Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 66 - Tháng 07.2021.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.63 MB, 76 trang )

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)

1


2

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)


TƠI
CHỌN

SẢN PHẨM CHO VAY
MUA NHÀ ĐẤT

Dễ dàng sở hữu ngơi nhà mơ ước

Tổng đài CSKH 24/7 (Miễn phí)
Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)

3


Nhìn ra thế giới



Dành cho Khách hàng Cá nhân

Từ ngày 01/06/2021

FREE
giao dịch online

Combo Apple

FREE
số đẹp

Và nhiều quà tặng giá trị khác

1900 5555 88
sacombank.com.vn

4

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)


Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập

Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS
Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
Thư ký tòa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự
Trương Thị Thu Cúc

Tòa soạn
Lầu 10, Tòa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283
Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666

Ảnh bìa:
Biến đổi khí hậu
là vấn đề có tính
tồn cầu. TL.HN


Văn phịng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 7/1/2016.
CV chấp thuận tăng lên 76 trang
số 3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

VỚI SỰ THAM GIA CỦA
PGS.TS Đào Thế Anh, PGS.TS Vũ Trọng Khải,
Nguyễn Thế Trung, TS Nguyễn Sĩ Dũng,
Thế Hiệp, Gia Minh, Bảo Vân, Minh Huy,
Tân Thành, Kim Duy, Đỗ Quang Tuấn Hồng,
Trương Thanh Liêm, Thạch Bích Ngọc,
Nguyễn Nhật Thanh, Nguyên Thu,
Mai Hoan, Lương y Diệp Bình, Thủy Tiên,
Anh Phương, Cẩm Hà, Thụy Khuê, Anh Thư,
Thùy Dung, Đặng Tuấn, Tuấn Anh, Tam Diệp,
Huyền Trang, Ban Dung, Anh Khoa, Bá Anh,
Tuệ Như, Phương Đặng…

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Ngọc Phương



GIÁ: 30.000 ĐỒNG

www.nongthonviet.com.vn

95
100
50

CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)

5


Mục lục
10

Sửa đổi luật đất đai
cần dựa trên những
luận cứ khoa học nào?

16

Biến đổi khí hậu
- Những vấn đề mới
và giải pháp cho

ngành nông nghiệp

32

Thư cảm ơn

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
(21/6/1925-21/6/2021), Tạp chí
Nơng thôn Việt vinh dự nhận được hoa
chúc mừng và sự động viên, khích lệ của
lãnh đạo Tổng hội NN&PTNT VN, các bộ,
ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và
bạn đọc trên cả nước.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn tình cảm
q mến, sự quan tâm, chia sẻ của quý lãnh
đạo và bạn đọc xa gần dành cho Tạp chí.
Đây chính là nguồn cổ vũ to lớn để Ban biên
tập, toàn thể cán bộ - phóng viên của Tạp chí
Nơng thơn Việt tiếp tục phấn đấu, hoàn thành
tốt nhiệm vụ. Đội ngũ những người làm
Tạp chí Nơng thơn Việt sẽ ln cố gắng đổi
mới, nâng cao năng lực nhằm tạo ra những
tác phẩm báo chí có giá trị, xây dựng Tạp
chí Nơng thôn Việt là cơ quan thông tấn đa
phương tiện uy tín, chất lượng để đáp lại sự
tin tưởng của quý lãnh đạo và độc giả.
BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ NƠNG THƠN VIỆT

Đau đầu

chuyện
rơm rạ!
PLASTICS

42

Bến lội đã thơi
khơng cịn lội…

62
64
6

Tạp chí

Báo động ô nhiễm
đại dương từ…
nhựa đựng thực
phẩm “takeaway”
Ngành thời trang
và trách nhiệm với
môi trường

số 66 (tháng 07/2021)

VIET RICE
Organic


Vấn đề lịng tin, hay

chính xác hơn là thiếu
vắng lịng tin, sẽ là
vấn đề rất lớn của Dự
án đường sắt trên cao
Cát Linh - Hà Đơng.

Quản trị lịng tin

N

TS nguyễn sĩ dũng

gày xưa, làm ăn ở Nam bộ rất dễ dàng.
Ngày nay có lẽ cũng vậy. Mọi cơng chuyện
người ta chỉ cần thỏa thuận miệng với
nhau một tiếng là coi như đã xong. Đến ngày, đến
giờ, thỏa thuận sẽ được thực thi một cách nghiêm
chỉnh bởi cả bên A lẫn bên B.
Lòng tin đã bảo đảm cho mọi giao dịch diễn ra
nhanh gọn. Chi phí giao dịch và chi phí bảo đảm thực
thi hợp đồng đều được cắt giảm tối đa. Kinh tế nhờ
đó phát triển. Sự thịnh vượng cũng dễ đến hơn với
mọi gia đình.
Lịng tin cần cho đời sống dân sự, và cần cả cho đời
sống công. Thành tích phịng chống dịch Covid-19
trong hơn một năm rưỡi qua đã vun đắp và củng cố
lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Người dân
đã nhìn thấy chính quyền quan tâm đến sức khỏe và
sinh mệnh của họ. Vì vậy, khi Chính phủ thành lập Quỹ
Vaccine và kêu gọi đóng góp, ai cũng tin rằng đóng

góp cho Quỹ là cần thiết, rằng Chính phủ sẽ sử dụng
Quỹ hiệu quả để đẩy mạnh chương trình tiêm chủng,
mau chóng tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Trong một xã hội thiếu vắng lịng tin hoặc niềm
tin thấp, thì người ta thường phải co cụm lại với nhau
trong gia đình hoặc dịng tộc. Đời sống xã hội vì vậy
trở nên nghèo nàn hơn, giao lưu kinh tế cũng trở
nên khó khăn hơn. Trong thời bao cấp, kinh tế kém
phát triển không chỉ bởi quyền tự do kinh doanh bị
hạn chế, mà cịn vì lịng tin xã hội thấp. Một gia đình
ăn thịt gà phải tìm cách giấu giếm khơng cho hàng
xóm biết. Ám ảnh là nỗi lo sợ bị nghi kỵ, bị tố cáo. Hay
chuyện người nhà được đi nước ngoài cũng vậy. Cứ
phải khi người đó lên được máy bay rồi, mọi việc mới
“chắc ăn”. Và hàng xóm cũng may ra mới được biết.
Lòng tin xã hội thấp làm cho việc hợp tác với
nhau để làm ăn vơ cùng khó khăn, giao dịch để trao

đổi hàng hóa vơ cùng tốn kém. Hậu quả tất yếu là
kinh tế rất khó phát triển.
Ngày nay, lòng tin xã hội trên đất nước ta đã được
cải thiện khá nhiều. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực
nào của đời sống cũng có được lịng tin xã hội ở mức
cao như trong phòng chống dịch.
Các khu vực xảy ra khiếu kiện nhiều nhất thường
cũng là nơi vắng bóng niềm tin nhất. Khiếu kiện
trong quản lý đất đai xảy ra rất nhiều vừa do những
sai phạm trong lĩnh vực này, cũng vừa bởi sự thiếu
lòng tin của người dân. “Họa vơ đơn chí”, cái khơng
may này chỉ càng thúc đẩy cho cái khơng may khác

hiện hữu nhiều hơn.
Vấn đề lịng tin, hay chính xác hơn là thiếu vắng
lịng tin, sẽ là vấn đề rất lớn của Dự án đường sắt trên
cao Cát Linh - Hà Đông. Cho dù mức độ an tồn của dự
án có được tăng cường theo khuyến nghị của cơ quan
tư vấn Pháp, cho dù dự án có được phê chuẩn bởi Hội
đồng nghiệm thu quốc gia, thì khả năng thành cơng
của nó vẫn sẽ rất thấp nếu lịng tin của người dân
khơng được cải thiện. Khơng ai dại gì lựa chọn đường
sắt trên cao để di chuyển nếu họ khơng đủ tin về sự
an tồn của nó. Chính vì thế, bên cạnh việc bảo đảm
an tồn cho tuyến đường sắt, gầy dựng lòng tin cho
người dân cũng phải là một nhiệm vụ quan trọng
cần được triển khai.
Quản trị lòng tin ngày nay là phần rất quan trọng
của nền quản trị quốc gia hiện đại. Các đòi hỏi về
pháp quyền, về tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình, thực chất, cũng chính là những địi hỏi được đề
ra để xác lập niềm tin của công chúng với Nhà nước.
Bên cạnh đó, “nghĩ thật, nói thật và làm thật”,
như phát ngơn của Thủ tướng Phạm Minh Chính, là
phương châm hành động thiết thực và hiệu quả nhất
để gây dựng và củng cố lịng tin của nhân dân.

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)

7



thời sự trong kỳ
T R O N G N Ư Ớ C

Q U Ố C T Ế

Đợt dịch thứ 4 diễn ra hết sức phức tạp trên cả nước
kể từ ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận vào ngày 27/4,
với các điểm nóng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM và
mới đây nhất là Bình Dương. Các hoạt động giãn cách
xã hội được tiến hành nghiêm ngặt nhằm hạn chế các
ca lây nhiễm không rõ nguồn lây, đặc biệt là tại TP.HCM
với số ca nhiễm vượt con số 3.000 ca và liên tục có số
ca nhiễm theo ngày cao nhất cả nước. Tính đến 29/06,
đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 12.882 ca mắc trên khắp
43 tỉnh thành, trong đó 6 ca tử vong, 6.519 đã khỏi.
Với đà lây lan nhanh kèm nhiều ca không rõ nguồn
lây, TP.HCM đã được ưu tiên hơn 800.000 liều vaccine
và đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng lớn chưa từng có.
Bộ Y tế cho biết, Chính phủ và Bộ đã thương lượng
với nhiều nguồn vaccine và sẽ đảm bảo số lượng để
có thể tiêm được 70% dân số, đạt miễn dịch cộng
đồng. Thế giới ghi nhận 181.924.652 ca nhiễm, trong
đó 3.940.426 ca tử vong, 166.422.997 ca đã khỏi. Đối
diện với tốc độ lây lan nhanh của biến chủng Delta,
hàng loạt quốc gia đã tiến hành phong tỏa đất nước.

Từ ngày 11 - 13/06, Hội nghị Thượng đỉnh G7 (nhóm 7 nền
cơng nghiệp hàng đầu thế giới) 2021 đã diễn ra tại Anh. Các
nhà lãnh đạo G7 đã công bố một dự án cơ sở hạ tầng để cạnh

tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung
Quốc. Cam kết đầu tư hàng trăm tỉ USD phát triển cơ sở hạ
tầng cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, các nhà
lãnh đạo G7 hôm 12/06 tuyên bố sẽ theo đuổi các mối quan
hệ đối tác “dựa trên giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch”
trong khuôn khổ của dự án “Tái thiết thế giới tốt hơn” (B3W).

BHXH Việt Nam thống nhất miễn đóng BHYT cho
người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, người nghỉ việc không hưởng lương tại các
đơn vị, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động theo yêu
cầu của cơ quan Nhà nước để phòng chống Covid-19.
thời gian miễn đóng tối đa là 8 tháng, tính từ tháng
06/2021 - 01/2022. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng
chính sách này phải có thời gian tham gia BHYT đủ 2
năm liên tục trước thời điểm bị mất việc.

8

Sau khi bị đồng loạt tẩy chay ở nhiều nơi trên thế giới, bao
gồm Mỹ, châu Âu và Australia, hệ thống Viện Khổng Tử của
Trung Quốc tiếp tục bị tẩy chay tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các nước cho rằng Viện Khổng Tử giúp Trung Quốc quảng bá
hình ảnh và sức mạnh mềm, thậm chí cịn can thiệp đến tự
do ngơn luận hoặc hỗ trợ hoạt động gián điệp.
Benjamin Netanyahu, người giữ chức Thủ tướng Israel trong
12 năm qua, chính thức bị liên minh đối lập đánh bật khỏi
vị trí này. Ơng Netanyahu mất chức Thủ tướng sau cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm của Quốc hội Israel hôm 13/06. Với kết quả
sát nút 60 phiếu thuận, 59 phiếu chống và 1 phiếu trắng,

liên minh đối lập của ơng Yair Lapid được xác nhận chính
thức trở thành phe chiếm đa số và nắm giữ quyền lực ở
Israel, thay cho liên minh của ơng Netanyahu. Ơng Lapid
khơng trở thành Thủ tướng Israel ngay lập tức, mà vị trí này
thuộc về chính trị gia cực hữu Naftali Bennett, theo thỏa
thuận liên minh mà các bên liên quan đã ký.

Bộ Tài chính sẽ thanh tra Sở Giao dịch chứng khốn
TP.HCM do tình trạng nghẽn lệnh kéo dài. Tình trạng
nghẽn lệnh trên HOSE bắt đầu diễn ra từ cuối năm
2020 khi khối lượng lệnh của nhà đầu tư vượt quá
khả năng xử lý của hệ thống. Đến giữa tháng 3 tình
trạng này càng diễn ra nghiêm trọng khiến nhiều
ngày HOSE phải tạm ngưng giao dịch.

Cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng
thống Nga Vladimir Putin đã diễn ra tại Thụy Sĩ vào tối 16/06
(theo giờ Việt Nam). Tại hội nghị, 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí bắt
đầu các cuộc đàm phán về an ninh mạng và kiểm sốt vũ khí,
đưa các đại sứ trở lại thủ đô của nhau sau lệnh triệu hồi vào đầu
năm nay. Tuy vậy, theo nhận xét của cả Tổng thống Putin lẫn
người đồng cấp Joe Biden, cuộc gặp không nhằm mục đích tạo
ra những đột phá lớn. Thay vào đó, các bên mong muốn trao
đổi một cách thẳng thắn, trung thực và hướng về phía trước.

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được áp dụng với
cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và tổ
chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội, chính thức
có hiệu lực từ 17/06/2021. Bộ Quy tắc hướng đến xây
dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng

xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các
hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp
phần xây dựng mạng an tồn, lành mạnh tại Việt Nam.

Ngày 19.6, ứng cử viên cực kỳ bảo thủ Ebrahim Raissi đã thắng
trong cuộc bầu cử tổng thống Iran với trên 62,2% số phiếu
ngay trong vòng đầu. Hơn 59 triệu người Iran đi bỏ phiếu,
trong đó 1,3 triệu người là cử tri lần đầu đi bầu cử và 3,5 triệu
cử tri ở nước ngoài. Cuộc bầu cử thu hút sự quan tâm rất lớn
của dư luận quốc tế và khu vực bởi nó sẽ hé lộ những thay
đổi tại quốc gia có tầm ảnh hưởng ở Trung Đơng này, nhất là
trong bối cảnh hồ sơ hạt nhân Iran chưa bao giờ hết “nóng”.

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)


Thời sự

Tổ chức đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
về nông nghiệp vào cuộc sống
NGUYỄN THẾ TRUNG (Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương)

Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng xác định rõ: “Phát
triển nơng nghiệp hàng hóa
tập trung quy mô lớn theo
hướng hiện đại, ứng dụng
công nghệ cao, nâng cao giá

trị gia tăng và phát triển bền
vững”… Để làm được điều này,
ngành nông nghiệp và các địa
phương phải triển khai đồng
bộ rất nhiều giải pháp.

T

rước hết, phải phối hợp với
các cơ quan truyền thông để
tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi những nội dung cốt lõi về phát triển
nông nghiệp hàng hóa tập trung theo
hướng hiện đại cũng như phát triển
nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao
giá trị gia tăng… Việc này nhằm chuyển
biến mạnh mẽ nhận thức và từ đó làm cơ
sở để mỗi cán bộ, doanh nhân, nhà khoa
học, người nông dân vận dụng linh hoạt,
sáng tạo trên lĩnh vực nông nghiệp.
Thực tiễn cho thấy khi người sản xuất
và các nhà nghiên cứu khoa học có nhận
thức đúng về bản chất sự việc họ mới có
thể có hành động hiệu quả trong thực
hiện. Nghị quyết của Đảng chỉ có thể
được thực thi khi các nội dung cốt lõi của
Nghị quyết sớm được thể chế hóa thành
các văn bản pháp luật, làm cơ sở cho mỗi
tổ chức trong hệ thống chính trị và mỗi
người dân thực hiện, chấp hành.

Cụ thể, Nhà nước cần sớm bổ sung
sửa đổi Luật Đất đai, trong đó khẳng
định đất đai vẫn là sở hữu của Nhà nước

nhưng có thể xem xét, cho phép người
nơng dân được bán quyền sử dụng cho
người có nhu cầu theo thỏa thuận. Việc
này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tích
tụ, tập trung ruộng đất nhằm tạo điều
kiện cho việc áp dụng rộng rãi các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh
tác để nâng cao năng suất lao động, tạo
ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
Việc gắn kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà
nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học
cũng rất cần có chính sách, nhất là chính
sách kết nối nhà khoa học với doanh
nghiệp, giữa doanh nghiệp với hợp tác
xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, hộ nơng
dân; chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu
sản phẩm nông nghiệp, đầu tư công
nghệ bảo quản và tổ chức thị trường xuất
khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp
xây dựng thương hiệu sản phẩm nông
nghiệp, thương hiệu doanh nghiệp làm
cơ sở xây dựng thương hiệu quốc gia
trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc
tế theo định hướng XHCN.
Để tiếp tục phát triển kinh tế nông

thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới,
Nhà nước cũng cần sớm có chính sách
đưa cơng nghiệp về nơng thơn, có chính
sách tái thiết nơng thơn để thực hiện cho
được mục tiêu “ly nông bất ly hương”,
đào tạo nông dân trở thành chủ doanh
nghiệp nơng nghiệp, chủ trang trại; có
các giải pháp hiệu quả hơn để thúc đẩy
quá trình chuyển từ “chuỗi liên kết cung
ứng nông sản” sang “chuỗi liên kết giá trị
ngành hàng”, phải minh bạch thị trường,
Tạp chí

kiểm soát chống hàng giả, hàng kém
chất lượng trong sản xuất nơng nghiệp.
Song song đó, ngành nơng nghiệp
phải tăng cường thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước như quy hoạch,
thanh tra chuyên ngành, quản lý giống
cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư như
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các
cơng trình thủy lợi… Thúc đẩy cơng tác
nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy
sản… Khuyến khích các doanh nghiệp lớn
đầu tư khoa học cơng nghệ và ứng dụng
có chọn lọc các tiến bộ khoa học của thế
giới vào điều kiện thực tế của nước ta,
phát huy tốt nguồn lực con người, truyền
thống văn hóa, lịch sử, tài nguyên đất đai,

nguồn nước… trong nước và nguồn lực
bên ngoài như khoa học quản trị, khoa
học công nghệ và nguồn vốn cho đầu
tư phát triển. Chúng tôi rất tâm đắc với
ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày
19/05/2021: “Nghĩ phải thật, nói phải
thật, làm phải thật, hiệu quả thật, người
nơng dân được hưởng thụ thật”.
Đại hội XIII của Đảng khẳng định vai
trị chủ thể, vị trí trung tâm của nhân
dân trong chiến lược phát triển đất
nước, trong tồn bộ q trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc thì trong nơng nghiệp
và nông thôn, người nông dân cũng cần
được khẳng định vai trị, vị trí như vậy để
có cơ chế chính sách phù hợp nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nông
dân trong thời gian tới.
số 66 (tháng 07/2021)

9


thời sự

Sửa đổi Luật đất đai

cần dựa trên những luận cứ khoa học nào?

PGS.TS VŨ TRỌNG KHẢI
(Chuyên gia độc lập về
Kinh tế NN&PTNT)

Sau thời gian dài có hiệu lực,
người ta đã và ngày càng thấy
rõ những khiếm khuyết của
Luật Đất đai hiện hành và đang
thảo luận sơi nổi để tìm ra cách
khắc phục cơ bản những khiếm
khuyết đó, mà trọng tâm là
những quy định pháp lý đang
chi phối đất nông nghiệp. Xin có
vài ý kiến góp phần hình thành
luận cứ khoa học của việc sửa
đổi Luật Đất đai hiện hành.
Một số quan điểm

Theo tôi, nội dung Luật Đất đai sửa
đổi phải phù hợp với quy luật, cơ chế vận
hành của nền kinh tế thị trường (dựa
trên chế độ đa sở hữu về các nguồn lực
kinh tế, trong đó có sở hữu đất đai), tạo
khung pháp lý chi phối sự vận động của

10

Tạp chí

đất đai, mà trước hết là đất nơng nghiệp

- với tư cách là một nguồn lực quan trọng
và to lớn nhất của nền kinh tế nói chung
và kinh tế nơng nghiệp nói riêng, nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cả về kinh tế,
xã hội và môi trường.
Thứ hai, luật pháp, chính sách của
Nhà nước chỉ có thể phân biệt đối xử
theo hành vi và theo vùng kinh tế - sinh
thái, không phân biệt đối xử đối với các
chủ thể cùng thực hiện một hành vi nào
đó, ở cùng một vùng kinh tế - sinh thái.
Đối với đất đai nói chung và đất nơng
nghiệp nói riêng, Nhà nước chỉ quản lý
mục đích sử dụng của mỗi loại đất ở
mỗi vùng kinh tế - sinh thái, bằng quy
hoạch đã có hiệu lực pháp lý và bằng
các luật khác.
Thứ ba, các lực lượng vũ trang (quân
đội và công an) không được thành lập
doanh nghiệp, vì các cơ quan chức năng
của Nhà nước sẽ khơng thể kiểm sốt các
hoạt động của các doanh nghiệp này.

số 66 (tháng 07/2021)

Một số khái niệm,
thuật ngữ khoa học

- Địa chủ và địa tô
Thuật ngữ địa chủ đơn giản là để chỉ

những người có quyền sở hữu một diện
tích đất đai nào đó. Trong kinh tế thị
trường, giới địa chủ hình thành và phát
triển dựa trên quy luật kinh tế khách
quan đã được luật hóa. Họ là chủ sở
hữu đất đai nhờ năng lực kinh doanh và
bằng quan hệ thuận mua - vừa bán. Họ
khai thác nguồn lực đất đai của mình
bằng cách trực tiếp quản lý kinh doanh
hay cho thuê đất đai để hưởng địa tô.
Như vậy có thể hiểu địa tơ là giá cả th
đất đai để sử dụng. Đó là một điều bình
thường, phù hợp với quy luật kinh tế thị
trường. Họ giữ quyền sở hữu đất đai và
nhường lại quyền sử dụng đất đai trong
hoạt động kinh doanh cho người thuê
đất của họ (tương tự như hoạt động
tín dụng của ngân hàng và cho thuê
tài chính).


thời sự

- Tích tụ và tập trung ruộng đất,
hạn điền và hạn thời gian sử dụng
đất nơng nghiệp.
Tích tụ và tập trung ruộng đất là hình
thái hiện vật của tích tụ và tập trung tư
bản, tạo ra các doanh nghiệp có quy mơ
lớn, để tận hưởng lợi thế kinh tế theo quy

mô. Phát triển cánh đồng lớn không phải
là một hình thức tập trung ruộng đất, vì
nó khơng làm gia tăng quy mô ruộng đất
của một đơn vị kinh doanh nơng nghiệp.
Cánh đồng lớn chỉ là một hình thức tập
trung sản xuất để tạo ra các vùng chuyên
canh quy mô lớn, nhưng vẫn dựa trên cơ
sở những nông dân nhỏ lẻ manh mún,
nên nó khơng thể phát triển bền vững.
“Dồn điền, đổi thửa” khơng phải là
một hình thức tích tụ ruộng đất. Vì nó chỉ
làm giảm số lượng mảnh đất chứ cũng
không làm gia tăng quy mô ruộng đất
của một đơn vị kinh doanh nông nghiệp.
Mặt khác, cách làm này là hình thức trao
đổi hiện vật khơng theo cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung ruộng đất là
một tất yếu kinh tế để phát triển nông
nghiệp đạt hiệu quả cao. Khơng thể
cho rằng tích tụ, tập trung ruộng đất
dẫn đến bần cùng hóa nơng dân. Việc
giải quyết sinh kế cho những nơng dân
khơng cịn đất nơng nghiệp do tiến trình
tích tụ và tập trung ruộng đất, là phát
triển cơng nghiệp, dịch vụ và đô thị, để
biến phần lớn nông dân hiện nay thành
thị dân một cách bền vững, có đời sống
cao hơn khi họ cịn là nơng dân.
Mặt khác, sản xuất nông nghiệp khác
với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở


chỗ đối tượng sản xuất nông nghiệp là
sinh vật. Để đạt hiệu quả kinh tế, người
làm nông nghiệp phải triệt để tuân thủ
nguyên tắc “nhất thì, nhì thục” (đúng lúc,
đúng cách); với các điều kiện cần và đủ rõ
ràng. Điều kiện cần là trách nhiệm cao của
người thực hiện các khâu sản xuất mang
tính sinh học (bởi thu nhập của người lao
động phụ thuộc trực tiếp vào kết quả cuối
cùng của mỗi q trình sản xuất nơng
nghiệp). Điều kiện đủ là quy mô đất canh
tác, ao nuôi, đàn gia súc nằm trong tầm
hạn quản trị của người lao động nông
nghiệp. Điều này cũng chỉ thực hiện được
ở trang trại gia đình và trang trại cá nhân
- khơng có cấp quản lý trung gian.
Như vậy, quy mơ tích tụ, tập trung
ruộng đất để kinh doanh nơng nghiệp là
có giới hạn, như một tất yếu kinh tế. Và
vì thế những quy định về mức hạn điền
trong Luật Đất đai hiện hành khơng có
lý do tồn tại trong sản xuất nơng nghiệp.
Tương tự, chỉ quy định hạn điền đối với
nông hộ, không hạn điền đối với doanh
nghiệp (như vậy là phân biệt đối xử
giữa các chủ thể sử dụng đất là nông
hộ và doanh nghiệp - vi phạm nguyên
tắc mọi người dân và tổ chức đều bình
đẳng trước pháp luật), hoặc quy định về

thời hạn sử dụng đất của nông dân (bị
giới hạn thời gian sử dụng đất thì người
sử dụng đất sẽ không đầu tư cải tạo đất,
kiến thiết đồng ruộng, khơng mua sắm
máy móc… và khi gần hết hạn thời gian
sử dụng đất thì giá mua bán quyền sử
dụng đất sẽ bị xuống đến mức thấp
nhất) cũng không hợp lý.

Tạp chí

- Trang trại và nơng dân
Tế bào của nền kinh tế nông nghiệp
là các đơn vị sản xuất nông nghiệp tự
chủ, trước hết và chủ yếu thực hiện các
khâu mang tính sinh học. Những đơn vị
ấy được gọi là trang trại. Nói cách khác,
trang trại là đơn vị kinh doanh tự chủ, vì
lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường,
chủ yếu thực hiện các khâu sản xuất
mang tính sinh học. Vì vậy trang trại
cũng giống như các tổ chức kinh doanh
trong kinh tế công nghiệp và dịch vụ,
được phân loại theo bản chất kinh tế xã hội, để có cách ứng xử thích hợp.
Trang trại gồm các loại: Trang trại
gia đình là hộ kinh doanh cá thể trong
nơng nghiệp (thường gọi là kinh tế
nông hộ); Trang trại cá nhân (do một cá
nhân làm chủ sở hữu) là doanh nghiệp
cá nhân trong nông nghiệp; Trang trại

hợp danh là công ty hợp danh trong
nông nghiệp; Trang trại nhà nước, trang
trại trách nhiệm hữu hạn, trang trại cổ
phần chính là doanh nghiệp Nhà nước,
công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần trong nông nghiệp. Do đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp mang
tính sinh học, nên trang trại gia đình và
trang trại cá nhân khơng có cấp quản
lý trung gian, và chỉ trang trại gia đình
dự phần và là lực lượng chủ yếu trong
các doanh nghiệp lớn, mới là đơn vị kinh
doanh đạt hiệu quả cao. Mặt khác, luật
cũng cần quy định về thừa kế trang trại
theo hướng không chia nhỏ trang trại
cho những người có quyền thừa kế.
(Xem tiếp trang 42)

số 66 (tháng 07/2021)

11


kinh tế biển

Kinh tế xanh,
nhìn từ ni biển
CẨM HÀ

Với hơn 3.000km bờ biển

kéo dài từ Móng Cái, Quảng
Ninh đến mũi Cà Mau cùng
hàng nghìn hịn đảo lớn nhỏ
nằm trên hải phận Biển Đơng;
vùng biển có đặc quyền kinh
tế rộng trên 1 triệu kilomet
vng, Việt Nam có lợi thế rất
lớn để phát triển kinh tế biển,
đặc biệt là nuôi biển. Theo
PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng
- Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển
Việt Nam, nuôi biển là trọng
tâm đột phá phát triển thủy
sản trong 10 năm tới, là dư
địa lớn nhất còn lại của hải
sản trong thời gian tới, đồng
thời cũng là cơ hội
tái tạo nguồn lợi hải sản,
đa dạng sinh học biển.

12

Tạp chí

Tỷ trọng đang lớn dần

Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều
chủng loại hải sản thích hợp để ni.
Nhóm nhuyễn thể có ngao/nghêu, sò,
hàu, vẹm xanh, tu hài, bào ngư, trai ngọc,

ốc hương… Nhóm cá biển có cá song, cá
giị, cá hồng, cá vược, cá tráp, cá chim
vây vàng, cá sủ đất, cá măng biển. Giáp
xác có tơm hùm, cua, ghẹ; rong tảo biển
có rong câu, rong nho, rong sụn, vi tảo
biển… Nhóm da gai có hải sâm; các sinh
vật cảnh nước mặn…
Theo các chuyên gia của Hiệp hội
Nuôi biển Việt Nam, nuôi biển được
đánh giá cao về hiệu quả kinh tế - môi
trường: năng suất cao hơn và hệ số
chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn (FCR
của cá biển sử dụng thức ăn viên chỉ từ
1,0 - 2,5 trong khi động vật trên cạn 4,0
- 8,0), lại ít gây hại tới mơi trường. Nghề
trồng rong biển có thể đạt tới 400kg
protein/ha/năm (so với trồng cây trên
đất chỉ thu 16kg/ha/năm), mà không
hề tốn phân, thuốc bảo vệ thực vật và
nước tưới, lại có tác dụng hấp thu các
tác nhân gây ơ nhiễm khác trong khí
quyển và đại dương.

số 66 (tháng 07/2021)

Tổng diện tích có tiềm năng ni biển ở
nước ta khoảng 500.000 ha (5.000 km2),
trong đó vùng bãi triều 153.300ha; vùng
vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là
79.790ha; vùng biển xa bờ khoảng

167.000ha, diện tích cịn lại là các
hình thức khai thác khác.
Tổng diện tích nuôi biển năm 2010 đạt
38.800ha, năm 2019 đạt trên 256.000ha,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%/năm.
Năm 2010, sản lượng nuôi biển chỉ đạt hơn
156.000 tấn, đến năm 2019 đạt gần 598.000
tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có
từ 2 - 3 triệu tấn hải sản nuôi biển,
bao gồm cả ni xa và ni gần.
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)

Cái khó cịn đang bó…

Ở nước ta, nghề ni biển cịn nhiều
thách thức và rủi ro cả ở đầu vào và đầu
ra. Sản xuất con giống cịn ở quy mơ nhỏ
lẻ và phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập
khẩu tiểu ngạch. Cả nước hiện có khoảng
50 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản xuất
được trên 500 triệu con mỗi năm. Công
nghệ sinh sản nhân tạo cua, ghẹ hiện nay
đã được hoàn thiện, công nghệ sản xuất
giống đã được chuyển giao cho nhiều


kinh tế biển

Việt Nam cần sớm tính

đến xây dựng chiến lược
nuôi biển bền vững.

địa phương, song vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu. Một số loại hải sản cho giá trị cao
vẫn chưa có cơng nghệ sản xuất giống
thương phẩm và tiềm tàng rủi ro lớn cho
người ni. Ví dụ như nguồn giống tôm
hùm chủ yếu vẫn phụ thuộc vào khai thác
tự nhiên và nhập khẩu, không ổn định về
số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng,
về yêu cầu mùa vụ...
Nguồn thức ăn cho cá nuôi - một khi
phát triển quy mơ lớn - cũng là câu hỏi lớn,
vì khơng thể phụ thuộc mãi vào nguồn cá
tạp. Hiện nay, 80% thức ăn cho các lồi
hải sản ni là từ nhập khẩu hoặc do
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
sản xuất. Về thị trường tiêu thụ, sản phẩm
nuôi biển thường ở dạng tươi sống và chủ
yếu xuất khẩu tiểu ngạch, một ít bán cho
khách du lịch qua các nhà hàng, vựa hải
sản và chợ địa phương. Các nhà máy chế
biến trong nước hầu như chưa tham gia
một cách bền vững vào chuỗi tiêu thụ sản
phẩm ni biển.
Ngồi ra, cịn nhiều trở ngại khác cần
được nhận diện, bao gồm xung đột lợi ích
trong sử dụng mặt nước giữa nuôi biển và
các ngành kinh tế khác (như du lịch, vận


tải biển, phát triển khu công nghiệp…).
Trên thực tế, hàng loạt lồng bè đã phải
thu hẹp quy mơ sản xuất hoặc phải di dời
tìm địa điểm mới khi quy hoạch phát triển
du lịch ở các vùng ven biển (như Cửa Lò,
vịnh Hạ Long) hoặc phát triển khu công
nghiệp (như Nghi Sơn hoặc Vân Phong).
Cũng khơng thể khơng lưu ý rằng
biến đổi khí hậu (dẫn đến nhiệt độ tăng
và nước biển dâng) sẽ có những tác động
không nhỏ đến nghề này trong tương
lai, không chỉ đối với cơng trình ni
biển như lồng bè, bãi triều ni nghêu,
mà cịn ảnh hưởng tới sức khỏe động
vật ni, môi trường nuôi. Sự thay đổi
tần suất, cường độ bão và áp thấp nhiệt
đới cũng có thể phá vỡ hệ thống đê bao,
lồng bè nuôi biển và làm thay đổi mơi
trường sinh thái vùng ni; hoặc lượng
mưa tăng có thể gây lũ lụt phá hủy cơng
trình ni, làm giảm độ mặn ở vùng
nuôi ven biển và cửa sông.
Bên cạnh nhiều yếu tố tích cực về
mơi trường, nghề ni biển cũng có
những hạn chế. Với đại đa số mơ hình
ni lồng bè truyền thống gần bờ, sử
dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ cá tạp
như hiện nay, nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường là không hề nhỏ. Một số vùng

nuôi hiện đã có dấu hiệu ơ nhiễm nặng
do độ sâu và tốc độ dịng chảy thấp,
mật độ các lồng ni q cao, chất thải
sinh hoạt và chất thải từ hoạt động ni
q lớn, điển hình như khu vực Cát Bà
(Hải Phịng); vịnh Cam Ranh, Vân Phong
(Khánh Hịa)... Mơ hình ni biển bằng
cá tạp cịn có thể dẫn đến khan hiếm
nguồn cá tạp tự nhiên do nhu cầu lớn
dẫn đến khai thác q mức.

Quyết sách nào?

Sẽ khơng có được sự đột phá đồng
thời “chấn hưng” nguồn lợi thủy hải sản,
đa dạng sinh học biển nếu như khơng
phát triển nghề ni biển. Đó là quan
điểm được các nhà hoạch định chiến
lược nông nghiệp và mơi trường thống
nhất cao. Từ góc nhìn của cơ quan quản
lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Tạp chí

Theo các nghiên cứu khoa học
về thực phẩm, dự báo đến năm
2030 thế giới cần thêm 19 triệu tấn
hải sản so với 2015. Năm 2050,
thế giới cần sản lượng đạm động
vật gấp 1,7 lần hiện nay, trong
đó nguồn cung cấp chính là nuôi

trồng hải sản từ đại dương.
Phùng Đức Tiến cho rằng, cần tiếp tục
hồn thiện thể chế chính sách đồng
bộ cho phát triển ni biển bền vững,
trong đó, đặc biệt chú trọng chính sách
bảo hiểm cho hoạt động này. “Để phát
triển ngành công nghiệp nuôi biển, Việt
Nam cần quy hoạch nuôi biển đến năm
2030, tầm nhìn 2050; cần ban hành một
Nghị định về khuyến khích ni biển với
những chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng
và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công
nghiệp nuôi biển với công nghiệp du
lịch, dầu khí, quốc phịng”. - Thứ trưởng
Tiến nhấn mạnh.
Về phía người sản xuất, TS Nguyễn
Hữu Dũng đề nghị Chính phủ sớm phê
duyệt Đề án phát triển nuôi biển Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 theo
hướng áp dụng tối đa khoa học công
nghệ tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn
nghề nuôi. Cùng quan điểm với nhiều
chuyên gia khác, ông Dũng cho rằng
nuôi biển xa bờ là xu hướng phát triển
tất yếu vì giúp tránh được nhiều vấn đề
về mơi trường như tích tụ chất thải của
vật ni, hạn chế phát triển các loài vi
sinh vật gây bệnh cho các hệ sinh thái
ven bờ. Khoa học, đặc biệt là với kho dữ
liệu lớn về địa lý, hải dương học cộng với

các thiết bị nuôi trồng hải sản hiện đại
cho phép các công ty và các nhà quản lý
đưa ra những quyết định khơn ngoan về
vị trí đặt trang trại ở những nơi có dịng
nước chảy mạnh và sâu hơn để có thể
pha lỗng và làm sạch chất thải ơ nhiễm.
Đồng thời, các dự án ni biển khơi xa
cũng ít có khả năng ảnh hưởng đến các
hoạt động du lịch, khu công nghiệp…
số 66 (tháng 07/2021)

13


kinh tế biển

Vung Viêng
bền vững
ANH PHƯƠNG

Tơi tìm đến làng chài
Vung Viêng lần đầu
vào năm 2006 chỉ vì cái
tên ngộ nghĩnh của nó.
Nghe nói, cái tên Vung
Viêng là do đọc trại từ
Vung Vênh mà ra. Theo
lời kể lại, thuở xưa, trong
hải trình từ Hải Phịng
đến Trung Quốc, tàu bè

khi ngang qua khu vực
này là vừa đến giờ nấu
cơm trưa. Cơm sôi, vung
kênh, thuyền chịng
chành. Cái tên Vung
Viêng vì thế mà thành!

14

Tạp chí

N

ằm trong quần thể đảo Vụng Hà
cách đất liền khoảng 25km, ẩn
mình giữa những hịn đảo kỳ thú
trên vịnh Hạ Long, Vung Viêng
trước đây là một trong 7 làng chài “thủy cư” trong
vịnh, nơi sinh sống của gần 300 hộ dân làm nghề
đánh bắt từ khá lâu đời với những nét văn hóa
riêng biệt, độc đáo. Tuy nhiên, do định cư ngay
trong vùng lõi Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long,
phần lớn các hộ dân ở Vung Viêng - như những
làng chài tương tự khác trong vịnh - đã bị buộc
phải di dời vào đất liền từ đầu năm 2014.
Vung Viêng là một làng chài đẹp. Có lẽ vì thế
mà sau thực hiện tái định cư nó vẫn là điểm
đến hấp dẫn với du khách, trong đó có tơi. Từ
Vung Viêng, du khách có thể đến một số đảo nhỏ
xinh xắn và hoang sơ quanh đó với những tên

gọi rất hình tượng như Mặt Quỷ, Bảy Giếng, Vạn
Giị, Ngọc Vừng… Ở tại làng, khách có thể ghé
nhà sinh hoạt cộng đồng của làng chài để thuê
phòng nghỉ qua đêm và dậy sớm đón bình minh
trên biển. Trong nắng sớm, khách có thể cùng
hướng dẫn viên du lịch - hầu hết là cư dân từng
sống trong làng - vừa lênh đênh trên thuyền
số 66 (tháng 07/2021)

Vung Viêng nằm ngay
trong vùng lõi Di sản
thiên nhiên vịnh Hạ Long.


kinh tế biển

ngắm nhìn non xanh biển biếc, vừa hít thở đầy
lồng ngực mùi biển khơi và lắng nghe những
câu chuyện về nghề biển, về phong tục tập quán
của người làng biển. Hướng dẫn viên ở đây hầu
hết là người Vung Viêng. Hàng ngày, tàu chở
họ từ đất liền ra làng chài “phục vụ du lịch” và
chiều tối lại chở họ về nhà ở đất liền.
Trước khi dịch Covid-19
bùng phát, làng chài Vung
Viêng có khoảng hơn 100
ngư dân tham gia làm du
Vung Viêng là một
lịch, chủ yếu chèo thuyền
làng chài đẹp. Có lẽ

nan đưa khách đi du ngoạn,
vì thế mà sau thực
với mức thu nhập bình quân
hiện tái định cư nó
từ ba đến năm triệu đồng/
vẫn là điểm đến hấp
dẫn với du khách.
người/tháng.
Từ năm 2016, khi chính
quyền cho phép một số ngư dân được phép
nuôi hải sản trên vịnh, chủ yếu để phục vụ du
lịch, lại có thêm nhiều người Vung Viêng trở lại
làng. Theo quy định, người được cấp phép nuôi
hải sản trên vịnh phải là người làng chài cũ, có
kinh nghiệm ni hải sản và phải ký cam kết
bảo vệ môi trường, tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi
trồng đã được hướng dẫn.
HTX Vạn Chài, đơn vị quản lý các hoạt động
du lịch và nuôi trồng hải sản tại Vung Viêng, với
sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế, đã đầu
tư làm các lồng bè (trị giá khoảng 210 triệu
đồng/lồng bè) cho các hộ dân được sử dụng

Vung Viêng là điểm đến của nhiều du khách.

miễn phí trong 3 năm đầu. Sau đó, HTX mới bắt
đầu thu phí.
Vào mùa cao điểm du lịch hè, mỗi ngày, Vung
Viêng đón khoảng 600 khách du lịch đến trải
nghiệm. Du khách sẽ cùng trải nghiệm việc cho

cá ăn và nghe thuyết minh quy trình ni, đánh
bắt cá. Họ cũng có thể tham gia chương trình vớt
rác, bảo vệ mơi trường ni trồng cùng ngư dân
làng chài. Sau khi được tận mắt nhìn thấy những
bè ni cấy ngọc trai biển, bè ni cá các loại,
du khách có thể được thưởng thức ngay tại chỗ
những loại cá, mực, ghẹ, tôm tươi vừa vớt lên từ
lồng nuôi và qua khâu chế biến thật đơn giản để
giữ nguyên vị ngọt hấp dẫn của hải sản. Đưa cay
là những chén rượu ba kích núi màu tím than,
hoặc màu vàng hổ phách say nồng.
Hoạt động nuôi biển ở Vung Viêng, tuy với
quy mô không lớn nhưng gắn liền với đa dạng
hóa dịch vụ, sản phẩm du lịch và được kiểm soát
chặt chẽ, nghiêm ngặt vừa giúp chuyển đổi, tạo
sinh kế bền vững cho người dân, vừa bảo vệ
môi trường tự nhiên và bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của di sản
vịnh Hạ Long.
Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)

15


Biến đổi
khí hậu

Những vấn đề mới và giải pháp

cho ngành nơng nghiệp

Sự dâng cao mực
nước biển do giãn nở
vì nhiệt và băng tan

Sự thay đổi thành
phần và chất lượng
khí quyển

Sự di
chuyển
của các đới
khí hậu trên các
vùng khác nhau
của trái đất

Nhiệt độ
trung bình
tồn cầu
tăng lên

Sự thay đổi
năng suất
sinh học của
các hệ sinh
thái, trong đó
có hệ sinh thái
nơng nghiệp.


16

Tạp chí

C ác
biểu hiện
của BĐKH

Sự thay đổi cường
độ hoạt động
của q trình
hồn lưu khí
quyển, chu trình tuần
hồn nước trong tự
nhiên và các chu
trình sinh địa
hóa khác

số 66 (tháng 07/2021)

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề có
tính tồn cầu. Hiện tượng này đang diễn
ra nhanh, trực tiếp tác động mạnh đến
an ninh lương thực trên cả thế giới.
Nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi, tần
suất của các hiện tượng cực đoan ngày
càng tăng, làm gia tăng sức ép lên hệ
thống đất đai, qua đó bùng phát nguy
cơ cao về hoang mạc hóa, suy thối
đất. Những đợt sóng nhiệt tăng cường,

mưa bão, hạn hán, thiên tai, ngập lụt
diễn ra ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là
ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại
nặng nề đến cuộc sống con người và tiếp
tục hủy hoại các hệ sinh thái.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị
ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, tác động
của BĐKH thậm chí cịn diễn biến nhanh
hơn so với dự kiến. Chúng ta đã cam
kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu
khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và
tận dụng cơ hội này để cùng phối hợp
giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực
của BĐKH, biến thách thức do BĐKH gây
ra thành cơ hội để phát triển kinh tế nói
chung và nơng nghiệp nói riêng.


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nông nghiệp

Báo cáo mới được cơng bố của
Viện Tồn cầu Mckinsey cho biết
BĐKH sẽ tiếp tục diễn biến khó lường và
những tác động bất lợi sẽ ngày càng nghiêm
trọng. Do tác động của BĐKH, các nước Đông
Nam Á sẽ tổn thất khoảng 8% - 13% GDP mỗi
năm cho đến năm 2050.
Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ vừa
cơng bố trong Báo cáo Hiện

trạng khí hậu mới nhất
Kể từ năm 1980, mỗi thập kỷ sau nhiệt độ
trái đất lại nóng hơn thập kỷ trước, trong
đó thập kỷ 2010 - 2019 đã nóng hơn thập
kỷ 2000 - 2009 khoảng 0,20C. Nguyên nhân
chủ yếu là do lượng phát thải khí nhà kính
đã khơng ngừng tăng, lên mức cao kỷ lục
là 409,8 phần triệu thể tích. Hệ quả là 6
năm liên tiếp, kể từ 2014 đến nay, trở thành
những năm nóng nhất.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới
2020 là năm nóng nhất trong lịch sử được
nhân loại ghi nhận một cách có hệ thống kể
từ khi nhân loại bắt đầu ghi lại nhiệt độ từ
giữa những năm 1800. Mực nước biển dâng
cao kỷ lục trong vòng 8 năm liên tiếp. Các
dịng sơng băng tiếp tục tan
chảy ở mức độ rất báo động
trong năm thứ 32 liên tiếp.

Tạp chí

Theo Ủy ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu (IPPC)
- Trong 50 năm qua tại Việt Nam, nhiệt độ
trung bình đã tăng khoảng 2 - 30C và mực
nước biển đã dâng thêm khoảng 20cm.
- Dự báo đến 2050, nhiệt độ trung bình của
Việt Nam sẽ tăng lên khoảng từ 1,5 đến 20C,
lượng mưa hàng năm tăng khoảng 5%.

Dự báo tác động ở Việt Nam khi
mực nước biển dâng cao thêm 1m
- 10,8 triệu người ở Đồng bằng sông Cửu
Long và Đồng bằng sơng Hồng chịu ảnh
hưởng khoảng 10,21% GDP
- 7,14% diện tích đất nơng nghiệp, 28,67%
diện tích đất ngập nước và 10,74% diện tích
đơ thị sẽ bị ảnh hưởng.
Kết quả nghiên cứu của Viện
Môi trường nông nghiệp cho thấy
BÐKH làm giảm năng suất một số loại cây
trồng chủ lực.
- Năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha
vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050.
- Năng suất cây ngơ có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha
vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050.
- Dự báo đến năm 2100, khu vực ĐBSCL có
nguy cơ bị ngập 89.473ha, tương ứng
khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn
lúa/năm nếu nước biển dâng 100cm.

số 66 (tháng 07/2021)

17


Tác động của BĐKH
và những thách thức
phát triển mới
GIA MINH - THẾ HIỆP


Là một nước
nông nghiệp,
sản xuất phụ
thuộc rất nhiều
vào điều kiện
tự nhiên, Việt
Nam được đánh
giá là 1 trong 5
nước đứng đầu
thế giới dễ bị tổn
thương nhất và
tổn thương trực
tiếp do q trình
biến đổi khí hậu
(BĐKH).

18

Tạp chí

Tác động của BĐKH

Bên cạnh các hiện tượng thời tiết cực đoan
hay thiên tai diễn ra thường xuyên hơn, tác động
nghiêm trọng nhất của BĐKH đến nông nghiệp
nước ta là thay đổi chế độ nước, bao gồm lũ lụt hay
hạn hán và nước biển dâng. Theo Viện Tài nguyên
thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam
có thể bị thiệt hại 2,3% GDP mỗi năm.

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển
cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp và
giảm năng suất cây trồng, đặc biệt nghiêm trọng
ở vùng ĐBSCL. Theo PGS.TS Đào Thế Anh - Viện sĩ
nước ngồi của Viện Hàn lâm Nơng nghiệp Pháp,
khi nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự
phân bố của cây trồng, và làm giảm năng suất.
Cụ thể là năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng
giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa.
Các dự báo đều chỉ rõ nếu khơng có biện pháp ứng
phó kịp thời, thì hiệu quả năng suất lúa xuân ở
vùng ĐBSH có thể giảm tới 16,5% vào năm 2070;
năng suất lúa mùa sẽ giảm 5% vào năm 2070. Mất
đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây
trồng suy giảm sẽ đặt ra những thách thức và đe
số 66 (tháng 07/2021)

dọa đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo
và an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia.
“BĐKH cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống
của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất
của một số loài và ngược lại, xuất hiện nguy cơ gia
tăng các loại dịch bệnh và sâu hại mới do di cư.
Trong thời gian nhiều năm trở lại đây, dịch vàng
lùn, lùn xoắn lá với lúa, sâu keo mùa thu với ngô,
khảm lá sắn, bệnh Panama với chuối hay dịch tả
lợn châu Phi… xuất hiện trên diện rộng, làm giảm
sản lượng cây trồng, vật nuôi”. - PGS.TS Đào Thế
Anh cho biết thêm.


Những giải pháp cần có đối với ảnh
hưởng của BĐKH

Ở khía cạnh chiến lược dài hạn, Nhà nước Việt
Nam luôn nhất qn đường lối cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn gắn với với
quy hoạch tổng thể vùng sản xuất nhằm phát
triển bền vững cho nền nông nghiệp. Để ứng phó
với BĐKH, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với nước biển dâng và BĐKH của Chính phủ
đã thực thi các nhóm giải pháp như: quy hoạch
đảm bảo 3,8 triệu hécta diện tích đất lúa với 3,2
triệu hécta đất canh tác 2 vụ nhằm đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia; giảm phát khí thải nhà
kính qua kỹ thuật 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm
sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào; thúc đẩy quy
trình VietGAP trong chăn nuôi; cải tiến kỹ thuật
và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải
sản; đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nông nghiệp

tái sinh và làm giàu từ rừng; xây dựng các hệ thống
chống ngập, nước biển dâng tại các thành phố lớn…
Cùng với các giải pháp đang thực thi nêu trên,
theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - nguyên Viện
trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT, việc xây
dựng kịch bản cho những năm tới đến cuối thế kỷ

21 - nhất là kịch bản nước biển dâng thêm 1m - có
ý nghĩa hết sức quan trọng để có những tính tốn
đầy đủ và phương án quy hoạch phù hợp đối với
hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố
dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu
ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp. “Về quan điểm,
chúng ta phải chấp nhận những ảnh hưởng của
BĐKH để có những giải pháp phù hợp, biến những
thách thức của BĐKH thành những cơ hội để chủ
động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc
giải quyết hài hịa, tính hiệu quả, phù hợp với diễn
thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu”. - PGS.
TS Nguyễn Thế Chinh nhận định.
Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, đặc
biệt là trong điều kiện của BĐKH, Phó Viện trưởng
Viện KHCN Mekong Cần Thơ, ông Trần Thế Như Hiệp
cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Mỗi loại cây trồng, vật ni ở mỗi vùng sinh thái
khác nhau sẽ có những biến thể mơ hình canh tác,
phương thức canh tác khác nhau và rất đa dạng.
Các mơ hình sản xuất nơng nghiệp thích ứng với
BĐKH chủ yếu dựa trên các nền
tảng quản lý nước và tưới tiêu
thông minh, quản lý đất đai
bền vững, sản xuất nơng nghiệp
BĐKH có thể tác động làm
thông minh và nghiên cứu chọn
thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy
tạo giống cây trồng thích nghi.

hoạch vùng, kỹ thuật tưới
“Quản lý nước và tưới tiêu
tiêu, sâu bệnh, năng suất,
thông
minh là phương thức sản
sản lượng; làm suy thoái tài
xuất được áp dụng trong hầu hết
nguyên đất, đa dạng sinh
các hệ thống sản xuất cây trồng,
học bị đe dọa, suy giảm về số
lượng và chất lượng do ngập
bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật
nước và do khô hạn, suy giảm
tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt
đa dạng sinh học, làm biến
hoặc tưới phun mưa, biện pháp
mất các nguồn gen quý hiếm.
giữ ẩm bằng che phủ đất, tưới khô
ẩm xen kẽ, kết hợp vườn cây - ao
cá. Quản lý đất đai bền vững có thể giúp giảm xói
mòn đất như mơ hình canh tác trên đất dớc, trờng
các loại cây họ đậu xen với trồng sắn hoặc cao su để
tăng độ phì của đất. Sản xuất nông nghiệp thông
minh là ứng dụng công nghệ cao như IoT, BigData,
blockchain, GIS... trong quản lý sản xuất (như nhà
Tạp chí

“Sau đại dịch Covid-19, cần có cách thức
mới để người dân thấy được BĐKH cũng
là nguyên nhân tác động tới sức khỏe

và ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người
ln gắn bó với hệ sinh thái và phải
chống chịu, thích ứng với BĐKH”.
- PGS.TS Nguyễn Thế Chinh

màng, quản lý trang trại trồng trọt bằng thuật tốn
thơng minh dựa trên số liệu lớn...). Nghiên cứu lai
và chọn tạo các giống cây trồng có bộ gien sở hữu
các tính năng vượt trội như giống chịu ngập, giống
chịu mặn, giống chịu hạn... Đặc biệt, một số mô hình
ứng phó tốt với xâm nhập mặn ở vùng ven biển nuôi
tôm hoặc mô hình kết hợp tôm - lúa, tôm - cá rô
phi trong ruộng lúa hoặc tôm - rừng trong hệ thống
rừng ngập mặn nhằm tăng hiệu quả sản xuất”. - Phó
Viện trưởng Trần Thế Như Hiệp chia sẻ.
Về vấn đề cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi do những
ảnh hưởng của BĐKH, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
cũng cho rằng cần tăng cường khả năng chống chịu
trước ảnh hưởng của BĐKH, phát triển các mơ hình
kinh tế dựa vào hệ sinh thái (EbA), dựa vào cộng
đồng (CbA) và dựa vào tự nhiên (NbS) cho mỗi địa
phương, lấy kiến thức bản địa kết hợp với khoa học
công nghệ mới đầu tư phát triển, đặt sinh kế và sự
an toàn của người dân lên hàng đầu.
Nhìn chung, dù hiện tại đã có nhiều mơ hình sản
xuất nơng nghiệp thích ứng với BĐKH được đánh
giá là mang hiệu quả cao, nhưng thách thức đối
với ngành nơng nghiệp vẫn khơng nhỏ bởi vì năng
lực triển khai thực hiện, nguồn lực tài chính và trình
độ của lực lượng sản xuất phải cân xứng, trong đó

yếu tố con người là then chốt. Theo PGS.TS Nguyễn
Thế Chinh, trong bối cảnh mới, giải pháp phù hợp
để ứng phó với BĐKH là cần dựa vào tiếp cận thị
trường (MBA), trước hết là vai trò của doanh nghiệp
và người dân nhằm tạo ra cơ chế tạo nguồn lực,
nhất là nguồn lực tài chính. Hiện tại quỹ ứng phó với
BĐKH đã và đang vận hành ở nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, một số
nước ở châu Âu. Nếu doanh nghiệp và người dân
Việt Nam tiếp cận được nguồn quỹ này, chúng ta
sẽ có được nguồn lực tài chính khơng phụ thuộc
vào ngân sách Nhà nước. Thị trường Cac Bon là một
cơ chế tài chính tốt, vì thế Việt Nam nên sớm hình
thành và tham gia vào thị trường này.
số 66 (tháng 07/2021)

19


Phát triển một nền
nông nghiệp sinh thái bền vững
PGS.TS ĐÀO THẾ ANH
(Viện sĩ nước ngồi của Viện hàn lâm Nơng nghiệp Pháp)

P

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, nhưng cũng đang
đứng trước một số thách thức trong q trình phát triển nơng nghiệp hiện tại. Năng suất và
lợi nhuận nông nghiệp đang ngày càng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH).


hát triển nông nghiệp thâm
canh ở nước ta đã gây tổn hại
môi trường như tàn phá rừng,
làm suy giảm đa dạng sinh học, thối
hóa đất đai, ơ nhiễm nguồn nước và
phát thải nhiều khí nhà kính. Riêng nơng
nghiệp, nước ta cũng đóng góp 43% khí
nhà kính phát thải, chủ yếu từ lúa nước,
góp phần làm trầm trọng hơn BĐKH.
Quản lý bền vững độ phì của đất và
sức khỏe của đất để duy trì năng suất hiện
là một thách thức khơng nhỏ. Ở nhiều
địa phương, tăng trưởng nơng nghiệp
cịn dựa vào gia tăng diện tích đất nơng
nghiệp, thâm dụng tài ngun thiên
nhiên, lạm dụng phân hóa học và thuốc
trừ sâu độc hại, khiến chi phí đầu vào của
sản xuất ngày càng cao và làm gia tăng
chi phí bảo vệ mơi trường, tăng rủi ro sức
khỏe cho nông dân và người tiêu dùng.

Nông nghiệp sinh thái giải pháp ứng phó với BĐKH

Về giải pháp thích ứng của nơng

20

Tạp chí

nghiệp với BĐKH, FAO khuyến cáo cần

tăng cường tính chống chịu của nơng
nghiệp với các rủi ro BĐKH thông qua áp
dụng các giải pháp Nông nghiệp thơng
minh với BĐKH (CSA). Về chính sách, Bộ
NN&PTNT đã ban hành “Kế hoạch hành
đợng ứng phó với BĐKH ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn
2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nội dung CSA được coi là giải pháp
cho thích ứng với BĐKH, nên việc áp
dụng và nhân rộng CSAs nhằm xây dựng
một nền nơng nghiệp thích ứng tốt với
BĐKH ngày càng được các nhà khoa học
và các cơ quan quản lý nhà nước quan
tâm, cũng như ngày càng có nhiều hỗ
trợ quốc tế cho lĩnh vực này.
Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
hiện nay, Việt Nam đã có Báo cáo Đóng
góp dự kiến do Quốc gia tự xác định
(NDC), nhằm đạt được các mục tiêu mà
Việt Nam đã cam kết để thu hút nguồn lực
và sự quan tâm của quốc tế cho triển khai
thực hiện NDCs theo Thỏa thuận Paris.

số 66 (tháng 07/2021)

Các giải pháp CSA đang được xem xét là
giải pháp tổng hợp tiềm năng của ngành
nơng nghiệp, do tính thơng minh với khí
hậu, đồng thời có yếu tố đồng lợi ích, đảm

bảo thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
Theo FAO, CSA phải hướng tới đồng
thời 3 mục tiêu: tăng năng suất, nâng
cao tính chống chịu và giảm phát thải.
Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để đạt
được đồng thời cả 3 mục tiêu trên.
Trong quá trình triển khai CSA trên thực
tế, thường phải cân nhắc ưu tiên một
trong các mục tiêu. CSA phải được lựa
chọn phù hợp với từng đối tượng (người
sản xuất, loại hình nơng sản, loại hình
thời tiết, khí hậu, hệ thống nông nghiệp,
v.v…), điều kiện (tự nhiên, kinh tế, xã hội)
của từng vùng miền, địa phương, cộng
đồng. Tại các khu vực kinh tế khó khăn,
với các nhóm cộng đồng yếu thế thì trụ
cột về năng suất, an ninh lương thực, an
ninh dinh dưỡng phải được ưu tiên hơn,
trong khi với các doanh nghiệp/vùng
miền phát triển có khả năng đầu tư


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nơng nghiệp

tuần hồn và kinh tế chia sẻ nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển bền vững.
Các mơ hình sản xuất NNST (canh tác
hữu cơ, nông nghiệp bảo tồn, nông
nghiệp tái sinh, nông lâm kết hợp, nông

nghiệp cảnh quan, thâm canh lúa bền
vững, hệ thống tổng hợp chăn nuôi và
trồng trọt...) là những giải pháp chính
để thâm canh nơng nghiệp dài hạn, hạn
chế chuyển đổi rừng sang đất trồng trọt,
hạn chế sử dụng vật tư hóa học (phân
bón, thuốc trừ sâu), giảm thiểu khí thải
nhà kính từ nơng nghiệp và góp phần
tăng lưu trữ carbon.
Thế giới đang có xu hướng thơng qua NNST
như là phương tiện để thực hiện chiến lược kinh
tế xanh, kinh tế tuần hồn và kinh tế chia sẻ.

nơng nghiệp cơng nghệ cao thì mục tiêu
giảm phát thải khí nhà kính cần được đặt
ngang hàng với các trụ cột khác.
Các giải pháp kỹ thuật được lựa chọn
của CSA ở Việt Nam có thể đạt được cả
3 mục tiêu để phổ biến, chủ yếu được
áp dụng theo nguyên lý sinh thái nông
nghiệp. CSA cho phép duy trì dịch vụ hệ
sinh thái. Hệ sinh thái cung cấp cho con
người các dịch vụ cần thiết bao gồm các
nguyên vật liệu, thực phẩm, thức ăn và
không khí sạch. CSA cũng áp dụng cách
tiếp cận cảnh quan dựa trên các nguyên
tắc của nông nghiệp bền vững nhưng
không dừng lại ở các cách tiếp cận theo
các ngành hẹp mà là quản lý và quy
hoạch tích hợp, đa ngành liên khu vực.

Như vậy, nền nông nghiệp trong thời
gian tới cần được đầu tư theo hướng nông
nghiệp sinh thái (NNST) để tăng tính chống
chịu với các rủi ro khí hậu và phi khí hậu
nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Nông nghiệp phát triển dựa trên các tiến
bộ khoa học cơng nghệ mang tính sinh
thái cho phép đa dạng hóa sản phẩm, vừa
đảm bảo tăng trưởng, vừa bảo vệ được các
tài nguyên tự nhiên như đất, nước, rừng,
đa dạng sinh học, giúp thích ứng và giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Thế giới đang có xu hướng thơng
qua NNST như là phương tiện để thực
hiện chiến lược kinh tế xanh, kinh tế

đổi Hệ thống thực phẩm bền vững. Năm
2021, UN sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh
về Hệ thống thực phẩm bền vững và Việt
Nam là một trong 40 nước đăng ký tham
gia với các sáng kiến của mình. Q trình
chuyển đổi này sẽ góp phần đa dạng hóa
cây trồng, nâng cao năng lực của nông
dân trong việc đảm bảo an ninh lương
thực, dinh dưỡng, cung ứng sản phẩm
an toàn thực phẩm gắn với nhu cầu đa
dạng của các nhóm tiêu dùng và tăng
cường đa dạng sinh học nơng nghiệp, cải
thiện khả năng phục hồi của hệ thống
sản xuất trước BĐKH, góp phần giúp Việt

Nam thực hiện các cam kết quốc tế về
Và những giải pháp căn cơ hỗ trợ thích ứng và giảm thiểu BĐKH, hướng tới
Thực tế, các phương thức NNST khơng phát triển bền vững.
hồn tồn mới, đã có những mơ hình
NNST hiện đại đã được định hướng
trong sản xuất nhưng chủ yếu ở quy mô trong văn bản của Đại hội Đảng 13. Tuy
nhỏ như 1P-5G, IPM, SRI, SRP đối với lúa, nhiên, Nhà nước cần đầu tư sâu hơn
nông lâm kết hợp, hữu cơ, nông nghiệp vào nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ
bảo tồn, VAC… do vậy tác động lan tỏa còn thuật để thay đổi tư duy về NNST gắn
hạn chế. Bộ NN&PTNT gần đây cũng đã liền với kinh tế nông nghiệp. Một số
có chủ trương khuyến cáo giảm sử dụng hướng nghiên cứu mới theo hướng sinh
thái cần được thúc đẩy để
chuyển giao cho sản xuất
như: chọn giống chống
chịu với các điều kiện
Nhằm ứng phó kịp thời với BĐKH và hiểm
khó khăn hạn, mặn, ngập
họa thiên tai, rất cần sự tổ chức của Nhà nước
lụt; kỹ thuật canh tác tiết
đảm bảo sao cho những dự báo về ảnh hưởng
của BĐKH được lồng ghép đầy đủ vào quá
kiệm nước, các giải pháp
trình hoạch định chính sách. Trong đó, cần
sinh thái phịng trừ các
dành ưu tiên cho các giải pháp đầu tư xanh
dịch bệnh mới; các công
và thông minh trong cải thiện hiệu quả sử
nghệ vi sinh vật làm phân
dụng tài nguyên thiên nhiên, phát huy tối đa
hữu cơ và xử lý chất thải

thế mạnh của hệ sinh thái đặc thù và được
trong môi trường nông
thông tin kịp thời đến các chủ thể sản xuất.
thơn; cơng nghệ chính xác
và cơng nghệ số phục vụ
hóa chất ở đầu vào như thuốc trừ sâu, trừ sản xuất nông nghiệp sinh thái; quản trị
cỏ, phân hóa học để cải thiện sức khoẻ chất lượng trong chuỗi giá trị sản phẩm
đất. Tuy nhiên, để thích ứng tốt và tăng nông nghiệp sinh thái; cơ chế phân chia
cường tính chống chịu với BĐKH, cần một lợi ích và rủi ro trong liên kết đảm bảo
chiến lược và hệ thống chính sách hỗ trợ sự tham gia hưởng lợi của hộ nông dân
đồng bộ từ chuyển giao khoa học công trong chuỗi giá trị; khuyến nông số; truy
nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, tiếp xuất nguồn gốc số… Các địa phương cần
cận thị trường để các địa phương có thể xây dựng các chính sách cụ thể hơn để
chuyển đổi từ nông nghiệp thâm canh hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang NNST,
sang NNST. Hiện nay trên thế giới định cũng như tổ chức thị trường cho các sản
nghĩa quá trình chuyển đổi này là chuyển phẩm nơng sản sinh thái.
Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)

21


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nông nghiệp

Những bài học từ Israel
ThS.LÊ TRANG

Trong các quốc gia đang nỗ lực nhiều nhất để đối phó với biến đổi khí

hậu (BĐKH), Israel là một đất nước đã và đang cho thấy những hướng
đi đúng đắn nhằm hạn chế và khắc phục những khó khăn gây ra bởi
BĐKH thơng qua những mơ hình sáng tạo và hiệu quả.
Xuất phát điểm khó “vơ cực”
Israel là một đất nước tương đối nhỏ
với tổng diện tích chỉ khoảng 22.000km2,
nằm ở ngã ba lục địa Á - Phi - Âu. Phía bắc
Israel mang đặc trưng kiểu khí hậu Địa
Trung Hải, đổ dần xuống phía nam là kiểu
khí hậu bán hoang mạc và hoang mạc. Sự
chênh lệch lượng mưa giữa miền bắc và
miền nam là tương đối lớn, với trung bình
hàng năm là từ 151,94mm đến 772,6mm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động
trong khoảng từ 15,920C đến 23,910C (1),
càng về phía nam, khí hậu càng trở nên
khơ cằn và khắc nghiệt nhất - đó chính
là sa mạc Negev. Có thể nói thiên nhiên
khơng hề ưu đãi đất nước này, khi hơn
50% diện tích đất là hoang mạc và bán
hoang mạc, chỉ có một số vùng đất nhỏ,
phân mảnh có thể làm nơng nghiệp như
vùng đồng bằng ven biển Địa Trung Hải,

vùng châu thổ sông Jordan.
Tất cả điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
đó đã mang đến những thách thức rất
lớn cho nền nông nghiệp Israel, đặc biệt
là vấn đề về nước - bởi nông nghiệp là lĩnh
vực tiêu thụ tới 60 % lượng nước của Israel

(1). Không chỉ vậy, Israel cũng là một quốc
gia sẽ chịu tác động nặng nề của BĐKH
như sa mạc hóa, nước biển dâng và đặc
biệt là cạn kiệt nguồn nước ngọt (2).

Cuộc đối đầu ngoạn mục

Có xuất phải điểm tưởng như khơng
thể ngước lên được, Israel đã có cuộc đối
đầu ngoạn mục với BĐKH. Đất nước này
có những mơ hình vơ cùng hiệu quả mà
nhiều quốc gia khác trên thế giới không
thể không quan tâm trong cơng cuộc
ứng phó với BĐKH của họ như: Mơ hình
kiểm sốt và phân phối nước; Mơ hình

ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật
phù hợp với từng điều kiện tự nhiên; Mơ
hình thúc đẩy sáng tạo cơng nghệ giải
quyết bài tốn BĐKH.
Mơ hình kiểm sốt và phân phối nước
Ở Israel, nước là tài sản thuộc quyền
quản lý của quốc gia. Việc sử dụng nước
được quản lý nghiêm ngặt và phân biệt
rõ ràng: nước ngọt dùng cho ăn uống và
sinh hoạt, trong khi nước lợ và nước tái
chế được sử dụng cho mục đích tưới tiêu
trong nơng nghiệp. Tùy vào vị trí từng
khu vực và mục đích sử dụng mà mỗi
nơi sẽ được giới hạn mức tiêu thụ nước,

cũng như giá nước khác nhau. Ở đây, có
thể nhắc đến 3 công nghệ hàng đầu thế
giới của Israel về nước.
Đầu tiên, đó là cơng nghệ khử mặn
thu nước ngọt từ nước biển. Khi được
ơng Oded Halamit - Giám đốc Trung tâm

Góc nhìn trên cao các nơng trại nhà
kính, nhà lưới tại thung lũng Arava, sa
mạc Negev. Ảnh: Đạt Nguyễn.

22

Tạp chí

số 66 (tháng 07/2021)


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nông nghiệp

Khu thử nghiệm các giống cà chua tại trung tâm nghiên cứu và phát triển Arava (Yair R&D Center)

đào tạo Nông nghiệp và Hợp tác quốc
tế Kibbutz Shefayim - giới thiệu về công
nghệ này trong một buổi nói chuyện với
sinh viên, tơi có hỏi: “Liệu với sự gia tăng
dân số nhanh như hiện nay, thì Israel có
đủ khả năng cung cấp nước cho người
dân”? Ông đã không chút ngần ngại tuyên

bố rằng: “Nước biển là vô hạn”! Với công
nghệ của họ, chỉ cần họ muốn bao nhiêu
nước là có thể đưa từ biển vào để tạo nước
ngọt được . Quả là một lời tuyên bố đầy tự
tin, nhưng cũng cho thấy được những suy
nghĩ sáng tạo, những tham vọng và các ý
tưởng là điều sẽ khơng bao giờ bị cạn kiệt
trong tâm trí của con người Israel.
Công nghệ thứ 2 là khả năng tái chế
biến nước thải thành nước sạch. Nước
thải sinh hoạt của Israel được vận chuyển
thông qua một đường ống xuyên quốc
gia và tập kết tại hồ chứa lớn thuộc các
nhà máy nước thải của Israel. Tại đó, hơn
85% lượng nước thải có thể tái sử dụng
được vận chuyển thơng qua đường ống
riêng, phù hợp cho mục đích tưới tiêu
nơng nghiệp. Cơng nghệ này đã giúp
Israel tận dụng được nguồn nước thải
thỏa mãn nhu cầu lớn về nước của sản
xuất nông nghiệp.

Cuối cùng, là công nghệ đã làm nên
tên tuổi của đất nước Israel: công nghệ
tưới nhỏ giọt. Công nghệ này đã hỗ trợ
người nông dân Israel tiết kiệm tối đa
lượng nước dùng cho tưới tiêu nông
nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng
cũng như mở rộng diện tích đất nơng
nghiệp ngay trên những thảm cát nơi

sa mạc Negev.
Mơ hình ứng dụng những công
nghệ, kỹ thuật phù hợp với từng điều
kiện tự nhiên
Do những điều kiện tự nhiên của đất
nước, Israel chỉ được một vài khu vực
nhỏ có đất đai màu mỡ và khí hậu tương
đối thuận lợi ở miền bắc - nơi có những
vườn cây ăn trái được trồng xanh rì mà
khơng cần che phủ. Với miền trung và
miền nam, đặc biệt là thung lũng Arava,
người nơng dân Israel phải có sự lựa chọn
khác biệt để có thể chống chịu với điều
kiện khơ hạn của tự nhiên, biến những
khó khăn thành lợi thế của mình. Họ đã
tận dụng điều kiện nắng quanh năm để
tạo nên điều kỳ diệu: biến thung lũng
Arava thành vựa rau củ lớn nhất Israel,
cung cấp cho thị trường châu Âu, khi bên
châu Âu vẫn còn đang trong mùa đơng
Tạp chí

băng tuyết. Bên cạnh đó, luật Israel quy
định trong suốt một tháng hè, toàn bộ
vùng Arava sau khi làm đất phải để đất
trống, không được gieo trồng bất cứ cây
gì nhằm tận dụng cái nắng gay gắt của sa
mạc để tiêu diệt hết mầm bệnh và cỏ dại.
Mơ hình thường được thấy trong
điều kiện này là việc kết hợp giữa công

nghệ tưới nhỏ giọt, đầu phun tự động
với công nghệ che phủ (như nhà kính,
nhà lưới), cùng với việc lựa chọn giống
cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu
hạn và phù hợp tối đa với điều kiện khí
hậu của từng vùng (nền nhiệt trung
bình, độ dài ngày - đêm…).
Mơ hình thúc đẩy sáng tạo cơng
nghệ giải quyết bài tốn BĐKH
Để có được những cơng nghệ sáng
tạo như trên, khơng thể không nhắc tới
hệ thống thúc đẩy phát triển tiến bộ khoa
học và công nghệ của Israel. Mỗi vùng
trên cả nước đều có những trung tâm
nghiên cứu và phát triển nông nghiệp
(R&D center) với nhiệm vụ làm cầu nối
chuyển giao những công nghệ mới, hiệu
quả cho người nông dân, đồng thời cũng
là nơi lắng nghe từng vấn đề, từng khó
khăn của người nơng dân để tìm cách
cải tiến. Chính sự kết hợp hiệu quả giữa
chính sách, nguồn lực đầu tư của nhà
nước thông qua các quỹ với các tổ chức
nghiên cứu, học thuật và doanh nghiệp
đã thúc đẩy sự phát triển khơng ngừng
của những sáng tạo khoa học cơng nghệ
góp phần giải quyết bài toán BĐKH trên
đất nước này. Cũng từ mơ hình đó mà
nhiều cơng nghệ được ra đời, có thể kể
đến như: cơng nghệ điện mặt trời, cơng

nghệ thuốc sâu sinh học, sử dụng thiên
địch, công nghệ giống, công nghệ IoT...
Trước những thách thức đang biến đổi
không ngừng của thiên nhiên, Israel đã và
đang nỗ lực để có thể biến những nghịch
cảnh thành cơ hội cho mình. Chấp nhận
cúi đầu trước cơn giận dữ của thiên nhiên
hay sẵn sàng bắt tay vào, đương đầu với
những khó khăn và biến chúng thành lợi
thế? Điều đó, từ những bài học của Israel ta
thấy rõ là phụ thuộc vào chính chúng ta!
số 66 (tháng 07/2021)

23


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nông nghiệp

Tổng thể khu bảo vệ
Tràm Chim cửa sơng Ơ Lâu.

THỪA THIÊN - HUẾ

Bảo tồn hệ sinh thái
vùng đất ngập nước
cửa sơng Ơ Lâu
ĐẶNG TUẤN

Khu vực cửa sơng Ơ Lâu là vùng có

nhiều cồn nổi, lạch sông nằm giáp
ranh 2 huyện Quảng Điền – Phong
Điền trong hệ thống đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai. Đây là nơi có hệ
sinh thái phong phú, từng là nơi trú
ngụ của nhiều loài chim bản địa và
các loài chim di cư quý hiếm.

T

heo Viện Sinh học và Môi trường
Đông Dương, khu vực đầm phá
Tam Giang từng là nơi có mức
độ đa dạng sinh học, đặc biệt với các
loài cá, thủy sinh và chim nước. Trong
đó, vùng cửa sơng Ơ Lâu là một phần
quan trọng của khu vực này bởi đây là
nơi dừng chân, trú đông của hàng vạn cá
thể chim nước di cư dọc tuyến Đông Á Úc châu (Sẻ đồng ngực vàng, Choắt chân
màng lớn). Trong số 72 lồi chim được
ghi nhận, có 8 lồi chim q hiếm, có giá
trị bảo tồn gồm 1 lồi ghi nhận trong
Danh lục đỏ IUCN là Chích đầu nhọn mày
trắng và 7 lồi ghi nhận trong cơng ước
CITES và Nghị định 06/2019 của Chính
phủ: Diều trắng, Ĩ cá, Diều ăn ong, Ưng
Nhật Bản, Diều Ấn Độ, Diều đầu trắng và
Cắt lớn. Trong tổng số 48 loài cá thuộc 8
bộ 21 họ đã được ghi nhận, có 1 lồi có


24

Tạp chí

tên trong Danh lục đỏ IUCN (2020) và 03
loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là Cá
mòi đường, Cá chuối hoa và Cá má vàng.

Báo động đỏ

Hiện nay, sự suy giảm số lượng các
loài động thực vật ở khu vực này diễn ra
rất nhanh chóng. Theo Viện Sinh học và
Mơi trường Đơng Dương, từ những năm
90 của thế kỷ trước, các nhóm cá có giá
trị kinh tế cao như Cá dày, Cá tráp, Cá mịi
mõm trịn, Cá chình hoa, Cá bống thệ, Cá
đối đất, Cá dìa chấm trắng, Cá khoai… suy
giảm nghiêm trọng. Thay vào đó là sự gia
tăng của nhóm cá tạp, ít có giá trị kinh tế
như Cá liệt, Cá ngạnh, Cá úc… Nhiều lồi bị
sát q hiếm có trong Sách đỏ được đánh
dấu ở mức độ nguy cấp cần bảo tồn như:
Rắn ráo, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang một
mắt kính, Nhơng Cát-ri-vơ, Rắn sọc dưa…

số 66 (tháng 07/2021)

Mơ hình tổng thể
khu bảo vệ Tràm

Chim cửa sơng Ơ Lâu.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên
- Huế, biến đổi khí hậu cùng với việc
người dân nuôi trồng, khai thác thủy
sản thiếu kiểm soát như khai thác tận
diệt bằng lừ mắt lưới nhỏ, cào hến, cào
lươn, rà điện, săn bắt chim bằng súng,
lưới mở… là ngun nhân dẫn đến tình
trạng nói trên.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện
thường trú Chương trình Phát triển Liên
hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng:
“Hệ sinh thái đất ngập nước cửa sơng
Ơ Lâu có vai trị quan trọng trong việc
thanh lọc ô nhiễm, hỗ trợ sinh kế cho
người dân địa phương, bảo vệ cơ sở hạ
tầng cho khu vực lân cận. Tơi nghĩ chính
quyền địa phương cần có những hành
động đúng đắn hơn để làm đa dạng sinh
học cho hệ đầm phá với nhiều tài nguyên
thiên nhiên vô cùng quý giá này”.


Chuyên đề: Biến đổi khí hậu - Những vấn đề mới
và giải pháp cho ngành nông nghiệp

Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản cửa
sơng Ơ Lâu - hệ sinh thái cửa sơng Ơ Lâu.


Ảnh: Chi cục Bảo vệ Mơi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế

Cần một chiến lược bảo tồn

Tháng 06/2020, Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố thành lập Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang Cầu Hai, hệ thống đầm phá lớn nhất khu
vực Đông Nam Á. Đây là sự kiện quan
trọng giúp Thừa Thiên - Huế có thể huy
động nhiều nguồn lực để bảo vệ nguồn
tài nguyên thiên nhiên, cân bằng sinh
thái và duy trì cảnh quan tự nhiên, các
giá trị đa dạng sinh học phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Trên cơ sở này, đến tháng 08/2020, UBND
tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt dự án
“Phục hồi, tạo sinh cảnh, thiết lập khu bảo
vệ Tràm chim Ô Lâu và mơ hình du lịch
sinh thái cộng đồng” với mục tiêu phát
triển bền vững giá trị về đa dạng sinh
học tại vùng cửa sơng Ơ Lâu nói riêng và
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Tam Giang - Cầu Hai nói chung.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế,
kinh phí thực hiện dự án này khoảng
hơn 16 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân

sách Nhà nước, vốn dự án “Hiện đại hóa
ngành lâm nghiệp và tăng cường tính
chống chịu vùng ven biển” (FMCR) kết

hợp vốn đầu tư của Chương trình phát
triển Liên hiệp quốc (UNDP), vốn viện trợ
quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp
pháp khác. Kế hoạch thực hiện dự án này
bắt đầu từ 2021 đến 2025.
Khu bảo vệ Tràm chim Ơ Lâu được
đề xuất có tổng diện tích 1.270,2ha bao
gồm tồn bộ diện tích phân khu Ơ Lâu
thuộc khu Bảo tồn tài nguyên đất ngập
nước Tam Giang - Cầu Hai, với phạm vi
bảo tồn nằm trên địa giới hành chính
của năm xã: Quảng Thái, Quảng Lợi
(huyện Quảng Điền), Điền Lộc, Điền Hồ,
Điền Hải (huyện Phong Điền). Trong đó,
được chia thành các phân khu chức năng
gồm: khu vực bảo vệ - bảo tồn nghiêm
ngặt, khu vực phục hồi sinh thái và khu
vực hành chính - dịch vụ.
Theo khảo sát của Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, khu vực cửa sơng Ơ
Lâu hiện tồn tại 3 loại sinh cảnh chính,
Tạp chí

bao gồm: đất nơng nghiệp (lúa nước)
tập trung tại vùng đệm; rừng trồng
(tràm hoa vàng, bần chua, mưng) chủ
yếu tập trung trong vùng lõi; vùng cỏ
lác và cây bụi nằm rải rác trên các cồn
nổi và dọc sơng Ơ Lâu. Việc phục hồi các
sinh cảnh, hệ sinh thái đã từng tồn tại

trong khu vực trước khi tạo các sinh cảnh
mới là điều rất quan trọng. Liên quan
đến việc này, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa
Thiên - Huế đã từng bước thực hiện việc
trồng 40ha rừng (chủ yếu là bần chua
và dừa nước theo kế hoạch năm 2021)
để tạo các sinh cảnh bán hoang dã làm
nơi trú ngụ, nghỉ chân cho các loài chim
di cư. Trong thời gian đó, dự kiến 3,5ha
mặt nước cũng sẽ được trồng sen phủ
kín, 10ha cỏ lác trồng dọc hai bờ sơng Ơ
Lâu và 1 ha lục bình cũng được khoanh
vùng để tạo vành đai… Ở khu vực đệm,
đồng ruộng sẽ thực hiện canh tác nông
nghiệp theo hướng hữu cơ để giảm tác
động đến môi trường. Việc trồng rừng
ngập mặn tạo điểm nhấn cảnh quan và
làm bãi giống, bãi đẻ cho các loài thủy
hải sản cũng sẽ được chú trọng.
Ơng Nguyễn Hồng Phước, Phó Chi
cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường
Thừa Thiên - Huế cho biết, bên cạnh việc
phục hồi cảnh quan, các hoạt động tái
tạo nguồn lợi thủy sản cũng được tỉnh
tổ chức thường xuyên như thả cá giống,
tạo môi trường phù hợp để sinh vật làm
thức ăn cho chim sinh sơi và có phương
án thu hút các loài chim bản địa cũng
như chim di cư trở về cư ngụ.
Việc bảo tồn vùng ngập mặn cửa sơng

Ơ Lâu khơng chỉ góp phần vào việc điều
hịa khí hậu, bảo vệ vùng đất ven biển,
đầm phá, giúp tích lũy phù sa, tạo điều
kiện phát triển kinh tế cũng như nâng cao
ý thức cho người dân địa phương trong
công tác bảo vệ mơi trường. Qua đó phát
triển kinh tế xanh, kinh tế thích ứng biến
đởi khí hậu, tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống của người dân
địa phương tham gia mơ hình sinh kế
gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở khu
vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
số 66 (tháng 07/2021)

25


×