Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.32 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE



BÀI TẬP LỚN
Bộ môn: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Đề bài:
1. Phân tích những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam và nhà nước
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Liên hệ thực tiễn, em rút ra điều gì về vai trò của Nhà
nước XHCN Việt Nam trong bối cảnh COVID19

2. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của một số quốc gia có
đặc điểm dân tộc và tôn giáo như Việt Nam? Giải pháp về hàm ý chính sách dân tộc
và tơn giáo ở Việt Nam hiện nay (việc đề xuất dựa trên việc phân tích SWOT ở trên)
Giáo viên giảng dạy

ThS. Võ Thị Hồng Hạnh

Họ và tên sinh viên

Hà Thị Trang Linh

Mã sinh viên
Lớp

11192808
POHE Quản trị Khách sạn 61

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2020


MỤC LỤC
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..
3
1. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam và nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam...................................................................3


2. Vai trò của Nhà nước XHCN Việt Nam trong bối cảnh COVID19 6
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM..............................9
1. SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của một số
quốc gia có các đặc điểm dân tộc và tôn giáo như Việt Nam.........9
2. Giải pháp về hàm ý chính sách dân tộc và tơn giáo ở Việt Nam
hiện nay........................................................................................18

1


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội khoa học, theo nghĩa hẹp, là một trong ba bộ phận
hợp thành chủ nghĩa Mác- Lenin. Theo như V.I.Lenin đã khẳng định trong
tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác”, “Nó
là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài
người đã tạo ra hồi thế kỉ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học
Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”. Có thể thấy, chủ nghĩa xã hội khoa học là
một lý luộn mới tiến bộ được ra đời trong bối cảnh kinh tế - xã hội đặc
thù: Khi nền đại công nghiệp được tạo nên bởi cuộc sự phát triển mạnh
mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp những năm 40 thế kỉ XIX , song
song với sự ra đời của hai giai cấp cơ bản, đối lập về lợi ích nhưng lại
nương tựa vào nhau chính là giai cấp tư sản và giai cấp tư nhân. Chính
hồn cảnh này tạo tiền đề cho các phong trào đấu tranh công nhân có

tính chính trị cơng khai được phát động tổ chức và phát triển trên diện
rộng với quy mô lớn. Từ những lí luận giải thích vai trị và chức năng, ý
nghĩa của chủ nghĩa xã hội khoa học, ta khái quát được rằng, các đối
tượng của chủ nghĩa xã hội khoa học là: những quy luật, tính quy luật
chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ
nghĩa xã hội, những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con
đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển biến từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Việc nghiên
cứu và học tập chủ nghĩa xã hội khoa học giúp chúng ta có được một căn
cứ nhận thức khoa học vững chắc để có thể cảnh giác cũng như phân tích
một cách đúng đắn cũng như đấu tranh chống lại những nhận thức sai
lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và của bè lũ
phản động đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; chống lại chủ nghĩa xã hội,
đi ngược lại xu thế chung và lợi ích của tồn dân, dân tộc và nhân loại
tiến bộ1. Từ những kiến thức tích lũy qua việc nghiên cứu và học tập bộ
mộ chủ nghĩa xã hội khoa học, em xin phép trình bày ý kiến của mình
1 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
khơng chun lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2


cho những vấn đề được đặt ra về “chủ nghĩa xã hội Việt Nam và nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “đặc điểm dân tộc và tôn giáo Việt
Nam”. Tuy nhiên, do những hiểu biết cũng như thời gian tìm hiểu mơn
học của bản thân em cịn có nhiều hạn chế, bởi vậy bài làm của em sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của
cơ để có thể sửa đổi bài tập lớn trở nên hồn thiện và mang tính chính

xác cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên – ThS. Võ Thị Hồng
Hạnh đã cung cấp cho chúng em những kiến thức và tư liệu cần thiết xây
dựng nền tảng giúp em có thể hồn thành bài tập lớn này.

I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM:
Phân tích những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam và nhà nước XHCN
Việt Nam.
Liên hệ thực tiễn, em rút ra điều gì về vai trị của Nhà nước XHCN Việt Nam trong bối
cảnh COVID19
1. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam và nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam:
1.1. Khái niệm và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, đặc trưng chủ nghĩa
xã hội Việt Nam:
“Chủ nghĩa xã hội (hay socialism) có thể hiểu theo bốn nghĩa lần
lượt là: 1) Phong trào cách mạng (phong trào thực tiễn, phong trào đấu
tranh của nhân dân lao động chống lại những áp bức bất công trong xã
hội, chống lại giai cấp thống trị); 2) Trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý
tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi những áp bức bất công; 3) Khoa
học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; 4) Chế độ xã hội mang
tính tốt đẹp, là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa”2.
Khi nghiên cứu về hình thái của kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa,
các nhà sáng lập của chủ nghĩa xã hội khoa học đã rất chú trọng quan
tâm dự báo các đặc trưng mà từng giai đoạn thể hiện, đặc biệt là trong
giai đoạn đầu – giai đoạn thấp của xã hội cộng sản nhằm định hướng
2 Trích “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ không
chuyên lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3



phát triển cho phong trào công nhân quốc tế. Song hành cùng quá trình
xây dựng xã hội chủ nghĩa, những đặc trưng mang tính cơ bản của giai
đoạn đầu, phản ánh thực chất bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội đã dần được bộc lộ một cách trọn vẹn và đầy đủ.
Đặc trưng thứ nhất, được coi là đặc trưng mang tính chất xã hội của
chủ nghĩa xã hội là hướng tới mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và tiến tới mục tiêu cuối cùng là giải phóng
con người, tạo điều kiện để con người phát triển tồn diện. Hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản thể hiện tính đặc trưng, khác biệt so với các hình thái
kinh tế - xã hội khác ra đời trước ở bản chất nhân văn, nhân đạo, hướng
tới sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, cao hơn hết là giải
phóng con người3.
Đặc trưng thứ hai của chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao
động làm chủ. Đây được coi như đặc trưng về chính trị của chủ nghĩa xã
hội. Đặc trưng trên thể hiện thuộc tính mang tính bản chất của chủ nghĩa
xã hội: một xã hội vì con người và do con người. Nhân dân, mà ở đây
nòng cốt là nhân dân lao động được coi là chủ thể của xã hội thực quyền,
làm chủ ngày càng rộng rãi và đầy đủ trong quá trình cải tạo lại xã hội cũ
và xây dựng nên một xã hội mới.
Đặc trưng thứ ba có thể thấy được ở chủ nghĩa xã hội chính là chủ
nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đặc trưng về
phương diện kinh tế này thể hiện ở việc chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền
kinh tế phát triển cao, có lực lượng sản xuất có tính hiện đại, quan hệ sản
xuất được dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức
quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo
lao động.
Đặc trưng thứ tư được đề cập đến chính là một đặc trưng chính trị

khác, với việc chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai
cấp cơng nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao
3 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
khơng chun lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4


động. Các nhà sáng lập nên chủ nghĩa xã hội khoa học đã có khẳng định
rằng phải thiết lập nhà nước chun chính vơ sản, nhà nước kiểu mới
mang bản chất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và
ý chỉ của nhân dân lao động trong chủ nghĩa xã hội.
“Đặc trưng thứ năm có thể kể đến chính là chủ nghĩa xã hội có nền
văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa
dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đặc trưng trên thể hiện được tính
ưu việt cùng sự ổn định và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa ở lĩnh
vực văn hóa – tinh thần của xã hội, bên cạnh những lĩnh vực như kinh tế
hay chính trị. Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội, với trọng tâm là
phát triển kinh tế; văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách và bản
lĩnh của con người, biến con người trở thành con người mang đủ những
tiêu chí: chân, thiện, mỹ”.

4

Đặc trưng thứ sáu, cũng là đặc trưng cuối cùng của chủ nghĩa xã
hội, thể hiện tính riêng biệt trong cách ứng xử trong các vấn đề về dân
tộc, cùng các mối quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đẳng,
đồn kết giữa các dân tộc và quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các
nước trên thế giới. Vấn đề về giai cấp và dân tộc, việc xây dựng nên một

cộng đồng dân tộc với các giai cấp bình đẳng, đoàn kết, hợp tác, hữu
nghị với nhân dân các nước trên thế giới ln có vị trí đặc biệt quan trọng
đối với công cuộc phát triển của mỗi một dân tộc và mỗi quốc gia. Chủ
nghĩa xã hội, với bản chất đặc trưng tốt đẹp do con người và vì con
người, ln đảm bảo các dân tộc có được sự bình đẳng và đồn kết cùng
củng cố hợp tác hữu nghị, đồng thời với đó là tạo ra và giữ vững quan hệ
với nhân dân các nước trên thế giới. Với việc đảm bảo được tính bình
đẳng, đồn kết giữa các dân tộc và tạo dựng được quan hệ hợp tác, hữu
nghị với nhân dân các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được
ảnh hưởng của mình và góp một phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung
của nhân dân trên toàn thế giới hướng đến mục tiêu hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
4 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
khơng chun lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5


Trên cơ sở đặc trưng của chủ nghĩa xã hội chung, vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác- Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam;
đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết lại 25 năm đổi mới, khi đó nhận thức
của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã
có bước phát triển mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung và phát triển năm 2011) đã phát
triển mơ hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặc trưng cơ bản, trong
đó có các đặc trưng thể hiện mục tiêu, bản chất, nội dung của chủ nghĩa
xã hội Việt Nam. Các đặc trưng trên bao gồm: 1) Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh; 2) Do nhân dân làm chủ; 3) Có nền kinh
tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp; 4) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 5)

Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
tồn diện; 6) Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết,
tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; 7) Có Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo.5
1.2. Quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đặc trưng chủ
nghĩa xã hội Việt Nam:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đây được hiểu đầy đủ là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ các cách tiếp cận và
các cách hiểu khác nhau về vấn đề đặc trưng nhà nước pháp quyền, ta
có được quan niệm về đặc trưng nhà nước pháp quyền như sau: “Nhà
nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, mọi cơng dân đều được
giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp
luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước, phải có sự kiểm sốt lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân
dân”.
Theo tiến trình cơng cuộc đổi mới đất nước, nhận thức của Đảng ta
về Nhà nước pháp quyền ngày càng trở nên sáng tỏ. Đảng ta xác định
dựa trên chủ trương “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân,
5 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
khơng chun lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6


do dân, vì dân.” như sau: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ
quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành
Hiến pháp và pháp luật. Đây được coi là tiền đề cho sự làm rõ Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Đại hội XII của Đảng: “Quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.
“Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
nước ta có thể kể đến như sau: 1) Nhà nước của dân, do dân, vì dân (xây
dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ); 2) Nhà nước được tổ chức
và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật (pháp luật được đặt ở vị
trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội); 3) Quyền lực Nhà nước
là thống nhất, có sự phân cơng và cơ chế phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; 4) Do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013 (hoạt động của Nhà
nước được giám sát với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” thông qua các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm); 5) Tôn trọng
quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển
(“nhân dân có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không xứng đáng”);
6) Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, chịu sự chỉ
đạo thống nhất của Trung ương”6.
2. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong bối cảnh COVID19:
Có thể thấy, trong bối cảnh đại dịch COVID19 hiện nay, các vai trò
và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
được bộc lộ, biểu hiện và nâng cao rõ rệt, thể hiện được tính tối ưu của
chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết các vấn đề rủi ro phát sinh, giảm
thiểu thiệt hại cả về kinh tế, sức khỏe xã hội và nâng cao phòng chống
nguy cơ bùng phát dịch trên quy mơ tồn quốc.

6 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
không chuyên lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7



Ngay từ trong giai đoạn đầu bùng phát của đại dịch COVID19 tại
Việt Nam, Chính phủ Nhà nước đã có những biện pháp nhanh chóng và
kịp thời trong việc hướng dẫn xử lí khủng hoảng, cách li bệnh nhân và
đặc biệt chú trọng việc đưa ra các chế tài xử phạt đối với những trường
hợp vi phạm các quy định phịng chống và xử lí dịch bệnh, gây thiệt hại
cho người dân và chính quyền. Đơn cử như chế tài xử lí vi phạm liên quan
đến khơng khai báo, che dấu bệnh dịch. Theo Quyết định số 219/QĐ-BY 7
ngày 29/01/2020 của Bộ Y Tế, COVID19 đã được bổ sung vào danh mục
các bệnh truyền nhiễm nhóm A, từ đó áp dụng tại Điều 6 Nghị định số
176/2013/NĐ-CP8 ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực y tế. Các trường hợp không khai báo và che dấu dịch
sẽ bị xử lí từ nhẹ nhất là cảnh báo cho tới trường hợp nặng nhất là bị phạt
tiền từ 500.000 đồng cho tới 1 triệu đồng. Công tác quản lí khai báo sức
khỏe cũng được thực hiện trên diện rộng, với hoạt động triển khai các
trạm đo nhiệt độ, khám sức khỏe tại các vùng có nguy cơ cao lây nhiễm,
tại các quốc lộ và đường cao tốc. Chính phủ cũng kịp thời xây dựng các
cổng khai báo sức khỏe toàn dân điện tử bên cạnh các trạm khai báo y tế
hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa có thể kịp thời cập nhật tình
trạng sức khỏe bản thân, tạo lịch sử dịch tễ lưu trữ trên kho dữ liệu chung
của Nhà nước thuận tiện cho các bác sĩ kịp thời đối chiếu nhằm phát hiện
sớm tình trạng lây nhiễm của bệnh nhân, tối đa hóa cơng suất xử lí dịch
bệnh, tranh gây ra tình trạng quá tải tại các trung tâm y tế. Hay đối với
các trường hợp người dân có hành vi phát tán và lan truyền thông tin sai
sự thật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vào ngày
30/3/2020 đã có cơng văn số 45/TANDTC-PC 9 hướng dẫn xác định tội
danh theo quy định của Bộ luật Hình sự, nêu rõ người có hành vi đưa lên
mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
thơng tin xun tạc về tình hình đại dịch COVID19 sẽ bị xử lí về tội đưa

hoặc sử dụng trái pháp thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng. Các
trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt với mức cao nhất trong khoảng từ 10
đến 12 triệu đồng. Cơ quan an ninh mạng cũng tiến hành giám sát chặt
chẽ, xử lí cơng khai, đăng tải các thơng tin đinh chính và cập nhật tình
7 Tham khảo />8 Tham khảo />9 Tham khảo />
8


hình xử phạt liên tục, kịp thời đến với người dân thông qua các phương
tiện truyền thông và điện tử.
Đối với việc phát động phịng tránh dịch, bên cạnh đó là cập nhật
tình hình dịch bệnh, tình hình lây nhiễm, xử lí và khỏi bệnh cùng các số
liệu bệnh nhân, số liệu ca nhiễm đều được Chính phủ và các cơ quan
chính quyền tiến hành cơng khai minh bạch, làm đúng theo phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”). Đến giai đoạn cao
điểm của đại dịch tại nước ta, Chính quyền Nhà nước đã có chỉ thị cách li
tồn xã hội kịp thời, được thơng báo cơng khai và rộng rãi, kiểm sát chặt
chẽ minh bạch, nghiêm minh nhằm kiểm soát lượng người dân di chuyển
nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Ngoài các biện pháp như ra chế tài xử phạt, cơng khai thơng tin
chính xác và kiểm sốt, điều phối phịng chống dịch, Đảng và Nhà nước
còn thực hiện triệt để mạnh mẽ các biện pháp xử lí khủng hoảng về mặt
sức khỏe lẫn kinh tế cho toàn dân toàn xã hội. Các trạm khử trùng, xét
nghiệm nhanh miễn phí được triển khai nhanh chóng tại nhiều điểm tập
trung nhằm kịp thời phát hiện ra đối tượng bị lây nhiễm, nhiều điểm cách
li tập trung được mở ra nhằm cách li người bệnh và các trường hợp lây
nhiễm, tiếp xúc với người lây nhiễm, hạn chế nguy cơ lây lan rộng rãi
trong cộng đồng. Chính phủ cịn đồng thời ra quyết định chữa trị miễn phí
cho người dân trong nước bị nhiễm bệnh và hỗ trợ chi phí chữa trị cho
những bệnh nhân nước ngồi, tiến hành mọi biện pháp chữa bệnh nhanh

chóng và kịp thời giúp người bệnh cải thiện tình hình dịch bệnh. Đồng
thời với đó Chính phủ cịn thực hiện hỗ trợ tài chính cho người dân, hỗ trợ
vật phẩm cho các khu vực bị phong tỏa và đưa ra các gói hỗ trợ tài chính
cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn, giãn nợ, giãn thuế cho các doanh
nghiệp. Những hành động xử lí khủng hoảng trên đã thể hiện rõ ràng việc
Nhà nước đặt nhân dân làm trung tâm, coi con người là chủ thể. Một
hành động khác cũng ghi nhận sự coi trọng nhân dân, đặt nhân dân làm
đầu chính là việc Chính phủ đã cho phép đón cán bộ, học sinh sinh viên,
kiều bào đang học tập, sinh sống và cơng tác tại nước ngồi có nhu cầu
quay trở về nước để hỗ trợ cách li, khám xét nghiệm và chữa bệnh; mở
rộng cửa đón những người con của Tổ quốc khi họ cần sự trợ giúp cấp

9


thiết về y tế giữa diễn biến của đại dịch. Tất cả những chuyến bay hỗ trợ
đón kiều bào đều được thực hiện mà khơng có bất kì khoản phí phát sinh
nào thu về từ những kiều bào cần trợ giúp, hồn tồn thực hiện với mục
đích nhân đạo và phi lợi nhuận. Chính hành động này đã giúp gia tăng uy
tín cho Đảng và Nhà nước, đồng thời tăng thêm sự gắn bó và tin tưởng ở
nhân dân vào Nhà nước.
Quyền dân chủ cũng được thể hiện rộng rãi và triệt để trong các
quyết định và chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đại dịch
này. Chính phủ tơn trọng các ý kiến xin tình nguyện của các nhân viên
công tác tuyến đầu, tiếp thu ý kiến và phản ánh của nhân dân về các
trường hợp vi phạm của cả dân thường lẫn cán bộ; đồng thời với đó là
tiếp nhận phản ánh về khai báo trường hợp lây nhiễm, mở các điểm xét
nghiệm theo nhu cầu xét nghiệm của dân, mở các buồng khử trùng hỗ
trợ nhân dân trong nhu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh.
Cho tới thời điểm hiện tại, hiệu quả của việc xử lí, giám sát và cơng

khai minh bạch của Đảng và chính quyền Nhà nước đã được thể hiện rõ
ràng khi đã có 220 trường hợp bình phục trong số 270 ca nhiễm, số ca
nhiễm mới nhất bổ sung chỉ ở con số 2 là những trường hợp đã được các
li trước đó, và chưa ghi nhận bất kì ca tử vong nào. Kết quả này, khi so
sánh với các nước có người nhiễm dịch khác, cho thấy cơng tác xử lí
khủng hoảng cùng phịng tránh dịch của Đảng và Nhà nước đã được thực
hiện một cách đúng đắn, từ đó nâng cao được uy tín và vị thế của Nhà
nước trong mắt tồn dân, thể hiện được uy tín và đúng chức trách cần có
của các lãnh đạo, từ đó tăng độ tín nhiệm, tin tưởng của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước. Mặc dù Việt Nam không phải một quốc gia quá mạnh
về tài nguyên khám chữa bệnh và cũng không phải một cường quốc như
Mỹ, Anh, Pháp, Trung nhưng Đảng ta vẫn sẵn sàng tạm từ bỏ lợi ích kinh
tể, đặt mối quan tâm hàng đầu vào việc phịng chống dịch bệnh và xử lí
dịch bệnh, tận dụng mọi nguồn lực có được để hỗ trợ nhân dân hết sức
nhằm hạn chế gây ra bởi đại dịch COVID19. Có thể hướng đi của Đảng ta
cùng Nhà nước chưa hồn tồn là một nước đi mang tính đảm bảo hiệu
quả tối ưu nhưng thể hiện được đúng bản chất đặc trưng Nhà nước “do
dân và vì dân”, đặt nhân dân lên hàng đầu, thể hiện tính nhân văn, dân

10


chủ, cho thấy sự tiến bộ và đúng đắn hơn cùng hiệu quả có phần cao hơn
so với các nước khác ở khu vực châu Âu, châu Mỹ hiện đang đứng trong
hàng ngũ các nước có số lượng ca nhiễm hàng đầu như Mỹ, Ý...

II. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ TƠN GIÁO VIỆT NAM:
Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của một số quốc gia có các
đặc điểm dân tộc và tôn giáo như Việt Nam?
Giải pháp về hàm ý chính sách dân tộc và tơn giáo ở Việt Nam hiện nay (việc đề xuất dựa

trên việc phân tích SWOT ở trên)

1. SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của một
số quốc gia có các đặc điểm dân tộc và tôn giáo như Việt
Nam:
1.1. Đặc điểm dân tộc và đặc điểm tôn giáo Việt Nam:
Đặc điểm dân tộc Việt Nam:
Việt Nam được coi là một quốc gia đa tộc người. Dựa trên những
đặc điểm cơ bản giữa hai khái niệm về dân tộc, ta rút ra được những đặc
trưng của dân tộc Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có sự chênh lệch về số dân giữa
các tộc người.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 54
dân tộc anh em, địa bàn trải dài dọc theo địa lí quốc gia. Trong số 54 dân
tộc nói trên, dân tộc người Kinh có số dân đông nhất với 73.594.341
người, chiếm 85,7% tổng dân số cả nước, trong khi đó, 53 dân tộc cịn lại
được coi là các dân tộc thiểu số, chia nhau tổng số dân rơi vào con số
12.252.656 người, chiếm vỏn vẹn 14,3% tổng dân số. Trong số các dân
tộc thiểu số, tỉ lệ phân chia dân số giữa các dân tộc cũng không được
đồng đều, với số lượng đa dạng từ vài trăm tới 1 triệu người.
Thứ hai: Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau.

11


Có thể thấy Việt Nam vốn được coi như là vùng chuyển cư của
nhiều dân tộc tỏng địa bàn khu vực Đơng Nam Á, chính tính chất chuyển
cư này đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc có tính phân tán, xen kẽ
và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không phân chia lãnh thổ cư trú của
riêng từng tộc người. Từ đó, ta có thể hiểu rằng không một dân tộc nào ở

Việt Nam cư trú tập trung trên địa bàn duy nhất và riêng biệt.
Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng.
Trái ngược với số dân chỉ chiếm khoảng ¼ tổng dân số cả nước, địa
bàn cư trú của các dân tộc thiểu số lại lên tới ¾ diện tích lãnh thổ và năm
tjai những vị trí trọng yếu của Việt Nam cả về mặt kinh tế, an ninh, quốc
phịng lẫn mơi trường sinh thái. Những vùng này bao gồm biên giới, hải
đảo, những khu vực vùng sâu vùng xa trên bản đồ địa lí của Việt Nam.
Một số dân tộc thiểu số cịn có quan hệ dịng tộc với các nước láng giềng
( VD: dân tộc Thái, dân tộc Hoa, dân tộc Mông,...).
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển khơng đồng
đều.
Đặc trưng về sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc biểu
hiện rõ ở các phương diện khác nhau bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội. Đi
sâu vào phương diện đầu tiên: trình độ phát triển kinh tế, ta có thể thấy
các dân tộc thiểu số ở Việt nam nằm ở các mức trình độ phát triển kinh tế
vơ cùng khác biệt và có sự chênh lệch thấp hơn đáng kể với dân tộc
chiếm đa số dân là dân tộc Kinh. Về văn hóa, với một số dân tộc thiểu số
ở các khu vực kém phát triển, không có đủ điền kiện học tập nâng cao
nhận thức thì trình độ dân trí và trình độ chun mơn kỹ thuật nhìn
chung cịn ở mức thấp, vẫn xảy ra hiện tượng mù chữ ở một số khu vực.
Với phương diện cuối cùng, phương diện xã hội, ta có thể thấy rõ ràng ở
trình độ tổ chức đời sống cùng các quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu
số sẽ khác nhau và có đặc tính riêng so với dân tộc Kinh 10.

10 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
khơng chun lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12



Thứ năm: Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết gắn bó
lâu đời trong cộng đồng – quốc gia thống nhất.
Truyền thống đồn kết gắn bó lâu đời được hình thành từ yêu cầu
phát sinh từ quá trình cải biến tự nhiên và nhu cầu cần đến sự hợp sức,
hợp quần để cùng nhau đấu tranh chống ngoại xâm nên các dân tộc ở
Việt Nam đã hình thành mối liên kết bền chặt từ rất sớm và tạo ra được
độ kết dinh cao. Truyền thống này trở thành một điều quý báu của các
dân tộc ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân cũng như động lực
mấu chốt quyết định được thắng lợi của dân tộc trong các giai đoạn khác
nhau của lịch sử, thể hiện qua chiến thắng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
bờ cõi, giành được độc lập thống nhất cho Tổ quốc.
Thứ sáu: Mỗi dân tộc ở Việt Nam có một bản sắc riêng, từ đó góp
phần tạo nên sự phong phú và đang dạng cho nền văn hóa Việt Nam
thống nhất.
Như đã nói ở trên, Việt Nam là một quốc gia mang tính chất đa dân
tộc với 54 dân tộc anh em. Trong văn hóa của mỗi dân tộc trong số 54
dân tộc lại có những sắc thái đặc trưng mang tính riêng nhất độc đáo, từ
đó góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam có được sự thống nhất trong
đa dạng. Sự thống nhất được nảy sinh từ việc có chung nhận thức về
quốc gia qua một giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính vì lí do
này các dân tộc ở Việt Nam, dù thiểu số hay đa số, đều có chung một sự
hình thành ý thức về quốc gia độc lập và thống nhất.
Đặc điểm tôn giáo Việt Nam:
Ngoài những đặc điểm dân tộc đã được đề cập như trên, tơn giáo ở
Việt Nam cũng có những đặc điểm mang tính đặc trưng nhất định.
Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo.
Hiện nay, Việt Nam có 13 tơn giáo đã được cơng nhận tư cách pháp
nhân, bao gồm: Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật
Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i, Minh Lý đạo

– Tam Tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ
Cư sĩ Phật hội, Bà la mơn. Ngồi ra có trên 40 tổ chức tơn giáo được công

13


nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động (với khoảng 24 triệu tín
đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ tự). Các
tôn giáo du nhập từ bên ngoài trong những thời điểm và hồn cảnh khác
nhau và các tổ chức tơn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau.
Thứ hai: Tơn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hịa
bình và khơng xảy ra xung đột, chiến tranh tơn giáo.
Nước ta là quốc gia có sự giao lưu của nhiều luồng văn hóa trên thế
giới. Các tơn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về cả nguồn gốc lẫn truyền
thống lịch sử. Mỗi tôn giáo Việt Nam đều có q trình hình thành, tồn tại
và phát triển khác nhau. Các tín đồ tơn giáo cũng cùng chung sống hịa
bình trên một địa bàn và giữa họ có một sự tôn trọng đối với đức tin của
nhau mặc cho sự khác biệt về tơn giáo. Chưa từng có xung đột hay chiến
tranh tôn giáo nổ ra trong nước ta. Dựa trên thực tế ta có thể thấy các
tơn giáo khi du nhập vào địa phận Việt Nam đã chịu ảnh hưởng một phần
của bản sắc văn hóa Việt Nam khi các giáo dân tiến hành tiếp nhận và
chính bởi vậy dấu ấn có thể thấy rõ tại các cộng đồng tổ chức tơn giáo
địa phương Việt Nam.
Thứ ba: Tín đồ tôn giáo Việt Nam phần lớn là tầng lớp nhân dân lao
động, có lịng u nước cùng tinh thần dân tộc.
Tín đồ các tơn giáo tại Việt Nam có thành phần đa dạng, nhưng chủ
yếu là người lao động,... Đa số các tín đồ đều có tinh thần u nước,
chống giặc ngoại xâm và tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc. Các tín
đồ cũng có ý thức đi theo Đảng, theo cách mạng và hăng hái tham gia
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai đoạn

lịch sử về trước, nhân dân cùng với sự chung sức với các tín đồ tôn giáo
đã giành được những thắng lợi to lớn và vẻ vang cho dân tộc. Các tín đồ
cũng có ước vọng sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Thứ tư: Hàng ngũ chức sắc các tơn giáo có vai trị, vị trí quan trọng
trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.
Chức sắc tơn giáo là các tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong các tôn
giáo. Những chức sắc này thường tự nguyện thực hiện thường xuyền nếp

14


sống riêng của họ theo giáo lý và giáo luật của tơn giáo mà mình tin
theo. Về mặt tơn giáo, chức năng của chức sắc là truyền bá, thực hành
giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tơn giáo cũng như duy trì,
củng cố, phát triển tơn giáo. Ngồi ra họ cịn chun phụ trách chăm lo
đến đời sống tâm linh của các tín đồ tơn giáo tại địa phương.
Thứ năm: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức
và cá nhân tơn giáo ở nước ngồi.
Nhìn chung tình hình các tơn giáo ở nước ta, khơng chỉ có sự tồn tại
của những tơn giáo ngoại nhập mà cịn có những tơn giáo nội sinh. Các
tơn giáo này đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tơn giáo ở nước
ngồi hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế.
Thứ sáu: Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi
dụng.
Trong những năm trước đây cũng như trong thời điểm hiện tại, các
thế lực thực dân, đế quốc vẫn luôn chú ý và ủng hộ, tiếp tay cho các đối
tượng phản động ở trong nước lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu
“diễn biến hịa bình” đối với nước ta. Lợi dụng đường lối đổi mới và mở
rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước, các thế lực thù địch bên ngoài tiến
hành thúc đẩy các hoạt động tơn giáo, tập hợp các tín đồ nhằm tạo

thành một lực lượng để cạnh tranh ảnh hưởng và làm đối trọng với Đảng
Cộng sản. Chúng đấu tranh đòi hoạt động của tơn giáo thốt ly khỏi sự
quản lí của Nhà nước cả về gián tiếp lẫn trực tiếp; đồng thời tìm mọi cách
để quốc tế hóa “vấn đề tơn giáo” ở Việt Nam nhằm vu cáo chính quyền
Việt Nam vi phạm về mặt dân chủ, nhân quyền và tự do tơn giáo 11.
1.2. SWOT của một số quốc gia có các đặc điểm dân tộc và tôn giáo
Việt Nam12:

11 Tham khảo “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Sử dụng trong các trường đại học – hệ
không chuyên lý luận chính trị)” (2019) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12 Tham khảo Nghiên cứu Tôn giáo Số 10 (148), 2015, 3-30 “Thách thức đa dạng tôn giáo” của
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam

15


Vấn đề
Yếu tố

Dân tộc

Tôn giáo

16


S (Thế mạnh)
- Đông dân cư, dồi dào - Các tơn giáo có sự dung
nguồn nhân lực với đa hợp, đan xen và hịa

dạng về nền tảng ngơn đồng, khơng kì thị và
ngữ, đa dạng về trình độ tranh chấp, hạn chế được
nhận thức và hiểu biết.

khủng

hoảng

an

ninh,

giúp nhân dân dễ dàng
- Có các điều kiện thuận hịa đồng với nhiều tín
lợi cho giao lưu văn hóa ngưỡng khác nhau.
và tăng cường trao đổi
hiểu biết với các nước - Các tín đồ tơn giáo là lực
lượng tích cực góp phần
láng giềng.
phát triển và ổn định xã
- Các dân tộc thiểu số hội, đóng góp cơng sức
nằm ở vị trí trọng yếu, có giúp đỡ những người có
quan hệ với các bộ phận hồn cảnh khó khăn, hỗ
dơng tộc các nước láng trợ cho nhân dân.
giềng tạo điều kiện thuận
lợi để giao thương, giao - Là điều kiện gián tiếp
củng cố và phát sinh mối
lưu chính trị.
quan hệ của quốc gia với
- Nền văn hóa chung của các nước bạn trên thế giới

quốc gia thống nhất trong thông qua tôn giáo, mở
sự đa dạng và độc đáo về rộng giao lưu hợp tác
bản sắc, dồi dào về tài quốc tế.
nguyên và phong phú về
- Giúp làm đa dạng hóa

loại hình.

văn hóa Việt Nam.
- Các dân tộc cư trú phân
tán xen kẽ, không hình
thành lãnh thổ tộc người
riêng tạo nên sự đồn kết
tồn dân và giao thoa văn
hóa, hạn chế tình trạng cơ
17


lập tộc người.

W (Điểm yếu)
- Đa tộc người với nhiều - Dễ bị thế lực thù địch lợi
nét văn hóa khác biệt gây dụng

dân

chủ,

nhân


trở ngại cho việc tìm hệ quyền, tự do tôn giáo để

18


thống tổ chức cuộc sống chống phá và can thiệp
chung phù hợp với lối vào công việc nội bộ của
sống riêng của các dân Nhà nước.
tộc.
- Là đối tượng nhăm nhe
- Dễ xảy ra hiểu lầm, mâu bởi thế lực phản động sử
thuẫn giữa văn hóa các dụng lợi dụng để chống
tộc người, dẫn đến xung phá, thoát ly khỏi sự quản
đột khơng đáng có.

lý của chính quyền.

- Tạo ra các kẽ hở cho các - Dễ bị các tổ chức cá
thế lực thù địch lợi dụng nhân khơng chính thống
vấn đề dân tộc để chống lợi dụng tín ngưỡng, tơn
phá chính quyền, chống giáo mê tín dị đoan nhằm
phá cách mạng, phá hoại trục lợi từ nhân dân, gây
an ninh, gây rối trật tự, bức xúc trong xã hội đồng
ảnh hưởng tới sự thống thời tiến hành chia rẽ
nhất dân tộc.

nhân dân, phá hoại đoàn
kết dân tộc, đoàn kết tơn

- Trình độ phát triển các giáo.

dân tộc khơng đồng đều,
dân trí một số khu vực - Số lượng tơn giáo lớn
dân tộc thiểu số còn thấp, cùng nhiều nhánh nhỏ địa
tạo ra chênh lệch khoảng phương dễ dẫn đến thiếu
cách về phát triển an sinh kiểm soát và quản lí đối
xã hội, phát triển kinh tế với các hoạt động tơn
và y tế.

giáo.

- Khó duy trì bản sắc riêng - Bộ phận tín đồ mê tín
của từng tộc người, nét sùng đạo quá mức cũng
đặc trưng văn hóa dễ bị có ảnh hưởng khơng tốt
mai một thui chột do có đối với sự phát triển và
sự tác động ảnh hưởng hội nhập chung của xã
văn hóa từ các dân tộc hội. Họ từ chối dung hợp
19


khác, đặc biệt là nét văn đức tin với chuẩn mực
hóa của dân tộc chiếm đa hiện tại của xã hội nói
số - dân tộc Kinh.

chung, từ chối tiếp nhận
khoa học kỹ thuật phát
triển.

O (Cơ hội)
- Phát triển du lịch văn - Nhu cầu tơn giáo, tín
hóa với tài ngun văn ngưỡng đang trên đà tăng

hóa đa dạng, phong phú. mạnh mẽ theo sự tăng
Tạo ra các sản phẩm và trưởng dân số, dẫn đến sự
dịch vụ du lịch từ các hình phát triển số lượng tín đồ,
thức văn hóa dân tộc cơ hội mở rộng cộng đồng
thiểu số. Từ đó hỗ trợ đẩy tơn giáo.
mạnh phát triển kinh tế.
- Tiềm năng phát triển và
- Nhân lực dồi dào hỗ trợ đẩy mạnh du lịch tôn giáo
cho công cuộc phát triển thơng qua việc tận dụng
hiện đại hóa, cơng nghiệp tài ngun đa tơn giáo đa
hóa, tiềm năng phát triển dạng ở các địa phương
ngành sản xuất.

làm sản phẩm và dịch vụ
du lịch có tổ chức.

- Cơ hội quảng bá rộng rãi
các ấn phẩm văn hóa có - Cơ hội giao lưu, trao đổi,
tính độc đáo cao và phong hợp tác với các nước bạn
phú về hình thức, dồi dào thơng qua con đường giao
về tài ngun, có tính lưu văn hóa tơn giáo.
cạnh tranh cao với các
nước trong khu vực.

- Cơ hội khẳng định vị thế
thông

qua

các


chương

- Tiềm năng phát triển trình đại lễ tơn giáo được
giao thương và giao lưu tổ chức có bài bản với quy
hợp tác chính trị với các mô lớn, quy tụ được sự
khu vực mang tính trọng chú ý của nhiều cá nhân

20


yếu có bộ phận mang và tổ chức.
quan hệ với các dân tộc
thiểu số.
- Bảo tồn, duy trì các tập
quán sinh hoạt của cộng
đồng dân cư dân tộc thiểu
số, phát triển lên thành
các di sản văn hóa vật
thể/ phi vật thể mang tầm
quan trọng, nâng vị thế
của quốc gia trong mắt
bạn bè trên thế giới.
T (Thách
thức)

- Phát triển số dân hợp lý - Tăng cường công tác tôn
cho các dân tộc thiểu số, giáo trong quá trình phát
đặc biệt với những dân triển xã hội.
tộc rất ít người cần được

duy trì thế hệ, duy trì và - Vấn đề đa dạng niềm tin
tăng thêm số dân.

tôn giáo trong đa dạng
tôn giáo.

- Đảm bảo tính đặc trưng
riêng cho ngơn ngữ và - Phịng tránh hiện tượng
văn hóa các dân tộc thiểu các cá nhân tổ chức lợi
số trong khi thực hiện quy dụng tôn giáo gây thiệt
hoạch tổ chức cuộc sống hại tới quốc gia và xã hội.
chung cho toàn dân.
- Quản lý chặt chẽ và hiệu
- Duy trì các tập tục và tài quả các hoạt động tơn
ngun văn hóa của các giáo mà không gây xúc
dân tộc thiểu số, đặc biệt phạm và không gây ảnh
chú trọng đối với các dân hưởng tới sinh hoạt tôn

21


tộc thiểu số đang dần mất giáo của các tín đồ, giáo
đi người kết thừa truyền dân.
thống.
- Truyền bá văn hóa đúng
- Giảm thiểu và xóa bỏ cách, đúng mức, không
khoảng cách trong phát gây động chạm hay hiểu
triển kinh tế, giáo dục và nhầm mà vẫn đảm bảo
xã hội giữa các dân tộc.


truyền đạt thông tin.

- Phát triển kinh tế, giáo - Đảm bảo trật tự cuộc
dục, văn hóa, y tế và xã sống giữa các bộ phận
hội tại các khu vực đồng giáo dân các tôn giáo
bào

dân

tộc

thiểu

số. khác nhau tại các địa

Nâng cao chất lượng đời phương.
sống của tồn dân.

Phịng

tránh

nguy cơ xảy ra xung đột
giữa các tín đồ tơn giáo.

- Xóa bỏ phân biệt giữa
các dân tộc, tiến tới bình
đẳng. Phịng tránh xảy ra
xung đột giữa các dân
tộc.

2. Giải pháp về hàm ý chính sách dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay13:

SWOT

O

T

S
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, - Thực hiện các chính sách an
giáo dục ở các vùng thiểu số sinh xã hội, chính xác hỗ trợ
bằng cách tích cực cử các cán việc làm, mở các gói hỗ trợ
bộ, nhân lực của khu vực phát kinh tế giúp dân cư các dân
13 Phân tích của cá nhân sinh viên Hà Thị Trang Linh – Đại học Kinh tế Quốc dân

22


triển lên giúp đỡ bà con ở các tộc thiểu số có điều kiện phát
vùng

khó khăn.

Tận

dụng triển kiinh tế, từ đó cải thiện

nhân lực đã được đào tạo có đời sống, giảm khoảng cách
chun mơn cao sẵn có đồng giàu nghèo và chênh lệch

thời đào tạo song song nhân trình độ phát triển kinh tế giữa
lực lấp vào các vị trí khuyết các khu vực.
thiếu.
- Thực hiện các đề án, đưa ra
- Tận dụng tài ngun văn hóa các chính sách hỗ trợ người
dân tộc, tôn giáo nhằm thực dân các dân tộc thiểu số duy
hiện các đề án phát triển sản trì các làng nghề truyền
phẩm du lịch, xây dựng mơ thống, duy trì các di sản phi
hình du lịch trải nghiệm đẩy văn hóa mang tính nghệ
mạnh kinh doanh du lịch tại thuật.
các khu vực trọng yếu, hỗ trợ
tạo điều kiện công ăn việc làm - Lập ra các chương trình hỗ
cho bà con dân tộc thiểu số trợ kinh tế cho các nghệ nhân
đồng thời giúp phát triển kinh và các chương trình tuyên
tế.

truyền các loại hình văn hóa
của dân tộc thiểu số tới cơng

- Mở rộng quảng bá tôn giáo chúng tận dụng nhân lực là
thông qua các chương trình lễ chính bà con dân tộc nhằm
hội tơn giáo với lực lượng nhân tìm thêm người kế truyền
sự tổ chức là chính các giáo truyền thống đồng thời giữ gìn
dân. Thực hiện các hoạt động và lưu truyền được bản sắc
giới thiệu và truyền bá thông dân tộc.
tin về các tôn giáo thông qua
các hội thảo với diễn giả là các - Đưa ra các quy định cụ thể
chức sắc hoặc giáo dân có uy cùng các bộ phận làm việc
tín, có bề dày kiến thức về các trực tiếp kiểm sốt các hoạt
tơn giáo.


động tơn giáo lớn nhỏ tại các
địa phương, sử dụng lực lượng
nhân sự từ hàng ngũ các chức
sắc tôn giáo tại địa phương
23


đó.

- Tạo ra các khơng gian văn

- Tăng cường làm việc và hỗ

hóa và hỗ trợ về kinh tế, cơ sở

trợ về kinh tế, giáo dục cho

vật chất giúp các dân tộc có

các khu vực dân tộc thiểu số,

thể duy trì những bản sắc

đẩy mạnh giao tiếp nhằm hạn

cùng tài nguyên văn hóa dân

chế những trường hợp phản


tộc. Tiến hành các chương

động và các tổ chức thế lực

trình giảng dạy nghệ thuật

thù địch đưa ra thơng tin

văn hóa dân tộc nhằm làm lan

không đúng sự thật gây hoang

rộng các bản sắc văn hóa trên

mang cho bà con, dẫn dắt bà

đến với cơng chúng, làm tăng

con chống lại chính quyền.

độ nhận thức và duy trì nhận
W

thức của người dân với các

- Tăng cường kiểm sốt các

bản sắc văn hóa trên.

hoạt động tơn giáo, ra các quy

định đăng kí tơn giáo, theo dõi

- Tận dụng các chính sách

chặt chẽ các tơn giáo mới du

phát triển du lịch tạo điều kiện nhập hoặc mới xuất hiện của
công ăn việc làm cho bà con

bộ phận các cá nhân giảm

dân tộc thiểu số và các tín đồ

thiểu trường hợp các cá nhân

tơn giáo, khuyến khích các

tạo dựng các tôn giáo đưa ra

doanh nghiệp triển khai kinh

thông tin sai lệch dẫn lối tư

doanh sản xuất tại các khu

tưởng bà con đi ngược lại

vực trên.

nhận thức chung của cộng

đồng.

_ HẾT _

24


×