Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luan van thac si pham hoang lan phuong 20230331015425 e 5047

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.67 KB, 86 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

PHẠM HOÀNG LAN PHƯƠNG

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC
TIỄN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2023


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

PHẠM HOÀNG LAN PHƯƠNG

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC
TIỄN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh

Hà Nội – 2023




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Lan Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP,
QUÝ, HIẾM ......................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .............................. 9
1.1.1. Khái niệm động vật nguy cấp, quý, hiếm ................................................... 9

1.1.2. Khái niệm tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm ..................................................................................................................... 10
1.1.3. Khái niệm kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm ............................................................................................ 16
1.1.4. Đặc điểm kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm ............................................................................................ 18
1.1.5. Ý nghĩa kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm ............................................................................................ 19
1.2. Mối quan hệ giữa kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm ................................................................................... 20


1.3. Nội dung kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm............................................................................... 21
1.3.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố ......................................................................................................... 21
1.3.2. Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khơng khởi tố vụ án hình sự .......... 22
1.3.3. Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra........................................... 23
1.3.4. Kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế ......... 27
1.3.5. Kiểm sát việc xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra ............................ 28
1.3.6. Kiểm sát việc kết thúc điều tra .................................................................. 29
1.3.7. Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng và xử lý vi phạm...................................................................... 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ............. 33
2.1. Khái quát tình hình động vật nguy cấp, quý, hiếm và tội phạm liên
quan đến lĩnh vực này tại Việt Nam ............................................................ 33
2.1.1. Tình hình động vật nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta .................................. 33

2.1.2. Tình hình tội phạm về động vật nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta .............. 34
2.2. Những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn
chế, bất cập trong công tác kiểm sát điều tra vụ án về động vật nguy
cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ........................................................................... 36
2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 36
2.2.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân.............................................................. 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ
ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ......................................................... 56


3.1. Hồn thiện pháp luật liên quan đến cơng tác kiểm sát điều tra vụ án
Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ........................ 56
3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và nâng cao nhận
thức pháp luật ............................................................................................. 61
3.3. Tăng cường phối hợp với các cơ quan khác ......................................... 64
3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự ............. 67
3.5. Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực
nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ kiểm sát ....................... 68
3.6. Tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện làm
việc trong ngành Kiểm sát nhân dân .......................................................... 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 72
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa của từ

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT

Cơ quan điều tra

VKS

Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

KSV

Kiểm sát viên

ĐTV

Điều tra viên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn

BNNPTNT


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án/bị can các Viện kiểm sát nhân dân trên toàn
quốc đã thụ lý kiểm sát điều tra tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm (Từ năm 2018 đến năm 2021) ....................................... 35
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tội phạm về động vật nguy cấp, quý, hiếm theo vùng . 37
Biểu đồ 2.2: Giai đoạn truy tố năm 2018-2021 ............................................. 40


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong số mười sáu quốc gia có nền đa dạng sinh học cao
bậc nhất thế giới [17] với khoảng 30% [28] trong số gần 20.000 loài thực vật
và hơn 100 lồi chim, gần 80 lồi động vật có vú là loài đặc hữu của Việt
Nam [30]. Trong một vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng nhanh và mạnh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, tạo ra tác động
không nhỏ lên mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, song song với đó, ý
thức bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nói
riêng của người dân Việt Nam vẫn chưa được nâng cao tương ứng khi một bộ
phận không nhỏ người Việt Nam vẫn coi động vật nguy cấp, quý, hiếm là
thực phẩm, thuốc hay trang sức. Hiện nay,Việt Nam đang phải đối mặt với
tình trạng suy thối đa dạng sinh học ở mức độ nghiêm trọng. Tính đến năm
2021, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Việt Nam có 75

lồi thú, 57 lồi chim, 75 lồi bị sát, 53 lồi lưỡng cư và 136 loài cá được liệt
kê là các loài bị đe doạ (nghĩa là thuộc mức cực kỳ nguy cấp, nguy cấp và sắp
nguy cấp) [17]. Một phần nguyên nhân đến từ thực trạng khai thác quá mức
tài ngun thiên nhiên, bn bán trái phép các lồi động vật nguy cấp, quý,
hiếm cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác phục vụ cho nhu cầu ngày
càng gia tăng của con người, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của hệ sinh
thái động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.
Đối mặt với nguy cơ đó, Việt Nam đã tham gia vào các Điều ước quốc tế
cũng như xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh việc quản lý và xử lý hành vi vi phạm trong việc bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng
về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường” được nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013,


2

trong đó có Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Kể từ khi Bộ
luật hình sự có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 đến hết năm 2020, đã có 374 vụ
án về động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được khởi tố trên toàn lãnh thổ
Việt Nam, riêng năm 2020 là 111 vụ [21], cho thấy nhiều chuyển biến tích cực
trong cơng tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã của nước ta. Tuy nhiên, so
với số lượng vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực này trên thực tế thì tỷ lệ
các vụ án được khởi tố vẫn còn thấp, nhiều vụ việc cịn gặp khó khăn ngay từ
giai đoạn tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến quá trình giải
quyết vụ án.
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp là cơ quan đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết
các vụ án về động vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp được thực hiện xuyên suốt trong giai đoạn điều tra kể từ khi tiếp

nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi kết thúc giai đoạn điều tra,
góp phần đảm bảo việc xử lý tội phạm về động vật nguy cấp, quý, hiếm đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trước tình trạng ngày càng gia tăng cả
về số lượng lẫn tính chất phức tạp của tội phạm về động vật nguy cấp, quý,
hiếm, các quy định của pháp luật liên quan đến loại tội này còn nhiều bất cập
như về công tác giám định, xử lý vật chứng… đã khiến công tác kiểm sát hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra tội phạm này trên thực tiễn vẫn cịn
những thiếu sót, làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án, một số
vi phạm không được phát hiện triệt để, việc ban hành kháng nghị, kiến nghị
yêu cầu khắc phục, sửa chữa khơng được chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Về mặt lý luận, đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan
đến kiểm sát điều tra đối với các vụ án liên quan đến động vật nguy cấp, quý,
hiếm mà chủ yếu là nghiên cứu chung về thực hành quyền công tố đối với


3

loại án này hoặc nghiên cứu về kiểm sát điều tra đối với các tội phạm nói
chung hay các tội phạm khác,do đó rất cần có cơng trình nghiên cứu riêng từ
góc độ kiểm sát điều tra và gắn với loại tội phạm cụ thể như tội Vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm sát điều tra vụ án Vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tại Việt
Nam” làm luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, liên quan đến công tác kiểm sát điều tra các vụ án
Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm có thể kể đến một
số cơng trình tiêu biểu mang tính lý luận về tố tụng hình sự và những vấn đề
cụ thể gắn với tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

như:
*Sách tham khảo, giáo trình
- GS. TS. Nguyễn Ngọc Hịa (Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ
luật Hình sự (Phần các tội phạm), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội;
- TS. Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên) (2019), Bình luận Bộ luật tố tụng
hình sự, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội;
- Trường Đại học kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Đào tạo nghiệp vụ
kiểm sát Tập 2;
- PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2019), Báo chí điều tra về buôn
bán trái pháp luật động vật hoang dã, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
*Cơng trình nghiên cứu và tham luận của chuyên gia
- Trần Thị Hải (2018), Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;


4

- Ngô Trọng Mạnh (2018), Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm theo Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa
Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
- PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2018), Tham luận “Những khó khăn, vướng
mắc trong công tác truy tố các vụ án về động vật hoang dã, quý, hiếm” tại Hội
thảo nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về
động vật hoang dã, quý, hiếm ở Việt Nam do Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội và
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đồng phối hợp tổ chức tại Hải
Phòng;
- TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Tham luận “Tội vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ - Thực tiễn xét xử ở Việt Nam” tại Hội thảo về tăng cường công tác đấu

tranh với các tội phạm về động vật hoang dã do Trung tâm Giáo dục Thiên
nhiên Việt Nam (ENV) tổ chức tại Hà Nội;
- Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2020), Sổ tay hướng dẫn Kiểm sát
viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án liên quan
đến động vật hoang dã, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
*Bài viết, bài báo khoa học
- PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2019), “Quản lý và xử lý vật chứng là
động vật hoang dã trong các vụ án hình sự”, Tạp chí Tịa án(23);
- PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2020), “Impacts of Wildlife trade and
sustainable development in Vietnam”, Tạp chí EDP Sciences (157);
- PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2020), “International cooperation and
mutual legal assistance in criminal matters in handling with transnational
wildlife trafficking crimes in Vietnam”, Tạp chí EDP Sciences (164);


5

- PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh (2020), “Legal framework for wildlife
farming benefits species conservation and preventing wildlife crimes in
Vietnam”, Tạp chí EDP Sciences (243);
- ThS. Lê Văn Sua (2020), “Bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm nhìn từ
góc độ pháp luật hình sự”, Tạp chí Mơi trường & Xã hội (tháng 3);
- ThS. Phạm Quỳnh Nga (2020), Xác định trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại phạm tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, q,
hiếm, nhan- thuongmai-pham-toi-vi-pham-quy-dinh-ve-bao-ve-dong-vat-nguy-cap-quy-hiem56557.html
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã nghiên cứu về mặt lý luận cũng
như thực tiễn của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm ở các góc độ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về công tác Kiểm sát điều tra các vụ án Vi phạm quy định về bảo
vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tại Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứumột số vấn đề lý luận, khảo sát thực
tiễn nhằm phát hiện những bất cập trong quy định của pháp luật, khó khăn,
vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện các quy định này, cũng như nguyên
nhân của nó để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra các vụ
án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về tội Vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm;


6

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
- Khảo sát thực tiễn, phân tích thực trạng của cơng tác kiểm sát điều tra
vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Việt
Nam, đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc gặp phải và ngun nhân
dẫn đến tình trạng đó;
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam cũng như việc áp dụng quy định của pháp luật đối với công tác
kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,

hiếm theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Bộ luật tố tụng hình sự quy định có rất nhiều các
hoạt động điều tra khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn
thạc sĩ luật học, tác giả chỉ đề cập đến nội dung kiểm sát điều tra đối với
những biện pháp điều tra cơ bản thường được áp dụng đối với các vụ án vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác kiểm sát điều tra
các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021 trên
lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu được luận văn khảo sát và xem xét
thực tiễn trong vòng 4 năm từ năm 2018 đến năm 2021.


7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà
nước pháp quyền.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả còn sử dụng các
phương pháp khác bao gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch, quy nạp… sẽ được sử
dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về kiểm sát
điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như
khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nội dung của kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm

quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, tổng hợp… được sử dụng
trong Chương 2 và 3 khi nghiên cứu về thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án Vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại các Viện kiểm sát
nhân dân hai cấp trên toàn quốc trong giai đoạn năm 2018 - 2021, trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ
án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và
thực tiễn vì đây là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ở cấp độ một
luận văn thạc sĩ luật học về công tác kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định
về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Luận văn góp phần làm sáng tỏ và
phong phú thêm lý luận về công tác kiểm sát điều tra của ngành Kiểm sát,
đồng thời cịn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo phục vụ cho


8

việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các nhà nghiên cứu lập pháp, các
cán bộ giảng dạy pháp luật, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
thuộc ngành Luật.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được áp dụng
trong thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác kiểm
sát điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm nói riêng tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp trên cả
nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm

quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Chương 2: Thực tiễn Kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo
vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra vụ
án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm


9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của công tác kiểm sát điều tra vụ
án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1.1.1. Khái niệm động vật nguy cấp, quý, hiếm
Động vật là những sinh vật đa bào, nhân chuẩn thuộc giới Động vật.Hiện
trên tồn cầu có nhiều lồi động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, phần lớn do
bị con người săn bắt quá mức hoặc phá hoại môi trường sống. Một số lồi
khác có nguy cơ tuyệt chủng cục bộ, nghĩa là chúng trở nên nguy cấp, quý,
hiếm ở một địa phương này nhưng lại có số lượng lớn ở địa phương khác.
Trong số các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, khơng có văn
bản nào đưa ra định nghĩa cụ thể cho khái niệm “động vật nguy cấp, quý,
hiếm”. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của
Chính Phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm có quy định: “Lồi thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm là
lồi thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và mơi trường,
số lượng cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh
mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy
định” [5], tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực vào ngày 10/3/2019.
Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội Vi phạm
quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội Vi phạm quy định
về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật hình sự (Nghị quyết số
05/2018/NQ-HĐTP) không đưa ra định nghĩa mà chỉ xác định loài nào được
coi là động vật nguy cấp, quý, hiếm, theo đó, “động vật nguy cấp, quý, hiếm
quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh


10

mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính
phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp” [11].
Như vậy có thể hiểu, động vật nguy cấp, quý, hiếm là lồi động vật có
giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và mơi trường, số lượng cịn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam, thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc
Phụ lục I Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp.
1.1.2. Khái niệm tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm
Pháp luật hình sự quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
đến các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ mà theo quy định của Bộ
luật này phải bị xử lý hình sự.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về thương mại quốc tế các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) vào năm 1994 đến nay,

nước ta đã rất tích cực trong việc xây dựng và ban hành các văn bản luật và
dưới luật khác nhau để bảo vệ và ngăn chặn hành vi tàng trữ, buôn bán, vận
chuyển động vật nguy cấp, quý, hiếm. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 (BLHS) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã dành
riêng một điều luật (Điều 244) nhằm hình sự hóa hành vi vi phạm quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.


11

Tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi
săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính
phủ hoặc Phụ lục I Công ước CITES, hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép cá
thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loài động
vật đó, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý,
xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm, làm mất cân bằng hệ sinh thái cũng như đa dạng sinh học của các
loài động vật nguy cấp, quý, hiếm trong tự nhiên.
Để xem xét một hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm của một người có phải là hành vi phạm tội hay không, cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải đánh giá xem hành vi đó có
thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 BLHS hay không thông qua các
dấu hiệu pháp lý của tội phạm, bao gồm dấu hiệu khách quan, chủ quan,
khách thể và chủ thể.
1.1.2.1. Khách thể
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi
sự xâm hại của tội phạm và bị tội phạm xâm hại đến [1, tr. 82]. Khách thể của

tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là quan hệ xã
hội về chế độ quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ hệ cân bằng sinh thái,
đa dạng sinh học của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Cơng
ước CITES nói chung và bản thân các lồi động vật đó nói riêng.


12

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm
bị hành vi phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [10, tr. 110]. Như vậy, đối tượng
tác động trực tiếp của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Cơng ước CITES.
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định
trong Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ về Tiêu
chí xác định lồi và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số 160/2013/NĐ-CP). Danh mục này
sau đó được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày
16/7/2019 của Chính Phủ (Nghị định số 64/2019/NĐ-CP).
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy
định trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ về
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Cơng
ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Nghị
định số 06/2019/NĐ-CP), sau đó được thay thế tại Nghị định số 84/2021/NĐCP ngày 22/9/2021 của Chính Phủ (Nghị định số 84/2021/NĐ-CP). Tuy nhiên,
khơng phải lồi nào thuộc danh mục này cũng là đối tượng tác động của tội
phạm này mà chỉ các lồi thuộc nhóm IB của Danh mục này, tức là các loài

động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại
Việt Nam.
Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy
cấp, hay cịn gọi là Cơng ước CITES, là một hiệp ước quốc tế đa phương
được ký kết vào năm 1973 với mục tiêu bảo vệ các loài động, thực vật nguy


13

cấp thông qua việc đảm bảo rằng các hoạt động thương mại quốc tế đối với
mẫu vật của các loài động, thực vật này không làm đe dọa đến sự sống cịn
của lồi đó trong tự nhiên. Cơng ước CITES bao gồm ba phụ lục, lần lượt là
Phụ lục I, II và III, trong đó Phụ lục I liệt kê những loài động vật, thực vật
hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,
nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích
thương mại [6]. Chỉ những lồi thuộc Phụ lục I của Cơng ước CITES mới là
đối tượng tác động của tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm.
1.1.2.2. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, đó
là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho
xã hội do hành vi khách quan gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
khách quan và hậu quả, và các điều kiện bên ngoài khác gắn liền với hành vi
khách quan như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội… [12, tr.
115].
Đối với hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội, theo quy
định của Điều 244 BLHS, người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số
hành vi khách quan sau:

- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc động vật thuộc
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ
lục I Công ước CITES mà không thuộc loài trong Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07
cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp
khác;


14

- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không
thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách
rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể
lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác thuộc Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục
I Cơng ước CITES mà khơng thuộc lồi trong Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ; Ngà voi có khối lượng từ 02 kilơgam đến dưới 20
kilơgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách
rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định nêu
trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu
trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hậu quả của tội phạm này là sự đe dọa đến đa dạng sinh học và sự phát
triển bình thường của các lồi động vật nguy cấp, quý, hiếm vốn đã đứng trên
bờ vực tuyệt chủng. Điều 244 BLHS không mô tả hậu quả của tội phạm này
nhưng đã cụ thể hóa bằng các tình tiết định lượng như khối lượng, số lượng cá
thể hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống. Hậu quả của tội phạm này

phải trực tiếp do các hành vi khách quan nêu trên gây ra.
Một số biểu hiện bên ngoài khác của mặt khách quan được quy định là
dấu hiệu định khung tăng nặng của tội này như: “Sử dụng công cụ hoặc
phương tiện săn bắt bị cấm”, “Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời
gian bị cấm”, “Buôn bán, vận chuyển qua biên giới”…
1.1.2.3. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự coi là tội phạm khi đã đạt những điều


15

kiện nhất định do luật hình sự quy định [1, tr. 116].Như vậy, chủ thể của tội phạm
này phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, tức là khơng bị mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, và phải đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 1 Điều 244 BLHS quy định cấu thành cơ
bản của tội này có khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù, do đó người thực
hiện hành vi chỉ cần từ đủ 16 tuổi trở lên là phải chịu trách nhiệm hình sự đối với
tội phạm này.
Theo Điều 76 BLHS thì tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm nằm trong phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại, do đó pháp nhân thương mại cũng là một chủ thể của tội phạm
này.
1.1.2.4. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái
tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó
thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, biểu hiện ở
dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội [1, tr. 130].Người thực
hiện hành vi Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm phải có
lỗi cố ý trực tiếp, tức là người đó nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm

cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
1.1.2.5. So sánh tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm và tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
Tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và tội Vi
phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã ở BLHS năm 1999, sửa đổi bổ
sung năm 2009 được quy định chung trong một điều luật do có khách thể đều
là động vật, tuy nhiên đến BLHS năm 2015 chúng lại được các nhà làm luật
tách thành hai điều luật khác nhau ở hai chương khác nhau: Tội Vi phạm quy
định về bảo vệ động vật hoang dã nằm ở Điều 234 thuộc Chương XVIII Các


16

tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, còn tội Vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm là Điều 244 thuộc Chương XIX Các tội phạm
về môi trường. Sở dĩ hai tội này tuy cùng chung tính chất nhưng lại được quy
định ở hai chương khác nhau là do Điều 234 hành vi phạm tội cần có dấu hiệu
định lượng về mặt trị giá cịn ở Điều 244 thì khơng cần, do đó Điều 234 được
xếp vào Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Ngoài ra, sự khác biệt rõ rệt nhất của hai tội này nằm ở khách thể, nếu
như Điều 244 có khách thể là động vật nguy cấp quý, hiếm được quy định tại
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Cơng
ước CITES thì Điều 234 có khách thể là động vật thuộc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước
CITES hoặc động vật hoang dã khác.
1.1.3. Khái niệm kiểm sát điều tra vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm
Vụ án hình sự là vụ án được thụ lý và giải quyết theo thủ tục do Bộ luật
Tố tụng hình sự quy định. Vụ án hình sự phát sinh khi có quyết định khởi tố

vụ án và kết thúc khi vụ án bị đình chỉ hoặc khi bản án của Tịa án có hiệu lực
pháp luật [9].
Căn cứ vào Hiến pháp năm 1959, vào ngày 15/7/1960 Quốc hội khóa II
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã thơng qua Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân, đánh dấu sự chính thức ra đời của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND), trong đó quy định rõ về chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động tư pháp của VKSND. Qua các lần sửa đổi Hiến pháp,
kiểm sát hoạt động tư pháp vẫn được khẳng định là một trong hai chức năng
của VKSND tại Điều 107 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, theo đó, “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố,


17

kiểm sát hoạt động tư pháp”[13]. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động
tư pháp để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Phạm vi của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp rất rộng, được thể hiện
trong khái niệm của hoạt động này tại Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014: “Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay
từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án
hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” [15]. Như
vậy, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, mà cụ thể hơn là

trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một phần của công tác kiểm
sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát (VKS).
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự là hoạt
động của VKSND sử dụng các quyền năng pháp lý do luật định đảm bảo tính
hợp pháp đối với các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự, được thực hiện ngay từ khi tiếp
nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến khi kết
thúc điều tra vụ án hình sự.
Như vậy ta có thể hiểu khái niệm cơng tác kiểm sát điều tra vụ án Vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Kiểm sát điều tra
vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hoạt động


×