Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Nguyen thi phuong thao k2018 6799 4876

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊN
CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊN
CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNGĐẠIHỌCSƯPHẠMKỸTHUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số: 702/QĐ-ĐHSPKT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giao đề tài luận văn tốt nghiệp và người hướng dẫn năm 2020
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 426/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1976 của Thủ tướng Chính phủ
về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học và Quyết định số
118/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tưởng Chính phủ về việc tổ chức lại
Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tách Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường Đại học;
Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 về việc phê duyệt đề án
thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh;
Căn cứ Thơng tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc Ban hành Qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ vào Biên bản bảo vệ Chuyên đề của ngành Giáo dục học vào ngày 29/02/2020;
Xét nhu cầu công tác và khả năng cán bộ;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao đề tài Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ và người hướng dẫn Cao học năm 2020
cho:
Học viên
: Nguyễn Thị Phương Thảo
MSHV: 1920213
Ngành
: Giáo dục học
Tên đề tài
: Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Huế
Người hướng dẫn : PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh
Thời gian thực hiện : Từ ngày 01/03/2020 đến ngày 30/08/2020
Điều 2. Giao cho Phòng Đào tạo quản lý, thực hiện theo đúng Qui chế đào tạo trình độ
thạc sĩ của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
Điều 3. Trưởng các đơn vị, phòng Đào tạo, các Khoa quản ngành cao học và các Ơng
(Bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận :
- BGH (để biết);
- Như điều 3;
- Lưu: VT, SĐH (3b)

HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS. Đỗ Văn Dũng


i



ii


iii


iv


v


vi


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 18/03/1991
Nơi sinh: Quảng Trị
Quê quán: Quảng Trị
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Điện thoại: 0935904055
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung cấp chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Chính quy

Nơi học: Trường TCPH Thừa Thiên Huế

Thời gian đào tạo từ 2009 đến 2013
Ngành học: Trung cấp Phật học

2. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 2013 đến 2017
Nơi học: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế Ngành học: Cử nhân Phật học
Tên luận văn tốt nghiệp:Tư tưởng Phật giáo trong thơ Vũ Hoàng Chương
Ngày & nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: 10/2017, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Người hướng dẫn: ĐĐ.TS Thích Thiền Trí
3. Cao học
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 2019 đến 2021
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Ngành học: Giáo dục học
Tên luận văn: Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo
Việt Nam tại Huế
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 27/11/2020, Viện Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Thị Kim Oanh
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

2017 đến nay

Nơi công tác
Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Khuyết Tật
chùa Long Thọ


Công việc đảm nhiệm
Phó giám đốc

Huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế

Ủy viên ban Hoằng pháp huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Thư ký phòng sinh viên vụ

vii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Người cam đoan
Nguyễn Thị Phương Thảo

viii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường,
quý Thầy Cơ Viện Sư phạm Kỹ thuật và phịng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập,

nghiên cứu và thực hiện tốt luận văn trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Thị Kim Oanh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong suốt
thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin thành kính niệm ân đến tất cả Hội đồng Điều hành, quý Giáo thọ sư,
Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã tận tình giúp đỡ cũng
như góp ý để tơi hồn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến quý báu
của quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương Thảo

ix


TÓM TẮT
Giá trị của Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ với bao thăng trầm và đã
có một vị trí vững chắc trong lịng cơng chúng. Phật giáo hiện đại muốn tiếp nối những vẻ
vang xưa, khi mỗi Tăng Ni là nhà giáo dục chân chính, biết dấn thân và trang bị đầy đủ
những kỹ năng mềm. Với những ưu tư ấy, đề tài tập trung nghiên cứu các kỹ năng mềm
nhằm giúp Tăng Ni sinh viên có đầy đủ tư lương trên bước đường hoằng pháp độ sanh.
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng mềm nhưng nghiên
cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên chưa được quan tâm nhiều. Qua đó,
nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo
Việt Nam tại Huế” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Luận văn gồm có các phần chính sau:
Phần mở đầu, gồm: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,

khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên
Tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên
như: nghiên cứu lịch sử vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên trên thế giới
và trong nước, các khái niệm cơ bản liên quan đến giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni
sinh viên. Nghiên cứu mục tiêu, chức năng, nội dung, hình thức, phương pháp và các yếu
tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên. Qua nghiên cứu lý luận
cho thấy, kỹ năng mềm là điều kiện thuận lợi cho hoằng pháp của mỗi Tăng Ni sinh viên.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Huế
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế qua hai hoạt động như sau:
— Hoạt động công tác giáo dục kỹ năng mềm của Giáo thọ sư cho Tăng Ni sinh viên
cho thấy, Giáo thọ sư nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng mềm cần giáo dục cho
Tăng Ni sinh viên. Tuy nhiên, về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng
mềm cho Tăng Ni sinh viên chưa thật sự đa dạng và phong phú.

x


— Hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên cho thấy, Tăng Ni sinh
viên đã bước đầu nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng mềm cần rèn luyện. Tuy
nhiên, Tăng Ni sinh viên chưa có được mơi trường thuận lợi để rèn luyện và trải nghiệm
các kỹ năng mềm, vì vậy mức độ biểu hiện các kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên
thường chỉ ở mức trung bình.
Qua phân tích thực trạng cũng thấy được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng nhiều đến kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, và nguyên tắc đề xuất
các biện pháp, đề tài nghiên cứu đề xuất 03 biện pháp như sau:
— Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.
— Tích hợp kỹ năng mềm vào dạy học các môn chuyên ngành Phật giáo.
— Rèn luyện kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
Sau khi xây dựng các biện pháp, đề tài tiến hành khảo sát Giáo thọ sư và Tăng Ni
sinh viên về tính khoa học, khả thi và cần thiết. Kết quả cho thấy, Giáo thọ sư và Tăng Ni
sinh viên đều thống nhất về tính khoa học, khả thi và cần thiết của các biện pháp.
Nhằm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, đề tài đã thực nghiệm sư phạm với 02 biện
pháp. “Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên” qua hoạt động “Tập huấn về kỹ
năng thuyết trình” và “Rèn luyện kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp” qua hoạt động “Tổ chức cho Tăng Ni sinh viên thực tập
hoằng pháp tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán” với 03 chủ đề khác nhau. Kết
quả cho thấy, thực nghiệm sư phạm đã tác động tích cực đến nhận thức, kỹ năng và thái độ
rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên.
Phần kết luận: Đề tài sau khi hoàn chỉnh sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới,
đóng góp và nâng cao chất lượng công tác giáo dục Phật giáo ở Học viện Phật giáo Việt
Nam tại Huế nói riêng và giáo dục trong cả nước nói chung.

xi


ABSTRACT
The value of Buddhism has existed for more than twenty-five centuries with many
ups and downs and has a firm position in the hearts of the public. Modern Buddhism wants
to continue the old glories, when each monastics is a true educator, committed and fully
equipped with soft skills. With these concerns, the topic focuses on researching soft skills
to help monastic students have full true qualifications on the way to propagate truth of
Buddhism.

There are many studies on soft skills education, but the research on soft skills
education for monastic students has not been paid much attention yet. Thereby, the study
of the topic “Education of soft skills for Monastic students of the Vietnam Buddhist
Academy in Hue city” has theoretical and practical significance.
The thesis includes the following main sections:
The introduction includes: Rationale for choosing topic, research objective, research
task, object and object of research, research hypothesis, research scope, research method.
Chapter 1: Theoretical foundations of soft skills education for Monastic students.
Focus on clarifying the theoretical basis of soft skills education for monastic students,
such as: historical research on soft skills education for monastic students in the world and
in the country, basic concepts related to soft skills education for monastic students.
Research objectives, functions, content, path, methods and factors affecting soft skills
education for monastic students. Through theoretical research shows that soft skills are
favorable conditions for the path of Buddhism of monastic students.
Chapter 2: Current situation of soft skills education for Monastic students of
Vietnam Buddhist Academy in Hue city
Research on the current status of soft skills education for monastic students of
Vietnam Buddhist Academy in Hue city through two activities as follows:
— The teaching of soft skills of Buddhist ethics for monastic students shows that
Buddhist ethics are aware of the need for soft skills that need to be educated for monastic
students. However, in terms of content, path and method of educating soft skills for
monastic students are not diverse and abundant.

xii


— The practice of training soft skills of monastic students shows that monastics are
initially aware of the need for soft skills that need to be trained. However, monastic
students do not have a favorable environment to practice and experience soft skills, so the
level of expression of soft skills of monastic students is usually only about average.

Through analysis of the situation, we can also see that the objective and subjective factors
greatly affect the soft skills of students who are monks and nuns.
Chapter 3: Proposing soft skills education measures for Monastic students of
Vietnam Buddhist Academy in Hue city
From the theoretical basis in chapter 1 and the current situation in chapter 2, and the
principles of proposing measures, the research topic proposes 03 measures as follows:
— Training on soft skills for monastic students.
— Integrating soft skills into teaching Buddhist subjects.
— Train soft skills for monastic students through organizing extracurricular activities.
After building the measures, there was a topic of surveying Buddhist Ethics and
Monks and Nuns concerning the science, feasibility and necessity. The results show that
all Buddhist Ethics, and monks and nuns totally agree on the science, feasibility and
necessity of the measures.
In order to verify the research hypothesis, the topic was experimented with pedagogy
with 02 measures. "Training on soft skills for students who are monks and nuns" through
the activities "Training on presentation skills" and "Training soft skills for students who
are monks and nuns through organizing extra-curricular activities" through activities
"Organization for monastic students to practice teaching Dharma at Lieu Quan Buddhist
Cultural center" with 03 different topics. The results showed that pedagogical experiment
had a positive impact on the perception, skills and attitude of training soft skills of
monastic students.
Conclusion: The topic, after being completed, will open up many new research
directions, contribute to and improve the quality of Buddhist education at Vietnam
Buddhist Academy in Hue city in particular and education throughout the country in
general.

xiii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................. 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn........................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊN..8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên
trên thế giới và tại Việt Nam...................................................................................... 8
1.1.1. Trên thế giới..................................................................................................... 8
1.1.2. Tại Việt Nam..................................................................................................14
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...........................................................................19
1.2.1. Giáo dục.........................................................................................................19
1.2.2. Kỹ năng..........................................................................................................19
1.2.3. Kỹ năng mềm.................................................................................................20
1.2.4. Tăng Ni sinh viên.......................................................................................... 21
1.2.5. Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.............................................22
1.3. Vai trị của cơng tác giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên...................22
1.4. Phân loại kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên................................................... 23
1.4.1. Kỹ năng thuyết trình...................................................................................... 25
1.4.2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc...........................................................................26
1.4.3. Kỹ năng sử dụng công nghệ.......................................................................... 27
1.5. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.................................... 28

xiv



1.6. Hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên................................... 32
1.7. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.............................. 36
1.8. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên........................41
1.9. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.......... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................48
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊN
CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ..............................................49
2.1. Khái quát về Học viện Phật giáo Việt nam tại Huế...............................................49
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế...........................................................................54
2.2.1. Nhận thức của Giáo thọ sư về sự cần thiết của giáo dục kỹ năng mềm cho
Tăng Ni sinh viên .....................................................................................................55
2.2.2. Nhận thức của Giáo thọ sư về mức độ quan trọng của các kỹ năng mềm
cần giáo dục cho Tăng Ni sinh viên......................................................................... 56
2.2.3. Đánh giá của Giáo thọ sư về mức độ biểu hiện các kỹ năng mềm của
Tăng Ni sinh viên......................................................................................................59
2.2.4. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên...............................64
2.2.5. Hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên............................. 66
2.2.6. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên........................ 68
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni
sinh viên.................................................................................................................... 70
2.3. Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên tại
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế...........................................................................72
2.3.1. Nhận thức của Tăng Ni sinh viên về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng mềm .. 72
2.3.2. Nhận thức của Tăng Ni sinh viên về mức độ quan trọng của các kỹ năng mềm ... 74
2.3.3. Mức độ biểu hiện các kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên .........................75
2.3.4. Thái độ rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên................................ 80

xv



2.3.5. Tăng Ni sinh viên thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng mềm ...............82
2.3.6. Tăng Ni sinh viên tham gia các hình thức giáo dục kỹ năng mềm................83
2.3.7. Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về mức độ tác động của các hình thức rèn
luyện kỹ năng mềm................................................................................................... 86
2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni
sinh viên.....................................................................................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................93
Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI
SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ.........................94
3.1. Cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni
sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế............................................. 94
3.1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................... 94
3.1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 95
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh
viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế............................................................ 96
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu................................................................. 96
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng............................................................... 96
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................. 97
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống................................................................. 97
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.................................................................97
3.3. Các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Huế.......................................................................................... 98
3.3.1. Biện pháp 1: Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên...................98
3.3.2. Biện pháp 2: Tích hợp kỹ năng mềm vào dạy học các môn chuyên ngành
Phật giáo..................................................................................................................102
3.3.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp .............................................................................108

xvi



3.4. Đánh giá tính khoa học, tính khả thi và cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ
năng mềm cho Tăng Ni sinh viên............................................................................... 111
3.4.1. Đánh giá của Giáo thọ sư về các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho
Tăng Ni sinh viên....................................................................................................112
3.4.2. Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm
cho Tăng Ni sinh viên............................................................................................. 115
3.5. Thực nghiệm sư phạm..........................................................................................119
3.5.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 119
3.5.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 119
3.5.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm.............................................................119
3.5.4. Phương pháp thực nghiệm............................................................................119
3.5.5. Kết quả thực nghiệm.....................................................................................126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 148
PHỤ LỤC.............................................................................................................................151

xvii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

1


ĐTKVN

2

đ

3

GHPGVN

4

GD

Giáo dục

5

KN

Kỹ năng

6

KNM

Kỹ năng mềm

7


GTS

Giáo thọ sư

8

HVPGVN

9

HN

10

NXB

Nhà xuất bản

11

TBC

Trung bình cộng

12

TNSV

Tăng Ni sinh viên


13

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

14

TPHCM

Đại tạng kinh Việt Nam
Điểm
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam
Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

xviii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Biểu hiện của kỹ năng thuyết trình...................................................................25
Bảng 1.2: Biểu hiện của kỹ năng kiểm sốt cảm xúc....................................................... 26

Bảng 2.1: Nhận thức của GTS về sự cần thiết của GD KNM cho TNSV......................167
Bảng 2.2: Nhận thức của GTS về mức độ quan trọng của các KNM cần giáo dục cho TNSV167
Bảng 2.3: Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN thuyết trình của TNSV............168
Bảng 2.4: Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN kiểm soát cảm xúc của TNSV..........168
Bảng 2.5: Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN sử dụng công nghệ của TNSV......... 168
Bảng 2.6: Đánh giá chung của GTS về mức độ biểu hiện các KNM của TNSV...........169
Bảng 2.7: Nội dung GD KNM cho TNSV......................................................................169
Bảng 2.8: Hình thức GD KNM cho TNSV.....................................................................169
Bảng 2.9: Phương pháp GD KNM cho TNSV............................................................... 170
Bảng 2.10: Đánh giá của GTS về các yếu tố ảnh hưởng đến GD KNM cho TNSV..... 170
Bảng 2.11: Nhận thức của TNSV về sự cần thiết rèn luyện KNM................................ 171
Bảng 2.12: Nhận thức của TNSV về mức độ quan trọng các KNM .................................... 171
Bảng 2.13: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện KN thuyết trình......................... 172
Bảng 2.14: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện KN kiểm soát cảm xúc..............172
Bảng 2.15: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện KN sử dụng công nghệ............. 172
Bảng 2.16: Đánh giá chung của TNSV về mức độ biểu hiện KNM.............................. 172
Bảng 2.17:Thái độ rèn luyện KNM của TNSV.............................................................. 173
Bảng 2.18: Rèn luyện KNM qua thực hiện các nội dung GD KNM của TNSV........... 173
Bảng 2.19: Rèn luyện KNM qua tham gia các hình thức GD KNM của TNSV........... 174
Bảng 2.20: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNM
đến kỹ năng thuyết trình của TNSV............................................................174

xix


Bảng 2.21: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNM
đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc của TNSV................................................ 174
Bảng 2.22: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNM
đến kỹ năng sử dụng công nghệ của TNSV................................................174
Bảng 2.23: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNM của TNSV........................175

Bảng 3.1: Đánh giá của GTS về tính khoa học của các biện pháp GD KNM cho TNSV........176
Bảng 3.2: Đánh giá của GTS về tính khả thi của các biện pháp GD KNM cho TNSV........... 176
Bảng 3.3: Đánh giá của GTS về tính cần thiết của các biện pháp GD KNM cho TNSV.........176
Bảng 3.4: Đánh giá của TNSV về tính khoa học của các biện pháp GD KNM cho TNSV.....177
Bảng 3.5: Đánh giá của TNSV về tính khả thi của các biện pháp GD KNM cho TNSV........ 177
Bảng 3.6: Đánh giá của TNSV về tính cần thiết của các biện pháp GD KNM cho TNSV.....177
Bảng 3.7: Nhận thức của TNSV về tính cần thiết rèn luyện KNM trước và sau TNSP 178
Bảng 3.8: Thái độ của TNSV trước và sau TNSP.......................................................... 178
Bảng 3.9: Mức độ biểu hiện KNM của TNSV trước TNSP...........................................178
Bảng 3.10: Mức độ biểu hiện KNM của TNSV sau TNSP ........................................... 179

xx


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH - BIỂU ĐỒ

TRANG

Hình 2.1: Cơ sở 1, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế............................................49
Hình 2.2: Cơ sở 2, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế............................................49
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế...................................51
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của GTS về sự cần thiết của GD KNM cho TNSV............... 55
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của TNSV về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng mềm............... 73
Biểu đồ 2.3: Thái độ rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên..........................82
Biểu đồ 3.1: Thái độ của Tăng Ni sinh viên trước và sau TNSP............................... 128

xxi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại công nghệ thông tin, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu
rộng, đã đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế nói chung và
lĩnh vực giáo dục nói riêng. Trước những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, địi hỏi các ngành khơng ngừng phát triển và thay đổi tồn diện, trong
đó lĩnh vực giáo dục đào tạo là một trong những ngành cần sớm thích nghi và thay đổi
tích cực. Sinh viên trong thời đại mới u cầu có khả năng thích nghi với mơi trường
làm việc mới, thường xuyên thay đổi và phát triển khơng ngừng, để làm được việc này,
ngồi vấn đề chun môn sinh viên cần được trang bị về kỹ năng nghề nghiệp cũng
như các kỹ năng mềm cần thiết. Trước bối cảnh chung của xã hội với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật dẫn đến việc đòi hỏi năng lực của con người ngày càng cao hơn, kỹ
năng mềm là năng lực khơng thể thiếu của bất kì một cá nhân nào.
Phật giáo cũng không là ngoại lệ. Giáo dục đào tạo và tu tập không chỉ là điều
kiện tiên quyết đưa đến sự giác ngộ, giải thoát mà còn là phương tiện căn bản để hoằng
pháp. Tăng Ni muốn tuyên dương giáo pháp, thì phải hiểu rõ Phật pháp và nhu cầu của
xã hội. Phật pháp cũng không phải tự nhiên sinh ra là biết được mà phải trải qua q
trình tu học nghiêm túc. Chính vì thế, Phật giáo rất xem trọng vấn đề giáo dục đào tạo,
đặc biệt GD KNM nhằm thực hiện sự nghiệp hoằng pháp ngày một tốt hơn. Đề cập tới
Vai trò của vấn đề hoằng pháp trong xu hướng thời đại mới Hịa thượng Thích Giác
Quang nhấn mạnh: “Giáo dục Phật giáo khơng những có trách nhiệm đào tạo Tăng Ni
có kiến thức Phật học và thế học, đào tạo tác phong tư cách, phẩm chất mà phải trang
bị cho Tăng Ni đầy đủ những KNM cần thiết để phù hợp với xã hội hiện đại” [17].
Trên thực tế cho thấy, đa số sinh viên hiện nay vẫn còn nhầm lẫn về chuẩn giá trị
đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và tầm quan
trọng của việc tích lũy và trang bị KNM trong quá trình sống và học tập cho đến khi ra
trường và tìm việc, vì vậy có rất nhiều sinh viên khơng có việc làm sau khi ra trường

1



×