Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 63 - Tháng 4.2021.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.32 MB, 76 trang )

Số

63

Tháng 04/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Các
làng nghề
kim hồn

Tạp chí

www.nongthonviet.com.vn
số 63 (tháng 04/2021)

1


TẬP ĐOÀN QUẾ LÂM
ĐỊA CHỈ TẬP ĐOÀN: Số 39, đường Thân Văn Nhiếp, phường An Phú, quận 2, TP.HCM
Điện thoại 028 35352234 - Fax: 028 35352054
Email: Website: phanbonquelam.com

Nâng cao giá trị xanh
trên tiềm năng xanh Đất Sen hồng

S

HOÀNG VĂN



áng 20/03, UBND tỉnh Đồng Tháp tác xã trong sản xuất nông nghiệp hữu
đã ký kết với Công ty CP Tập đoàn cơ; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá
Quế Lâm (TP.HCM) về hợp tác sản và nghiệm thu quy trình sản xuất nơng
xuất và tiêu thụ nơng sản hữu cơ, an toàn nghiệp hữu cơ; xác nhận, chứng nhận sản
phẩm an tồn, chất lượng nơng sản và
trên địa bàn, giai đoạn 2021 - 2025.
Nội dung hợp tác sản xuất nơng tác động đến mơi trường tại các mơ hình
nghiệp hữu cơ giữa Đồng Tháp và Tập liên kết. Tập đoàn Quế Lâm sẽ đầu tư nhà
đoàn Quế Lâm bao gồm việc thực hiện mơ máy sản xuất phân bón hữu cơ tại Đồng
hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ trên các Tháp và phối hợp Sở NN&PTNT Đồng
đối tượng cây trồng như: cây ớt tại huyện Tháp cung cấp phân hữu cơ vi sinh, chế
Thanh Bình, cây lúa tại huyện Tam Nông, phẩm sinh học trực tiếp cho các doanh
cây có múi tại huyện Lai Vung, cây xồi tại nghiệp, hợp tác xã, hội quán, tổ hợp tác và
Thành phố Cao Lãnh, hoa kiểng tại Thành người dân địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đồng
phố Sa Đéc... Theo đó, Tập đồn Quế Lâm thời bao tiêu sản lượng nơng sản hữu cơ
sẽ thực hiện mơ hình và hướng dẫn phổ được thực hiện theo các mơ hình liên kết.
Ơng Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND
cập về việc làm mơ hình nông nghiệp hữu
cơ, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nhằm thay tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp rất
đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp trân trọng việc Công ty Quế Lâm về đầu tư
hữu cơ cho nông dân, đào tạo cho cán bộ bởi phát triển và tiêu thụ sản phẩm nông
của tỉnh về sản xuất nông nghiệp hữu cơ nghiệp hữu cơ, an toàn đang được tỉnh đẩy
mạnh kêu gọi đầu tư. Thông qua hợp tác
và hợp tác phát triển thị trường.
Tập đoàn Quế Lâm cũng sẽ hình thành này, tỉnh Đồng Tháp và Tập đồn Quế Lâm
mong
muốn tạo ra chuỗi giá trị sản xuất
các
2 đầu

Tạpmối,
chí tổ hợp tác, hội quán, hợp
số 63 (tháng
04/2021)

nông nghiệp hữu cơ, cung ứng cho xã hội
các sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn cho
sức khỏe cộng đồng, tăng thu nhập cho bà
con nông dân, hướng đến xuất khẩu nông
sản ra nước ngồi. Để phát triển sản phẩm
nơng nghiệp hữu cơ trên địa bàn, Đồng
Tháp sẽ vận động nhân dân thay đổi nhận
thức để nhằm chuyển đổi dần từ tập quán
canh tác truyền thống kém hiệu quả sang
canh tác nông nghiệp sạch an tồn, nơng
nghiệp hữu cơ bền vững.
Cơng ty CP Tập đoàn Quế Lâm được
thành lập cách đây 20 năm, là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu về phát
triển sản xuất, tiêu thụ nơng sản hữu cơ.
Tính đến cuối năm 2020, đơn vị này đã
hợp tác với 51 tỉnh thành trong cả nước
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ
với tổng diện tích hơn 100 ngàn hecta.
Trong năm 2021, tỉnh Đồng Tháp là một
trong những địa phương được đơn vị
này đẩy mạnh hợp tác sản xuất và tiêu
thụ nông sản phẩm sản xuất hữu cơ.



Tín dụng tuổi vàng, an nhàn hưu trí

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

3


4

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)


Suy nghĩ từ một con số

T

Nguyễn Đức

heo số liệu công bố cuối năm 2020 của
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt
Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách
cơng và Quản lý Fulbright (FSPPM), trong thập niên
2009 - 2019, đã có gần 1,1 triệu người dân ĐBSCL “ly
hương” - rời quê đi nơi khác kiếm sống.
Có ý kiến cho rằng do biến đổi khi hậu, hạn, mặn
xâm nhập... người dân không thích ứng được nên

phải ly hương. Tuy nhiên, tình trạng người dân ĐBSCL
bỏ quê đã diễn ra từ nhiều năm trước, khi “biến đổi
khí hậu” chưa diễn ra khốc liệt. Họ đưa cả gia đình
đi lập nghiệp ở các địa phương vùng Đông Nam bộ
như Đồng Nai, Tây Ninh, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước... Khơng chỉ đi làm th khắp cả nước mà trong
“trào lưu” xuất khẩu lao động, lấy chồng nước ngồi,
có thể nói nam nữ thanh niên ở các vùng quê ĐBSCL
tham gia ứng tuyển luôn đông đảo.
Tại sao như vậy?
Nếu có dịp tìm hiểu, so sánh nơng thôn các địa
phương ĐBSCL so với các vùng nông thôn Đồng bằng
sơng Hồng hoặc miền Trung thì sự thiếu hụt của nơng
thơn ĐBSCL chính là cơ sở hạ tầng. Đặc điểm ĐBSCL là
sông nước kênh rạch. Mặc dù những năm gần đây, Nhà
nước và các tổ chức xã hội đã đầu tư khơng ít để cải
tạo nâng cấp hệ thống đường sá cầu cống ở các địa
phương nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với yêu cầu
thực tế. Tuyến quốc lộ 1A từ TP.HCM đi các tỉnh ĐBSCL,
đến nay vẫn gần như là độc đạo, ln oằn mình vì q
tải và xuống cấp. Quốc lộ còn vậy nên nhiều đường
liên tỉnh, liên huyện, chiều rộng chỉ đủ 2 làn xe ngược
chiều nhau, mặt đường hầu hết còn trải nhựa thâm
nhập, dặm vá lồi lõm. Nhiều làng xóm, muốn ra trục
lộ chính, cịn phải qua đị qua phà, rất bất tiện. Các
khu dân cư ĐBSCL đa phần được bố trí theo trục giao
thông, dọc kinh rạch.Trừ các thành phố, thị xã, thị trấn,
còn lại hầu hết các khu dân cư, đặc biệt những khu
dân cư mới được bố trí theo cụm tuyến đều thiếu sân
chơi cơng cộng như nhà văn hóa, thư viện, câu lạc bộ

thể thao… Chính sự thiếu thốn, đơn điệu về điều kiện
sống, không gian sống là yếu tố khiến người dân, đặc
biệt là thanh niên nông thôn, muốn rời quê để đến
những nơi khác có điều kiện sống phong phú hơn, chứ
khơng đơn thuần là “đói đầu gối phải bị”.
Nếu muốn thay đổi, ngăn chặn tình trạng này, cần
phải hiểu rõ và tác động từ gốc. Biến đổi khí hậu có thể
gây khó khăn cục bộ nhưng không làm người nông

dân ĐBSCL bỏ cuộc, nhất là khi có sự chỉ đạo của Chính phủ
về việc tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu mùa vụ theo hướng
thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Năng suất,
sản lượng, hiệu quả do sản xuất nông nghiệp mang lại
không ngừng tăng cao. Nếu có thêm sự hỗ trợ về vốn tín
dụng, về ứng dụng cơng nghệ cao, cây con giống mới…
chắc chắn nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của
nông dân ĐBSCL, kể cả những vùng phải thay đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi do hạn mặn, vẫn sẽ cao hơn nhiều địa
phương khác trong cả nước. Vấn đề cịn lại, để nơng dân
ĐBSCL n tâm bám trụ xây dựng quê hương, là đầu tư
cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng. Cần tăng nguồn ngân
sách đầu tư hạ tầng giao thông, gấp rút cải tạo, nâng cấp
hệ thống đường sá. Ngoài hệ thống đường cao tốc đang
được xây dựng, rất cần thiết cải tạo, mở rộng nâng cấp
quốc lộ 1A và các tuyến quốc lộ, các đường liên tỉnh, liên
huyện theo đúng tiêu chuẩn cấp 1-2-3 đồng bằng, tạo
sự “liên thông” thuận tiện từ ấp lên xã, từ xã lên huyện,
từ huyện đến tỉnh. Các địa phương, ngồi việc đầu tư,
hướng dẫn, khuyến khích bà con nơng dân ứng dụng
khoa học công nghệ, sử dụng giống mới, áp dụng mơ

hình kinh tế tuần hồn để tăng năng suất, chất lượng và
hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, còn cần vận động
các nguồn lực xã hội vào đầu tư các cơ sở văn hóa - xã hội
như CLB văn hóa, thư viện, CLB thể thao, khu vui chơi đa
năng trong các khu dân cư, nhằm tạo sân chơi cho các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Sau 10
năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nơng thơn
mới, đã có rất nhiều mơ hình làng xã đạt chuẩn nơng
thơn mới, và cao hơn là mơ hình nông thôn mới kiểu
mẫu hay “nông thôn đáng sống”. Phong trào “mỗi xã
một sản phẩm” (OCOP) cũng góp phân thu hút lao động,
tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Các tỉnh, các
huyện cần tổ chức học tập, nhân rộng các mơ hình này.
Nơng nghiệp, nơng thơn là nền tảng, la bệ đỡ của nền
kinh tế. Do vậy, cần đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng nơng
thơn, xóa dần khoảng cách chênh lệnh giữa nông thôn
và đô thị, giữa làng xã, xóm ấp và thị trấn, thị tứ.
Nếu mỗi làng xã là một điểm nông thôn mới kiểu
mẫu - vùng “nơng thơn đáng sống” thì khơng những
khơng lo cư dân ly hương, mà sẽ có khơng ít người muốn
trở về quê hương lập nghiệp, do tình trạng dịch bệnh kéo
dài, sản xuất và kinh doanh dịch vụ ở các đô thị bị đình
trệ, ế ẩm. Và tích cực hơn, những vùng “nơng thơn đáng
sống” đó cịn có khả năng “lơi kéo” những người dân ở
các đô thị về… cư ngụ, hưởng nhàn.

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)


5


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Vũ Thành Tự Anh - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo

5


Suy nghĩ từ một con số
- Nguyễn Đức

thời luận
9




Thư ký tịa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương

Thị trường nơng sản lớn nhất:
Cơ hội & thách thức
- TS. Nguyễn Sĩ Dũng

thời sự

Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất

9



Trị sự
Trương Thị Thu Cúc

Quốc hội khóa XIV với
“những phần trăm trăn trở”
- Cẩm Hà

CHUYÊN ĐỀ:
kinh tế tuần hồn

Tịa soạn

Lầu 10, Tịa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283
Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666

14 Phát triển kinh tế tuần hoàn

ở Việt Nam - Trần Thế
16 Phát triển kinh tế tuần hoàn là

yêu cầu tất yếu của phát triển

bền vững - Tú Quang

Văn phòng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 7/1/2016.
CV chấp thuận tăng lên 76 trang
số 3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019

18 Khi phế phẩm, phế thải cũng

trở thành tài nguyên
- Đặng Tuấn


20 Chuỗi cung ứng tuần hồn
- Như Hiệp

cơng nghệ - sáng chế
21 Áo phao cứu sinh đa năng

cho ngư dân
- Võ Văn Hồng Minh


bảo vệ mơi trường nước
22 Cần phân vùng quy hoạch

khai thác và cung cấp nước
- Tuấn Anh

24 Miền Trung - Tây Nguyên:

Tập trung cải thiện nước tại nguồn

để có nước sạch - Trương Cơng Nam
câu chuyện nơng nghiệp
29 Bất lực với sâu đầu đen đang

ăn trụi vườn dừa? - Hùng Anh
28 Nhân công miệt vườn: hàng hiếm!

- Anh Hùng
nơng thơn mới
30 Chương trình OCOP phải


mang tính dài hạn - Thùy Dung
32 Lục Ngạn đâu chỉ có vải thiều

- Đơng Khánh
33 Quảng Nam: Nghề làm chổi đót

vào mùa - Quỳnh Hiếu
35 Nâng tầm thương hiệu

cà phê Sơn La - Thảo Vi
tài chính ngân hàng
36




Đầu tư kết nối doanh nghiệp trên
nền tảng số hóa: Hướng đi mới
của nhiều ngân hàng
- Ths.Trần Trọng Triết

In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

6


Tạp chí

95
100
50

số 63 (tháng 04/2021)


38 Trong “cuộc chiến” chống

tín dụng “đen” - Minh Huy

59 Các làng nghề kim hoàn nổi tiếng

- Tuệ Như

kiến trúc xanh

60 Tổ nghề kim hoàn Việt

- Kim Nhã

40 Stepping Park House:

Công viên nhỏ trong thành phố
- Ánh Tuân


60 Xu hướng mới của các sản phẩm


kim hồn - Phương Minh
cầu nơng thơn

du lịch
42 Kiến trúc nơng thơn từ

góc nhìn du lịch - Nguyễn Văn Mỹ
44 Y Tý mùa không mây - Anh Phương
46 Bình n ở lung Ngọc Hồng
- Trương Thanh Liêm

làng nghề việt:
các làng nghề kim hoàn

60 Thị xã Kiến Tường khánh thành

6 cơng trình cầu nơng thơn

- Thùy Dung
tản văn
63 Ăn để sống và sống để ăn
- Trần Văn Tuấn

gia vị cuộc sống

48 Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc
- Đỗ Quang Tuấn Hoàng



64 Nhớ những mùi hương
- Cẩm Hà


51 Những vật phẩm lấp lánh ánh

hoàng kim - Nguyễn Phước Bảo Đàn

Tục xưa nếp cũ

53 Bảo tàng kim hoàn ở xứ vàng
- Hoàng Anh

54 Cha, con cùng giữ lửa nghề - Câm Hà
56 Vàng son một thuở nghề quỳ vàng
- Anh Phương

57 Hồn dân tộc trong trang sức bạc
- Chi An


66 Hát sắc bùa - lời nguyện

cầu bình an - Nam Tú
nhìn ra thế giới
68 Bí ẩn đảo lau sậy
- Nguyệt Ánh

thuốc trong vườn
70 Cây Thì Là - Lương y Diệp Bình


Ảnh bìa: Chuyên đề số này sẽ
giúp độc giả có cái nhìn đa chiều
về mơ hình kinh tế tuần hoàn.

VỚI SỰ THAM GIA CỦA
Trần Văn Tuấn, TS Nguyễn Sĩ Dũng,
Trương Công Nam, Trần Thế,
Như Hiệp, Tú Quang, Nguyễn Văn Mỹ,
Anh Phương, Cẩm Hà, Đỗ Quang
Tuấn Hoàng, Minh Huy, Hùng Anh,
Đơng Khánh, Quỳnh Hiếu, Anh Hùng,
Hồng Minh, Trần Trọng Triết,
Trương Thanh Liêm, Lương y Diệp Bình,
Nguyễn Phước Bảo Đàn, Thùy Dung,
Tuấn Anh, Phương Minh, Huyền Trang,
Thảo Vi, Đặng Tuấn, Ánh Tuân,
Nguyệt Ánh, Nam Tú, Kim Nhã,
Hoàng Anh…

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Ngọc Phương


GIÁ: 30.000 ĐỒNG

www.nongthonviet.com.vn

PLASTICS


VIET RICE
Organic

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

7


thời sự trong kỳ

T R O N G N Ư Ớ C

Sáng 13/03, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chủ trì “Hội nghị
lần thứ 3: ĐBSCL thích ứng với biến
đổi khí hậu”. Sau hơn 3 năm triển
khai thực hiện, ĐBSCL đã chuyển mình
mạnh mẽ với những tiến bộ trong cả
tư duy lẫn hành động; chuyển từ bị
động sang chủ động thích ứng với
tác động của biến đổi khí hậu; sinh
kế, đời sống của nhân dân từng bước
được cải thiện; tăng trưởng GDP
luôn ở mức cao (trong hai năm liên
tục 2018 và 2019 đều đạt mức tăng
trưởng ấn tượng khoảng 7,3%).
Theo Bộ Y tế, 100 triệu liều vaccine
Covid-19 sẽ được tiêm cho người Việt

Nam trong năm nay, bắt đầu từ ngày
08/03. Các liều vaccine đầu tiên được
tiêm tại Hà Nội, Hải Dương và TP.HCM,

ưu tiên cho các nhân sự trực tiếp làm
công tác điều trị, xét nghiệm, truy vết
bệnh nhân Covid-19. Tính đến 31/03,
Việt Nam có 2.594 ca nhiễm, trong đó
2.308 đã khỏi, 35 ca tử vong.
Dư luận quốc tế sôi sục trước thông
tin khoảng 220 tàu dân quân biển
Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu,
thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo
Trường Sa. Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
khẳng định Trung Quốc đã vi phạm
chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu
cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi vi
phạm này. Chuyên gia Philippines
Antonio Carpio nói rằng vụ nhiều
tàu Trung Quốc xuất hiện ở Đá Ba
Đầu có thể là hành động mở đầu việc
chiếm đóng.

Chiều 15/03, TAND TP. Hà Nội đã tuyên
phạt các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy
định về đầu tư công trình xây dựng gây
hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án
Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol)
Phú Thọ (viết tắt là Dự án Ethanol Phú

Thọ) gây thiệt hại 543 tỷ đồng. Bị cáo
Đinh La Thăng và đồng phạm bị kết án
mỗi người từ 11 đến 17 năm tù.
Từ ngày 01/04, thẻ Bảo hiểm Y tế
(BHYT) mẫu mới (có kích thước nhỏ
gọn như thẻ căn cước công dân, được
ép plastic, tiện lợi khi bảo quản, sử
dụng; mã số thẻ chỉ cịn 10 chữ số thay
vì 15 ký tự) sẽ được sử dụng trên toàn
quốc. Trong thời gian chờ đổi thẻ mới,
người tham gia BHYT còn thời hạn sử
dụng vẫn tiếp tục được dùng thẻ cũ để
khám chữa bệnh.

Q U Ố C T Ế

Tính đến ngày 31/03, tổng số ca bệnh Covid-19 tồn cầu
đã vượt 128 triệu ca, trong đó trên 2,8 triệu ca tử vong.
Các nước đang tăng cường tiêm chủng vắc-xin cho người
dân và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan
ngày càng tăng. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu đã
tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca sau khi châu Âu ghi
nhận một số người bị đơng máu sau tiêm.
Sau đảo chính ở Myanmar, làn sóng biểu tình ủng hộ bà
Suu Kyi vẫn sục sơi khắp nước. Lực lượng an ninh trấn áp
đã ngày càng mạnh tay khi sử dụng hơi cay, bắn đạn cao
su và đạn thật vào đám đông, làm hơn 230 người chết.
Quân đội Myanmar cũng cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ
hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng.
Làn sóng tức giận trào dâng khắp nước Mỹ sau thơng tin

có tới 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng trong vụ xả súng nhằm
vào 3 tiệm mát-xa ở Atlanta, bang Georgia. Sự việc đã
khiến dư luận rộng khắp chú ý đến xu hướng thù hận và
kỳ thị nhằm vào người châu Á đang gia tăng ở Mỹ và các

8

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

nước phương tây. Hàng nghìn người ở nhiều thành phố lớn
như Atlanta, New York và Washington đã dành hai ngày
cuối tuần xuống đường lên án nạn phân biệt chủng tộc và
bài ngoại. Vụ việc đã khiến Tổng thống Joe Biden lên tiếng
và khẳng định không dung túng cho các hành vi này.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 11/03 cho biết,
nhóm “Bộ tứ Munich” (gồm các nước Ai Cập, Pháp, Đức và
Jordan) đã kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong
nỗ lực khởi động lại tiến trình đàm phán hòa bình và chấm
dứt xung đột Israel - Palestine. Ơng Shoukry bày tỏ hy vọng
cợng đờng q́c tế, đặc biệt là Mỹ, sẽ cùng nhau hỗ trợ các
nỗ lực giải quyết và chấm dứt xung đột Israel - Palestine
để khu vực Trung Đông có thể duy trì ổn định, hịa bình và
an ninh.
Ngày 24/03, tàu chở hàng EverGiven treo cờ Panama, dài
tới 400m, bị mắc kẹt và chắn ngang kênh đào Suez. Vụ việc
khiến cả tuyến hàng hải trọng yếu tê liệt trong nhiều tuần
với thiệt hại ước tính 9,8 tỷ USD.



thời luận

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN LỚN NHẤT

CƠ HỘI & THÁCH THỨC

V

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

ượt qua Trung Quốc, Mỹ đang trở thành thị
trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt
Nam. Đây quả thực là một tin vui đối với mọi
người Việt chúng ta, đặc biệt là đối với các nhà nông.
Trước hết, thị trường Mỹ là một thị trường hết sức tiềm
năng. Thực tế cho thấy tất cả các quốc gia đã vươn lên
thành hổ thành rồng, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
đều nhờ vào việc tận dụng và khai thác thành công thị
trường Mỹ. Trong lịch sử hiện đại chưa có nước nào khơng
khai thác thị trường Mỹ mà có thể hóa hổ, hóa rồng. Trong
năm 2018, riêng nông sản, nước Mỹ đã nhập khẩu tổng
cộng đến 156,6 tỷ USD. Cứ nghĩ mà xem, Trung Quốc ở
ngay bên cạnh nước ta, lại có dân số lớn hơn bốn lần nước
Mỹ, mà vẫn đang phải nhường chỗ cho Mỹ trong việc nhập
khẩu hàng nông sản của nước ta.
Việc Mỹ trở thành thị trường lớn nhất cho nông sản
nước ta cịn cho thấy các điều kiện để nhập khẩu nơng
sản vào Mỹ đã thơng thống hơn, nhiều rào cản đã được
dỡ bỏ. Điều này cũng gián tiếp cho thấy quan hệ hai nước

đã cải thiện rất nhiều và ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu được nhiều vào thị trường Mỹ còn cho thấy
những tiến bộ vượt bậc của đất nước ta trong việc phát
triển kinh tế nông nghiệp. Ở đây tiến bộ đạt được không
chỉ trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, mà cả trong
việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp, trong
việc hiểu biết luật lệ và thói quen tiêu dùng của người Mỹ.
Thị trường nơng sản Mỹ là một thị trường khó tính và có
chuẩn mực cao. Sự chấp nhận của thị trường này chính là
chứng chỉ hết sức thực chất về chất lượng sản phẩm và
trình độ phát triển của nền nơng nghiệp Việt Nam.
Mở rộng xuất khẩu được nông sản vào thị trường to
lớn và quan trọng nhất của thế giới cịn có một ý nghĩa
khơng thể đánh giá hết về mặt xã hội. Khơng cần phải
tính tốn chi ly, thì chúng ta đều thấy khoảng trên dưới

65% dân số của của Việt Nam đã sống ở nơng thơn và gắn
bó với sản xuất nơng nghiệp. Mà như vậy thì phần thưởng
mà thị trường Mỹ mang lại sẽ có hiệu ứng lan tỏa đến rất
nhiều người. Những người Việt được hưởng lợi chắc chắn
sẽ lớn hơn bất kỳ một thành tựu mở rộng thị trường nào
khác. Để dễ cảm nhận, nếu Mỹ trở thành thị trường lớn nhất
của các sản phẩm thép Việt Nam thì sẽ có bao nhiêu người
Việt được hưởng lợi?!
Cơ hội mở ra khi Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của
nông sản Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, thách thức khơng
phải là khơng có.
Thách thức đầu tiên là tăng cường xuất khẩu nông sản
vào Mỹ chắc chắn sẽ làm cho thâm hụt thương mại của Mỹ với
Việt Nam trở nên lớn hơn. Theo Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt

thương mại của Mỹ với Việt Nam trong năm 2020 đã tăng
17,7% lên 678,7 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008. Nếu
chúng ta không cố gắng cân bằng cán cân thương mại, chính
giới Mỹ và cơng chúng Mỹ chắc chắn sẽ khó có thể thơng
cảm. Và các biện pháp trả đũa có thể sẽ được tiến hành.
Thứ hai, Mỹ vốn được coi là thiên đường của giới luật sư. Ở
xứ này, người ta rất hay kiện tụng. Hàng nơng sản xuất khẩu
của Việt Nam có thể bị kiện. Mà kiện thì khơng chỉ Chính phủ
Mỹ, các hiệp hội Mỹ có thể đứng đơn (ví dụ như vụ Hiệp hội Cá
da trơn của Mỹ kiện cá basa của ta) và kể cả đông đảo người
tiêu dùng Mỹ cũng có thể đứng đơn. Chỉ cần thơng tin chỉ
dẫn không đầy đủ để một người tiêu dùng Mỹ bị ảnh hưởng,
thì doanh nghiệp có liên quan khó tránh khỏi chuyện kiện
tụng và đền bù. Chính vì vậy, đã xuất khẩu nơng sản vào Mỹ,
thì chất lượng phải tuyệt đối được coi trọng, các chuẩn mực
khác về vệ sinh, an tồn thực phẩm, về đóng gói và hướng
dẫn tiêu dùng phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Những thách thức nói trên là không nhỏ. Tuy nhiên,
chúng nhỏ hơn rất nhiều so với cơ hội đang mở ra cho
nông nghiệp và nông dân Việt Nam.
Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

9


thời sự

Quốc hội khóa XIV với

“những phần trăm trăn trở”
CẨM HÀ

“Dù có thể lược bớt một số nội dung, nhưng ý kiến, kiến nghị của cử tri là nội dung khơng thể
bỏ qua, nó thể hiện rõ nét tính vì dân của Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân
nhấn mạnh khi bàn về chương trình nghị sự kỳ họp thứ 11 của Quốc hội vừa qua.

K

ỳ họp lần này chỉ kéo dài 12
ngày, lại phải giải quyết một
khối lượng công việc rất lớn,
đặc biệt là công tác nhân sự, nhưng Quốc
hội vẫn dành một thời lượng thích hợp
để nghe báo cáo về việc giải quyết kiến
nghị cử tri.

Nỗ lực đáng ghi nhận

Thông qua 1.050 cuộc tiếp xúc cử
tri của các ĐBQH, đã có 1.904 kiến nghị
được tổng hợp chuyển đến các cơ quan
có thẩm quyền. Đến nay, có 1.810 kiến
nghị đã được giải quyết, trả lời, đạt 95%.
Báo cáo của Ban Dân nguyện, do Trưởng
ban Dương Thanh Bình trình bày trước
Quốc hội, cho biết như vậy.
Nhận định chung, ơng Dương Thanh
Bình cho rằng các bộ, ngành đã giải quyết,
trả lời với trách nhiệm cao một khối

lượng lớn kiến nghị cử tri (KNCT), trong
đó, một số bộ, ngành được nhiều Đoàn
ĐBQH đánh giá cao như: Bộ Quốc phòng,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp... vì
đã trả lời đầy đủ, đúng thời hạn số lượng
lớn các kiến nghị. Đáng lưu ý, một số
vấn đề liên quan trực tiếp đến sản xuất,
kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội đã
được các bộ, ngành tiếp thu, xem xét, giải
quyết kịp thời. Trong đó, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã tham mưu trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy định mới
về tín dụng đối với hộ mới thốt nghèo.
Tiếp thu KNCT về xử lý tin nhắn rác, trong
năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông
đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông
chặn thành công 242,97 triệu tin nhắn
rác (bằng 2,14 lần so với cùng kỳ 2019).
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã phối hợp

10

Tạp chí

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

với Bộ Y tế thống nhất thí điểm sử dụng
thẻ Bảo hiểm Y tế trên ứng dụng Bảo
hiểm Xã hội số (không cần thẻ bảo hiểm
y tế bằng giấy) cho người dân tại 10 tỉnh,

thành phố ở miền Trung bị ảnh hưởng
nặng nề của đợt bão lũ thời gian qua.
Một số vấn đề cử tri đã kiến nghị
nhiều lần chưa được giải quyết dứt điểm
tại một số kỳ họp trước cũng đã được
tiếp thu xem xét, giải quyết tại kỳ họp
này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã xây dựng và ban hành Thông tư
số 18/2020/TT-BNNPTNT quy định mã
số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
và xếp lương viên chức chuyên ngành
khuyến nông, bảo vệ rừng, đáp ứng KNCT
nêu từ kỳ họp thứ 3. Thanh tra Chính phủ
đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP quy định
về kiểm sốt tài sản, thu nhập của người
có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị; trong đó, quy định về người

số 63 (tháng 04/2021)

có nghĩa vụ kê khai hàng năm, việc xử lý
đối với những người kê khai không trung
thực... nhằm công khai, minh bạch tài
sản, thu nhập để hạn chế tối đa việc xảy
ra tham nhũng của những người có chức
vụ, quyền hạn. Đây là KNCT từ nhiều địa
phương trong nhiều kỳ họp trước.
Ở khối tư pháp, TAND tối cao, Viện
KSND tối cao đã xem xét, trả lời 30/30

kiến nghị. Trong đó, TAND tối cao và Viện
KSND tối cao đã thông tin đến cử tri về
việc TAND tối cao đã ban hành một số
văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết tranh chấp liên
quan đến nợ xấu...

Khơng ít kiến nghị cịn “treo”

Theo Ban Dân nguyện, hiện vẫn còn
94 kiến nghị (chiếm 5%) gửi đến kỳ họp
thứ 10 chưa được trả lời. Một số ít văn
bản trả lời chung chung, không nêu rõ
kết quả. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số quy


thời sự

định của pháp luật chưa thống nhất; có
quy định còn chưa phù hợp với thực tế;
đơn cử là quy định về việc sử dụng điện
thoại di động trong lớp học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Đặc biệt, vẫn còn tình trạng không
thống nhất về quan điểm giữa bộ, ngành
trong việc thực hiện quy định của pháp
luật. Điển hình là việc xử lý hình sự đối
với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ. Trong khi Bộ Tư pháp

cho rằng hành vi nói trên, dù với số lượng
nào, cũng đều bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, thì TAND tối cao lại cho rằng cơ
quan tiến hành tố tụng cần tham khảo
hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số
01/TTLN ngày 07/01/1995 (quy định cụ
thể về số lượng bị truy cứu trách nhiệm
hình sự). Đáng nói hơn, Thơng tư liên
ngành sớ 01 đã… hết hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, vẫn cịn tới 159 KNCT gửi
đến kỳ họp thứ 10 được các cơ quan chức
năng cho biết là “đang trong quá trình
giải quyết” (chiếm 8,8%). Như vậy, có tới
gần 14% KNCT hoặc chưa được trả lời,
hoặc cử tri vẫn đang phải nóng lịng chờ
đợi. Trong số này, có những kiến nghị
được các bộ, ngành hứa “nghiên cứu, tiếp
thu trong quá trình sửa đổi, bổ sung một
số văn bản quy phạm pháp luật”. Theo
Thanh tra Chính phủ, KNCT đề xuất “bổ
sung các chế tài xử lý đối tượng không

Năm kiến nghị lớn
được cử tri gửi đến
kỳ họp thứ 11
Tính từ sau kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa
XIV đến nay, Đồn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
phối hợp với UBTVQH đã tổng hợp được
2.278 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân

dân cả nước. Trên cơ sở ý kiến đó, Đồn
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam kiến nghị 5 vấn đề lớn,
trong đó có việc đổi mới, nâng cao chất
lượng tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước theo tinh thần Đại hội lần thứ
XIII của Đảng; tiếp tục thực hiện các giải
pháp phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh
tế, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức
tạp; khắc phục một số tồn tại trong giáo
dục, y tế, văn hóa - xã hội; quản lý đất đai
và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội; hồn thiện
thể chế về quản lý, giám sát cán bộ, đảng
viên và thực hiện hiệu quả hơn nữa cơng
tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ
các kết luận thanh tra” đã được ghi nhận,
nghiên cứu đưa vào Luật và các văn bản
hướng dẫn trong quá trình sửa đổi Luật
Thanh tra. Về đề xuất “tăng mức hỗ trợ
đảm bảo khuyến khích người dân tự
giác bảo vệ và phát triển rừng”, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn cho biết,
đang xây dựng “Nghị định về chính sách
đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế
biến và thương mại lâm sản trong lâm
nghiệp”, trong đó sẽ thiết kế các chính

Tạp chí

sách đảm bảo hài hịa khả năng cân đối
của ngân sách nhà nước và yêu cầu thực
tiễn, tạo động lực kinh tế, khuyến khích
người dân tham gia bảo vệ rừng... Về
cách tính giá điện, Bộ Cơng Thương cho
biết đang nghiên cứu tiếp thu để xây
dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ
điện, dự kiến ban hành trong năm 2021,
đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất,
sinh hoạt của người dân.
Những kiến nghị của cử tri còn đang
“treo” này, theo ví von của một thành
viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là
“những phần trăm trăn trở” sau một
nhiệm kỳ Quốc hội, bởi tuy có hứa hẹn
nhưng khi nào được giải quyết cụ thể
thì… chưa xác định, đặc biệt là những
vấn đề cần có sự phối hợp của nhiều cơ
quan chức năng như thương mại điện
tử, xử phạt vi phạm hành chính trong
một số lĩnh vực (trồng trọt; văn hóa và
quảng cáo...) hoặc các vấn đề phải có
kinh phí thì mới giải quyết được, chẳng
hạn như nâng cấp một số tuyến quốc
lộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chế
độ chính sách đối với người có cơng...
Đó là chưa kể 812 kiến nghị còn tồn

đọng, chưa được giải quyết xong từ một
số kỳ họp trước, mà cho đến kỳ họp này
- kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIV
- vẫn còn tới gần 600 kiến nghị (chiếm
73,6%) được chuyển sang kỳ họp sau…
số 63 (tháng 04/2021)

11


Cầu nông thôn

Tổng hội trao giấy
chứng nhận hội viên
và ra mắt Chi hội
NN&PTNT Nghệ An

T

Thị xã Kiến Tường khánh thành
6 cơng trình cầu nơng thơn

S

áng ngày 10/03/2021, UBND thị
xã Kiến Tường (tỉnh Long An) đã
phối hợp với Tạp chí Nơng thơn
Việt tổ chức lễ khánh thành 6 cơng trình
cầu giao thông nông thôn trên địa bàn
thị xã Kiến Tường. Những cơng trình này

do ngun Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang vận động Tập đồn MASAN tài trợ
kinh phí 5 tỷ đồng để xây dựng.
Trực tiếp tham quan các cơng trình
cầu mới, ơng Nguyễn Thiều Nam - Phó
Tổng Giám đốc Tập đồn MASAN chia sẻ:
“Chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi
chứng kiến 6 cây cầu tại thị xã Kiến Tường
hoàn thành và đưa vào sử dụng, nối nhịp
bờ vui cho bà con địa phương”. Thay
mặt ban lãnh đạo Tập đoàn MASAN, ông
Nguyễn Thiều Nam cam kết trong thời
gian tới sẽ tiếp tục đồng hành cùng Tạp
chí Nơng thơn Việt để triển khai nhiều hơn

nữa các hoạt động hỗ trợ người dân tại
những địa phương cịn nhiều khó khăn.
Đại diện người dân địa phương, ông
Nguyễn Văn Vui gửi lời cảm ơn đến nguyên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đơn vị tài
trợ và chính quyền địa phương đã dành
sự quan tâm đến đời sống của người dân
vùng biên giới. “Những cơng trình cầu này
sẽ giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa
thuận lợi hơn, các em học sinh đến trường
an tồn hơn” - ông Vui bày tỏ.
Tại buổi lễ, nguyên Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang ghi nhận sự đóng
góp của Tập đoàn MASAN và động viên
doanh nghiệp tiếp tục đồng hành với

địa phương trong công tác an sinh xã
hội. Đồng thời u cầu địa phương có kế
hoạch hồn thiện cơ sở hạ tầng nhằm
thu hút các nhà đầu tư, phát triển kinh
tế - xã hội. 
thùy dung

Tân Hưng sắp khánh thành 9 cây cầu mới

N

gày 18/03/2021, đại diện Ban tổ
chức Chương trình Cầu nơng thơn
và Quỹ Hỗ trợ xây dựng Mơi trường Xanh
Việt Nam đã có chuyến khảo sát tiến độ
thi cơng các cơng trình cầu đang xây
dựng tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Theo đó, 9 cơng trình trị giá 9 tỷ đồng
do Quỹ Hỗ trợ xây dựng Môi trường Xanh
Việt Nam tài trợ kinh phí xây dựng tại
huyện Tân Hưng cơ bản đã hồn thành,

12

Tạp chí

dự kiến sẽ khánh thành vào giữa tháng
04/2021. Đây là những cơng trình được
xây dựng ở những vị trí trọng yếu, nối
liền các nhánh kênh, rạch chằng chịt đổ

ra Kênh 79 và dọc theo tuyến biên giới
của huyện Tân Hưng. Khi được đưa vào
sử dụng hệ thống cầu sẽ góp phần tạo
điều kiện thuận lợi để người dân đi lại,
vận chuyển vật tư, hàng hóa, nơng sản...

Nguyệt Ánh

số 63 (tháng 04/2021)

iếp tục cơng tác phát triển hội viên,
chiều ngày 10/03/2021, tại thành
phố Vinh, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam
(Tổng hội) đã tổ chức Lễ ra mắt Chi hội
NN&PTNT tại Nghệ An. Tại buổi lễ, ông
Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội đã đề
nghị Chi hội đẩy mạnh cung cấp thông tin
cho những doanh nghiệp muốn đầu tư
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn
ở Nghệ An. Ông cũng cho rằng Chi hội cần
đề xuất với các sở, ban ngành có liên quan
xây dựng một số sản phẩm nông nghiệp
tỉnh Nghệ An trở thành thương hiệu cấp
quốc gia; đưa các mặt hàng nông sản
Nghệ An kết nối trong chuỗi hàng hóa,
chuỗi giá trị của nơng sản Việt Nam và
xa hơn là chuỗi giá trị toàn cầu.

Chủ tịch Tổng hội Hồ Xuân Hùng (trái)
trao Giấy chứng nhận hội viên.


Ơng Nguyễn Đình Hùng - Chi hội
trưởng Chi hội NN&PTNT Nghệ An cho
biết trong Chương trình hành động của
Chi hội Nghệ An, thời gian tới Chi hội sẽ
tập trung góp phần nâng cao nhận thức
của người nơng dân Nghệ An về các lĩnh
vực mới, quan trọng và đang là xu thế
của toàn cầu. Các lĩnh vực này gồm công
nghệ thông tin, mạng Internet và thông
tin - truyền thông. Đồng thời Chi hội sẽ
xây dựng kế hoạch để đưa các sản phẩm
OCOP Nghệ An tham gia chuỗi giá trị trong
nước và xuất khẩu. Ơng Nguyễn Đình
Hùng cũng bày tỏ mong muốn Tổng hội
quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, truyền đạt
kinh nghiệm để Chi hội NN&PTNT Nghệ
An hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
MẠNH TIẾN - HẢI HƯNG


chun đề: kinh tế tuần
chun
hồn
đề

KINH TẾ TUẦN HỒN
Nếu mơ hình kinh tế tuyến tính chỉ chú trọng
khai thác tài nguyên đưa vào quá trình sản
xuất và vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc gia

tăng phát thải nguy hại cho mơi trường, thì
kinh tế tuần hồn (KTTH) được hiểu như là một
mơ hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết
kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài
tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu
cực đến mơi trường. Mơ hình này quản lý và tái
tạo tài nguyên bằng nhiều hình thức như sửa
chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật
chất thì hướng đến chia sẻ, hoặc cho thuê, theo
một vịng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải.
1.
Thiết kế:
với mục tiêu tạo
ra các sản phẩm xanh,
tăng khả năng tái chế và
tái sử dụng, thiết kế trong
KTTH không chỉ bao gồm
thiết kế sản phẩm mà
còn cả thiết kế
chất thải.

2.
Sản xuất:
gồm có sản xuất
sạch hơn, giảm phát
thải và thực hiện tuần
hồn vật liệu ngay
trong khâu sản
xuất.


Mơ hình
KTTH gồm
5 khâu

3.
Tiêu dùng:
gồm có tiêu dùng
tốt hơn, người tiêu
dùng có trách nhiệm
với mơi trường sinh
thái và thơng minh
hơn.

Nhiều cơng trình nghiên cứu và tài liệu cho
thấy mơ hình kinh tế này đã dần trở thành xu
hướng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới
thuộc khu vực Liên minh châu Âu (EU), Nhật
Bản, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ, Phần
Lan, Trung Quốc... Có thể nói, KTTH hiện được
xem là giải pháp tích cực đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững trong bối cảnh tài ngun ngày
càng suy thối, cạn kiệt, mơi trường bị ô nhiễm,
biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt…
Chuyên đề của Tạp chí NTV trong số này sẽ
giúp độc giả có cái nhìn đa chiều hơn về mơ
hình kinh tế tuần hồn.

5.
Từ chất
thải trở

thành tài
ngun: gồm có
tái chế chất thải,
tái sử dụng tài
ngun.

4.
Quản lý
chất thải:
gồm có phân loại,
thu gom cuối
vịng đời, tái
chế tạo.

Dựa vào những hoạt động
chuyển dịch từ kinh tế tuyến
tính sang KTTH, ước tính
KTTH sẽ đem lại:
• 4,5 nghìn tỷ USD cho
tồn cầu vào năm 2030.
• Tạo ra tác động trực tiếp
tới hơn 10/17 mục tiêu phát
triển bền vững của Liên
hợp quốc.
• Riêng châu Âu sẽ đạt được
lợi ích là 600 tỷ Euro mỗi
năm, tạo thêm 580.000 việc
làm xanh và giảm phát
thải khí nhà kính.
Hiện nay hơn 50 quốc gia

trên thế giới đang thực hiện
chuyển dịch sang KTTH với
118 mơ hình tiêu biểu.
(Nguồn: Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên
và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Mơi trường)

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

13


chun
chunđề
đềkinh
kinhtế
tếtuần
tuầnhồn
hồn

Kinh tế tuần hồn ở Việt Nam
TRẦN THẾ (Phó Viện trưởng Viện KHCN Mekong Cần Thơ)



Ngày nay, kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là một trong những
giải pháp quan trọng nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và
giải quyết vấn đề môi trường.


Việt Nam, khái niệm KTTH
đã được đề cập trong nhiều
chính sách của Đảng và Nhà
nước như Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày
11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định
hướng chiến lược phát triển năng lượng
quốc gia của Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định
889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình
hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; Dự
thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII, Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2011 - 2020, xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030…
Các chủ trương, chính sách mang tầm
chiến lược này đã bước đầu tạo dựng hành
lang pháp lý quan trọng cho mơ hình KTTH.

14

Tạp chí

Lĩnh vực nào thích hợp với
mơ hình KTTH?

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên
thế giới cho thấy mơ hình KTTH có thể

được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ khâu sản xuất nguyên liệu đến
sản xuất chế biến ở các cơ sở/doanh
nghiệp quy mô từ nhỏ đến lớn thuộc
kinh tế địa phương, vùng, quốc gia hay
khu vực. Tùy vào đặc thù của mỗi doanh
nghiệp, địa phương, quốc gia mà chúng
ta có thể xác định một số lĩnh vực tiềm
năng áp dụng khác nhau, chẳng hạn:
Nơng, lâm nghiệp: Sản xuất nơng
nghiệp tuần hồn được hiểu là thay vì
bỏ đi các phụ, phế phẩm trong quy trình
sản xuất thì nguồn vật chất này được
tái sử dụng (thông qua ứng dụng công
nghệ để tạo ra các sản phẩm giá trị gia
tăng mang lại lợi ích hữu hiệu cho người

số 63 (tháng 04/2021)

sản xuất. Kinh nghiệm cho thấy, khi kết
hợp với cơng nghệ cao thì nhiều loại phế
phẩm có thể tạo ra nhiều sản phục vụ
trực tiếp sản xuất nông nghiệp (như ủ
compost phân hữu cơ từ bã, nguyên liệu
nông sản); tạo ra năng lượng (sản xuất
nano silicat từ vỏ trấu); tạo ra các sản
phẩm giá trị gia tăng (như từ phụ phẩm
tôm, cá; lúa; cây ăn trái... cây sen được tận
dụng triệt để từ củ sen, ngó sen, lá sen,
hạt sen, tim sen để chế biến thành nhiều

thực phẩm, đồ uống có giá trị).
Cơng nghiệp: Mơ hình KTTH phát huy
hiệu quả khi cộng đồng doanh nghiệp
tham gia sản xuất, chế biến theo chuỗi
cung ứng. Thay vì phát triển sản xuất các
ngành nghề độc lập, các doanh nghiệp
sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ “cộng
sinh” mật thiết có thể xây dựng các khu
cơng nghiệp sinh thái, hợp tác chặt chẽ với


chuyên đề kinh tế tuần hoàn

nhau, trao đổi các sản phẩm phụ để tránh
việc chúng trở thành rác thải, hạn chế lãng
phí tài ngun, giảm thiểu phát thải ra
mơi trường (sản phẩm đầu ra của doanh
nghiệp này là sản phẩm đầu vào của
doanh nghiệp khác hoặc phụ phẩm của
doanh nghiệp này sẽ trở thành nguyên
liệu được doanh nghiệp khác sử dụng để
chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng).
Du lịch, dịch vụ: Thay vì phát triển
du lịch cơng nghiệp, nhân tạo thì các
hoạt động du lịch, giải trí, dịch vụ có thể
kết hợp với các hoạt động sản xuất, giá
trị văn hóa bản địa để tạo thêm giá trị
gia tăng và lợi ích cho nơng dân. Điển
hình hiện nay là du lịch homestay, du lịch
sinh thái, du lịch trải nghiệm... tạo chuỗi

giá trị du lịch nhờ vào việc khai thác các
nguồn tài nguyên bị bỏ phí.
Lĩnh vực năng lượng và kiểm sốt
rác thải đơ thị: Mơ hình KTTH giúp
tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu năng
lượng từ nhiên liệu hóa thạch và chuyển
đổi sang năng lượng tái tạo. Chẳng hạn
như sử dụng năng lượng gió, năng lượng
mặt trời, năng lượng được tạo ra từ việc
đốt rác thải theo quy trình khép kín cơng
nghệ cao. Đặc biệt, sản xuất và chuỗi
cung ứng khép kín (thu gom sản phẩm

đã sử dụng để tái chế hoặc sản xuất sản
phẩm mới theo cách tuần hồn hay các
chu kỳ khép kín) là giải pháp hiệu quả
giúp giảm rác thải đô thị, giảm tải cho các
bãi chôn lấp rác, đồng thời tạo ra chuỗi
giá trị sản phẩm tái sinh.
Ngồi ra, mơ hình KTTH cũng có thể
áp dụng hiệu quả trong các lĩnh vực phát
triển đô thị xanh, đô thị thông minh như
hiện nay. Chẳng hạn, xây dựng mơ hình
đơ thị nơng nghiệp có chức năng sản
xuất, chế biến, và cung ứng cho người
dân đô thị các sản phẩm nông nghiệp
như lương thực, thực phẩm tươi sống,
hoa, sinh vật và thực vật cảnh...
Như vậy, có thể thấy mơ hình KTTH
thực chất là q trình chuyển đổi phương

thức sản xuất theo xu hướng gắn liền với
phát triển công nghệ, chuyển đổi số và
cách mạng công nghiệp 4.0 - trong mơ
hình này đổi mới cơng nghệ là yếu tố
động lực cốt lõi.

Giải pháp nào để thực hiện
hiệu quả?

Nhiều nội dung trong chương trình
nghị sự của Đại hội Đảng tồn quốc lần
thứ XIII đã thảo luận xoay quanh việc
chọn lựa mơ hình KTTH là giải pháp tất

Kinh tế tuần hồn đang có những
bước khởi đầu tại Việt Nam với sự
tham gia của các nhà sản xuất lớn.

Tạp chí

yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng,
cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia,
bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững;
phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả tài
nguyên, bảo vệ mơi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu, góp phần giải quyết
các vấn đề xã hội, tạo việc làm...
Việt Nam chúng ta thuộc nhóm các
quốc gia đang phát triển (quy mô nền
kinh tế nhỏ, xếp thứ 68 thế giới về diện

tích, thứ 15 thế giới về dân số). Theo dự
báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam
nằm trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi ô nhiễm khơng khí
(Việt Nam có thể mất đi khoảng 3,5%
GDP vào năm 2035 bởi hậu quả của việc
ô nhiễm này).
Hiện nay, chúng ta đã phát triển khá
hiệu quả một số mơ hình KTTH ở các địa
phương như Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ;
mơ hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ
tôm, đầu tôm)... Tuy vậy, để thực hiện các
mục tiêu mang tầm quốc gia trong việc
chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang
KTTH, cịn khơng ít khó khăn.
Trước hết, cần xây dựng hệ thống giải
pháp mang tầm chiến lược, trong đó, chú
trọng kiến tạo các mơ hình tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng
hiệu quả các nguồn lực đầu vào, ứng dụng
hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất,
đặc biệt quản lý sản xuất theo chuỗi cung
ứng để tái tạo sử dụng phụ phế phẩm tạo
ra giá trị gia tăng, nguyên liệu mới.
Mặt khác, phải tạo dựng hành lang
pháp lý hồn chỉnh và mơi trường chính
sách thuận lợi để các mơ hình KTTH phát
triển. Trong mơi trường vĩ mơ này, nhà
nước giữ vai trị kiến tạo và cộng đồng
doanh nghiệp là động lực trung tâm.

Bên cạnh đó, phải thực hiện các biện
pháp giúp chuyển biến nhận thức xã hội
và thu hút sự tham gia của cộng đồng
vào phát triển nền KTTH (cộng đồng ở
đây được hiểu là tất cả các bên liên quan,
gồm các cơ quan chính phủ, các doanh
nghiệp khai thác khống sản và nguyên
liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân
phối, bán lẻ, người tiêu dùng...).
số 63 (tháng 04/2021)

15


chuyên đề kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế tuần hoàn là
yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững
tú quang

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang trở thành xu thế
tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
trong bối cảnh tài ngun ngày càng suy thối, cạn
kiệt, mơi trường bị ơ nhiễm, biến đổi khí hậu diễn
biến khốc liệt. Xây dựng KTTH đã được xác định là
một trong những định hướng phát triển đất nước
giai đoạn 2021-2030 trong dự thảo Văn kiện trình
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của Đảng.

T


heo ước tính của Liên Hợp quốc, đến năm
2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình
kinh tế tuyến tính (dựa trên q trình khai
thác, sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi
trường), nhu cầu sử dụng tài nguyên sẽ tăng gấp ba
lần so hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của
trái đất, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn sức chịu
tải của mơi trường. Thực tế đó dẫn đến u cầu cấp
bách phải tìm ra mơ hình kinh tế hiệu quả, bền vững
hơn về sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm, suy thối
mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu.

16

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

Trên thế giới hiện nay, bên cạnh các mơ hình Kinh
tế xanh, Kinh tế phát thải carbon thấp… KTTH được
coi là có thể đáp ứng yêu cầu về sử dụng tiết kiệm
các nguồn tài nguyên, giải quyết ơ nhiễm mơi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững. KTTH không chỉ là tái sử dụng chất
thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối
giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính tốn từ
trước, tạo thành các vịng tuần hồn trong nền kinh
tế. KTTH có thể giữ cho dịng vật chất được sử dụng
lâu nhất có thể, khơi phục và tái tạo các sản phẩm, vật

liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.
Việt Nam đã có một số mơ hình tiếp cận của KTTH
như mơ hình thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế
giấy; các mơ hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất
công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; trong nơng nghiệp có
mơ hình vườn - ao - chuồng, vườn - rừng - ao - chuồng,
thu hồi gas từ chất thải vật ni… Mặc dù cịn nhiều
hạn chế, nhưng các mơ hình này cũng đã bước đầu tiếp
cận với KTTH. Gần đây, khi cộng đồng doanh nghiệp
ngày càng tích cực hưởng ứng mơ hình KTTH, một số
mơ hình mới hướng đến gần hơn với KTTH cũng đã


chun đề kinh tế tuần hồn

hình thành, như mơ hình khu công nghiệp sinh thái
tại một số địa phương; mô hình chế biến phụ phẩm
thủy sản… Các điển hình này khi được tổng kết, đánh
giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản sẽ góp
phần bổ sung hồn thiện về KTTH cho Việt Nam.
Để khắc phục những khó khăn và tồn tại nhằm
thúc đẩy phát triển KTTH ở Việt Nam, chúng ta cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận
thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 2021-2030,
cần tập trung triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy
KTTH tại Việt Nam, tận dụng những cơ hội hợp tác
trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ
phục vụ phát triển bền vững đất nước. Trong đó,
Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh

nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong
xây dựng, phát triển KTTH ở Việt Nam.
Thứ nhất, cần xem phát triển KTTH là giải pháp
tất yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện
năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và
tiêu dùng bền vững; phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu
quả tài nguyên, bảo vệ mơi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu, góp phần giải quyết các vấn đề xã
hội, tạo việc làm... Kiến nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Khóa XIII xem xét ban hành Nghị quyết
về thúc đẩy phát triển KTTH.
Thứ hai, phát huy sức mạnh của tồn bộ hệ thống
chính trị, quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền;
tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội
về yêu cầu thực tiễn, vai trị, ý nghĩa, lợi ích và tầm
quan trọng của phát triển KTTH, trong đó, cộng đồng
doanh nghiệp và người dân đóng vai trị trung tâm.
Thứ ba, lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ
sung, ban hành mới các cơ chế, chiến lược, chính sách,
pháp luật thúc đẩy phát triển KTTH phù hợp với chủ
trương của Đảng, xu thế mới, những quy định, tiêu
chuẩn đã và đang hình thành trong khu vực và trên
quy mơ tồn cầu.
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học,
công nghệ, lấy chuyển đổi số và ứng dụng thành tựu
của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm động lực
để phát triển KTTH.
Thứ năm, phát huy nội lực, tranh thủ hỗ trợ quốc tế
để thực hiện các cam kết của Việt Nam; khuyến khích,
huy động cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá

nhân tăng cường đầu tư vào phát triển KTTH.
(Trích Tham luận “Xây dựng kinh tế tuần hồn trong thập
niên 2021-2030” của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường
Trần Hồng Hà tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII).

PGS.TS BÙI VĂN HUYỀN
Viện trưởng Viện Kinh tế

S

au hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có sự
thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, đi kèm với những
thành quả tăng trưởng và phát triển, mơ hình kinh tế
tuyến tính truyền thống theo chu trình khai thác, sản
xuất và phát thải đã gây ra những vấn đề môi trường
không nhỏ. Vì vậy, việc chuyển sang mơ hình KTTH,
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, hạn chế phát
thải ra môi trường là yêu cầu cấp bách, vừa nhằm giải
quyết vấn đề môi trường, phát triển kinh tế xanh, vừa
nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí nguyên,
nhiên liệu sản xuất của doanh nghiệp.

TS NGUYỄN HỒI NAM

Phó Viện trưởng Viện Khoa học năng
lượng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Đ

ể thúc đẩy phát triển nền KTTH trong thời gian

tới, Việt Nam cần thể chế hóa, luật hóa KTTH,
hướng tới thực hiện KTTH trong mọi hoạt động và cần
phải có một lộ trình cụ thể; trong đó có 2 phần chính:
Một là, cần xác định vai trò của các bên liên quan, đặc
biệt doanh nghiệp có vai trị trung tâm; Hai là, cần vai
trò kiến tạo của nhà nước, kiến tạo bằng pháp luật,
chính sách ưu đãi, hướng dẫn, ngồi ra có cả vai trị
của các đồn thể và từng người dân trong nền KTTH.

PGS.TS NGUYỄN THẾ CHINH

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược
chính sách TN&MT - Bộ TN&MT

K

TTH địi hỏi sự phối hợp chia sẻ, gắn kết các
bên liên quan, cần đội ngũ chuyên gia giỏi và
có sự phân loại, làm sạch chất thải trước khi đưa vào
tái sử dụng, tái chế. Do đó, để phát triển KTTH tại Việt
Nam, cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng,
có bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá và cần triển
khai nghiên cứu sâu rộng. Phát triển KTTH cần phải
dựa trên các ngành, lĩnh vực và địa phương. Tạo cơ
chế để hình thành động lực thị trường. Tăng cường
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, gắn với công
nghệ cao và cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện
phát triển KTTH cần có lộ trình và ưu tiên. Vấn đề cần
phải giải quyết ngay đối với Việt Nam là phân loại
rác tại nguồn.


Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

17


chuyên đề kinh tế tuần hoàn

Khi phế phẩm, phế thải
cũng trở thành tài nguyên
ĐẶNG TUẤN

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là giải pháp được
nhiều quốc gia và doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa
chọn để bảo vệ cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên
đang ngày càng khan hiếm của trái đất. Tại Việt Nam,
mơ hình này cịn khá mới mẻ, khó áp dụng, nhất là
với những doanh nghiệp nhỏ và vừa do không đủ
nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp
đã mạnh dạn chuyển đổi từ cách làm cũ sang mơ
hình KTTH hiệu quả, lợi ích mang lại có thể thấy rõ.
Giá trị doanh nghiệp tăng gấp nhiều lần
Điểm cốt lõi của mơ hình KTTH chính là tái sử
dụng và tái chế tất cả các tài nguyên (nguyên liệu,
vật liệu, phụ phẩm, phế phẩm, năng lượng…) trong
quá trình sản xuất, chế biến để bảo vệ môi trường,
nâng cao giá trị doanh nghiệp và mang lại lợi ích
to lớn cho cộng đồng. “Nữ hoàng cá tra” Trương

Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Cơng ty Cổ phần Vĩnh
Hồn, cho biết: “Với vị thế là công ty xuất khẩu cá
tra hàng đầu của Việt Nam, Vĩnh Hoàn đi đầu trong
việc áp dụng mơ hình KTTH trong tồn bộ các khâu
từ giống - nuôi trồng - thu hoạch - chế biến xuất
khẩu. Riêng lĩnh vực chế biến, nhờ khoa học cơng

18

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

nghệ, Vĩnh Hồn khơng bỏ bất cứ bộ phận nào của
con cá. Ngoài sản phẩm fillet cá, mỡ cá tra được
dùng để sản xuất dầu cá, da làm da cá chiên giịn
- collagen - gelatin, bong bóng và bao tử cá cũng
được tận dụng”.
Vĩnh Hồn hiện có 5 nhà máy chế biến cá fillet,
2 nhà máy sản xuất bột mỡ cá, 1 nhà máy sản xuất
collagen và gelatin. Chỉ riêng với nhà máy sản xuất
collagen và gelatin công suất 2.000 tấn/năm, Vĩnh
Hoàn đã tiêu thụ từ 60% - 70% phế phẩm từ con cá
tra. Trong tương lai gần, với dây chuyền sản xuất
collagen và gelatin quy mô lớn đang được xây dựng,
bà Khanh cho biết toàn bộ phế phẩm từ con cá tra
sẽ được tận dụng hết. “Mô hình KTTH là mơ hình
kinh doanh có trách nhiệm và tạo ra giá trị. Nhờ
mơ hình này mà Vĩnh Hồn đã vượt qua khó khăn
của những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của

đại dịch Covid-19 để những tháng cuối năm, năng
suất và sản lượng của Vĩnh Hoàn tăng được 20%. Đi
theo con đường phát triển bền vững, chúng tôi luôn
tiên phong trong việc đảm bảo các chỉ tiêu chứng
nhận, từ an toàn vệ sinh thực phẩm đến bảo vệ mơi
trường, do đó, chúng tơi ln chiếm lĩnh thị trường
ở phân khúc chất lượng cao nhất”.
Năm 2019, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam
(PRO Việt Nam) được hình thành với sự tham gia của
13 doanh nghiệp lớn của Việt Nam và nước ngồi;
trong đó, có những tên tuổi lớn như Saigon Co.op,
Nestlé Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam, Công ty LaVie,


chun đề kinh tế tuần hồn

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề
án Phát triển ngành công nghiệp mơi trường Việt
Nam đến năm 2025 nhằm hình thành nên ngành
cơng nghiệp mơi trường, có thể đáp ứng được các
nội dung của kinh tế tuần hoàn. Gần đây đã xuất
hiện một số mơ hình mới hướng đến gần hơn với
kinh tế tuần hồn như mơ hình khu cơng nghiệp
sinh thái tại Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng; mơ
hình chế biến phụ phẩm thủy sản; liên minh tái
chế bao bì Việt Nam (PRO)… Việc hình thành các
khu cơng nghiệp sinh thái, đặc biệt là các khu
công nghiệp nuôi trồng, sản xuất, chế biến, tiêu
thụ nông sản sẽ giúp phát triển chuỗi cung ứng
nông nghiệp xanh vừa thân thiện môi trường, vừa

có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

TH Group, Nutifood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra
Pak và Universal Robina Corporation… Mục tiêu của
Liên minh là cùng tham gia xây dựng chuỗi tái chế,
phân loại rác, thúc đẩy việc thu gom và tái chế bao
bì giữa các doanh nghiệm tham gia tổ chức; giúp
các doanh nghiệp ngành bao bì ở Việt Nam có cơ
hội giảm nhập khẩu ngun liệu, bao bì từ các nước,
gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh
toàn cầu…

Biến chất thải thành tài nguyên

Câu chuyện rác thải “đẻ ra tiền” tại Công ty Cổ
phần T&T 159 lại là một ví dụ khác. Đây là cơng ty
sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm, phế phẩm
nơng nghiệp và cung cấp bị giống chất lượng cao
tại tỉnh Hịa Bình. V iệc sử dụng đệm lót sinh học làm
từ vỏ trấu, thân cây ngô, vỏ cây keo đã giúp tận thu
tồn bộ phế thải của con bị trong q trình bài tiết,
giúp trang trại ln sạch sẽ và cung cấp đủ nguyên
liệu để sản xuất ra 100 tấn phân hữu cơ vi sinh với
giá trị bán ra ước tính 300 - 500 triệu đồng/tháng.
Theo ơng Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ
phần T&T 159, chỉ riêng việc tận thu này đã giúp
doanh nghiệp vừa có thêm nguồn phụ thu đáng kể,
vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tương tự, tại các khu vực ao nuôi cá tra ở Long
An và Đồng Tháp của Công ty cổ phần Vĩnh Hồn,

nguồn nước ở ao ni cá được tái sử dụng để làm
nước tưới cho các vườn cây ăn trái hoặc ruộng lúa;
Tạp chí

cá chết, bùn thải vét ao và cả bao bì thải ra được sử
dụng làm nguyên liệu cho nhà máy xử lý chất thải sản xuất phân bón có tên Mai Thiên Thanh mà Vĩnh
Hồn đầu tư xây dựng ở Đồng Tháp.
Tại Thừa Thiên - Huế, Tập đồn Quế Lâm thực
hiện mơ hình chăn ni bằng cơng nghệ vi sinh
theo mơ hình kinh tế tuần hồn cũng giúp tập
đoàn này thực hiện được các mục tiêu tiết kiệm tài
ngun, bảo vệ mơi trường, có nguồn thực phẩm
sạch, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho
người sản xuất. Doanh nghiệp này đang triển khai
dự án “Tổ hợp chăn ni an tồn sinh học 4F” trên
diện tích 15 hecta tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên - Huế, chuyên sản xuất các chế phẩm sinh
học. Đáng chú ý, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Xn Cường, mơ hình
này là hình mẫu về kinh tế tuần hồn trong khu vực
nơng nghiệp. Ở đó, đã giải đáp hữu hiệu 3 bài tốn
khó về ngành chăn ni là dịch bệnh, môi trường
và hiệu quả kinh tế.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ hay người dân
sản xuất quy mô hộ gia đình, mơ hình kinh tế tuần
hồn cũng tác động tích cực đến việc tối ưu hóa
hoạt động sản xuất - kinh doanh mà mơ hình kinh
tế Vườn - Ao - Chuồng trước đây chính là một dạng
thức điển hình khi phế thải của cơng đoạn sản xuất
này là nguyên liệu đầu vào của công đoạn khác.

Như vậy, nếu áp dụng được mơ hình kinh tế tuần
hồn rộng khắp bằng cách liên kết theo chuỗi giữa
các nông hộ với hợp tác xã, hợp tác xã với doanh
nghiệp, doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp
chế biến sản phẩm nông sản, giữa ngành này với
ngành khác… sẽ giúp cân bằng giữa các mục tiêu
phát triển kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường.
số 63 (tháng 04/2021)

19


chuyên đề kinh tế tuần hoàn

Chuỗi cung ứng tuần hoàn
NHƯ HIỆP
(Phó Giám đốc Tổ chức
Chứng nhận NHO-QSCert)

So sánh giữa chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi
cung ứng tuần hoàn ở các khía cạnh mục tiêu, cấu trúc
quản lý, mơ hình, q trình vận hành và mơ hình tiêu
thụ sẽ thấy được khác biệt và lợi ích căn bản của chuỗi
cung ứng khép kín. Vì vậy mà chuỗi cung ứng tuần
hồn (hay khép kín) cũng được xem là một trong những
nhân tố đóng góp tích cực để phát triển mơ hình KTTH.

C


huỗi cung ứng tuần hoàn quan tâm đến
việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một
loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hồn
và chu trình khép kín này được lặp đi lặp lại trong
mỗi ngành hoặc nhóm ngành hàng, từ các khâu
như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và hoàn trả
sản phẩm chưa sử dụng (đối với nguyên liệu, phụ
liệu) hoặc phế liệu sau sử dụng (bao bì, chai lọ...) cho
chu trình sản xuất một cách có chủ đích, hướng đến
mục tiêu tái tạo ngun liệu, giảm phát thải và phát
triển bền vững. Hiểu một cách đơn giản là nhờ vào
việc tái sử dụng nguyên liệu, phế liệu theo chu trình

20

Tạp chí

số 63 (tháng 04/2021)

sản xuất khép kín mà chuỗi cung ứng tuần hồn có
thể mang lại cho các doanh nghiệp và nền kinh tế
các giá trị về lợi nhuận, lợi ích mơi trường và xã hội.
Về lợi nhuận, chuỗi cung ứng tuần hoàn tạo ra
nguồn lực giá rẻ thông qua việc phục hồi vật liệu,
phụ tùng và các sản phẩm thải hồi; giúp cho các
nhà sản có cơ hội sản xuất sản phẩm rẻ hơn, lợi
nhuận cao hơn (ví dụ như tái sử dụng vỏ chai trong
ngành đồ uống; bao bì của ngành thực phẩm; tái sử
dụng từ các bộ phận của ngành xe ô tô...).
Về lợi ích môi trường, việc thu hồi phụ liệu, phế

và tái sử dụng phù hợp vừa có giúp làm giảm nhu
cầu sử dụng các tài nguyên không thể tái tạo, nhiên
liệu hố thạch vừa tránh được việc chơn lấp, tiêu
hủy làm ảnh hưởng tới môi trường.
Về xã hội, để vận hành được các cơng nghệ tái
chế ở trình độ cao thì chuỗi cung ứng tuần hồn
phải sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề, có trình
độ vì vậy nhu cầu lao động có trình độ cao sẽ nhiều
hơn lao động giản đơn làm việc ở các bãi chôn
lấp rác.
Có thể khẳng định chuỗi cung ứng tuần hồn
phù hợp với rất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh
và ngành hàng, từ chế biến nông sản đến chế biến
công nghiệp ở cả trình độ cơng nghệ thấp và cơng
nghệ cao. Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều địa
phương khai thác gần như đến 100% giá trị của
các nguồn nguyên liệu nông sản để tạo ra nhiều
sản phẩm giá trị gia tăng trong nhiều ngành hàng.
Chẳng hạn từ nguồn nguyên liệu dừa của tỉnh Bến
Tre, người ta đã sử dụng nước dừa để uống, sử dụng
gáo dừa để làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơm
dừa để ép tinh dầu, vỏ trái dừa tươi được ủ compost
phân hữu cơ. Từ sản phẩm sen, doanh nghiệp ở
Đồng Nai tạo ra các sản phẩm củ sen sấy, trà tim
sen, hạt sen sấy, trà lá sen...
Khi áp dụng mơ hình này, khơng chỉ doanh
nghiệp mà cả nền kinh tế có thể sử dụng tốt hơn
nguồn tài nguyên và năng lượng ở các cấp độ
doanh nghiệp, địa phương, khu vực và thế giới vận
hành theo hướng bền vững. Hơn nữa, không làm

mất đi vai trị tích cực của chuỗi cung ứng là truy
xuất nguồn gốc và kiểm soát tốt các khâu nguyên
liệu, sản xuất chế biến và tiêu thụ theo chuỗi; đảm
bảo các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng hành xử
có trách nhiệm và cơng bằng, đồng thời góp phần
phát triển hạ tầng xã hội và nâng cao trách nhiệm
xã hội không chỉ của cộng đồng doanh nghiệp mà
cả nền kinh tế.


Cơng nghệ - Sáng chế

Ơng Võ Văn Hồng Minh
hướng dẫn ngư dân sử
dụng cơng trình sáng
chế của mình.

Áo phao
cứu sinh đa năng
cho ngư dân
Để giúp những người sinh kế
trên biển có thể bảo vệ được
chính mình, áo phao là một
trong những dụng cụ vô cùng
cần thiết. Tuy nhiên, các loại áo
phao thơng dụng hiện nay cịn
nhiều hạn chế: mỏng, dễ tưa
rách; khơng chịu được sóng lực
lớn nên khơng thể nâng đỡ ngư
dân trôi nổi trên nước trong thời

gian dài; không có thực phẩm
và nước dự trữ; khơng có khả
năng giữ ấm… Áo phao cứu sinh
đa năng do ông Võ Văn Hoàng
Minh sáng chế đã khắc phục
được những hạn chế này.

N

goài chức năng cơ bản là nâng
nổi như các sản phẩm phao
cứu sinh thông thường, áo
phao cứu sinh đa năng được làm từ sợi
polyester tổng hợp có đủ độ dày, chịu
đựng được mưa, nắng, sóng gió và lực xơ

HỒNG MINH

đẩy lớn của sóng biển và có thêm nhiều
chức năng hỗ trợ khác. Một bộ áo phao đa
năng cứu hộ cho ngư dân đi biển gồm có:
- 1 áo phao nổi bằng vải sợi tổng hợp
polyester dày. Trong có chứa các
tấm mouse bằng nhựa polyethylene
lowdensity, phía sau lưng có thiết kế
2 túi chứa các chai nước uống; phía
trước có túi chứa phần lương khô và
nước dinh dưỡng.
- 1 bộ quần áo liền quần bằng vải sợi
tổng hợp polyester dày, kín đáo dùng

để giữ ấm.
- 1 nón trùm đầu, có phần che tai, mũi
và miệng, có quai cột chặt vào cằm.
Sản phẩm bằng vải polyester phản
quang màu vàng.
- 2 kính cầm tay dùng để phản chiếu
ánh sáng xa.
- 1 kính bằng nhựa dẻo để che sóng,
bảo vệ mắt.
Tạp chí

- 1 cịi báo hiệu.
- 1 đơi vớ chân bằng vải cotton để giữ
ấm.
- 1 đôi vớ chân bằng cao su, dùng giữ
ấm chân và có mùi đặc trưng nhằm
chống lại sự phát hiện của cá mập.
- 1 đôi giày chuyên dụng dưới nước rất
nhẹ và bền, bằng nhựa tổng hợp EVA
để bảo vệ chân.
- 1 đôi bao tay bằng cao su để chống
lạnh.
- 1 đèn pin để phản chiếu ánh sáng
từ tấm gương trên thân áo đến các
phương tiện cứu hộ.
- 6 phần lương khô + nước uống theo
tiêu chuẩn cứu hộ hàng hải.
- 1 phao bơi bằng nhựa EVA được móc
vào thân áo dùng để che sóng biển
tạt vào mặt, giúp người khơng bị dìm

xuống mặt nước và sẽ làm vật nổi
phần thân dưới, giữ thăng bằng cho
người được nằm nghỉ trên mặt nước.
Đề án “Bộ áo phao cứu sinh đa năng
cho ngư dân đi biển” được UBND tỉnh Bạc
Liêu ủng hộ duyệt cấp kinh phí, Sở Khoa
học - Cơng nghệ tỉnh Bạc Liêu ký hợp
đồng tài trợ. Sản phẩm đã đạt giải 3 Hội
thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2012
tại TPHCM, được giải Nhà sáng chế phục vụ
hiệu quả cho cộng đồng do Ban Khoa giáo
Trung ương tổ chức tại Hà Nội năm 2013;
giải nhì hội thi Khoa học kỹ thuật toàn
quốc tại Hà Nội năm 2013. Sản phẩm đã
được thử nghiệm trên các vùng biển các
địa phương như Bạc Liêu, Cơn Đảo, Bình
Định… và bước đầu chứng minh được tính
hiệu quả và an tồn khi áp dụng.
Hiện tại, Hội Nghề cá Việt Nam và Hội
Nghề cá các địa phương đang khuyến
khích các chủ tàu tự trang bị áo phao cứu
sinh đa năng cho ngư dân. Hội Nghề cá
địa phương cũng sẽ lập kế hoạch và ký
hợp đồng với các ngân hàng hoặc các
công ty bảo hiểm hỗ trợ chủ phương tiện
tàu cá vay tiền trang bị phương tiện cứu
sinh này cho ngư dân. Sau mỗi chuyến đi
biển, ngư dân sẽ đóng một khoản tiền
nhỏ để trả vào quỹ vay nói trên thơng qua
chủ tàu và hội nghề cá.

số 63 (tháng 04/2021)

21


Bảo vệ môi trường nước

Cần phân vùng quy hoạch
khai thác và cung cấp nước
An tồn - an ninh nước
thích ứng với biến đổi khí hậu

TUẤN ANH

Các hồ chứa chỉ tích được 8% lưu
lượng trung bình hàng năm khiến chúng
khơng thể tích trữ đủ nước cho mùa khơ
để giúp giảm nhẹ tác động của hạn hán.
Điều này diễn ra đặc biệt nghiêm trọng
tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), nơi nguồn nước phụ thuộc vào
dịng Mekong, con sơng bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng, chảy qua lãnh thổ của
5 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái
Lan, Lào và Campuchia, trước khi đổ vào
nước ta. Sự có mặt của hàng chục thủy
điện lớn nhỏ của Trung Quốc và các nước
phía thượng nguồn đã giữ lại gần 50%
lượng nước và lượng phù sa, khiến ĐBSCL
thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.

Bên cạnh đó, tại các khu vực đơ thị,
hiện nay mới chỉ có 46% hộ gia đình
có đấu nối với hệ thống thốt nước, chỉ
12,5% nước thải đơ thị và 71% nước thải
công nghiệp được xử lý. Đây cũng là vấn
đề lớn khi ô nhiễm nguồn nước gia tăng.
Ngay tại thủ đô Hà Nội, tình trạng thiếu
nước sạch sinh hoạt khiến người dân và

22

Tạp chí

Theo dự báo của Chương trình Hỗ trợ ngành nước của
Ngân hàng Thế giới, trong vòng 25 năm tới, dân số sống ở
đô thị của Việt Nam (đặc biệt là vùng Đồng bằng sơng Hồng
– Thái Bình, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai) sẽ cần
gấp đôi lượng nước hàng ngày mà các hệ thống hiện tại có
thể cung cấp. Một thách thức khác chính là sự suy giảm về
cả khối lượng và chất lượng nước do mạng lưới chằng chịt
các hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra.
doanh nghiệp phải sử dụng nước giếng
khoan, thống kê có khoảng 300.000
giếng loại này ở vùng phụ cận các khu
công nghiệp làm tăng thêm nguy cơ sử
dụng nước nhiễm asen và chất hữu cơ
cho người dùng. Hội Cấp Thốt nước Việt
Nam cho rằng cần phải có biện pháp hữu
hiệu hơn để giám sát chất lượng nguồn
nước và nâng cao hiệu quả thu gom, xử

lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt.
Tiết kiệm nước trong hoàn cảnh này có ý
nghĩa sống cịn, đặc biệt tại các đơ thị lớn.
Ơng Trương Cơng Nam, Phó Chủ tịch
Hội Cấp Thốt nước Việt Nam, Chủ tịch
Chi hội Cấp Thoát nước Miền Trung - Tây

số 63 (tháng 04/2021)

Nguyên cho rằng, trong điều kiện nguồn
nước dễ bị tổn thương do thiên tai, chúng
ta buộc phải xây dựng được “quy trình cấp
nước an tồn - an ninh nước thích ứng với
biến đổi khí hậu”. Theo ông, công nghệ là
nền tảng cốt lõi để gia tăng hiệu suất khai
thác, xử lý, cấp nước an toàn mọi lúc, mọi
nơi, ngay cả trong bão lụt, thiên tai, địch
họa. Ơng Nam lấy ví dụ việc xây dựng Ma
trận quản lý rủi ro đối với mạng lưới nhà
máy và đường ống tại Công ty Cổ phần
Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HueWACO),
nơi ông đang là Chủ tịch HĐQT. Việc thiết
lập hệ thống quản lý, giám sát chất lượng
nước, áp lực từ nguồn đến mạng cấp nước,


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Phân vùng tài nguyên nước
để dễ quản lý


Kênh đào Vĩnh Tế
- Kênh đào lớn nhất
vùng Tây Nam bộ

Có đến 16 lưu vực sơng lớn, 7.500 đập
và mạng lưới thủy lợi rộng khắp có khả
năng cung cấp 10.000m3 nước ngọt tái
tạo/người, nhưng Việt Nam vẫn đang
đối diện những rủi ro về an ninh nguồn
nước. Nguyên nhân là bởi 2/3 nguồn
nước khởi nguồn từ nước ngoài. Đã
vậy lại phân bố không đều theo mùa
và theo khu vực, cộng với việc không
được quản lý hiệu quả dẫn tới năng
suất khai thác nước thấp. Theo tính
tốn, đến năm 2030, sẽ có 11/16 lưu
vực tại nước ta có nguy cơ thiếu nước.

ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và công
nghệ như: thu nước dọc các con sông, khe
suối, bơm ngược chống tắc rác các đập
đầu nguồn, lắp cửa file ngăn nước lũ vào
hầm máy, lắp đặt hệ thống phát điện dự
phòng… đã giúp cho HueWACO có thể cấp
nước liên tục trong mọi điều kiện thời tiết,
cả khi gặp sự cố mất điện trên diện rộng.

Cải tiến công nghệ để khai thác sử
dụng nước hiệu quả chỉ là một trong

những biện pháp kỹ thuật. Tổng cục
Thủy lợi cho rằng các địa phương cần
phải kết hợp thực hiện tốt các giải pháp
cân đối nước tại chỗ, trữ nước theo hộ
gia đình, thơn, bản, xã, huyện, tỉnh, liên
kết nguồn nước giữa các mùa, vùng,
theo lưu vực sông. Tại Hội nghị báo
cáo và tham vấn về “Quy hoạch vùng
ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2050” tổ chức tại Cần Thơ cuối
tháng 11/2020, ông Koos Neefjes cố vấn
cao cấp về Biến đổi khí hậu của Hà Lan
cũng cho rằng Việt Nam cần phải phân
vùng tài nguyên nước, đặc biệt tại khu
vực ĐBSCL. 13 tỉnh thuộc ĐBSCL thường
xuyên lâm vào tình trạng thiếu nước
cho dù ở đây có hệ thống sơng ngịi
chằng chịt, nguồn nước mặt và nước
mưa phong phú với lượng nước bình
quân hàng năm chảy qua khu vực này
hơn 430 tỷ mét khối. Nước biển dâng
và lũ trên sông Mê Kông vào mùa mưa
là nguyên nhân khiến ĐBSCL bị ngập lũ
gần 50% diện tích trong 3 - 4 tháng,
gây nhiều khó khăn trong khai thác và
sử dụng nước sạch. Ông Koos Neefjes
đề xuất quy hoạch tạo ra 4 vùng tài

Sông Hậu - một trong 2 phân lưu của
sơng Mekong. Phân lưu cịn lại là sông

Tiền. Mekong tách ra thành sông Hậu
và sông Tiền tại lãnh thổ Campuchia.

Tạp chí

Tác động của ơ nhiễm nguồn nước
đối với sức khỏe con người có thể làm
giảm 3,5% GDP vào năm 2035. Để cải
thiện hiệu quả hoạt động của ngành
nước, theo tính tốn kinh phí đầu tư
cần 2,7 tỷ USD/năm, tuy nhiên chúng
ta chỉ có khoảng 01 tỷ USD/năm (90%
đến từ ngân sách). Xã hội hóa, cổ
phần hóa các đơn vị dịch vụ cơng ích
đã được đề cập đến nhưng việc thực
hiện còn nhiều bất cập đã khiến cho
gánh nặng tài chính vẫn là trở ngại lớn,
gây khó trong việc đầu tư, nâng cấp hệ
thống khai thác, cung cấp nước trong
thời gian tới.

nguyên nước chính ở đây, bao gồm:
vùng nước ngọt, vùng nước ngọt lợ xen
kẽ, vùng ven biển mặn lợ và vùng biển.
Việc phân vùng sẽ đảm đảo cho công
tác quản lý chất lượng nước cũng như
phân bổ tài nguyên nước phù hợp và
hiệu quả hơn. Theo ơng Đỗ Mạnh Tồn,
Trưởng đại diện Vesiotec Oy, thành viên
Diễn đàn Nước Phần Lan, việc áp dụng

các giải pháp quản lý nước thông minh
và quy hoạch vùng sẽ giúp tránh được
những xung đột trong việc sử dụng các
tài nguyên nước.
Tại Hội thảo quốc gia an ninh nguồn
nước đảm bảo cấp nước an toàn vừa
diễn ra vào cuối tháng 11/2020 tại
TP.HCM, Chương trình Hỗ trợ ngành nước
của Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra
nhiều khuyến nghị và chia sẻ những
kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam có
thể ứng dụng. Trong đó có vấn đề quản
lý tài nguyên nước và cung cấp dịch vụ
cấp thoát nước “dựa theo lưu vực sơng”.
WB lấy ví dụ từ nước Anh và xứ Wales,
đạo luật Nước năm 1973 đã thành lập 10
cơ quan cấp nước khu vực để quản lý tài
nguyên và cung cấp dịch vụ về nước. Ba
cơ quan quản lý được thành lập để theo
dõi, giám sát hoạt động này, bao gồm:
Ofwat (Cơ quan quản lý kinh tế), Cơ quan
Môi trường, Cơ quan thanh tra nước
uống. Các chương trình cấp nước khu
vực (chuyển vùng/cấp nước khối lượng
lớn) được triển khai như một phần của
chiến lược tăng cường khả năng chống
chịu tác động của thiên tai dài hạn.
số 63 (tháng 04/2021)

23



Bảo vệ môi trường nước

MIỀ N TRUNG – TÂY NGUYÊ N

Tập trung cải thiện nước tại nguồn
để có nước sạch
TRƯƠNG CƠNG NAM (Phó Chủ tịch Hội Cấp Thốt nước Việt Nam)

Vào mùa khô, nhất là thời điểm
tháng 6 đến tháng 8 hàng năm,
lượng nước trên các sông, suối
bị thiếu hụt nghiêm trọng làm
rong tảo phát triển mạnh tạo
nên màu và mùi vị khó chịu
khiến chất lượng nguồn nước
bị suy giảm mạnh.
Nước sạch ngày càng ít

Miền Trung - Tây Nguyên là khu vực
tập trung hàng trăm thủy điện vừa và
nhỏ đang hoạt động cùng hàng trăm
hồ đập tích trữ nước với nhiều mục đích
khác nhau như thủy lợi, thủy điện… đã
góp phần khơng nhỏ trong việc làm thay
đổi dịng chảy của các sông, suối khiến
lưu lượng nước suy giảm. Vào mùa khô,
nhất là thời điểm tháng 6 đến tháng 8
hàng năm, lượng nước trên các sông,

suối bị thiếu hụt nghiêm trọng làm rong
tảo phát triển mạnh tạo nên mà và mùi
vị khó chịu khiến chất và lượng nước tại

nguồn càng giảm mạnh.
Chịu ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến
các nhà máy sử dụng nguồn nước nước
tự chảy, nước từ các khe suối. Tại Thừa
Thiên - Huế, lưu lượng nước thô từ các
khe suối cấp cho nhà máy Chân Mây, Lộc
Trì (huyện Phú Lộc), A Lưới (huyện A lưới),
giảm từ 60 - 100m3/h (tương đương 30
- 60% công suất nhà máy) gây nguy cơ
thiếu nước. Trong những năm qua, tình
trạng này cũng đã xuất hiện tại nhiều
địa phương trong khu vực như Đà Nẵng,
Quảng Nam, Phú Yên.
Năm 2020, khu vực miền Trung - Tây
Nguyên có trên 20 nhà máy nước bị ngập
do lũ, 6/7 tỉnh miền Trung mất nước trong
vòng 1 tuần đã khiến hơn 500.000 người
thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt và sản xuất. Chỉ trong chục
năm gần đây, lượng nước thải tăng lên
gấp hơn 3 lần ở các khu đô thị, khu công
nghiệp, song lại không được xử lý mà xả
trực tiếp vào nguồn nước làm ô nhiễm,

suy thoái nghiêm trọng các nguồn nước,
làm cạn kiệt nguồn nước sạch.


Cải thiện nước tại nguồn

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có
22 đơn vị cấp nước với hơn 150 nhà máy
xử lý nước, tổng công suất khai thác là
1,17 triệu m3/ngày. Nhưng như thế là
chưa đủ nếu như không có những giải
pháp về quy hoạch, về cơng nghệ để cải
thiện chất lượng nước.
Các tỉnh thành ở miền Trung - Tây
Nguyên cần đẩy mạnh hơn việc xây dựng
kế hoạch cấp nước an tồn theo hướng
dẫn của WHO (2008) và cơng bố cấp
nước an toàn của Việt Nam (2009). Các
tỉnh thành cần đưa ra các ưu tiên chiến
lược trong việc đảm bảo an ninh nguồn
nước - cấp nước an toàn phù hợp với quy
hoạch phân vùng cấp nước để đảm bảo
khả năng điều phối nước theo từng thời
điểm trong năm và dài hạn. Theo Chương
trình hỗ trợ ngành nước của Ngân hàng

Nhà máy Nước mặt sông Đuống được đầu tư xây
dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

24

Tạp chí


số 63 (tháng 04/2021)


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

thế giới (WB), Việt Nam cần giảm một
nửa lượng nước rò rỉ vào năm 2050 (hiện
tại 20% lượng nước chính bị thất thốt),
phát triển mạng lưới nước quốc gia
(chuyển nước, quy hoạch hồ chứa, tái sử
dụng nước), giảm nhu cầu sử dụng nước
của người dân (tiết kiệm nước) để “chuẩn
bị cho một tương lai khô hạn hơn”.
Đối với khu vực miền Trung - Tây
Nguyên, nơi có địa hình khá phức tạp,
nhỏ hẹp, núi biển liền kề, độ dốc lớn, cần
ưu tiên các giải pháp dựa vào thiên nhiên
để xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước
bền vững (ví dụ như nguồn nước hạ lưu
các con sơng suy giảm do biến đổi khí
hậu, các nhà máy nước cần được quy
hoạch lên thượng nguồn và vị trí cao để
lấy nguồn nước tốt nhất); có biện pháp
sử dụng nguồn nước thay thế; áp dụng
khoa học, công nghệ bổ sung nước ngầm
với mục đích lưu trữ tại các tầng chứa
nước dưới lòng đất từ nước mưa; giảm
lượng nước mưa chảy trên bề mặt; giảm
hiện tượng ngập úng do mưa, lũ.

Các nhà máy nước xây dựng và triển
khai các phương án, kịch bản ứng phó
theo cấp độ thiên tai, xây dựng bản đồ
ngập lụt vùng hạ du đập, hồ chứa; ứng
dụng các hệ thống điều khiển thông minh
để quản lý, vận hành nhà máy nước; thành
lập các đội phản ứng nhanh xử lý, khắc
phục sự cố; trang bị máy phát điện dự
phịng để phát khi có sự cố về điện lưới;
tăng thể tích bể chứa, dự trữ đầy đủ nhiên
liệu, hóa chất, đảm bảo vận hành cho các
nhà máy khi có sự cố mất điện từ 5 - 7
ngày và khi độ đục nước nguồn tăng cao
nhằm duy trì cấp nước an toàn, liên tục.
Hội nghị BCH Chi hội Cấp nước Miền
Trung - Tây Nguyên vào cuối năm 2020
đã quyết định thành lập “Đội cơ động
ứng cứu, hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên
tai, bão lũ, hạn hán” nhằm hỗ trợ khắc
phục nhanh nhất khi xảy ra sự cố vượt
năng lực ứng phó của từng địa phương.
Đây cũng là một hành động thiết thực để
có sự hỗ trợ kịp thời giữa các tỉnh thành
liền kề và liên vùng khi có sự cố gián đoạn
cung cấp nước khi thiên tai xảy ra.

Đại diện Tập đoàn Aone Deutschland AG của Đức và Công ty Cổ phần nước AquaOne của Việt Nam ký thỏa
thuận khung xây dựng Nhà máy nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại Long An. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Ký thỏa thuận khung xây dựng

nhà máy nước ở Long An
tam diệp

N

gày 12/03, tại tịa thị chính thành
phố Leipzig (bang Saschen, Đức),
Tập đồn Aone Deutschland AG của Đức
và Công ty Cổ phần nước AquaOne của
Việt Nam đã ký thỏa thuận khung tổng
thầu xây dựng Nhà máy Nước mặt sông
Vàm Cỏ Đông ở tỉnh Long An.
Với tổng số vốn đầu tư gần 5.000
tỷ đồng, Nhà máy Nước mặt sông Vàm
Cỏ Đông theo quy hoạch cấp nước được
UBND tỉnh Long An phê duyệt sẽ khởi
công xây dựng trên diện tích 71,5ha
(bao gồm cả cơng trình thủy lợi) tại
huyện Đức Hịa. Hạng mục cơng trình
phức hợp có cơng trình thu nước thơ
ngồi bờ sơng; hồ chứa nước thơ được
xử lý sục khí; trạm bơm nước; nhà máy
xử lý nước và hệ thống đường ống dẫn
nước sạch. Cơng suất thiết kế của nhà
máy giai đoạn 1 có thể vận hành thương
mại vào quý 1/2023 là 200.000m3/ngày
đêm; giai đoạn 2 (đến năm 2025) là
300.000m3/ngày đêm. Tổng công suất
lắp đặt của nhà máy có thể đạt 1,2 triệu
m3/ngày đêm sau khi hoàn thành các

giai đoạn đầu tư.
Dự án được đánh giá là cấp thiết,
góp phần đáp ứng nhu cầu nước cho
sản xuất và sinh hoạt tại các vùng trên
Tạp chí

địa bàn tỉnh Long An trong bối cảnh khu
vực đồng bằng sông Cửu Long đứng
trước nguy cơ hạn hán và xâm nhập
mặn cùng các tác động của biến đổi khí
hậu, thiên tai ngày càng gay gắt.
Theo bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch
HĐQT Công ty cổ phần AquaOne, Nhà
máy Nước mặt sông Vàm Cỏ Đông sẽ
áp dụng công nghệ hiện đại trong quản
lý, vận hành và giám sát hệ thống sản
xuất và cung cấp nước sạch; đảm bảo
chất lượng, an toàn, đáp ứng mọi yêu
cầu khắt khe về xây dựng đối với hệ
thống kết cấu hạ tầng của địa phương
theo xu thế phát triển khu công nghiệp
và đô thị thông minh, thành phố sinh
thái và cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4. Chủ tịch Aone Deutschland - ông
Christophe Hug - cũng nhấn mạnh: Tập
đoàn này mong muốn chia sẻ những
cơng nghệ và quy trình tiên tiến nhất
trong sản xuất nước sạch với tất cả các
khu vực ở các nước đang phát triển. Điều
này khơng chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác

giữa các ngành với các đô thị và thành
phố lớn, mà cịn mang lại lợi ích sinh kế
thiết thực cho người dân, đồng thời thực
hiện cam kết hỗ trợ phát triển bền vững
và thân thiện với môi trường.
số 63 (tháng 04/2021)

25


×