Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận chủ nghĩa xã hội UEH 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.41 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Minh Nhật
Giảng viên giảng dạy:
MSSV:
Mã lớp học phần:
Phịng học:
Buổi học:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN và mối quan hệ giữa
chúng.............................................................................................................................1

2.

1.1.

Bản chất của nền dân chủ XHCN..................................................................1

1.2.


Định nghĩa và bản chất của nhà nước XHCN................................................1

1.3.

Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN..........1

1.4.

Đây là mối quan hệ không thể tách rời..........................................................2

Thành tựu và hạn chế trong quyền làm chủ của người dân hiện nay....................2
2.1.

Một số thành tựu trong việc phát huy quyền làm chủ của người dân............2

2.1.1.

Quyền tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận đối với công dân hiện nay 2

2.1.2.

Thành tựu về quyền bầu cử của công dân...............................................2

2.2.

Hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay...........................................3

2.2.1.

Quyền làm chủ của người dân chưa được thực hiện tốt..........................3


2.2.2.

Lợi dụng quyền làm chủ để chống phá nhà nước....................................3

2.3.

Vai trò của sinh viên đại học trong việc phát huy quyền làm chủ.................3

2.3.1.

Tạo ý thức dân chủ và tham gia các hoạt động xã hội............................3

2.3.2.

Nâng cao trình độ chun mơn, đóng góp vào xây dựng xã hội dân chủ4

3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam................................................................................................4
3.1.

Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền...................................................4

3.2.

Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.................................4

3.3. Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam............................................................................................5
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Về vấn đề nền dân chủ, đặc biệt là nền dân chủ của một nhà nước xã hội chủ nghĩa bao
giờ cũng là vấn đề đáng bàn đến. Bởi dân chủ bên cạnh việc là tiếng nói thể hiện quyền
con người, còn thể hiện khả năng quản lý bộ máy chính trị và sự tận tâm dành cho người
dân của một nhà nước XHCN - kiểu nhà nước đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân
lao động. Giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có mối quan
hệ khăng khít, tác động lẫn nhau và gây nhiều sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội, chính
trị của cả một đất nước. Mối quan hệ đó cần được hiểu đúng và rõ ràng hơn.
Hơn nữa, trước những thành tựu đạt được, dân chủ trong Nhà nước XHCN Việt Nam
vẫn đang được xây dựng, cải thiện và phát triển mỗi ngày. Có nghĩa rằng nó chưa hồn
thiện. Ở một số cơ quan, một số vùng vẫn còn chưa phát huy tốt nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Thậm chí bị xem nhẹ và làm trái với quyền dân chủ chính đáng của người dân.
Bài tiểu luận bàn về bản chất và mối quan hệ của dân chủ XHCN và nhà nước XHCN,
thực trạng dân chủ ở Việt Nam; các đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam; qua đó, em đã đưa ra một số giải pháp cho bản thân nhằm phá huy quyền dân chủ,
xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam. Là sinh viên UEH, em muốn được là một cơng
dân của một đất nước có nền dân chủ văn minh, tiến bộ. Từ đó ủng hộ và có những hành
động nâng cao nhận thức cho mọi người xung quanh về nền dân chủ và quyền con
người. Bên cạnh đó lên án những hành động khơng đúng đắn về việc không tôn trọng
quyền dân chủ.


NỘI DUNG
1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN và mối
quan hệ giữa chúng
1.1.
Bản chất của nền dân chủ XHCN

- Bản chất chính trị: Đó là sự lãnh đạo về chính trị của giai cấp cơng nhân đối với
toàn xã hội để thực hiện quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân dân. Trong đó, nền dân chủ
XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhất nguyên về chính trị.
- Bản chất kinh tế: Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu, với cơ sở khoa học công nghệ hiện đại và sự kế thừa thành tựu của nhân loại,
đồng thời loại bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
- Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội:
+ Về tư tưởng - văn hóa: một mặt lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng chủ đạo
đối với mọi hình thái ý thức trong xã hội (như văn học, nghệ thuật, tôn giáo,...). Mặt khác,
kế thừa phát huy văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa, văn minh nhân loại.
+ Về xã hội: Có sự kết hợp hài hịa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của
tồn xã hội. Động viên tính sáng tạo, tích cực xã hội của nhân dân.
1.2.
Định nghĩa và bản chất của nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, có bản chất sau:
Về chính trị, nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi
ích phù hợp với lợi ích chung của nhân dân lao động, đại biểu cho ý chí của nhân dân lao
động.
Về kinh tế, chịu sự quy định của quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
khơng cịn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Mục tiêu cơ bản của nhà nước XHCN là chăm lo
lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Về văn hóa, xã hội, nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại, nhưng cũng mang bản
chất riêng của dân tộc.
1.3.
Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà
nước XHCN
Thứ nhất, dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của
nhà nước XHCN.

Chỉ có trong nền dân chủ XHCN, bản thân người dân, đặc biệt là nhân dân lao động
mới có đầy đủ các điều kiện để thực hiện ý chí của mình thơng qua việc lựa chọn những
người đại diện có đủ năng lực và phẩm chất để thay mặt họ vào bộ máy nhà nước bảo vệ
cho quyền lợi chính đáng của mình. Ở nước ta, theo Điều 27 của Hiến pháp 2013, công dân
đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Bản chất của nền dân chủ XHCN thể hiện tính ưu việt của nó, nền dân chủ XHCN
này kiểm sốt một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước và đặc biệt là ngăn chặn được
sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Đối với nước ta, bầu cử là phương thức kiểm soát quyền
lực quan trọng nhất. Sau khi đã bầu, người dân còn dùng quyền giám sát và quyền bãi miễn
để có thể khơng bầu lại trong nhiệm kỳ tới hoặc thu hồi lại quyền lực khi người đại diện
khơng cịn xứng đáng.
Thứ hai, Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm
chủ của nhân dân.


Bản thân nhà nước XHCN phải làm tốt nhiệm vụ thể chế hóa ý chí, nguyện vọng
của nhân dân thành hiến pháp, pháp luật. Và trong hệ thống pháp luật nêu rõ ràng lợi ích,
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cơng dân, đó là cơ sở để người dân có thể thực hiện
quyền làm chủ của mình. Đồng thời nhà nước XHCN phải có cơng cụ bạo lực đó là quân
đội, cảnh sát đi cùng với nó là hệ thống pháp luật để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Ngay ở Việt Nam chúng ta, vẫn có các thành
phần, các thế lực phản động, vi phạm pháp luật. Chúng vi phạm pháp luật, tức là đi ngược
lại với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do đó nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật
nhằm ngăn chặn hành vi của bọn chúng.
1.4.
Đây là mối quan hệ không thể tách rời
Thứ nhất, đây là quan hệ không thể tách rời bởi vì nếu khơng có dân chủ XHCN sẽ
khơng có nhà nước XHCN. Dân chủ XHCN vừa là cơ sở, nền tảng để hình thành nhà nước
XHCN, vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển XHCN. Các nguyên tắc của nền dân

chủ XHCN bị vi phạm thì việc xây dựng nhà nước XHCN cũng sẽ khơng thực hiện được.
Thứ hai, nếu khơng có nhà nước XHCN thì khơng thể thực thi quyền làm chủ của
nhân dân, tức là khơng thể hình thành nên một nền dân chủ XHCN được. Nhà nước XHCN
là phương thức để đảm bảo dân chủ được thực thi, để ổn định trật tự xã hội, để tạo môi
trường cho người dân đảm bảo được lợi ích và nguyện vọng của mình. Trong hệ thống
chính trị XHCN, nhà nước là thể chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và
tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của người dân. Nếu khơng có nhà nước
XHCN, sẽ không thể tồn tại dân chủ XHCN.
2. Thành tựu và hạn chế trong quyền làm chủ của người dân hiện
nay.
2.1.
Một số thành tựu trong việc phát huy quyền làm chủ
của người dân
1. Quyền tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận đối với
công dân hiện nay
Các thông tin về thủ tục hành chính, phí, lệ phí trong một số lĩnh vực được niêm yết
công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan hành, mỗi khi người dân muốn phản ánh về vấn đề
gì thì chỉ cần gặp, trình bày với bộ phận tiếp dân, cũng như nhận kết quả trả lời chỉ cần
thông qua một bộ phận duy nhất, “cầu nối” duy nhất, đây gọi là “cơ chế một cửa”i. Cơ quan
hành chính các cấp ở địa phương cũng đã giải quyết cơ bản những yêu cầu của nhân dân
trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất v.v...
Ngay tại quê hương Quảng Ngãi của em, quyền tự do ngôn luận, đưa ra ý kiến được
thể hiện rõ, qua đó, lực lượng Cơng an thành phố Quảng Ngãi sẽ tổ chức buổi hội nghị lắng
nghe ý kiến người dân, đại diện phía nhân dân đưa ra những ý kiến khơng hài lịng, hoặc các
vấn đề cần xem xét để cơ quan, chính quyền thực hiện tốt hơn. Ví dụ như Hội nghị “Cơng
an lắng nghe ý kiến Nhân dân” năm 2021ii, được Công an Thành phố Quảng Ngãi tổ chức
tại xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi.
Quyền tự do ngơn luận cịn được thể hiện ngay tại trường đại học Kinh tế TPHCM,
sinh viên có thể nêu ra quan điểm của bản thân, trao đổi với giảng viên về bài học, hiện nay

nhiều giảng viên cho sinh viên thuyết trình phản biện nhiều hơn, để sinh viên có thể tự do
sáng tạo, nêu ra ý kiến của bản thân. Nhà trường ghi nhận ý kiến sinh viên bằng cách gửi
bảng đánh giá về hiệu quả dạy học đến với sinh viên vào cuối mỗi kì.


2. Thành tựu về quyền bầu cử của công dân
Trong những năm qua, việc triển khai mạnh mẽ phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào quá trình
giám sát thực thi quyền lực nhà nước. Nhờ có cơ chế dân chủ như vậy mà nhân dân đã tích
cực tham gia vào cuộc chiến chống tệ tham nhũng, quan liêu và thoái hoá, biến chất trong
đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ở tất cả các cấp. Nhân dân thông qua quyền bầu cử
cũng như bài nhiễm là điều kiện tốt nhất để kiểm soát hoạt động của nhà nước.
Chủ nhật (ngày 23/5/2021) là ngày hội lớn tồn dân. Mọi cơng dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên được thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng
của mình bầu ra đại biểu Quốc hội khố XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2021 - 2026. “Theo Bộ Nội vụ, báo cáo nhanh của các địa phương đến 21 giờ ngày
23/5/2021, tỷ lệ cử tri đi bầu cử trên cả nước như sau: Tổng số cử tri là
69.242,882/69.543.530 cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ 99,57%. So với báo cáo của địa phương
trước ngày bầu cử, tổng số cử tri tại thời điểm kết thúc cuộc bầu cử có biến động, tăng thêm
344.936 cử tri (từ 69.198.594 cử tri lên 69.543.530 cử tri).”iii
2. Hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay
1. Quyền làm chủ của người dân chưa được thực hiện tốt
Trên thực tế, việc công bố, công khai thông tin cịn chậm và hình thức, thiếu hiệu
quả. Quyền được thơng tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế, thậm chí bị vi phạm
nghiêm trọng. Hiện nay, nhiều trường hợp người dân khơng biết được mình có những quyền
gì. Ví dụ, vẫn cịn người dân khơng biết điều kiện để được ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội
đồng nhân dân là gì, khơng đi bầu cử có bị phạt hay không, không biết nhiều về hoạt động,
chức năng, nhiệm vụ, của các cơ quan nhà nước. Đỉnh điểm có những trường hợp người dân
khơng hiểu quy định của pháp luật nên khiếu kiện vượt cấp, tranh cấp đất đai dẫn đến án
mạng,…

Có nơi vẫn cịn tình trạng dân chủ hình thức; ý kiến của nhân dân chưa thực sự được
lắng nghe. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn
trọng, coi nhẹ ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, giải quyết chưa kịp thời các quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân, trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhiều yêu
cầu chính đáng của nhân dân vẫn chưa được giải quyết, hoặc chưa tới tay chính quyền cấp
cao.
2. Lợi dụng quyền làm chủ để chống phá nhà nước
Thời gian qua, một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước thường xuyên móc nối
với các tổ chức phản động, chống phá ở nước ngồi, tìm kiếm sự can thiệp, tạo áp lực nhằm
mục đích địi xóa bỏ một số điều luật, trong đó có Ðiều 331 Bộ luật Hình sự về "Tội lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân". Họ lợi dụng truyền thông và dư luận, đưa ra những phát ngôn gây tranh
cãi. Những trường hợp bị khởi tố và xử lý theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam như
trường hợp Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm "Báo Sạch"iv; và một số trang
mạng phản động lập tức lớn tiếng rêu rao, xun tạc, địi xóa bỏ Ðiều 331 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
Liên quan đến “vụ việc Nguyễn Phương Hằng v”tổ chức nhiều buổi livestream với
nội dung thông tin không kiểm chứng, xâm phạm đời tư của người khác đã bị cơ quan chức
năng khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam, một số tổ chức, hội nhóm phản động đã đưa ra
nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, kích động, vu khống các lực lượng chức năng.


3. Vai trò của sinh viên đại học trong việc phát huy quyền
làm chủ
1. Tạo ý thức dân chủ và tham gia các hoạt động xã hội
Sinh viên luôn nâng cao nhận thức chính trị chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức dân chủ, tìm hiểu và biết về các
quyền dân chủ của của công dân. Cần nâng cao trình độ nhận thức và xây dựng văn hố
chính trị, văn hố pháp luật và văn hố về quyền con người.
Mỗi sinh viên chúng ta phải tự thực hiện tốt quyền dân chủ của mình. Sinh viên

nghiên cứu, chọn lựa, bầu được các đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân..., phải tích cực
tham gia đóng góp cơng việc của nhà nước (khi nhà nước trưng cầu dân ý, xin ý kiến về các
luật...); giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, phát hiện và dũng cảm lên án những biểu
hiện vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng, lãng phí... Phải thay đổi cách học, chủ động
sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình học thành một hoạt
động nghiên cứu, sáng tạo. Sinh viên năng động, sáng tạo trong học thuật, tích cực trao đổi
đề xuất ý tưởng với giảng viên. Tham gia nghiên cứu khoa học, tự tin nêu ra ý tưởng của
mình thơng qua sự giúp đỡ của giảng viên. Sinh viên biết quyền của mình và dùng quyền lợi
đó để phát triển bản thân, cũng như phát triển xã hơi, đất nước.
Phải phát huy tính tích cực xã hội, tham gia các chương trình tình nguyện, tuyên
truyền, hỗ trợ giúp người dân hiểu hơn về quyền dân chủ,… Để thực hiện tốt quyền dân chủ
cũng đồng nghĩa là làm cho xã hội phát triển hơn, sinh viên phải tích cực tham gia xây dựng
mơi trường xã hội lành mạnh, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phát huy bản sắc dân
tộc. Tham gia các hoạt động xã hội điển hình là hoạt động mùa hè xanh, do Hội Sinh viên
Việt Nam tổ chức, nhằm hướng sinh viên đến các hoạt động cơng ích xã hội, như: làm
đường, làm cầu, xây nhà tình thương,…
2. Nâng cao trình độ chun mơn, đóng góp vào xây dựng
xã hội dân chủ
Sinh viên trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của
cơng nghệ. Trong q trình xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù
quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản mà phải chắt lọc, kế thừa những
thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong q trình hội nhập
khơng để đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc. Nhanh chóng trang bị cho mình năng lực
hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công
nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hóa thế giới.
Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Trường UEH phải ra sức phấn
đấu, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, cống hiến sức mình cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tích cực trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn
hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động, góp sức mình vào cơng cuộc

xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
3.1
Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là
Nhà nước bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật
phải phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của nhân dân; chịu trách nhiệm trước công dân về
những hoạt động của mình và u cầu cơng dân thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và
xã hội; bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập


pháp, hành pháp, tư pháp; ngăn chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước. Do
đó,“Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được
giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo
tính nghiệm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm sốt lẫn
nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.”1
Như vậy, nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ
chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện được quản lý xã
hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
3.2
Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
Thứ hai, nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp
luật. Trong đó, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điểu chỉnh các quan hệ xã hội.
Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rõ ràng, có cơ chế phối
hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ tư, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải do ĐCS Việt Nam lãnh đạo, phù
hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân: “

dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân
ủy nhiệm.
Thứ năm, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con
người là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách
rộng rãi; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Thứ sáu, tổ chức và hoạt đọng của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, có sự phân cơng, phân cấp, phối hợp và kiểm sốt lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực
là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
3.3
Trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong xây dựng
nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam
Con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một sự nghiệp lâu dài, vơ cùng
khó khăn và phức tạp. Trong đó, sinh viên nói chung và sinh viên UEH chúng ta nói riêng là
thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, vì vậy chúng ta có trách nhiệm to lớn trong cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong giai
đoạn công nghệ 4.0 hiện nay.
Thứ nhất, sinh viên phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức chính trị, học và
làm theo Bác, phấn đấu là đảng viên của ĐCS Việt Nam, phấn đấu rèn luyện trên tất cả các
mặt, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc. Hiện nay, mạng xã
hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, nhiều sinh viên
hiện nay thở ơ với chính trị, nhiều bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên
mạng xã hội chưa được kiểm chứng cụ thể, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá
những thông tin xuyên tạc khiến người đọc hình thành suy nghĩ sai lệch, gây ra những hệ
lụy khơn lường cho tình hình an ninh xã hội.
Thứ hai, thế hệ trẻ chúng ta cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ
học tập đúng đắn, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh
viên UEH nói riêng đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất
lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với sự phát triển của khoa học, cơng
nghệ. Chính vì vậy, chúng ta phải khơng ngừng học tập, hiểu biết luật, có sáng tạo, tiếp thu

các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt để tiếp nối các thế hệ cha anh trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1

Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn CNXHKH (UEH – 2023, tr.43)


Thứ ba, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh
xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống thực dụng, xa rời các
giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc, kế thừa tư tưởng, phong tục tốt đẹp của
cha ông, loại bỏ những định kiến cổ hủ. Phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy
giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng
góp vào sự phồn thịnh của đất nước.
Thứ tư, tích cực tham gia hoạt động chính trị và xã hội, tham gia một số phong trào
sinh viên tình nguyện bằng những cơng việc cụ thể như là “Ngày thứ bảy tình nguyện”,
“Ngày chủ nhật xanh”, thành lập các đội sinh viên tình nguyện giải tỏa ùn tắc giao thông,
tham gia các hoạt động đến ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn như thăm hỏi các Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, các thương binh liệt sĩ,…

KẾT LUẬN
Về mối quan hệ giữa Nhà nước XHCN và nền dân chủ XHCN là một mối liên hệ không thể
tách rời, tác động lẫn nhau. Dân chủ của nhà nước XHCN Việt Nam có nhiều thành tựu,
cơng dân được đảm bảo thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, nhà nước thực thi tốt quyền
dân chủ cho người dân. Mặc dù hiện nay ở một số nơi quyền dân chủ của người dân chưa
thực hiện tốt hồn tồn, nhưng nhìn chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhà nước
cần quản lý các cán bộ, xử lý kịp thời những trường hợp tham nhũng, quan liêu, không thực
hiện tốt vai trị của mình.
Đời sống hiện đại, người ta càng quan tâm tới một nền dân chủ đúng nghĩa. Đó là một hành
trình dài xây dựng, củng cố và cải thiện và đầy cố gắng của nhà nước XHCN không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới như một nhiệm vụ gắn kết bên cạnh. Thế nên ta

cần những biện pháp thực hiện tốt dân chủ.
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong
thời đại kinh tế tri thức, khoa học cơng nghệ, đóng vai trị then chốt trong phát triển đất
nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện
nay. Do đó nhận thức của sinh viên hiện nay có vai trị rất lớn đối với vấn đề thực hiện dân
chủ, xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sinh viên nói chung và
sinh viên UEH nói riêng cần phải học tập, tích cực tìm hiểu chính trị, học theo tư tưởng Hồ
Chí Minh. Là một cơng dân của một đất nước xã hội chủ nghĩa, em tự cảm thấy mình nên có
trách nhiệm hơn đối với chính mình, đối với nhà nước, và đối với xã hội, trong việc xây
dựng một nền dân chủ tốt đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.
Trên đây là toàn bộ bài tiêu luận. Trong q trình viết bài tiểu luận, em đã có nhiều cố
gắng, song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Kính mong q thầy/cơ
ghi nhận và nhận xét để em cải thiện bài làm tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn quý thầy/cô đã theo dõi bài tiểu luận của em!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn CNXHKH ( UEH – 2023, tr.34 - 47)


i

(Cơ chế “một cửa”) />ii
( Công an thành phố Quảng Ngãi lắng nghe ý kiến Nhân dân) />asset_publisher//Content/cong-an-thanh-pho-quang-ngai-lang-nghe-y-kien-nhan-dan?12333496
iii
( Nhân dân tham gia ứng cử nhiệm kì 2021 - 2026) />iv
(Quân đội nhân dân, Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm “Báo Sạch”dưới góc nhìn an
ninh) />v
(Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng) />



×