ASSIGNMENT
MƠN: NHẬP MƠN KINH TẾ
GVHD: Cơ Nguyễn Diệu Linh
Lớp: PB12301
Tên SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Đà nẵng , tháng 12 năm 2016
Mục lục :
Page 1
I.
Tổng quan về các loại hình nền kinh tế và chính sách của chính phủ…...3
1. Cho 3 ví dụ và phân tích về chi phí cơ hội mà bạn đã phải đánh đổi trong
học tập va cuộc sống………….......................................................3
2. Thu thập dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong 3 năm
gần nhất để tính lạm pháp trong 3 năm đó………………………….......4
3. Thu thập dữ liệu về CPI của Việt Nam trong 3 tháng gần nhất để tính lạm
pháp trong 3 năm đó……………………………………………….5
4. Tìm hiểu những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm chuyển đổi nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
II.
III.
IV.
nước…………………………………………………………………….6
Cung - cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cung - cầu………………………10
1. Giải bài toán số 1………………………………………………………10
2. Giải bài tốn số 2………………………………………………………11
Doanh thu , chi phí và lợi nhuận của các loại hình doanh ngiệp…………13
1. Giải bài tốn số 1………………………………………………………13
2. Giải bài tốn số 2………………………………………………………14
Tìm hiểu về tổ chức thương mại thế giới WTO và tầm quan trọng của
thương mại quốc tế đối với Việt Nam………………………………………15
1. WTO là gì , năm thành lập? Mục tiêu hoạt động và chức năng hoạt động
của WTO? Tìm hiểu 4 nguyên tắc cơ bản pháp lý của WTO. Trong các
nguyên tắc đó nguyên tắc nào là quan trọng nhất?................................15
2. Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào , cơ hội và thách thức Việt Nam
gặp phải khi gia nhập WTO là gì , bạn hãy phân tích?..........................18
Page 2
I.
Tổng quan về các loại hình nền kinh tế
và chính sách của chính phủ:
1. Cho 3 ví dụ và phân tích về chi phí cơ hội mà bạn phải đánh đổi trong học tập
và cuộc sống,
VD1: Tơi có số tiền là 500tr và định kinh doanh một tiệm bán tạp hóa . Nếu tơi mở
tiệm thì lời 6tr/1 tháng . Tiền sinh hoạt của tôi 3tr/1 tháng. Nếu gởi 500tr đó vào ngân
hàng thì tơi nhận được lãi suất là 0,5% mỗi tháng. Tôi đi làm them công việc ở ngồi
là 4tr/1 tháng . Chi phí cơ hội để tơi mở tiệm cà phê 1 tháng là bao nhiêu ?
Giải:
Nếu tơi mở tiệm thì tiền hàng tháng tơi nhận được là 6tr
Nếu tôi đi làm và gởi tiền vào ngân hàng thì mỗi tháng tơi sẽ nhận được số tiền
như sau :
4.000.000+ (500.000.000*0,5%)= 6,5tr
Chi phi cơ hội để tôi mở tiệm cà phê là 6,5tr/1 tháng
VD2: Tơi có đăng ký đi học một lớp tiếng anh học thêm một lớp tiếng anh 1 tháng
1tr , mua sách để học là 500k . Tôi làm thêm đúng giờ đi học tiếng anh một tháng
được 2tr . Vậy thì chi phí để tôi học lớp tiếng anh là bao nhiêu ?
Giải:
Chi phí cơ hội để tơi học lớp tiếng anh là : 2tr+ 500k+ 1tr= 3,5tr
VD3: Tôi muốn đi về quê mà không biết nên đi loại phương tiện nào . Nếu đi taxi,
xe máy, tàu thì số tiền tơi mất cho mỗi loại phương tiện trong 1h như sau: $60, $30,
$15. Và thời gian để tôi về đến quê đối với mỗi phương tiện lá 1h, 2h , 3h. Tôi nên đi
loại phương tiện nào để giảm được chi phí và chi phí cơ hội dành cho loại phương
tiện đó là bao nhiêu ? với việc tơi đi làm thêm 1h được $20
Giải:
Phương tiện
Thời gian
tôi đi mỗi
loại phương tiện
Và thời gian làm
mà tôi phải mất
1h
2h
3h
Taxi
Xe máy
Tàu
$60+$20=$80
-
$60+ $40=$100
-
$45+$60=$105
Tôi nên đi taxi để giảm được chi phí và chi phí cơ hội tơi mất cho phương tiện đó
là $80
2. Thu thập dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong 3 năm gần
nhất để tính lạm pháp trong 3 năm đó.
Page 3
Năm
GDP thực tế(tỷ đồng)
GDP dang nghĩa
(tỷ đồng)
2012
2.412.778
3.245.429
2013
2.543.596
3.584.262
2014
2.695.769
3.937.856
Cơng thức tính tỉ lệ lạm pháp:
If
Trong đó : DGDP(t)
DGDP2012
DGDP2013
DGDP2014
Vì chọn năm 2012 làm năm gốc , nên chỉ cần tính lạm phát của năm 2013 và 2014
If2013
If2014
3. Thu thập dữ liệu về CPI của Việt Nam trong 3 tháng gần nhất để tính lạm phát
trong 3 tháng đó
Tháng
Chỉ số tiêu dùng CPI
7
99,93
8
99,79
9
100,11
If8
Page 4
If9
4. Tìm hiểu những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm chuyển đổi từ nền kinh
tế tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa
lịch sử.
Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục
được nạn lạm phát có lúc trên 70% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm
1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương
thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực,
Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới.Hiện nay
Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến
năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc
thực hiện chính sách cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5
năm (1993-1998), thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam đã tăng 2,45 lần.Một
đặc điểm khác đáng chú ý nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã xác định đổi mới
kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh tế. Nhờ định hướng đúng
đắn mà những yêu cầu cấp thiết của nhân dân ta về sản xuất và đời sống được giải
quyết, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, tự nó trở thành
động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới giành nhiều thắng lợi.Song song với đổi mới
kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền
làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học - cơng nghệ
cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách
phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy,
trong những năm vừa qua, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học,
hiện nay chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ đang được
thực hiện ở hầu hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như
khoa học xã hội và nhân văn.Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính
sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường
lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm
vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực
Page 5
thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).Tháng 3-1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
gồm 10 nước châu Á và 15 nước châu Âu với tư cách thành viên sáng lập. Tháng 102004, Hội nghị ASEM lần thứ năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam.Tháng
11-1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương ở ven
hai bờ Thái Bình Dương.Chính trong q trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh
chóng mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động,
tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,752 tỷ USD, tính chung bốn năm từ năm 2001
đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu
bình quân bốn năm khoảng 14,6%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm
2004 đạt trên 305 USD/người.Đổi mới ở Việt Nam đã kết hợp được nội lực và ngoại
lực. Tháng 12-1987, Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thời
gian ấy đến nay, đất nước ta đã thu được hàng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngồi
với hàng nghìn dự án, trong số đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD. Có thể nói rằng,
nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam thời kỳ đổi mới. Ngồi ra, Việt Nam cịn tranh thủ được nguồn viện trợ phát
triển chính thức (ODA) ngày càng cao.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ
hội để Việt Nam tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đồng thời, thơng qua các dự án hợp tác với
nước ngồi, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý
tiên tiến.Những thành tựu đổi mới trên bắt nguồn từ đổi mới tư duy. Việc đổi mới tư
duy mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam đề ra rất khái quát, nhưng hết sức cơ bản và có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp
tục đổi mới về sau. Khi công cuộc đổi mới được triển khai và đi vào chiều sâu thì đổi
mới tư duy càng được đẩy mạnh. Bất cứ một sự ngưng trệ nào trong tư duy cũng đều
làm ngưng trệ sự đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đổi
mới về kinh tế, chính trị, xã hội vừa là kết quả đổi mới tư duy, lại vừa đặt ra những
yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy ở trình độ cao hơn.Ở Việt Nam, đổi mới
không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho chủ nghĩa xã hội đi tới thắng
lợi. Đổi mới không phải là phủ định quá khứ mà khẳng định những gì hiểu đúng, làm
đúng, loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, bổ sung những nhận thức mới, đáp ứng yêu cầu
của tình hình nhiệm vụ mới.Thực hiện được những điều trên đây thực sự là cuộc đấu
tranh phức tạp giữa cái đúng và cái sai, giữa tiến bộ và lạc hậu, lỗi thời, giữa cái mới
thúc đẩy sự phát triển và cái cũ cản trở sự phát triển. Tiêu chuẩn để phân biệt những
mặt trái ngược đó chính là thực tiễn - kết quả về kinh tế, xã hội giành được trong thời
kỳ đổi mới.Thành tựu đổi mới ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trên một số vấn đề
sau đây:
Page 6
-
Thứ nhất, chuyển từ mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung chỉ có hai thành
phần kinh tế (nhà nước và tập thể) sang mơ hình mới - kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn
đầu tư nước ngồi), trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống
nhất biện chứng với tính đa dạng các hình thức sở hữu, đa dạng các hình thức
phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu
nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Đây là đổi mới căn bản mà ý nghĩa sâu xa của
nó là tơn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó đã mở đường giải phóng mọi
tiềm năng xã hội, giải phóng sức sản xuất. Nhân tố quan trọng bậc nhất của lực
lượng sản xuất là con người: Người lao động làm chủ, được thúc đẩy bởi quy
luật lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động là động lực trực tiếp và
là cơ sở để thực hiện phát triển lợi ích của tập thể và của tồn xã hội.
-
Thứ hai, từ mơ hình quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hố tập trung
chuyển sang mơ hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Điểm nổi bật
trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao
cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới có tính chất đột phá là từ
chỗ về cơ bản không sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, chuyển sang coi thị
trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Còn kế hoạch mang tính
định hướng, điều tiết ở tầm vĩ mơ, thị trường có vai trị trực tiếp hướng dẫn
các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất
kinh doanh.Cơ chế thị trường thừa nhận cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển,
nhưng đồng thời dẫn tới sự chênh lệch, sự phân hóa giàu nghèo. Đây là mặt trái
của cơ chế thị trường.Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải có chính sách đúng đắn để
cho cơ chế thị trường đẩy sự phân hóa giàu nghèo vượt qua giới hạn cho phép.
Việt Nam đã giải quyết vấn đề này bằng chính sách xóa đói, giảm nghèo được
thực hiện tương đối hiệu quả.Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói,
giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao
Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, đại diện của nhiều tổ chức
và nhà tài trợ quốc tế đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong cơng
cuộc xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất
khu vực Đông Nam Á.
-
Thứ ba, đổi mới hệ thống chính trị từ chế độ tập trung quan liêu, với phương
thức quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh vực của
đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với tôn trọng luật pháp, kỷ cương xã
hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp
phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với tăng trưởng kinh tế,
Page 7
phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới, động lực mới, thúc đẩy
công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều thành quả.Hệ thống chính trị ở
Việt Nam gồm ba phần cấu thành: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đồn thể
nhân dân. Nói đổi mới hệ thống chính trị thực chất là đổi mới tổ chức, cán bộ và
phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị đó. Cụ thể là:
Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là
một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật.Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự
đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực
lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng...
Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”1.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước thể hiện
và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, định ra pháp luật, tổ chức
quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, kế hoạch và các
chính sách cụ thể. Lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân, nhờ vậy đã có cơ chế và biện pháp kiểm sốt, ngăn
ngừa và chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vơ trách
nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và
các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân
tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng
trong sự nghiệp đồn kết toàn dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam. “Các đồn thể nhân dân, tùy theo tính chất, tơn chỉ
và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau
chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa giáo dục nâng cao trình
độ mọi mặt cho đồn viên, hội viên, vừa tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội”2.
Thành tựu đạt được trong việc thực hiện đổi mới hệ thống chính trị là đáng kể. Đổi
mới đã tạo ra bầu không khí dân chủ và cởi mở trong xã hội, đã thiết lập được các cơ
chế và chính sách để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Tất cả những điều vừa
Page 8
trình bày trên đây đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.Thành tựu này được các
nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem
đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
II.
Cung – cầu và các yếu tố ảnh hưởng
đến cung – cầu
1. Thị trường sản phẩm X đang cần bằng ở mức giá P*=10 và Q*=20. Tại điểm
cân bằng ED =-1 và ES =0,5. Cho biết hai hàm cung và cầu đối với hàng hóa X là
tuyến tính.
a. Xác định hàm cầu , hàm cung của X
b. Nếu chính phủ định giá Pmin=15 và hứa sẽ mua hết sản phẩm thừa thì chính
phủ cần chi bao nhiêu tiền?
Giải:
a. Ta có cơng thức tính hệ số co giản là :
• Ed = -b * (P/Q)
-1 = -b * ẵ
=> b = 2
ã Es = d * (P/Q)
0,5 = d * ½
=>d = 1
o Với b = 2 mà Q = a – bP => a = Q + bP = 20 + 2*10 = 40
Vậy phương trình đường cầu là: QD = 40 – 2P
o
Với d = 1 mà Q = c + dP => c = Q – dP = 20 – 1*10 = 10
Vậy phương trình đường cung là: QS = 10 + P
b. Với Pmin = 15 => Qd = 40 – 2*15 = 10
=> Qs = 10 + 15 = 25
Page 9
Vì Pf > Pcb => QS > QD => Sự dư thừa hàng hóa
Lượng hàng hóa dư thừa: Q = QS – QD = 25 – 10 = 15
Số tiền Chính Phủ chi ra để mua hết phssfn dư thừa:
Pf *
Q = 15*15 = 225
2. Hàm cung và cầu của X trên thị trường có dạng:
(D): Q = 60 – 3P
(S): P = Q – 30
a. Hãy xác định mức giá cân bằng và lượng cân bằng. Vẽ đồ thị hàm cung cầu và
xác định điểm cân bằng trên đồ thị.
b. Xác định độ co giãn của cung , cầu đối với giá tại mức P=10 và trong khoảng
giá P=12 , P=15.
Giải:
a. Từ phương trình đường cung P = Q – 30 => Q = 30 + P
Ta có Qs = Qd
60 – 3P = 30 + P
=> P* = 7,5
=> Q* = 37.5
Đồ thị:
Hàm cung : Q = 30 + P
Q = 0 => P = -30
P = 0 => Q = 30
Hàm cầu : Q = 60 – 3P
Q = 0 => P = 20
P = 0 => Q = 60
Page
10
b. Độ co giãn của cầu đối với giá tại mức giá P=10
Tại mức giá P=10
Tại P=12 →
Tại P=15→
Độ co giãn của cung trong khoảng giá P=12 và P=15:
Tại P=12→
Tại P=15→
Độ co giãn của cầu trong khoảng giá P=12 và P=15 là:
= -2.077
III.
Doanh thu , chi phí và lợi nhuận
của các loại hình doanh nghiệp
1. Thị trường gạo được coi là cạnh tranh hồn hảo, có 3000 hộ tiêu dùng và
3000 hộ sản xuất. Hàm cầu của mỗi hộ tiêu dùng có dạng: P= 40 - Q/1000.
Hàm tổng chi phí của mỗi hộ sản xuất có dạng:
TC = 0,01Q2 + 2Q + 10
Page
11
a. Xác định hàm cầu và hàm cung của thị trường.
b. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường.
c. Xác định lợinhuận của mỗi hộ gia đình trồng lúa.
d. Ở mức giá thị trường là bao nhiêu thì tất cả các hộ gia đình trồng lúa
phải chuyển hướng kinh doanh.
Giải:
a. Ta có: Pcầu = => Qtd = 40000 – 1000P
Có 3000 hộ tiêu dùng : Qcầu = 3000 * Qtd = 3000 * (40000 – 1000P)
= 120000000 – 3000000P
2
Có TC => Pcung = MR = (TC)’ = (0.01Q + 2Q + 10)’ = 0,02Q +2
Qsx = 50P – 100
Qcung = 3000 * Qsx = 3000 * (50P – 100) = 150000P – 300000
b. Khi thị trường cân bằng: Qsx = Qcầu
150000P – 300000 = 120000000 – 3000000P
P = 38,19
Q = 5430000
c. Ta có sản lượng mỗi hộ gia đình sản xuất được là : Qsx = = 1810
TR = P * Q = 1810 * 38,2 = 69142
TC = 0,01 * 18102 + 2 * 1810 + 10 = 36391
TP = TR – TC = 69142 – 36391 = 32751
d. Các hộ gia đìng đóng cửa sản xuất khi AVC = MC
AVC = = 0,01Q +2
MC = (TC)’ = (0.01Q2 + 2Q + 10)’ = 0,01Q + 2
AVCmin khi Q = 0
P=2
Vậy khi P = 2 thì tất cả các hộ gia đình phải chuyển hướng sang kinh doanh.
2. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2+2Q+100 đối diện với hàm
cầu P = 122 – Q trong đó: Q: là số lượng sản phẩm, giá bán P và chi phí
bằng $
Page
12
a.Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền quyết định sản xuất ở mức
sản lượng nào? Giá bán bằng bao nhiêu đối với từng đơn vị sản phẩm? Lợi
nhuận cực đại bằng bao nhiêu?
b.Nếu nhà độc quyền muốn tối đa hóa doanh thu, quyết định sản lượng sản xuất
và định giá sản phẩm của nhà độc quyền sẽ như thế nào?
Giải:
a. Tối đa loại nhuận khi MR = MC
MR = (TR)’ = (P*Q)’ = [(122-Q)*Q]’ = (122Q – Q2)’ = 122 - 2Q
MC = (TC)’ = (Q2+ 2Q + 100)’ = 2Q + 2
Vậy để nhà độc quyền tối đa hóa sản phẩm khi :
MR=MC
122 – 2Q = 2Q +2
P = 92($)
Q = 30(dv)
Lợi nhuận cực đại : TP = TR - TC
TR = 30 * 92 = 2760
TC = 302 + 2*30 + 100 = 1060
TPmax = TR – TC = 2760 – 1060 = 1700
b. Tối đa hóa doanh thu khi MR = 0
Ta có MR = 122 – 2Q = 0
P = 122 – Q = 122 – 61 = 61($)
Q = 61(dv)
IV.
Tìm hiểu về thương mại quốc tế
WTO và tầm quan trọng thương
mại quốc tế đối với Việt Nam
Page
13
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại
thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 1-1-1995.
WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại ( The General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Đây là tổ chức
quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế
giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm
phán và ký kết.
Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng.
Khơng giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có
cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.
Với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới,
WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT trong đó có 3 mục tiêu chính như
sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho
sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại
đa phương, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho
các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng những
lợi ích thực chất từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên,
đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động đối thiểu.
Theo như Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, tổ chức này có năm chức
năng cơ bản như sau:
Page
14
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa
phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước
thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương
trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực
hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương.
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm
thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của
WTO.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và
dụ báo về xu hướng phát triển tương lai của nèn kinh tế toàn cầu.
Nguyên tắc pháp lý của WTO:
WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đối phức tạp, bao
gồm trên 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu
hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây
dựng trên cơ sở 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia,
mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên
tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO.Theo nguyên tắc MFN, WTO yêu cầu một
nước thành viên phải áp dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hoá
nhập khẩu từ các nước thành viên khác nhau (hoặc hàng hoá xuất khẩu tới các
nước thành viên khác nhau) một cách bình đẳng, khơng phân biệt đối xử. Điều đó
có nghĩa là nếu một nước thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước thành
Page
15
viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức
thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành
viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các nước
thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này.
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)
Đãi ngộ quốc gia, viết tắt theo tiếng Anh là NT (National Treatment), nguyên tắc
NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và cơng bằng giữa hàng hố nhập
khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc này quy định rằng,
bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế
hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng sự đối xử không kém ưu
đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước.
- Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là “ tiếp cận thị trường” (market
access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước
ngoài vào. Trong thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp
nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ
thống thương mại tồn cầu mở cửa. Về mặt chính trị, “tiếp cận thị trường” thể
hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO, về mặt pháp lý, “tiếp cận thị
trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở
cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh
trong những điều kiện bình đẳng như nhau”. Việc thúc đẩy cạnh tranh cơng bằng
bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính “ không công bằng” như trợ cấp sản
xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần.
Việt Nam gia nhập WTO
Sau 11 năm ròng rã qua 15 vòng đàm phán ,đúng vào lúc 11h ngày 7/11/2006
(giờ Thụy Sĩ, tức 17h chiều giờ Việt Nam), lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành
viên thứ 150 của WTO bắt đầu. Sau tiếng gõ búa của ngài Eirik Glenne, Chủ tịch
Đại hội đồng WTO, phiên họp đặc biệt mang tính lịch sử này đối với Việt Nam
chính thức diễn ra. Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp những khó khăn và thuận lợi
trong quá trình gia nhập WTO
Page
16
Thuận lợi:
Thứ nhất, xuất khẩu sẽ được tăng cường thông qua việc giải quyết vấn đề tiếp
cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các thành viên WTO; đồng thời thực hiện
chiến lược kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng được một loạt
các ngành hàng có năng lực sản xuất lớn, có sức cạnh tranh mạnh và kim ngạch
xuất khẩu cao trên thế giới. Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng
xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán
giảm thuế và hàng rào phi thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường cũng như
các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.
Thứ hai, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao. Việc cắt giảm
thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường
đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép
cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước khơng cịn sự lựa chọn nào khác sẽ phải
vươn lên để tự hồn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền
kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các
doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với các chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm
cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh khơng những ở trong nước mà cịn trên thị
trường quốc tế.
Thứ ba, việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng sẽ tạo
điều kiện để Việt Nam hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh
bạch hơn, ổn định hơn và dễ dự đốn; hồn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành
chính và cải cách các doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học cơng nghệ, kỹ
năng quản lý, góp phần đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động,
sáng tạo,... tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế. Gia nhập WTO cũng
tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như một nền kinh tế phi thị trường
trong các vụ tranh chấp thương mại như hiện nay. Việt Nam sẽ có được vị thế bình
đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn
Page
17
cầu và có cơ hội tham gia trong việc xây dựng một khung khổ hợp tác thương mại
thế giới công bằng và hợp lý hơn.
Thứ tư, Việt Nam có một số lợi thế về nguồn lực con người, về đội ngũ người lao
động khéo tay, thông minh, chăm chỉ cần cù; có vị trí địa - chiến lược trên bản đồ
kinh tế thế giới và khu vực; có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú với tiềm năng
trữ lượng lớn, do vậy, xét trên tổng thể, nếu những lợi thế đó được phát huy tối đa,
chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức, tạo ra năng lực cạnh tranh
trong hoàn cảnh mới và giành được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Thứ năm, nhờ có mơi trường cạnh tranh, cơ sở và công cụ pháp lý lành mạnh,
thơng thống hơn mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể bảo vệ quyền lợi và hoạt động chính đáng của mình trong cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác, nhất là sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO. Khi gia nhập WTO, tùy thuộc vào sự chủ động của mình mà các doanh
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tự hồn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng
thị trường, vươn xa và vươn rộng hơn. Điều đó cũng đúng đối với các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở nước ta. Đây là nhân tố vừa là cơ hội
nhưng cũng lại vừa là thách thức.
Khó khăn:
Một là, năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp, các ngành hàng hóa
và dịch vụ. Nền kinh tế nước ta ở trình độ phát triển thấp, đang trong q trình
chuyển đổi; kinh tế thị trường mới cịn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, các yếu
tố cơ bản, đồng bộ của thị trường chưa phát triển đầy đủ... dẫn đến khả năng kinh
doanh và sức cạnh tranh của các chủng loại hàng hóa dịch vụ của các doanh
nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của ta trên thế giới rất
hạn hẹp, dễ bị thơn tính. Trong bối cảnh thế giới tự do buôn bán, tự do đầu tư, Việt
Nam ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của nước ngoài. Muốn
Page
18
có thị trường tồn cầu thì Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước.
Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi các doanh nghiệp
Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém.
Hai là, các vấn đề liên quan đến chính sách ổn định vĩ mơ và hồn thiện khuôn khổ
luật pháp. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, khi tham gia WTO, có
thể một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước sẽ phụ thuộc mạnh vào các diễn biến
trên trường quốc tế và khu vực. Vấn đề tỷ giá, lạm phát, cán cân thanh tốn, ngân
sách thâm hụt... sẽ có những diễn biến phức tạp, địi hỏi có sự chỉ đạo chặt chẽ và
uyển chuyển. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan
đến kinh tế và thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập
WTO. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm
một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập nhằm thúc đẩy
tính năng động và khả năng thích ứng nhanh - yếu tố quyết định sự thành bại của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí nguồn lực. Đồng thời, những cam kết mở cửa
thị trường của ta là cam kết theo lộ trình nên tiến trình hồn thiện khn khổ
pháp lý sẽ cịn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài
Ba là, tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế,
nhất là các vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về mơi trường, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc,v.v... Đặc biệt, vấn đề an sinh xã hội sẽ phức tạp do phải
cắt giảm lao động trong nhiều ngành nghề, do doanh nghiệp làm ăn không hiệu
quả phải phá sản .
Bốn là, thách thức về nguồn lực. Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, ở mọi
cấp từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến các doanh nghiệp.
Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đơng cán bộ của ta cịn
bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu
tố nước ngồi. Nếu khơng có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức sẽ được chuyển
Page
19
thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ngồi ra, để tận dụng được cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO và tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong
tương lai của tổ chức này, chúng ta cần phải có một đội ngũ thơng thạo quy định
và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế.
Page
20