Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.36 KB, 57 trang )

Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

LI NểI U
Trong iu kin nn kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, Trọng tài
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được các thương
nhân sử dụng một cách phổ biến. Đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, nhưng tại
Việt Nam, các chủ thể kinh doanh chỉ biết đến phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại từ những năm 1960 1. Trong suốt hơn 40 năm tồn
tại, các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam cũng như phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài dần trưởng thành theo sự chuyển đổi, phát
triển của đất nước.
Từ những năm 1990, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao
lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều cơ hội giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài nên đã làm quen
và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn trước.
Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi chọn trọng tài thương mại để giải
quyết tranh chấp thuộc lĩnh vực thương mại, một mặt do hiểu biết hạn chế, mặt
khác do hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam còn nhiều bất
cập. Mặc dù vậy, với tốc độ phát triển như hiện nay của kinh tế thị trường, giới
luật gia quốc tế và trong nước đều cho rằng giải quyết tranh chấp thương mại
qua Trọng tài thương mại là một phương thức có nhiều ưu điểm, ngày càng ưa
chuộng và phát triển. Cũng vì vậy mà hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tài
thương mại đang được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nỗ lực
tạo điều kiện để phát triển trọng tài thương mại nói riêng và hỗ trợ có hiệu quả
hoạt động kinh doanh thương mại nói chung ở nước ta.
Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận
và thi hành phán quyết trọng tài. Hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụ
thuộc một phần không nhỏ vào thỏa thuận trọng tài. Sự cần thiết hoàn thiện các
chế định pháp lý về thỏa thuận trọng tài do đó cũng là một yêu cầu tất yếu và là


1

Trọng tài đã từng được thừa nhận trong pháp luật An Nam .


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

ht nhõn quan trng trong vic hon thiện hành lang pháp lý về Trọng tài thương
mại.
Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về Trọng tài thương mại ở Việt
Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng vai trò của thỏa
thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài cịn
nhiều thiếu sót dẫn đến những tranh chấp khơng đáng có về thỏa thuận trọng tài.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài còn có nhiều hạn chế,
bất cập nên đã gây nhiều cản trở cho hoạt động đưa tranh chấp ra giải quyết tại
trọng tài thương mại và làm giảm tính hấp dẫn của phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại.
Đây cũng chính là lý tơi lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Thương mại tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận sử dụng kết hợp phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, phương pháp
phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thập
thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Về bố cục, khóa luận được trình bày với kết cấu ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát về trọng tài thương mại và thoả thuận trọng tài
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận
trọng tài.



Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

CHNG I :
KHI QUT V TRNG TI THƯƠNG MẠI
VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và ngày càng
phổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới. Khái niệm này được
nghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp lý và hiện
nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này. Trọng tài với tư cách là
một phương thức giải quyết tranh chấp là cách tiếp cận chủ yếu của hệ thống các
quy định pháp luật về trọng tài, ví dụ như theo Luật mẫu của UNCITRAL - một
văn bản nhiều nước tiếp nhận khi xây dựng luật trọng tài thì: “ Trọng tài nghĩa
là mọi hình thức trọng tài có hoặc khơng có sự giám sát của tổ chức”.
Hay theo Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ (AAA) thì: “ Trọng tài là cách thức
giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách
quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt
buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.
Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm này:
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự
thủ tục do pháp lệnh này quy định”. (Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh trọng tài
thương mại năm 20032).
Bên cạnh đó, trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp
cũng là cách tiếp cận khá phổ biến, ví dụ như theo từ điển tiếng Việt thì trọng tài
là “ Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp”.

Ngoài ra, khái niệm này còn được tiếp cận với tư cách là một chế định
pháp luật, theo cuốn Danh từ pháp luật lược giải3 thì trọng tài là “một chế định
2
3

Được viết tắt: PLTTTM 2003

Danh từ pháp luật lược giải, tác giả: Trần Thúc Linh, thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn cũ, nhà sách Khai Trí ấn hành
năm 1965.


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

c t nhõn4 gii quyt s bt hòa cho hai bên nguyên bị trong một vụ tranh
chấp”.
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài, tuy
nhiên khi nghiên cứu khái niệm này ta thường xem xét dưới hai góc độ chủ yếu:
là cơ quan giải quyết tranh chấp (tổ chức trọng tài) và là một hình thức giải
quyết tranh chấp (hình thức trọng tài) :
a. Trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp
Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Trọng tài được luật pháp các
nước có nền kinh tế thị trường thừa nhận là một cơ quan tài phán độc lập, tồn tại
song song với Tòa án. Pháp luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên, khi
có tranh chấp trong thương mại phát sinh, các chủ thể có thể lựa chọn hoặc Tịa
án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu các bên đã có thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực, đưa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết mà sau đó các bên
lại đưa đơn u cầu Tịa án giải quyết thì Tịa án không được thụ lý và sẽ trả lại
đơn kiện và vụ tranh chấp đó sẽ do trọng tài giải quyết.

Trong tương quan so sánh với Tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp
thương mại thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước, Trọng tài thương mại có những
đặc trưng riêng khác hẳn với Tòa án, cụ thể là :
Một là, với hình thức là một Trung tâm Trọng tài thì trọng tài là một tổ
chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết
tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại; cịn với hình thức là
trọng tài vụ việc (ad- hoc) thì trọng tài là một tổ chức lâm thời do các bên tranh
chấp thoả thuận thành lập để giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể. Trọng tài
không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không do Nhà nước thành lập nên
và cũng không hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Các trọng tài viên không
phải là viên chức Nhà nước và cũng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Khi xét xử, trọng tài không nhân danh Nhà nước để ra các phán quyết.
Hai là, thẩm quyền giải quyết của trọng tài đối với tranh chấp thương mại
cụ thể khơng tự nhiên mà có, khơng do pháp luật ấn định mà cịn phụ thuộc vào
4

“ tư nhân” ở đây dùng để là bên thứ ba ngồi Tịa án


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

s tha thun ca cỏc ch th tranh chấp. Pháp luật quy định, trọng tài chỉ có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có thỏa thuận lựa
chọn trọng tài giải quyết. Nếu khơng có thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp về việc lựa chọn trọng tài hoặc có nhưng thỏa thuận trọng tài vơ hiệu
thì trọng tài khơng có thẩm quyền giải quyết. Có thể nói, chính các chủ thể tranh
chấp với việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp của mình đã trao quyền
được xét xử vụ việc cho trọng tài.
Ba là, phán quyết trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của

các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên,
do trọng tài khơng phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như Tịa án nên phán
quyết của trọng tài khơng mang tính quyền lực nhà nước. Phán quyết của trọng
tài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà khơng có giá trị ràng buộc
với bên thứ ba.5 Ngay cả khi một hoặc các bên tranh chấp không tôn trọng phán
quyết trọng tài, không tự nguyện thi hành phán quyết thì trọng tài cũng khơng có
cơ quan cưỡng chế của riêng mình để cưỡng chế thi hành. Phán quyết trọng tài
do các bên đương sự tự nguyện thi hành hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan
Nhà nước để cưỡng chế thi hành.
Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài không nằm trong
hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, tồn tại độc lập, song song với Tịa án và có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên lựa chọn.
Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thường được biết
đến với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài
thường trực (trọng tài quy chế).
 Trọng tài vụ việc ( trọng tài ad-hoc)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên có tranh chấp
thỏa thuận thành lập để giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể giữa các bên và
sẽ tự giải thể khi vụ việc đã giải quyết xong. Đặc điểm của loại trọng tài này là
khơng có trụ sở, khơng phụ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Do đó các bên
phải tự chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng dành riêng

5

Bên thứ ba: là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H


cho mỡnh; phi tha thun trc tip vấn đề thù lao và chi phí với các trọng tài
viên.
Ưu điểm của hình thức Trọng tài vụ việc so với trọng tài quy chế là là
quyền tự định đoạt của các bên lớn hơn, chi phí cho tố tụng trọng tài thấp và thời
gian giải quyết nhanh. Tuy nhiên, trọng tài vụ việc cũng có những hạn chế nhất
định, hạn chế lớn nhất là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên.
Nếu một bên khơng có thiện chí q trình tố tụng sẽ ln có nguy cơ bị trì hỗn,
và nhiều khi khơng thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì khơng có quy
tắc tố tụng nào được áp dụng. Mặt khác trong quá trình tố tụng cũng khơng có tổ
chức nào giám sát nên kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và
khả năng kiểm sốt q trình tố tụng của các trọng tài viên. Trọng tài viên và các
bên sẽ khơng có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức
Trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và
trong trường hợp các trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc. Sự hỗ trợ
duy nhất mà các bên có thể nhận được là sự hỗ trợ của Tòa án.
 Trọng tài thường trực ( Trọng tài quy chế)
Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài có tổ chức, hoạt động thường
xuyên, có điều lệ, quy tắc tố tụng riêng và có danh sách trọng tài viên. Trọng tài
thường trực được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm
trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài, nhưng chủ yếu và phổ
biến vẫn là các Trung tâm Trọng tài. Có thể kể tên các Trung tâm Trọng tài nổi
tiếng như: Toà án trọng tài quốc tế ( IAC) thuộc Phịng Thương mại quốc tế
(ICC) có trụ sở tại Paris (Pháp); Hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA); Trọng Tài quốc
tế Singapore; Trọng Tài quốc tế Hồng Kong; ở Việt Nam có Trung tâm Trọng
tài quốc tế Việt Nam – VIAC và một số trung tâm khác.
Có thể nói ưu điểm lớn nhất trọng tài quy chế so với trọng tài vụ việc là
có quy tắc tố tụng chi tiết từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình giải quyết
tranh chấp. Điều này đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải
quyết, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụng
trọng tài hay khơng. Ưu điểm thứ hai là hầu hết các tổ chức trọng tài đều có

những chuyên gia hỗ trợ cho quá trình trọng tài. Họ đảm bảo cho Hội đồng


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

Trng ti s c thnh lp, cỏc khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đơn đốc
đúng thời hạn...Bên cạnh đó, trọng tài quy chế cũng có những hạn chế nhất định,
mà hạn chế lớn nhất đó là tốn kém nhiều chi phí vì ngồi việc phải trả chi phí
thù lao cho các trọng tài viên, các bên cịn phải trả thêm các chi phí hành chính
để nhận được sự hỗ trợ của các Trung tâm trọng tài. Nhược điểm thứ hai của
Trọng tài quy chế là với những vụ việc cần giải quyết nhanh chóng hoặc vụ việc
đơn giản thì quá trình tố tụng thường bị kéo dài mà các bên tranh chấp và Hội
đồng trọng tài vẫn bắt buộc phải tuân theo do phải tuân thủ các thời hạn theo
quy định của Quy tắc tố tụng.
b. Trọng tài thương mại với tư cách là một hình thức giải quyết tranh
chấp thương mại
Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài thương
mại được hiểu là phương thức, trong đó các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận
với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ cho
trọng tài; và trọng tài, trên cơ sở các tình tiết khách quan của tranh chấp, được
quyền đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp và quyết định này có
giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Trọng tài, với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp đã xuất hiện
trên thế giới từ năm 1800 trước công nguyên, từ cuối thế kỉ 18- 19 luật tố tụng
các nước Châu Âu đã công nhận hoạt động trọng tài như một biện pháp giải
quyết tranh chấp; còn tại Việt Nam, trọng tài theo đúng nghĩa là một phương
thức giải quyết tranh chấp chỉ ra đời từ năm 1993 trên cơ sở Quyết định số 204TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 về việc thành lập Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam ( VIAC ).
Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt

động kinh doanh thương mại, trọng tài có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của
bên thứ ba - một Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất. Trọng tài
do chính các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp. Trọng tài là người hoàn toàn độc lập với các bên, đứng giữa để giải quyết


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

tranh chp, a ra cỏc phỏn quyt bắt buộc để bảo vệ quyền và lợi ích của các
bên.
Hai là, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục
tố tụng chặt chẽ. Đối với trọng tài thường trực trong quá trình giải quyết tranh
chấp, trọng tài viên và các bên tranh chấp phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà
pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định.
Cịn đối với trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận thủ tục tố tụng riêng,
ngoài ra, các trọng tài viên và các bên cũng phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng
trọng tài mà mình đặt ra.
Ba là, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do
trọng tài tuyên đối với các bên đương sự của vụ tranh chấp. Phán quyết có giá trị
bắt buộc thi hành đối với các bên.
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại
Hiện nay trên thế giới trọng tài đã trở thành một phương thức phổ biến để
giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Thực tế này xuất phát từ những lợi
thế to lớn mà trọng tài mang lại cho các doanh nghiệp khi họ lựa chọn trọng tài
làm phương thức giải quyết tranh chấp. Ưu thế của trọng tài trong quan hệ so
sánh với các phương thức khác như tòa án, hòa giải, thương lượng chủ yếu xuất
phát từ các nguyên tắc hoạt động của nó. Trước hết, so với Tịa án thì trọng tài

có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài đảm bảo tối
đa quyền tự do thỏa thuận của các bên. Mọi tranh chấp được đưa ra giải quyết
bằng trọng tài đều dựa trên yếu tố thỏa thuận. Các bên có thể tự do thỏa thuận về
việc lựa chọn trung tâm trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài, trọng tài viên, luật áp
dụng, ngôn ngữ hay về thời gian cũng như địa điểm giải quyết tranh chấp và nhờ
vậy có thể chủ động và tiết kiệm thời gian trong việc kinh doanh. Đây là điều
mà các bên khó có thể thực hiện khi giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, vì họ
phải tuân thủ những quy định tố tụng do luật định.
Thứ hai, phương thức trọng tài với nguyên tắc xét xử một lần và quyết
định của trọng tài có giá trị chung thẩm đã giảm nhẹ gánh nặng về mặt thủ tục


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

phỏp lý cho cỏc bờn tranh chp, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí qua đó
nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Mặc dù vậy, các phán quyết cuả trọng tài
vẫn đảm bảo được tính thi hành vì pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận
về các yếu tố trong quá trình giải quyết bằng trọng tài, vì vậy họ buộc phải tuân
thủ các phán quyết mà trọng tài đưa ra; nếu không thực hiện thì Tịa án sẽ là cơ
quan cưỡng chế thi hành đối với các bên liên quan. Còn nếu giải quyết bằng con
đường Toà án, các bên tranh chấp có thể mất rất nhiều thời gian do phải qua
hàng loạt cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ ba, phương thức trọng tài đảm bảo được tính bí mật trong q trình
giải quyết tranh chấp. Cơ chế này đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín nghề
nghiệp cho các thương nhân có liên quan tới vụ tranh chấp, nhất là trong các
tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh. Ưu điểm này xuất
phát từ nguyên tắc xét xử của trọng tài là xét xử bí mật, tức là khơng ai có quyền
tham dự phiên họp xét xử nếu không được sự đồng ý của các bên. Trong khi đó,

ngun tắc xét xử của Tồ án là xét xử công khai.
Thứ tư, các bên tranh chấp được quyền chủ động tìm và lựa chọn các
trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình nên đối với các tranh chấp địi
hỏi chun mơn cao, họ có thể lựa chọn được các chuyên gia hàng đầu trong các
lĩnh vực như hàng hải, sở hữu trí tuệ, ngoại thương, công nghệ thông tin… Điều
này giúp cho việc giải quyết tranh chấp hiệu quả và nhanh chóng.
Thứ năm, các phán quyết của trọng tài có thể được cơng nhận và cho thi
hành ở nước ngồi. Cơng ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các
quyết định của trọng tài nước ngoài đã quy định rằng các nước thành viên của
cơng ước này có nghĩa vụ cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài
của nước bên kia cũng là thành viên.
Ngoài ra, so với thương lượng, hịa giải phương thức trọng tài cũng có
những ưu điểm vượt trội mà các phương thức này không thể có được. Điển hình
là khung pháp điều chỉnh các hình thức này. Trong khi PLTTTM 2003 là khung
pháp luật cơ bản điều chỉnh hoạt động của trọng tài thì thương lượng, hịa giải
vẫn chỉ là những hoạt động mang tính tự phát, chưa có văn bản pháp luật điều
chỉnh cụ thể. Chính vì thế mà giá trị pháp lý của kết quả thương lượng, hòa giải


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

khụng c m bo thi hnh, ch yếu dựa trên sự tự giác của các bên. Trong
khi đó, trọng tài ln được đảm bảo về mặt pháp lý bởi Tịa án. Việc khơng tự
nguyện thực hiện quyết định trọng tài sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và lợi ích vượt trội so với Tòa án và
một số phương thức giải quyết tranh chấp khác thì trọng tài cũng có những hạn
chế nhất định như :
Thứ nhất, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm là một ưu thế
lớn nhưng mặt nào đó cũng chính là nhược điểm của phương thức này vì việc

khơng cho các bên kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn tới khó khăn trong việc
phát hiện và sửa chữa sai phạm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thường được
ấn định trước và thường cao hơn rất nhiều so với các phương thức giải quyết
tranh chấp khác. Đây là một trở ngại không nhỏ cho các bên tranh chấp muốn
tìm đến các Trung tâm Trọng tài.
Thứ ba, phạm vi các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài còn hạn
chế, chỉ giới hạn trong các tranh chấp thương mại.
Ngồi ra cịn một số nhược điểm khác có thể đề cập đến như: thẩm quyền
hạn chế của Hội đồng trọng tài trong việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế; sự
cứng nhắc của việc giải quyết khiếu kiện trong mối quan hệ với các khiếu kiện
khác hoặc với bên thứ ba...6
1.2. Khái quát chung về thoả thuận trọng tài thương mại
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài thương mại là một thỏa thuận bằng văn bản theo đó
các bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc sẽ có thể phát
sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết
bằng con đường trọng tài. Bản chất của trọng tài là phương thức giải quyết tranh
chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Điều này khác với việc các
bên tranh chấp yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án, cơ quan đương nhiên có
thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp trong nước nào (chỉ trừ khi các bên có thỏa
thuận khác). Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có thỏa
6

/>

Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

thun chn trng ti gii quyt tranh chấp, điều này đồng nghĩa với việc thỏa

thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tiến hành tố tụng trọng tài.
Theo quy định của pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới, thỏa thuận
trọng tài có những đặc điểm sau:

 Đặc điểm về hình thức của thỏa thuận trọng tài
Trong hầu hết các trường hợp thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới
hình thức văn bản. Điều này đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như một
chứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn
bản, tuy nhiên điều khoản trọng tài cũng có thể bằng miệng, nhưng trường hợp
này là rất hiếm hoi.
Thơng thường có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài:
Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ
thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọng
tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên. Điều khoản này
thường nằm cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản
chính. Điều khoản trọng tài chỉ mang tính dự liệu, các bên đều khơng mong
muốn tranh chấp sẽ xảy ra nên thường ngắn gọn.
Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh
chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một
văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay còn
gọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức
trọng tài, do đó, thỏa thuận trọng tài này thường biên soạn đầy đủ, có tính khả
thi cao. Tuy nhiên, trên thực tế hình thức thỏa thuận trọng tài này thường ít được
sử dụng vì sau khi đã xảy ra tranh chấp thì việc các bên ngồi lại với nhau để thỏa
thuận cách thức giải quyết tranh chấp là không dễ dàng, trong trường hợp đó, vụ
việc thường được giải quyết theo con đường Tòa án.



Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

c im v ni dung ca thỏa thuận trọng tài
Nội dung của thỏa thuận trọng tài chính là việc xác định cách thức, trình
tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyết
những tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan đến hợp đồng chính. Việc
xác lập nội dung các điều khoản trong thỏa thuận trọng tài đều phụ thuộc vào sự
tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không chịu sự can thiệp của của pháp luật.
Tuy nhiên, để tránh những rắc rối mà các bên có thể gặp phải và nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp,
pháp luật có quy định một số điều khoản mang tính cơ bản trong một thỏa thuận
trọng tài như: phương thức trọng tài, tổ chức trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, luật
áp dụng, địa điểm trọng tài, chi phí trọng tài, cam kết thi hành quyết định trọng
tài. Ngoài ra, các bên có thể lựa chọn thỏa thuận thêm các điều khoản khác
nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất.
Một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những
yêu cầu của pháp luật về nội dung. Hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế
giới đều yêu cầu nội dung của thỏa thuận trọng tài phải rõ ràng, chính xác, có
thể dễ dàng xác định thẩm quyền của một Hội đồng trọng tài cụ thể và quy tắc tố
tụng nhất định.
 Đặc điểm về mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng
chính
Dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm
trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính
thì thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác
biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính. Như vậy, ngay cả khi hợp đồng bị
thay đổi, hủy bỏ, bị hết hiệu lực thì thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị.
Sở dĩ, ngay cả khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản nằm trong hợp

đồng chính thì nó vẫn mang tính độc lập với hợp đồng chính vì thỏa thuận trọng
tài có đối tượng pháp lý là xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường
hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, hoàn toàn khác so với đối tượng của
hợp đồng chính là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ
pháp luật nhất định. Do đó, việc pháp luật trọng tài xác định hiệu lực độc lập của


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

tha thun trng ti l hon ton hợp lý, nó biểu hiện ngun tắc tơn trọng ý chí
của các bên, mà ở đây là tơn trọng sự thỏa thuận về việc lựa chọn cơ quan giải
quyết tranh chấp của các bên. Tuy nhiên, đối với trường hợp hợp đồng chính bị
vơ hiệu thì tính độc lập về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài chỉ là tương đối.
Việc xác định thỏa thuận trọng tài có vơ hiệu hay khơng cịn phụ thuộc vào
ngun nhân hợp đồng chính bị vơ hiệu. Nếu ngun nhân dẫn đến hợp đồng
chính và thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trùng nhau thì khi đó, đương nhiên cả
hai cùng vơ hiệu, ví dụ như trường hợp thỏa thuận trọng tài tồn tại dưới dạng
điều khoản trọng tài trong hợp đồng chính do một bên khơng có hoặc khơng có
đủ thẩm quyền ký kết hoặc vi phạm các nguyên tắc tự nguyện khi kí kết hợp
đồng thì cả hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài đều vô hiệu.

 Đặc điểm về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có liên quan chặt chẽ đến các điều kiện
luật định về năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của
trọng tài, ý chí tự nguyện của các chủ thể và hình thức của thỏa thuận trọng tài,
chỉ khi một thỏa thuận trọng tài đáp ứng đủ các điều kiện trên theo luật định thì
nó mới có hiệu lực.
Thứ nhất, điều kiện về năng lực chủ thể
Có thể nói năng lực chủ thể là vấn đề đầu tiên mà các bên cần quan tâm

khi tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì nếu một bên khơng có năng lực
chủ thể sẽ khiến điều khoản này vô hiệu. Đối với mỗi loại chủ thể thì nội dung
pháp lý điều chỉnh lại có những quy định khác nhau phù hợp với đặc điểm, tính
chất của từng loại chủ thể. Chủ thể ở đây gồm ba dạng : cá nhân, pháp nhân và
quốc gia (hoặc các cơ quan nhà nước), đối với mỗi loại chủ thể pháp luật các
nước đều có những quy định về cách xác định luật áp dụng riêng. Ví dụ như,
theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, năng lực của cá nhân được
xác định theo luật quốc tịch, hoặc nếu là người không quốc tịch hoặc người có
nhiều quốc tịch thì áp dụng luật nơi cư trú. Đối với pháp nhân, năng lực của
pháp nhân được xác định theo luật nơi pháp nhân thành lập (trừ trường hợp pháp
nhân nước ngoài xác lập và thực hiện giao dịch tại Việt Nam thì áp dụng pháp
luật Việt Nam), tức là áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi.


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

Th hai , iu kin v thm quyền của trọng tài
Mặc dù phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu
điểm và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế phát triển. Tuy vậy,
khơng phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng trọng tài, ngay cả
khi giữa các bên tranh chấp thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện thỏa thuận. Đó
là khi pháp luật nơi diễn ra trọng tài khơng cho phép giải quyết loại tranh chấp
đó thơng qua hình thức trọng tài. Trong thương mại quốc tế, Việt Nam đã tuyên
bố bảo lưu đối với Công ước New York 1958 tại quyết định số 453 QĐ/CTN
của Chủ tịch nước ngày 17/7/1995, không cho phép thỏa thuận trọng tài đối với
tất cả các vấn đề liên quan đến trật tự cơng cơng cộng 7. Nhìn chung ở một số
nước, các vấn đề không được áp dụng trọng tài là : các vấn đề về tình trạng cá
nhân ( như hộ tịch, năng lực chủ thể, ly hôn hay ly thân..); các hợp đồng ký kết
do lừa đảo hoặc vô đạo đức; tranh chấp về phát minh, nhãn hiệu hàng hóa và

bản quyền, luật cạnh tranh, tranh chấp về bảo hiểm, tham nhũng, phá sản, tranh
chấp về cấm vận, một số tranh chấp về quan hệ lao động v.v...
Thứ ba, về điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể
Thỏa thuận trọng tài là một loại hợp đồng trong đó ý chí tự nguyện của
chủ thể đóng vai trò là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình xác lập. Thỏa
thuận trọng tài sẽ khơng có giá trị pháp lý nếu nó khơng phải là kết quả của sự
thống nhất ý chí giữa các chủ thể hay là sự áp đặt ý chí của bất kì cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào. Dựa trên cơ sở thống nhất ý chí, các bên thỏa thuận về các
yếu tố liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp: tổ chức trọng tài, hình thức
trọng tài, ngơn ngữ, địa điểm...và các nội dung khác phù hợp với lợi ích của các
bên.
Trong một số trường hợp, thỏa thuận trọng tài được các bên chứng minh
rằng họ bị ép buộc, lừa dối hay nhầm lẫn khi ký thỏa thuận trọng tài và yêu cầu
tòa án trọng tài hoặc tòa án quốc gia tuyên bố hủy thỏa thỏa thuận trọng tài.
Thứ tư, điều kiện về hình thức của thỏa thuận trọng tài
Trong các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, điều kiện về
hình thức được coi là một điều kiện hết sức cơ bản. Hình thức của thỏa thuận
7

Trật tự công công cộng được hiểu là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận trong Hiến pháp Việt
Nam.


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

trng ti l s th hin ra bên ngồi sự thống nhất ý chí của các bên tham gia
quan hệ thương mại. Nhìn chung, pháp luật trọng tài của hầu hết các nước trên
thế giới đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới dạng văn bản.
Quy định này đã trở thành một tập quán quốc tế chung bởi chỉ có thể xác lập

bằng văn bản mới tạo ra sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộc
trách nhiệm của các bên khi pháp sinh tranh chấp. Hậu quả pháp lý của việc vi
phạm quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài là một trong những nguyên
nhân làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài hoặc làm cho phán quyết trọng tài không
được công nhận thi hành.
1.2.1. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương
mại
Với những đặc điểm đã trình bày ở trên, có thể khẳng định thỏa thuận
trọng tài là yếu tố không thể thiếu trong tố tụng trọng tài thương mại, vai trò
quan trọng này của thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở các phương diện sau:
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài có tác dụng ràng buộc các bên, bởi nó
được xác lập trên cơ sở ý chí tự nguyện và bình đẳng của chính các bên. Một khi
đã xác lập thỏa thuận trọng tài thì khơng bên nào được thối thác việc giải quyết
tranh chấp tại trọng tài. Qua đó, cũng giúp các bên nâng cao ý thức trong việc
thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết, là một biện pháp tích cực để phịng ngừa
các tranh chấp.
Thứ hai, thỏa thuận trọng tài loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án đối
với tranh chấp. Tuy nhiên điều này không loại trừ sự hỗ trợ của Tòa án đối với
hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài khi: có khiếu kiện nại liên quan
đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời, chỉ định trọng tài viên (trong trường hợp trọng tài vụ việc) và khi có căn cứ
pháp luật để đề nghị Tòa án hủy quyết định trọng tài.
Thứ ba, thỏa thuận trọng tài là yếu tố quan trọng nhất, luôn được đặt lên
hàng đầu từ khi đưa tranh chấp thương mại ra trọng tài cho tới khi phán quyết
cuối cùng được đưa ra. Việc xác định thẩm quyền, phạm vi thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào các giới hạn đặt ra
trong thỏa thuận trọng tài trọng tài. Đặc biệt với những tranh chấp có yếu tố


Nguyễn Thị Thu Thảo

KT31H

nc ngoi tha thun trng ti cũn cho phép lựa chọn nơi tiến hành tố tụng
trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài trong điều kiện phù hợp nhất. Thỏa
thuận trọng tài với nội dung chính là quyền lựa chọn của các bên về các yếu tố
của luật tố tụng trọng tài sao cho phù hợp nhất với mình nên sẽ giúp hình thành
những điều kiện tốt nhất để tiến hành trọng tài và thi hành quyết định trọng tài.
Từ phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài được
xem là vấn đề then chốt và có vai trị quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài
như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Có thể nói, khơng
có thỏa thuận trọng tài thì khơng có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Nhưng trên thực tế hiện nay thỏa thuận trọng tài vẫn chưa phát huy được hết vai
trị to lớn của mình, vẫn cịn nhiều những vướng mắc liên quan tới thỏa thuận
trọng tài làm cản trở quá trình tố tụng trọng tài. Vậy, phải làm thế nào để thỏa
thuận trọng tài thực sự phát huy được hết vai trị của mình, thực sự trở thành
bước khởi đầu hoàn hảo cho tố tụng trọng tài. Câu hỏi trên chỉ có thể được trả
lời khi ta nghiên cứu thỏa thuận trọng tài từ hai góc độ là pháp luật thực định và
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó tại Việt Nam.


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

CHNG II :
THC TRNG PHP LUT V THỎA THUẬN TRỌNG
TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài
Mỗi quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố về kinh tế, chính
trị, phong tục tập quán cũng như trình độ lập pháp khác nhau mà hệ thống pháp

luật của mỗi nước đều mang những nét riêng biệt, ngay cả với những nhưng quy
định về thỏa thuận trọng tài cũng vậy. Sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam về
thỏa thỏa thuận trọng tài được thể hiện qua những khía cạnh sau:
2.1.1. Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài
Tại Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động của trọng tài
thương mại được tạo thành bởi quy định trong các văn bản sau đây:
1. Công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành các Quyết định
của Trọng tài nước ngoài mà Việt Nam là thành viên, nội dung cơ bản của công
ước đã được luật hóa tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
2. Bộ luật tố tụng Dân sự được Quốc hội khóa XI thơng qua ngày
15/06/2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 (Phần thứ năm: Chương XXV thủ
tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt
Nam; Phần thứ sau: Chương XXI thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài).
3. Luật thương mại 2005 được Quốc hội khóa XI ngày 14/05/2005 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2006, quy định việc giải quyết tranh chấp với hình
thức trọng tài tại Điều 317.
4. Pháp lệnh Thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 được Ủy
ban thường vụ quốc hội thơng qua ngày 14/01/2004 có hiệu lực từ ngày
01/07/2004, trong đó, có quy định về tổ chức thủ tục thi hành quyết định của
Trọng tài nước ngồi được Tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt
Nam và quyết định của Trọng tài Thương mại Việt Nam.


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

5. Phỏp lnh Trng ti thng mi số 08/2003/PL-UBTVQH11 được
UBTVQH khóa XI thơng qua ngày 25/02/2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/07/2003. Đây là văn bản điều chỉnh chủ yếu các hoạt động của trọng tài

thương mại. Hiện nay, văn bản này đang được sửa đổi, bổ sung và chuẩn bị
được thay thế bởi Luật Trọng tài Thương mại (dự kiến được Quốc hội thông qua
và ban hành năm 2010).
6. Nghị quyết số 05/2003/ HĐTP/TANDTC của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ngày 31/07/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định Pháp
lệnh Trọng tài Thương mại 2003.
7. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 5/01/2004 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
2.1.2. Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại
a. Quy định về khái niệm thỏa thuận trọng tài
Khái niệm thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 2, Khoản 2
PLTTTM 2003 : “ Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải
quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong
hoạt động thương mại”.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam
đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành, như Nghị định 116/CP của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế hay Quyết định
204/TTg về tổ chức của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên, vấn
đề thỏa thuận trọng tài, một vấn đề cốt lõi đóng vai trị quan trọng trong hoạt
động của trọng tài, lại chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật
này. Thỏa thuận trọng tài mới chỉ được tiếp cận ở khía cạnh quyền của các bên
tranh chấp hoặc dưới khía cạnh là cơ sở cho thẩm quyền của trọng tài ( Điều 3,
Nghị định 116/CP). Đây là một điểm thiếu sót trong hệ thống pháp luật về trọng
tài, việc hiểu rõ về thỏa thuận trọng tài là bước cần thiết đầu tiên để các bên
trong quan hệ thương mại có thể định hướng nhằm xây dựng được điều khoản
trọng tài hợp lý và có hiệu quả. Với khái niệm thỏa thuận trọng tài tại Điều 2,
Khoản 2 thì PLTTTM 2003 đã khắc phục được nhược điểm của pháp luật về
trọng tài thương mại trước đây của Việt Nam.



Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

Tuy nhiờn, quy nh trờn cng ó bộc lộ những hạn chế, theo định nghĩa
tại Khoản 2, Điều 2 PLTTTM 2003, có thể hiểu rằng, những tranh chấp phát
sinh từ quan hệ thương mại được giải quyết bằng trọng tài có thể là quan hệ phát
sinh từ hợp đồng nhưng cũng có thể là quan hệ ngồi hợp đồng, ví dụ tranh chấp
phát sinh do việc địi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như tàu đâm va cầu
cảng, tàu đâm va nhau v.v…
Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam sự hiểu biết pháp luật của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế, với định nghĩa khơng rõ ràng như trên thì
tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường chỉ được hiểu theo nghĩa là
quan hệ phát sinh từ hợp đồng. Điều này khiến cho thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của trọng tài trên thực tế bị thu hẹp, ngồi ra cịn gây khó khăn cho việc
cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.
b. Quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài
Hình thức của thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngồi sự thống
nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại. Pháp luật Việt Nam cũng
giống như pháp luật của hầu hết các quốc gia khác đều quy định thỏa thuận
trọng tài phải được thể hiện dưới dạng văn bản quy định tại Điều 9, Khoản 1
PLTTTM 2003. Bên cạnh đó, nội hàm khái niệm “văn bản” cũng được Pháp
luật Việt Nam mở rộng gồm cả các dạng như thư, điện báo, telex, fax, thư điện
tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh
chấp bằng trọng tài thì đều được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Quy
định trên đã trở thành một tập quán quốc tế chung bởi chỉ có thể xác lập bằng
văn bản mới tạo sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộc trách
nhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp.
Có hai hình thức tồn tại của thỏa thuận trọng tài được ghi nhận tại Khoản
2, Điều 9 PLTTTM 2003 như sau:
Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ

thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọng
tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên. Điều khoản này
thường nằm cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản


Nguyễn Thị Thu Thảo
KT31H

chớnh. iu khon trng ti ch mang tính dự liệu, chưa chắc chắn hoặc khơng
bao giờ xảy ra nên thường ngắn gọn.
Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh
chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một
văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay cịn
gọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức
trọng tài.
Mặc dù quy định trên của PLTTTM 2003 đã xác định được tiêu chí hình
thức bắt buộc đó là thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản nhưng nội
hàm của khái niệm “văn bản” vẫn còn hẹp so với thực tiễn đa dạng của các hình
thức ký kết hợp đồng hiện đại. Trên thực tế, bên cạnh những hình thức văn bản
đã được ghi nhận trong PLTTTM 2003 cịn có các dạng khác cũng được coi là
thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng văn bản như : thỏa thuận được xác
lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên như trao đổi về đơn
kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên
đưa ra và bên kia không phản đối; hay trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến
một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như các hợp đồng mẫu, các chứng
từ, điều lệ cơng ty và những tài liệu khác tương tự. Ví dụ tranh chấp về góp vốn,
mua cổ phần gữa cơng ty và người đăng kí kinh doanh, trong Điều lệ cơng ty có
điều khoản quy định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong số các
phương thức giải quyết tranh chấp, khi đó điều khoản này có thể được coi là một

thỏa thuận trọng tài.
c. Quy định về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với
hiệu lực của hợp đồng liên quan
Sự độc lập trong quan hệ giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng được quy
định tại Điều 11 PLTTTM 2003: “ Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp
đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không
ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”
Đây là một quy định đặc thù về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, dù
thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp
đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa



×