Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học phương pháp xác định và quản lý rủi ro trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.94 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phương pháp xác định và quản lý rủi
ro trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi các số liệu nêu trong luận văn là trung thực;
những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công


trình nào khác.
Tôi xin cam đoan: các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
trích dẫn rõ nguồn gốc.Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của
mình.

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Công trình này hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của quí thầy, cô của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện Chính trị khu vực IV; Các anh,chị
đồng nghiệp của các đài PT - TH: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cà
Mau và thành phố Cần Thơ, tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị
đã giúp đỡ tác giả.
Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết và không tránh khỏi
những thiếu sót.Vì thế, rất mong quý thầy cô và các đồng nghiệp góp ý để tác
giả luận văn có cơ sở để hoàn thiện hơn trong tương lai.
Xin chân thành cám ơn!

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUẢN

TRỊ RỦI RO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
TRỰC TIẾP

1.1. Khái quát về chương trình truyền hình trực tiếp
1.2. Lý thuyết chung về quản trị rủi ro trong xã hội hiện đại
1.3. Vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất truyền hình
1.4. Ứng dụng lý thuyết xác định và quản lí rủi ro trong sản xuất
truyền hình trực tiếp

9
9
16
28
37

Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH AN GIANG, NHÌN TỪ KHÍA CẠNH XÁC
ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

43

2.1. Khái quát về các chương trình truyền hình trực tiếp phát sóng trên
Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang
2.2. Nhận diện các yếu tố rủi ro trong quá trình sản xuất chương trình
2.3. Phân tích nguyên nhân của các yếu tố rủi ro
2.4. Quản trị và ứng phó với các yếu tố rủi ro

43
50
62

67

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP

3.1. Những vấn đề mới đặt ra trong công tác quản lý sản xuất chương
trình truyền hình trực tiếp hiện nay
3.2. Một số kinh nghiệm trong công tác phát hiện và quản lý rủi ro,
đảm bảo sản xuất truyền hình trực tiếp
3.3. Những đề xuất và giải pháp quản trị hiệu quả chương trình truyền hình
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

77
77
81
89
101
104
107


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PT - TH

:


Phát thanh - Truyền hình

ATV

:

Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

ATV1

:

Kênh 1 Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

ATV2

:

Kênh 2 Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam

HTV

:


Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

THTT

:

Truyền hình trực tiếp

TV

:

Tivi

TH

:

Truyền hình

CT

:

Chương trình

DCT

:


Dẫn chương trình

SXCT

:

Sản xuất chương trình

TCSX

:

Tổ chức sản xuất

THPT

:

Trung học phổ thông

HĐND

:

Hội đồng Nhân dân

UBND

:


Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ma trận đo lường rủi ro
Bảng 2.1: Đối chiếu CT THTT với tổng thời lượng phát sóng
Bảng 2.2: Phân loại lĩnh vực THTT
Bảng 2.3: Thống kê số lượng rủi ro xuất hiện trong THTT của Đài PT
- TH An Giang

Trang
24
45
51
61


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ của thông tin, những khái
niệm truyền thông, báo chí, truyền hình đang dần trở thành quen thuộc , vai trò
của nó đối với đời sống xã hội là không thể phủ nhận được. Truyền hình trực
tiếp đang trở thành một hướng chính trong cấu trúc các chương trình phát
sóng của nhà đài bởi bản chất sâu xa của thông tin là tăng tính tương tác với
công chúng. Đây là yếu tố sống còn của truyền hình. Truyền hình trực tiếp thể
hiện được ưu thế vượt trội của báo hình: thông tin tức thời, khách quan, trung
thực. Truyền hình trực tiếp đã đánh đúng vào tâm lý về tư duy trực quan, nhìn
thực và tin vào những cái gì cụ thể của công chúng. Truyền hình trực tiếp đã

đảm bảo được lợi ích của công chúng là được chứng kiến, tiếp nhận các sự
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vừa xảy ra; đem lại cho công chúng
cảm giác chân thực, sống động được trực tiếp sống cùng sự kiện, tham gia
vào sự kiện. Nói cách khác, tính chất trực tiếp tạo cho người xem một quan
niệm tâm lí về “hiệu ứng hiện diện”.
Đối với chương trình truyền hình trực tiếp, trên thực tế, một khi âm
thanh và hình ảnh đã tung lên sóng, chẳng có thể sửa chữa được gì nhiều cho
những sai lầm. Truyền hình trực tiếp là vậy, được sản xuất phức tạp, công
phu, nhưng cũng rất dễ xảy ra những trục trặc, rủi ro. Những vấp váp thuộc
về yếu tố nội dung và kỹ thuật đều phải được tiên lượng và phải được bảo
đảm chắc chắn rằng chúng đã và sẽ được khống chế một cách cơ bản. Tình
thế rủi ro có thể luôn luôn tiềm ẩn, nhưng người đạo diễn giỏi có thể xử lí
chúng một cách hiệu quả. Vai trò của việc xác định và quản lý rủi ro trong sản
xuất truyền hình trực tiếp rất quan trọng và cấp thiết.
Thực tế cho thấy, các chương trình truyền hình trực tiếp hiện nay luôn
được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung cũng như hình thức, chất lượng chương
trình được đảm bảo, tuy nhiên, do đặc thù của truyền tải thông tin bằng cách


2
thức trực tiếp, thời gian phát sóng trùng khớp với thời gian diễn ra sự hiện,
việc dàn dựng, sắp đặt hầu như không có, vậy nên vẫn còn không ít những
chương trình có những sự cố xảy ra trong thời gian diễn ra. Các sự cố, rủi ro
đó không giống nhau mà thường rất đa dạng về cách thức, nhiều khi để lại
những hệ quả không như mong muốn. Làm thế nào để hạn chế những sự cố những rủi ro đến mức thấp nhất?. Có những dạng sự cố nào có thể xảy ra
trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp?. Các phương pháp
xác định và quản trị rủi ro trong tác nghiệp truyền hình trực tiếp là yếu tố
quan trọng để giúp cơ quan truyền hình từng bước vươn tới tính chuyên
nghiệp, hiện đại.
Trong thời gian qua, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang đã từng

bước đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thông qua một số các
chương trình truyền hình trực tiếp được đông đảo khán giả đồng tình ủng
hộ (đặc biệt là tầng lớp nông dân) như: chương trình: Trò chuyện với thầy
thuốc; An Giang xây dựng nông thôn mới được phát sóng định kỳ hàng
tháng… Bên cạnh sự thành công của một số chương trình, thì hiệu quả các
chương trình truyền hình trực tiếp chưa cao, chưa đồng đều, vẫn có những
rủi ro về nghiệp vụ, ảnh hưởng hiệu quả tiếp nhận của công chúng. Hầu hết
các chương trình truyền hình trực tiếp của Đài An Giang còn thực hiện theo
hình thức cũ, chưa có tính đột phá và mới mẻ, rất cần sự thay đổi trong thời
gian tới. Xây dựng phương pháp xác định và quản trị rủi ro trong sản xuất
chương trình truyền hình trực tiếp cũng là yêu cầu cần thiết đặt ra hiện nay
cho đội ngũ cán bộ biên tập viên, kỹ thuật viên ở nhiều bộ phận trong quy
trình sản xuất.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phương pháp xác định và quản lý
rủi ro trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp ” để làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, với hy vọng sẽ đóng góp được những bài học


3
kinh nghiệm quý báu để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình
trực tiếp của Đài PT - TH An Giang nói riêng và cho ngành truyền hình
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơ sở dữ liệu ban đầu để nghiên cứu về Phương pháp xác định và quản
lý rủi ro trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp có nhiều sách, luận
văn, khóa luận, bài viết, các đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả đề cập
về lĩnh vực truyền hình, bao gồm hệ thống cơ sở lý luận chuyên ngành, tài
liệu cơ bản về quy trình và kỹ năng sản xuất tác phẩm. Có thể điểm ra một số
công trình có liên quan đến đề tài:
- “Giáo trình báo chí truyền hình” của Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2009. Các nội dung chính liên quan đến truyền

hình trực tiếp được tác giả đề cập là: Sản xuất chương trình truyền hình trực
tiếp. Vai trò của các chương trình truyền hình trực tiếp. Đặc điểm của chương
trình cầu truyền hình. Quá trình chuẩn bị một chương trình cầu truyền
hình.Thực hiện ghi hình và phát sóng.
- “Truyền thông đại chúng” của Tạ Ngọc Tấn, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2001. Trong đó có chương 5 đề cập Kỹ thuật sản xuất
chương trình truyền hình.
- “Sản xuất chương trình truyền hình”, Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản
Văn hóa - Thông tin, Hà nội 2003, đề cập phương pháp sản xuất các chương
trình truyền hình.
- “Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình ”, của Phạm
Thị Sao Băng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2005. Mục 6
chương 3 của giáo trình đề cập công nghệ SX chương trình THTT bao gồm:
Đặc điểm của TH .THTT các chương trình văn nghệ, ca nhạc, giải trí. THTT
các cuộc thi đấu thể thao. THTT các cuộc thi đấu thể thao có sử dụng Camera
di động. Công nghệ sản xuất cầu TH.


4

Những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ đề cập đến những
hoạt động của ngành PT-TH ở trung ương và địa phương nước ta. Theo trình
tự thời gian có thể điểm một số nghiên cứu sau đây:
- “Hiệu quả của truyền hình trực tiếp khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long” của tác giả Lê Thành Trung.
- “Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên đài
Truyền hình Việt Nam” của tác giả Phùng Thị Phúc.
Cả hai đề tài đều là luận văn Thạc sỹ hoàn thành tại Phân viện Báo chí
- Tuyên truyền năm 2004. Nội dung của hai đề tài đề cập hiệu quả và phương
pháp nâng cao chất lượng chương trình THTT trên sóng VTV và khu vực

đồng bằng Sông Cửu Long.
- Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng chuyên ngành Báo chí học
của Mai Vũ Tuấn, thực hiện năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
có tiêu đề: “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại các Đài
Phát thanh - Truyền hình khu vực Đông Bắc”
- “Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài
Truyền hình Quốc gia Lào”. Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng chuyên
ngành Báo chí học của của Houm Phaeng Vilayphone, thực hiện năm 2010 tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hai luận văn này có nhiều điểm tương đồng với đề tài của chúng tôi đó
là việc TCSX và nâng cao chất lượng chương trình THTT.Trong đó đã giải
quyết được các vấn đề lý luận và thực tiễn của qui trình TCSX; Các dạng
chương trình THTT; Điều kiện để thực hiện chương trình THTT. Nội dung
của luận văn này chỉ dừng lại ở chất lượng các chương trình.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên đều tập trung nghiên cứu vào
đặc điểm, quy trình sản xuất, chức danh nghiệp vụ trong quy trình sản xuất


5
truyền hình trực tiếp. Vấn đề xác định và quản trị rủi ro cũng có nhiều sách,
luận văn, khóa luận, bài viết, các đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả
đề cập về lĩnh vực kinh doanh tài chính, ngân hàng, quản trị hệ thống… Có
thể điểm ra một số công trình có liên quan đến đề tài:
- “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của Đoàn Thị Hồng Vân, Nhà xuất
bản Lao động - xã hội, 2013. Chương I và chương II có đề cập đến vấn đề rủi
ro và quản trị rủi ro
- “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngoại thương” của Nguyễn Anh
Tuấn, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2006
- Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Quyên (2012), “Quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh

Láng Hạ".
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Anh Dũng (2012), “Quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển - Chi nhánh Bình Định”.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Phát (2012) “Quản lý rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội” và nhiều
luận văn thạc sĩ khác.
Các luận văn này đã đề cập tới các mô hình quản trị rủi ro tín dụng và
thực trạng quản trị rủi ro của tại một Chi nhánh Ngân hàng cụ thể, phân tích
những mặt đạt được và những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý rủi ro
tín dụng tại các Chi nhánh này, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng áp dụng cho các Chi nhánh ngân hàng
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu phương pháp xác định và
quản lý các yếu tố rủi ro có thể phát sinh trong quy trình sản xuất chương


6
trình truyền hình trực tiếp; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền
thu hút khán giả xem đài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên của đề tài
Để đạt được những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống cơ sở lý luận về chương trình truyền hình trực tiếp từ nhiều
góc độ: đặc điểm, quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện, tác động đến
công chúng để làm cơ sở khảo sát đánh giá
- Phân tích, tìm hiểu các phương pháp xác định và quản lý rủi ro trong
lý thuyết quản trị học và ứng dụng trong hoạt động sản xuất truyền hình
-Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về chương trình truyền hình
trực tiếp tại Đài PT - TH An Giang
- Phân tích kinh nghiệm, phát hiện vấn đề, những yếu tố ảnh hưởng đến

chất lượng chương trình nhìn từ góc độ quản trị rủi ro
- Đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình truyền hình
trực tiếp từ góc độ quản trị rủi ro
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: phương pháp xác định và quản trị
rủi ro trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc đổi mới, nâng cao hiệu quả và quản lý rủi ro các
chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài PT - TH An Giang. Cụ thể các
chương trình truyền hình trực tiếp: các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể
thao, giải trí; và 2 chương trình phát sóng định kỳ: “Trò chuyện với thầy
thuốc” và “An Giang xây dựng nông thôn mới”. Thời gian khảo sát từ năm
2014 đến tháng 6 năm 2015
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận


7
Tác giả dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước về báo chí nói chung và báo chí truyềnn hình nói riêng để
làm căn cứ trong quá trình nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm được
phương pháp các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức sâu, rộng
về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế hoạt động tác nghiệp chương
trình truyền hình trực tiếp của Đài PT - TH An Giang.

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích: tổng hợp, phân tích kết
quả khảo sát thông qua các báo cáo, bảng biểu, mô hình, sơ đồ …
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập ý kiến những lãnh đạo Đài, các
phòng và những người trực tiếp thực hiện các chương trình truyền hình trực
tiếp của đài An Giang. Mục đích thu thập các ý kiến về chất lượng, quy trình,
phương pháp xác định và quản lý rủi ro trong sản xuất chương trình truyền
hình trực tiếp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở khảo sát thực tế và các ý kiến của những người có kinh nghiệm
làm truyền hình trực tiếp, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về
xác định và quản lý rủi ro trong sản xuất nội dung truyền hình, đưa ra những giải
pháp mang tính ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng nội dung chương trình
truyền hình tại Đài PT - TH An Giang và các hệ thống sản xuất khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình sản xuất và quản trị rủi ro trong
chương trình truyền hình trực tiếp.


8
Chương 2: Công tác quản lý sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
của Đài PT-TH An Giang, nhìn từ khía cạnh xác định và quản lý rủi ro.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hoàn thiện quy
trình sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp.


9
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ

RỦI RO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
1.1. Khái quát về chương trình truyền hình trực tiếp
1.1.1. Truyền hình trực tiếp
1.1.1.1. Khái niệm truyền hình trực tiếp
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam “ trực tiếp”
với nghĩa ban đầu là “có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc, không qua
khâu trung gian” [42, tr.1055].
Với Từ điển Ngôn ngữ của Pháp, “Trực tiếp” (Direct) có nghĩa là
“Thông suốt, không qua khâu trung gian, ngay lập tức”
Trên lĩnh vực truyền thông, tính từ “trực tiếp” (Live) trong tiếng Anh là
một từ phát sinh từ động từ “to live” (sống). Như vậy khái niệm “trực tiếp”
trong tiếng Anh có nghĩa là “sống động, tươi mới”
Trên lĩnh vực báo chí “trực tiếp” có nghĩa là truyền đi một sự kiện tới
công chúng ở thời điểm mà nó diễn ra theo tuyến tính thời gian không qua
khâu hậu kỳ [24, tr.11]
Hiện nay trong các tài liệu nghiên cứu về lịch sử truyền hình vẫn chưa
có khái niệm chính thức thế nào là truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên trong quá
trình nhận dạng chương trình truyền hình trực tiếp có thể nhận dạng như
sau:Chương trình truyền hình trực tiếp là chương trình ghi hình ảnh và âm
thanh và phát sóng trực tiếp tại hiện trường, nơi đó sự kiện đang diễn ra mà
không phải qua khâu hậu kỳ, là chương trình diễn ra đồng thời với sự kiện.
Thời gian sáng tạo và sức lao động của những người thực hiện (đạo diễn,
quay phim, kỹ thuật viên ….) trùng khít với thời gian diễn ra sự kiện.
Từ đó có thể nhìn nhận, truyền hình trực tiếp là hình thức truyền tải
thông tin đến công chúng một cách trực tiếp và trọn vẹn bằng những hình


10
ảnh, âm thanh của sự kiện đang diễn ra tại hiện trường mà không phải qua
khâu xử lý trung gian nào. Đây là phương thức cho phép truyền hình trực tiếp

phát huy hết những ưu điểm của mình.
1.1.1.2. Đặc điểm chương trình truyền hình trực tiếp
Công chúng tiếp nhận thông tin cùng thời điểm diễn ra sự kiện
Với truyền hình trực tiếp thông tin về sự kiện được truyền đến công
chúng một cách “tức thời’ và “trọn vẹn”, không qua bất kỳ một thao tác xử lý,
cắt xén nào cả; nên công chúng tiếp nhận thông tin cùng thời điểm diễn ra sự
kiện. Đây là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết
một chương trình truyền hình trực tiếp với chương trình được dàn dựng lại.
Đặc điểm này cũng có nghĩa, khoảng cách giữa thời điểm diễn ra sự
kiện và thời điểm công chúng tiếp nhận thông tin trong các chương trình
truyền hình trực tiếp đã được rút xuống bằng không. Do đó, mọi diễn biến của
sự kiện công chúng tiếp nhận được qua màn ảnh nhỏ đều được hiểu ở thì hiện
tại, sự kiện đang diễn ra trước mắt công chúng.
Thông tin được phản ánh theo đúng trình tự diễn biến của sự kiện
Diễn biến của sự kiện trong truyền hình trực tiếp sẽ được một cách
trung thực và ngay lập tức đến công chúng. Sự kiện công chúng đang tiếp
nhận đang diễn ra ngay tại hiện trường mà không qua khâu xử lý hậu kỳ. Sự
kiện được phản ánh theo thời gian tuyến tính nên trong truyền hình trực tiếp
không thể dừng lại để sửa chữa, bổ sung một chi tiết nào đó như trong các
chương trình truyền hình có xử lý hậu kỳ, đây cũng là thách thức không nhỏ
cho những người làm truyền hình.
Thực hiện truyền thông hai chiều, có tính tương tác
Với truyền hình trực tiếp sự giao lưu, trao đổi giữa chủ thể thông tin và
đối tượng tiếp nhận thông tin diễn ra rất dễ dàng với nhiều hình thức, trao đổi
thông tin tại nơi diễn ra sự kiện, gọi điện thoại...Đây chính là một khả năng
mà chỉ có phương thức truyền hình trực tiếp mới tạo ra được cho công chúng.


11
Khi truyền hình trực tiếp công chúng không chỉ được hỏi, được nghe giải

thích, được tư vấn mà quan trọng là được trao đổi, tranh luận cùng người dẫn
chương trình (MC). Cụ thể như các chương trình: tọa đàm, gặp gỡ giao lưu,
trò chơi truyền hình. Hay các chương trình sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội khác.
Đặc điểm dễ dàng giao lưu với công chúng trong các chương trình
truyền hình trực tiếp đã tạo điều kiện để công chúng không chỉ theo dõi sự
kiện mà còn trở thành một bộ phận của sự kiện. Từ vị trí này, họ có thể trực
tiếp tham gia trao đổi, bàn bạc về những vấn đề liên quan đến sự kiện, làm
cho sự kiện được nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều góc độ, chứ không chỉ từ
phía nhà truyền hình. Do đó, tính khách quan và sự thuyết phục của thông tin
sẽ cao hơn. Đây là một trong những đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt
của các chương trình truyền hình trực tiếp đối với đông đảo công chúng.
Sử dụng thành phần phụ trợ để sự kiện truyền hình trực tiếp thêm
phong phú
Với truyền hình trực tiếp khán giả tiếp nhận thông tin cùng thời điểm
diễn ra sự kiện, không qua xử lý hậu kỳ, cho nên cái “bây giờ” cái “ngay lúc
này” là quan trọng nhất. Bởi trong thực tế có nhiều trường hợp sự kiện truyền
hình trực tiếp không được tiếp nhận một cách sâu sắc và toàn diện, nếu chỉ
căn cứ vào những gì đang diễn ra mà thiếu đi những thành phần bổ trợ thông
tin có liên quan dưới hình thức các phóng sự, đoạn băng tư liệu, lời phát biểu,
những cuộc phỏng vấn ngắn được thực hiện trước hay ngay tại nơi diễn ra sự
kiện. Việc sử dụng những chi tiết bổ trợ trong các chương trình chỉ là phần
thứ yếu, còn truyền hình trực tiếp truyền tải tại chỗ diễn biến của sự kiện vẫn
là chủ yếu và quan trọng nhất.
1.1.2. Qui trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
1.1.2.1. Tổ chức sản xuất


12
Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa tổ chức là “sắp xếp bố trí thành các

bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng” và “sản
xuất là việc tạo ra của cải vật chất”. Đề cập đến khái niệm sản xuất, giáo
trình giảng dạy môn Tổ chức lao động - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông cho rằng: “Quá trình sản xuất là quá trình con người dùng sức lao
động của mình thông qua công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động
nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm có ích cho nhu cầu xã hội” [26, tr .
11.12]. Như vậy tổ chức sản xuất là những hoạt động của con người dùng tư
liệu sản xuất tác động vào đối tượng Lao động cần thiết để tạo ra vật phẩm,
đáp ứng nhu cầu thiết thực cho xã hội.
Trên lĩnh vực truyền thông: có thể hiểu việc tổ chức sản xuất là tạo ra,
làm nên các sản phẩm truyền thông. Ví dụ như: Tổ chức sản xuất ra tờ báo in,
chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, chương trình Thời sự…
1.1.2.2. Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng trong quá trình hình thành tác
phẩm báo chí, việc sản xuất các chương trình truyền hình thể hiện rõ ở khâu
tổ chức sản xuất.Sản phẩm TH là kết quả của quá trình lao động của nhiều
thành phần tham gia như: Biên tập, phóng viên, quay phim, âm thanh, ánh
sáng... Với những chương trình THTT, đội ngũ những người tham gia sản
xuất chương trình còn đông đảo hơn và ở nhiều vị trí khác nhau như: Tổng
đạo diễn, đạo diễn, trợ lý đạo diễn, tổ chức thực hiện, quay phim, phụ quay,
thư ký, phụ trách trường quay, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng, bấm hình.
v.v…
Để tạo ra sản phẩm báo chí TH, trước tiên người chịu trách
nhiệm sản xuất chương trình phải đề ra mô hình sản xuất, cách thức
sản xuất, dựa trên nền tảng tri thức chuyên ngành TH và những công cụ
sản xuất. Sau đó, tập hợp một lực lượng Lao động có những tiêu chuẩn


13
năng lực nhất định thường xuyên tham gia sáng tạo; sản phẩm tạo ra là

sản phẩm tập thể, được phổ biến rộng rãi bằng phương tiện nghe nhìn”
[26, tr.12].
Từ những nhận định trên tác giả cho rằng tổ chức sản xuất chương trình
THTT là: Quá trình lực lượng lao động có nghiệp vụ TH liên kết nhau bởi
những quy chế tổ chức lao động chặt chẽ để xây dựng kế hoạch, kịch bản CT,
điều hành đội ngũ sản xuất chương trình; nhằm tạo ra một loại sản phẩm báo
chí được công luận đặc biệt quan tâm, có khả năng đáp ứng các yêu cầu: thông
tin đồng thời với sự kiện đang diễn ra, trọn vẹn, chính xác.
Việc sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp có ý nghĩa là
truyền đi một sự kiện tới công chúng ở thời điểm mà nó diễn ra là một công
việc hết sứ phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức công phu cả về nội
dung và kỹ thuật với sự tham gia của nhiều bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ
khác nhau.
1.1.2.3. Về nội dung
Sau khi xác định được các điều kiện để thực hiện một chương trình
truyền hình trực tiếp như: tầm quan trọng của sự kiện và mức độ quan tâm
của công chúng, các điều kiện kinh phí và kỹ thuật cho phép… thì những
người thực hiện nội dung gồm biên tập và đạo diễn chịu trách nhiệm xác định:
Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện
Nội dung và diễn biến của sự kiện
Xây dựng kịch bản nội dung
Kịch bản chi tiết
Chọn và trao đổi với khách mời về nội dung tổng thể và nội dung liên
quan đến khách mời
Thiết kế sân khấu


14
Tùy thuộc vào mỗi chương trình có thể thực hiện thêm phần bổ trợ
như: phóng sự, phỏng vấn, băng tư liệu âm nhạc …..

Phối hợp với toàn bộ nhóm quay phim và kỹ thuật để để bàn phương
án thực hiện và phương án dự phòng….
1.1.2.4. Về kỹ thuật
Trong truyền hình trực tiếp kỹ thuật là khâu hết sức quan trọng, công
việc này do các kỹ sư và kỹ thuật viên thực hiện. Công việc đầu tiên là khảo
sát hiện trường nơi diễn ra sự kiện, làm việc với chính quyền địa phương và
những cá nhân có liên quan để được hỗ trợ về nguồn điện, an ninh trật tự,
thiết lập được dây nóng đảm bảo thông tin liên lạc suốt quá trình diễn ra
truyền hình trực tiếp. Bên cạnh đó nhóm kỹ thuật còn chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp như: máy ghi hình
(Camera), xe truyền hình lưu động có đầy đủ các thiết bị nghe, nhìn, thu, phát
và như trung tâm kỹ thuật thu nhỏ và đường truyền, đồng thời phải chuẩn bị
các thiết bị thay thế khi có sự cố kỹ thuật xảy ra
1.1.2.5. Các bước tiến hành
Hình thành ý tưởng
Đối với chương trình truyền hình trực tiếp thì việc hình thành ý tưởng
được xem là rất quan trọng, một ý tưởng tốt sẽ là khởi đầu thuận lợi cho
chương trình trực tiếp hấp dẫn và hiệu quả, trước hết là phải xác định được
chủ đề, đề tài mà chương trình sẽ đề cập đến. Hình thành ý tưởng còn là việc
hình dung ra các nội dung cần thiết phải có trong chương trình và ý tưởng này
phải được bàn bạc, thảo luận trong ê- kíp thực hiện để đi đến thống nhất.
Khảo sát hiện trường
Sau khi xác định được chủ đề, công việc kế tiếp là khảo sát hiện trường:
Khảo sát về địa hình và phương tiện kỹ thuật hiện có cho phép tổ chức
chương trình trực tiếp hay không, nếu chưa đầy đủ thì có thể tăng cường bổ


15
sung, thay thế máy móc theo khả năng hiện có, ngoài ra, còn phải tính toán
các điều kiện để có thể ghi hình nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất.

Khảo sát việc ghi hình (đạo diễn hình) sao cho thuận lợi và đem lại
những hình ảnh tốt nhất. Đây là công việc khảo sát địa hình, tìm hiểu khí hậu,
thời tiết, tìm hiểu bối cảnh để chọn được những góc máy đẹp nhất và tiện lợi
nhất. Phải nắm bắt và chuẩn bị những yếu tố kỹ thuật ghi hình như ánh sáng,
chuẩn bị đạo cụ, để chuẩn bị tốt cho việc ghi hình.
Công tác khảo sát hiện trường còn bao gồm cả việc liên hệ, tạo mối
quan hệ với cơ sở, trong đó có cả những tính toán cụ thể về công tác hậu cần
như ăn, ở, an ninh của những người làm chương trình. Khảo sát hiện trường là
một công tác rất quan trọng, công việc này phải được tiến hành trước, được
tiến hành nhiều lần để nắm chắc những thông tin cần thiết, đảm bảo chương
trình không xảy ra những sai sót, trục trặc.
Xây dựng kịch bản
Xây dựng kịch bản là công việc hết sức quan trọng quyết định đến mặt
nội dung của chương trình. Trong chương trình truyền hình trực tiếp, thì kịch
bản là xương sống xuyên suốt chương trình được sắp xếp thống nhất, chặt
chẽ, để có chương trình truyền hình trực tiếp thành công và đạt hiệu quả, thì
kịch bản phải có độ tin cậy cao, phải thể hiện rõ trình tự của các nội dung sẽ
thực hiện.
Một kịch bản tốt nhất phải có tính sáng tạo, những chất liệu thực tế
được người viết kịch bản chọn lọc, thẩm định và chọn ra những chi tiết tiêu
biểu nhất để đưa vào kịch bản, kịch bản phải dự kiến được các diễn biến cơ
bản nhất sẽ xảy ra trong chương trình. Khi xây dựng kịch bản, còn phải biết
dự kiến mọi tình huống xấu có thể xảy ra trong chương trình để có thể khắc
phục hữu hiệu nhất, trong đó nội dung và thời lượng nên dự kiến ở mức độ tối
đa và luôn sẵn sàng có phương án bổ sung, thay thế nếu có sự thiếu hụt.


16
Một kịch bản tốt sẽ mang lại cho người dẫn chương trình cảm giác tự
tin và bình tĩnh làm tốt vai trò của “người cầm lái” trong cuộc truyền hình

trực tiếp, bên cạnh đó nó còn là phương pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức
thấp nhất những rủi ro trong tác nghiệp
Đối với những chương trình truyền hình trực tiếp phức tạp như cầu
truyền hình thì kịch bản tồn tại ở hai mức độ: kịch bản của tổng đạo diễn và
kịch bản ở từng điểm cầu. Kịch bản của tổng đạo diễn sẽ quán xuyến từ đầu
đến cuối chương trình và được sắp xếp thống nhất, chặt chẽ các điểm cầu.Đây
không chỉ là xương sống của chương trình mà còn là chỗ dựa cho sự điều hòa,
sự phối hợp hành động của tất cả thành viên trong nhóm sản xuất chương
trình, kịch bản còn có thể giúp cho việc xử lý nhanh chóng và hợp lý khi
chương trình gặp phải nhiều sự cố.
Về kỹ thuật
Một chương trình truyền hình trực tiếp có thành công hay không là nhờ
vào hai yếu tố: nội dung và kỹ thuật. Yếu tố kỹ thuật sẽ quyết định chương
trình đó có thực hiện được hay không, thực hiện với quy mô và phạm vi như
thế nào? Kỹ thuật phải đảm bảo các điều kiện: Đảm bảo đường truyền tín hiệu
từ nơi diễn ra sự kiện đến điểm phát sóng. Âm thanh, ánh sáng, tiếng động
hiện trường trung thực, đảm bảo các thông số kỹ thuật là hình ảnh rõ nét,
đẹp.Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì yếu tố kỹ thuật
ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phát
sóng các chương trình truyền hình.
1.2. Lý thuyết chung về quản trị rủi ro trong xã hội hiện đại
1.2.1. Khái niệm về quản trị
Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như: quản
trị hành chính, quản trị kinh doanh. Trong quản trị kinh doanh được chia ra
nhiều lĩnh vực: quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất ….


17
-Theo giáo trình Lý thuyết quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân- NXB Thống kê 1994 cho rằng: “Quản trị là sự tác động của chủ

thể quản trị lên đối tưởng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong
điều kiện biến động của môi trường”
- Theo tác giả Phạm Vũ Luận thì “Quản trị là tổng hợp các hoạt động
được thực hiện nhằm đạt được mục đích (đảm bảo thành công công việc)
thông qua sự nổ lưc (sự thực hiện) của những người khác”
- Giáo trình Quản trị học căn bản của Nhà xuất bản Thống kế năm 2001
thì cho rằng: “Quản trị là quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm
phối hợp với các hoạt động của những người khác để đạt những kết quả mà
một người hành động riêng lẻ không thể nào thực hiện được”
Từ những nhận định trên, tác giả cho rằng: Quản trị là hoạt động nhằm
đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối hợp các hoạt động của
những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các
nguồn lực của tổ chức
Khái niệm về rủi ro
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa một cách thống nhất về “rủi
ro”.Những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau thì đưa ra định nghĩa
khác nhau. Những định nghĩa này rất đa dạng, phong phú, nhưng tựu trung lại
có hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) và
trường phái trung hòa
Trường phái Truyền thống: rủi ro được coi là sự không mai, sự tổn
thất, mất mát, nguy hiểm
Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm
1995 thì “rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra”
Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau
đớn, thiệt hại”


18
Một số từ điển khác cũng đưa ra các khái niệm tương tự như “ rủi ro
là sự bất trắc, gây ra mất mát hư hại” hay “ Rủi ro là yếu tố liên quan đến

nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”
Tóm lại: cách nghĩ truyền thống thì “rủi ro là những thiệt hai, mất mát,
nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra”
Trường phái trung hòa
Theo trường phái này thì
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight)
“Rủi ro là sự bất trắc có liên quan đến sự những biến cố không mong
đợi” (Allan Willett)
“Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất” (Irving Preffer)
Theo -David Apgar “rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể
ảnh hưởng đến các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi”
Như vậy, trường phái trung hòa cho rằng: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lường được
1.2.2. Phân loại rủi ro
1.2.2.1. Phân loại rủi ro bằng phương pháp quản trị rủi ro
truyền thống
Theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống, thường tập trung vào
các nhóm rủi ro cơ bản:
Rủi ro từ thảm họa (động đất, núi lửa, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh…)
Rủi ro tài chính (các khoản nợ xấu, cổ phiếu hay lãi suất biến động…)
Rủi ro tác nghiệp (trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, quy trình
hoạt động có lỗi, bị gián đoạn…)
1.2.2.2. Phân loại rủi ro dựa vào nguồn gốc rủi ro
Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Đây là nhóm rủi ro do hiện tượng
thiên nhiên như: Động đất, lủ lụt, sóng thần, sạt lở…. gây ra. Những rủi ro


19
này thường dẫn đến thiệt hai to lớn về con người và của cải. Ví dụ: Những

năm gần đây tình hình thiên tai xảy ra đa dạng hơn, không theo quy luật và rất
khó dự đoán, với cường độ và phạm vi ngày càng lớn ở các Quốc gia. Chẳng
hạn như động đất, sóng thần, hay như ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long
liên tục xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông và tình trạng nước biển dâng, xâm
nhập mặn xảy ra thường xuyên hơn.
Mặc dù xã hội loài người có những bước phát triển vượt bậc, con người
đã có những cố gắng lớn nhằm giảm bớt những nguy cơ đe dọa từ môi trường
tự nhiên, nhưng thực tế cho thấy các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngoài tầm
kiểm soát của con người. Rủi ro từ môi trường tự nhiên vẫn thường xuyên
rình rập con người.
Rủi ro do môi trường văn hóa- xã hội: Môi trường văn hóa - xã hội
của mỗi quốc gia, dân tộc sẽ chi phối mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, hành vi
ứng xử, sở thích, nhu cầu của người dân thuộc quốc gia đó, các doanh nghiệp
cần phải hiểu biết, nắm bắt và tận dụng cơ hội trong kinh doanh của mình
Rủi ro do môi trường văn hóa- xã hội là những rủi ro xảy ra cho các
doanh nghiệp thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống,
đạo đức… của quốc gia đang và sẽ kinh doanh, từ đó có những hành vi ứng
xử không phù hợp sẽ gây ra những thiệt hại, mất mát hoặc đánh mất cơ hội
kinh doanh
Rủi ro do môi trường chính trị: Rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở
mọi quốc gia, nhưng ở mức độ khác nhau, đối với những nước có chế độ
chính trị ổn định thì mức độ rủi ro chính trị thấp, ngược lại ở những nước
thường xuyên xảy ra bạo loạn hoặc thường xuyên thay đổi chính sách thì rủi ro
chính trị xảy ra ở mức độ cao, rủi ro chính trị không chỉ có trong nội bộ của mỗi
quốc gia, mà còn xuất hiện khi mối quan hệ giữa các quốc gia trở nên căng
thẳng. Hiện nay đang nổi nên những quan ngại lớn trên bán đảo Triều Tiên, Nga


×