Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lời khuyên để có bài văn nghị luận hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.25 KB, 10 trang )

TIPS cho bài nghị luận xã hội
Dập tan nỗi lo lắng về một dạng bài khó nhằn
nhé!
Nghị luận xã hội tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng
số điểm bài văn, nó cũng khiến không ít teen bối
rối vì độ rộng và chiều sâu khi làm những dạng
bài này. Vậy nguyên tắc nằm ở đâu
Kim chỉ nam số 1: Hiểu biết sâu rộng về đời
sống xã hội
Nghị luận xã hội là bàn bạc về một vấn đề của
xã hội. Do đó, để làm tốt được dạng bài này,
bạn cần trang bị cho mình một vốn hiểu biết sâu
rộng về đời sống xã hội qua các nguồn tri thức.
Xã hội chẳng ở đâu xa mà ở quanh chúng ta. Nó
là gia đình, là bạn bè, trường lớp, khu phố, …
Kiến thức xã hội sẽ thu được nhờ sự quan sát,
suy ngẫm, sự rung động, yêu thương và bất
bình. Bằng việc tham gia các hoạt động của xã
pg. 1
hội bạn sẽ thực sự được trải nghiệm. Chính điều
đó làm bài văn của bạn sẽ thật hơn, đời và
thuyết phục hơn.
Bên cạnh việc thu nhặt kiến thức từ sự trải
nghiệm bản thân, bạn cũng có thể gián tiếp tích
lũy hiểu biết bằng việc chăm chỉ đọc sách, lướt
web, đọc báo, nghe thời sự để cập nhật tin tức
và tình hình xã hội. Những câu chuyện có thật
về một con người, kết quả của những cuộc
thống kê, thăm dò, nghiên cứu,… là những dẫn
chứng ‘hùng hồn’ nhất cho bài viết của bạn.
Kim chỉ nam số 2: Biết cách phân loại và áp


dụng phương pháp cho từng kiểu đề
Trong đề thi tốt nghiệp hay đại học, nghị luận
xã hội thường xuất hiện dưới hai dạng đề: nghị
luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một
hiện tượng đời sống.
Khi gặp một đề nghị luận xã hội, đừng cắm đầu
cắm cổ làm bài ngay, phân tích đề bài trước đã!
pg. 2
Dùng bút gạch chân keyword, sau đó phân loại
dạng bài. Đó là nghị luận về tư tưởng đạo lí hay
nghị luận về một hiện tượng đời sống? Vì tương
ứng với từng kiểu đề, chúng mình sẽ có những
phương pháp riêng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhớ
nằm lòng những điều chung dưới đây:
- Dù ở dạng nào thì trong phần mở bài bạn cũng
phải đưa ra được vấn đề cần bàn bạc và nhận
định của cá nhân về vấn đề đó.
- Trong phần thân bài bạn sẽ phân tích đề theo
hai hướng: nghị luận về hiện tượng đời sống
hoặc nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nếu là
đời sống, bạn cần chỉ rõ thực trạng của hiện
tượng đó trong đời sống hiện nay. Mức độ
nghiêm trọng ra sao? Một vài dẫn chứng cho
tình hình đó. Nếu có thể thì nêu rõ hậu quả của
hiện tượng xấu hoặc ý nghĩa của hiện tượng tốt.
Đi tìm nguyên nhân của những hiện tượng xấu
này. Khách quan là gì và chủ quan ở đâu. Đối
pg. 3
với những hành vi, hiện tượng tốt, thì bạn đề
cao hiện tượng đó và phê phán những hiện

tượng trái ngược. Một phần cũng khá quan trọng
là chỉ rõ giải pháp của cá nhân mình và sau đó là
sự chung tay của toàn xã hội.
- Nếu dạng bài của bạn là nghị luận về một tư
tưởng đạo lí thì bạn cần Giải thích ý nghĩa nội
dung của tư tưởng, đạo lí hoặc câu nói được nêu
ra trong đề bài, bình luận về sự đúng- sai, đủ-
thiếu của ý kiến đó, liên hệ thực tế: khẳng định
những tấm gương tốt, phê phán những biểu hiện
tiêu cực và cuối cùng là rút ra bài học về nhận
thức cũng như hành động của bản thân thông
qua đạo lí, tư tưởng hoặc ý kiến đó.
Điều quan trọng là đừng quên khẳng định lại
tính đúng đắn hoặc sai trái của hiện tượng, tư
tưởng đã nghị luận bên trên nhé!
_______________________________________
pg. 4
Thủ thuật ghi điểm bài nghị luận văn học
Nghị luận văn học thường chiếm nửa tổng số
điểm trong một bài thi môn Văn. Hiểu một cách
khái quát đây là dạng bài phân tích về một vấn
đề văn học. Cấu trúc của một bài nghị luận phải
đảm bảo đủ các phần: mở bài, thân bài, kết luận.
Phần mở bài
Mở bài là mở cánh cửa trái tim vào người chấm.
Hơn thế nữa, ‘đầu có xuôi thì đuôi mới lọt’. Một
khởi đầu đẹp sẽ tạo điểm tựa cho bạn ‘bay’
trong biển trời cảm xúc, nhưng vẫn phải đứng
trên nền tảng là kiến thức trọng tâm.
Những NOTE không thể thiếu trong phần mở

bài:
- Thông tin cơ bản nhất về tác giả. Căn cứ vào
đề bài để điều chỉnh lượng thông tin đưa vào. Ví
dụ: nếu trọng tâm của bài là nghị luận về tác
pg. 5
phẩm, một đoạn, một vấn đề, của tác phẩm thì
chỉ nói thật sơ qua về tác giả, xoáy quá sâu sẽ
dẫn đến lan man
- Giới thiệu tác phẩm. Chắc chắn không thể
quên cái tên của nó. Sau đó là một số đặc điểm
nổi bật mà mỗi một tác phẩm riêng có. Những
tác phẩm nào có hoàn cảnh sáng tác đơn giản,
thì bạn có thể đưa phần hoàn cảnh sáng tác vào
mở bài: thật súc tích và ngắn gọn thôi! Nếu
không thì đẩy nó xuống thân bài
- Điểm quan trọng nhất này:
Đưa ra đối tượng và vấn đề phân tích. Trong
những bài thi tốt nghiệp hay đại học, đề thường
chỉ hỏi một phần của tác phẩm hoặc một vấn đề
của tác phẩm, và nó chính là trọng tâm của toàn
bài văn. Chính vì vậy, không được quên ‘xướng
tên’ nó trong mở bài.
- Chú ý nho nhỏ: Nếu là đề về thơ thì đừng quên
dẫn thơ! Nhưng chỉ dẫn nếu đoạn thơ đó xấp xỉ
pg. 6
20 dòng! Vì nếu dẫn quá dài, bạn có thể biến
mở bài thành thân bài đấy. Không nhất thiếu
quá màu mè hay bay bổng, ẵm ngay điểm tối đa
cho phần mở bài nếu bạn nắm vững bảng cửu
chương này và thêm một chút sắc màu văn

chương ;)
Phần thân bài
Đây là chỗ cần mổ xẻ, soi mói, đi vào từng chi
tiết, quyết không cho chúng nó thoát^^
Tiền đề phân tích
Trong phần này, bạn nên đề cập đến xuất xứ,
hoàn cảnh sáng tác (nếu hoàn cảnh sáng tác khá
phức tạp hoặc quyết định ít nhiều đến nội dung
tác phẩm). Ví dụ như tác phẩm: Việt Bắc,
Tuyên ngôn độc lập, Đàn ghita của Lorca
- Nếu phân tích một đoạn trích thì bạn nên giới
thiệu vị trí của nó trong toàn bộ tác phẩm. Ví
dụ: Đoạn thơ: "Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta
pg. 7
nhớ những hoa cùng người Nhớ ai tiếng hát ân
tình thủy chung".
Đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ thể hiện tình
yêu và nỗi nhớ của anh cán bộ miền xuôi.
- Giải thích các khái niệm, hoặc câu nhận xét
xuất hiện trong đề bài. Ví dụ:
Đề bài: Phân tích tư tưởng nhân đạo trong tác
tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lâm.
Khi gặp dạng đề này thì nhớ giải thích khái
niệm: thế nào là "nhân đạo", không được quên
đâu đấy!
- Cuối cùng: Nêu nhận xét khái quát về vấn đề
hoặc đối tượng cần phân tích.
Phân tích
Bắt tay vào phần này, bạn sẽ tiến hành mổ xẻ
thật sự một đoạn thơ, đoạn văn, nhân vật, tác

phẩm. Vì thế, trước hết bạn cần phải chia đối
tượng phân tích đó thành nhiều phần. Tương
pg. 8
ứng với nó là một, hai, ba,… đoạn văn. Mỗi
đoạn văn là một ý. Điều này sẽ đảm bảo tính
mạch lạc cho bài làm của bạn.
- Sau khi đã phân tách đối tượng, dựa vào
những kiến thức, kết hợp với cảm xúc cá nhân
để phân tích, trình bày và diễn đạt ý.
- Trong quá trình làm bài, nên có sự so sánh, đối
chiếu với những tác phẩm cùng loại, để thấy
được sự khác biệt, độc đáo của tác phẩm mình
đang phân tích. Ví dụ: bạn có thể liên hệ, so
sánh nhân vật Mị trong tác phẩm ‘Vợ chồng A-
Phủ’ của Tô Hoài với nhân vật chị Dậu trong
‘Tắt đèn’ của Ngô Tất Tố. Như vậy, bài làm của
bạn sẽ sâu hơn - đây là một khía cạnh quan
trọng để bạn ghi điểm ưu cho bài viết của mình.
Phần kết luận
Tóm lại toàn bộ vấn đề đã phân tích ở trên, rút
ra kết luận - nếu có mở rộng, hay tạo một chút
"âm vang" thì đây là một cách ghi điểm ấn
pg. 9
tượng cho người đọc. Nhớ là, dù có riết thời
gian đến mức nào, cũng không được bỏ qua
phần kết luận đâu đấy!
pg. 10

×