Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thi khoa học kĩ thuật, đề tài trồng rau bằng phương pháp hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 17 trang )

Tên đề tài: TRỒNG RAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội cùng với nhu cầu không thể thiếu
được của con người, vấn đề sản xuất rau sạch đã và đang được đặt lên hàng
đầu. Như chúng ta đã biết, rau là thực phẩm rất quan trọng và rất cần thiết cho
mọi người mà khơng thực phẩm nào có thể thay thế, bởi trong rau chứa hàm
lượng lớn vitamin ( A, B1, B2, C, E…), các chất khoáng (P, Ca, Fe…).và
khối lượng chất xơ lớn(Xenlulo) giúp cho q trình tiêu hóa trở nên dễ dàng
hơn. Mặt khác rau còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị
1ha rau gấp 2-3 lần 1ha lúa. Đồng thời rau cịn có vị trí quan trọng trong q
trình xây dựng một nền nông nghiệp bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản
về ăn, mặc, ở của cộng đồng. Đời sống nhân dân ngày một được cải thiện thì
yêu cầu đối với cây rau ngày càng cao phải phong phú về chất lượng và
chủng loại.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường về đất đai, nguồn nước do sự phát
triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ…Trồng rau trên vùng đất bị ô
nhiễm, tưới rau bằng nước thải sinh hoạt, công nghiệp cũng như sự lạm dụng
thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng, bón q nhiều đạm, lân, dẫn
đến dư lượng thuốc bảo vệ trong rau cao, hàm lượng nitrat vượt quá mức cho
phép đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của rau cũng như sức khỏe
người tiêu dùng.
Do dân số tăng diện tích đất nơng nghiệp có hạn nhu cầu sử dụng rau
sạch của con người càng cao. Trước thực trạng trên để đáp ứng nhu cầu rau
sạch tới từng hộ gia đình khơng những ở các vùng nông thôn đặc biệt là ở
thành phố, thị xã chúng em đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “Trồng rau sạch bằng
phương pháp hữu cơ ”. Đây là phương thức trồng rau sạch theo tiêu chuẩn
1


VietGAP thực hiện quy trình trồng rau khép kín từ khâu gieo trồng, đến chăm


sóc và phịng trừ sâu bệnh hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
- Phịng thí nghiệm Trường THCS Bảo Sơn
Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 9/2018 đến 10/2019
2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng được quy trình sản xuất rau sạch từ khâu trồng, chăm sóc và
phịng trừ sâu bệnh
- Nghiên cứu thành phần cấu tạo của cây thuốc lá trong quá trình diệt
sâu bệnh hại
- Nghiên cứu đặc điểm phân hữu cỏ vi sinh từ bã đậu tương tác động
đến quá trình sinh trưởng của cây rau
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tạo ra sản phẩm rau sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người
bằng vật liệu rẻ tiền dễ kiếm như xơ dừa, khay nhựa, ống dẫn nước…
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc trồng và sử dụng rau sạch
- Đưa mô hình sản xuất rau sạch tới từng hộ gia đình đặc biệt ở thành
phố, thị xã
4. Vật liệu nghiên cứu
- Xơ dừa, ống nhựa, hạt giống, bã đậu nành, cây thuốc lá, khung sắt…
5. Đối tượng nghiên cứu
5.1 Đặc điểm của cây rau
2


5.1.1. Thế nào là rau sạch?
Để tạo ra sản phẩm rau sạch đáp ứng nhu cầu của con người trước hết

phải hiểu thế nào là rau sạch?
Rau sạch là loại rau được sản xuất khơng sử dụng phân hóa học, thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau
như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.
5.1.2 Đặc điểm sinh trưởng
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị dinh dưỡng
lại phong phú, năng suất trên một đơn vị diện tích cao, rễ của cây rau thuộc
loại rễ chùm, ăn nông, thân thuộc thân thảo, thân lá mềm hàm lượng nước
cao.
5.1.3 Phân loại rau
- Căn cứ vào bộ phận sử dụng mà rau được chia ra thành các loại:
Rau ăn lá: cải bắp, cải bao, cải bách khẩu, rau dền, xà lách, diếp…
Rau ăn quả: Cà chua, cà, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh, mướp, đậu cô ve….
Rau ăn củ: cà rốt, củ cải, su hào, hành, tỏi, khoai tây…
Rau ăn nụ, hoa: súp lơ, atisơ, hoa thiên lý
Rau gia vị: ớt, hành, tỏi, mùi (ngị), nghệ, gừng, hành tây….
Nấm: nấm rơm, nấm mộc nhĩ (mèo), nấm sò, nấm hương
5.1.3 Sâu hại rau
- Một số loại sâu hại rau ăn lá
Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp
5.2 Đặc điểm của xơ dừa
5.2.1 Đặc điểm cấu tạo
Là một trong 10 quốc gia có diện tích dừa lớn nhất thế giới, với diện tích
chiếm xấp xỉ 1% tổng diện tích dừa, Việt Nam cũng là một quốc gia có số
lượng dừa khá lớn, dừa thường trồng phân tán, rải rác trên nhiều tỉnh Bình
Định, Bến Tre…
3


Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái gồm có ba phần là ngoại quả bì

(phần vỏ bên ngồi được phủ cutin), trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì bao
gồm gáo, nước và cơm dừa.
Vỏ dừa dày từ 1 – 5cm tùy theo giống, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ
dừa bao gồm 30% là xơ dừa và 70% là bụi xơ dừa. Xơ dừa có đặc tính hút và
giữ ẩm cao từ 400 – 600% so với thể tích của chính nó.
5.2.2 Tính chất của xơ dừa
Theo TAPPI (1988), xơ dừa là chất hữu cơ và có thể tái sử dụng. Độ pH của
xơ dừa là 5,5. Chất lượng của xơ dừa không bị ảnh hưởng nếu độ pH thấp
hơn. Xơ dừa có một số tính chất và thành phần hóa học sau:
- Tỷ lệ C:N là 80:1.

- Độ xốp 10-12%.

Hình ảnh: Xơ dừa

- Chất hữu cơ: 9,4-9,8%.
- Tổng lượng tro: 3-6%.Cellulose: 20-30%.Lignin: 60-70%Tanin: 8,0-8,5%
(thuộc loại pyrocatechic-tanin không thủy phân).EC (dS/m) 0,8.
- Các nguyên tố đa lượng N% 0,5, P% 0,3, K% 0.4%
5.2.3 Ứng dụng của xơ dừa
- Xơ dừa và mụn dừa cũng là một thành phần quan trọng có giá trị gia tăng
cao trong chuỗi giá trị dừa. Xơ dừa (chiếm 30% trọng lượng vỏ dừa) được sử
4


dụng để làm chỉ xơ dừa, làm thảm xơ dừa, đệm xơ dừa, lưới xơ dừa, than hoạt
tính, và nhiều ứng dụng khác.
- Xơ dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao từ 400 – 600% so với thể tích của
chính nó.
- Mụn dừa, phụ phẩm trong q trình tách xơ dừa từ vỏ dừa (chiếm 70% trọng

lượng vỏ dừa), được sử dụng để làm giá thể cho cây trồng, làm đất sạch bón
cây, và được sử dụng nhiều ở các trang trại hiện đại, trồng cây cảnh, trồng cây
trong nhà kính.
5.3 Đặc điểm của cây thuốc lá
5.3.1 Đặc điểm thực vật
Cây thuốc lá có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, Úc châu và Nam
Thái Bình Dương. Là cây cơng nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, và là
nguồn thu đáng kể cho người dân. Cây thuốc lá hiện được trồng phổ biến ở
một số tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng (Tiên Lãng – Vĩnh Bảo), Vĩnh Phúc,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hồ Bình…..
Cây thuộc thân thảo, sống hàng năm. Thân mọc đứng, cao khoảng 0,6 –
1,5m, phần gốc hố gỗ. Lá hình bầu dục hơi thon, mọc sole, khơng có cuống,
một mẩu lá phía dưới ơm vào thân, các lá phía trên bé hơn hình lưỡi mác.
Thân và lá có nhiều lơng. Hoa nhiều, tập hợp thành chuỳ ở ngọn. Đài có lơng
tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Đài và tràng đều liền cánh. Tràng
dài gấp 4 – 5 lần đài, phía dưới thành ống nhỏ, phía trên mọc loe rộng ra. Quả
nang có 2 ơ, có đài tồn tại bọc ở ngồi, trong chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen.
5.3.2 Thành phần hóa học

5


Hình ảnh: Thuốc lá khơ
Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất trong đó hơn 200
loại gây nguy hiểm cho sức khỏe, đó là các chất gây nghiện và các chất độc,
được chia làm 4 nhóm:
Nicotine
Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp
Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Nicotin là chất
lỏng như dầu, bay hơi được, tan trong nước, tan mạnh trong dung môi hữu cơ,

khơng màu, khơng mùi, có vị đắng, nhưng khi ngâm nước lại chuyển thành
màu nâu và có mùi hắc.
 
Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào
phổi. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc này thay đổi từ 2 – 10%. Một
số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotine gây nghiện cao,
nó có thể xếp vào nhóm gây nghiện tương tự như Heroin và Cocain. Nicotin
chủ yếu tác động lên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể
nicotine trên các cấu trúc não. Tuy nhiên trong cơ thể nicotine sẽ nhanh chóng
được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
Monoxit carbon (khí CO)
6


Đây là một trong những khí độc, có nồng độ cao trong khói thuốc lá và
sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần
oxy. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy –
hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ
chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Các phân tử nhỏ khác
Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt
nhỏ li ti. Các chất kích thích này làm thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế
quản, làm tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế
bào có lông chuyển gây ra đờm và ho.
Các chất gây ung thư
Khói thuốc lá chứa đến 40 chất, trong đó gồm cả các hợp chất thơm có
vịng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hóa chất này tác
động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính,
phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
5.4 Phân hữu cơ vi sinh được làm từ bã đậu nành

5.4.1 Khái niệm về phân hữu cơ vi sinh
Phân vi sinh: Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có
lợi (vsv cố định đạm, vsv phân giải, vsv đối kháng,…), bón vào đất với cơng
dụng như tổng hợp các chất (vsv cố định đạm) phân giải những chất khó tiêu
thành chất dễ tiêu (vsv phân giải lân,…) khống chế (ức chế hoặc tiêu diệt)
mầm bệnh trong đất (các vsv đối kháng, ký sinh,…).
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều
chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các
nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh
có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥
1×106 CFU/mg mỗi loại.
Đặc điểm của phân hữu cơ vi sinh
Loại phân này không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khống đa
lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hịa tan các chất vô cơ trong đất
7


thành chất dinh dưỡng mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu,
tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp của đất, không bị bạc màu.
Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi
sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các nấm
đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, các vi sinh vật làm tăng khả
năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh
phân giải giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất cây trồng dễ hấp
thu. Việc sử dụng loại phân bón này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tác hại
của hóa chất lên nơng sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc
trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu
cơ bền vững.
5.4.2 Đặc điểm dinh dưỡng của đậu nành (đậu tương)
Đậu tương là một loại hạt đã quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam

chúng ta. Với giá trị dinh dưỡng rất cao: 10-25% lipid, 10-15% glucid, nhiều
muối khống, vitamin và đặc biệt có đến 40% thành phần là protein, đậu
tương từ lâu đã được đánh giá là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có khả
năng thay thế thịt, cá trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngồi vai trị là một món ăn, từ loại hạt này chúng ta còn tạo ra được
một trong những loại phân bón hữu cơ cao cấp nhất cho cây trồng. Có thể nói
“Khó có một loại phân bón nào vừa có nguồn gốc từ thiên nhiên, an tồn với
sức khỏe, lại có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng lớn cho cây trồng khơng thua
kém là bao các loại phân hóa học như phân đậu tương’’.
Cụ thể, chế phẩm phân đậu tương sẽ cung cấp đầy đủ nguồn đa lượng,
trung lượng và vi lượng cùng các axit amin đặc biệt là axit humic giúp cây dễ
hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân một cách triệt để (Theo kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học: Khi bón phân bón thơng thường cây chỉ hấp thu tối
đa 50% dinh dưỡng, 50% cịn lại bị rửa trơi, bay hơi, cơn trùng hấp thu...).
Bên cạnh đó, phân đậu tương có lượng đạm thực vật chiếm 40% nên nó chỉ
thua hàm lượng đạm trong phân ure vài phần trăm ( 46% đạm).

8


5.4.3 Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh từ bã đậu tương

Hình ảnh: Bã đậu nành
Phân hữu cơ được chế biến từ đậu tương như bột đậu tương,
phân ủ từ bánh dầu, bã đậu nành là một nguồn đạm, vitamin, vi lượng tự
nhiên rất tốt cho cây trồng. Với việc đất đai thối hóa do lạm dụng phân
hóa học thì phân làm từ đậu tương, cũng như phân chuồng là hai loại
phân đang khá thịnh hành với tác dụng:
- Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng: Đa - Trung- Vi
lượng, các Vitamin, muối khoáng và các axit amin cho cây trồng.

- Giúp cứng cây, bật nhiều mầm lộc và mầm nụ, hoa to, đậm màu và bền hoa.
- Tăng mật độ vi sinh vật có ích trong đất, làm cho đất tơi xốp, dinh dưỡng
được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để.
- Phòng ngừa, hạn chế nấm bệnh và tăng sức đề kháng và cho cây trồng.
- Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ dễ phát triển mạnh.
- Phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất, giúp phân giải lân, kali khó
tan trong đất rất tốt.

9


Do đặc điểm này của phân hữu cơ vi sinh từ bã đậu được xem như là nguyên
tắc xây dựng một nền nơng nghiệp bền vững.
5.5 Cấu tạo, ngun lí hoạt động của động cơ bơm nước
5.5.1 Cấu tạo
- Động cơ bơm nước gồm 2 phần: Phần động cỏ điện và phần bơm
- Phần bơm gồm roto bơm (phần quay), buồng bơm (phần đứng yên), cửa
hút nước và cửa xả nước.
5.5.2 Nguyên lí hoạt động
Nguyên lí hoạt động của máy bơm là khi đóng điện, động cơ điện quay,
cánh bơm lắp trên trục động cơ sẽ quay, hút nước vào buồng bơm và đồng
thời đẩy nước đến ống thoát phun dưới dạng phun mưa.

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu và thơng tin liên
quan trực tiếp đến đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm tạo ra sản phẩm rau sạch bằng phương pháp hữu cỏ,

đáp ứng nhu cầu rau sạch tới các hộ gia đình.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới sự sinh trưởng và phát
triển của rau.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của cây thuốc lá trong việc phòng trừ sâu bệnh trên
rau.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Thu thập số liệu và xử lí kết quả thu được
10


+ Đưa ra quy trình trồng rau sạch phù hợp tới người sử dụng
- Phương pháp điều tra và hỏi ý kiến chuyên gia
+ Tiến hành điều tra trên nhiều hộ gia đình về sự hài lịng đối với sản phẩm
rau sạch.
+ Hỏi ý kiến các chuyên gia về sản phẩm nhằm đưa ra quy trình sản xuất sản
phẩm phù hợp.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Trồng một số loại rau ăn lá, ăn mầm
Rau ăn lá: cải bắp, cải bao, rau dền, xà lách, diếp, mầm đậu nành, đậu tương
Cách tiến hành: chuẩn bị khay nhựa cho xơ dừa vào 2/3 khay sau đó tưới ẩm
xơ dừa rồi gieo hạt giống. Thường xuyên kiểm tra để duy trì độ ẩm của xơ
dừa, sau 2-3 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, khi cây được 3-4 lá thật có thể tưới
phân hữu cơ vi sinh cho rau cứ 5-7 ngày tưới 1 lần cho đến khi thu hoạch
dừng tưới phân trước khi thu hoạch 3 ngày. Khi cây được 5-6 lá thật có thể tỉa
những cây to để thu hoạch trước. Sau mỗi đợt thu hoạch cần xử lí lại xơ dừa
để tránh lây lan mầm bệnh cho cây rau.
2.2 Cách chế biến thuốc trừ sâu từ cây thuốc lá
Cách làm: Để trừ sâu hại cho rau an toàn chúng em đã tự chế tạo thuốc thảo
mộc từ thân lá, cây thuốc lào, thuốc lá. Trong lá cây thuốc lào, thuốc lá có 715% chất kiềm thực vật Nicotin và Nornicotin. Nicotin gây hiệu lực trừ sâu
qua tiếp xúc, đường ruột và xông hơi.

Cây thuốc lá, thuốc lào phơi khô, nghiền nhỏ đem rắc lên luống rau để trừ
sâu. Hoặc có thể đem ngâm với nước vôi 24-28 giờ, sau lọc lấy nước và pha
thêm xà phòng  phun trừ sâu.
Tỷ lệ ngâm: 1kg thuốc lá, thuốc lào khô (lá hoặc cọng, cành, thân) thái nhỏ +
0,2kg vơi cục ngâm với 10lít nước ấm 30-35oC trong 24 giờ, lọc lấy nước pha
loãng với nước lã sạch 15-20 lần + 200ml chất bám dính (hoặc 0,2% xà
phịng bột) để phun. Hoặc có thể dùng 2kg bột cây thuốc lá vãi đều lên
500m2. Khi phun thuốc chú ý phun ở nhiệt độ cao khoảng trên 30 oC thuốc
có tác dụng mạnh nhất.
11


Chọn lấy 5 khay rùi tiến hành phun thuốc khay cịn lại phun nước lã. Sau đó
thống kê mật độ sâu hại trước và sau khi sử dụng thuốc.
Cơ chế tác động của thuốc tới sâu hại rau
Khi phun thuốc vào sâu qua con đường tiếp xúc Nicotine trong thuốc lá được
hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc tác dụng lên hệ thống thần kinh trung
ương gây ức chế q trình hơ hấp giảm lượng oxy trong máu dẫn đến tê liệt
hệ thống thần kinh làm cho sâu bị chết
Chế phẩm Nicotin trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: Rệp,
muội, nhện đỏ, sâu ăn lá hại rau, màu và cây công nghiệp. Đặc biệt thuốc có
hiệu lực cao đối với sâu vẽ bùa hại cam, chanh, bưởi.
Nicotin cũng có độ độc cao với người và động vật máu nóng, song thuốc
nhanh phân giải trong cơ thể và môi trường sống, không để lại tồn dư trong
nông sản thực phẩm.
2.3 Cách tạo phân hữu cơ vi sinh từ bã đậu nành
Thơng thường, sẽ có hai cách để ủ đậu tương thành phân bón là: “dạng bột”
và “dạng nước”. Tuy nhiên, vì phân đậu tương ở dạng nước bốc mùi rất khó
chịu, gây bất tiện trong quá trình bảo quản cũng như sử dụng nhưng giá thành
rất rẻ. Để khử mùi loại phân này chúng em đã dùng thêm chế phẩm EM . Đây

là chế phẩm sinh học chứa hàng tỉ lợi khuẩn giúp cho quá trình phân giải hợp
chất hữu cơ diễn ra nhanh và khử mùi rất tốt.
Cách làm: Dùng 10kg bã đậu đổ vào thùng sơn với 5 l nước sạch cùng với
0,5kg EM trong thời gian 5-7 ngày là có thể sử dụng được.
2.4 Động cỏ bơm nước
Dựa trên nguyên lí hoạt động của động cơ bơm nước, nước được bơm từ bể
chứa nước theo hệ thống ống dẫn, tưới đều cho rau dưới dạng phun mưa.
Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của xơ dừa để tưới cho rau, tưới vào sáng sớm
hoặc chiều mát, 3-5 ngày tưới 1 lần. Việc thừa hay thiếu nước đều ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau do đặc tính giữ ẩm của xơ dừa nên
trong q trình trồng rau khơng cần phải tưới thường xuyên.
12


PHẦN IV: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. Kết quả thực hiện đề tài
I.1 Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây rau trên giá thể xơ dừa.
Dựa trên tính chất, thành phần của xơ dừa sau khi gieo rau được 2-3 ngày rau
đã bắt đầu nảy mầm, qua quan sát sự sinh trưởng phát triển của cây rau ta
thấy cây rau:

Hình ảnh: Rau mầm trên giá thể xơ dừa
- Cứng cây, mập, đậm màu, bền cây
- Phòng ngừa và hạn chế nấm bệnh
- Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ dễ phát triển mạnh.
- Cây rau sinh trưởng phát triển tốt
I. 2 Hiệu quả của bón phân hữu cơ vi sinh từ bã đậu nành đến sự sinh
trưởng phát triển của cây rau.
Sau khi rau được 2-3 lá thật tiến hành tưới phân vào gốc, cứ 5-7 ngày tưới 1
lần và dừng tưới trước khi thu hoạch 3 ngày để hạn chế mùi của phân trên rau.

Qua quá trình quan sát em nhận thấy phân hữu cơ vi sinh từ bã đậu nành:
13


- Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng: Đa - Trung- Vi
lượng, các Vitamin, muối khoáng và các axit amin cho cây trồng.
- Giúp cứng cây, mập cây, lá xanh đậm và bền cây.
- Tăng mật độ vi sinh vật có ích trong đất, làm cho giá thể xơ dừa tơi xốp,
dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để.
- Phòng ngừa, hạn chế nấm bệnh và tăng sức đề kháng và cho cây trồng.
- Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ dễ phát triển mạnh.
- Cây rau sinh trưởng phát triển tốt, khơng có hiện tượng chết do sót N, K.

Hình ảnh: Rau sau 25 ngày
I.3 Hiệu quả giết sâu trực tiếp khi sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc được
chế biến từ cây thuốc lá.
Kết quả thử nghiệm hiệu quả phòng trừ ở một số loại sâu săn lá hại rau sau
khi phun thuốc trừ sâu thảo mộc ở nồng độ pha loãng 10% được thể hiện ở
bảng 01:
Bảng 1: Hiệu quả giết sâu trực tiếp của thuốc trừ sâu thảo mộc đối với các giai đoạn phát triển
của sâu.
14


Các giai đoạn phát triển của sâu
Các loại
sâu ăn lá

STT


Trứng

1-3 tuổi
(%)

4-5 tuổi
(%)

Nhộng

Trưởng
thành

1

Sâu tơ

0

89

38

0

0

2

Sâu xanh


0

88

36

0

0

3

Sâu khoang

0

85

28

0

0

4

Sâu xám

0


88

20

0

0

5

Bọ nhảy

0

78

19

X

0

6

Rệp

0

82


23

X

0

Tổng

0

85.8

27.3

0

Ghi chú: X là khơng có giai đoạn nhộng
Dựa vào kết quả bảng trên ta thấy hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ sâu thảo
mộc chế biến từ cây thuốc lá là rất cao đặc biệt đối với sâu non từ 1-3 tuổi
(85.8%), và giảm dần đối với sâu 4-5 tuổi là 27.3%. Ở giai đoạn trứng, nhộng
và sâu trưởng thành hầu như không gây chết. Tuy nhiên ở giai đoạn trưởng
thành khi phun thuốc, sâu có biểu hiện gây ngán ăn. Như vậy hiệu quả phòng
trừ của thuốc giảm dần khi tuổi sâu tăng. Vì vậy trong q trình chăm sóc rau
thường xun theo dõi tình hình sâu nở để phịng trừ sâu có hiệu quả cao
nhất.
II. Một số ưu nhược điểm của đề tài trồng rau bằng phương pháp hữu
cơ:
1. Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm

- Đơn giản, dễ làm, tiện chăm sóc
- Làm một lần vật liệu sử dụng được nhiều lần
15


- Tiết kiệm được nước tưới
- Hiệu quả kinh tế cao, sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm
- Giảm quá trình cố định đạm, lân, tiết kiệm được phân bón
- Giảm lượng nước tưới cho rau
- Sử dụng thuốc trừ sâu bằng thuốc lá hiệu quả phòng trừ cao và rẻ tiền
hơn rất nhiều so với dùng thuốc trừ sâu thảo mộc khác ( ớt, tỏi,
giềng…)
- An toàn cho người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo
cân bằng sinh thái
Nhược điểm
Do thời gian có hạn nên đề tài của chúng em mới chỉ nghiên cứu ở các
loại rau ăn lá, ăn ngọn
2. Ý nghĩa
Mơ hình trồng rau bằng phương pháp hữu cơ tạo ra sản phẩm rau sạch
khơng những đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng mà còn bảo vệ hệ sinh thái là cơ sở để xây dựng hướng tới một nền
nơng nghiệp bền vững.
3. Tính ứng dụng
Với mơ hình này hồn tồn có thể áp dụng vào thực tiễn tới từng hộ gia
đình đặc biệt với những hộ gia đình ở thành phố, thị xã. Với tính ưu việt của
đề tài chúng em mong muốn được phổ biến rộng rãi tới từng người dân nâng
cao ý thức sử dụng sản phẩm rau sạch bảo vệ sức khỏe cho chính mình và
người thân trong gia đình.
4. Tính sáng tạo
Với phương pháp trồng rau bằng giá thể xơ dừa, bón phân hữu cơ vi

sinh từ bã đậu nành và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cho rau từ cây thuốc lá
đã tạo ra sản phẩm rau hoàn tồn sạch theo tiêu chuẩn Việt WAP, bảo vệ mơi
trường sinh thái và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
5. Kết luận
16


Mơ hình trồng rau bằng phương pháp hữu cơ dựa trên cơ sở thay thế đất
trồng bằng giá thể xơ dừa, sử dụng nguồn nước sạch, bón phân hữu cơ vi sinh
từ bã đậu nành và phòng trừ sâu bằng thuốc thảo mộc được chế biến từ cây
thuốc lá đã tạo ra được sản phẩm rau hoàn toàn sạch theo tiêu chuẩn Việt
GAP . Với đề tài này chúng em hi vọng rằng sẽ được phổ biến rộng rãi tới
toàn thể người dân nhằm tạo ra sản phẩm rau sạch khơng những đảm bảo vệ
sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi
trường sinh thái là cơ sở để xây dựng hướng tới phát triển một nền nông
nghiệp bền vững.

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa công nghệ 7. Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo khoa công nghệ 8. Nhà xuất bản giáo dục
3. Cây rau. Nhà xuất bản Đại học Nông Nghiệp I
4. Cây thuốc lá. Nhà xuất bản Đại học Nông Nghiệp I
5. Cây công nghiệp ngắn ngày. Nhà xuất bản Đại học Nông Nghiệp I
6. Mạng Internet
7. Báo nông nghiệp

17




×