BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________________
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG
QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________________
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG
QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG
NGHỆ AN - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào.
Tác giả luận án
Lê Thị Hồi Thương
ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Minh
Hùng, người thầy vô cùng tâm huyết, giàu kinh nghiệm, đã tận tâm chỉ bảo,
hướng dẫn tôi thực hiện luận án.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh cùng các
thầy, cô ở Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục - Trường Sư
phạm, các nhà khoa học đã tham gia Hội đồng đánh giá luận án đã dành cho tôi
sự hỗ trợ quý báu.
Tôi xin gửi tới Trường Trung học phổ thơng Nguyễn Trãi, Ba Đình,
Hà Nội và các đơn vị liên quan; các đồng nghiệp, bạn bè lời cảm ơn chân
thành vì ln tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu. Đặc biệt là tôi muốn bày tỏ sự trân quý tới gia đình u thương của
mình, những người thân đã ln bên cạnh động viên, hỗ trợ tôi thật nhiều
trong suốt thời gian qua. Tất cả sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu là nguồn động lực
để tôi cố gắng và hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Lê Thị Hoài Thương
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................................................................... 9
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 9
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường
trung học phổ thông ............................................................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh ở trường trung học phổ thông.................................................. 23
1.1.3. Đánh giá chung ............................................................................ 28
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 29
1.2.1. Trải nghiệm .................................................................................. 29
1.2.2. Hướng nghiệp .............................................................................. 30
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ......................................... 31
1.2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp............................ 32
1.2.5. Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh .................................. 32
1.2.6. Quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ................................. 33
1.3. LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........... 35
1.3.1. Tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở
trường trung học phổ thông ................................................................... 35
iv
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các
trường trung học phổ thông ................................................................... 35
1.3.3. Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường
trung học phổ thông .............................................................................. 38
1.3.4. Phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường
trung học phổ thông ............................................................................... 41
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường
trung học phổ thông .............................................................................. 45
1.3.6. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở
trường trung học phổ thông ................................................................... 48
1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG .............................................................................................. 49
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
ở trường trung học phổ thông ................................................................ 49
1.4.2. Nội dung quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở
trường trung học phổ thông ................................................................... 50
1.4.3. Chủ thể quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các
trường trung học phổ thông ................................................................... 55
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................... 57
1.5.1. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................................... 57
1.5.2. Các chính sách của Đảng và Nhà nước; sự đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo ................................................................ 57
v
1.5.3. Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.......... 58
1.5.4. Môi trường giáo dục .................................................................... 58
1.5.5. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường .................................................................................. 58
1.5.6. Hệ thống quản lý, văn hóa nhà trường, các hoạt động giáo
dục của trường trung học phổ thông ...................................................... 59
1.5.7. Nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và
các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp .............. 59
1.5.8. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông......................... 59
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 60
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................... 61
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH
HÌNH GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................. 61
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 61
2.1.2. Tình hình giáo dục ....................................................................... 62
2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .................................................... 63
2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 63
2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................ 63
2.2.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................... 64
2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................. 64
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu khảo sát .................................................. 65
2.2.6. Thời gian và hình thức khảo sát................................................... 66
2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................... 66
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ quản
lý về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và tầm quan trọng của
tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh ........................................................ 67
2.3.2. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện mục tiêu
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh của giáo viên .................................................... 71
vi
2.3.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện nội dung
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh .......................................................................... 73
2.3.4. Thực trạng đáp ứng yêu cầu sử dung phương pháp tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh .......................................................................... 76
2.3.5. Thực trạng đáp ứng yêu cầu sử dụng hình thức tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh ................................................................................... 77
2.3.6. Thực trạng đáp ứng yêu cầu đánh giá kết quả tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh..................................................................................... 78
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................... 79
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự
cần thiết phải quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ................. 80
2.4.2. Thực trạng đáp ứng yêu cầu xây dựng kế hoạch tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh .......................................................................... 81
2.4.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh................................................................................................... 83
2.4.4. Thực trạng đáp ứng yêu cầu chỉ đạo hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh...... 86
2.4.5. Thực trạng đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh .......................................................................... 87
2.4.6. Thực trạng đáp ứng yêu cầu quản lý các điều kiện đảm bảo
cho tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh ........................................................ 89
2.5. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở
vii
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........ 91
2.6. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................... 94
2.6.1. Những thuận lợi khi thực hiện Chương trình hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 ................................................................ 94
2.6.2. Những khó khăn khi thực hiện Chương trình hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 ................................................................ 96
2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ................................................. 97
2.7.1. Mặt mạnh ..................................................................................... 97
2.7.2. Mặt hạn chế.................................................................................. 97
2.7.3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................ 98
Kết luận chương 2................................................................................................... 98
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM, HƯỚNG GHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................... 100
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XUẤT BIỆN PHÁP .......................................... 100
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................. 100
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................. 100
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................. 100
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................. 101
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................. 101
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................... 101
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên
về sự cần thiết quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các
trường trung học phổ thông ................................................................... 101
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp
với điều kiện thực tế của từng trường trung học phổ thông ....................... 105
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các trường trung học
viii
phổ thơng đáp ứng u cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ........... 109
3.2.4. Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông ............................ 118
3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung
học phổ thông......................................................................................... 122
3.2.6. Quản lý phát triển môi trường giáo dục đổi mới sáng tạo
trong tổ chức, thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh các trường
trung học phổ thông ............................................................................... 127
3.3. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ........................................................................................ 130
3.3.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 130
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................. 131
3.3.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................... 131
3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất ...................................................................................... 132
3.4. THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP ......................................................................... 136
3.4.1. Tổ chức thử nghiệm ..................................................................... 136
3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ...................................................... 140
Kết luận chương 3................................................................................................... 147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 148
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 152
PHỤ LỤC ......................................................................................................... PL1
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Các chữ viết đầy đủ
Các chữ viết tắt
1
CBQL
Cán bộ quản lý
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
CSVC
Cơ sở vật chất
4
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
5
GDPT
Giáo dục phổ thông
6
GV
Giáo viên
7
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
8
HĐGD
Hoạt động giáo dục
9
HĐTN, HN
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
10
HS
Học sinh
11
THCS
Trung học cơ sở
12
THPT
Trung học phổ thông
13
UBND
Ủy ban nhân dân
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia khảo sát ..... 64
Bảng 2.2. Thang đánh giá kết quả khảo sát về tổ chức và quản lý tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT ............. 66
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh các trường THPT về khái
niệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ..................................... 67
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của học sinh các trường THPT về ý
nghĩa của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ............................. 68
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của
tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực HS .............................................................................................. 69
Bảng 2.6. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện mục tiêu hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp về mặt phẩm chất ........................ 71
Bảng 2.7. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện mục tiêu hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp về mặt năng lực ........................... 72
Bảng 2.8. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện nội dung
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ........... 74
Bảng 2.9. Thực trạng đáp ứng yêu cầu sử dụng phương pháp tổ chức
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ........... 76
Bảng 2.10. Thực trạng đáp ứng yêu cầu sử dụng hình thức tổ chức HĐTN,
HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ................... 77
Bảng 2.11. Thực trạng đáp ứng yêu cầu đánh giá kết quả tổ chức HĐTN,
HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ................ 79
Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải
quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực HS ..................................................................................... 80
Bảng 2.13. Thực trạng đáp ứng yêu cầu xây dựng kế hoạch tổ chức
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ........... 82
Bảng 2.14. Thực trạng đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện HĐTN, HN
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ............................... 83
Bảng 2.15. Thực trạng đáp ứng yêu cầu chỉ đạo HĐTN, HN theo hướng
xi
phát triển phẩm chất, năng lực HS .................................................. 86
Bảng 2.16. Thực trạng đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ........... 88
Bảng 2.17. Thực trạng đáp ứng yêu cầu quản lý các điều kiện đảm bảo
cho tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực HS ..................................................................................... 90
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tổ chức HĐTN,
HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ........................ 91
Bảng 3.1. Tổng hợp các đối tượng đã được khảo sát........................................ 131
Bảng 3.2. Đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp đề xuất ............................. 132
Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............................. 134
Bảng 3.4. Kết quả tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ............................................................................. 135
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về trình độ kiến thức của CBQL trường
THPT trước thử nghiệm ................................................................. 140
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số F về số CBQL trường THPT đạt điểm
Xi (trước thử nghiệm........................................................................ 140
Bảng 3.7. Khảo sát trình độ kỹ năng của CBQL trường THPT trước thử
nghiệm ............................................................................................ 141
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số F về số CBQL trường THPT đạt điểm
Xi sau thử nghiệm ........................................................................... 142
Bảng 3.9. Bảng tần suất kết quả kiểm tra trước thử nghiệm và sau thử
nghiệm về kiến thức của CBQL trường THPT ............................... 142
Bảng 3.10. Phân bố tần suất f i và tần suất tích luỹ f i về kiến thức của
CBQL trường THPT trước thử nghiệm và sau thử nghiệm ............ 143
Bảng 3.11. Kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL ở các trường THPT
sau thử nghiệm ................................................................................ 144
xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố tần suất f i về kiến thức của CBQL trường THPT
trước thử nghiệm và sau thử nghiệm .......................................... 143
Biểu đồ 3.2. Tần suất tích lũy f i về kiến thức của CBQL trường THPT
trước thử và sau thử nghiệm ....................................................... 143
Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL trường
THPT trước thử nghiệm và sau thử nghiệm ............................... 145
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự đổi mới của cả hệ thống giáo dục nước nhà, giáo dục phổ
thông cũng đang được đổi mới. Mục tiêu đổi mới của GDPT là nhằm “tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời” [14].
Để thực hiện được mục tiêu của mình, GDPT cũng phải đổi mới căn
bản, toàn diện theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trên tất
cả các phương diện, trước hết là đổi mới chương trình GDPT. Từ năm học
2022-2023, Chương trình GDPT 2018 bắt đầu được triển khai ở cấp THPT
Điểm mới căn bản nhất của Chương trình GDPT 2018 là đặt trọng tâm vào
phát triển phẩm chất, năng lực HS và được cụ thể hóa bằng những yêu cầu
cần đạt ở từng môn học, cấp học. Trong Chương trình GDPT 2018, HĐTN,
HN là hoạt động giáo dục bắt buộc đối với HS cấp trung học cơ sở và
THPT.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là HĐGD “do nhà giáo dục định
hướng thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể
nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy
động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm
vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường,
gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những kinh
nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kỹ năng mới góp phần
phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, mơi trường
và nghề nghiệp tương lai” [20], [21].
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển
các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội
dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của HS với bản
thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
2
So với HĐGD ngoài giờ lên lớp trước đây, HĐTN, HN trong Chương
trình GDPT 2018 có nhiều khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức, đánh giá và sử dụng kết quả HĐTN, HN. Những khác biệt
này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với giáo viên, HS, CBQL và các lực
lượng giáo dục khác: Là cơ hội, khi GV, HS, CBQL và các lực lượng giáo
dục khác được “trải nghiệm” một mô hình HĐGD mới; là thách thức, khi GV,
HS, CBQL và các lực lượng giáo dục khác còn thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng
và kinh nghiệm trong tổ chức, tham gia, thực hiện, quản lý HĐGD này.
Thời gian qua, cùng với cả nước, ngành GD&ĐT Hà Nội đã chủ động,
tích cực trong chuẩn bị, triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở các
cấp học; bước đầu đem lại những kết quả khả quan, góp phần khẳng định tính
ưu việt của Chương trình GDPT 2018. Vì thế, khi thực hiện Chương trình
GDPT 2018 ở lớp 10 (trong đó có Chương trình HĐTN, HN), các trường
THPT thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước nhiều khó
khăn. Đối với HĐTN, HN, khó khăn chủ yếu vẫn là tổ chức, thực hiện, quản
lý HĐGD này sao cho tối ưu nhất, đáp ứng tốt mục tiêu phát triển phẩm chất,
năng lực HS và thật sự đem lại một sân chơi bổ ích cho HS. Từ đó, quản lý tổ
chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS là một yêu
cầu cấp thiết đối với các trường THPT trong bối cảnh hiện nay.
Từ những lý do trên, vấn đề “Quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các
trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội” đã được chọn để làm đề tài
tiến sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản
lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở các
trường THPT thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở
các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
3
Quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
HS ở các trường THPT thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bước đầu được các trường THPT
triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu của những
khó khăn này là do quản lý tổ chức HĐTN, HN còn nhiều hạn chế và bất cập.
Nếu đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý tổ chức
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS dựa trên các chức
năng quản lý; đồng thời tính đến các yếu tố ảnh hưởng thì sẽ nâng cao hiệu
quả quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
HS ở các trường THPT thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường THPT
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực HS ở các trường THPT thành phố Hà Nội
- Đề xuất biện pháp quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực HS ở các trường THPT thành phố Hà Nội
- Đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất;
tổ chức thử nghiệm một biện pháp.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý tổ chức
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở các trường
THPT thành phố Hà Nội.
- Về địa bàn khảo sát
Bao gồm 30 trường THPT; trong đó có 12 trường khu vực nội thành và
18 trường khu vực ngoại thành.
- Về thời gian
Thời gian nghiên cứu: Trong các năm học 2020-2021 và 2021-2022.
6. Quan điểm tiếp cận
4
6.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
HS THPT phải được đặt trong mối quan hệ hệ thống với các HĐGD khác và
bảo đảm tính chỉnh thể, tồn vẹn của HĐGD HS, từ quản lý mục tiêu, kế
hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, kết quả trải
nghiệm của HS, các điều kiện đảm bảo tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát
triển phẩm chất và năng lực cho HS.
6.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động
Trải nghiệm là hoạt động đặc trưng trong các loại hình hoạt động khác
của nhà trường, trong đó GV với vai trị tổ chức, hướng dẫn cho HS thơng qua
các hoạt động của bản thân; từ đó hình thành, phát triển được phẩm chất và
năng lực cần thiết cho HS. Trên cơ sở nắm được bản chất HĐTN, HN theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS ở trường THPT, chủ thể quản
lý đề ra các biện pháp quản lý nhằm tác động lên tất cả các thành tố của
HĐTN, HN, góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra. Từ đó có
những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động này từ xây dựng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, đánh giá kết quả, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tạo điều kiện hỗ
trợ cho việc triển khai các HĐTN, HN.
6.3. Quan điểm phát triển phẩm chất, năng lực
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực HS là hoạt động hướng tới sự hình thành, phát triển các phẩm chất
và năng lực cơ bản cho HS; là phương pháp tích lũy dần các yếu tố của phẩm
chất và năng lực để chuyển hóa và góp phần vào việc hình thành, phát triển
nhân cách cho các em theo mục tiêu của chương trình GDPT 2018.
Để phát triển được phẩm chất, năng lực HS, việc tổ chức HĐTN, HN
cần đảm bảo các yêu cầu: phát huy tính tích cực của HS; có tính tích hợp và
phân hóa; đa dạng hóa các phương thức/phương pháp, hình thức tổ chức và
phương tiện dạy học, từ đó HS có thể tự mình hồn thành nhiệm vụ học tập
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV - yêu cầu này cần được chú trọng đặc
biệt đối với HS THPT thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập [20], [21].
Cách tiếp cận này đòi hỏi các biện pháp quản lý tổ chức HĐTN, HN
5
mà luận án đề xuất phải hướng đến đầu ra, đảm bảo phát triển ở HS những
phẩm chất, năng lực cụ thể theo khung năng lực cho HS THPT, trong đó
chú trọng đến phát triển năng lực đặc thù của từng HS.
6.4. Quan điểm tiếp cận chức năng quản lý và nội dung quản lý
Mục tiêu quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất
và năng lực HS được hiện thực hóa thơng qua chức năng quản lý như lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá HĐTN, HN. Đồng thời, mục
tiêu quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
HS cịn được hiện thực hóa thơng qua các nội dung quản lý: quản lý mục tiêu;
kế hoạch; chương trình; nội dung; phương pháp, hình thức tổ chức; hoạt động
học của HS; kiểm tra, đánh giá kết quả trải nghiệm của HS; các điều kiện đảm
bảo thực hiện HĐTN, HN cho HS THPT.
Vì vậy, luận án đã vận dụng cả hai cách tiếp cận trên để xây dựng khung
lý thuyết, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý tổ chức HĐTN,
HN theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS ở trường THPT.
6.5. Quan điểm thực tiễn
Quản lý tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT theo hướng phát triển năng
lực chỉ có thể đạt hiệu quả khi các biện pháp đề xuất phù hợp với điều kiện thực
tiễn, các yếu tố khách quan như đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hố, khoa học cơng nghệ; các yếu tố chủ quan như mạng lưới trường lớp, quy mô HS, đội ngũ
CBQL, GV, nhân viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục... và yêu
cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực ở địa phương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thơng tin để xây dựng cơ sở
lý luận của đề tài.
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp tài liệu có liên
quan đến HĐTN, HN và quản lý tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực, làm cơ sở để khảo sát thực trạng, đề
xuất các biện pháp quản lý tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT.
6
7.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những khái quát, nhận định
riêng về các vấn đề nghiên cứu, trước hết là các khái niệm cơ bản của đề tài,
từ những quan điểm, quan niệm độc lập của các tác giả.
7.1.3. Phương pháp mơ hình hóa
Phương pháp này được sử dụng để xây dựng mơ hình (lý luận và
thực tiễn) về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà luận án
cần đạt được.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở
thực tiễn của đề tài, có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
7.2.1. Phương pháp điều tra (bằng phiếu hỏi): nhằm điều tra về thực
trạng HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT và
quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
THPT: Từ khung lý thuyết, thiết kế bảng hỏi cho từng khách thể (CBQL, GV,
HS), đảm bảo mỗi khách thể tham gia trả lời một cách độc lập, khách quan.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân
trong quá trình gặp gỡ điều tra (CBQL, GV, HS). Người phỏng vấn chuẩn bị
kỹ nội dung phỏng vấn liên quan đến HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm
chất và năng lực HS THPT, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Khách thể có thể trả
lời các câu hỏi theo ý kiến riêng của mình với những câu hỏi mở. Trong quá
trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần phải thiết lập được mối quan hệ tích
cực bằng những biểu hiện tơn trọng lịch sự, giữ tính bí mật, kín đáo, đưa ra
câu hỏi nhiều dạng khác nhau, để kiểm tra độ tin cậy của phiếu hỏi, cũng như
làm sáng tỏ những thông tin chưa rõ.
7.2.3. Phương pháp quan sát: Lên kế hoạch để chủ động quan sát nhận
biết các biểu hiện tâm lý, về học tập, vui chơi, sinh hoạt qua các HĐTN, HN
theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS THPT.
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm: Tác giả đã chọn biện pháp “Tổ chức
bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
7
theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh THPT cho cán bộ quản
lý, giáo viên” để thử nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức toán học thống kê để xử lý dữ liệu thu được
bằng điều tra, khảo sát thực trạng và thử nghiệm biện pháp đề xuất (bằng
phần mềm SPSS).
8. Những luận điểm luận án cần bảo vệ
8.1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có ý nghĩa, vai trị quan
trọng đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tổ chức
HĐTN, HN ở trường THPT là tổ chức các thành tố của HĐTN, HN; bao gồm:
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN,
HN. Để quản lý tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT một cách hiệu quả cần
dựa trên việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và các
yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động này.
8.2. Hiện nay, việc tổ chức HĐTN, HN và quản lý tổ chức HĐTN, HN
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở các trường THPT thành phố
Hà Nội cịn đang gặp những khó khăn, hạn chế về nhận thức cũng như xây
dựng kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là thiếu các biện pháp quản lý
tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS có cơ sở
khoa học, có tính khả thi.
8.3. Để quản lý hiệu quả việc tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực HS ở các trường THPT thành phố Hà Nội, cần có hệ
thống các biện pháp phù hợp, một mặt dựa trên các chức năng quản lý và mặt
khác dựa trên nội dung quản lý; đồng thời chú trọng các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở
các trường THPT thành phố Hà Nội.
9. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về HĐTN, HN theo
8
hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường THPT trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay. Qua đó đã khẳng định vai trị, ý nghĩa, sự cần thiết của
HĐTN, HN đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT.
- Đánh giá khách quan thực trạng tổ chức HĐTN, HN và quản lý tổ chức
HĐTN, HN theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS ở các trường THPT
thành phố Hà Nội, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp của luận án.
- Các biện pháp quản lý tổ chức HĐTN, HN theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực HS mà luận án đề xuất khơng chỉ có hiệu quả đối với các
trường THPT thành phố Hà Nội mà còn có hiệu quả đối với các trường THPT
ở những địa phương khác có điều kiện tương đồng.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ
lục nghiên cứu; nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
ở các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
ở các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học
phổ thông
1.1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm ở trường trung
học phổ thông
Từ hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-497 TCN) đã cho rằng:
“Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn; Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; Những gì tơi
làm, tơi sẽ hiểu”, với tư tưởng này đã thể hiện việc chú trọng học tập từ trải
nghiệm và làm việc. Nhà triết học Hy Lạp Socrates (470-399 TCN) cũng nhấn
mạnh “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn
nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy khơng chắc chắn cho đến khi làm nó”. Đây
chính là những tư duy đầu tiên của “giáo dục trải nghiệm” [67].
Nhà giáo dục tiêu biểu của thời kỳ văn hóa Phục hưng là Thomas More
(1478-1535) đã đặt tiền đề cho nền giáo dục mới, ông đề cao: “Phương pháp
quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục, theo ông, lao động
là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc sáu giờ, thời gian còn
lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội; giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở
trẻ em: về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động”; Franỗois Rabelais
(1494-1553), cng ó cú sỏng kin qun lý cỏc hình thức giáo dục theo hướng
trải nghiệm để phát triển về “trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm mĩ” ngoài giờ
học ở lớp bằng việc mỗi tháng một lần thầy và trị về sống ở nơng thơn một
ngày để trải nghiệm thực tiễn cuộc sống; hay tổ chức các buổi tham quan
xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn… [93].
Từ những năm 30 của thế kỉ XX lần lượt xuất hiện các lý thuyết được
xem là cơ sở lý luận của HĐTN ở trường phổ thông:
10
- Lý thuyết hoạt động nghiên cứu về lý thuyết bản chất q trình hình
thành con người, thơng qua hành động của chính bản thân con người, nhân
cách mới được hình thành và phát triển. Hoạt động là phương thức tồn tại của
con người. Nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo, tổ chức các HĐGD con người
trong nhà trường. Người học có tự lực hoạt động thì mới biến kiến thức, kinh
nghiệm thành trí thức, kỹ năng của bản thân.
- Lý thuyết tương tác xã hội đã chỉ ra rằng, môi trường xã hội - lịch sử
không chỉ là đối tượng, là điều kiện, phương tiện mà còn là mơi trường hình
thành tâm lý mỗi cá nhân. Con người tương tác với những người xung quanh,
tương tác trong môi trường xã hội sẽ hình thành nên tâm lý người. Vận dụng
nguyên tắc ấy trong giáo dục, nhà tâm lý học hoạt động nổi tiếng,
L.S.Vygotsky đã chỉ ra rằng: Trong giáo dục, trong một lớp học cần coi trọng
sự khám phá có sự trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Sự khuyến khích bằng
ngơn ngữ của GV và sự cộng tác cả các bạn cùng lứa tuổi trong học tập là rất
quan trọng. Như vậy, quá trình học tập, HS cần được hoạt động, tương tác với
các bạn trong lớp, dưới sự chỉ huy, hướng dẫn của GV để hình thành tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo có hiệu quả [42].
- Dạy học thông qua trải nghiệm được biết đến với tư cách là một
quan điểm dạy học do nhà giáo dục David Kolb (1939) đề xuất. Một trong
những lý thuyết trực tiếp của HĐTN trong dạy học là lý thuyết học từ trải
nghiệm. Trong đó, ơng đã chỉ ra rằng: “Học từ trải nghiệm là q trình học
theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh
nghiệm học. Học từ trải nghiệm gần giống với học thơng qua làm nhưng
khác ở chỗ nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”.
Những năm sau đó, ơng và cộng sự phát triển lý thuyết trải nghiệm và
xuất bản mơ hình học tập trải nghiệm (1984) với những đặc điểm nổi bật: Học
tập được tiếp nhận tốt nhất là trong q trình chứ khơng phải là kết quả; Học
tập là quá trình liên tục được khởi nguồn từ kinh nghiệm; Q trình học tập
địi hỏi giải pháp cho những sự xung đột về sự thích nghi của các phương
thức đối lập biện chứng về thế giới; Học tập bao gồm sự tương tác giữa con
người và mơi trường và là q trình tạo ra tri thức, là sự vận dụng kiến thức
xã hội cùng với kiến thức cá nhân. Tác giả David Kolb chỉ rõ mục đích của
11
HĐGD cho mỗi cá nhân là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí, tình cảm, các giá trị sống, kỹ năng sống và những năng lực
chung khác. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào
nhận thức của người học nhưng để hình thành và phát triển phẩm chất thì
người học phải được trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ làm cho việc học trở nên
hiệu quả nếu trải nghiệm có sự định hướng, tư vấn của người dạy [112].
Nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ ở giữa thế kỉ XX, John Dewey, ông
là giáo sư trường Đại học Côlômbia (New York) đã đưa ra quan điểm về vai
trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Theo ông, học qua trải nghiệm xảy ra khi
một người học sau khi tham gia trải nghiệm nhìn nhận lại và đánh giá, xác
định cái gì là hữu ích hoặc quan trong cần nhớ và sử dụng những điều này đề
thực hiện các hoạt động khác trong tương lai [123].
John Dewey cho rằng giáo dục và học tập là các quá trình xã hội và
tương tác, do đó chính trường học là một thể chế xã hội. Ông tin rằng HS sẽ
phát triển mạnh trong một môi trường mà HS được phép trải nghiệm và tương
tác với chương trình giảng dạy; tất cả HS nên có cơ hội tham gia vào việc học
trải nghiệm của mình. Như vậy, tầm quan trọng của giáo dục không chỉ như là
một nơi để đạt được kiến thức nội dung mà cịn là một nơi để tìm hiểu làm thế
nào để sống. Theo ơng, mục đích của giáo dục là “khơng nên xoay quanh việc
mua một bộ kỹ năng được xác định trước, mà là để thực hiện đầy đủ tiềm năng
của học sinh và khả năng sử dụng các kỹ năng đó cho lợi ích lớn hơn”. Ơng
cũng lưu ý: "để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của học sinh có nghĩa là để
cho các em tự chỉ huy mình, có nghĩa là đào tạo học sinh sẽ có đầy đủ kiến
thức, kỹ năng và sẵn sàng sử dụng tất cả các năng lực của chính mình" [121].
GV cũng cần trải nghiệm để có kinh nghiệm để đảm nhận vai trị dẫn dắt HS
thơng qua các kiến thức, kỹ năng từ thực tiễn cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội [121], [122].
Tuy quan điểm có khác nhau, song các học giả đều cơng nhận vai trị
đặc biệt quan trọng của giáo dục trải nghiệm: Sakofs (1995) khuyến khích
mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các HĐGD cụ thể để hình thành
các phẩm chất và năng lực cho HS; Chapman, Mc.Phee và Proudman (1995)
cho rằng việc học từ trải nghiệm phải gắn kinh nghiệm của người học với hoạt