nước ngoài
nhưng chưa có nhiều tại Việt Nam. Xác lập khái niệm hạ tầng khởi nghiệp tri thức đảm bảo các
tri thức cập nhật nhất tới được cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Hạ tầng khởi nghiệp dịch vụ: Hạ tầng khởi nghiệp dịch vụ bao gồm mức độ sẵn có, chi phí và
tính chuyên nghiệp của các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp như thành lập cơng ty, kế tốn v/v. Tại
Việt Nam chúng ta có được hạ tầng khởi nghiệp dịch vụ khá hồn hảo tuy nhiên chi phí cần
giảm bớt tạo điều kiện cho startup hoạt động lâu dài.
Hạ tầng khởi nghiệp tài chính: Hạ tầng khởi nghiệp tài chính đề cập tới các tổ chức tài chính,
ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm, cộng đồng đầu tư thiên thần sẵn sàng đưa vốn đầu tư cho
các doanh nghiệp startup. Hạ tầng khởi nghiệp tài chính cịn bao gồm các hình thức khác như
mua bán nợ hoặc vốn trong các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hạ tầng khởi nghiệp phần cứng/máy móc trang thiết bị: Có rất nhiều hoạt động khởi nghiệp địi
hỏi trang thiết bị máy móc. Các hình thức cho th hay các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có các
trang thiết bị cần thiết sẽ hình thành nên hạ tầng khởi nghiệp phần cứng này. Các cơng ty lớn
đóng vai trò rất quan trọng khi họ đang sở hữu một số lượng trang thiết bị có thể hỗ trợ cho
khởi nghiệp.
Hạ tầng khởi nghiệp kết nối: hạ tầng kết nối bao gồm các hoạt động kết nối các thành phần
trong hệ sinh thái tại thành phố/ tỉnh, kết nối các thành phố/ tỉnh trong Việt Nam và kết nối giữa
Việt Nam và quốc tế. Hạ tầng kết nối nhằm cộng hưởng và tạo ra những giá trị mới thông qua
sự tương tác giữa các thành phần hệ sinh thái Việt Nam và quốc tế.
Hạ tầng khởi nghiệp nhà xưởng: hạ tầng nhà xưởng bao gồm các giải pháp linh hoạt về vị trí,
diện tích, giá cả nhằm giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được mặt bằng sản xuất
và văn phòng hiệu quả cao.
Hạ tầng khởi nghiệp công nghệ và nghiên cứu và phát triển: các startup trong công nghệ rất
cần các nghiên cứu cơ bản. Ví dụ một startup về trí thơng minh nhân tạo sẽ cần các nghiên
cứu mơ phỏng quy trình ra quyết định của con người. Các viện nghiên cứu và trường đại học
đóng vai trị quan trọng cấu thành nên hạ tầng này.
Như vậy, việc quan trọng nhất để biến Việt Nam thành Quốc Gia Khởi Nghiệp là cần đầu tư
mạnh mẽ và nhanh chóng kiến tạo Hạ Tầng Khởi Nghiệp. Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp và Hạ
Tầng Khởi Nghiệp là hai mặt của vấn đề - cộng sinh và cùng nhau phát triển.
Trong những năm qua, chúng ta đã đầu tư rất nhiều nhưng chưa có định hướng xây dựng Hạ
Tầng Khởi Nghiệp. Nhà nước là vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng Hạ Tầng Khởi
Nghiệp. Bài thứ 3 trong loạt bài sẽ đề cập vai trò Hạ Tầng Khởi Nghiệp trong Quốc Gia Khởi
Nghiệp tại Việt Nam./.
Hạ tầng khởi nghiệp: Yếu tố then chốt của quốc gia khởi nghiệp
Quốc gia khởi nghiệp Việt Nam chỉ có thể thành cơng khi hai yếu tố Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp
và Hạ Tầng Khởi Nghiệp tương tác với nhau chặt chẽ theo mối quan hệ cộng sinh. Hệ Sinh
Thái Khởi Nghiệp đã tạo ra và cấu thành Hạ Tầng Khởi Nghiệp. Các thành phần Hệ Sinh Thái
Khởi Nghiệp như vườn ươm, quỹ đầu tư, trường đại học có mục tiêu hoạt động cùng nhau
kiến tạo Hạ Tầng Khởi Nghiệp.
Mỗi thành phần Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đều đóng góp ít nhiều vào các thành phần Hạ Tầng
Khởi Nghiệp. Đáp trả lại, Hạ Tầng Khởi Nghiệp chính là đầu vào của Hệ Sinh Thái Khởi
Nghiệp. Sau đây là một số chia sẻ chúng ta sử dụng Hạ Tầng Khởi Nghiệp như thế nào nhằm
biến Việt Nam trở thành Quốc Gia Khởi Nghiệp
Nhạc trưởng và bản kế hoạch Master Plan: Để Việt Nam mau chóng trở thành Quốc Gia Khởi
Nghiệp, chúng ta cần một tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ cho vấn đề này. Ủy ban khởi
nghiệp quốc gia National Enterpreneur Committee- NEC cần phải được thành lập. Ủy ban này
sẽ là đầu mối chính thức của chính phủ chịu trách nhiệm tiếp nhận/phân bổ và triển khai các
hoạt động khởi nghiệp toàn quốc. NEC sẽ chịu trách nhiệm thiết kế bảng kế hoạch tổng thể
phát triển khởi nghiệp toàn quốc- Master Plan.
Bảng kế hoạch khởi nghiệp tổng thể sẽ bao gồm định hướng, chỉ dẫn cho các vùng/thành phố/
tỉnh/địa phương xây dựng kế hoạch riêng của mình kết hợp chặt chẽ với Master Plan tạo ra Hạ
Tầng Khởi Nghiệp và vận hành Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp.
Tập trung nguồn lực chính phủ: Chính phủ có rất nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Các
thành phố/ địa phương cũng có rât nhiều các chương trình có nguồn gốc tiền từ nguồn vốn
chính phủ hỗ trợ cho khởi nghiệp. Bên cạnh nguồn vốn chính phủ cho khởi nghiệp cịn có các
nguồn vốn của các tổ chức / định chế tài chính quốc tế hỗ trợ cho khởi nghiệp. Khởi nghiệp còn
có các nguồn vốn hỗ trợ từ các tập đồn lớn trong và ngoài nước. Các nguồn vốn này cần
được tập trung về một đơn vị thống nhất – NEC.
Dựa trên bản kế hoạch tổng thể Master Plan và các bản kế hoạch của từng địa phương, vốn hỗ
trợ khởi nghiệp sẽ được phân bổ hiệu quả. Nguồn lực cho khởi nghiệp sẽ bao gồm hai phần
01- Phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp 02- Vận hành Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp để tạo ra các
doanh nghiệp khởi nghiệp.
Xác định mức độ ưu tiên và quy mô phát triển: Mục tiêu nào cũng quan trọng tuy nhiên mức độ
ưu tiên là khác nhau. Hạ tầng khởi nghiệp sẽ chỉ rõ những khu vực nào chúng ta cần phải ưu
tiên phát triển. Theo quan điểm tác giả- hạ tầng tri thức và nhân lực sẽ là mối ưu tiên số một
trong năm 2017. Chúng ta không thể phát triển bền vững nếu thiếu đi nguồn nhân lực. Các hoạt
động khởi nghiệp trong những năm qua có những vấn đề nổi cộm xuất phát từ sự không phù
hợp giữa mục tiêu và phạm vi chương trình.
Có rất nhiều hoạt động khởi nghiệp phải mang tính chất vùng/ quốc gia hiện tại đang được từng
địa phương làm riêng biệt không hiệu quả như mong muốn và thiếu đi sức mạnh của sự tập
trung. Nguồn lực chúng ta đã hạn chế lại còn manh mún rời rạc Ví dụ vấn đề vốn cho khởi
nghiệp khơng thể giải quyết hiệu quả thông qua thành phố / địa phương nào cũng lập ra quỹ hỗ
trợ khởi nghiệp.
Tất cả những chương trình hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp cần được quy về một chương trình lớn
do NEC thực hiện và mỗi địa phương dựa vào chương trình Cấp Vốn Khởi Nghiệp Quốc Gia do
NEC để thực hiện triển khai từng địa phương. Tiếp cận Hạ Tầng Khởi Nghiệp sẽ giúp chúng ta
định hướng rõ ràng quy mô cần thự hiện của từng chương trình/ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
Tập trung phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp: mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của NEC đó
chính là phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp Việt Nam một cách hiệu quả. Các hạ tầng như tri thức,
nhân lực, công nghệ, trang thiết bị, xã hội và khách hàng chưa được đầu tư đầy đủ sẽ được
thúc đẩy mạnh mẽ. Quan trọng nhất NEC sẽ có kế hoạch phát triển và lâu dài từng hạ tầng
theo thời gian tránh được các hoạt động mang tính chất phong trào. Thơng qua NEC và Master
plan, khởi nghiệp Việt Nam tránh được những khoản đầu tư trùng lắp ví dụ khu làm việc chung
= co working space .
Thực hiện những chương trình dài hạn và đột phá: Khởi nghiệp Việt Nam còn thiếu rất nhiều
các chương trình dài hạn xây dựng nền tảng. NEC sẽ là tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế và
vận hành các chương trình dài hạn trên 1 năm cho hoạt động khởi nghiệp. Các chương trình
dài hạn này sẽ mang lại lợi ích cho các tỉnh và địa phương.
Các địa phương sẽ đầu tư vào những chương trình khác và tận dụng những chương trình dài
hạn của Hạ Tầng Khởi Nghiệp. Tiếp cận theo Hạ Tầng Khởi Nghiệp sẽ giúp chúng ta mạnh dạn
đầu tư đột phá. Quy mơ lớn hơn sẽ giúp các chương trình đột phá tăng thêm khả năng thành
công và hiệu quả.
Phân định rõ ràng phạm vi hoạt động của từng địa phương và từng đơn vị trong hệ sinh thái
khởi nghiệp: Thông qua NEC và hạ tầng khởi nghiệp , các hoạt động sẽ được tích hợp hiệu quả
hơn. Ví dụ các cuộc thi khởi nghiệp nên chỉ giao cho Đoàn thanh niên cộng sản/ trường đại học
thực hiện. Các đơn vị khác không nên tổ chức các cuộc thi do nguồn lực khơng hiệu quả bằng
hai tổ chức nói trên.
Tương tự như vậy, nông nghiệp sạch và xanh nên được giao cho các tỉnh như Cần Thơ là đầu
tầu phát triển tránh tỉnh nào cũng khởi nghiệp nông nghiệp xanh sạch manh mún. Một ví dụ nữa
đó là cơng tác xây dựng giáo trịnh khởi nghiệp trong trường đại học và đào tạo giảng viên khởi
nghiệp và đổi mới sáng tạo cho hệ thống đại học. Chương trình này nên giao cho một trường
đại học ví dụ Đại Học Quốc Gia TP HCM thực hiện do nhà trường đã thực hiện cơng tác này
trong vịng hai năm gần đây trong khối trường đại học. Các hoạt động này sẽ làm tăng tính hiệu
quả sử dụng nguồn vốn lên rất nhiều trong hỗ trợ khởi nghiệp.
Tận dụng nguồn lực quốc tế: Tương tự các hoạt động trong nước, Hạ Tầng Khởi Nghiệp sẽ chỉ
rõ những hoạt động nào cần sự hỗ trợ hay kết hợp thực hiện với các tổ chức quốc tế. Các
nguồn lực quốc tế sẽ được định hướng để tạo sức mạnh cộng hưởng tối đa với các nguồn lực
trong nước. Ngoài ra , các tổ chức quốc tế sẽ cam kết nguồn lực nhiều hơn khi chúng ta có
NEC và Master Plan cho phát triển khởi nghiệp tại Việt Nam. Thông qua NEC và Master Plan,
nhà tài trợ đánh giá được hiệu quả của nguồn lực tài trợ rõ ràng và minh bạch.
Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả: Song song với việc thành lập kế hoạch phát triển khởi
nghiệp tổng thể Master Plan và Hạ Tầng Khởi Nghiệp , hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sẽ
được hình thành. Có hai loại hệ thống chỉ tiêu đánh giá 01- hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển
Hạ Tầng Khởi Nghiệp 02- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các hoạt động triển khai trả lời cho câu hỏi
chúng ta đã ươm tạo được bao nhiêu doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.Trong thời gian
đầu tiên, Hạ Tầng Khởi Nghiệp cần được đầu tư và phát triển đầy đủ. Một khi Hạ Tầng Khởi
Nghiệp được hình thànhhồn thiện, chắc chắn Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành Quốc Gia
Khởi Nghiệp.
Năm 2017 sẽ là năm bản lề quyết định Việt Nam có trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp hay không. Mục tiêu càng lớn bao nhiêu càng địi hỏi chúng ta phải có một cỗ máy hồn
thiện để thực hiện nó. Cỗ máy đó chính là Ủy Ban Khởi Nghiệp Quốc Gia- NEC có nhiệm vụ là
tổng chỉ huy tồn bộ hoạt động khởi nghiệp trên toàn quốc. Mục tiêu của NEC bao gồm xây
dựng phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp và điều phối hoạt động của toàn bộ Hệ Sinh Thái Khởi
Nghiệp. Một lần nữa bài toán quan trọng nhất của khởi nghiệp chính là sự tập trung, quyết đồn
và đột phá lại xuất hiện tại đây. Chúc cho năm 2017 sẽ là năm Quốc Gia Khởi Nghiệp Việt Nam
thành công./.
Kết nối hạ tầng khởi nghiệp địa phương và quốc gia
Hạ tầng khởi nghiệp là cách tiếp cận hệ thống và hiệu quả cho các địa phương thúc đẩy và hỗ
trợ khởi nghiệp.
Khái niệm hạ tầng thay đổi hoàn toàn tâm thế của các lãnh đạo địa phương. Thay vì chúng ta
tập trung vào kết quả - doanh nghiệp khởi nghiệp, các địa phương sẽ tập trung quan tâm vào
phát triển hạ tầng khởi nghiệp của địa phương để tạo ra phong trào khởi nghiệp bền vững. Hạ
tầng khởi nghiệp mang lại những giá trị như sau cho các địa phương
Xác định rõ vai trị của địa phương trong tồn bộ hạ tầng và hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia:
Quốc gia khởi nghiệp địi hỏi tồn bộ các địa phương phải đi song hành và cộng hưởng. Mỗi
địa phương cần xác định rõ thế mạnh, đóng góp gì cho hạ tầng khởi nghiệp quốc gia. Các địa
phương cũng cần nhận thức những gì địa phương có thể tận dụng hạ tầng khởi nghiệp quốc
gia cho các hoạt động khởi nghiệp tại địa phương.
Thống nhất phương pháp tiếp cận: Khơng có hạ tầng khởi nghiệp, các sở ban ngành rất lúng
túng không xác định được phương hướng tiếp cận chung. Thông qua khái niệm này, tất cả các
thành phần đều có mục đích chung – xây dựng hạ tầng khởi nghiệp địa phương cộng hưởng
với hạ tầng khởi nghiệp toàn quốc. Khi có mục đích chung, kế hoạch triển khai sẽ rất dễ dang.
Quyết định- đo lường và đánh giá hiệu quả đầu tư: Do khơng có mục tiêu cụ thể nên các địa
phương rất khó đánh giá hiệu quả đầu tư thúc đẩy khởi nghiệp. Hạ tầng khởi nghiệp đã giúp
các địa phương hiện thực và đo lường kết quả khởi nghiệp ngay khi chưa hình thành ra các
doanh nghiệp khởi nghiệp làm giảm sức ép về hiệu quả đầu tư. Với cách tiếp cận hạ tầng khởi
nghiệp, các địa phương thấy rõ mục tiêu, giá trị của đầu tư và kết quả cuối cùng của các
chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Hơn thế nữa địa phương có thể mạnh dạn đầu tư những
khoản kinh phí lớn phát triển hạ tầng khởi nghiệp từ 1- 3 năm thay vì trước đây trong thời gian
ngắn hạn.
Xác định rõ vai trò từng sở ban ngành: Căn cứ vào các loại hạ tầng khởi nghiệp và chức năng
nhiệm vụ của từng sở ban ngành, các địa phương có thể giao các chương trình khởi nghiệp
phù hợp với từng điểm mạnh chức năng. Đoàn thanh niên phụ trách xây dựng hạ tầng xã hội,
khách hàng, tri thức v/v là phù hợp nhất thay vì kiêm nhiệm thêm quản lý vốn cho khởi nghiệp.
Sở khoa học công nghệ phụ trách phát triển hạ tầng nghiên cứu, trang thiết bị và tri thức phù
hợp với điểm mạnh của sở.
Kết nối hạ tầng khởi nghiệp địa phương và quốc gia: Thông qua đánh giá kết nối giữa hạ tầng
khởi nghiệp địa phương và quốc gia, các địa phương dễ dàng xác định các hạ tầng nào có thể
tận dụng từ trung ương và các hạ tầng nào địa phương sẽ đầu tư và phát triển mạnh. Một tỉnh
tại miền Tâycó thể khơng cần chú ý nhiều về phát triển nhân lực vì có thể tận dụng nguồn lực
sinh viên từ các trường đại học tại Cần Thơ quay về phục vụ địa phương. Sử dụng đầu ra từ
các hạ tầng khởi nghiệp từ các địa phương khác sẽ giảm chi phí và tăng hiệu quả khởi nghiệp
tại các địa phương lên rất nhiều.
Đầu tư chiều sâu có trọng điểm: Dựa trên những điểm mạnh vốn có, các địa phương có thể
chọn lựa các trọng điểm mà hạ tầng khởi nghiệp quốc gia chưa có nguồn lực phát triển. Ví dụ
Nha trang là nơi có tiềm năng về du lịch. Tỉnh có thể đầu tư mạnh mẽ thúc đẩy hệ sinh thái
khởi nghiệp du lịch nhằm tận dụng nguồn lực và phát huy tối đai hiệu quả khởi nghiệp. Ngồi
ra, các tỉnh khơng nhất thiết phải phát triển hết tất cả các loại hạ tầng khởi nghiệp, ví dụ tỉnh
Đắc Nơng có thể chỉ tập trung phát triển hạ tầng khởi nghiệp đất đai cho các chương trình nơng
nghiệp xanh sạch do quỹ đất của tỉnh có nhiều và với chi phí thấp hơn các tỉnh khác. Tương tự
như vậy , Bình Dương có thể tập trung thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tới các diện
tích nhà xưởng từ 500-1000 m2 do tỉnh có thế mạnh về các khu công nghiệp gần kề TP HCM.
Kết nối hạ tầng khởi nghiệp vùng: Các địa phương hiện tại có các chương trình khởi nghiệp
giống nhau. Các hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nếu như các tỉnh liên kết thành vùng hỗ trợ
cho khởi nghiệp. Bình Dương và Đồng Nai có thể liên kết tạo ra hạ tầng khởi nghiệp cho các
doanh nghiệp tập trung về sản xuất. Trong khi đó các tỉnh miền Tây có thể liên kết tạo hạ tầng
khởi nghiệp cho nông nghiệp xanh sạch. Ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hịa có thể
liên kết thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Hạ tầng khởi nghiệp vùng còn giúp phát
triển hạ tầng khởi nghiệp xã hội và khách hàng về lâu dài.
Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp trên cả nước: Thông qua hạ tầng khởi nghiệp quốc gia, các địa
phương có thể nhanh chóng kết nối và triển khai các đơn vị/ trung tâm trong hệ sinh thái khởi
nghiệp để học tập và cùng phát triển. Trong năm 2016, Saigon Innovation Hub - SIHUB là mơ
hình thúc đẩy khởi nghiệp thành công, thông qua hạ tầng khởi nghiệp, các địa phương có thể
học tập và triển khai các kinh nghiệm của SIHUB
Hạ tầng khởi nghiệp chính là nguồn gốc của hệ sinh thái khởi nghiệp. Tiếp cận hạ tầng khởi
nghiệp sẽ giúp cho tất cả các địa phương và quốc gia Việt Nam có tiếng nói chung về khởi
nghiệp. Hạ tầng khởi nghiệp là định hướng và mục tiêu của nguồn lực nhằm phát triển Quốc
Gia Khởi Nghiệp. Thông qua hạ tầng khởi nghiệp, các nguồn lực sẽ được tập trung và phát
triển hệ thống trên toàn quốc./.
Ủy ban khởi nghiệp quốc gia – bộ não quốc gia khởi nghiệp
Trên thực tế chúng ta nhận thấy khi triển khai các hoạt động khởi nghiệp có thời gian chậm, các
chính sách không hiệu quả và chồng chéo nhau, nguồn lực nhà nước và xã hội không tập
trung. Ủy ban khởi nghiệp quốc gia – National Enterpreneur Committee sẽ là giải pháp tốt cho
các vấn đề này thông qua các điểm như sau:
Cơ cấu NEC
Khởi nghiệp tại Việt Nam do rất nhiều cơ quan cùng thực hiện. NEC cần có đại diện đầy đủ các
bộ ban ngành liên quan tới khởi nghiệp. Tuy nhiên, những thành viên chính nên đến từ Đồn
thanh niên, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài
chính là những đơn vị chịu trác nhiệm nhiều nhất trong thúc đẩy khởi nghiệp. Bên cạnh đó các
thành viên cũng cần phải có đại diện các tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp phi chính phủ và quốc
tế. Một cơ cấu tốt sẽ là nền tảng cho NEC phát triển hiệu quả.
Lập kế hoạch tổng thể cho phát triển khởi nghiệp: NEC có trách nhiệm chính lập kế hoạch
Master Plan cho toàn bộ hạ tầng khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp và các chương trình
phát triển khởi nghiệp cấp quốc gia cùng với các bộ và ngành liên quan. NEC làm tốt kế hoạch
hơn các bộ và ngành chức năng do NEC có góc nhìn tổng thể và hệ thống. Lý do quan trọng
thứ hai NEC có đầy đủ nhân lực có kinh nghiệm khởi nghiệp sẽ thiết lập kế hoạch khả thi và
hiệu quả hơn từng bộ ngành riêng lẻ.
Tư vấn và giải quyết cho Chính phủ, Bộ ngành các vấn đề về khởi nghiệp: Trong năm 2016
chúng ta thấy sự kiện điều luật 292 gây nhiều khó khăn cho cộng đồng khởi nghiệp và Chính
phủ. Nếu có NEC thì những vấn đề này sẽ được xem xét và tư vấn trước khi có hiệu lực. NEC
cũng sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề cộng đồng khởi nghiệp gặp phải và đưa ra các chọn lựa
cho Chính phủ và bộ ban ngành quyết định xử lý. NEC sẽ là nơi đầu tiên giúp cho chính phủ
trong các vấn đề về khởi nghiệp.
Tư vấn và hỗ trợ địa phương về khởi nghiệ Tương tự như đối với trung ương, NEC sẽ là đơn
vị song hành với các địa phương trong công tác lập kế hoạch và thực thi. NEC sẽ làm giảm áp
lực rất nhiều đặc biệt cho các địa phương trong xây dựng hạ tầng và hệ sinh thái khởi nghiệp.
Các địa phương tận dụng được nguồn tri thức và kinh nghiệm của NEC hiệu quả.
Hỗ trợ triển khai các chương trình hành động cụ thể: NEC sẽ là một đơn vị hỗ trợ cho các
chương trình hành động cụ thể của các sở ban ngành và địa phương. Với kinh nghiệm triển
khai, khả năng thành công các chương trình sẽ tăng lên đáng kể khi có sự tham gia của NEC
trong suốt chương trình. Tham gia vào các chương trình cụ thể , các địa phương cịn có thể
nhận được kết nối với các chương trình khác tương tự thông qua NEC.
Tận dụng nguồn lực và tri thức: Thông qua mối kết nối các địa phương, NEC dễ dàng huy
động các nguồn lực và tri thức từ địa phương này áp dụng sang địa phương khác. Ví dụ một
trường đại học tại TP HCM đã có các hoạt động khởi nghiệp tốt cho các bạn sinh viên. Thơng
qua NEC, phương thức triển khai sẽ nhanh chóng chuyển giao tới tất cả các trường đại học
khác.
Trực tiếp triển khai các chương trình: Bên cạnh việc hỗ trợ, NEC có thể trực tiếp triển khai các
chương trình khởi nghiệp. Các chương trình mang tính chất quy mơ vùng và dài hạn nên để
NEC quản lý và triển khai để mang lại hiệu quả tốt hơn các tỉnh đơn lẻ triển khai.
Xây dựng hệ thống KPI: Chúng ta rất cần hệ thống KPI đo lường hiệu quả cho phong trào hỗ
trợ khởi nghiệp. NEC là đơn vị thích hợp xây dựng hệ thống KPI và đo lường trong cả nước.
Như trao đổi trong bài báo trước, hệ thống KPI đòi hỏi cần xây dựng đo lường từ trung ương
tới địa phương, giữa các chức năng với nhau. NEC cũng có thuận lợi khi xây dựng lồng ghép
chiến lược khởi nghiệp và hệ thống KPI đo lường song hành.
Năm 2017 khởi nghiệp Việt nam cần được phát triển theo chiều sâu trên toàn quốc. Để đáp
ứng các thách thức rộng và khó khăn về chun mơn, Việt Nam cần một bộ não tập trung xử lý
tất cả các thách thức. NEC là câu trả lời cho quốc gia khởi nghiệp. Chúng ta hoàn toàn tin
tưởng nếu NEC được thành lập, khởi nghiệp Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình sâu sắc
trong năm 2017./.
n hệ
gả à vế
Ths Vũ Tuấn Anh Chuyên Gia và Tư Vấn Khởi Nghiệp và Đổi Mới Sáng Tạo
0948 81 89 81
Email