Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 71 - Tháng 12.2021.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.69 MB, 76 trang )

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

1


2

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)


Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

3


Tri ân khách hàng Cá nhân & Doanh nghiệp

Từ 21.11 – 21.12.2021

30 HONDA SH 125i
30

IPAD PRO M1
11 INCH


30

IPHONE 13
128GB

30

TÀI KHOẢN ĐẸP
& 10 TRIỆU VND

300

GIẢI TIỀN MẶT
3 TRIỆU VND

Tài khoản đẹp - Thẻ - eBanking - Sacombank Pay - Vay Vốn - Tiết kiệm - Bảo hiểm - Dịch vụ

1900 5555 88

4

Tạp chí

sacombank.com.vn
số 71 (tháng 12/2021)


Số

71


Tháng 12/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Quy hoạch
sử dụng đất quốc gia,
nhìn từ cây lúa

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Khai thơng
“điểm nghẽn”
logistics khu vực
ĐBSCL

Làng nghề Việt

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo

Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
Thư ký tòa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương
Đặng Thị Thùy Dung
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự
Trương Thị Thu Cúc

Am vang
tieng trong

Tòa soạn
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283
Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666

www.nongthonviet.com.vn

Văn phòng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 7/1/2016.
CV chấp thuận tăng lên 76 trang

số 3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

Ảnh bìa:
Người trẻ giữ nghề
làm trống truyền
thống. Ảnh: T.L

VỚI SỰ THAM GIA CỦA:
TS Vũ Trọng Khải, TS Tô Văn Trường,
TS Nguyễn Sĩ Dũng, Cẩm Hà, Minh Huy,
Hùng Anh, Đào Thị Thanh Tuyền,
Trần Như Đăng Tuyên, Nguyễn Phước Bảo Đàn,
Trần Trọng Triết, Lương y Diệp Bình, Như Quỳnh,
Đức Quân, Thảo Nguyên, Đông Khánh, Lập
Phương, Khuất Linh, Mỹ Lệ, Văn Phô,
Lê Kiều, Di Linh, Tuyết Trinh, Tường Nguyễn,
Tuệ Minh, Hà Trương, Tuấn Anh, Thùy Dung,
Nguyệt Ánh, Như Uyên, Minh Quang,
Kim Hoa, Ban Dung, Anh Khôi, Anh Khoa,
Bá Anh, Phương Minh, Huyền Trang,
Tam Diệp, Thảo Vi, Thanh Huyền...

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Kim Hoa



GIÁ: 30.000 ĐỒNG

www.nongthonviet.com.vn

95
100
50

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

5


Mục lục

12

đất lúa
đâu chỉ để trồng lúa

38

Tín dụng đen vẫn len lỎi trong dân

42

Ba - Đà Rằng,
ký ức một

dịng sơng

14

Khai thông
“điểm nghẽn”
logistics
khu vực
ĐBSCL

45

36

làng
nghề việt:
âm vang
tiếng trống

62

Hạn chế ô nhiễm
trên sông Đồng
Nai, cần giải
pháp tồn diện

Tơm hùm đỏ
vùng Bretagne
đang hồi sinh


PLASTICS
CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

VIET RICE
Organic

6

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)


Kinh tế nông thôn
không thuần nông

“C

TS Vũ Trọng Khải

anh nông vi bản, nhưng phi công bất phú, phi
thương bất hoạt”. Lời dạy của cổ nhân vẫn còn
nguyên giá trị trong thời đại hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì thế, tiến trình phát triển nơng
thơn tồn diện cần những nội dung cơ bản sau: cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa kinh tế nơng thơn nói chung và kinh tế
nơng nghiệp nói riêng trong xu thế kinh tế số, tồn cầu hóa.
Kinh tế nơng nghiệp hiện đại, trước hết, phải cung cấp đủ
nông phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phải
truy xuất được nguồn gốc, cho toàn dân và cả xuất khẩu sang

các thị trường quốc tế khó tính, mang lại giá trị gia tăng cao
nhờ tận dụng được ưu thế của các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới. Kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo an ninh dinh
dưỡng cho toàn dân (khơng chỉ là an ninh lương thực). Điều
đó có nghĩa là mọi lúc, mọi nơi, dù trong hồn cảnh khó khăn
nào, người dân Việt Nam cũng đều có khả năng mua lương
thực, thực phẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của mình. Hơn nữa,
nơng phẩm được làm ra khơng chỉ đảm bảo nhu cầu về số
lượng mà còn cả chất lượng, ngon và bổ dưỡng.
Một nền nông nghiệp hiện đại phải được phát triển trên
cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của mỗi vùng, tiểu vùng kinh
tế sinh thái của đất nước, khơng phải theo đơn vị hành chính,
tỉnh, huyện, xã như hiện nay. Phải tổ chức sản xuất theo chuỗi
giá trị của từng ngành hàng nông sản, với trụ cột là các doanh
nghiệp, hợp tác xã chế biến, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật
tư, tiền vốn và công nghệ hiện đại cho nông nghiệp, là các trang
trại gia đình (kinh tế nơng hộ) sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
do các nông dân chuyên nghiệp quản lý bằng kiến thức và kỹ
năng ứng dụng công nghệ cao, số hóa. Một nền nơng nghiệp
hiện đại phải coi rừng tự nhiên là một yếu tố thiết yếu nhất của
kết cấu hạ tầng sinh thái quốc gia.
Kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm các ngành
nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống mang đậm bản sắc
văn hóa của mỗi làng, mỗi vùng miền, các ngành dịch vụ cho
đời sống của cư dân và cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và công nghiệp. Do mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp
nhận đầu tư nước ngoài trên quy mơ lớn, nên ở những đơ thị
đã hình thành và phát triển những ngành công nghiệp và dịch
vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra những khu công
nghiệp tập trung quy mô lớn và các siêu đô thị, tuy văn minh

nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và
môi trường. Trong khi đó, kinh tế nơng thơn vẫn cịn lạc hậu.
Điều đó đã tạo ra nền kinh tế nhị nguyên, mất bình đẳng sâu
sắc giữa đô thị và nông thôn. Để khắc phục tình trạng này,

nhất thiết phải hiện đại hóa và đa dạng hóa kinh tế nơng thơn.
Từ xưa, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đều được cha
truyền con nối, sản xuất tại nơi cư ngụ. Vì thế, khi quy mơ sản
xuất mở rộng, phải th thêm nhiều nhân cơng ngồi gia đình,
cần thiết hình thành nên các loại hình doanh nghiệp khác nhau
theo Luật Doanh nghiệp hiện hành. Cần quy hoạch và xây dựng
các cụm sản xuất tập trung sao cho làng chỉ còn là nơi cư ngụ
của người dân với những hoạt động dịch vụ đời sống thường
ngày. Việc đào tạo nguồn nhân lực lành nghề cũng phải được
chuyên nghiệp hóa, khơng chỉ dựa vào “cha truyền con nối”,
bằng việc thiết lập các trường nghề ở cả khu vực tư và cơng, với
những chính sách ưu đãi của Chính phủ về tài chính, đất đai…
Đối với các ngành cơng nghiệp mới lại càng phải quy hoạch
và xây dựng các khu sản xuất tập trung ở những vùng đất sản
xuất nơng nghiệp khơng thuận lợi và khơng phá vỡ tính hệ
thống của các cơng trình hạ tầng thủy lợi, giao thông của vùng
đất sản xuất nông nghiệp. Ở các khu công nghiệp này, nhất
thiết phải xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
theo tiêu chuẩn quốc gia. Các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp phải ưu tiên sử dụng người lao động địa phương, để họ
chỉ ly nông mà không ly hương. Đồng thời nhất thiết phải xây
dựng các khu dân sinh, có nhà ở xã hội, đầy đủ tiện ích cơng
cộng và dịch vụ của đơ thị văn minh cho người lao động, hình
thành nên những đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn, làm giảm
tải cho các siêu đô thị.

Khi những miền quê đã đầy đủ tiện ích cơng cộng và dịch vụ
như thành phố, lại bảo tồn được các di tích lịch sử văn hóa vật
thể và phi vật thể, thì nó có thể trở thành nơi du lịch đối với cư
dân thành phố và các miền quê khác, thậm chí cả cho du khách
nước ngồi. Du khách có điều kiện trải nghiệm lối sống, phương
cách sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống,
thưởng thức ẩm thực bản địa, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa,
lịch sử mang đậm nét giá trị của mỗi ngôi làng. Cư dân làng sẽ
đầu tư nâng cấp nhà ở để đón du khách “homestay”, cùng với
cách chế biến ẩm thực riêng của mỗi làng.
Như vậy, kinh tế nơng thơn khơng cịn thuần nơng mà có
cả các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hiện đại, dịch
vụ và du lịch trải nghiệm. Ưu thế của nông thơn so với đơ thị
chính là khơng gian sống rộng, thống đãng và mơi trường
trong lành. Có thể thu nhập của họ không cao hơn dân đô thị
nhưng chắc chắn môi trường sống của họ luôn trong lành hơn
và đặc biệt là quan hệ con người ấm cúng trong một thiết chế
xã hội nêu bật được tính nhân văn, đó là tình người. Lúc đó,
chúng ta sẽ có những miền quê đáng sống.
Tạp
Tạp chí
chí

số
số 71
71 (tháng
(tháng 12/2021)
12/2021)

7



thời sự trong kỳ

T R O N G N Ư Ớ C

Q U Ố C T Ế

Đến 30/11, Việt Nam ghi nhận 1.224.110 ca mắc Covid-19, trong đó có
974.724 ca đã khỏi bệnh. Việt Nam hiện ghi nhận 25.055 ca tử vong.
Tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm tính đến 30/11 là
120.644.108 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 70.958.765 liều, tiêm 2 mũi
là 49.685.343 liều. Số ca mắc các ngày gần đây có xu hướng gia tăng,
đặc biệt là tại các tỉnh thành Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Lễ tưởng
niệm hơn 23.000 người mất trong đại dịch Covid-19 đã diễn ra ở
TP.HCM và Hà Nội vào tối 19/11. Nhiều nhà thờ, chùa... cùng đánh
chuông, đường phố tắt đèn hưởng ứng buổi lễ này.
Vào lúc 7 giờ 55 phút 16 giây ngày 09/11, tên lửa Epsilon số 5 được
điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon
của Việt Nam, sau ba lần phải hỗn phóng vào các ngày 1/10, 7/10
và 7/11 vì thời tiết và lý do kỹ thuật. Vệ tinh NanoDragon được phát
triển với mục đích chứng minh có thể dùng cơng nghệ chùm vệ tinh
cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic
Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám
sát phương tiện trên biển.
Từ ngày 23 - 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm
chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Kishida Fumio. Với
chuyến thăm chính thức lần này, Việt Nam mong muốn thực hiện
hiệu quả hơn nữa cơ chế hợp tác hiện nay, đồng thời xây dựng cơ
chế hợp tác mới để cùng nhau mở ra giai đoạn phát triển mới của

quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày 24/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ơng
Nguyễn Trí Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện mắt TP.HCM cùng 3 người
khác là Trưởng, Phó khoa thuộc bệnh viện này. Các bị can nêu trên có
vai trị tham gia chỉ đạo, thực hiện gói thầu “Mua sắm thủy tinh thể
nhân tạo đơn tiêu năm 2018” dẫn đến bảo hiểm y tế và người bệnh
phải chi trả thêm phần chênh lệch cao hơn khi Bệnh viện Mắt TP.HCM
chọn mặt hàng thủy tinh thể có giá cao hơn trúng thầu trái quy định.
Ngày 19/11, HĐXX TAND TP.HCM đã tuyên mức án chung thân đối với
bà Dương Thị Bạch Diệp và 5 năm tù đối với ông Nguyễn Thành Tài
- cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - trong vụ án hoán đổi đất “vàng”
tại TP.HCM. Các bị cáo còn lại nhận mức án 3 - 5 năm tù giam.
Ngày 25/11, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) - Bộ Công an cho biết
đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (45 tuổi, ngụ
TP Thủ Đức, TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Thủ
Đức - Thuduc House) về tội “bn lậu; vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ
quan tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng chức vụ quyền
hạn chiếm đoạt tài sản”.

8

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

Tính đến 30/11, tổng số ca mắc trên toàn thế giới
từ đầu dịch tới nay đã vượt 262,2 triệu ca, trong
đó trên 5,2 triệu ca tử vong. Thêm nhiều quốc gia
đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát

vẫn đang đe dọa một số nước. Châu Âu và Bắc Mỹ
hiện là tâm dịch mới của thế giới khi số ca nhiễm
tăng mạnh ở Đức, Mỹ, Nga. Tại châu Á, dịch vẫn
còn diễn biến phức tạp tại Thái Lan, Philippines.
Ngày 25/11, Tổ chức Y tế thế giới - WHO đã thông
báo ghi nhận biến chủng mới của virus SARSCoV-2, có tên gọi là Omicron (B.1.1.529), được
phát hiện tại một số quốc gia Nam Châu Phi.
WHO dự báo biến chủng này có thể lây lan nhanh
hơn 500% biến chủng Delta.
Từ 31/10 - 12/11, Hội nghị biến đổi khí hậu COP26
đã diễn ra tại Glasgow - Scotland. Hội nghị khí
hậu đã kết thúc với thỏa thuận duy trì mức tăng
nhiệt độ tồn cầu ở 1,50C nhằm ngăn thảm họa
khí hậu. Tuyên bố của COP26 cũng kêu gọi loại
bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả,
đồng thời hối thúc các quốc gia tăng cường mục
tiêu cắt giảm khí thải tới năm 2030 ngay từ năm
sau trong nỗ lực ngăn tình trạng Trái Đất ấm lên.
Ban Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) cho biết đã nhận được văn kiện phê
chuẩn từ 6 quốc gia thành viên, bao gồm Brunei,
Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
cũng như từ 4 quốc gia ký kết là Australia, Trung
Quốc, Nhật Bản và New Zealand về Hiệp định
RCEP. Chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022,
RCEP sẽ tạo ra một thị trường thương mại và đầu
tư lớn nhất thế giới, bao gồm 15 quốc gia với dân
số gần 2,3 tỷ người và Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) là 28.500 tỷ USD trong năm 2020.
Trong phiên họp toàn thể của Đại hội đồng

UNESCO ngày 17/11 tại trụ sở ở thủ đô Paris
(Pháp), Việt Nam chính thức được các nước thành
viên UNESCO bầu vào Hội đồng chấp hành. Với
kết quả bầu cử lần này, Việt Nam cũng sẽ lần thứ
5 trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành một trong 2 cơ quan quyền lực quan trọng nhất
của UNESCO.


Thời luận

xuất khẩu

động lực quan trọng
để phục hồi kinh tế

Q

uý III năm 2021 này, nền kinh
tế nước ta đã tăng trưởng âm
6,17%. Mặc dù trong tháng 10
và tháng 11 đã có một số chuyển biến
tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tình hình chung vẫn cịn rất khó
khăn. Chính vì vậy, phục hồi kinh tế là
nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay. Kinh
tế có nguy cơ bị suy thối không khéo
sẽ là vấn đề to lớn và nghiêm trọng hơn
vấn đề dịch bệnh rất nhiều.
Để phục hồi kinh tế thì phải có thị
trường. Thị trường trong nước sẽ khá

nhỏ hẹp vì tổng cầu đang giảm. Tổng
cầu giảm là vì hàng trăm ngàn doanh
nghiệp đã bị phá sản hoặc rời bỏ thị
trường; hàng trăm ngàn doanh nghiệp
khác phải cắt giảm quy mô sản xuất kinh doanh; hàng triệu người bị thất
nghiệp hoặc bị giảm sút thu nhập; tâm
lý “tích cốc, phòng cơ” làm cho người
dân cắt giảm chi tiêu; lượng khách du
lịch từng lên đến 18 triệu người đang
trở về với “số mo”. Muốn phục hồi kinh
tế dựa vào thị trường trong nước, chắc
chắn sẽ phải có một chương trình kích
cầu rất lớn.
Điều dễ dàng hơn là khai thác thị
trường thế giới. Do kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là các nước đối tác quan
trọng của chúng ta như Mỹ, EU, Trung
Quốc… đang phục hồi nhanh chóng và
tăng trưởng cao, nên cơ hội mở ra cho
xuất khẩu (XK) là rất lớn. Hơn thế nữa,
hàng loạt các hiệp định tự do thương

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

mại mà chúng ta đã ký kết như CPTPP,
EVFTA… cũng đang tạo điều kiện rất
thuận lợi cho hoạt động này. Chính vì
vậy, XK là động lực hết sức quan trọng
để phục hồi kinh tế của chúng ta.
Để đẩy mạnh XK, phải tạo mọi điều

kiện cho các doanh nghiệp làm hàng
XK, cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu,
dịch vụ logistics nhanh chóng phục hồi
sản xuất, kinh doanh. Dưới đây là một
số việc cần làm:
1. Bảo đảm giao thông thông suốt
và liên tục. Kiên quyết không để các
chuỗi cung ứng hàng hóa, vật tư - thiết
bị và nhân lực phục vụ kinh doanh xuất
nhập khẩu bị đứt gãy. Khắc phục ngay
tình trạng “ngăn sơng, cấm chợ”, tình
trạng “phép vua thua lệ làng” - mỗi địa
phương tự đề ra một loại luật lệ vơ hiệu
hóa luật lệ của Trung ương.
2. Điều chỉnh các biện pháp phòng
chống dịch một cách hợp lý để thực
hiện mục tiêu kép - vừa phòng chống
dịch, vừa bảo đảm sản xuất, kinh doanh.
Trong bất cứ trường hợp nào vẫn phải
bảo đảm việc sản xuất hàng XK không
bị đứt gãy. Một trong những nguyên
nhân mà đất nước Israel trở nên giàu có
chính là: người Israel khơng bao giờ vi
phạm hợp đồng quốc tế. Cho dù chiến
tranh, bom rơi, đạn nổ trên đầu, thì họ
vẫn kiên quyết thực hiện đầy đủ cam kết
hợp đồng của mình và giao hàng không
chậm trễ dù chỉ một ngày. Cho dù chậm
giao hàng trong một thời gian ngắn vì
Tạp chí


lý do bất khả kháng có được khách hàng
thơng cảm, thì thị trường vẫn không
chấp nhận điều này. Khi cơ hội bán hàng
cuối năm trơi qua, thì chúng ta có sản
xuất và giao hàng đầy đủ cũng chẳng
có ý nghĩa gì. Nếu khơng muốn nói là
chúng ta chỉ tạo ra lỗ lã mà thôi.
3. Điều chỉnh chế độ trách nhiệm
đối với các quan chức địa phương để
họ phải chịu trách nhiệm cân bằng giữa
việc phòng chống dịch, vừa bảo đảm
việc phục hồi kinh tế. Quá coi trọng việc
áp đặt trách nhiệm trong phòng chống
dịch đã gây sức ép rất lớn cho khơng ít
các quan chức địa phương. Họ ban hành
những biện pháp cực đoan trong phòng
chống dịch bất chất sự đổ vỡ của kinh
tế cũng là điều dễ lý giải.
4. Thúc đẩy và tạo điều kiện để các
doanh nghiệp có hợp đồng nhưng chưa
đủ nhân cơng ở phía Nam chuyển giao
bớt hợp đồng cho các doanh nghiệp
đang có đủ nhân cơng ở phía Bắc.
5. Tạo điều kiện và chung tay với các
doanh nghiệp trong việc thu hút người
lao động trở lại làm việc.
6. Nâng cấp thứ tự ưu tiên một cách
hợp lý trong việc tiêm chủng cho đội ngũ
lao động làm hàng XK.

Những khó khăn về kinh tế chúng
ta đang phải đối mặt là rất to lớn. Tuy
nhiên, với những phản ứng chính sách
phù hợp, chắc chắn chúng ta có thể vượt
qua. Đẩy mạnh XK là một trong những
phản ứng chính sách như vậy.
số 71 (tháng 12/2021)

9


THỜI SỰ nơng nghiệp

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia,

nhìn từ cây lúa

CẨM HÀ

Tại kỳ họp thứ 2
tháng 11 vừa qua,
trước khi “bấm nút”
thông qua Quy hoạch
sử dụng đất quốc gia
thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm
2050 và kế hoạch sử
dụng đất quốc gia 5
năm 2021 – 2025, các
đại biểu Quốc hội đã

tranh luận sôi nổi về
đất nông nghiệp, cụ
thể là đất lúa. Một chủ
đề không mới, nhưng
chưa bao giờ cũ với một
đất nước nông nghiệp
lúa nước như
Việt Nam.

10

Tạp chí

3,5 triệu hecta trồng lúa nên hay khơng?

Khơng phải khơng có lý khi hầu hết ĐBQH
đến từ các địa phương thuộc vựa lúa ĐBSCL
bày tỏ băn khoăn về việc nên hay khơng
nên giữ lại tới 3,568 triệu hecta diện tích đất
trồng lúa đến năm 2030. ĐB Nguyễn Thanh
Phương (Cần Thơ) cho rằng người trồng lúa
rất vất vả, thu nhập thấp, hiệu quả sản xuất
chỉ bằng 1/10 thủy sản, trong khi đất trồng
lúa lại “chiếm” nhiều không gian phát triển.
Thêm vào đó, mức tiêu thụ gạo bình qn
hiện đang giảm rõ rệt, giữ lại tới 3,5 triệu
hecta đất lúa là không thật sự cần thiết. Mặt
khác, việc “bắt” ĐBSCL gánh tới 50% diện tích
đất lúa là quá lớn, khiến cho vùng này khó có
thể đạt được hiệu quả kinh tế cao, thậm chí

sẽ ln ln là “vùng trũng” phát triển của cả
nước. Ơng đề nghị tính tốn kỹ theo hướng
giảm bớt diện tích đất lúa xuống khoảng 3,2
triệu hecta vào năm 2025.
Vấn đề ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam
Định) băn khoăn khơng chỉ là bao nhiêu mà
cịn là phải giữ đất lúa ở đâu. Bởi trên thực tế,
trong khi diện tích đất trồng lúa ở trung du
và miền núi có xu hướng tăng, thì ở
đồng bằng lại giảm, đặc biệt
là ở một số tỉnh
trọng điểm

số 71 (tháng 12/2021)

trồng lúa ở miền Bắc. Việc chuyển một phần
diện tích đất sang làm KCN là khơng tránh
khỏi, nhưng khi lấy đất làm KCN thì sẽ dẫn đến
một diện tích khác bị ảnh hưởng, khơng trồng
trọt được nữa, do đó khi chuyển mục đích sử
dụng cần rất cân nhắc.
Theo dõi sát cuộc tranh luận trong nghị
trường, nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế trung
ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch
HĐND TP.HCM, ơng Phạm Chánh Trực gửi gắm
tới các vị đại biểu của dân tâm nguyện đau đáu
của ông, cũng là một người con của ĐBSCL: Cần
nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghiêm túc
mặt được và chưa được của việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất lúa giai đoạn 2011 - 2020.

Lo lắng về việc đất lúa bị thu hẹp, nhiều
lao động nông thôn bị thất nghiệp, có những
dự án thu hồi đất lúa xong bỏ hoang hoặc
chỉ làm một vài hạng mục rồi “đắp chiếu”, rất
lãng phí trong khi người dân khơng có đất
sản xuất, ơng Phạm Chánh Trực nhấn mạnh:
“Do lạm dụng hóa chất nên năng suất cao, sản
lượng lớn, song môi trường ô nhiễm, sức khỏe
người dân hao mòn, trong khi chất lượng lúa
gạo nhiều khi không đạt tiêu chuẩn, không
bán được giá ở những thị trường khó tính”.
Nếu tính đủ chi phí mơi trường, chi phí xã hội
thì “nơng sản hóa chất” sẽ có giá thành rất
cao. Nếu trồng lúa bằng phân bón hữu cơ, vi
sinh thì năng suất thấp hơn, do đó sản lượng


THỜI SỰ nông nghiệp

thấp hơn, nhưng chất lượng cao, giá trị cao. Vấn
đề là phải có những chính sách cơng bằng, đúng
mức để làm rõ giá trị và bảo vệ nơng sản hữu cơ,
dù năng suất có thấp hơn”. Hơn nữa, trong tương
lai, khi biến đổi khí hậu, thiên tai khốc liệt làm
cho mùa màng khó khăn, nước biển dâng có khả
năng làm mất đến 40% diện tích ĐBSCL thì nếu
bây giờ cắt giảm thêm diện tích trồng lúa, các thế
hệ sau này sẽ sống ra sao?
Tiếp thu những ý kiến hợp lý
hợp tình, Nghị quyết của Quốc

hội đã quy định vẫn giữ nguyên
hơn 3,5 triệu hecta đất trồng lúa,
Sửa đổi Luật Đất đai và pháp
luật có liên quan (trong đó
nhưng cho phép chuyển đổi linh
có chính sách về tài chính
hoạt cơ cấu cây trồng, vật ni
đất đai) để bảo đảm sự đồng
tối đa 300 nghìn hecta trong
bộ nhằm nâng cao hiệu
phần diện tích này mà khơng
quả quản lý, sử dụng đất
làm thay đổi tính chất, điều kiện
đai. Hồn thiện chính sách
sử dụng đất lúa, để có thể chuyển
điều tiết các nguồn thu từ
đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.
đất để cân đối, phân phối
Đồng thời, nêu rõ hạn chế việc
hợp lý tạo nguồn lực phát
chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là
triển đồng đều giữa các vùng
đất chuyên trồng lúa nước sang
miền; hài hịa lợi ích giữa các
đất phi nơng nghiệp, đặc biệt là
bên trong q trình chuyển
đất khu cơng nghiệp.
đổi đất đai theo quy hoạch.
(Trích Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất
quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến

năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia
5 năm 2021 – 2025 vừa được Quốc hội thông
qua ngày 12/11/2021)

Để đuổi được cái nghèo,
cần nhiều giải pháp

Ông Phạm Chánh Trực đã đặt
ra một câu hỏi rất đáng suy nghĩ và cũng là mong
mỏi bao đời nay của người nông dân: Tại sao các
vựa lúa của Việt Nam, nhất là vùng ĐBSCL đang bị
đe dọa tổn thương từ biến đổi khí hậu, lại khơng
thể có một nền nông nghiệp hiện đại và thuận
thiên như Hà Lan hay New Zealand?
Tại sao đối với Việt Nam, giá nông sản nói
chung và hạt gạo nói riêng vẫn bấp bênh? Giá thị

trường thế giới lúc lên lúc xuống là bình thường, vấn
đề là người nơng dân Việt Nam đã khơng có trong
tay những công cụ cần thiết để dự kiến kế hoạch
sản xuất, không chủ động được các yếu tố đầu vào
(phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc,
nuôi tôm cá…), và do tập quán thu hoạch rồi bán
ngay cho thương lái nên phụ thuộc quá lớn vào các
công ty xuất khẩu gạo hay thương mại trong nước…
Giá trị nông sản thấp là do người nông dân vẫn
chủ yếu bán nguyên liệu thô và không khai thác
được những phụ phẩm rất có giá trị ngồi hạt gạo,
như dầu cám và trấu. Chẳng nói đâu xa, ngay ở
Khu Cơng nghệ cao TP.HCM có nhà máy chế biến

trấu thành silica và nano silica, giá 5 USD/kg, hoặc
carbon giá 2 USD/kg - đây là nguyên liệu làm sơn
hoặc vỏ ô tô. “Chỉ riêng hai loại nguyên liệu này có
thể đem lại cho người nông dân ĐBSCL khoảng 6 tỷ
USD mỗi năm”, ơng Phạm Chánh Trực nói.
Ruộng đất manh mún (vì thế không thuận lợi để
ứng dụng khoa học công nghệ đúng mức và đúng
đắn) và năng suất lao động thấp là những yếu tố thực
tế khác dẫn đến thu nhập thấp. Theo số liệu thống
kê năm 2017, năng suất lao động của nước ta bình
quân là 93,2 triệu đồng/lao động, thì riêng ngành
nông nghiệp là 35,6 triệu đồng/lao động, thấp nhất
các ngành kinh tế. ĐBSCL cũng khơng ngoại lệ.
Bên cạnh đó, tình trạng thừa lao động khơng
có nghề, nhưng lại thiếu lao động được đào tạo
cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, cho quản lý
sản xuất, kinh doanh và phát triển tồn diện nơng
nghiệp nơng thơn là một lực cản đã được nhận diện
từ lâu mà lời giải vẫn còn khá xa vời!
Rõ ràng, một quy hoạch sử dụng đất đã cân nhắc
đến vai trò xứng đáng hạt gạo, cây lúa là bước khởi
đầu quan trọng, đặt nền tảng để giải quyết các vấn
đề về nơng nghiệp nơng thơn. Nhưng cịn vơ số việc
phải làm trước mắt…
Ảnh: Tuấn Anh

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)


11


THỜI SỰ nông nghiệp

đất lúa

đâu chỉ để trồng lúa
Tô Văn Trường

T

Lương thực: cung cân với cầu
Nước mạnh dân giầu ắt phải đổi thay
Đừng vì lợi ích hơm nay
Mà qn ruộng lúa đường cày năm xưa
Công, nông, đất ở sao vừa
Để cho thiên hạ mãi vừa lòng nhau.

rên cơ sở báo cáo giải trình, tiếp
thu của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, các đại biểu Quốc hội đã
biểu quyết thông qua Nghị quyết xác
định mục tiêu là bảo đảm nhu cầu sử
dụng đất để thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2021 - 2025.
Trong nhiều mục tiêu đề ra, Quốc
hội yêu cầu đảm bảo ổn định 3,5 triệu

hecta đất lúa để đảm bảo an ninh lương
thực, trong đó bao gồm nhu cầu trong
nước và phục vụ xuất khẩu. Khi phát biểu
thảo luận về vấn đề này, nhiều đại biểu
Quốc hội đề nghị việc giữ đất lúa là cần
thiết để bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia, nhưng phải bảo đảm sinh kế,
thu nhập cho người trồng lúa, trên cơ sở
phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân
dân và các thành phần kinh tế. Bảo đảm
an ninh lương thực cho người dân trong
mọi tình huống là trách nhiệm của các
cấp ủy đảng, chính quyền và tồn xã hội.
Tôi vẫn nhớ cơ quan Lương thực Liên
hợp quốc (FAO) cho rằng số người bị đói
trên thế giới chiếm khoảng 1/6 dân số
toàn cầu đang là mối đe dọa nguy hiểm
cho an ninh và hịa bình trên thế giới.
Phần lớn người suy dinh dưỡng sống
ở các nước đang phát triển. Nhiều nhà
khoa học và hoạch định chính sách càng
lo lắng với tình trạng biến đổi khí hậu
trên tồn cầu và khu vực có xu thế ngày

12

Tạp chí

càng bất lợi như nước biển dâng, nhiệt
độ tăng cao tác động xấu đến giống cây

trồng… sẽ càng làm cho tình trạng cung
cấp lương thực trên toàn cầu trở nên bấp
bênh hơn bao giờ hết.
An ninh lương thực không phải chỉ
ở Việt Nam mà là vấn đề tồn cầu. Cần
có các giải pháp tổng hợp, đồng bộ từ
chiến lược, cơ chế chính sách đến khoa
học kỹ thuật, huy động các nguồn lực đối
phó, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí
hậu để chương trình an ninh lương thực
xứng đáng là điều kiện tiên quyết đảm
bảo ổn định xã hội và góp phần nâng
cao đời sống của người dân.
Quy hoạch chiến lược phát triển kinh
tế xã hội dài hạn phải được thực hiện
sớm làm cơ sở để tiến hành quy hoạch
sử dụng đất, trong đó có quy hoạch sản
xuất lương thực. Điều chỉnh bổ sung
Luật Đất đai đáp ứng mục tiêu phát
triển và đảm bảo chương trình an ninh
lương thực quốc gia. Cơ chế chính sách
bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp.
Dưới góc nhìn của cử tri, nhất là
những người xuất thân am hiểu về
nghề nông nhận thấy “đất lúa đâu chỉ
để trồng lúa”, vấn đề phải đảm bảo diện
tích đất nơng nghiệp phục vụ tối thiểu
mục đích cuộc sống của con người. Q
trình hình thành đất lúa, để đạt độ thành
thục mất hàng ngàn năm, gắn với lịch sử,

do vậy mới có văn minh lúa nước. Đất
lúa không thể tái phục hồi khi đã chuyển

số 71 (tháng 12/2021)

qua mục đích sử dụng khác, trừ trồng
cây ngắn ngày khác. Khơng phải chỗ nào
cũng có đất có thể trồng lúa, nhất là lúa
nước. Rất đáng tiếc, nhiều năm qua, do
tư duy, tầm nhìn hạn chế về quy hoạch
sử dụng đất, đã biến nhiều bờ xôi, ruộng
mật thành các khu đất công nghiệp. Nhẽ
ra, đất cho các khu công nghiệp phải là
những vùng đất xấu, bởi vậy:
Chỉ nên giảm diện tích gieo trồng,
bằng cách giảm vụ 3, cịn đất lúa khơng
nên giảm. Năm 2018 cũng chỉ cịn
4.102.452ha (QĐ 2908-BTNMT-Thống kê
diện tích đất đai ở Việt Nam năm 2018).
Mỗi năm cũng mất thêm hàng chục
ngàn hecta do giao thơng, đơ thị. Lấy
số liệu 2016 (QĐ 2311-BTNMT-Thống kê
diện tích đất đai Việt Nam năm 2016),
còn 4.136.200ha, tức là giảm 33.748ha
sau 2 năm.
Khơng giảm diện tích nhưng giữ ổn
định được 3,8 triệu hecta là phù hợp,
còn hơn 300 ngàn hecta sẽ bị giảm dần
cho giao thơng, đơ thị. Khi đó, đưa hệ
số sử dụng đất lúa hiện này từ 1,85 về

1,5 là hợp lý (3,8 triệu hecta x 1,5 = 5,7
triệu hecta gieo trồng). Với diện tích


THỜI SỰ nơng nghiệp

gieo trồng này chúng ta vẫn có thể có
trên 20 triệu tấn gạo, đủ cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu 2 - 2,5 triệu tấn.
Khi giảm hệ số sử dụng đất, gieo trồng
giống chất lượng cao hơn sẽ giảm áp lực
lên tài nguyên đất, nước, giảm sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Tập trung giảm tổn thất sau thu
hoạch. Hiện nay trung bình tổn thất
khoảng 11 - 12%, tương đương gần 5
triệu tấn thóc, hay sản lượng của trên 800
ngàn hecta lúa. Nếu đưa về tổn thất chỉ
7 - 8% thì cũng tăng lên xấp xỉ 2 triệu tấn
thóc. Mở rộng diện tích tơm - lúa (hiện
trên 200 ngàn hecta) để sản xuất lúa tôm hữu cơ để gia tăng giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên cũng có ý kiến Quốc hội đã
thơng qua và chủ đề này đã có 2 quan
điểm, tranh luận nhau cũng nhiều, suốt
cả chục năm nay. Cần giảm diện tích
trồng lúa nhưng là để đất đó vẫn dùng
cho sản xuất nơng nghiệp chứ không
phải để cho giao thông hay đô thị. Tư
duy giữ diện tích lúa để an ninh lương
thực chỉ tốt khi thương mại tồn cầu

chưa phát triển. Hãy nhìn những nước
phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, EU, Israel,

họ vẫn an ninh lương thực nhưng khơng
phải là vì duy trì diện tích cây lương thực
lớn mà vì nhiều lý do văn hóa, xã hội,
chính trị.
Cần giảm diện tích trồng lúa vì hiệu
quả kinh tế thấp, sinh kế người trồng
lúa thấp khiến xã hội vùng sản xuất lúa
không phát triển, xã hội bất ổn do di
dân sang vùng khác, thấp trũng về giáo
dục… Ngồi ra, sản xuất lúa có bất lợi
về môi trường: thải nhiều Metan, N2O là
những chất gây hiệu ứng nhà kính. Hội
nghị COP26 vừa họp ở Anh đang tìm cách
giảm, nhất là metan. Sản xuất lúa sử dụng
nhiều nguồn nước ngọt trong khi dự báo
nguồn nước ngọt đang ngày càng cạn.
Theo tôi nghĩ, mấu chốt là tăng hiệu
quả kinh tế cho 1 đơn vị sản xuất lúa gạo
như kỹ thuật sản xuất, xây dựng thương
hiệu, chiến lược định vị thị trường, từ thị
trường quay lại tổ chức sản xuất theo đó
để tạo giá trị hàng hố tốt hơn. Từ đó, cải
thiện được sinh kế cho người trồng lúa.
Về kỹ thuật: Tập trung đầu tư hệ
thống thủy lợi kết hợp giao thông nội
đồng để tưới tiêu chủ động, thông minh,
tiết kiệm nước đồng thời phục vụ vận

Tạp chí

chuyển vật tư, sản phẩm. Lựa chọn giống
ngắn ngày, chống chịu điều kiện bất
thuận của thời tiết, kháng sâu bệnh, chất
lượng cao. Quản lý cây trồng theo hướng
canh tác tuần hoàn, tái sử dụng tối đa
phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn
ni. Bón phân cân đối, quản lý sức khỏe
cây trồng, sức khỏe đất. Cơ giới hóa tối
đa các khâu trong quá trình canh tác đến
thu hoạch. Kỹ thuật canh tác giảm phát
thải khí nhà kính, chế biến sản phẩm giá
trị gia tăng từ cây lúa, hạt gạo.
Về tổ chức sản xuất: Liên kết với
doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo
chuỗi giá trị và thực hiện chính sách
giao đất lâu dài cho nông dân, chuyển
đổi đất lúa thuộc thẩm quyền của Thủ
tướng, chứ không phải giao cho các địa
phương tự quyền quyết định. Cần có bảo
hiểm sản xuất lúa, để người trồng lúa có
thu nhập tương đương ngành nghề khác
trong nơng nghiệp. Đẩy mạnh đầu tư
cho khoa học công nghệ và các kỹ thuật
tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng
và chất lượng sản phẩm. Chính sách đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, chế
biến, bảo quản và hệ thống tiêu thụ sản
phẩm lương thực. Nghiên cứu đánh giá

một cách bài bản, khoa học những tác
động của biến đổi khí hậu đến nơng
nghiệp, nơng thơn và các giải pháp hữu
hiệu để phát triển sản xuất và lương thực,
thực phẩm. Đầu tư phát triển hệ thống
thủy lợi theo hướng hiện đại hóa đa mục
tiêu, đồng bộ từ đầu mối đến nội đồng
phục vụ sản xuất hàng hóa, chủ động
phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, từng
bước thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng.
Lịch sử chứng minh, nếu quốc gia nào
đảm bảo an ninh lương thực, quốc gia đó
sẽ có mức độ ổn định xã hội. Tuy nhiên,
sử dụng khái niệm an ninh lương thực
cịn hạn hẹp, khơng chuẩn xác bằng khái
niệm an ninh dinh dưỡng, vừa khoa học
vừa bao hàm rộng hơn cả về mặt chất
lượng sản phẩm đối với con người.
số 71 (tháng 12/2021)

13


Câu chuyện nông nghiệp

Khai thông “điểm nghẽn” logistics khu vực ĐBSCL
Thiếu sự kết nối mạng lưới logistics

ĐBSCL là vùng có tỷ lệ xuất khẩu nông sản lớn

nhất cả nước, tuy nhiên năng lực vận tải hàng hóa,
hệ thống kho bãi trữ lạnh chưa đáp ứng được nhu
cầu của hiện tại và trong tương lai gần. Hệ thống
logistics kém phát triển làm tăng chi phí logistics
đối với các sản phẩm nơng nghiệp. Theo Công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam - chuyên
cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, chiến lược,
giao dịch tài chính và tư vấn tồn cầu), chi phí
logistics chiếm 25% GDP của Việt Nam, cao hơn
nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan
(19%), Trung Quốc (18%), Malaysia (13%), Ấn Độ
(13%), và Singapore (8%).
Một trong những nguyên nhân chính là do Việt
Nam thiếu mạng lưới logistics được kết nối phù
hợp. Ví dụ, các cảng ở ĐBSCL đều chưa được kết nối
với tuyến đường sắt, cửa sông nên không thể tiếp
nhận các tàu lớn có tải trọng từ 10.000 đến 20.000
DWT. Cảng Cát Lái và các tuyến đường xung quanh
hiện đã quá tải trong khi cảng này chiếm hơn 92%
khối lượng container xuất khẩu của khu vực ĐBSCL.
Tuyến đường cao tốc Trung Lương huyết mạch kết
nối ĐBSCL với cửa ngõ thông thương quan trọng
TP.HCM thường xuyên bị kẹt xe khiến hàng hóa vận
chuyển đến điểm tập kết chậm trễ. Theo Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), việc
thiếu các trung tâm kho bãi và vận chuyển cấp vùng
làm tăng chi phí cơ hội lên rất nhiều lần. 70% các
nhà sản xuất nông nghiệp và các nhà cung cấp dịch

14


Tạp chí

TUẤN ANH

Theo Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL của
Fulbright năm 2020, trong 2 thập niên qua, cơ sở
hạ tầng ở khu vực ĐBSCL mặc dù được đầu tư
nhiều nhưng vẫn cịn khơng ít điểm nghẽn, nhất
là giao thông kết nối. Thiếu quy hoạch đồng bộ và
logistics yếu kém đã dẫn đến sự gia tăng chi phí
trong các khâu của chuỗi giá trị sản xuất, giảm sức
cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế vùng.
vụ logistics là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng
có nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho hệ thống kho
bãi hoặc phương tiện vận tải, điều này góp phần
làm tăng chi phí khơng chính thức logistics.
CEO Smart Link Logistics - ông Nguyễn Ngọc
Thạch cho rằng, nếu chúng ta giải quyết bài tốn chi
phí về vận chuyển nội địa thì các nhà máy sản xuất
nước ngồi có thể mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam.
Từ đó ĐBSCL sẽ trở thành một vùng sản xuất trọng
điểm quan trọng có thể hỗ trợ TP.HCM để trở thành
một vùng siêu sản xuất và đáp ứng chuỗi cung ứng
cho nhau. Việt Nam đang có tiếng nói ngoại giao rất
tốt đối với các nước châu Âu, Mỹ, Úc, New Zealand…
đồng thời cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương
mại tự do như EVFTA, TPP, RCEP… Đây chính là tiền
đề để những mặt hàng nơng sản và thủy hải sản
của miền Tây thâm nhập các thị trường lớn này. Khi

lượng hàng sản xuất ngày càng tăng và ổn định, chi
phí logistics sẽ tiếp tục giảm, từ đó thúc đẩy sự phát
triển vững bền của nền kinh tế ĐBSCL trong tương lai.

số 70
71 (tháng 11/2021)
12/2021)

Vận chuyển hàng xuất
khẩu đi châu Âu bằng
máy bay Boeing 747-8F
cỡ lớn (từ sân bay Nội
Bài - Hà Nội). Nguồn:
Overseas Transport
Corporation


THỜI SỰ nông nghiệp

Logictisc hàng không, vấn đề nan giải

Cảng quốc tế Long An.

Ơng Lại Đình Quang - Giám đốc Công ty Cổ
phần vận tải Xuyên Đại Dương (Overseas Transport
Corporation - đơn vị có thâm niên 16 năm trong lĩnh
vực giao nhận vận chuyển quốc tế và nội địa, chuyên
gia kho bãi và hàng hóa logictics) cho biết, những
hạn chế, vướng mắc để phát triển logistics ở khu vực
ĐBSCL đã tồn tại từ lâu, chứ không phải khi bùng dịch

Covid-19 mới phát hiện. Thực tế, hầu hết các doanh
nghiệp XNK đều bị mất rất nhiều thời gian để làm
các thủ tục hải quan, đặc biệt là thủ tục hải quan
chuyển tải ở cảng xếp hàng. Ngồi phát sinh chi
phí (từ 7.000.000 - 11.000.000 VND/container) vận
chuyển container rỗng từ TP.HCM hoặc Cái Mép về
ĐBSCL để đóng hàng, các doanh nghiệp rất bị động
trong việc đóng hàng tại nơi sản xuất.
Đây cũng là những hạn chế mà Công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam) chỉ ra trong
báo cáo vừa cơng bố vào tháng 08/2021 khi phân
tích chuỗi cung ứng các ngành trong bối cảnh
COVID-19 tại Việt Nam. Các cảng hàng không Cần
Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá dù được đầu tư
nâng cấp cũng chỉ có thể vận chuyển 12.000 tấn
hàng hóa/năm. Ngay như cảng hàng khơng Tân
Sơn Nhất, nơi có nhà ga hàng hóa sân bay lớn với
tổng diện tích 200.000m2, tổng cơng suất 700.000
tấn hàng hóa/năm cũng đã xảy ra tình trạng ùn
tắc giao thơng tại cửa khẩu trong giờ cao điểm.
EY đề xuất cần sớm xây dựng kho vận tải hàng
không chuyên dụng, với đội bay vận chuyển hàng
hóa chun dụng cho ngành nơng nghiệp tại Việt
Nam. Việc nâng cấp kho bãi, dịch vụ logistics hậu
cần hàng không cần phải được đầu tư mở rộng. Đầu
tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 1 có
thể do Chính phủ thực hiện, dần dần thu hút đầu tư
từ khu vực tư nhân.

Tạp chí


Tính đến năm 2020, hệ thống quốc lộ trong tồn
vùng ĐBSCL có tổng chiều dài khoảng 2.688km,
tăng 52% so với năm 2002. Tổng chiều dài mạng
lưới đường thủy nội địa vùng khu vực này hơn
6.100km. ĐBSCL hiện có 12 cảng biển với 37 bến
cảng, tổng chiều dài 7.642m. Nhiều cảng biển, bến
cảng đã được đầu tư xây mới trong suốt 20 năm qua
như bến cảng Cái Cui - Cần Thơ, bến cảng tổng hợp
Vinalines Hậu Giang, bến cảng Trà Cú - Trà Vinh; Bến
cảng Mỹ Thới - An Giang…
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn
Văn Thể cho rằng, nơi đây tốc độ đầu tư, xây dựng
hệ thống đường bộ cao tốc còn chậm, chưa đạt tiến
độ. Mạng lưới quốc lộ chưa đáp ứng yêu cầu vận tải;
nhiều tuyến có tiêu chuẩn thấp nên thường xuyên
xảy ra tình trạng ùn tắc…

Cần phân cấp, phân kỳ nguồn lực đầu tư

Việc đầu tư đồng bộ toàn vùng cần nguồn vốn
cực kỳ lớn, không thể chỉ trông chờ vào các nguồn
lực từ ngân sách. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Trần Anh Thư cho rằng cần kêu gọi tư nhân vào
cuộc thông qua các chương trình hợp tác cơng tư
(PPP). Tuy nhiên cũng theo ông Thư, việc huy động
PPP vào đầu tư giao thơng như thời gian qua dù
có nhiều hình thức, nhưng chưa thực hiện tốt nên
áp lực dồn về ngân sách đầu tư cơng. Vì vậy, cần
xây dựng cơ chế đầu tư, phân cấp nguồn lực đầu tư

của trung ương và địa phương. Trong điều kiện đó,
chính quyền các tỉnh cần có tiếng nói chung, cùng
nhau xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, kêu
gọi hợp tác quốc tế đầu tư vào những lĩnh vực thế
mạnh và có khả năng hỗ trợ, kết nối giao thơng nội
vùng để giảm chi phí vận tải.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết các nhiệm vụ của
ngành giao thông vận tải diễn ra ngày 21/10 tại Hà
Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn
Thể cho biết, Chính phủ đã triển khai Nghị quyết 21NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 20/01/2003
về đầu tư phát triển kinh tế xã hội đồng bộ cho cả
13 tỉnh, thành phố ĐBSCL, trong đó ưu tiên hạ tầng
giao thông để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực trọng điểm này. Từ thực trạng khó
khăn và đề xuất của lãnh đạo 13 tỉnh thành ĐBSCL về
phân bổ nguồn vốn đầu tư cơng, Chính phủ sẽ căn cứ
danh mục đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, danh
mục dự án trọng điểm theo các quy hoạch chuyên
ngành 5 lĩnh vực giao thông liên quan đến vùng
ĐBSCL để lên danh mục tất cả các dự án ưu tiên.
Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cần có giải
pháp mang tính chất đột xuất như phát hành trái
phiếu, xây dựng cơ chế đặc thù cho từng dự án...
số 70
71 (tháng 11/2021)
12/2021)

15



CÂU CHUYỆN nơng nghiệp

Blockchain

nhiều doanh nghiệp cịn e ngại
Ưu điểm công nghệ Blockchain

Blockchain là công nghệ chuỗi - khối,
cho phép truyền tải dữ liệu một cách an
toàn dựa trên hệ thống mã hóa vơ cùng
phức tạp. Mỗi khối (block) đều chứa
thông tin về thời gian khởi tạo và được
liên kết với khối trước đó, kèm theo đó
là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.
Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận
thì sẽ khơng có cách nào thay đổi được.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc
gian lận, thay đổi của dữ liệu. Ứng dụng
của Blockchain rất đa dạng. Trong lĩnh
vực nông nghiệp, công nghệ blockchain
được sử dụng trong việc truy xuất nguồn
gốc trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Ở Việt
Nam, đây là lĩnh vực khá mới mẻ.
Công ty Cổ phần Cơng nghệ và Số
hóa tồn cầu và các đối tác là một trong
những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng
dụng blockchain khi xây dựng quy trình
truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản
theo tiêu chuẩn Organic của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Liên minh châu

Âu (EU Organic) từ các khâu lên giống,
chăm sóc cho đến khi sản phẩm đến tay

16

Tạp chí

anh khơi

Những lợi ích mà
cơng nghệ Blockchain mang
lại là vượt trội nhưng hiện
nay, doanh nghiệp Việt
Nam chưa mặn mà với việc
ứng dụng công nghệ này.
người tiêu dùng. Việc thiết lập quy trình
vận hành của hệ thống bao gồm tích
hợp IoT (internet vạn vật), Big Data (dữ
liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo) với thiết bị
phần cứng cho từng giai đoạn, tích hợp
với các hệ thống truy tìm nguồn gốc GS1
đã được chuẩn hóa tồn cầu. Kỹ sư Mai
Quang Thịnh, Giám đốc Công ty cổ phần
Công nghệ và Số hóa tồn cầu, cho biết
quy trình hoạt động này đảm bảo tính
khách quan, minh bạch theo thời gian
thực khi mã hóa bởi blockchain. “Với
blockchain, nguồn gốc nơng sản sẽ được
minh bạch hồn tồn”, ơng khẳng định.
TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), cho
biết: Nếu làm theo cách hiện nay (quản

số 71 (tháng 12/2021)

lý theo hệ thống trung tâm), các đơn vị
cung cấp công nghệ (tem dán QR code)
bằng cách nào đó vẫn có thể can thiệp,
chỉnh sửa thơng tin giới thiệu sản phẩm
thì với cơng nghệ Blockchain, thơng tin
khơng thể chỉnh sửa vì mỗi dữ liệu của
từng cơng đoạn sẽ được lưu thành một
khối (block) và được tuần tự đưa lên
chuỗi theo trình tự thời gian, thơng tin
được đưa lên phải được sự đồng thuận
của tất cả các bên (sản xuất, đóng gói,
phân phối…) Blockchain được ứng dụng
trên nguyên lý mã hóa khóa thơng tin,
khơng cho phép thay đởi. Vì vậy, các
doanh nghiệp sẽ phải rất cẩn trọng khi
xây dựng quy trình sản xuất, đảm bảo nó
là ưu việt nhất mới mã hóa bằng cơng
nghệ blockchain. Chính nhờ tính minh
bạch rất cao này nên các sản phẩm nông
sản truy xuất nguồn gốc bằng cơng nghệ
Blockchain có thể nâng cao giá trị khi
xuất khẩu vào các thị trường khó tính
như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…

Doanh nghiệp chưa mặn mà


Ông Bùi Huy Bình, Chủ tịch HĐQT


câu chuyện nông nghiệp

Ảnh: H.N

Thống kê của ERPViet cho thấy tại Việt
Nam, công nghệ blockchain được ứng
dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch
vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng
(40%), dịch vụ công cộng (30%), năng
lượng (30%), giáo dục (30%)... Trong lĩnh
vực nơng nghiệp hiện chỉ mới có một
vài doanh nghiệp ứng dụng blockchain
trong truy xuất nguồn gốc nông sản.

Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ
Truy xuất nguồn gốc TraceVerified chia
sẻ: Truy xuất nguồn gốc có nhiều công
cụ như giấy/QR code/RFID/blockchain...
Mục tiêu là tăng cường bằng chứng về
uy tín, minh bạch về sản phẩm với khách
hàng. Dựa theo yêu cầu của khách hàng,
doanh nghiệp sẽ sử dụng công cụ phù
hợp để đạt các mục tiêu lợi ích. Công
cụ giấy hiện đang được sử dụng nhiều
nhất. Các công cụ số hóa khác chưa được
sử dụng phổ biến vì cần nhiều chi phí

đầu tư và hướng tới hiệu quả dài hạn.
Một yếu tố quan trọng khác là tính phổ
biến và dễ dàng ứng dụng của công
nghệ. Xét trên các góc độ đó, công nghệ
blockchain đang có chi phí đầu tư cao
Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh
nghiệp Khoa học & Cơng nghệ, một
trong những dự án thí điểm thuộc giải
pháp truy xuất nguồn gốc nông sản trên
nền tảng công nghệ blockchain đầu
tiên tại Việt Nam là “Fruitchain”. Dự án
đã được thử nghiệm thực tế trên những
quả xoài cát chu thuộc Hợp tác xã Mỹ
Xương tỉnh Đồng Tháp.

(vài chục đến vài trăm tỷ đồng) và tính
ứng dụng thấp nên chưa được sử dụng.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Liên Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT),
blockchain là công nghệ mới nên sẽ gặp
nhiều rào cản, cả về pháp lý lẫn nền tảng
công nghệ. Khả năng tiếp cận công nghệ
4.0 của các doanh nghiệp Việt Nam chưa
cao trong khi việc đầu tư cho Blockchain
cần công nghệ đồng bộ ở nhiều khâu, ví
dụ như muốn có được thơng tin chính
xác theo thời gian thực cần rất nhiều
thiết bị thu thập dữ liệu IoT, phải có
những nền tảng để tiếp nhận, phân phối
dữ liệu, phải xác nhận được cơ chế đồng
thuận của các bên cung cấp và sử dụng

thông tin… Cũng theo bà Liên, mặc dù
hệ thống viễn thông ở nước ta được cải
thiện nhiều nhưng khu vực nơng thơn
sóng 3G vẫn cịn rất yếu, người nơng dân
vẫn chưa quen với việc sử dụng các công
cụ, phần mềm hỗ trợ sản xuất… Chính
vì vậy, dù tiềm năng của cơng nghệ
blockchain trong truy xuất nguồn gốc
nông sản được đánh giá cao, song trên
thực tế, việc áp dụng cịn rất thấp.
Tạp chí

Là giám đốc đơn vị nghiên cứu, ứng
dụng, phát triển Blockchain tại Việt Nam
từ rất sớm, ông Mai Quang Thịnh cho
rằng Blockchain là lĩnh vực tiềm năng
trong tương lai. Thời gian qua, Công ty
Cổ phần Cơng nghệ và Số hóa tồn cầu
của ơng đã xây dựng và phát triển nền
tảng truy xuất nguồn gốc 4.0 cho nông
nghiệp hữu cơ (Traceability Platform 4.0
for Agri - Organic) VN Check. VN Check
chính thức đi vào hoạt động tháng
05/2021 và hiện đang là ứng dụng đầu
tiên, duy nhất trên thị trường Việt Nam
thực sự được thương mại hóa thơng qua
nền tảng truy xuất nguồn gốc với cơng
nghệ Blockchain. Ông Thịnh tin vào khả
năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ
này trong tương lai khi các doanh nghiệp

cởi mở và nhận thấy rõ hơn lợi ích to lớn
của nó trong q trình định giá và giá
trị sản phẩm cũng như xây dựng thương
hiệu, vì theo ơng, đây là “visa” hữu hiệu
để nơng sản nói riêng và sản phẩm của
Việt Nam nói chung tiếp cận nhanh nhất
và hiệu quả nhất với thị trường thế giới.
Đồng ý rằng Blokchain là xu hướng
công nghệ mới và xã hội sẽ phải dùng
đến nó, tuy nhiên, dùng nó thế nào, dùng
đến đâu thì tuỳ quy mơ và mục đích của
người sử dụng, bà Nguyễn Thị Thu Liên
cho rằng thực tế trên thế giới đã chứng
minh rằng Blockchain có giá trị to lớn
đối với nhiều ngành nghề, trong đó có
việc quản lý, minh bạch chuỗi cung ứng
(supply chain), vì vậy, truy xuất nguồn
gốc (traceability) sẽ là bước thứ hai của
sự phát triển công nghệ này sau cơng
nghệ tài chính (FinTech).
số 71 (tháng 12/2021)

17


Câu chuyện nông nghiệp

Truy xuất nguồn gốc
sản phẩm chăn nuôi bằng
cơng nghệ cao

THẢO NGUN

Với vai trị là thủ phủ chăn
ni của cả nước, nhiều năm
nay Đồng Nai luôn quan tâm
thực hiện việc truy xuất nguồn
gốc các sản phẩm chăn nuôi
trên địa bàn. Địa phương này
cũng nằm trong tốp các tỉnh
thành tiên phong thực hiện
việc ứng dụng công nghệ cao
trong truy xuất nguồn gốc cho
sản phẩm chăn nuôi.

M

ới đây, Sở Công thương tỉnh
Đồng Nai đã làm việc với
các sở, ngành, địa phương
và đơn vị liên quan về việc thực hiện dự
án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết
yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, dự
kiến nhiều kênh bán lẻ hiện đại và truyền
thống trong tỉnh sẽ được tăng cường, mở
rộng hoạt động truy xuất nguồn gốc các
sản phẩm chăn nuôi theo hướng công
nghệ cao, áp dụng quét mã QR để quản lý
sản phẩm chăn ni từ trang trại, lị mổ
đến các kênh phân phối, bán lẻ.

Bà Hồng Thị Tố Un, Phó Giám đốc
Co.opmart Biên Hòa (TP Biên Hòa) cho

Văn bản mới
Ngày 01/11/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1831/QĐ-TTg ban
hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư
nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, có 157
dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025
thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông; Hạ tầng khu công
nghiệp, khu kinh tế; Hạ tầng năng lượng; Hạ tầng công
nghệ thông tin; Hệ thống xử lý rác, nước thải; Hạ tầng giáo
dục và y tế; Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch; Ngành nông,
lâm, thủy sản; Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong ngành
nơng, lâm, thủy sản có 38 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài
như Tổ hợp chế biến thịt lợn xuất khẩu tại Thanh Hóa; Dự
án vùng nguyên liệu cây mắc ca và xây dựng Nhà máy chế

18

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

hay, siêu thị đã áp dụng việc truy xuất
nguồn gốc các loại thực phẩm, sản phẩm
chăn nuôi trong nhiều năm nay. Tuy
nhiên bà cho rằng việc đẩy mạnh truy
xuất nguồn gốc, nhất là theo các công
nghệ mới, cần được tăng cường thông

tin, tuyên truyền đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, để việc triển khai đề án
được đồng bộ hơn, cần mở rộng mạng

biến, bảo quản áp dụng công nghệ cao tại Điện Biên;
Dự án nông nghiệp cao tại Cao Bằng…
Cũng trong ngày 01/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị
quyết 136/NQ-CP về giải pháp bố trí đối với Đội viên
Dự án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện
về các xã tham gia phát triển nơng thơn, miền núi
giai đoạn 2013 - 2020 sau khi hồn thành nhiệm
vụ. Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh thuộc phạm vi thực
hiện Đề án 500 trí thức trẻ có trách nhiệm xây dựng
phương án và thực hiện tuyển dụng, bố trí Đội viên Đề
án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ; chỉ đạo,
hướng dẫn việc ký hợp đồng lao động và thực hiện chế
độ, chính sách đối với đội viên tiếp tục thực hiện nhiệm
vụ tại xã nơi đang công tác đến khi địa phương thực hiện
việc tuyển dụng, bố trí làm cán bộ, cơng chức cấp xã hoặc
làm công chức, viên chức.
Ngày 12/11/2021, Chiến lược phát triển văn hóa đến
năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo
Quyết định 1909/QĐ-TTg. Chiến lược đặt mục tiêu đến
năm 2030, phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh
có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa: Trung tâm Văn hóa
hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư


Câu chuyện nông nghiệp


Nguồn heo đưa vào giết mổ tại Công ty TNHH Thy
Thọ (xã Bàu Trâm, TP Long Khánh) đều được truy
xuất nguồn gốc. Ảnh: Thảo Nguyên

lưới truy xuất nguồn gốc đến các kênh
bán lẻ, nhất là các chợ truyền thống.
Theo ơng Lê Văn Lộc, Phó Giám đốc
Sở Cơng thương tỉnh, Sở sẽ tiếp tục tuyên
truyền, vận động các kênh bán lẻ hiện
đại, các cơ sở kinh doanh tăng cường
triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc

các sản phẩm chăn nuôi, nhằm nâng cao
hiệu quả truy xuất nguồn gốc từ trang
trại đến bàn ăn. Trong thời gian tới, Đồng
Nai sẽ thí điểm dự án truy xuất nguồn
gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc
động vật tại một số sạp bán lẻ thịt heo
ở các chợ như: chợ Phương Lâm (huyện
Tân Phú), chợ Long Thành (huyện Long
Thành), chợ Hóa An (TP Biên Hòa) và chợ
Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc).
Đề án thí điểm ứng dụng cơng nghệ
cao trong truy xuất nguồn gốc bằng hệ
thống Te-food (phần mềm truy xuất
nguồn gốc, quản lý chăn ni) bằng
cơng nghệ blockchain cũng là chương
trình được tỉnh triển khai trong thời
gian tới. TS Đào Hà Trung, Chủ tịch
Hội Công nghệ cao TP.HCM, Chủ tịch

Te-food International - đơn vị tư vấn,
triển khai chương trình trên cho biết, sắp
tới Te-food sẽ cập nhật nhiều tính năng
mới cho hệ thống quản lý truy xuất chuỗi
cung ứng sản phẩm chăn nuôi, nhất là
thịt heo trên địa bàn Đồng Nai. Trong đó,

viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung
tâm Văn hóa - Thể thao. Bảo đảm ít nhất 75% người dân
ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và
tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát
thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương…
Ngày 15/11/2021, Văn phịng Chính phủ ban hành Cơng
văn số 8356/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó
Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh
về kiến nghị xây dựng Chương trình Phát triển du lịch
nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn
2021 - 2025. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính
phủ Phạm Bình Minh giao Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp
với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến các cơ
quan liên quan để đưa nội dung phát triển du lịch nơng
thơn vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; trình duyệt theo đúng
quy trình và quy định pháp luật.
Ngày 18/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 1945/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh là


Ơng Nguyễn Trường Giang, Chi cục
trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh
Đồng Nai cho biết, tính đến năm 2020,
tồn tỉnh có 90% tổng đàn heo và 37,5%
tổng đàn gà thực hiện việc truy xuất
nguồn gốc. Riêng chương trình Te-food,
ứng dụng công nghệ 4.0 truy xuất nguồn
gốc để quản lý đàn chăn ni được triển
khai thí điểm trên địa bàn tỉnh vào năm
2019 cũng thu hút nhiều doanh nghiệp
trong ngành chăn ni tham gia. Đến
cuối năm 2020, tồn tỉnh có 272 cơ sở
khai báo việc truy xuất nguồn gốc qua
phần mềm Te-food. Mơ hình này đang
tiếp tục được nhân rộng, ứng dụng vào
các trang trại và hộ chăn ni gia đình.
Việc thực hiện tốt hoạt động truy xuất
nguồn gốc chăn nuôi sẽ giúp việc quản
lý chăn nuôi thuận lợi hơn, đồng thời
nâng giá trị cho thịt heo, gà của tỉnh
Đồng Nai và hướng đến xuất khẩu.

sẽ thêm các tính năng quản lý thương
nhân kinh doanh heo sống, quản lý truy
xuất nguồn gốc đến các bếp ăn tập thể,
nhà hàng… thông qua mã QR, giúp ban
quản lý chợ truyền thống kiểm soát hằng
ngày đối với sản phẩm thịt heo…

Trưởng ban. Theo Quyết định, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy

ban Dân tộc quyết định thành lập Tổ cơng tác về Chương
trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tổ trưởng
Tổ công tác là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định
thành lập Tổ công tác về Chương trình MTQG về giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Tổ trưởng Tổ công tác là
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng
Bộ NN&PTNT quyết định thành lập Tổ cơng tác về Chương
trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Tổ trưởng Tổ công tác là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Ngày 22/11/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết
định 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong
hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 2030”. Đề án phấn đấu đến năm 2025 xây dựng, hình
thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số với 100%
các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh
nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến
thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao
dịch và chia sẻ thơng tin.

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

19


Hoạt động tổng hội


Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn tại trọng
điểm ATP sẽ khánh thành vào tháng 05/2022

Phối cảnh
công trình.

N

gày 19/11, Tạp chí Nơng thơn
Việt phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ
đội biên phịng Quảng Bình, Tỉnh đồn
Quảng Bình và Ngân hàng Bưu điện
Liên Việt (LienVietPostBank) tổ chức
kiểm tra tiến độ thi cơng cơng trình
Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn tại
khu vực trọng điểm ATP trên đường 20
Quyết Thắng (thuộc xã biên giới Thượng

Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình).
Khu vực trọng điểm ATP (cua chữ
A, ngầm Ta Lê, đèo Pu-la-nhích là
những trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh
phá ác liệt nhất trên tuyến đường 20
Quyết Thắng cũng như trên toàn chiến
trường Trường Sơn trong những năm
chiến tranh chống Mỹ. Nơi đây đã ghi
dấu nhiều chiến công oanh liệt cũng
như những hy sinh mất mát của các
đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong,
dân công hỏa tuyến - những người

ngày đêm bám trụ, bảo vệ tuyến đường
huyết mạch này. Tưởng nhớ công ơn
của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở
nơi đây, Chương trình Nghĩa tình Biên
giới do Tạp chí Nơng thơn Việt phát

Quang cảnh Hội thảo.

Chuyển đổi số nơng nghiệp, nơng thơn
trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

C

hiều 17/11/2021, Ban Kinh tế
Trung ương phối hợp với Tổng hội
NN&PTNT Việt Nam và các cơ quan liên
quan đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số
nông nghiệp, nơng thơn trong tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Theo ơng Nguyễn Duy Hưng, Phó
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nơng
nghiệp, nơng thơn đã được Chương
trình Chuyển đổi số Quốc gia xác định là
một trong 8 lĩnh vực ưu tiên. Thời gian
qua, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, hợp
tác xã, trang trại, hộ gia đình… đã ứng

20


Tạp chí

dụng cơng nghệ thơng tin trong quản
lý và sản xuất, kinh doanh; phân tích dữ
liệu về đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện
tự nhiên, thời tiết, truy xuất nguồn gốc,
nhu cầu thị trường… Tuy nhiên, hiện nay
chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông
thôn vẫn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở dữ
liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia
sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu
sản xuất, quản lý, logistics, thương mại.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trí Ngọc
- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng
hội NN&PTNT VN đã đề xuất một số
giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số

số 71 (tháng 12/2021)

động, đã vận động được Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
tài trợ trọn gói (chìa khóa trao tay) xây
dựng Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn
tại khu vực trọng điểm ATP. Lễ động thổ
đã diễn ra vào ngày 26/07/2018. Dù
thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh
Covid-19 cản trở, nhưng nhờ sự nỗ lực
của đơn vị thi cơng, đến nay, cơng trình
đã hồn thành hơn 90% khối lượng. Dự
kiến cơng trình Đền tưởng niệm Liệt sĩ

Trường Sơn tại trọng điểm ATP sẽ được
khánh thành vào tháng 05/2022, nhân
dịp kỷ niệm lần thứ 132 sinh nhật Chủ
tịch Hồ Chí Minh và 63 năm Ngày truyền
thống Bộ đội Trường Sơn. 
THÙY DUNG
nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, cần
tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách
mạng cơng nghiệp 4.0, khuyến khích
hoạt động đổi mới sáng tạo trong các
lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp thông minh, nông nghiệp
hữu cơ, phát triển công nghiệp, dịch vụ
nông thơn. Thứ hai, cần xây dựng, hồn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật
về chuyển đổi số phù hợp với thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, chiến lược thực hiện chuyển
đổi số nơng nghiệp, nơng thơn; số hóa
cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp,
nông thôn gắn với hệ thống cơ sở dữ
liệu quốc gia. Bên cạnh đó, đổi mới cơ
chế quản lý khoa học, cơng nghệ nhằm
khuyến khích tối đa các doanh nghiệp,
khu vực tư nhân vào đầu tư nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao công nghệ; phát
triển thị trường khoa học công nghệ,
công nghệ số trong nông nghiệp, nông
thôn. Mặt khác, đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
của công tác chuyển đổi số trong nông
nghiệp, nông thôn.
Thảo Vi


Cầu nông thôn

Các đại biểu tham dự Lễ khánh thành các cơng
trình cầu mới trên tuyến Rạch Tràm - Mỹ Bình.

Tuyến cầu mơ ước
ở vùng biên Đức Huệ
BAN DUNG

Một buổi chiều cuối
năm 2020, chúng tôi theo chân
nguyên Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đi khảo sát địa
điểm xây dựng cầu trên tuyến
đường Rạch Tràm – Mỹ Bình
(Đức Huệ, Long An). Đi cùng
đồn có đại diện Ban tổ chức
Chương trình Cầu Nơng thơn Tạp chí Nơng thơn Việt và đại
diện một số doanh nghiệp. Lúc
đó, cầu chưa có, đường chưa
thơng nên chúng tôi phải di
chuyển bằng ca-nô.

V


ới chiều dài hơn 33km, tuyến
Rạch Tràm - Mỹ Bình dọc bờ
kênh Rạch Tràm chạy dài từ
Ngã 5 Bình Thành đi qua 6 xã: Bình Hịa
Hưng, Bình Thành, Mỹ Bình, Mỹ Thạnh
Tây, Mỹ Quý Tây, Mỹ Quý Đông thuộc
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, cuối tuyến
tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh. Đây là con
đường kết nối cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý
Tây với trung tâm hành chính tỉnh và các
huyện Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Đức Hịa,
đặc biệt là TP.HCM. Chia sẻ với chúng tôi,
ông Đào Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch UBND
huyện Đức Huệ cho biết: “Rạch Tràm - Mỹ
Bình là một trong những tuyến đường
có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối
vùng, tạo điều kiện để địa phương phát
triển kinh tế xã hội. Mặt khác, con đường
này còn giữ vai trò rất lớn đối với cơng tác

đảm bảo an ninh quốc phịng tại vùng
biên giới”. Sau khi khảo sát thực tế và làm
việc trực tiếp với lãnh đạo huyện, nhận
thấy tầm quan trọng của tuyến đường,
nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Ban Tổ chức chương trình Cầu Nơng thơn
- Tạp chí Nơng thơn Việt và đại diện các
doanh nghiệp đã thống nhất đưa các
công trình cầu trên tuyến đường Rạch

Tràm - Mỹ Bình vào danh sách tài trợ.
Gần một năm sau, đầu tháng 10 vừa
qua, 8 cây cầu thuộc giai đoạn 1 của
tuyến Rạch Tràm - Mỹ Bình chính thức
được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Đây là những cây cầu có chiều dài trung
bình 28m, thiết kế bê-tơng có thành lan
can, tải trọng 8 tấn với tổng kinh phí xây
dựng hơn 13 tỷ đồng. Trong đó, nguyên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ban
tổ chức Chương trình Cầu Nơng thơn Tạp chí Nơng thôn Việt vận động Tổng
Công ty Cổ phần Phong Phú và Công ty
Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú tài

trợ 3 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư
Tân Đức tài trợ 1 tỷ đồng, Công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Quản Trung
tài trợ 1 tỷ đồng. Khi hồn thành, 8 cây
cầu này đã giúp thơng tuyến đường dài
khoảng 7km, kết nối Đường tỉnh 818 với
Đường tỉnh 838B, đi qua 4 xã: Bình Hịa
Hưng, Bình Thành, Mỹ Bình, Mỹ Thạnh
Tây của huyện Đức Huệ.
Trong ngày khánh thành những cây
cầu mới, ơng Trần Văn Lý (ấp 4, xã Mỹ
Bình) phấn khởi nói: “Bà con chúng tơi
ở đây ai cũng vui vì từ nay việc mua bán
vận chuyển hàng hóa sẽ thuận tiện hơn
nhiều. Nhất là các em học sinh khơng
cịn phải đi đường vịng xa hơn 10 cây

số để đến trường”. Ông Đào Ngọc Thanh
chia sẻ: “Những cây cầu được xây dựng
đưa vào sử dụng không chỉ phục vụ tốt
hơn việc đi lại của người dân mà còn là
động lực để địa phương từng bước phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,
quốc phòng”. Là địa phương có tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất tỉnh Long An, huyện
Đức Huệ gặp rất nhiều khó khăn trong
cơng tác đầu tư hạ tầng giao thông. Với
những cây cầu bằng bê tông vững chắc,
vùng quê Đức Huệ sẽ có nhiều thay đổi,
đời sống người dân ngày càng được
nâng cao.
Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây
dựng huyện Đức Huệ, đoạn còn lại trên
tuyến đường Rạch Tràm – Mỹ Bình (từ
cầu Ba Lạng đến sông Vàm Cỏ Đông)
hiện địa phương đã đầu tư đường cấp
phối rộng 7m nhưng vẫn cịn thiếu các
cơng trình cầu kết nối.

Một trong những cây cầu mới trên tuyến Rạch Tràm - Mỹ Bình.

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

21



nông thôn mới

VAC

Một hệ sinh thái nông nghiệp
bền vững và hiệu quả cao
ts Vũ Trọng Khải

VAC và nông nghiệp Việt

VAC là một hệ sinh thái nơng nghiệp bền vững vì
nó thỏa mãn yêu cầu của hệ sinh thái kinh tế tuần
hồn. VAC cũng là một hệ nơng nghiệp sinh thái
phù hợp với kinh tế nông hộ đã tồn tại cả ngàn đời
của nông dân Việt Nam, không chỉ trong nền kinh
tế nơng nghiệp tự cung, tự cấp mà cịn cả trong
nền kinh tế nơng nghiệp hàng hóa, hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Muốn thực hiện VAC, nông dân phải am hiểu kỹ
thuật sản xuất, bảo quản và thị trường tiêu thụ của
nhiều loại cây, con khác nhau. Đối tượng sản xuất
nông nghiệp lại là sinh vật, nên để đạt hiệu quả cao,
nhà nông phải thực hiện “nhất thì, nhì thục” (đúng
lúc, đúng cách khi con người tác động vào cây trồng,
vật ni). Chỉ có kinh tế nơng hộ, mà thực chất là
trang trại gia đình (farm household), mới đáp ứng
được yêu cầu đó. Mặt khác, quy mô kinh tế nông hộ
phù hợp với năng lực quản lý và kiểm sốt (tầm hạn
quản trị) của người nơng dân đối với quá trình sinh

trưởng của mỗi cây trồng, vật nuôi. Trong nền kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nông phẩm
không chỉ phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an tồn
thực phẩm và có thể truy xuất nguồn gốc, mà còn
phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng, thị hiếu của
người tiêu dùng theo các tiêu chuẩn của mỗi vùng
miền và đất nước khác nhau. Điều này địi hỏi trách
nhiệm rất cao của nhà nơng trong q trình trồng
trọt và chăn ni. Khi đó, nhà nông buộc phải liên
kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ
nơng sản trên thị trường trong và ngồi nước, thơng
qua các HTX của mình, theo chuỗi giá trị và sản xuất
theo hợp đồng (contract farming) của mỗi loại nơng
sản. Bởi vì, chỉ có doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ
nông sản mới giải quyết được ba vấn đề mà từng hộ
nông dân không thể giải quyết được: i) Thị trường
và thương hiệu; ii) Cung ứng nguồn lực đầu vào, đặc
biệt là giống cây con và công nghệ sản xuất hiện đại;
iii) Vốn kinh doanh, thông qua liên kết theo chuỗi
giá trị sản phẩm và sản xuất theo hợp đồng.

22

Tạp chí

Từ ngàn đời, ơng cha ta đã tổng kết kinh nghiệm sản
xuất nơng nghiệp: Thứ nhất canh trì (ni cá), thứ nhì
canh viên (làm vườn), thứ ba canh điền (làm ruộng
lúa nước). Điều đó chỉ mới xét về hiệu quả kinh tế
một cách riêng lẻ của mỗi phân ngành nông nghiệp.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của nông dân và xuất phát
từ nhu cầu bảo đảm an ninh dinh dưỡng cho người
dân nói chung và cho bộ đội nói riêng trong thời kỳ
chiến tranh gian khó với nền nơng nghiệp nhỏ lẻ, tự
cung tự cấp là chính và cả trong thời bình với cơ chế
quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, Giáo
sư Từ Giấy (1921 - 2009) đã đề xuất và phát triển
mơ hình hệ sinh thái nông nghiệp VAC: VƯỜN, AO,
CHUỒNG. Giáo sư Từ Giấy cũng đã khái quát hóa cao
hơn và la tinh hóa hệ sinh thái VAC: V (Vegetation) chỉ
ngành trồng trọt nói chung gồm cả trồng cây lấy gỗ, A
(Aquaculture) chỉ ngành nuôi trồng thủy hải sản nói
chung, C (Cage) chỉ ngành chăn ni nói chung.

số 71 (tháng 12/2021)


nơng thơn mới

Việt Nam là nước có bình qn ruộng đất tính
theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới, cho
nên chỉ tiêu hiệu quả kinh tế quan trọng nhất và
trước hết, phải là giá trị thu nhập và số lượng sản
phẩm dinh dưỡng thu được trên một đơn vị diện
tích (hecta), rồi mới đến các chỉ tiêu năng suất lao
động và hiệu suất sử dụng vốn. VAC là lời giải tốt
nhất cho yêu cầu này. VAC còn là một hệ thống nông
nghiệp sinh thái bền vững và hiệu quả cao, xét trên
các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường, mang
đậm sắc thái văn hóa của dân tộc Việt với 54 sắc tộc

khác nhau trên mỗi vùng miền đất nước.

VAC quy mô lớn, được không?

VAC là một hệ sinh thái
nơng nghiệp bền vững
vì nó thoả mãn u
cầu của hệ sinh thái
kinh tế tuần hoàn.

Do điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội khác
nhau, nhiều loại mơ hình VAC được hình thành và
phát triển. Ví dụ, ở đồng bằng Bắc bộ, do bình quân
ruộng đất quá thấp, VAC có thể phát triển đầy đủ,
phổ biến; cịn ở ĐBSCL hệ sinh thái lúa - tôm đang
được phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao… Một
câu hỏi được đặt ra là doanh nghiệp nơng nghiệp
có quy mơ sản xuất lớn có thể thực hiện VAC được
khơng? Câu trả lời là có.
Nơng trường Sơng Hậu trước đây với thương
hiệu SOHAFARM đã thực hiện VAC có hiệu quả rất cao
trên 6.000ha đất nông nghiệp. Nông trường Sông
Hậu đã quy hoạch, xây dựng hồn chỉnh hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thơng và thủy lợi. VAC được
thực hiện trung bình trên 2,5ha đất giao khốn cho
1 hộ gia đình. 2,5ha đất được quy hoạch sản xuất
như sau: trồng lúa và nuôi cá, tơm trên ruộng lúa,
xung quanh 2,5ha ruộng có mương nước để cá, tôm
sinh sống khi tháo cạn nước trên ruộng lúa. Trên bờ
ruộng, có chuồng chăn ni gà hoặc heo, trồng cây

ăn trái và nấm rơm. Dọc kênh mương thủy lợi và
đường giao thông được trồng cây lấy gỗ. Tất cả các
khâu canh tác, ni trồng mang tính sinh học được
giao khốn cho từng hộ gia đình và thu nhập của họ
trực tiếp phụ thuộc vào kết quả sản xuất trên 2,5ha
VAC. Nông trường Sông Hậu cung ứng dịch vụ đầu
vào, trước hết là giống cây, con, tưới tiêu nước, phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật
cách tác, ni trồng cho mỗi hộ nhận khốn. Nơng
trường Sông Hậu chế biến tất cả các loại nông sản
do các hộ nhận khoán làm ra bằng 17 nhà máy chế
biến. Nông phẩm mang nhãn hiệu SOHAFARM được
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thực chất các hộ
nhận khoán là trang trại gia đình dự phần (affiliated
farm household) trong lịng nơng trường Sơng Hậu
Tạp chí

(cơng ty dự phần hay trang trại dự phần được hiểu
là một tổ chức gồm nhiều chủ thể cùng đầu tư vốn
và lao động trên cùng một q trình kinh doanh,
nhưng khơng làm phát sinh một chủ thể pháp lý
mới và quan hệ giữa các chủ thề này gần giống như
các thành viên của một công ty, cùng nhau chia sẻ
lợi ích và rủi ro). Như vậy, SOHAFARM đã giải quyết
được ba vấn đề mà từng hộ nhận khốn khơng làm
được, đó là: i) thị trường tiêu thụ và thương hiệu; ii)
cung ứng dịch vụ đầu vào và công nghệ sản xuất
mới; iii) vốn sản xuất. SOHAFARM đã thực hiện vai
trò lãnh đạo, tổ chức chuỗi giá trị nông phẩm và
liên kết sản xuất theo hợp đồng (contract farming),

khép kín trên quy mơ 6.000ha đất nơng nghiệp.
Trang trại Bình An ở Bình Thuận có quy mơ
100ha canh tác, trong đó 80ha trồng thanh long,
20ha trồng nho và dưa lưới theo công nghệ Israel,
sử dụng khoảng 200 cơng nhân. Trang trại Bình An
có 8 kỹ thuật viên được phân công phụ trách theo
khu vực sản xuất, quản lý trực tiếp một số công nhân
tương ứng với quy mơ diện tích canh tác và tính
phức tạp về kỹ thuật của mỗi loại sản phẩm. Thu
nhập của các kỹ thuật viên này, ngoài phần “lương
cứng”, phần lớn thu nhập của họ phụ thuộc trực tiếp
vào kết quả sản xuất cuối cùng trên diện tích canh
tác do họ phụ trách. Như vậy, mỗi kỹ thuật viên của
trang trại Bình An vừa có tinh thần trách nhiệm cao,
vừa có đủ khả năng quản lý (tầm hạn quản trị) đối
với số lượng cơng nhân và diện tích canh tác mà họ
được giao. Thực tiễn đã chứng tỏ là trong doanh
nghiệp nông nghiệp quy mơ lớn, nếu th người
quản lý thì rất khó thành cơng nếu khơng muốn nói
là thất bại. Trang trại Bình An đảm bảo cung ứng đầu
vào và tiêu thụ nông sản (chủ yếu xuất khẩu). Như
vậy, mỗi kỹ thuật viên với khu vực sản xuất mang
tính sinh học do họ phụ trách là một trang trại dự
phần. Trang trại Bình An là một doanh nghiệp trực
tiếp tổ chức chuỗi giá trị nông sản trên 100ha canh
tác và giải quyết cả ba vấn đề: i) thị trường và thương
hiệu; ii) cung ứng dịch vụ đầu vào và công nghệ hiện
đại; iii) cung ứng vốn sản xuất. Quan hệ giữa chủ
trang trại Bình An và các kỹ thuật viên này có thể
nói gần giống như quan hệ giữa các thành viên của

một cơng ty, cùng nhau chia sẻ lợi ích và rủi ro trên
một phạm vi nhất định.
Tập đoàn Lộc Trời ở An Giang là một kiểu mơ
hình khác. Tập đồn Lộc Trời liên kết với các hộ
nông dân, thông qua các hợp tác xã của họ, để tạo
ra vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, phù
số 71 (tháng 12/2021)

23


nông thôn mới

hợp với công suất chế biến của các nhà máy chế
biến lúa gạo theo công thức: “Liền đồng, Cùng trà
giống, Khác chủ (là các hộ nông dân)”. Lộc Trời tạo
thị trường và thương hiệu, cung ứng dịch vụ đầu
vào, trước hết là giống và khuyến nông, cung ứng
dịch vụ đầu ra là chế biến và tiêu thụ gạo trong và
ngồi nước. Vì vậy, mỗi hộ nơng dân sản xuất lúa
nguyên liệu cho Lộc Trời vẫn hoàn toàn chủ động
thực hiện VAC trên diện tích đất nơng nghiệp của
mình. Mơ hình sản xuất lúa - tơm hay lúa - cá không
chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà cịn buộc
nơng dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
theo “bốn đúng”, để không ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của tơm và cá. Phân bón cho lúa cũng tạo
nguồn thức ăn cho tơm cá là các lồi tảo, ngược lại
chất thải của tôm, cá lại là nguồn phân hữu cơ cho
cây lúa. Như vậy, Lộc Trời đã lãnh đạo được chuỗi

giá trị sản phẩm lúa gạo bằng việc lập các nhà máy
xay xát và tiêu thụ lúa gạo.
Doanh nghiệp Gạo Ơng Thọ lại là mơ hình liên
kết chuỗi giá trị sản phẩm trong đó doanh nghiệp
thương mại là tổ chức lãnh đạo chuỗi giá trị. Doanh
nghiệp Gạo Ông Thọ thông qua các HTX, ký kết hợp
đồng cung ứng giống, vật tư nông nghiệp và quản
lý sản xuất lúa theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm cho các nông hộ, tạo ra vùng sản xuất lúa
nguyên liệu tập trung cũng theo nguyên tắc “Liền
đồng, Cùng trà giống, Khác chủ”. Doanh nghiệp Gạo
Ông Thọ thỏa thuận giá mua lúa với nơng dân canh
tác theo mơ hình lúa - tơm và trích hoa hồng cho
hợp tác xã theo đầu tấn lúa. Doanh nghiệp Gạo Ơng
Thọ mua lúa của nơng dân, rồi thuê nhà máy sấy, xay
sát, đóng bao gạo theo nhãn hiệu “Gạo Ông Thọ”.
Như vậy, doanh nghiệp Gạo Ông Thọ chỉ thực hiện
khâu tiêu thụ gạo thông qua các đại lý và đội ngũ
vận chuyển (shipper) đến từng khách hàng mua gạo.
Nơng hộ vẫn có thể thực hiện mơ hình VAC, cụ thể
là hệ canh tác lúa tơm. Điều đó đảm bảo nơng hộ
khơng thể lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật vì điều
đó có hại cho việc nuôi tôm. Mặt khác, chất thải và
thức ăn dư thừa của tôm lại là nguồn phân hữu cơ
cho cây lúa. Doanh nghiệp Gạo Ơng Thọ đã sử dụng
mơ hình th ngồi (outsourcing), khơng cần đầu tư
xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo và tinh giản tối
đa bộ máy của mình.

cần hướng đến để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Các nước phát triển hiện nay cũng có xu hướng phát
triển các mơ hình canh tác rau - cá trong nhà kính,
được kiểm sốt các điều kiện canh tác và tuần hồn
nước (aquadroponic). Đây cũng có thể coi là VAC
trong điều kiện ít đất của nơng nghiệp đơ thị. Một
vấn đề nảy sinh khi các hộ nông dân thực hiện VAC
với nhiều loại nơng sản khác nhau thì họ phải liên
kết với nhiều loại doanh nghiệp để tiêu thụ.
Ở những nơi có nhiều nơng hộ, hay doanh
nghiệp làm VAC hiệu quả, có thể phát triển du lịch
nơng thơn. Chủ hộ và doanh nghiệp VAC liên kết với
công ty du lịch, tạo ra các tour du lịch VAC. Du khách
được trải nghiệm hoạt động VAC như bắt tôm, cá;
thu hoạch trái cây, rau, củ và thưởng thức ẩm thực
được chế biến mang đậm văn hóa bản địa, kết hợp
nghỉ dưỡng “homestay”. Để phát triển VAC một
cách phổ biến, cần đào tạo một đội ngũ nông dân
chuyên nghiệp thay thế cho “nông dân cha truyền
con nối”, một đội ngũ “thanh nông tri điền” thay
cho “lão nông tri điền”. Đội ngũ nông dân chuyên
nghiệp không những hiểu kỹ thuật canh tác và chăn
nuôi các loại nơng sản trong hệ VAC mà cịn phải
hiểu thị trường tiêu thụ những sản phẩm này, phải
biết tổ chức quản lý các HTX của mình, chủ động liên
kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông
sản theo chuỗi giá trị và sản xuất theo hợp đồng.
Bộ NN&PTNT cần có chương trình nghiên cứu khoa
học phục tráng các giống cây, con bản địa có giá trị
dinh dưỡng và kinh tế cao để cấu thành nên những
mơ hình VAC mang bản sắc văn hóa vùng miền, thu

hút khách hàng tiêu thụ và du khách, như nếp Tú
Lệ, gà Đông Tảo, lợn ỷ Móng Cái, vịt bầu Chợ Bờ, cá
trắm cỏ Châu Giang (Hà Nam)…
Mơ hình ni
cá thát lát ở
huyện Đức Linh.

Xu hướng mới và những khó khăn

VAC hiện nay được coi là một trong cách thực
hành nông nghiệp sinh thái hiện đại mà Việt nam

24

Tạp chí

số 71 (tháng 12/2021)

Để phát triển
VAC một cách
phổ biến, cần
đào tạo một đội
ngũ nông dân
chuyên nghiệp
thay thế cho
“nông dân cha
truyền con nối”,
một đội ngũ
“thanh nông tri
điền” thay cho

“lão nông tri
điền”.

* Bài viết nhân dịp kỷ
niệm ngày sinh thứ
100 của cố Giáo sư
Từ Giấy (10/10/192110/10/2021)


nơng thơn mới

Cơng bố TP Tun Quang hồn thành
nhiệm vụ xây dựng NTM
Ngày 03/11, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ
cơng bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
cơng nhận thành phố Tuyên Quang hoàn thành
nhiệm vụ xây dựng NTM. Qua 10 năm thực hiện,
đến nay, TP Tuyên Quang có 5/5 xã được cơng
nhận đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu
người của các xã NTM đạt trên 40 triệu đồng/
người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn
0,66%. Hiện TP khơng cịn nợ đọng xây dựng cơ
bản trong xây dựng NTM.

Công đoạn se xơ dừa.

Nghề đan xơ dừa
một thời vang bóng

C


Hà Tĩnh thu hồi chứng nhận
5 sản phẩm OCOP

Hồng Lâm

ả xã Tam Hải (huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam)
gần như được phủ kín bởi
những rừng dừa xanh ngắt. Từ loại
cây trồng chắn gió, chắn sóng này
mà nghề đan xơ dừa nổi tiếng ở
làng Bình Trung thuộc xã Tam Hải
ra đời. Theo các cụ cao niên, làng
nghề xơ dừa Bình Trung hình thành
từ nhu cầu sử dụng dây cột trên
thuyền buồm của ngư dân trong
những chuyến ra khơi. Sản phẩm
của làng nghề ban đầu chỉ đơn
thuần là dây dừa, sau đó mới phát
triển thêm các sản phẩm khác như
thảm, nệm để phục vụ xuất khẩu.
Nghề đan xơ dừa khơng khó,
khơng “kén” thợ, nguyên liệu cũng
dồi dào vì dừa trên đảo rất nhiều.
Tuy nhiên, để có được sản phẩm có
độ bền cao, cần nhiều thời gian để
xử lý phần nguyên liệu. Vỏ dừa tươi
được ngâm nước trong 6 tháng cho
mềm rồi mang đi đập cho lớp vỏ

mỏng bên ngồi bong ra, cịn lại
phần xơ thì đem phơi cho thật khơ.
Người thợ sẽ dùng tay kẹp từng
nhúm xơ dừa se lại với nhau thành
những sợi nhỏ, rồi tiếp tục xoắn
những sợi nhỏ thành sợi lớn. Tùy
từng sản phẩm mà thợ làm xơ dừa
se thành sợi to nhỏ khác nhau và

cuối cùng, bện hoặc đan những sợi
dây dừa này lại thành nệm, thảm.
Giai đoạn hưng thịnh nhất của
làng nghề là từ 1975 - 1986. Lúc
ấy, cả xã có đến 500 hộ tham gia
sản xuất với nhiều loại sản phẩm
khác nhau, nhiều nhất là các loại
thảm xơ dừa xuất sang Đơng Âu.
Mỗi tháng, làng có thể cho ra đời
500 tấn sản phẩm. Từ khi Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu sụp đổ, làng nghề dần suy
tàn vì khơng cịn thị trường tiêu
thụ. Trong nước, thảm và nệm xơ
dừa cũng không cạnh tranh nổi
với các loại thảm nhựa, thảm sợi
nhân tạo. Dân trong làng lần lượt
tìm nghề khác có thu nhập ổn định
hơn để làm.
Ngày nay, có dịp về xã đảo Tam
Hải, du khách vẫn có thể bắt gặp

các bà, các mẹ lớn tuổi ngồi cặm
cụi se xơ dừa để dùng vào các việc
của gia đình dưới những gốc dừa
già rượi mát. Với người vùng biển,
sợi làm từ xơ dừa vẫn là thứ đồ
dùng cần thiết và bền bỉ. Và có lẽ,
với người già, ngồi se xơ dừa, đan
sợi cũng là cách để hồi niệm, để
níu giữ chút dư âm hưng thịnh của
nghề, để nhắc nhở cho con cháu
truyền thống của làng…
Tạp chí

Ngày 18/11/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ
Trọng Hải đã ký ban hành Quyết định số 3763/
QĐ-UBND về việc thu hồi chứng nhận sản phẩm
đạt tiêu chuẩn OCOP. Theo đó, thu hồi chứng
nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của 5
cơ sở do vi phạm các quy định tại Quyết định
số 843/QD-UBND ngày 04/02/2021 của UBND
tỉnh về Quy chế quản lý sản phẩm tham gia
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP),
gồm: Sản phẩm gạo Cẩm Thành của HTX Tiểu
thủ công nghiệp và Dịch vụ TM Cẩm Thành
(xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên), Sản phẩm ruốc
kem Lương Tuyết của hộ kinh doanh Trần Ngọc
Lương (xã Thạch Kim, Lộc Hà); Sản phẩm nước
mắm Ánh Hồng của HTX DV chế biến thủy hải
sản Ánh Dương (xã Hộ Độ, Lộc Hà); Sản phẩm
xúc xích Hồng Phát của HTX Nơng nghiệp và

Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện
Kỳ Anh); Sản phẩm cam Nhật Quang Thượng
Lộc của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch
Nhật Quang (xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc).

Xã Vĩnh Thuận (Long An) đạt chuẩn NTM
Ngày 04/11, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch
UBND tỉnh công nhận xã Vĩnh Thuận đạt chuẩn
NTM năm 2020. Đến nay, bộ mặt nông thôn
xã Vĩnh Thuận có nhiều chuyển biến tích cực,
cảnh quan, mơi trường khang trang, sạch đẹp.
Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn
50 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn 2,87%.
HUYỀN TRANG

TRANG THƠNG TIN NÀY CĨ SỰ PHỐI HỢP CỦA
VĂN PHỊNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG

số 71 (tháng 12/2021)

25


×