Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nguyen duc nguyen dung 0471 1653

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
----------oOo----------

NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG VTS
LUỒNG SÀI GÒN – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 3 NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
----------oOo----------

NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG VTS
LUỒNG SÀI GÒN – VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI
MÃ SỐ: 8840106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHÙNG HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019


LUẬN VĂN ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HCM
----------oOo---------Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phùng Hưng
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Trần Văn Lượng
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Chu Xuân Nam
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thơng Vận tải Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 03 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Phương
Chủ tịch Hội đồng;
2. PGS.TS. Trần Văn Lượng
Ủy viên, phản biện;
3. TS. Chu Xuân Nam
Ủy viên, phản biện;
4. PGS.TS. Nguyễn Văn Thư
Ủy viên;
5. TS. Nguyễn Phước Quý Phong
Ủy viên, thư ký.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Nguyễn Xuân Phương


TRƯỞNG KHOA HÀNG HẢI

PGS.TS Nguyễn Phùng Hưng


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Đức Nguyên Dũng, là học viên lớp QLHH 1601.
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn
kết hợp với kinh nghiệm công tác và được sự hướng dẫn khoa học của Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phùng Hưng.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp được đưa ra
xuất phát từ thực tiễn được tác giả nghiên cứu, thu thập chưa từng được công
bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Luận văn này không sao chép từ bất kỳ luận văn nào khác trong lĩnh vực
Quản lý Hàng hải.
Tôi xin khẳng định sự trung thực về lời cam đoan của mình.
Tác giả

Nguyễn Đức Nguyên Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn quý Thầy Cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian học ở trường.

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phùng
Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt q trình triển khai, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Xin gửi tới Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp đã
hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chun mơn lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu và những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên
quan tới đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên
khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 4
1.1. Tổng quan về đề tài .................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ...................................................................... 4
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế
của Việt Nam………………… ............................................................................. 6
1.2. Cơ sở nghiên cứu của đề tài: ...................................................................................... 8
1.2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................... 8
1.2.2 Cơ sở thực tiễn: .......................................................................................... 10
1.3. Kết luận: ................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC HỆ THỐNG VTS TẠI CẢNG

VỤ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................... 14
2.1. Tổng quan về Cảng vụ và Hệ thống VTS tại Cảng vụ ............................................. 14
2.1.1. Giới thiệu. ................................................................................................. 14
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................. 17
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 20
2.1.4. Khu vực VTS ............................................................................................ 21
2.1.4.1 Khu vực VTS ................................................................................. 21
2.1.4.2 Vùng VTS...................................................................................... 22
2.1.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ: ...................................................................... 23
2.2. Tổng quan về nguồn nhân lực .................................................................................. 27
2.2.1. Nguồn nhân lực Việt Nam ......................................................................... 27
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Hệ thống VTS tại Cảng vụ ....................... 28


iv

2.2.2.1. Phân tích nguồn nhân lực theo trình độ học vấn ............................ 29
2.2.2.2. Phân tích nguồn nhân lực theo giới tính ........................................ 31
2.2.2.3. Phân tích nguồn nhân lực theo độ tuổi........................................... 33
2.3. Các hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hệ thống VTS ......... 34
2.3.1. Nhu cầu tuyển dụng. .................................................................................. 35
2.3.2. Công tác quy hoạch, sử dụng, đánh giá, cán bộ, công chức, viên chức. ...... 36
2.3.2.1. Quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức....................................... 36
2.3.2.2. Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức .......................................... 36
2.3.2.3. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. ........................................ 39
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng: ................................................................................... 41
2.3.4. Các chính sách và quy chế của Cảng vụ. ....................................................... 42
2.3.4.1. Chính sách tiền lương, tiền thưởng. ............................................... 42
2.3.4.2. Chính sách chăm sóc sức khỏe người lao động.............................. 48
2.4 Kết luận ..................................................................................................................... 49

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG VTS LUỒNG SÀI GÒN – VŨNG TÀU ... 50
3.1. Mục tiêu của ngành hàng hải và tình hình phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực Hệ thống VTS tại Việt Nam. ............................................................................ 50
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển của ngành hàng hải..................................... 50
3.1.2. Tình hình xây dựng phát triển Hệ thống VTS tại Việt Nam ....................... 52
3.1.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống VTS .............. 54
3.1.3.1. Giải pháp về nhân lực ................................................................... 54
3.1.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống VTS ....................... 54
3.1.3.3. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ hoạt động của
Hệ thống VTS ..................................................................................................... 55
3.2.1.4. Xây dựng cơ chế đặc thù và cơ sở pháp lý cho VTS ...................... 55
3.2.1.5. Nghiên cứu xây dựng Hệ thống VTS cho cả nước ......................... 55
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hệ thống VTS .................... 56
3.2.1. Xây dựng đề án vị trí việc làm. .................................................................. 56
3.2.1.1. Yêu cầu của đề án ......................................................................... 57


v

3.1.3.1. Các căn cứ pháp lý ....................................................................... 57
3.1.3.1. Xây dựng đề án ............................................................................. 60
3.2.2. Tuyển dụng và bố trí nhân sự theo đề án vị trí việc làm. ............................ 79
3.2.2.1 Quy trình tuyển dụng ..................................................................... 79
3.2.2.2. Bố trí nhân sự ............................................................................... 84
3.2.3. Công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức ........................................ 85
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cơng tác đánh giá ......................... 85
3.2.3.2. Trình tự thủ tục đánh giá ............................................................... 85
3.2.3.3. Nội dung, phương pháp đánh giá................................................... 87
3.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 92

3.2.4.1. Đào tạo nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn vị trí việc làm ...................... 92
3.2.4.2. Hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, viên chức tự đào tạo và đào tạo lại để
nâng cao trình độ ………………………………………………………………....93
3.3. Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam và Hệ thống VTS đến năm 2030 …94
3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực tiễn. .................................................................... 94
3.3.2. Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam và Hệ thống VTS đến năm
2030 ...…………….…………………………………………………...…………95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………....97
1. Kết luận .............................................................................................................. 97
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 98


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

AIS

Hệ thống tự động nhận dạng

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

CMCN

Cách mạng công nghiệp

IALA

Hiệp hội các Cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế

IMO

Tổ chức hàng hải quốc tế

IQ

Chỉ số thơng minh

NSNN

Ngân sách nhà nước

Radar


Dị tìm và định vị bằng sóng vơ tuyến

STCW 78/95

Cơng ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện cấp bằng và trực
ca cho thuyền viên

VTS

Hệ thống dịch vụ lưu thông tàu thuyền


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hình
2.1

Tên hình
Sơ đồ cơ cấu tồ chức của Cảng vụ Hàng hải TP. Hồ

Trang
16

Chí Minh
2.2

Khu vực VTS


22

2.3

Thống kê số vụ tai nạn từ 2008-2017

25

2.4

Cơ cấu theo trình độ học vấn của nhân lực Hệ thống

30

VTS tại thời điểm 31/12/2017
2.5

Cơ cấu theo giới tính của nhân lực Hệ thống VTS tại

32

thời điểm 31/12/2017
2.6

Cơ cấu theo độ tuổi của nhân lực Hệ thống VTS tại
thời điểm 31/12/2017

34

3.1


tại
thờitựđiểm
31/12/2017
Trình
các bước
xây dựng đề án vị trí việc làm

60

3.2

Trình tự các bước quy trình tuyển dụng nhân sự

79


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Thống kê số vụ tai nạn từ năm 2008-2017


24

2.2

Thống kê các chỉ tiêu công tác chính từ năm 2008-2017

25

2.3

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Hệ thống VTS tại

29

Cảng vụ theo trình độ học vấn
2.4

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Hệ thống VTS tại

31

Cảng vụ theo giới tính
2.5

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Hệ thống VTS tại

33

Cảng vụ theo độ tuổi
2.6


Tổng hợp kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác từ

38

2008 – 2017
2.7

Kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC Hệ thống VTS

40

thuộc Cảng vụ
2.8

Bảng xác định hệ số hi

43

3.1

Bảng xác định danh mục vị trí việc làm

62

3.2

Bảng mơ tả cơng việc của từng vị trí việc làm Hệ thống

64


VTS
3.3

Bảng mơ tả khung năng lực của từng vị trí việc làm

74

3.4

Biểu điểm đánh giá CBCCVC

87


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế
rộng lớn, có diện tích trên 01 triệu km2. Vùng biển và thềm lục địa Việt Nam chứa
đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km, với nhiều cửa ngõ thông thương và gần
các tuyến hàng hải quốc tế, tạo lợi thế lớn cho chiến lược phát triển kinh tế biển.
Xác định được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nghiên cứu xây dựng
chiến lược phát triển biển nhằm tận dụng lợi thế, khai thác tối đa tiềm năng của biển để
phục vụ cho sự phát triển của đất nước, ngày 9/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở

phát huy tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong
phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Trong Chiến lược
phát triển kinh tế biển, ngành Hàng hải đóng vai trị rất quan trọng, là huyết mạch
chính trong hệ thống lưu thơng hàng hóa trong nước và quốc tế, đồng thời là hạt nhân,
đầu mối phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực; là cửa ngõ thơng thương, giao lưu
văn hóa với các nước và là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Ý thức sâu sắc vai
trò, trọng trách của mình, ngành Hàng hải đã và đang quyết tâm, nỗ lực xây dựng và
phát triển, hỗ trợ tối đa, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển
kinh tế biển Việt Nam.
Một trong những công cụ quan trọng nhất hỗ trợ cho ngành Hàng hải đó là Hệ
thống quản lý giao thông hành hải tàu biển VTS (Vessel Traffic Service) là hệ thống
giám sát các phương tiện tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa, các phao báo hiệu hàng
hải thông qua các trạm Radar, AIS và Camera được lắp đặt dọc theo tuyến luồng nhằm
giám sát và hỗ trợ các phương tiện ra vào luồng an toàn.


2

Hệ thống VTS được coi giống như một bản đồ điện tử của cả một khu vực mà
trên đó hiển thị tất cả các thông tin về luồng, về các tàu vào / ra. Nó có khả năng giám
sát và truy theo vị trí của tàu, tính tốn được hướng, tốc độ và sự di chuyển của tàu, từ
đó dự đốn được các khả năng và nguy cơ có liên quan như đâm va, mắc cạn… v.v. để
đưa ra các trợ giúp về hành hải cho thuyền trưởng, hoa tiêu thông qua hệ thống thông
tin VHF.
Do yêu cầu đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, điều hành hệ
thống VTS luồng Sài Gòn – Vũng Tàu, nguồn nhân lực của hệ thống VTS luồng Sài
Gòn – Vũng Tàu nói riêng và hệ thống VTS cả nước nói chung thời gian qua luôn
được quan tâm để từng bước nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm
vụ chính trị được nhà nước giao là quản lý các hoạt động hàng hải tại khu vực Cảng
biển TP. Hồ Chí Minh, hỗ trợ hành hải, phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và

phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường khu vực Sài Gòn – Vũng Tàu - Đồng Nai – Mỹ Tho,
địi hỏi phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân
lực. Vì vậy, việc “Nghiên cứu phát triển chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống
VTS luồng Sài Gòn - Vũng Tàu” là cấp bách và rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng
nguồn nhân lực cho hệ thống VTS luồng Sài Gòn - Vũng Tàu để đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống VTS luồng Sài Gòn - Vũng
Tàu và Hệ thống VTS cả nước, góp phần tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về
hàng hải trong khu vực Sài Gòn – Vũng Tàu - Đồng Nai.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Phạm vi về không gian: Cơ quan Cảng vụ Hàng hải, Trung tâm điều hành VTS và
các Trạm Radar, AIS và Camera.
3.2 Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu áp dụng trong khoảng thời gian 10
năm, từ 2008 đến 2017 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu


3

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê mơ tả các cơng trình nghiên cứu, các văn bản, tài liệu
liên quan đến nguồn nhân lực Hệ thống VTS luồng Sài Gòn – Vũng Tàu;
- Từ các nguồn tài liệu thu thập được đề tài sử dụng phương pháp thống kê phân
tích để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp tổng hợp và so sánh với những nội dung
và tiêu chí đã đề ra để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Cảng
vụ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài sau khi hoàn thành sẽ đưa ra những khuyến nghị mang tính giải

pháp cho việc ứng dụng vào thực tế những nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống được các giải pháp phát triển chất lượng nguồn nhân lực hệ thống
VTS luồng Sài Gòn - Vũng Tàu và và hệ thống VTS cả nước;
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức, khung năng lực vị trí việc làm cho
hệ thống VTS làm cơ sở xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp; định hướng cơng tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm từng bước phát triển chất lượng nguồn nhân lực;
- Rà soát, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh hành lang pháp lý liên quan đến
công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự cho hệ thống VTS cả nước;
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu để các Cảng vụ Hàng hải và các đơn vị liên quan
tham khảo trong quá trình quản lý và tuyển dụng viên chức cho hệ thống VTS.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về đề tài
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp
quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và
tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là tồn bộ vốn con người bao gồm
thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con
người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ,
công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, nguồn nhân lực
của một quốc gia là tồn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn
cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát
triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả

năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia
vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động
vào q trình lao động.
Dưới góc độ kinh tế phát triển: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai
mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy
định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó
là sức khoẻ và trình độ chun mơn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao
động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang
tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được
hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm này, có một số


5

được tính là nguồn nhân lực nhưng lại khơng phải là nguồn lao động, đó là: những
người khơng có việc làm nhưng khơng tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người
khơng có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng
đang đi học…
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà
thể lực và trí lực tồn tại trong tồn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,
trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong
lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu
hiện tại và tương lai của đất nước.
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển
nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các
nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự
phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến
lược, là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều
cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan niệm của Liên
Hợp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng
con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có quan điểm cho rằng: phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người, cả
giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm
cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn,
đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: phát triển là quá trình nâng cao năng lực của
con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác
và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và
giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội.


6

Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia
chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí
lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về
cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là
q trình tạo lập và sử dụng năng lực tồn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội
và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội
hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã
hội của nguồn nhân lực của một quốc gia.
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập
quốc tế của Việt Nam
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ cán bộ
khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển đáng kể, khơng ngừng gia tăng về
số lượng và chất lượng, trưởng thành về mọi mặt, từng bước được chuẩn hóa, trẻ hóa,

thích ứng với nhiệm vụ trong giai đoạn mới và có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến cuối năm 2015 cả nước
có 164.746 người tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Trong thời gian 5 năm gần đây (2011 - 2015), nhân lực nghiên cứu và phát triển đã
tăng từ 134.780 người lên 167.746 người, đạt tỷ lệ 24,45%; cán bộ nghiên cứu tăng từ
105.230 người lên 128.997 người, đạt tỷ lệ 22,6%. Bình qn cán bộ nghiên cứu tồn
thời gian tính trên một vạn dân hiện nay khoảng gần 7 người. Cùng với sự gia tăng về
số lượng, đóng góp của nhân lực khoa học và cơng nghệ đối với phát triển kinh tế - xã
hội ngày càng thể hiện rõ nét trên tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ,
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Trình độ học vấn, trình độ chun
mơn kỹ thuật, thể lực của con người Việt Nam đã từng bước được nâng lên nhưng nhìn
chung, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn khá thấp, lực lượng lao động hiện
nay chủ yếu vẫn chưa được đào tạo hoặc có trình độ chun mơn thấp, phần lớn là lao


7

động thủ công. Cơ cấu nguồn nhân lực phân bố khơng đồng đều, chưa hợp lý. Trình độ
học vấn của một bộ phận không nhỏ dân cư chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta thấp, trong đó có nguyên
nhân từ công tác quản lý trong việc định hướng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Nguồn nhân lực ngành hàng hải cũng khơng nằm ngồi tình trạng chung
nguồn nhân lực của đất nước. Để công tác quản lý nhà nước về hàng hải được tăng
cường, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành với mức tăng trưởng bình quân từ 10-15%/năm,
đảm bảo cho quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong
ngành hàng hải phải có bước đột phá mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng
được tối đa lực lượng lao động hiện có phục vụ cho tiến trình phát triển ngành hàng hải
Việt Nam, thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, góp phần phát triển đất nước và hội nhập.

Tại khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua số lượng
tàu thuyền, hành khách và hàng hóa qua cảng ngày càng tăng nhanh, điều đó thể hiện
sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng biển tại khu vực đáp ứng nhu cầu vận tải biển
trong nước cũng như trên thế giới. Trong khi các cơng trình cơng cộng hạ tầng cảng
biển cịn nhiều hạn chế, việc đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền vào, rời các cảng khu
vực thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức Trung tâm VTS thuộc Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh và các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
Để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hàng hải, thời gian
vừa qua, đã có một số đề tài nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực như:
- Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực thuyền viên của các công ty
vận tải biển vừa và nhỏ ở Việt Nam phù hợp với công ước STCW 78/95 sửa đổi 2010”
của tác giả Nguyễn Phước Quý Phong.
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực hàng hải đáp ứng yêu cầu chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Xuân Phương.


8

Tuy nhiên, các đề tài trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các giải pháp như: đào
tạo, huấn luyện thuyền viên, nghiên cứu, phát triển tổng thể nguồn nhân lực hàng hải
đáp ứng yêu cầu chiến lược biển đến năm 2020 …nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu
các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Trung tâm VTS trực thuộc
Cảng vụ Hàng hải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020 mà Chính Phủ đã đề ra. Là một trong những cán bộ trực
tiếp tham gia xây dựng hệ thống VTS từ những ngày đầu tại Cảng vụ Hàng hải thành
phố Hồ Chí Minh nên học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển chất
lượng nguồn nhân lực cho hệ thống VTS luồng Sài Gòn - Vũng Tàu”. Đây là

hướng nghiên cứu hoàn toàn mới phù hợp với thực tế phát triển của ngành hàng hải và
chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện đề tài này, học viên đề ra các giải pháp xây dựng đề án vị trí việc làm phù
hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác
tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo; làm tốt công tác đánh giá cán bộ công chức, viên chức và
bố trí sử dụng lao động một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị
trí việc làm nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được nhà nước giao là quản
lý các hoạt động hàng hải tại khu vực Cảng biển TP. Hồ Chí Minh, hỗ trợ hành hải,
phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường khu vực
Sài Gòn – Vũng Tàu - Đồng Nai.
1.2. Cơ sở nghiên cứu của đề tài
Đề tài được xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây:
1.2.1. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra ba đột phá chiến lược,
đó là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là
tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; Phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Tập trung vào việc đổi mới căn


9

bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
ứng dụng khoa học - cơng nghệ”;
- Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII đề ra mục tiêu: "Tiếp tục thực
hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ)" để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nhấn mạnh: “Phát triển nguồn

nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”;
- Chỉ thị của Ban Bí thư số 37 - CT/TW ngày 06/6/2014 về "tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao" đã nêu 6 nhiệm vụ
cần thực hiện bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về đào tạo
nhân lực có tay nghề cao; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương trình, nội
dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Đổi mới, hồn thiện cơ chế,
chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Chủ động hợp
tác, hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới
căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã định hướng:
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và
trách nhiệm nghề nghiệp; đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ
cao. Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực,
dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ
sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện;


10

- Chương trình hành động số 01-CT/ĐU ngày 21/9/2015 của Đảng ủy Bộ Giao
thông Vận tải triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Giao thông
Vận tải lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 đã đưa ra giải pháp đẩy mạnh, triển khai đề
án xã hội hóa đầu tư việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông Vận
tải;
- Nghị quyết số 20-NQ/ĐU ngày 16/3/2016 của Đảng ủy Cục Hàng hải Việt
Nam về tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải đã

đặt ra mục tiêu: Đào tạo cơng chức, viên chức có phẩm chất và năng lực, có phong
cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế;
- Triển khai thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của
Chính Phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị quyết số 39-NQ/TƯ ngày 17-4-2015
của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, ngày 21/7/2015, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành văn bản số 9467/BGTVTTCCB hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế và xây dựng đề án tinh gỉan
biên chế. Theo đó, từ 2015-2021 Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh phải đảm
bảo chỉ tiêu tinh giản tối thiểu 10% biên chế;
- Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ điều
chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Quyết định 422/QĐ-CVHHTPHCM ngày 21/08/2017 phê duyệt kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức trong đơn vị đến năm 2020 của Cảng vụ Hàng hải
thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới
và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng


11

cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trong đón bắt cơ hội của cuộc
Cách mạng này.
Hiện nay, các nước dẫn đầu như Mỹ, Nhật Bản cũng mới bước đầu chuyển đổi
sản xuất cho phù hợp với CMCN 4.0. Cơ hội vẫn rộng mở với các quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao
động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam để sẵn sàng cho một giai đoạn mới
dựa trên nền tảng khoa học công nghiệp 4.0.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Theo đó, những ngành sử dụng nhiều lao động
phổ thông sẽ chịu tác động lớn, nguy cơ thất nghiệp cao do sự phát triển của cơng nghệ
tự động và trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại
có những cơng việc mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến
thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực
như trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động cịn thấp, (chỉ chiếm hơn 20% lực
lượng lao động); năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN…
Như vậy, những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở mức độ đào tạo đơn giản sẽ
chịu tác động lớn và nguy cơ thất nghiệp do sự phát triển của công nghệ tự động và trí
tuệ nhân tạo.
Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn
Kinh tế Thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng
cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có
chun mơn cao. Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines.
Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia. Để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, giải pháp đưa ra là đẩy mạnh cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, ưu


12

tiên cho các ngành khoa học kỹ thuật; Đào tạo, hướng nghiệp gắn với việc làm và theo
nhu cầu của xã hội.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013-2014 của Diễn đàn kinh tế thế
giới (WEF) chỉ ra rằng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) được phân thành ba
giai đoạn: Nhân tố động lực, hiệu quả sản xuất và động lực sáng tạo, là chỉ số kinh tế
các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của giá trị GDP cao hay thấp (Hình 1.2) (Theo

báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện tại 140 nước cho thấy, Việt
Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015 –
2016, tăng 12 bậc so với vị trí 68 trong giai đoạn 2014-2015).
Chiến lược phát triển nhân lực của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 với mục tiêu
tổng quát là “Đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để
phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng
lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu
vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”.
Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại
khu vực thành phố Hồ Chí Minh mà vẫn đảm bảo chỉ tiêu tinh giản biên chế 10%, đòi
hỏi Cảng vụ phải chú trọng hơn nữa đến việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của đơn vị.
1.3. Kết luận
Trong chương I, học viên đã trình bày tổng quan của đề tài, các cơ sở pháp lý và
thực tiễn của đề tài để từ đó chỉ ra rằng cơng tác các bộ, công tác quản lý, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng của bất kỳ tổ chức nào, nó
khơng phải được thực hiện một cách tùy tiện, theo ý chí chủ quan của người lãnh đạo,
quản lý, của người làm công tác tổ chức mà phải được thực hiện một cách khoa học
theo những trình tự, cách thức nhất định, với những nội dung thật cụ thể, rõ ràng, mà
muốn làm tốt công tác này phải có sự đánh giá một cách tổng thể, khách quan, trung
thực về tổ chức đó.


13

Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đã nghiên cứu, cùng với quá trình tìm hiểu, thu
thập, xử lý số liệu có liên quan tại Hệ thống VTS thuộc Cảng vụ ở chương 2, học viên
đã chỉ ra rằng việc “Nghiên cứu phát triển chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống VTS
luồng Sài Gòn - Vũng Tàu” là cấp bách và rất cần thiết.



14

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC HỆ THỐNG VTS
TẠI CẢNG VỤ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về Cảng vụ và Hệ thống VTS tại Cảng vụ
2.1.1. Giới thiệu
Cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Cục Hàng hải
Việt Nam, tiền thân là Cảng vụ Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 533
QĐ/TCCB-LĐ ngày 22/03/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng
biển Thành phố Hồ Chí Minh. Qua quá trình hình thành và phát triển, Cảng vụ Sài Gòn
được tách ra khỏi cảng Sài Gòn và được đổi tên thành Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ
Chí Minh theo Quyết định số 358/2002/QĐ-CHHVN ngày 24/07/2002 của Cục trưởng
Cục Hàng hải Việt Nam. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cảng vụ hàng hải nói
chung và Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được quy định tại
Quyết định số 57/2005/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí
Minh được quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam và các quyết định, quy định có
liên quan. Theo đó, Cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ
trong việc tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực
quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt; tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và
khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm
tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý; cấp phép,
giám sát tàu biển ra, vào và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu biển vào cảng
khi khơng có đủ điều kiện cần thiết về an tồn hàng hải, an ninh hàng hải và phịng
ngừa ơ nhiễm môi trường; thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền; tạm giữ tàu biển theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật hàng hải Việt


×