Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông nhuện đáy đoạn chảy qua thành phố phủ lý, tỉnh hà nam giai đoạn 2017 2022 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 ”

Hà Nội – 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 ”

Người thực hiện

: TRƯƠNG THỊ THANH NGÂN

Lớp

: K62KHMTA



Khóa

: 2017 - 2021

Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. LÝ THỊ THU HÀ

Địa điểm thực tập

: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Hà Nam

Hà Nội – 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TIỂU BAN CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đợt 2 năm học 2021 - 2022
Họp Tiểu ban chấm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học:
Cho sinh viên: Trương Thị Thanh Ngân

Lớp: K62KHMTA

Mã SV: 621943
Tên đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ Đáy đoạn chảy
qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2022
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lý Thị Thu Hà
Ngày bảo vệ: 28/06/2022
Tại địa điểm: Phòng Hội thảo khoa (201)
*Các thành viên Tiểu ban (Kèm theo Quyết định số: 3545/QĐ-HVN ngày
27/6/2022) có mặt trong buổi bảo vệ gồm:
1/ PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm - Trưởng tiểu ban
2/ ThS. Nguyễn Thị Thu Hà - Thư ký
3/ TS. Trần Nguyên Bằng - Ủy viên
Vắng: 0
*Nội dung bảo vệ:
Sinh viên báo cáo tóm tắt khóa luận tốt nghiệp trong 15 phút
Tiểu ban: Đọc nhận xét của người phản biện và đặt câu hỏi (5 phút).
Sinh viên trả lời câu hỏi của tiểu ban và giải trình các câu hỏi của phản
biện.

i


*Kết luận của tiểu ban:
1. Nhận xét chung về khóa luận tốt nghiệp: đáp ứng yêu cầu chất lượng của
một Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học ngành Khoa học môi trường. Tuy nhiên:

phần lớn báo cáo kế thừa các kết quả thứ cấp, chưa có những đánh giá, nhận
định của tác giả. Thiếu tính kết nối giữa áp lực, hiện trạng và giải pháp.
2. Các vấn đề cần chỉnh sửa:
+ Đề nghị sử dụng khái niệm “phân hạng” chất lượng nước (sử dụng chỉ số
WQI) thay vì “phân vùng” do khối lượng của nghiên cứu thực hiện nhỏ.
+ Bổ sung đánh giá tỷ lệ đóng góp của các nguồn thải ảnh hưởng đến môi
trường nước lưu vực (bổ sung đánh giá chất lượng nước đầu nguồn – do ảnh
hưởng ngồi ranh giới), nếu có thể nên đánh giá bằng khả năng tiếp nhận
nước thải của nguồn nước mặt.
+ Bổ sung tóm tắt khóa luận theo đúng mẫu quy định
3. Kết luận: - Điểm KLTN:
- Yêu cầu chỉnh sửa: sinh viên sửa theo các yêu cầu trong mục 2
trước khi nộp lưu chiểu

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2022
Trưởng tiểu ban

Thư ký

PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm

ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày 28 tháng 06 năm 2022


BẢN GIẢI TRÌNH SỬA CHỮA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Kính gửi: - Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường
- Bộ môn: Công nghệ Môi trường
Tên tôi là: Trương Thị Thanh Ngân
Mã sinh viên: 621943

Lớp: K62KHMTA

Sinh viên ngành: Khoa học Môi trường
Đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp tại Tiểu ban số 4 ngày 28 tháng 06 năm 2022
Tên đề tài: “ Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy
qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2022”
Người hướng dẫn: ThS. Lý Thị Thu Hà
Tiểu ban chấm luận tốt nghiệp yêu cầu tơi chỉnh sửa trước khi nộp
khóa luận tốt nghiệp các nội dung sau:
STT

Nội dung yêu cầu chỉnh

Nội dung giải trình (*)

Tại trang

Chuẩn hóa lại từ ngữ trong

Chỉnh sửa cụm từ ‘‘Phân

Trang 2,

phần mục tiêu và nội dung


vùng’’ thành ‘‘Phân hạng’’

16, 55

Bổ sung tóm tắt khóa luận

Trang xiii

Thiếu phần đánh giá chất

Bổ sung đánh giá chất

Trang 54,

lượng nước đầu nguồn – do

lượng nước đầu nguồn – do

55

ảnh hưởng ngoài ranh giới

ảnh hưởng ngồi ranh giới

sửa
1

nghiên cứu
2


Tóm tắt khóa luận theo đúng
mẫu quy định

3

iii


Tơi đã chỉnh sửa và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp theo đúng u cầu
của Tiểu ban. Vậy tơi kính mong thầy/cơ hướng dẫn xác nhận cho tơi để tơi
có cơ sở nộp khóa luận tốt nghiệp theo quy định của Học viện.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

ThS. Lý Thị Thu Hà

SINH VIÊN

Trương Thị Thanh Ngân

iv


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng của
bản thân tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, nhân dịp này tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn với những sự giúp đỡ đó.
Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô ThS. Lý
Thị Thu Hà, giảng viên bộ môn Công nghệ Môi trường – trường Học viện

Nông nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận
cũng như tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ TS. Trịnh Thị
Thanh Huyền và chú Nguyễn Xuân Mạnh trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các cô chú, anh chị làm việc tại Trung
tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh
Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực tập hồn thành khóa
luận.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nam, ngày 15 tháng 06 năm 2022
Người thực hiện

Trương Thị Thanh Ngân

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. xii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 3
1.1. Các nguồn thải gây áp lực đến môi trường nước sông ở Việt Nam .......... 3
1.1.1. Nguồn thải sinh hoạt ............................................................................... 3
1.1.2. Nguồn thải công nghiệp .......................................................................... 4
1.1.3. Nguồn thải nông nghiệp .......................................................................... 6
1.1.4. Nguồn thải y tế ...................................................................................... 11
1.2. Hiện trạng môi trường nước tại một số lưu vực sông nước ta ................. 12
1.2.1. Lưu vực sông Hồng ............................................................................... 12
1.2.2. Lưu vực sông Cầu ................................................................................. 13
1.2.3. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy ..................................................................... 13
1.3. Một số giải pháp giảm thiểu áp lực nguồn thải trên các lưu vực sông .... 14
1.4. Một số văn bản pháp luật hiện hành về tài nguyên nước áp dụng trên sông
Nhuệ - Đáy ...................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16
vi


2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 16
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ........................................................... 17
2.4.3. Phương pháp ước tính nguồn thải ......................................................... 19
2.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt ........................................ 21
2.4.5. Phương pháp tính tốn chỉ số chất lượng nước – WQI và phân hạng ô
nhiễm ............................................................................................................... 22
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 26
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố Phủ Lý ......................... 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Phủ Lý ................................................... 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý ........................................ 28
3.1.3. Diện tích đất tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Phủ Lý ..... 30
3.2. Đánh giá áp lực nguồn thải tới sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ...................................................................................... 32
3.2.1. Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 32
3.2.2. Nước thải công nghiệp .......................................................................... 35
3.2.3. Nước thải nông nghiệp .......................................................................... 37
3.3. Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2022.................................................. 44
3.3.1. Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 -2022 .................... 44
3.3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2022................................. 50
3.4. Phân hạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua TP Phủ Lý,
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2022 ............................................................... 55
3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm LVS Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua
tỉnh Hà Nam .................................................................................................... 58
vii


3.5.1. Nguồn thải sinh hoạt ............................................................................. 58
3.5.2. Nguồn thải nông nghiệp ........................................................................ 58
3.5.3. Nguồn thải công nghiệp ........................................................................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 60
1. Kết luận ....................................................................................................... 60
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 63


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng nước thải phát sinh ở một số địa phương.............................. 4
Bảng 1.2. Lượng nước thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh ................... 4
Bảng 1.3. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của một số lồi vật ni
năm 2021 ................................................................................................. 7
Bảng 1.4. Hàm lượng, thành phần hóa học của một số chất thải chăn ni
gia súc ............................................................................................................... 8
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu chất lượng nước mặt sông Nhuệ - Đáy giai đoạn
2017 – 2022 ..................................................................................................... 17
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ............................ 18
Bảng 2.3. Tải lượng ơ nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO .............. 19
Bảng 2.4. Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO ........................ 20
Bảng 2.5. Hệ số phát sinh nước thải từ hoạt động chăn nuôi lợn ................... 21
Bảng 2.6. Quy định các giá trị q i , BP i cho các thông số nhóm IV và V ........ 23
Bảng 2.7. Quy định các giá trị BP i và q i đối với DO% bão hòa .................... 23
Bảng 2.8. Quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH........................ 24
Bảng 3.1. Dân số thành phố Phủ Lý giai đoạn 2017 – 2021 .......................... 29
Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Phủ Lý ................... 31
Bảng 3.3. Ước tính lượng NTSH thải vào sơng Nhuệ - Đáy chảy qua thành
phố Phủ Lý giai đoạn 2017 – 2022 ................................................................. 33
Bảng 3.4. Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh thải vào sông Nhuệ Đáy giai đoạn 2017 – 2022 ............................................................................. 34
Bảng 3.5. Các công ty, doanh nghiệp có nước thải xả ra sơng Đáy hàng ngày .. 36
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý của các doanh
nghiệp ................................................................................................... 36
Bảng 3.7. Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp ................................ 37


ix


Bảng 3.8. Diện tích trồng lúa và ước tính lượng nước hồi quy thành phố Phủ
Lý giai đoạn 2017 – 2022................................................................................ 39
Bảng 3.9. Ước tính được tải lượng ơ nhiễm từ hoạt động trồng lúa thành phố
Phủ Lý giai đoạn 2017 – 2022 ........................................................................ 39
Bảng 3.10. Số lượng vật nuôi trên địa bàn thành phố Phủ Lý ........................ 41
Bảng 3.11. Kết quả thu thập mẫu nước thải chăn nuôi ................................... 42
Bảng 3.12. Ước tính lưu lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn ...43
Bảng 3.13. Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi................................... 43
Bảng 3.14. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy, thành phố
Phủ Lý năm 2017 ............................................................................................ 44
Bảng 3.15. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy, thành phố
Phủ Lý năm 2018 ............................................................................................ 45
Bảng 3.16. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy, thành phố
Phủ Lý năm 2019 ............................................................................................ 46
Bảng 3.17. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy, thành phố
Phủ Lý năm 2020 ............................................................................................ 47
Bảng 3.18. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy, thành phố
Phủ Lý năm 2021 ............................................................................................ 48
Bảng 3.19. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy, thành phố
Phủ Lý năm 2022 ............................................................................................ 49
Bảng 3.20. Bảng kết quả phân tích chất lượng nước của sông Nhuệ - Đáy giai
đoạn 2017 – 2022 ............................................................................................ 56
Bảng 3.21. Tính tốn chỉ số WQI tại các điểm lấy mẫu ................................. 56

x



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Phủ Lý................................ 26
Hình 3.2. Tải lượng ơ nhiễm trung bình (tấn/năm) các thơng số của NTSH tại
sơng Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022......................................................... 35
Hình 3.3. Tải lượng ơ nhiễm từ diện tích trồng lúa thành phố Phủ Lý giai
đoạn 2017 – 2022 ............................................................................................ 40
Hình 3.4. Diễn biến DO trên sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022 .......... 50
Hình 3.5. Diễn biến BOD5 trên sơng Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022 ..... 51
Hình 3.6. Diễn biến COD trên sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022 ....... 52
Hình 3.7. Diễn biến TSS trên sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022......... 53
Hình 3.8. Diễn biến NH 4 + trên sơng Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022 ...... 54
Hình 3.9. Phân hạng đoạn sông theo chất lượng nước ................................... 57

xi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

LVS


Lưu vực sông

NTSH

Nước thải sinh hoạt

TP

Thành phố

TSS

Chất rắn lơ lửng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WQI

Chỉ số chất lượng nước

xii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn
chảy qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2022” được
thực hiện tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhằm đánh giá áp lực, diễn biến
và phân hạng chất lượng nước sơng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng nước sông. Các phương pháp thực hiện đề tài bao gồm: (1)
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu liên quan đến thành
phố Phủ Lý; (2) Phương pháp lấy mẫu, phân tích: lấy mẫu nước sơng theo
TCVN và phân tích trong phịng thí nghiệm; (3) Phương pháp ước tính nguồn
thải: sử dụng hệ số phát thải của WHO để tính tốn lưu lượng và tải lượng các
chất ô nhiễm ở các nguồn thải chính như: sinh hoạt, nơng nghiệp, cơng
nghiệp, y tế,..; (4) Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt: so sánh diễn
biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2017 – 2022 với: QCVN 08MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt –
Cột A 2 và cột B 1 ; (5) Phương pháp tính tốn chỉ số chất lượng nước – WQI và
phân hạng ơ nhiễm: Quy trình tính tốn chỉ số WQI tuân thủ theo hướng dẫn
của Tổng cục Môi trường (Quyết định số 1460/QĐ-TCMT) ; (6) Phương pháp
xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích số liệu. Từ các
phương pháp trên đưa ra được kết quả của đề tài: Đánh giá áp lực từ nước thải
sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, đánh giá được diễn biến chất lượng
nước, phân hạng chất lượng nước. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy: Xây dựng và tổ chức mạng lưới thu gom
rác thải sinh hoạt, Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động làm
sạch và bảo vệ môi trường, Tổ chức các cuộc họp để lắng nghe ý kiến đóng
góp của người dân về những vấn đề tồn đọng, Các cán bộ nông nghiệp tại địa
phương cần hướng dẫn cho người dân những kiến thức cần thiết như cách sử
dụng, bảo quản và lựa chọn loại thuốc BVTV.
xiii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy hướng tới sự phát
triển bền vững đã được các bộ, ngành, chính quyền các địa phương thuộc lưu
vực hai con sông này quan tâm. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước chưa
được cải thiện, tình trạng xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép vẫn diễn ra.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội của các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hịa Bình, Hà
Nội. Trên địa bàn Hà Nội, sông Nhuệ dài 76km, bắt nguồn từ cống Liên Mạc,
huyện Từ Liêm đến xã Đơng Lỗ, huyện Ứng Hịa, sơng Đáy dài gần 100km,
từ xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ đến xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Những
năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội các địa phương nằm trong lưu
vực sơng Nhuệ - Đáy mạnh, góp phần nâng cao đời sống người dân. Tuy
nhiên, ngoài lợi ích mang lại từ nguồn tài nguyên thì tình trạng ô nhiễm môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy
rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân do
nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề chưa
qua xử lý thải trực tiếp vào lưu vực đã tác động đến chất lượng nước sông
Nhuệ - Đáy. Tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống sơng diễn ra phổ biến.
Nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm về nguồn nước cũng như
từng bước khắc phục, cải thiện và bảo vệ nguồn nước mặt lưu vực sông Nhuệ Đáy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để xây dựng công cụ quản lý thống nhất
và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Chỉ số chất lượng
nước và phân vùng chất lượng nước là công cụ giúp đánh giá mức độ ô nhiễm
từng đoạn sơng phục vụ mục đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt
và xây dựng định hướng kiểm sốt ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường nước, từ đó
xây dựng các biện pháp để kiểm sốt ơ nhiễm môi trường nước tốt hơn.
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc đánh giá chất lượng
1


nước là cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng

đồng xã hội về tài nguyên nước, khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng,
triển khai và nhân rộng các mơ hình cộng đồng tham gia bảo vệ mơi trường,
nhằm thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Đánh giá chất lượng nước cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn
biến môi trường trên địa bàn, nguyên nhân gây ô nhiễm và các tác động của
chúng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và kinh tế xã hội. Từ đó, xác định
các mục tiêu, đề xuất các giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả cơng tác
bảo vệ mơi trường, đảm bảo thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền
vững trên địa bàn huyện. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát triển
kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường việc thực hiện đề tài “Đánh giá
diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua TP Phủ Lý,
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2022” là hết sức cấp thiết để góp phần vào
cơng tác quản lý chất lượng nước nói chung của tỉnh Hà Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá áp lực nguồn thải tới nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua
TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua
TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2022.
Phân hạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua TP Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn
chảy qua TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nguồn thải gây áp lực đến môi trường nước sông ở Việt Nam
1.1.1. Nguồn thải sinh hoạt
Nguồn thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của

cộng đồng dân cư như: khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui
chơi giải trí, cao ốc, văn phòng, trường học, chợ. Nước thải sinh hoạt chiếm
khoảng 80% lượng nước thải ở các thành phố, là một ngun nhân chính gây nên
tình trạng ơ nhiễm nước và vấn đề này ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 60% dân số đang sinh sống ở nông thôn, nơi mà cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu nên phần lớn nước thải của con người không được xử lý
mà xả thải trực tiếp ra mơi trường, làm tình trạng ơ nhiễm môi trường nước mặt về
mặt chất hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao (Trung tâm nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn, 2022).
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa thành phần chất hữu cơ, cặn lơ
lửng, amoni, tổng nito, photpho, mùi, và nhiều vi sinh vật gây bệnh. Các thành
phần này khi xâm nhập vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, làm tăng hàm lượng các
chất rắn, chất hữu cơ gây nên hiện tượng phú dưỡng, tăng độ màu của nước và là
nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có hơn
20.000 người từ vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta có liên
quan đến nguồn nước. Người dân ở cả thành thị lẫn nông thôn đều đang phải đối
mặt với nguy cơ mắc các bệnh do môi trường nước ô nhiễm ngày một trầm trọng
hơn.

3


Bảng 1.1. Lượng nước thải phát sinh ở một số địa phương
STT

Tỉnh/Thành

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh


phố

(m3/ngày đêm)
Đô thị

1

TP.Hồ Chí

Nơng thơn

1.750.000

Minh
2

Bình Dương

133.884

2.692

3

An Giang

75.000

175.000


4

Phú Thọ

30.630

89.230

5

Bắc Ninh

50.000

40.000

6

Hà Giang

2.719

6.943

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2018

1.1.2. Nguồn thải công nghiệp
Vùng Đơng Nam Bộ, với tồn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, nơi tập trung các khu cơng nghiệp (KCN) lớn được đáng giá là vùng có

lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước, tiếp đến là vùng đồng
bằng sơng Hồng với tồn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng
có một lượng lớn các KCN, CCN và cơ sở sản xuất đang hoạt động.
Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành
cơng nghiệp được mở rộng về cả quy mô cũng như phạm vi phân bố. Đi kèm với
đó là sự gia tăng về lượng nước thải gây ra áp lực lớn đối với các nguồn tiếp nhận.
Bảng 1.2. Lượng nước thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tỉnh/ thành phố
Tp.Hồ Chí Minh
Bình Dương
Hà Nội
Bắc Ninh
Bà Rịa-Vũng Tàu
Nghệ An
Ninh Bình

Lượng nước thải cơng nghiệp phát
sinh(m3/ngày đêm)
143.701
136.700
75.000

65.000
56.880
26.578
13.000

4


Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2018

Tại các CCN, mức độ phát thải tính trên đơn vị diện tích (ha) cũng khơng
thua kém gì các KCN, trung bình khoảng 15-20 m3/ngày đêm. Nhưng mà điều
đáng chú ý là tại các CCN này hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải. Do đó
lượng nước thải của các CCN chứa một lượng lớn chất ô nhiễm gây áp lực lớn
đến chất lượng môi trường xung quanh.
Theo thống kê, trong số các nguồn thải có lưu lượng lớn hơn 1000m3/ngày
đêm thì nguồn cơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, trung bình từ khoảng 67-100%.
Nước thải cơng nghiệp có mức độ tập trung cao tại một điểm, vì thế nếu khơng
được thu gom, xử lý theo quy định thì nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước
nguồn tiếp nhận rất lớn.
Không chỉ các KCN, CCN mà các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN, CCN
cũng là những nguồn phát sinh chất thải cơng nghiệp với nhiều loại hình sản xuất
khác nhau. Tuy lượng nước thải phát sinh không lớn nhưng mà số lượng các cơ sở
lại rất nhiều vì thế tổng lượng nước thải do các cơ sở này thải ra cũng là rất lớn
thêm vào đó, các cơ sở này hầu như khơng có hệ thống xử lý nước thải vì thế gây
ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.
Tính chất nước thải công nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi ngành nghề sản xuất
sẽ khác nhau. Nước thải của các ngành công nghiệp nặng, sản xuất gang thép, sản
xuất giấy, khai khống,… có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), kim loại nặng và
dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5, COD). Đối với nước thải của

ngành cơng nghiệp dệt may có thành phần khơng ổn định, thay đổi theo loại thiết
bị nhuộm, thường có nhiệt độ, độ màu và COD cao. Nước thải của ngành sản xuất
giấy và bột giấy trung bình khoảng 0,5-13,5 m3/ tấn sản phẩm, có pH trung bình từ
9-1, chỉ số BOD và COD có thể lên tới 700mg/l và 2.500mg/l, hàm lượng chất rắn
lơ lửng cao hơn gấp nhiều lần cho phép. Hàm lượng xyanua (CN) được ghi nhận
cao hơn gấp 84 lần, H2S gấp 4,2 lần, NH3 gấp 84 lần,.. (Báo cáo môi trường quốc
gia, 2020).
5


1.1.3. Nguồn thải nông nghiệp
a, Từ hoạt động chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của nước ta chiếm trên 50% tỷ trọng trong nơng nghiệp
và đang trên đà tăng trưởng, góp phần đẩy mạnh kinh tế hàng hóa, việcc làm
và góp phần vào cơng tác xóa đói giảm nghèo. Cùng với xu thế phát triển của
xã hội, tốc độ gia tăng dân số thì nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm
cũng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì ngành chăn nuôi phải gia tăng
về quy mô, số lượng để cung cấp được đa dạng các loại sản phẩm như: trứng,
thịt, sữa, cá,…. Do đó, ngành chăn ni nước ta đang có sự dịch chuyển từ
chăn ni nơng hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp, từ chăn nuôi nhỏ lẻ
sang chăn nuôi quy mô lớn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2021, đàn gia cầm của
cả nước có khoảng 408,9 triệu con (tăng 6,1% so với năm 2020), đàn lợn có
28,15 triệu con (tăng 2,72% so với năm 2020), đàn trâu 2,42 triệu con (giảm
2,67% so với năm 2020), đàn bị có 5,8 triệu con (tăng 2,62% so với năm
2020). Năm 2019 ước tính tổng sản lượng thịt hơi cả nước đạt 5,34 triệu tấn,
tăng 3,2% so với năm 2020. Trong đó: 1,1 triệu tấn thịt gia cầm (tăng 6,36%),
3.82 triệu tấn thịt lợn (tăng 2,22%), 334,5 nghìn tấn thịt bị và 92 nghìn tấn
thịt trâu. Sản lượng sữa 936 triệu lít tăng 6,21%, sản lượng trứng 11,6 tỷ quả
(Tổng cục thống kê, 2021).

Tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi ngày càng nhanh, tuy nhiên công
việc xử lý chất thải, nước thải của các hoạt động ni trồng, giết mổ, chế biến
cịn hạn chế. Hiện nay, hình thức chăn ni nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ, hộ gia
đình và thường xen lẫn các khu dân cư, nước thải chăn nuôi được xả cùng với
nước thải sinh hoạt mà không qua hệ thống xử lý. Theo thống kê của Cục
chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (Bộ NN&PTNT) cả nước
có 8,5 triệu hộ chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, 18 nghìn trang trại chăn
6


ni tập trung tuy nhiên mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng cơng trình khí sinh
học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn ni hợp vệ sinh
cũng chỉ chiếm 10% và có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ mơi trường vẫn cịn
khoảng 23% hộ không áp dụng bất kỳ phương pháp xử lý nước thải nào mà
xả trực tiếp ra môi trường, gây áp lực tới chất lượng môi trường nước mặt
(Cục chăn ni, BNN&PTNT).
Ước tính lượng chất thải rắn mà các vật nuôi trưởng thành thải ra mỗi
ngày theo số lượng vật nuôi năm 2021:
Bảng 1.3. Khối lượng chất thải rắn chăn ni của một số lồi vật
ni năm 2021

15

Tổng số đầu
con năm 2018
(triệu con)
2,42

Tổng chất thải
rắn (triệu

tấn/năm)
13,25

Bị

10

5,8

21,17

3

Lợn

2,5

28,15

25,69

4

Gia cầm

0,2

408,9

29,85


STT

Loại vật
ni

Chất thải rắn bình
quân (kg/con/ngày)

1

Trâu

2

Tổng cộng

89,96
Nguồn: Thu thập số liệu từ Tổng cục thống kê, tính tốn, 2021

Theo báo cáo của Viện chăn ni (Bộ NN&PTNT) nồng độ khí H 2 S và
NH 3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép 30-40 lần. Tổng số vi
sinh vật, và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần, ngồi ra
nước thải chăn ni chứa Coliform, E.Coli, COD,… và trứng giun sán cao
hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Khi được thải trực tiếp ra môi
trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người gây các bệnh về tiêu hóa, hơ hấp,… (Viện
chăn ni, BNN&PTNT, 2021). Tổ chức WHO đã cảnh báo, nếu khơng có
biện pháp thu gom và xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi một cách thỏa đáng
thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi


7


trường nghiêm trọng. đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như : lở
mồm long móng, dịch tai xanh,…
Thành phần nước thải chăn nuôi chứa rất nhiều chất ô nhiễm: mùi hôi, vi
sinh vật, virus gây bệnh, NH 4 +, NO 3 -, PO 4 3-, BOD 5 ,…. khi thải ra môi trường
gây biến đổi màu sắc, mùi, chất lượng nước,... và cũng là nguồn lây lan các
bệnh đường tiêu hóa: tả, lỵ,…
Bảng 1.4. Hàm lượng, thành phần hóa học của một số chất thải
chăn ni gia súc
Loại chất thải của vật
nuôi

Hàm lượng theo % trọng lượng
N

P2O5

K2O

Phân tươi lợn

0,45 - 0,6

0,32 - 0,5

0,5 - 0,6


Nước tiểu lợn

0,07 - 0,15

0,2 - 0,7

0,3 - 0,5

Nước rửa chuồng lợn

0,25

0,49

0,48

Phân tươi bò sữa

0,7

0,5

0,5

Phân tươi bò thịt

0,3

0,2


0,5

Phân tươi gia cầm

1,2

1,3

0,6

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2019

Chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân, nước tiểu và nước rửa chuồng) có
đặc tính là nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, nhiều chất rắn lơ lửng, vi sinh vật.
Các chất hữu cơ chiếm 70-80% chủ yếu gồm: cellulose, protein, acid amin,
chất béo, hydrat cacbon, thức ăn dư thừa,… Chất vô cơ chiếm 20-30% gồm
cát, đất, muối, ure, ammonium, SO 4 2-,….
Khả năng hấp thụ N và P của các loại gia súc, gia cầm rất kém nên khi
ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngồi theo phân và nước
tiểu. Vì vậy trong nước thải chăn ni thường chứa hàm lượng N và P rất cao,
hàm lượng N-tổng = 200-850 mg/l, trong đó N-NH 4 chiếm khoảng 80-90%;
P-tổng = 60-100 mg/l (Công ty TNHH Công nghệ Môi trường, 2020)

8


b, Nguồn thải trồng trọt
Nước ta là nước có nền nơng nghiệp lâu đời, theo thống kê năm 2018,
diện tích đất nơng nghiệp 27.284.906 ha, chiếm 82,37% diện tích đất tự nhiên
của cả nước (Tổng cục thống kê, 2021). Cùng với sự phát triển của xã hội và

các ngành khác thì ngành trồng trọt cũng có những bước tiến vượt bậc nhằm
đáp ứng nhu cầu về lương thực cho xã hội cũng như xuất khẩu. Ngoài sự đổi
mới về giống cây trồng thì việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) cũng đóng góp vai trị quan trọng trong việc tăng năng suất, sản
lượng nông sản. Việc sử dụng ngày càng gia tăng thuốc BVTV, phân bón hóa
học đang ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường do khơng kiểm sốt được các
dư lượng phân bón và hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nước, gây phú
dưỡng mơi trường thủy sinh và làm thối hóa mơi trường đất.
Việt Nam hiện đang sử dụng khoảng hơn 10 triệu tấn phân bón các loại
mỗi năm. Trong đó, phân đạm Ure chiếm khoảng 19%, phân lân 18%, kali
9%, NPK 37%, DAP 9%, SA chiếm 8%. Ước tính dựa trên diện tích gieo
trồng các loại cây trồng và liều lượng bón trung bình cho các cây trồng khác
nhau thì lượng phân bón sử dụng cho cây lúa chiếm tới 67%, ngơ 8,7%, cây
công nghiệp 13,3%, rau quả 1,7%, cây khác 7,6%. Tính trên đơn vị diện tích
thì lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm là 1000 kg/ha diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp, 750 kg/ha diện tích đất gieo trồng (Thế Anh, 2021).
Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO), nếu lượng phân bón đồng bộ, cân đối thì phân bón góp khoảng 3035% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay người dân đang
lạm dụng phân bón hóa học, khơng tn thủ quy trình kỹ thuật đã gây mất cân
bằng.
Trong thành phần phân bón, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng
đồng thời chứa một số các chất gây độc hại cho cây trồng và con người như
các kim loại nặng như Asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadini (Cd) hoặc
9


các vi sinh vật gây hại E.Coli, coliform, các chất kích thích sinh trưởng khi
vượt quá mức quy định. Nếu khơng được sử dụng đúng theo quy định, phân
đón chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường
sản xuất nông nghiệp và môi trường sống (Bộ NN&PTNT, 2021).

Theo một số nghiên cứu, hàm lượng NO 3 - trong nước uống tăng đáng
kể, nguyên nhân là do sử dụng lượng phân bón vơ cơ gia tăng, gây rò rỉ NO 3 xuống tầng nước ngầm, hàm lượng NO 3 - trong nước uống tăng gây ra nguy
cơ về sức khỏe cộng đồng (Tiến sĩ Lê Thị Hiền Thảo, 2021).
Theo kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ phân bón trong trồng trọt,
hầu hết các cây trồng chỉ hấp thụ được 40-50% lượng phân bón, tùy theo loại
đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón. Như vậy cịn
lại 50-60% lượng phân bón được bón vào đất nhưng mà cây trồng khơng sử
dụng, một phần đọng lại trong đất, ngấm xuống nước ngầm, bị bay hơi, một
phần thì bị rửa trơi theo nước mưa, nước mặt vào trong sông hồ, kênh mương.
Lượng N, P dư thừa trong phân bón theo nước xả xuống các thủy vực là
nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất hữu cơ bị khử
dần do hoạt động của vi sinh vật, hoạt động này gây giảm lượng oxy hòa tan
dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển hóa thành dạng Nitrat (NO 3 -) hoặc Nitrit
(NO 2 -) là những dạng gây độc trực tiếp cho động vật thủy sinh, gián tiếp cho
động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước, đặc biệt gây hại cho sức khỏe con
người thông qua việc sử dụng nước và các sản phẩm trồng trọt.
Cùng với phân bón thì thuốc BVTV cũng góp phần gây tác động xấu đến
mơi trường, từ năm 2020 đến nay tình trạng lạm dụng hóa chất BVTV tăng
trung bình khoảng 481.167 tấn/năm nhưng có khoảng 80% lượng thuốc
BVTV đang được sử dụng khơng đúng quy định, hiệu suất sử dụng chỉ đạt
25-60%, công tác thu gom, lưu giữ và xử lý bao bì chưa được quan tâm, đa số
được người dân vứt ngay tại đồng ruộng. Nếu như khơng được quan tâm và
có biện pháp quản lý thích hợp thì dư lượng thuốc BVTV có thể ngấm vào
10


×