Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước về vốn hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.7 KB, 177 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển toàn
diện, từ một nước nhiều năm thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong những năm qua đã góp
phần không nhỏ cho sự thành công bước đầu của nền kinh tế Việt Nam. Các
hoạt động triển khai đầu tư từ nguồn vốn này đã và đang trở thành một bộ
phận không thể thiếu trong nền kinh tế. Hoạt động này vừa là tiền đề, vừa là
động lực giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới.
Vấn đề quản lý nhà nước về vốn ODA đã được Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm và đang hướng tới sự hoàn thiện quản lý. Các thành tựu này đã
được ghi nhận với sự xác lập hệ thống các văn bản pháp lý cơ bản cho môi
trường thu hút và triển khai vốn ODA tại Việt Nam, đã có sự phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước để hình thành nên bộ máy quản lý trong việc
thu hút và triển khai vốn ODA trong những năm vừa qua...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt được, hoạt động
thu hút và triển khai vốn ODA đã nảy sinh những vấn đề bất cập, các yếu kém
này cần phải được khắc phục ngay. Các vấn đề đó là:
- Quản lý nhà nước về vốn ODA thông qua các bộ máy hành chính
còn kém hiệu quả: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này
còn chồng chéo, chưa phát huy tác dụng quản lý một cách triệt để cũng như
tính hiệu quả không cao.


2



- Hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động thu hút và triển khai vốn ODA đôi khi còn sự khác biệt giữa luật pháp
Việt Nam với luật pháp và thông lệ quốc tế.
- Hoạt động giải ngân đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn
vốn ODA còn nhiều bất cập.
- Trình độ quản lý của đội ngũ công chức còn nhiều hạn chế kể cả về
lý luận cũng như về thực tế quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư
nước ngoài nói chung, hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA nói riêng.
- Hoạt động quy hoạch theo vùng, ngành, lĩnh vực nhận vốn, hình
thức nhận vốn, tốc độ giải ngân, số lượng, chất lượng các dự án đầu tư từ
nguồn vốn ODA chưa đáp ứng được nhiệm vụ và mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Hoàn thiện quản lý
nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam" là mang
tính thiết thực và cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng trên thị trường tài chính thế
giới. ODA đã và đang xuất hiện ở hầu hết các nước kém phát triển và đang
phát triển. Ở các quốc gia khác nhau thì vốn ODA phát huy vai trò là khác
nhau, có thể là tích cực hoặc có thể là tiêu cực nhưng tựu trung lại là các quốc
gia đang và kém phát triển luôn tìm cách thu hút nguồn vốn này để tận dụng
những ưu đãi và đồng thời hạn chế tối đa những mặt tiêu cực. Vì vậy, các
quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế và tổ chức phi chính phủ rất quan tâm và
nghiên cứu về vốn ODA, Thể hiện:
- Các quốc gia chủ yếu đi nghiên cứu làm thế nào có thể thu hút được
nhiều vốn ODA và sử dụng có hiệu quả vốn này để từ đó đề ra hàng loạt các
chính sách cụ thể. Ví dụ như những nghiên cứu của Philippin, Kenya được



3

trình bày trong tài liệu Thực trạng của viện trợ 1998-1999 của Ngân hàng Thế
giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Hàng năm các nhà tài trợ chính về ODA như WB, ADB, IMF, Nhật
Bản, Mỹ... thường tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động của vốn
ODA của họ tại các quốc gia tiếp nhận ODA. Thể hiện qua các tài liệu: Thực
trạng của viện trợ 1996-1997; Thực trạng của viện trợ 1998-1999; Thực trạng
của viện trợ 2000; Aid reform in Africa (2001) của Ngân hàng Thế giới. Từ
đó, họ đưa ra chính sách, đưa ra các khuyến cáo.
- Đối với Việt Nam, việc đi nghiên cứu về vốn ODA cũng đã được
quan tâm đặc biệt, thể hiện:
Chính phủ, các bộ có liên quan thường xuyên có các chuyên đề, đề tài
các cấp nghiên cứu, đánh giá kết quả và những vướng mắc trong quá trình thu
hút và sử dụng vốn ODA.
Các nhà tài trợ chính như UNDP, ADB, WB, Nhật Bản hàng năm đều
có những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của các dự án do họ tài trợ. Cụ thể
qua các tài liệu: Tổng quan viện trợ phát triển chính thức Việt Nam của
UNDP; Báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội dự án tín dụng nông thôn
của ADB...
Có nhiều tác giả Việt Nam đi nghiên cứu về ODA, thể hiện:
ThS. Vũ Duy Nguyên với đề tài "Một số giải pháp đổi mới quản lý việc
sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam giai đoạn 2003-2010". Tác giả chủ yếu đi
phân tích quá trình quản lý vốn vay ODA ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2001.
ThS. Tôn Thanh Tâm với đề tài "Giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước đối với các dự án Nhà nước sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý các dự
án tín dụng quốc tế ngân hàng Nhà nước Việt Nam". Tác giả chủ yếu đi phân
tích quá trình quản lý vốn vay ODA thuộc lĩnh vực tín dụng.



4

Lưu Ngọc Trinh với đề tài "Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam những năm
gần đây thực trạng, vấn đề và giải pháp - trường hợp Nhật Bản". Tác giả chủ
yếu phân tích vai trò của vốn ODA và quá trình cấp vốn ODA của Nhật Bản
dành cho Việt Nam giai đoạn 1993-2001.
PTS. Huỳnh Xuân Hoàng với đề tài "Tăng cường quản lý vốn đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp". Tác giả chủ yếu đi nghiên cứu các
dự án sử dụng vốn ODA vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp Việt Nam giai
đoạn 1993-1999.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình ở cấp tiến sĩ đi vào
nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về vốn ODA, để khái quát về mặt cơ sở
lý luận quản lý nhà nước về vốn ODA cũng như phân tích, đánh giá thực
trạng quá trình quản lý nhà nước về thu hút và sử dụng vốn ODA. Chính vì
vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài trên để nghiên cứu.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án
Đề tài "Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) tại Việt Nam" tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về vốn ODA và quản lý nhà nước về vốn ODA.
- Phân tích thực trạng thu hút và triển khai các dự án sử dụng vốn
ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2003; thực trạng quản lý nhà nước
về vốn ODA để thấy rõ những thành tựu và những hạn chế.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và xác định những hạn chế
trong quản lý nhà nước đối với việc thu hút và triển khai vốn ODA, mục đích
nghiên cứu luận án đưa ra những phương hướng và biện pháp khắc phục
nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thu hút và triển khai vốn ODA
để phát huy hiệu quả vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận án có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Là một
trong những tài liệu có giá trị đã hệ thống cơ sở lý luận về vốn ODA và quản



5

lý nhà nước về vốn ODA. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho các cơ sở
đào tạo, viện nghiên cứu và các quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các
chính sách quản lý có liên quan tới vốn ODA.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Luận án lấy thực trạng quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam
làm đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về mặt nội dung: Nghiên cứu quản lý nhà nước trong quá trình thu
hút và sử dụng đối với vốn ODA tại Việt Nam.
+ Về mặt không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với vốn ODA
tại Việt Nam trên bình diện tổng thể các ngành và các vùng kinh tế.
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu đối tượng trong giai đoạn từ 1996
đến 2003.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo.
- Sử dụng các phương pháp hệ thống, mô hình hóa, thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để nghiên cứu các nội dung cụ thể.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án đã góp phần khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn về vai
trò quan trọng của vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội đất nước đối với
các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
- Tổng kết tình hình thực tế của Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm
của một số quốc gia để rút ra những bài học có thể vận dụng vào Việt Nam.
- Luận án đã xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu của một dự án sử
dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả là:



6

+ Hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua việc so sánh với hệ số hiệu quả
quốc gia Iam nếu mức lãi suất thu được của dự án cao hơn chỉ số hiệu quả quốc
gia thì dự án được xem là đạt hiệu quả cần thiết.
+ Giá trị gia tăng (NNVA) và các hiệu quả gián tiếp như: tác động việc
làm, tác động điều tiết phân phối thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống...
+ Phải phân tích hiệu quả tài chính (NPV > 0 là có hiệu quả) trong thời
gian dài hạn, đặc biệt là các dự án điện lực, cơ sở hạ tầng...
- Đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam.
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo đối với công tác nghiên cứu và học
tập, đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan, các công chức
quản lý nhà nước về vốn ODA.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức và quản lý
nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2003.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).


7

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

1.1.1 Khái niệm về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.1.1.1. Định nghĩa về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vốn
ODA là một bộ phận trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng của nó trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Vậy vốn ODA là gì?
ODA là ba chữ cái đầu tiên của cụm từ: Official Development Assistance,
dịch sang tiếng Việt là hỗ trợ hay giúp đỡ (assistance) phát triển chính thức.
Vậy, vốn ODA là vốn trợ giúp (hỗ trợ) phát triển chính thức. Cho tới
nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa vốn hỗ trợ phát triển chính
thức, thể hiện:
Nếu theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì:
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là vốn bao gồm các
khoản viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay ưu đãi có
thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trường tài
chính quốc tế. Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lường
bằng yếu tố cho không. Một khoản tài trợ không phải hoàn trả sẽ có
yếu tố cho không là 100% (gọi là khoản viện trợ không hoàn lại).
Một khoản vay ưu đãi được coi là ODA phải có yếu tố cho không
không ít hơn là 25% [24], [44].


8


Theo quan điểm của (WB) khi định nghĩa vốn ODA họ chỉ đứng trên
góc độ về bản chất tài chính để xem xét mà chưa chỉ rõ chủ thể quan hệ với
vốn ODA và ý nghĩa của vốn ODA.
- Nếu theo UNDP (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) thì:
Vốn ODA hay vốn hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cả
các khoản cho không và các khoản vay đối với các nước đang phát
triển, đó là nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết (nhà tài
trợ chính thức), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc
lợi xã hội và được cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi
(nếu là khoản vay, sẽ có yếu tố cho không không ít hơn là 25%) [38].
- Nếu theo quan điểm của GS.TS Tô Xuân Dân thì:
Vốn ODA là hình thức đầu tư gián tiếp của các Nhà nước,
các tổ chức tài chính quốc tế vào một nước đang phát triển nào đó.
Nó thường kèm với các điều kiện ưu đãi (lợi nhuận thấp hoặc bằng 0),
tập trung vào những dự án có mức vốn đầu tư tương đối lớn, thời
gian dài và gắn chặt với thái độ chính trị của các Nhà nước và các
tổ chức kinh tế, tài chính có liên quan [21, tr. 98].
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về vốn ODA.
Trong luận án này tác giả đưa ra định nghĩa như sau:
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi hoặc hỗn hợp
các khoản trên của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức quốc tế, các nhà
nước và các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh
vượng của các nước đang và chậm phát triển (không tính đến các khoản viện
trợ cho mục đích quân sự thuần túy).
Trong đó:


9


Các điều kiện ưu đãi, thể hiện:
+ Có khoản không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%.
+ Lãi suất thấp (dưới 3%) trên 1 năm.
+ Thời gian ân hạn (không trả lãi hoặc trả lãi suất thấp) dài từ 8 đến
10 năm.
+ Thời gian trả nợ dài, thường từ 25 đến 40 năm.
Các tổ chức kinh tế, tài chính gồm:
+ Các tổ chức Ngân hàng quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB); Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng Phát
triển Châu Phi (FDB).
+ Ủy ban Hỗ trợ phát triển DAC (Development Assistance
Committee) thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD (Organization
for Economic Cooperation and Development).
Các nhà nước (chính phủ) cung cấp vốn ODA gồm:
+ Các nước là thành viên nhóm G8 (Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Canada,
Đức và Nga).
+ Các nước là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
OPEC (Organization of Petrolium Exporting Countries).
+ Một số nước công nghiệp phát triển: Ở Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ và
các nước công nghiệp mới NICs.
Các nước nhận vốn ODA: Chủ yếu là các nước thuộc thế giới thứ ba
gồm các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển [19], [37].
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn ODA
a) Tính chất ưu đãi của vốn ODA
Thể hiện:


10

- Phần vốn vay hoàn trả với lãi suất ưu đãi thông thường là dưới

3%/năm. Trong khi đó lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là từ 7% đến
7,5%/năm và hàng năm phải thỏa thuận lại lãi suất giữa hai bên.
- Thời gian sử dụng vốn dài: Thông thường thời gian này là từ 25 –
40, cá biệt có khoản viện trợ ODA thời gian 50 năm. Thời gian này gồm hai
giai đoạn chính: Thời gian ân hạn (là thời gian trả lãi suất thấp hoặc không
phải trả lãi) từ 8 đến 10 năm. Thời gian giải ngân, trả nợ và lãi được chia nhỏ
thành từng thời kỳ.
- Những khoản hoàn lại trong vốn ODA phải tuân thủ các nguyên tắc
tín dụng cơ bản.
+ Cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một khoảng thời gian nhất định.
+ Cho vay phải có giá trị làm đảm bảo.
+ Cho vay theo kế hoạch thỏa thuận từ trước (Văn bản thỏa thuận cho
vay giữa chính phủ nước nhận vốn ODA và đối tác tài trợ) [51].
b) Vốn ODA thường đi kèm các điều kiện ràng buộc
- Vốn ODA thường đi kèm với một chương trình, dự án đầu tư có chủ
đích nhất định của nhà tài trợ. Danh mục các dự án này phải có sự thỏa thuận
với các nhà tài trợ, thông thường các dự án này đầu tư vào kết cấu hạ tầng:
giao thông vận tải, y tế, cải cách hành chính, cải cách pháp luật.
- Các nhà tài trợ không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành các
chương trình, dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu
hoặc hỗ trợ chuyên gia. Dự án ODA phải trả tiền thuê chuyên gia với giá cả
mà phía chuyên gia có thể chấp nhận được.
- Các giá trị bằng hiện vật của các khoản viện trợ ODA phần lớn được
cung cấp theo đề nghị của nhà tài trợ, bởi vậy các nước tiếp nhận ODA đồng
thời cũng phải chấp nhận cả các giá trị hiện vật kèm theo này.


11

- Đi kèm với vốn ODA là các ràng buộc về kinh tế, chính trị, văn hóa.

Trong giai đoạn hiện nay khi chiến tranh lạnh kết thúc thì ràng buộc về kinh
tế đang nổi lên hàng đầu [48].
1.1.2. Phân loại vốn ODA
Vốn ODA với cùng bản chất, nhưng tùy theo cách tiếp cận khác nhau
mà có thể đưa ra cách phân loại khác nhau.
1.1.2.1. Theo đối tác cung cấp vốn ODA
Theo đối tác cung cấp vốn ODA, có thể chia:
- Vốn ODA song phương: là vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhà nước
(chính phủ) này cho Nhà nước (chính phủ) khác, không thông qua tổ chức thứ
ba.
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức đa phương: là vốn hỗ trợ do nhiều
thành viên góp vốn thông qua các tổ chức quốc tế các tổ chức chuyên môn hoặc
các tổ chức tài chính thực hiện theo mục đích, tôn chỉ riêng của mình. Ví dụ
như các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc (UNDP, UNICEP) thì
mọi khoản hỗ trợ đều dưới dạng không hoàn lại hoặc các tổ chức tài chính: IMF,
WB, ADB, FDB, IDA thường cho vay riêng các khoản vốn với lãi suất thấp.
1.1.2.2. Theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng, có thể chia:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: là vốn hỗ trợ trực tiếp thông qua việc
chuyển giao tiền tệ hoặc chuyển giao hiện vật (được gọi là viện trợ hàng hóa
hoặc hỗ trợ nhập khẩu).
- Hỗ trợ theo chương trình: là vốn hỗ trợ theo một khuôn khổ đã đạt
được bằng hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA
cho một mục đích tổng quát trong một khoảng thời gian mà không phải xác


12

định trước một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. Ví dụ như
viện trợ phát triển chung cho giáo dục cơ bản, cho cải tạo môi trường v.v...).

- Hỗ trợ theo dự án: là loại hình có tính truyền thống của hỗ trợ phát
triển chính thức. Nó được chia thành các dự án hỗ trợ phát triển cơ bản và dự
án hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế thường có cả hai loại dự án này. Dự án hỗ trợ
kỹ thuật thường tập trung chủ yếu vào chuyển giao những tri thức, ý tưởng,
loại dự án này thường chiếm xấp xỉ 20% tổng vốn ODA. Dự án hỗ trợ phát
triển cơ bản chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu
cống, trường sở). Loại dự án này chiếm 80% tổng vốn ODA.
1.1.2.3. Theo hình thức hoàn trả
Theo hình thức hoàn trả, có thể chia:
- Viện trợ không hoàn lại (cho không): là các khoản vốn thông thường
được cấp từ các tổ chức phi chính phủ và một phần của nhà tài trợ song
phương hoặc nhà tài trợ đa phương.
- Viện trợ có hoàn lại: là các khoản vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp và
có thời hạn sử dụng dài. Nó thể hiện tính ưu thế so với khoản tín dụng thương
mại trên thị trường tài chính quốc tế.
1.1.2.4. Theo điều kiện sử dụng
Theo điều kiện sử dụng, có thể chia ODA:
- Viện trợ không có ràng buộc: là khoản vốn chuyển giao chỉ tuân theo
nguyên tắc tín dụng quốc tế hoặc cho không mà không bắt bên tiếp nhận cam
kết thêm một điều khoản phụ đi kèm.
- Viện trợ có ràng buộc: là khoản vốn chuyển giao, ngoài việc tuân
theo những nguyên tắc tín dụng quốc tế thì bên nước tiếp nhận phải cam kết
thêm hàng loại các cam kết đi kèm: sử dụng ở đâu, ưu đãi về mặt kinh tế, ủng
hộ nhà tài trợ về mặt chính trị v.v...


13

1.1.2.5. Phân theo bên nhận vốn ODA
Phân theo bên nhận vốn ODA, có thể chia:

- Vốn ODA đặc biệt: Chủ yếu dùng để hỗ trợ cho các nước kém phát
triển, thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/ 1 năm. Thường là những
nước trong 40 nước nghèo nhất thế giới có vị trí chiến lược về kinh tế, địa lý.
- Vốn ODA thông thường: Chủ yếu dùng hỗ trợ cho các nước đang
phát triển và chậm phát triển [10], [22].
1.1.3. Vai trò vốn ODA đối với đối tác đầu tư
- Các đối tác đầu tư vốn ODA (các nhà tài trợ) bao gồm các nhà tài trợ
song phương (các nước DAC: 22 quốc gia, các nước Arập, Trung - Đông Âu),
nhà tài trợ đa phương (chủ yếu: WB, ADB, IMF). Các đối tác đầu tư này đã
tạo ra một dòng vốn đầu tư ODA từ các nước phát triển sang các nước đang
và kém phát triển, từ các nước ở Bắc bán cầu sang các nước phía Nam bán
cầu. Hàng năm, dòng vốn này trung bình khoảng 50.000 triệu USD, năm 1996
đạt 55.438 triệu USD, năm 1997 đạt 47.580 triệu USD, năm 1998 đạt 51.521
triệu USD, năm 1999 đạt 56.526 triệu USD, năm 2000 đạt 53.700 triệu USD
và lượng vốn này chiếm một tỷ lệ nhất định tổng GNP của các nước DAC.
Bảng số 1.1: Tỷ lệ % GNP các nước DAC đóng góp vào vốn ODA
trên thế giới
Năm

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000 2001 2002 2003

Tỷ lệ
0.33 0.33 0.30 0.30 0.27 0.25 0.22 0,22 0,23 0,22
ODA/GNP (%)

0,21

Nguồn: [44], [45], [61].
Như vậy, vốn ODA trên thế giới trong những năm gần đây có xu hướng
giảm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên, nó vẫn phản ánh rõ những vai

trò quan trọng của nó đối với các đối tác đầu tư (động cơ của sự tồn tại vốn ODA).


14

1.1.3.1. Vai trò về kinh tế (động cơ kinh tế)
Nếu như trước đây các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phân
tích rất sâu sắc về hiện tượng xuất khẩu tư bản, coi tư bản không phải chỉ là
tiền, cũng không phải chỉ là vật mà là các quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa,
thì rõ ràng xuất khẩu tư bản tựa như "làm thịt cừu bóc hai lần da". V.I. Lênin
đã phân tích, khi một nước tư bản đã phát triển tới mức thị trường tiêu thụ sản
phẩm và thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho tái sản xuất mở rộng
trong nước trở nên nhỏ bé thì việc xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường
ra thế giới là tất yếu. Đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản khi đã đạt đến trình
độ phát triển của chủ nghĩa đế quốc - hệ quả của quá trình phát triển theo
hướng độc quyền và độc quyền nhà nước.
Sau ngày hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn sụp đổ
vào giữa thế kỷ XX, việc các nước tư bản chiếm lĩnh thị trường và chia lại thị
trường thế giới bằng các cuộc chiến tranh không còn tác dụng như trước đây
nữa thì các nước tư bản chuyển sang sử dụng nhiều hình thức khác thay thế.
Chẳng hạn, việc ra đời của "học thuyết biên giới mềm" đã xác định biên giới
quốc gia không còn nhiều giá trị về mặt giới hạn hay phân chia thị trường, coi
việc vươn ra xuất khẩu hàng hóa được tới đâu là "biên giới mềm" ra tới đó.
Sự xuất hiện các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) có sức mạnh kinh tế vươn
ra toàn cầu trong nhiều trường hợp đã đẩy vai trò của các quốc gia lệ thuộc về
mặt kinh tế và thương mại đối với sự ảnh hưởng của chúng. Đã có một số dự
báo cả về vai trò lệ thuộc và "làm thuê" của quân đội quốc gia đối với các
cuộc xung đột về lợi ích giữa các tập đoàn xuyên quốc gia. Phía sau bức bình
phong của cuộc chiến tranh Irắc do Mỹ tiến hành năm 2000 chính là lợi ích
của các tập đoàn dầu mỏ và của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng xuyên

quốc gia của Mỹ...


15

Thế nhưng nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, chính trị và xã hội
của các nước nghèo thuộc cái gọi là thế giới thứ ba cũng không còn là của
riêng thế giới thứ ba. Chẳng hạn, hiện tượng bùng nổ dân số có thể gây ra một
làn sóng di cư, nhập cư sang các nước phát triển; tình trạng bệnh tật phát sinh
từ thế giới thứ ba không chỉ dừng lại ở đó về mặt phạm vi lây lan, ảnh hưởng;
tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng do nghèo đói đang làm mất dần các lá phổi
của trái đất (chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển), cho dù lượng rác
thải công nghiệp lại xuất phát nhiều nhất từ các nước phát triển, nhất là Mỹ;
nguồn tài nguyên thiên nhiên còn khá lớn cũng tập trung ở các nước nghèo;
thị trường tiêu thụ với lợi thế đông dân số của các nước đang phát triển cũng
là một nguồn lợi lớn cần tranh thủ...
Chính vì vậy, trong quan hệ giữa các thế lực chính trị và quần chúng
của chính các quốc gia giàu có cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tiến bộ, như
đảng xanh, đảng chống tiếng ồn công nghiệp, phong trào cắt giảm sản lượng
để hạn chế rác thải công nghiệp, phong trào phát triển bền vững... Giữa các
quốc gia trên thế giới đã xuất hiện các xu thế mới trên cơ sở các nghị định
thư, các công ước quốc tế để có những câu trả lời đối với những cảnh báo về
những nguy cơ của quá trình phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên, ô
nhiễm môi trường sống, bùng nổ dân số, nghèo đói, dịch bệnh... của loài
người.
Nguồn vốn ODA có tính chất hai mặt của nó, một mặt là do các nước
giàu có đang nắm trong tay những tiềm lực kinh tế khổng lồ của loài người,
nên họ tìm cách để ảnh hướng ra các nước đang phát triển. Dùng vốn hỗ trợ
phát triển để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại thân
thiện với các nước nhận vốn ODA. Mặt khác, có phần nào đó (chứ không

phải là hoàn toàn) các nước phát triển sử dụng vốn ODA để thực hiện cái gọi
là xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến việc các nước
tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư, thiết bị của họ...


16

với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện giải ngân được đưa ra cũng là để làm
sao với lãi suất thấp, có một phần ưu đãi (lượng viện trợ không hoàn lại bao
giờ cũng chỉ là một phần của toàn bộ khoản việc trợ, không bao giờ tồn tại
độc lập) mà đạt được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất. Do đó,
trên thế giới cũng đã có tiếng nói lên án các điều kiện ngặt nghèo không vô tư
của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, như IMF, WB...
Bên cạnh đó, cũng cần phải đánh giá rằng, các nước tiếp nhận ODA
đều thuộc diện nghèo cho nên trình độ phát triển, trình độ khoa học, công
nghệ rất lạc hậu, nhưng lại rất thiếu vốn đầu tư. Bởi vậy, việc tiếp nhận vốn
ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại trong nhiều trường hợp là một cứu cánh
để giải quyết các vấn đề của chính các nước ấy (xem: 1.1.4). Chẳng hạn, vốn
ODA là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư FDI thâm nhập và phát
triển hiệu quả, hay có thể nói là những yếu tố "dọn đường" để các nhà đầu tư
từ các quốc gia cấp vốn ODA thâm nhập, khai thác và làm ăn tại nước tiếp
nhận vốn ODA [49].
Có thể thấy, đi kèm với nguồn vốn ODA di chuyển từ các nước DAC tới
các nước LDC là dòng vốn đầu tư của tư nhân FDI. Năm 1996 dòng vốn ODA
là 55.438 triệu USD thì vốn FDI là 286.000 triệu USD; Năm 1997 dòng vốn
ODA là 47.580 triệu USD thì vốn FDI là 206.000 triệu USD. Lượng vốn đầu tư
tư nhân đi kèm gấp 5 lần lượng vốn ODA. Khi các nước LDC tiếp nhận vốn
ODA thì dễ dàng chấp nhận điều kiện cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào
đầu tư trực tiếp hay gián tiếp; hình thành luật và các văn bản dưới luật về đầu tư
trực tiếp nước ngoài để bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ của các nhà đầu tư;

có những ưu đãi nhất định như: thuế, chi phí thuê mặt bằng, thủ tục đầu tư, lĩnh
vực đầu tư có khả năng sinh lời cao cho các nhà đầu tư của nước cấp vốn ODA
[43], [45].


17

- Vốn ODA là phương tiện để các nước DAC yêu cầu các nước LDC
mở cửa thị trường trong nước, cho phép hàng hóa nước ngoài được dễ dàng
thâm nhập vào thị trường trong nước [62].
+ Các nước LDC phải chấp nhận điều kiện đổi mới chính sách nhập
khẩu. Trước đây các nước này thực hiện chính sách nhập khẩu thắt chặt với
việc dựng lên hàng rào thuế quan cao; chế độ hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập
một số mặt hàng thì khi nhận vốn ODA họ buộc phải thực hiện chính sách
nhập khẩu mở rộng hơn, với việc dần dần cho phép tự do nhập khẩu, xóa bỏ
dần hàng rào thuế quan, thực hiện hàng rào phi thuế quan. Như vậy, khả năng
cạnh tranh và xâm chiếm thị trường của hàng hóa của các nước DAC so với
hàng hóa trong nước tăng lên.
+ Thực tế, vốn ODA mà các nước DAC cung cấp không phải hoàn
toàn bằng tiền mà bao gồm cả bằng hàng hóa, thiết bị, máy móc do họ sản
xuất ra được quy đổi thành tiền. Thông thường, các nước ODA khác nhau thì
tỷ lệ này là khác nhau, theo số liệu trong bảng 1.2. Tỷ lệ trung bình của các
nước là (11,7%) (không tính hợp tác kỹ thuật).
Bảng số 1.2: Tỷ lệ cấp vốn ODA bằng hàng hóa của các nước
Nhật Bản Nauy Áo

Nước
Tỷ lệ cấp vốn ODA
bằng hàng hóa


0,2

23

75

Bỉ
52

Đan Mạch Phần Lan Pháp Đức
38,7

15,9

25,1 39,7

Nguồn: [45]
Một cựu quan chức phụ trách viện trợ của Mỹ đã phát ngôn:
Quan niệm sai lầm lớn nhất về chương trình viện trợ nước
ngoài cho rằng chúng tôi gửi tiền ra nước ngoài. Chúng tôi không
hề gửi tiền. Viện trợ nước ngoài bao gồm: thiết bị, nguyên liệu, dịch
vụ chuyên môn và lương thực của Mỹ - Tất cả đều được cung cấp
cho các dự án phát triển cụ thể mà chính chúng tôi xem xét và phê


18

chuẩn 93% ngân quỹ của Aid được chi trực tiếp ở nước Mỹ để
thanh toán cho những hàng hóa này. Chỉ năm ngoái thôi, khoảng
4000 công ty Mỹ ở 50 bang nhận được 1,3 tỷ USD từ ngân quỹ của

Aid cho các sản phẩm được cung cấp như một phần của chương
trình viện trợ nước ngoài [48, tr. 470].
- Vốn ODA tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên nhiên vật
liệu cho các nước ODA.
Thực tế, nền sản xuất thế giới chỉ ra rằng các nước cung cấp ODA phụ
thuộc vào các nước LDC về năng lượng (dầu lửa, than, chất đốt), các nguyên
liệu và khoáng sản. Các nước ODA có nhu cầu rất nhiều về nguồn lực này trong
khi đất nước của họ không đáp ứng được, buộc họ phải nhập khẩu từ các nước
LDC.
Các nước giàu, đặc biệt là Mỹ, Nhật và Tây Âu, cần tiêu thụ
khoáng sản ngày càng tăng để duy trì sự giàu có của họ, ngày càng
phụ thuộc nhiều hơn vào các nước nghèo có dự trữ khoáng sản chưa
khai thác. Ở Tây Âu, mức độ tiêu thụ 11 loại nguyên liệu công nghiệp
cơ bản - bôxit, đồng, chì, phốt phát, kẽm, quặng Crôm, quặng Mangan,
magiê, kền, vônfram và thiếc đã vượt mức sản xuất. Riêng nhu cầu
về đồng, phốt phát, thiếc kền, quặng Mangan và Crôm hiện giờ phải
đáp ứng bằng nhập khẩu [48, tr. 536].
Vì thế, để đảm bảo sự ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu từ các
nước LDC thì các nước cung cấp ODA sử dụng vốn ODA làm phương tiện để
các nước LDC phụ thuộc vào mình và đôi khi trở thành những con nợ của
mình trong tương lai (Chi Lê, Pêru, Zambia, Zaire cung cấp hầu hết lượng xuất
khẩu đồng của thế giới đồng thời cũng là những con nợ lớn nhất thế giới. Tổng
số nợ của các nước thế giới thứ ba đã tăng từ 68 tỷ USD năm 1970 lên tới 1283
tỷ USD năm 1989. Một số nước Mỹ La Tinh và Nam Châu Phi rơi vào tình


19

trạng nợ nần chồng chất không thể trả nổi. Như vậy, buộc các nước này phải
đảm bảo duy trì xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản để trả nợ gốc và lãi [48, tr.

540],
1.1.3.2. Vai trò về chính trị (động cơ chính trị)
Các nước LDC nhận vốn ODA thì ít nhiều bị ràng buộc về mặt chính trị.
- Các nước nhận vốn ODA phải cam kết ủng hộ tính độc lập, toàn vẹn
lãnh thổ, thể chế hiện tại của quốc gia tài trợ; ủng hộ quốc gia đó trong các tổ
chức quốc tế; có chế độ đối xử ưu tiên về mặt chính trị, văn hóa đối với công
dân của họ đang sinh sống, làm việc, kinh doanh tại nước sở tại hoặc cho
phép tuyên truyền, giới thiệu nền văn hóa (truyền thống dân tộc, ngôn ngữ, lối
sống) của nước tài trợ tại nước sở tại.
- Mức độ ảnh hưởng cao hơn là tới quan điểm, quyết định chính trị
của nước nhận vốn ODA như: thay đổi ở mức độ nào đó đường lối chính trị,
thể chế, bộ máy nhà nước, người đứng đầu của nước nhận vốn ODA.
1.1.3.3. Yếu tố đạo đức (động cơ về đạo đức)
Hầu hết các nước cung cấp ODA đều là những nước đế quốc trước
đây đi xâm chiếm thuộc địa. Các nước này đã vơ vét nhiều tài nguyên, của cải
của các nước LDC. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các
nước LDC rơi vào tình trạng kém và chậm phát triển như hiện nay. Với việc
sử dụng vốn ODA tài trợ cho các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, y
tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về môi trường, kết cấu hạ tầng ở các nước
đang phát triển nhằm làm phai mờ hình ảnh trước đây, xây dựng một hình ảnh
mới trong xã hội các nước đang phát triển và trong cộng đồng thế giới. Chính
vì vậy, năm 1969 các tổ chức DAC và OECD đã xác định mục tiêu của các
nước này là dành 0,7% GDP của nước mình cho viện trợ phát triển ở nước
ngoài.


20

Đến năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Rio De Zanero một Công ước
quốc tế đã được thông qua, theo đó viện trợ phát triển cho các nước nghèo

thuộc thế giới thứ ba cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sản phẩm xã hội GNP
của các quốc gia công nghiệp phát triển. Nhưng tính đến cuối thế kỷ XX và
mấy năm đầu thế kỷ XXI, các nước đều giảm dần (bảng số 1.1). Trong đó Mỹ
là nước chi ít nhất cho vốn ODA. Một số nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội
dân chủ chi cho viện trợ phát triển chính thức ODA cao nhất, đó là Hà Lan,
Thụy Điển đã chi tới 0,8% GNP.
Tại Hội nghị cấp cao về trái đất lần thứ hai tại New York 1997, các
Chính phủ tham gia đã vạch ra được các mục tiêu của quá trình kiến tạo thế
kỷ 21, đưa ra được thỏa thuận 20/20 kêu gọi các nước viện trợ dành 20% viện
trợ và các nước nhận viện trợ dành 20% ngân sách nhà nước chi tiêu cho các
dịch vụ xã hội cơ bản. Thực tế vấn đề trên mới chỉ được thực hiện một phần
nhưng ít nhiều cũng phản ảnh thái độ, trách nhiệm của các nước DAC đối với
quá trình tái tạo và phát triển của các nước LDC [43].
1.1.4. Vai trò của vốn ODA đối với nước tiếp nhận
1.1.4.1. Vốn ODA thúc đẩy đầu tư
- Vốn ODA bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong nước [47], [66], [68].
Xét về mặt tác động kinh tế vĩ mô, khi Chính phủ các nước tiếp nhận
vốn ODA thì đã góp phần quan trọng vào lấp đầy những lỗ hổng của nền kinh
tế đang tồn tại như: lỗ hổng tiết kiệm và đầu tư (saving - gap) và lỗ hổng
thương mại (trading - gap). Tạo ra sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
Mặt khác, với việc tiếp nhận vốn ODA thì nguồn thu ngân sách của
Chính phủ được cải thiện nên Chính phủ sẽ có vốn để tăng cho lĩnh vực đầu
tư (IG). Lượng vốn này có thể được đầu tư theo hai cách:
Thứ nhất, đầu tư vào các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng cho nền
kinh tế: xây dựng, cải tạo đường giao thông, cầu cống, thủy lợi, cơ sở sản xuất
năng lượng, hệ thống thông tin liên lạc. Đây là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn


21


đầu tư lớn, trong dài hạn nhưng theo hồi vốn chậm, lợi nhuận không cao nên
khu vực tư nhân không muốn tham gia.
Thứ hai, Chính phủ đã có nguồn vốn ODA đầu tư vào kết cấu hạ tầng
thì sẽ dồn nguồn vốn tiết kiệm của Chính phủ đầu tư cho các doanh nghiệp
nhà nước để sản xuất kinh doanh. Do vậy, có thể thu lợi nhuận theo tỷ lệ suất
lợi nhuận bình quân trên thị trường.
- Vốn ODA thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Vốn
ODA được các nước đang phát triển sử dụng vào các chương trình, dự án xây
dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng thì sẽ tạo ra giao thông thuận tiện, thông tin
thông suốt và các dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được
đảm bảo. Do vậy, chi phí đầu vào giảm và môi trường đầu tư hấp dẫn hơn làm
điều kiện tốt để đầu tư FDI gia tăng [43].
- Vốn ODA thúc đẩy sự gia tăng của đầu tư tư nhân, thể hiện:
+ Khi vốn ODA được thực hiện thì làm cho tổng vốn đầu tư toàn xã
hội tăng lên (cung về tư bản tăng), đường cung về vốn trên thị trường tài
chính dịch chuyển sang phải, kết quả là lãi suất thực tế trên thị trường giảm.
Điều đó tạo ra hàng loạt các dự án đầu tư của tư nhân trước đây không có lãi
(theo lãi suất (i) cũ) nhưng khi i giảm thì các dự án này đã có lãi. Các nhà đầu
tư tư nhân sẵn sàng vay vốn để đầu tư hoặc họ sử dụng vốn tự có từ tiết kiệm
thay vì gửi vào các quỹ tín dụng mà đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh
để thu lợi nhuận bình quân thị trường (lợi nhuận này lớn hơn lãi suất cho vay)
[24].
SI1

i
DI

i1
i2
0


SI2

S: Cung tín dụng trên thị trường tài
chính
D: Cầu tín dụng trên thị trường tài
chính

E
F

I


22

Đồ thị 1.1: Tác động của vốn ODA tới thị trường vốn đầu tư
+ Do Chính phủ sử dụng vốn ODA đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát
triển nguồn lực (năng lượng, khoáng sản và nhân lực) và có những chính sách
khuyến khích đầu tư tư nhân nên chi phí về mặt thời gian và chi phí đầu tư
sản xuất giảm xuống tạo ra lợi nhuận tăng vì thế khuyến khích đầu tư khu vực
tư nhân. Theo tổng kết của ngân hàng thế giới, ở những quốc gia có thể chế
tốt thì vốn ODA không những thay thế cho đầu tư của Chính phủ mà còn là
nam châm hút đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD vốn ODA.
Tuy nhiên, đối với những quốc gia có thể chế không tốt thì vốn ODA không
những không làm tăng đầu tư tư nhân mà còn làm cho đầu tư tư nhân giảm vì
nó lấn át đầu tư tư nhân hoặc làm mất lòng tin của các nhà đầu tư trong nước,
bởi vì các nhà đầu tư cho rằng khi vốn ODA sử dụng không hiệu quả thì nền
kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn, rủi ro đầu tư sẽ cao, ước tính 1% GDP viện
trợ làm đầu tư tư nhân giảm 0,5% GDP [24, tr. 45].

1.1.4.2. Vốn ODA được sử dụng hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế
nhanh hơn, giảm tình trạng nghèo đói và đạt được các chỉ tiêu xã hội
Một quốc gia mà quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA, có thể chế (cơ
chế, chính sách, luật pháp) đồng bộ và Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
năng động thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Thể hiện, theo lý thuyết của
Keynes về mối quan hệ giữa biến số sản lượng ∆Y và đầu tư ∆I đối với nền
kinh tế mở (khi các biến số: tiêu dùng C, chi tiêu chính phủ G, X không đổi).
1

∆ Y1 = 1 − MPC(1 − t) + MPM x ∆I
1

∆ Y2 = 1 − MPC(1 − t) + MPM x ∆G
∆Y: Gia tăng thu nhập quốc dân

(1-1)
(1-2)


23

MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên
MPM: Xu hướng nhập khẩu cận biên
t:

Lãi suất trung bình

∆I: Lượng gia tăng về vốn đầu tư
∆G: Lượng gia tăng về chi tiêu chính phủ
Như đã phân tích, khi Chính phủ nhận được vốn xu hướng tiêu dùng

cận biên thì đầu tư (của Chính phủ, FDI, tư nhân) gia tăng ∆I, cũng như chi
tiêu của Chính phủ tăng lên ∆G. Sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên một
lượng tương ứng là ∆Y1 + ∆Y2 (với điều kiện tiền phải được kết hợp với ý
tưởng hay và có hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ).
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đối với một quốc gia cơ chế
quản lý tốt khi vốn ODA tăng thêm một lượng bằng khoảng 1% GDP thì
tốc độ tăng trưởng có thể nhích lên được 0,5% tùy theo quy mô GDP và
lượng vốn ODA tương ứng của từng nước. Các nước có cơ chế quản lý tốt
đã nhận vốn ODA nhiều và đã sử dụng tốt trong những năm 1990 có thể kể
đến là: Bolivia, Enxanvado, Gana và Mali [24, tr.41], [69].
Khi kinh tế tăng trưởng có nghĩa là GDP và GDP/đầu người tăng. Thu
nhập thực tế của người dân tăng lên, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. Qua
nghiên cứu 45 quốc gia Ngân hàng Thế giới đã đưa ra kết luận: Khi cơ chế
quản lý tốt, vốn ODA tăng lên 1% GDP làm cho tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
giảm 0,9%; thu nhập đầu người tăng với mức 4% thì mức nghèo khổ giảm 5%;
Bình quân ở các nước đang phát triển, thu nhập đầu người tăng thêm 1% GDP
dẫn đến tỷ lệ nghèo khổ giảm xuống 2% hay nói cách khác, ở các quốc gia có
cơ chế quản lý tốt, viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế tạo thêm 0,5% tăng
trưởng và do vậy dẫn tới giảm tỷ lệ nghèo khổ xuống 1% [24, tr. 44].
- Vốn ODA tác động cải thiện các chỉ tiêu xã hội.


24

+ Tác động tới giáo dục (giáo dục cơ bản, đào tạo) thông qua các
chương trình, dự án trợ giúp giáo dục và đào tạo quốc gia. Do vậy, chất lượng
nguồn nhân lực được nâng lên.
+ Tác động tới môi trường sống thông qua các chương trình, dự án
trồng rừng, cải tạo môi trường sống, nước sinh hoạt, hệ thống điện v.v...
+ Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, nâng cao tuổi thọ trung bình của

người dân thông qua các dự án tiêm chủng, phòng bệnh, nâng cấp hệ thống cơ
sở hạ tầng khám và chữa bệnh.
- Vốn ODA trợ giúp cán cân thanh toán.
Một trong những công dụng quan trọng của vốn ODA là trợ giúp cán
cân thanh toán quốc tế khi bị thâm hụt nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường
ngoại hối, tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính. Ở các nước đang phát triển,
thâm hụt tài khoản vãng lai (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) là nguyên nhân
chính gây ra thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Muốn tạo sự cân bằng cán
cân thanh toán thì cần có thặng dư trong tài khoản vốn. Khi đó, vốn ODA là
yếu tố quan trọng đảm bảo mục tiêu này, từ đó mà có thể duy trì sự ổn định
của tỷ giá hối đoái lãi suất, làm cơ sở cho sự ổn định tốc độ tăng trưởng và
phát triển [20], [22].
1.1.4.3. Vốn ODA thúc đẩy các nước đang phát triển cải thiện thể
chế, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước và kinh tế
Các quốc gia nhận vốn ODA không chỉ tận dụng được những ưu đãi
mà cùng với điều đó là phải thực hiện những cam kết về kinh tế, chính trị và
văn hóa. Một nội dung quan trọng là các quốc gia này cần phải thực hiện
thành công chương trình cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Tùy từng
quốc gia mà mức độ là khác nhau. Cụ thể là các quốc gia cần đưa ra chiến
lược phát triển kinh tế rõ ràng và có tính khả thi, song hành là hệ thống pháp
luật về kinh tế, thương mại và đầu tư được hình thành rõ ràng, có hiệu lực.
Các chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư, đối ngoại được sử dụng như là công


25

cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các chính sách này được sử dụng theo chiều
hướng khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở cửa thị trường
trong nước để từng bước gắn nền kinh tế với nền kinh tế thế giới [24].
Với việc các nhà tài trợ thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả

thực hiện những cam kết của nước nhận vốn ODA làm cơ sở để họ đưa ra
quyết định có tiếp tục tài trợ hay không thì đã buộc các nước nhận vốn ODA
phải từng bước thực hiện cải cách thể chế theo hướng thị trường. Như vậy,
vốn ODA đã tác động tới quá trình cải cách thể chế.
- Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được nâng lên.
Về mặt tổ chức, chính phủ thực hiện những cải cách trong bộ máy
hành chính, bắt đầu có sự phân định rõ quyền hạn, chức năng giữa các cơ
quan quản lý nhà nước địa phương, Trung ương, ngành với nhau, giữa cơ
quan quản lý nhà nước và các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy,
hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được nâng lên,
mặt khác các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng chức năng của mình
tuân theo hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước, vừa đảm bảo
việc thu lợi nhuận, vừa đem lại lợi ích cho quốc gia.
Về năng lực cán bộ, việc tiếp nhận vốn ODA có tác dụng nâng cao
năng lực cán bộ quản lý, nhất là đối với công chức nhà nước. Việc thực hiện
giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA luôn cần có sự cộng tác, phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ. Trong đó, các nhà tài
trợ đã cộng tác với nhiều quốc gia trên nhiều lĩnh vực dự án khác nhau. Do
vậy, các cán bộ, chuyên gia của Chính phủ sẽ học hỏi được nhiều kinh
nghiệm trong quá trình khảo sát, tìm kiếm ý tưởng đầu tư, xây dựng dự án khả
thi và tiền khả thi; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả của một
chương trình, dự án đầu tư. Ngoài ra còn giúp các chuyên gia trong việc phân
tích và đưa ra những chính sách kinh tế có hiệu lực.
1.1.5. Điều kiện để được tiếp nhận vốn ODA


×